intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Nhân học: Quan hệ dòng họ của người Nùng Phàn Slình (Nghiên cứu ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn)

Chia sẻ: Dangthingocthuy Dangthingocthuy | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:212

119
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án thực hiện nghiên cứu nhằm hướng đến các mục tiêu: tìm hiểu cấu trúc quan hệ dòng họ của người Nùng Phàn Slình ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn; xem xét chức năng của quan hệ dòng họ đối với đời sống cá nhân, gia đình và sự liên kết cộng đồng tộc người hiện nay; tìm hiểu vai trò của quan hệ dòng họ và đề xuất khuyến nghị nhằm phát huy yếu tố tích cực, giảm thiểu yếu tố tiêu cực của quan hệ dòng họ ở người Nùng Phàn Slình trong xây dựng nông thôn mới. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nhân học: Quan hệ dòng họ của người Nùng Phàn Slình (Nghiên cứu ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn)

  1. i VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XàHỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XàHỘI LÊ MINH ANH QUAN HỆ DÒNG HỌ  CỦA NGƯỜI NÙNG PHÀN SLÌNH (Nghiên cứu ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn)   LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC
  2. ii VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XàHỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XàHỘI LÊ MINH ANH QUAN HỆ DÒNG HỌ  CỦA NGƯỜI NÙNG PHÀN SLÌNH (Nghiên cứu ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC               Mã số: 62 31 03 02                                                         TẬP THỂ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:  1. PGS.TS.VƯƠNG XUÂN TÌNH 2. TS. TRẦN VĂN HÀ
  3. iii LỜI CẢM ƠN Để  hoàn thành luận án tiến sĩ:  “Quan hệ  dòng họ  của người Nùng  Phàn Slình (Nghiên cứu ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn),  tôi xin chân thành  cảm ơn:        Ban lãnh đạo Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt   Nam đã tạo điều kiện về thời gian, lịch công tác để tôi hoàn thành luận án. Các thầy cô giáo khoa Lịch sử, trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân   văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ  tôi hoàn   thành các chuyên đề của chương trình Thạc sĩ. Khoa Dân tộc học thuộc Học viện Khoa học Xã hội đã giúp đỡ  tôi trong   quá trình học tập và hoàn thành các thủ tục của khóa đào tạo. Phòng nghiên cứu Lý luận và Chính sách dân tộc, Phòng nghiên cứu các  dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày –Thái và Kadai, Viện Dân tộc học đã tạo điều   kiện thuận lợi nhất để tôi được học tập các Chương trình nghiên cứu sinh khóa  (2007 – 2012) và hoàn thành bản Luận án này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới UBND các xã, cán bộ và nhân các thôn  thuộc các xã được khảo sát của Luận án, đão tạo điều thuận lợi, giúp đỡ tận tình  cho tôi trong suốt thời gian điền dã lấy tư liệu để viết Luận án từ năm 2007 đến   2013.
  4. iv Cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã khích lệ, động viên, tạo điều  kiện tốt nhất cho tôi khi thực hiện luận án. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ  lòng biết  ơn sâu sắc đến PGS.TS. Vương Xuân   Tình, TS. Trần Văn Hà, đã tận tình chỉ bảo tôi trong việc định hướng nghiên cứu,   tiếp cận lý thuyết và phương pháp nghiên cứu, thu thập tư liệu và hiện thực hóa   các ý tưởng khoa học, để tôi hoàn thành bản Luận án này./.                                                                                                           Hà Nội, tháng      năm 2014                                                                          Nghiên cứu sinh                                                                                            Lê Minh Anh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các   số  liệu điều tra là trung thực và chưa từng được ai công bố. Những quan điểm  mà Luận án kế thừa của những tác giả đi trước đều ghi rõ xuất xứ và tên tác giả  đã đưa ra luận điểm đó./.                                                     Hà Nội, tháng      năm 2014                                                             Tác giả viết Luận án                                                                              NCS. Lê Minh Anh
  5. v MỤC LỤC   Trang Mở đầu 1 Chương 1: Tổng  quan tài liệu, cơ sở lý thuyết phương  pháp và  6 địa bàn nghiên cứu  1.1.Tổng quan nghiên cứu về quan hệ dòng họ 6 1.2. Một số quan niệm về quan hệ dòng họ và lý thuyết nghiên cứu 16 1.3. Phương pháp nghiên cứu và phân tích 24 1.4.Khung phân tích của luận án  27 1.5. Khái quát về tộc người và điểm nghiên cứu 28 Chương 2: Dòng họ của người Nùng Phàn Slình ở Cao Lộc 36 2.1. Quan niệm về dòng họ của người Nùng Phàn Slình 36 2.2. Người Nùng Phàn Slình với ba mối quan hệ dòng họ 39 2.3. Cấu trúc dòng họ của người Nùng Phàn Slình 41 2.4.  Đặc điểm dòng họ của người Nùng Phàn Slình ở huyện Cao Lộc  44 2.5. Vai trò cá nhân trong dòng họ của người Nùng Phàn Slình  49 Chương 3: Quan hệ dòng họ trong đời sống tín ngưỡng 55
  6. vi 3.1. Quan niệm về tín ngưỡng của người Nùng Phàn Slình 56 3.2. Quan hệ dòng họ qua tang ma 58 3.3. Quan hệ dòng họ trong cưới xin 64 3.4. Quan hệ dòng họ trong lễ dựng và về nhà mới 70 3.5. Quan hệ dòng họ qua một số lễ nghi trong gia đình 71 3.6. Quan hệ dòng họ qua lễ tết cổ truyền 74 Chương 4: Quan hệ dòng họ trong hoạt động kinh tế 77 4.1. Quan hệ dòng họ trong sản xuất nông nghiệp 77 4.2. Quan hệ dòng họ qua tương trợ kinh tế 81 Chương 5: Quan hệ dòng họ với hệ thống chính trị cơ sở 104 5.1. Về hệ thống chính trị cơ sở  104 5.2. Quan hệ dòng họ trong hệ thống chính trị cấp xã và cấp thôn 106 Chương 6: Kết quả và bàn luận 129 6.1. Về tổ chức dòng họ 129 6.2. Về vai trò, chức năng của quan hệ dòng họ 132 6.3. Quan dòng họ với quyền lực ở hệ thống chính trị cấp cơ sở hiện nay 136 6.4. Nhìn lại việc áp dụng thuyết Chức năng và thuyết Vốn xã hội trong  141 nghiên cứu Kết luận 147 Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án 150 Tài liệu tham khảo 151 Phụ lục 165
  7. vii
  8. viii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1: Số hộ gia đình thuộc các dòng họ ở điểm nghiên cứu 38 Bảng 2.2: Hệ thống từ thân tộc của người Nùng Phàn Slình ở Cao Lộc 41 Bảng số 3.1: Thống kê phụ nữ xã Thanh Lòa lấy chồng qua biên giới  trong vòng 20 năm. 68 Bảng 4.1: Trợ giúp trong lễ lập bàn thờ mụ của gia đình ông Lương Văn  Báo, thôn Nà Pheo, xã Thanh Lòa. 83 Bảng 4.2: Trợ giúp trong đám cưới của gia đình ông Lăng Văn Khái 88 Bảng 4.3: Trợ giúp trong đám cưới của gia đình ông Lương Văn Tứ 90 Bảng 4.4: Trợ giúp trong tang ma của gia đình ông Hoàng Văn Diện 99 Bảng 5.1: Đội ngũ cán bộ cấp xã của xã Thụy Hùng 106 Bảng 5.2: Đội ngũ cán bộ cấp xã của xã Gia Cát 109 Bảng 5.3: Đội ngũ cán bộ cấp xã của xã Thanh Lòa 111 Lược đồ 5.1: Quan hệ dòng họ với Bí thư Đảng ủy trong hệ thống  chính      trị xã Gia Cát 114 Lược đồ 5.2: Quan hệ dòng họ của cán bộ xã Thanh Lòa với Chủ tịch  UBND xã 115 Lược đồ 5.3: Quan hệ dòng họ giữa các chức danh trong hệ thống chính trị cơ sở xã Thanh Lòa 117 Bảng 5.4: Đội ngũ cán bộ thôn Sơn Hồng (xã Gia Cát) 119 Bảng 5.5: Đội ngũ cán bộ thôn Nà Pheo (xã Thanh Lòa) 120 Bảng 5.6: Đội ngũ cán bộ thôn Pò Nghiều (xã Thụy Hùng) 121 Bảng 6.7: Danh sách hộ nghèo và cận nghèo xã Thanh Lòa năm 2013 126 BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BCH:  Ban chấp hành
  9. ix CB: Cán bộ CNH ­ HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐHQGHN: Đại học Quốc gia Hà Nội ĐHKHXH &NV: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn ĐTH: Đô thị hóa MTTQ: Mặt trận tổ quốc Nxb: Nhà xuất bản VHTT: Văn hóa thông tin  UBND: Ủy ban nhân dân VHXH: Văn hóa xã hội  KTNN: Kinh tế nông nghiệp NCS: Nghiên cứu sinh
  10. x
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Dòng họ  là một thành tố  trong văn hóa của tộc người và cộng đồng xã  hội, vì vậy, nó có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn các giá trị  văn hoá  ấy.  Trong một xã hội đang phát triển, nếu làng là cơ  sở  của văn hoá dân tộc thì  dòng họ là pháo đài kiên cố của cơ sở đó. Tại Việt Nam, quan niệm người trong   dòng họ với nghĩa “một giọt máu đào hơn ao nước lã” hay “một người làm quan   cả họ được nhờ” không chỉ ăn sâu trong tiềm thức dân gian làng xã người Kinh   (Việt) tự  bao đời nay, mà cũng phổ  biến  ở  nhiều dân tộc thiểu số  khác. Dẫu   quan hệ dòng họ có những mặt trái, có thể làm mềm yếu các quan hệ nhà nước,  pháp quyền, nhưng đó lại là hạt nhân của đạo lý “tối lửa tắt đèn có nhau”, “chị  ngã em nâng”... Nghiên   cứu   về   dòng   họ   và   quan   hệ   dòng   họ   trong   xã   hội   Việt   Nam  truyền thống và đương đại từ  lâu đã thu hút sự  quan tâm của giới nghiên cứu  thuộc nhiều lĩnh vực sử  học, dân tộc học/nhân học, xã hội học, văn hoá học,...  Các công trình nghiên cứu khoa học về  các vấn đề  đó không chỉ  giúp chúng ta  nhận thức sâu sắc hơn quá trình hình thành và phát triển của dòng họ  mà còn  góp phần tìm hiểu những vấn đề lịch sử và văn hoá dân tộc. Ở xã hội hiện đại,  nhiều giá trị  văn hóa, đạo đức truyền thống đã và đang bị  biến dạng, thậm chí  bị mai một. Sự phục hưng văn hóa dòng họ theo hướng tích cực đã đóng góp rất  nhiều vào việc duy trì và bảo lưu những giá trị  văn hóa, đạo đức đặc sắc mà  thế  hệ  đi trước đã dày công xây dựng và vun đắp. Bằng chứng là, những vấn  đề liên quan đến dòng họ và quan hệ dòng họ được nghiên cứu thời gian qua đã   có những đóng góp không nhỏ đối với việc xây dựng quy ước thôn bản văn hóa  ở  địa bàn nông thôn. Vì vậy, việc nghiên cứu về  dòng họ  và quan hệ  dòng họ  góp phần  tạo cơ  sở  khoa học cho việc xây dựng những chính sách thiết thực 
  12. 2 đối với vấn đề  phát triển  Nông thôn ­ Nông nghiệp ­ Nông dân nước ta trong   bối cảnh đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá (CNH ­ HĐH).  Tuy nhiên, việc nghiên cứu về quan hệ dòng họ ở nước ta trong thời gian qua  cũng còn một số hạn chế. Điểm hạn chế lớn nhất là trong nghiên cứu có xu hướng   giản lược hóa mối quan hệ dòng họ, và thường chỉ nghiên cứu quan hệ của một bề  dòng họ, tức dòng họ  bên bố  ­ nếu nghiên cứu cư  dân theo chế  độ  phụ  hệ, hoặc   dòng họ bên mẹ ­ theo chế độ mẫu hệ. Trên thực tế, hầu như bất cứ tộc người hay   nhóm xã hội nào, quan hệ dòng họ đều phong phú hơn thế, thường bao gồm 3 họ,   đó là: họ bên bố, họ bên mẹ và họ bên vợ/chồng. Tùy theo truyền thống của chế độ  phụ hệ hay mẫu hệ mà vai trò của dòng họ bên bố hay bên mẹ lớn hơn, song một   điều không thể phủ nhận, mối quan hệ dòng họ của mỗi cá nhân lúc trưởng thành   (có vợ/chồng), là đều có mối quan hệ dòng họ ba bên như vậy. Nghiên cứu theo tiếp   cận này, đáng chú ý là của tác giả Cầm Trọng khi xem xét quan hệ  dòng họ  của  người Thái, song chủ yếu ông phân tích sâu về cấu trúc, và bước đầu có đề cập  đến chức năng chung, mà chưa có nghiên cứu thực nghiệm.     Hiện nay, trong b ối c ảnh đổi mới và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ  ở  Việt Nam hiện nay, vai trò và chức năng của quan hệ  dòng họ   ở  cả  người   Kinh (Việt) và các tộc người thiểu số  cũng đang có những đổi thay. Sự  thay   đổi này được biểu hiện ở liên kết dòng họ, cơ chế vận hành trong các tổ  chức   dòng họ, trong đó, vai trò của quan hệ dòng họ ở đời sống xã hội vẫn rất quan   trọng, nhưng chưa đượ c quan tâm nghiên cứu thấu đáo.  Người Nùng ở Việt Nam sinh sống chủ yếu tại các tỉnh Cao Bằng và Lạng  Sơn, gồm nhiều nhóm địa phương, mỗi nhóm có một số đặc điểm văn hóa riêng, và   việc nghiên cứu quan hệ dòng họ của người Nùng nói chung trong luận án là điều  khó có thể  thực hiện. Bởi vậy, chúng tôi chỉ  lựa chọn một nhóm địa phương của   người Nùng trong địa bàn một huyện để khảo sát. Dựa trên kinh nghiệm thực tiễn   và qua tổng quan tài liệu, chúng tôi đã lựa chọn nhóm Nùng Phàn Slình ở huyện Cao  Lộc, tỉnh Lạng Sơn làm đối tượng nghiên cứu cụ  thể. Đây là một nhóm Nùng có  
  13. 3 dân số đông nhất trong số các nhóm Nùng của huyện, cư trú chủ yếu ở các xã vùng  biên, lại có cả mối quan hệ dòng họ xuyên biên giới. Bước đầu khảo sát để đi tới  quyết định lựa chọn nhóm địa phương và địa bàn nghiên cứu, chúng tôi còn được   biết, tính cố  kết của người Nùng Phàn Slình mạnh hơn một số  nhóm Nùng khác  trong vùng. Hơn nữa, để  phù hợp với nhiệm vụ công tác ở  Phòng Nghiên cứu các dân   tộc nhóm ngôn ngữ Tày ­ Thái và Ka đai thuộc Viện Dân tộc học, và phù hợp với   trải nghiệm nghiên cứu của cá nhân, tôi đã quyết định chọn hướng nghiên cứu về  quan hệ dòng họ của người Nùng làm luận án tiến sĩ nhân học văn hóa.    Nghiên cứu về quan hệ dòng họ  của người Nùng Phàn Slình, trên cơ  sở  kế  thừa, cập nhật những kết quả nghiên cứu trước đây về những vấn đề liên quan đến  quan hệ dòng họ ở Việt Nam, và ở thế giới ­ song còn ở mức độ hạn chế, bởi khó   khăn về tiếp cận tài liệu. Mặt khác, tôi cố gắng khắc phục thiếu sót về sự giản lược   trong xác định quan hệ dòng họ của một số công trình nghiên cứu trước về lĩnh vực  này. Trên cơ sở ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu nêu trên,  tôi đã quyết định lựa chọn:  “Quan hệ  dòng họ  của người Nùng Phàn Slình  (Nghiên cứu ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn)”  làm đề tài luận án tiến sĩ nhân  học văn hóa của mình.  2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Luận án được thực hiện nhằm đạt tới các mục tiêu sau: ­ Tìm hiểu cấu trúc quan hệ  dòng họ  của người Nùng Phàn Slình  ở  huyện  Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn; ­ Xem xét chức năng của quan hệ  dòng họ  đối với đời sống cá nhân, gia  đình và sự liên kết cộng đồng tộc người hiện nay;
  14. 4 ­ Tìm hiểu vai trò của quan hệ dòng họ và đề xuất khuyến nghị nhằm phát   huy yếu tố  tích cực, giảm thiểu yếu tố  tiêu cực của quan hệ  dòng họ   ở  người Nùng Phàn Slình trong xây dựng nông thôn mới. 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ ĐIỂM NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu những hoạt động liên quan đến quan hệ  dòng họ  và mối quan hệ  của cá nhân, gia đình ­ dòng họ  trong các lĩnh vực: tín   ngưỡng, tương trợ, hợp tác kinh tế, giáo dục, văn hóa…  Đề  tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ  dòng họ  của người Nùng Phàn   Slình  ở  huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đang diễn ra hiện nay và trong một số  trường  hợp,   có  so  sánh  với   thời   kỳ   trước   khi  tiến  hành  công  cuộc   Đổi  mới   (1986). 3.2. Địa điểm và mẫu nghiên cứu Chúng tôi chọn ba điểm nghiên cứu thuộc ba xã khác nhau về  địa lý, đặc  trưng kinh tế để tiến hành khảo sát thu thập dữ liệu. Điểm thứ nhất là thôn Sơn   Hồng thuộc xã Gia Cát1, là một thôn thuần về  hoạt động kinh tế  nông nghiệp  điển hình của người Nùng Phàn Slình và không có hoạt động giao thương với   biên giới. Điểm thứ hai là thôn Pò Nghiều thuộc xã Thụy Hùng với đặc trưng là  một địa bàn hoạt động kinh tế  thương mại buôn bán qua biên giới và kinh tế  nông nghiệp, có nhiều hộ  gia đình sống dọc theo đường cao tốc Hà Nội ­ Lạng  Sơn. Điểm thứ  ba là thôn Nà Pheo thuộc xã Thanh Lòa, là một thôn giáp biên,   thường xuyên có số  lượng lao động làm thuê qua biên giới theo mùa vụ  và có   những mối quan hệ với người đồng tộc ở bên kia biên giới.  4. CÂU HỎI VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Nhằm giải quyết những mục tiêu mà luận án đã đặt ra, chúng tôi nêu lên   một số câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu sau đây:  1 Do một số trình bày và phân tích trong luận án liên quan đến những vấn đề  nhạy cảm của cá nhân và   tập thể tại nơi nghiên cứu nên chúng tôi đã thay đổi tên người hoặc viết tắt. Điều này cũng phù hợp với  đạo đức nghề nghiệp trong dân tộc học/ nhân học. 
  15. 5 1. Cấu trúc dòng họ  và quan hệ  dòng họ  của người Nùng Phàn Slình tại   địa bàn nghiên cứu đang vận hành như thế nào? 2. Chức năng của quan hệ  dòng họ  của người Nùng Phàn Slình trong bối   cảnh kinh tế thị trường và hội nhập hiện nay ra sao? 3. Những tác động tích cực và tiêu cực của quan hệ dòng họ  đến sự  phát   triển kinh tế ­ xã hội ở địa phương như thế nào?  4. Giả  thuyết rằng, trong bối cảnh hiện tại quan hệ  dòng họ  của người  Nùng Phàn Slình tại các điểm nghiên cứu có vai trò đậm nét trong hoạt động tín  ngưỡng, nhưng mờ  nhạt hơn trong hoạt động kinh tế  và vẫn chi phối hệ  thống   chính trị cơ sở.  5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN Luận án được thực hiện sẽ có những đóng góp chủ yếu sau: ­ Trên cơ  sở  nghiên cứu ba chiều của quan hệ  dòng họ, luận án trình bày  một cách toàn diện về cấu trúc và mối quan hệ dòng họ người Nùng Phàn  Slình   ở   huyện  vùng   cao   biên  giới   tỉnh   Lạng  Sơn   trong  bối   cảnh   công  nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập của nước ta;  ­ Góp phần làm rõ vai trò,  ảnh hưởng của quan hệ dòng họ  đến phát triển   kinh tế ­ xã hội và quan hệ tộc người của người Nùng Phàn Slình tại địa  bàn nghiên cứu; ­ Xây dựng cơ sở khoa học và bước đầu đưa ra khuyến nghị nhằm phát huy  yếu tố tích cực, giảm thiểu yếu tố tiêu cực của quan hệ dòng họ ở người  Nùng Phàn Slình trong xây dựng nông thôn mới hiện nay.   6. NGUỒN TÀI LIỆU CỦA LUẬN ÁN Để  hoàn thành luận án này, bên cạnh việc kế  thừa các nguồn tài liệu đã  công bố về dòng họ và quan hệ dòng họ, đặc biệt là những công trình công bố về  dân tộc Nùng, trong đó có nhóm tộc người Nùng Phàn Slình của các học giả trong   và ngoài nước từ trước đến nay, chúng tôi còn sử dụng nguồn dữ liệu từ các ban,  ngành ở cấp tỉnh, huyện, xã. Tuy nhiên, nguồn tài liệu điền dã do chính nghiên cứu  
  16. 6 sinh thu thập tại thực địa, các điểm nghiên cứu trong suốt thời gian từ năm 2007 ­  2013 đóng vai trò then chốt cho việc hoàn thành luận án này. Cũng cần nói thêm rằng, trong quá trình thu thập nguồn dữ liệu, chúng tôi  đã gặp không ít khó khăn, hầu như  không có công trình nghiên cứu nào về  quan   hệ  dòng họ  của người Nùng Phàn Slình xuyên biên giới, trong khi nghiên cứu  sinh chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu nhóm đồng tộc của họ bên kia biên giới,  đặc biệt là trong những năm gần đây.  7. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Luận án ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần   nội dung chính được trình bày trong 6 chương: Chương 1: Tổng quan tài liệu, cơ sở lý thuyết, phương pháp và khái quát địa   bàn nghiên cứu. Chương 2: Dòng họ của người Nùng Phàn Slình ở huyện Cao Lộc Chương 3: Quan hệ dòng họ trong đời sống tín ngưỡng Chương 4: Quan hệ dòng họ trong hoạt động kinh tế và tương trợ Chương 5: Quan hệ dòng họ với hệ thống chính trị cơ sở Chương 6: Kết quả và bàn luận CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu về quan hệ dòng họ Ở Việt Nam, dòng họ là một thiết chế xã hội quan trọng, trực tiếp góp phần   tạo nên kết cấu làng xã và rộng hơn nữa là đất nước, bởi gia đình ­ họ hàng ­ làng,   nước được coi như là sự tổng hòa của các mối quan hệ văn hóa ­ xã hội ­ chính trị ­  luật tục trong xã hội truyền thống. Việc nghiên cứu về dòng họ và quan hệ dòng họ  có vị trí quan trọng và đã có khá nhiều công trình nghiên cứu từ các góc độ dân tộc   học/nhân học, sử học, xã hội học, văn hóa học,… Tuy nhiên, trong khuôn khổ một   luận án tiến sỹ nhân học văn hóa, chúng tôi chỉ tập trung vào việc tổng quan những  
  17. 7 công trình nghiên cứu về dòng họ thuộc lĩnh vực dân tộc học/nhân học là chính, sau  nữa là những nghiên cứu về lĩnh vực này của các khoa học gần gũi về đối tượng. 1.1.1. Các nghiên cứu về quan hệ dòng họ trên thế  giới và quan hệ  dòng họ   của người Việt Có thể nói rằng, nghiên cứu dòng họ  là nền tảng cơ  bản để  tìm hiểu về  quan hệ  xã hội của tộc người trong bất cứ  xã hội nào, vì vậy, đã có nhiều nhà  nghiên   cứu   nước   ngoài   như   Maine,   McLennan   và   Morgan,   Lévi­Strauss   và   Radcliffe­Brown, Grant Evans... quan tâm đến. Lévi­Strauss đã xây dựng một lý   thuyết về  cấu trúc thân tộc, trong đó hạt nhân là vấn đề  “lớp hôn nhân”. Đóng  góp lớn nhất của ông chính là phát hiện và phân tích sâu sắc về  quy tắc “cấm  đoán loạn luân” và cũng là người đưa ra nhiều luận giải về chế độ mẫu hệ, phụ  hệ. Theo ông, hệ  thống thân tộc hôn nhân là một hệ  thống trao đổi, trong đó,  người chủ mưu là đàn ông, đàn bà là những vật được trao đổi cho nên luôn luôn   thụ  động. Còn Radcliffe­Brown, từ  những trải nghiệm, khảo cứu của mình đã  cho rằng, bản chất của một hiện tượng thân tộc hiểu rộng là sự thành lập những   đơn vị  có cấu trúc chặt chẽ  và trường tồn trong thời gian, nghĩa là có trước   những cá nhân thành viên của những đơn vị ấy và tồn tại sau khi những cá nhân   ấy đã chết [57]. Trong khi đó, Grant Evans lại nêu đặc điểm cụ thể hơn về chức   năng của dòng họ   ở  châu Á trong tác phẩm Bức khảm văn hóa châu Á là những  thực thể chính trị  có thể  hoặc không có thể  phát triển tùy theo tình thế  chính trị  và kinh tế của các thành viên có khả năng trong dòng họ [37].  Ở Việt Nam, dòng họ cũng được đề cập từ khá sớm. Vào thời phong kiến,  những ghi chép về  dòng họ  chủ  yếu được tìm thấy trong các thư  tịch cổ  Trung   Quốc, các bộ  sử  như  Đại Việt sử  ký toàn thư, Khâm định Việt sử  thông giám   cương mục, Đại Nam thực lục... Các bộ sách này chủ yếu mới chỉ có tính chất hệ  thống lại, mô tả về phả hệ của các dòng họ chứ chưa đi sâu tìm hiểu về cấu trúc,   nội dung, ảnh hưởng của dòng họ.
  18. 8 Trước năm 1945, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu có giá trị  tham   khảo như của Phan Kế Bính, Đào Duy Anh, Pierre Gourou… Lần đầu tiên, trong   Người nông dân châu thổ  Bắc Kỳ, Pierre Gourou đã tiến hành điều tra, thống kê  tên các dòng họ ở vùng châu thổ Sông Hồng (202 họ) và bước đầu có những nhận  xét sơ bộ về tên họ và sự phân bố tại các làng xã, vùng miền [41].  Từ năm 1945 đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về dòng họ được  xuất bản, trong số đó phải kể đến nghiên cứu của nhà dân tộc học Trần Từ. Ông   cho rằng, dòng họ  đóng một vai trò nhất định trong lịch sử  xây dựng làng mới:  những người đầu tiên bỏ quê đi lập làng mới thường là họ  hàng với nhau, thổ  cư  các gia đình thành viên thường áp sát nhau và chiếm vị trí trung tâm trên khu đất mới.   Dòng họ còn đóng vai trò “một chỗ dựa tinh thần, và đôi khi chính trị nữa” (chứ “không  phải một viện trợ vật chất”) cho các thành viên trong làng Việt cổ truyền vốn chằng  chịt vô vàn mâu thuẫn [115].  Từ  góc nhìn xã hội học, Trịnh Thị  Quang lại cố gắng tìm hiểu vai trò của   dòng họ  và quan hệ  dòng họ  mà tác giả  gọi là “tổ  chức thân tộc”. Tác giả  cho  rằng, quan hệ  thân tộc vốn thường đảm nhận ba chức năng: là một cộng đồng  pháp lý, một cộng đồng kinh tế, cộng đồng sinh sống, đạo đức và tôn giáo; và chú  ý xem xét những chức năng đó đã và đang biến đổi như thế nào [88].  Dựa trên sự  tiếp cận đồng đại và lịch đại, Ngô Thị  Chính đã phân tích hệ  thống thân tộc người Việt truyền thống qua các chiều cạnh của ngôn ngữ cũng như  qua các tài liệu điền dã dân tộc học để  đưa ra một bức tranh khá đầy đủ  về  hệ  thống thân tộc phụ hệ truyền thống của người Việt [23]. Từ góc nhìn văn hóa học, Giáo sư Trần Quốc Vượng đã có nhận định tổng  quan về thân tộc, dòng họ của người Việt rằng, một người Việt Nam bình thường   có ba họ: họ bố, họ mẹ, họ vợ chồng [ 121]. Còn Giáo sư Phan Văn Các cho rằng,  dòng họ là một hiện tượng lịch sử ­ xã hội đặc biệt mang tính phổ quát của nhân   loại  [19]. Giáo sư  Đặng Nghiêm Vạn cho rằng “họ” có thể  được hiểu theo ba  nghĩa: (1) Là những người cùng mang một tên họ, nhưng không thể  chứng minh   có chung một nguồn gốc…; (2) Là những thành viên mang cùng tên họ, có cùng 
  19. 9 một nguồn gốc…; (3) Là những người cùng thuộc về một ông tổ  5 đời (chi họ)   [117]. Từ  góc nhìn cấu trúc luận, Giáo sư Phan Đại Doãn cho rằng, dòng họ của   người Việt, có một thể chế phức tạp và chặt chẽ thường được gọi là thể chế tông   pháp. Đó là những quy định về cách ứng xử giữa con người với con người cùng một   tổ tiên, trước hết là các công việc quan, tang, hôn, tế, tức là các quan hệ trên cơ sở  huyết thống về các mặt. Quan hệ dòng họ với người Việt thực sự có ý nghĩa quan   trọng trong đời sống hàng ngày và có ý nghĩa là điểm tựa thường xuyên của cuộc  sống con người [32, tr. 4­6]. Dựa trên những nghiên cứu kết hợp giữa xã hội học và  sử học, hai nhà nghiên cứu Phan Đại Doãn và Mai Văn Hai đã chỉ rõ vai trò của dòng   họ trong cộng đồng làng xã với tư cách là một đơn vị kinh tế, một bộ phận của tổ  chức quyền lực và quản lý làng xã, một thiết chế trong đời sống văn hóa tín ngưỡng   [45].  Những năm gần đây, trong xu thế phục hưng, chấn hưng dòng họ, một số  hội thảo khoa học được tổ chức nhằm thảo luận, trao đổi về vai trò, ảnh hưởng   của dòng họ, văn hóa dòng họ  trong đời sống xã hội hoặc lịch sử  của một số  dòng họ, gia đình… như  Hội thảo “Văn hóa các dòng họ   ở  Nghệ  An trong sự   nghiệp thực hiện chiến lược con người  ở Việt Nam đầu thế kỷ  XXI ”, “Văn hóa   dòng họ   ở  Thái Bình” [93]... Theo hướng đó, đã xuất hiện một số luận án, luận  văn viết về  một hoặc nhiều dòng họ  trong một làng, một tỉnh như  Dòng họ  và   đời sống làng xã  ở  đồng bằng Bắc Bộ  qua tư  liệu  ở  một số  xã thuộc huyện  Thạch Thất (Hà Tây cũ) [98], Văn hóa dòng họ  Nguyễn Quý  ở  làng Đại Mỗ (xã  Đại Mỗ, huyện Từ  Liêm, Hà Nội [3], Dòng họ  và quan hệ  dòng họ  của người   Việt ở làng Hoành Nha, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định [4]... Các công trình đã   cho thấy thực trạng và xu hướng vận động, biến đổi của dòng họ, quan hệ dòng  họ tại các địa phương khác nhau, từ đó bước đầu làm rõ vai trò của quan hệ dòng  họ cả về mặt tích cực lẫn hạn chế, trong mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống xã  hội.
  20. 10 Tóm lại, vấn đề  dòng họ  và quan hệ  dòng họ  đã được nhiều nhà nghiên   cứu quan tâm từ các góc độ tiếp cận khác nhau. Trước hết, dòng họ người Việt   là quan hệ  huyết thống, có một mối quan hệ  tín ngưỡng và kinh tế  nhất định  nhưng không cùng chung một ngôi nhà, không ăn chung một bếp và các gia đình  duy trì quan hệ  ngang nhau; Thứ  hai, phần lớn các nghiên cứu đều tập trung   nghiên cứu cấu trúc và chức năng của dòng họ, nhất là dòng họ  thuộc bên nội   (phụ hệ); Thứ ba, nghiên cứu những yếu tố liên quan đến dòng họ  quan hệ lãnh   thổ, quan hệ nghề nghiệp, quan hệ tín ngưỡng, thậm chí còn liên quan đến vấn   đề  văn hóa, khoa cử, quyền lực…; Thứ tư là, xu thế  phục hưng dòng họ… Tuy  nhiên chưa có nhiều công trình đi sâu phân tích sự tác động,  ảnh hưởng của các  nhân tố khách quan (địa lý tự  nhiên, cơ sở kinh tế­xã hội, mặt bằng văn hóa, tín   ngưỡng tôn giáo, sự  cố  kết dòng họ, dòng họ  trong mối quan hệ  với quyền   lực…) đến quan hệ dòng họ cũng như sự phát triển, vai trò và vị trí của nó trong   đời sống của cộng đồng cư dân, sự so sánh những nội dung đó giữa các dòng họ  không chỉ trong cộng đồng người Việt mà giữa các tộc người trên phạm vi lãnh   thổ quốc gia Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, cần phải tiếp tục nghiên cứu  dòng họ ở tất cả các chiều cạnh một cách có hệ thống và phải đặt dòng họ thành   một trong những đối tượng chủ  yếu để  tìm hiểu một cách thấu đáo trong lĩnh  vực dân tộc học/nhân học  ở  nông thôn nước ta trong bối cảnh phát triển và hội  nhập là công việc cần thiết.  1.1.2. Nghiên cứu về quan hệ dòng họ của các tộc người thiểu số ở Việt Nam và   người Nùng Phàn Slình 1.1.2.1. Các công trình chuyên khảo về quan hệ dòng họ  Trong số  những công trình nghiên cứu về dòng họ  của các dân tộc thiểu số  vùng miền núi phía Bắc, phần lớn tập trung vào các dân tộc có số lượng cư dân lớn  như Mường,  Thái,  Hmông,  Tày,... Để có thể có sự phân biệt về cấu trúc dòng họ  giữa người Nùng, cụ  thể  là người Nùng Phàn Slình với các dân tộc thiểu số  khác,   chúng ta hãy điểm lại các công trình đã được các nhà dân tộc học/nhân học trong và   ngoài nước đi sâu nghiên cứu kỹ lưỡng về một số vấn đề liên quan. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2