intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp sở tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:207

15
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp sở tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long" là đưa ra những luận cứ, luận điểm để xác định cơ sở khoa học của việc tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp sở; xác định các yếu tố ảnh hưởng và sự tác động giữa các yếu tố đến kết quả tổ chức thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp sở; đề xuất giải pháp hoàn thiện thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp sở.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp sở tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ NGỌC GIÀU ĐỀ TÀI: THI TUYỂN LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP SỞ TẠI CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ NGỌC GIÀU ĐỀ TÀI: THI TUYỂN LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP SỞ TẠI CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 9 34 04 03 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Trọng Điều 2. PGS. TS. Ngô Thành Can HÀ NỘI, 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Ngoài các tài liệu tham khảo được thừa nhận, luận án này không sử dụng ngôn ngữ, ý tưởng hay tài liệu gốc khác từ bất cứ ai. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, tư liệu nêu trong Luận án này là trung thực và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu chưa được cá nhân, tổ chức nào công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam đoan này./. Tác giả luận án Nguyễn Thị Ngọc Giàu i
  4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, xin trân trọng kính gửi lời cám ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Trọng Điều và PGS. TS. Ngô Thành Can. Quý Thầy đã động viên, hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và truyền đạt kiến thức quý báu để tôi có thể hoàn thành luận án và chương trình học. Đồng thời, xin chân thành cảm ơn và trân quý tình cảm, sự quan tâm, hỗ trợ của Quý thầy cô giáo, các giảng viên của Học viện Hành chính Quốc gia. Quý thầy cô đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong chương trình học nghiên cứu sinh. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo và toàn thể CC VC, người lao động đang công tác tại Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ và đặc biệt là lãnh đạo tỉnh Bến Tre đã quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc cung cấp số liệu, hỗ trợ hoàn thiện bảng câu hỏi và tham gia trả lời Phiếu khảo sát, phỏng vấn chuyên sâu. Ngoài ra, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè luôn quan tâm, động viên và ủng hộ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu./. Tác giả luận án Nguyễn Thị Ngọc Giàu ii
  5. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................ vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .....................................................................................viii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 4 2.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 4 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 5 3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 6 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 6 4.1. Phương pháp luận .................................................................................................. 6 4.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 6 4.2.1. Phương pháp tra cứu, tổng hợp tài liệu ...................................................................................... 6 4.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi........................................................................ 7 4.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu ...................................................................................................... 8 4.2.4. Phương pháp so sánh.................................................................................................................. 8 4.2.5. Phương pháp tổng hợp, phân tích định tính và định lượng ........................................................ 8 5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu ............................................................... 8 5.1. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 8 5.2. Giả thuyết khoa học: .............................................................................................. 9 6. Những đóng góp mới của luận án ............................................................................... 9 6.1. Về lý luận ................................................................................................................ 9 6.2. Về thực tiễn ........................................................................................................... 10 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................. 10 7.1. Về mặt lý luận khoa học ....................................................................................... 10 7.2. Về ý nghĩa thực tiễn.............................................................................................. 10 8. Cấu trúc của Luận án ................................................................................................ 11 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Các công trình nghiên cứu về cách thức tuyển chọn nhân tài vào khu vực công .......................................................................................................................................... 12 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước............................................................ 12 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ............................................................ 13 iii
  6. 1.2. Các công trình nghiên cứu về thi tuyển lãnh đạo, quản lý .................................. 17 1.2.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước............................................................ 17 1.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ............................................................ 19 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .............................. 24 1.3.1. Những kết quả đạt được .................................................................................... 24 1.3.2. Những nội dung chưa làm rõ ........................................................................... 27 1.3.3. Những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện...................... 28 Chương 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THI TUYỂN LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP SỞ 2.1. Những vấn đề chung về lãnh đạo, quản lý cấp Sở................................................ 30 2.1.1. Quan niệm, yêu cầu, đặc điểm của lãnh đạo, quản lý cấp Sở ......................... 30 2.1.2. Cơ cấu, số lượng của lãnh đạo, quản lý cấp Sở ............................................... 33 2.1.3. Vị trí, vai trò của lãnh đạo, quản lý cấp Sở ...................................................... 34 2.1.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của lãnh đạo, quản lý cấp Sở ....................................... 36 2.1.5. Điều kiện, tiêu chuẩn của lãnh đạo, quản lý cấp Sở ....................................... 40 2.2. Cơ sở pháp lý về thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp Sở ........................................... 42 2.2.1. Khái niệm thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp Sở ................................................. 42 2.2.2. Quan điểm, chủ trương của Đảng và quy định, hướng dẫn của Nhà nước về thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Sở ........................................................... 44 2.2.3. Nguyên tắc tổ chức thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp Sở .................................. 47 2.2.4. Nội dung thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp Sở ................................................... 49 2.2.5. Quy trình thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp Sở .................................................. 51 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp Sở ........................... 54 2.3.1. Những yếu tố khách quan ................................................................................. 54 2.3.2. Những yếu tố chủ quan ..................................................................................... 57 2.4. Kinh nghiệm về thi tuyển lãnh đạo, quản lý ......................................................... 62 2.4.1. Kinh nghiệm từ chế độ khoa cử thời phong kiến, điển hình là thời Lê sơ (1428-1527) .................................................................................................................. 62 2.4.2. Kinh nghiệm thi tuyển cạnh tranh để chọn người tài vào khu vực công ở một số quốc gia ................................................................................................................... 65 2.4.3. Kinh nghiệm trong tổ chức thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp sở, cấp phòng của Thành phố Hồ Chí Minh............................................................................................. 70 2.4.4. Giá trị tham khảo ............................................................................................... 71 Chương 3 THỰC TRẠNG THI TUYỂN LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP SỞ TẠI CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 3.1. Tổng quan về đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp Sở tại các tỉnh ĐBSCL ................ 74 3.1.1. Yêu cầu chung về xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp Sở ....................... 74 3.1.2. Số lượng lãnh đạo, quản lý cấp Sở tại các tỉnh ĐBSCL.................................. 75 3.1.3. Cơ cấu, chất lượng đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp sở ..................................... 77 iv
  7. 3.2. Phân tích thực trạng thí điểm thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp sở tại các tỉnh ĐBSCL ............................................................................................................................ 84 3.2.1. Về thực hiện các nguyên tắc thi tuyển.............................................................. 84 3.2.2. Về nội dung thi .................................................................................................. 86 3.2.3. Về thực hiện quy trình tổ chức kỳ thi ............................................................... 88 3.2.4. Sự tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan .................................... 104 3.2.5. Các chức danh đã thí điểm thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp sở ..................... 110 3.3. Đánh giá chung ...................................................................................................... 112 3.3.1. Những kết quả nổi bật đạt được ..................................................................... 112 3.3.2. Những khó khăn, hạn chế, vướng mắc .......................................................... 115 3.3.3. Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế, vướng mắc.................................... 120 Chương 4 ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THI TUYỂN LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP SỞ TẠI CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 4.1. Định hướng về thi tuyển lãnh đạo, quản lý ......................................................... 124 4.2. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp sở tại các tỉnh ĐBSCL................................................................................................................... 127 4.2.1. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp Sở.................................................................................................... 127 4.2.2. Xác định thi tuyển là một hình thức để lựa chọn lãnh đạo, quản lý cấp Sở 130 4.2.3. Hoàn thiện thể chế thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp Sở ................................. 131 4.2.4. Chuẩn hóa nội dung, hình thức và phương pháp thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp Sở ......................................................................................................................... 134 4.2.5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy tham mưu và đội ngũ CB, CC, VC ................................................................................................................ 136 4.2.6. Thanh tra, kiểm tra, giám sát các kỳ thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp Sở ..... 140 4.3. Kiến nghị ................................................................................................................ 141 KẾT LUẬN....................................................................................................................... 145 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ .......................................................................... 1 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 3 TÀI LIỆU TIẾNG ANH ...................................................................................................... 7 CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VÀ VĂN BẢN CỦA ĐẢNG ........................................... 9 DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC .......................................................................................... 13 PHỤ LỤC 01 ................................................................................................................... 13 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA........................................................ 13 PHỤ LỤC 02 ................................................................................................................... 14 v
  8. MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC .................................................................... 14 PHỤ LỤC 03 ................................................................................................................... 30 KẾT QUẢ KHẢO SÁT ................................................................................................. 30 vi
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT - Cải cách hành chính: CCHC; - Cán bộ: CB; - Công tác cán bộ: CTCB; - Cán bộ, công chức, viên chức: CBCCVC; - Chất lượng cao: CLC; - Công chức: CC; - Công nghiệp hóa: CNH; - Đồng bằng sông Cửu Long: ĐBSCL; - Kinh tế: KT; - Hiện đại hóa: HĐH; - Hội đồng nhân dân: HĐND; - Nguồn nhân lực: NNL; - Xã hội: XH; - Ủy ban nhân dân: UBND; - Viên chức: VC. vii
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Thứ tự Nội dung Ký hiệu Trang Cơ cấu, chất lượng của đội ngũ CB lãnh 1 Bảng 3.1 77 đạo, quản lý cấp sở thuộc khu vực ĐBSCL Đánh giá chất lượng của đội ngũ CB lãnh 2 Bảng 3.2 80 đạo, quản lý cấp sở Thống kê nhu cầu bổ nhiệm và kết quả thực hiện thí điểm thi tuyển chức danh lãnh 3 Bảng 3.3 89 đạo, quản lý của các tỉnh khu vực ĐBSCL giai đoạn 2017 – 2022 Thang điểm phần thi trình bày đề án đối 4 Bảng 3.4 102 với một số chức danh cấp sở tại Bến Tre Tổng hợp kết quả thực hiện thí điểm thi 5 tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp sở Bảng 3.5 111 của các tỉnh ĐBSCL viii
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH Thứ tự Nội dung Ký hiệu Trang 1 Vai trò của người lãnh đạo, quản lý Hình 2.1 36 Quy trình thi tuyển chức danh lãnh đạo, 2 Hình 2.2 54 quản lý cấp sở 4 Yêu cầu về xây dựng đội ngũ CB, CC, VC Hình 3.1 74 Số lượng lãnh đạo, quản lý cấp sở tại các 5 Hình 3.2 76 tỉnh ĐBSCL Phân tích điểm mạnh, yếu của đội ngũ CB 6 Hình 3.3 83 lãnh đạo, quản lý cấp sở Ảnh hưởng của yếu tố pháp lý đến thi 7 Hình 3.4 106 tuyển lãnh đạo, quản lý Ảnh hưởng của yếu tố truyền thống – lịch 8 Hình 3.5 107 sử đến thi tuyển lãnh đạo, quản lý Ảnh hưởng của yếu tố chính trị đến thi 9 Hình 3.6 108 tuyển lãnh đạo, quản lý Ảnh hưởng của yếu tố tổ chức bộ máy và 10 Hình 3.7 109 đội ngũ CB đến thi tuyển lãnh đạo, quản lý Ảnh hưởng của yếu tố tâm lý đến thi tuyển 11 Hình 3.8 110 lãnh đạo, quản lý ix
  12. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đảng ta đã khẳng định: “CB là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng; CTCB là khâu "then chốt" của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Xây dựng đội ngũ CB, nhất là CB cấp chiến lược là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là công việc hệ trọng của Đảng, phải được tiến hành thường xuyên, thận trọng, khoa học, chặt chẽ và hiệu quả. Đầu tư xây dựng đội ngũ CB là đầu tư cho phát triển lâu dài, bền vững”[71]. Thực tế cho thấy: CB là nhân tố rất quan trọng, quyết định đến sự thành công của sự nghiệp cách mạng, của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Thật vậy, CB giữ vai trò, vị trí rất quan trọng trong cơ quan, đơn vị, nhưng CB lãnh đạo, quản lý còn giữ vị trí trọng yếu, then chốt hơn, do CB lãnh đạo, quản lý là người đề ra mục tiêu, chiến lược, kế hoạch hoạt động của cơ quan, đơn vị và lãnh đạo, điều hành cơ quan, đơn vị đó thực hiện thành công mục tiêu, kế hoạch đề ra. Do đó, chọn lựa nhân sự để bố trí giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là yếu tố quyết định rất lớn đến hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị. Chính vì tuyển chọn nhân sự để bổ nhiệm giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nên các cơ quan, tổ chức nói chung và chính quyền địa phương nói riêng phải chú trọng thực hiện, đảm bảo chọn lựa được người có thực tài, có phẩm chất đạo đức tốt, để bố trí giữ vai trò lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị, địa phương, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của từng cơ quan, đơn vị, vì người lãnh đạo giữ vai trò trung tâm đoàn kết, hoạch định chiến lược phát triển và chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Trong thời gian qua, tuy công tác cán bộ luôn được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm thực hiện, nhưng kết quả chưa đạt như mong muốn. Thực tế vẫn còn xảy ra tình trạng lựa chọn, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nhiều
  13. ngành, nhiều cấp mặc dù đúng quy định, đảm bảo quy trình, nhưng chưa chọn đúng người đáp ứng được yêu cầu công việc. Hiện nay, vẫn còn nhiều trường hợp CB lãnh đạo, quản lý các cấp năng lực công tác chưa tốt, chưa đáp ứng yêu cầu, uy tín và phẩm chất đạo đức chưa cao, thiếu khả năng định hướng, hoạch định chiến lược; chưa quy tụ được sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ, chưa tạo được niềm tin, sự kết nối, gắn bó trong cơ quan, đơn vị; khả năng lãnh đạo, quản lý còn hạn chế, chưa tạo được sự tín nhiệm cao trong tập thể; kỹ năng xử lý công việc và quản trị nội bộ chưa đạt yêu cầu; thiếu tinh thần trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh, chưa tận tâm, tận tụy với công việc; khả năng bao quát, nhận định, đánh giá, dự báo tình hình chưa tốt,… thậm chí có nhiều trường hợp CB lãnh đạo, quản lý từ cấp cao đến cơ sở suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật phải bị xử lý kỷ luật, xử lý trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự, bị khai trừ đảng, bị phạt tù,… Từ thực tế đó đặt ra câu hỏi tại sao công tác CB luôn được Đảng, nhà nước quan tâm, ban hành rất nhiều quy định để làm cơ sở thực hiện, quy trình các bước chọn lựa nhân sự rất chặt chẽ, các cơ quan, đơn vị thực hiện đầy đủ, nhưng vẫn chọn chưa đúng người có tài có đức để bố trí, bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành? Vậy, mấu chốt của vấn đề này đang nằm ở đâu? Nguyên nhân chủ yếu là gì? Do quy định hiện nay chưa đầy đủ, rõ ràng, chưa chặt chẽ hay do cách thức, phương pháp thực hiện chưa phù hợp, cần phải có sự trở bộ, đổi mới trong công tác CB? Từ thực tế đó, soi rọi lại công tác bổ nhiệm CB lãnh đạo, quản lý hiện nay được thực hiện theo phương thức lấy phiếu tín nhiệm theo quy hoạch CB được phê duyệt đã bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là tạo ra tâm lý trong chờ, ỷ lại vào quy hoạch đã được duyệt, chú trọng tạo mối quan hệ, luôn “dĩ hòa vi quý” trong công việc để tạo sự “bằng lòng”, tạo thuận lợi trong thực hiện quy trình, nhằm đạt tỷ lệ phiếu giới thiệu cao, có tư tưởng “đến hẹn lại lên”, mà chưa thật sự chú tâm học tập, tích cực rèn luyện và phấn đấu, vươn lên trong công tác để đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ được giao,… Từ đó, chất lượng 2
  14. CB lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là ở địa phương chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ công tác trong bối cảnh, tình hình mới hiện nay,... Từ vấn đề nêu trên, đã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải quan tâm, đổi mới công tác cán bộ. Và từ đó, hình thức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý được đưa ra thực hiện thí điểm. Đây là phương thức tuyển chọn mới, được xem là tư duy đột phá trong công tác cán bộ, được Đảng ta ban hành nhiều văn bản nhấn mạnh việc thực hiện chủ trương thí điểm thi tuyển lãnh đạo, quản lý ở các cấp, trong đó có cấp sở. Từ chủ trương của Đảng, một số địa phương đã thực hiện bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý thông qua phương thức thi tuyển và bước đầu đã tạo được hiệu ứng tích cực, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, giúp phá vỡ sức ì của CB, kích thích sự vươn lên, cạnh tranh công bằng, bình đẳng dựa trên năng lực, phẩm chất, đòi hỏi phải có thực tài, mỗi cán bộ, công chức, viên chức phải liên tục trui rèn và không ngừng phấn đấu, học tập, nghiên cứu để hoàn thiện bản thân. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển, có những yếu tố đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội,… Do đó, cần có đội ngũ nhân sự lãnh đạo ở các cấp, các ngành có phẩm chất tốt, năng lực nổi trội, có uy tín để định hướng, hoạch định chiến lược và tổ chức triển khai thực hiện thành công mục tiêu, tầm nhìn đề ra, để đưa khu vực này phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có. Tuy nhiên, công tác lựa chọn nhân sự để bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp, trong đó có cấp sở tại khu vực ĐBSCL cũng còn nhiều hạn chế như phân tích nêu trên. Ngoài ra, ĐBSCL cũng có những yếu tố đặc thù riêng của khu vực miền Tây Nam Bộ, với sự tác động của yếu tố văn hóa vùng miền, lịch sử hình thành, phát triển, đặc điểm, tính cách con người,… cũng có những điểm khác biệt so với các vùng, miền khác, nên công tác CB tại khu vực này cũng có những lưu ý, quan tâm riêng trong quá trình thực hiện. Nhìn tổng thể, đội ngũ CB lãnh đạo, quản lý của khu vực này chưa mạnh; tình trạng vừa thừa, vừa thiếu CB lãnh đạo xảy ra ở nhiều cơ quan, địa 3
  15. phương, nhất là thiếu những CB lãnh đạo, quản lý giỏi. Cấp sở giữ vai trò rất quan trọng trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương, nhưng đội ngũ lãnh đạo cấp sở của ĐBSCL chưa đạt yêu cầu, còn nhiều CB lãnh đạo cấp sở thiếu chuyên nghiệp, năng lực hạn chế, làm việc không đúng chuyên môn, sở trường; trình độ ngoại ngữ, kỹ năng hành chính, giao tiếp và khả năng làm việc trong môi trường quốc tế chưa đảm bảo; khả năng bao quát, nhận định, phân tích, dự báo chưa tốt,... Do đó, đòi hỏi phải mạnh dạn đổi mới công tác cán bộ tại khu vực này, nhất là chú trọng cấp sở và thi tuyển lãnh đạo, quản lý là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu, thực hiện, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp sở tại ĐBSCL. Qua kết quả bước đầu thí điểm thi tuyển lãnh đạo, quản lý cho thấy phương thức thi tuyển có những ưu điểm nhất định. Tuy nhiên, việc tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý hiện nay chỉ dừng lại ở mức độ thí điểm, chưa được nhân rộng, chưa có sự đánh giá sâu sắc, toàn diện và còn nhiều “khoảng trống” về lý luận, pháp lý và thực tiễn; đồng thời, cũng chưa có công trình nghiên cứu trong và ngoài nước chuyên sâu về vấn đề này. Do đó, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện một cách khoa học về thi tuyển lãnh đạo, quản lý. Chính vì thế, bản thân mong muốn được nghiên cứu sâu, toàn diện hơn về vấn đề này, nhằm hỗ trợ tốt hơn công việc chuyên môn, cũng như góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CB lãnh đạo, quản lý cấp sở tại khu vực ĐBSCL - một vấn đề cần được quan tâm tại đây, đồng thời cũng nhằm thực hiện tốt chủ trương chung của Đảng, Nhà nước về đổi mới phương thức tuyển chọn lãnh đạo, quản lý, nên chọn đề tài: “Thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp sở tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long” làm luận án nghiên cứu sinh tại Học viện Hành chính quốc gia. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Đưa ra những luận cứ, luận điểm để xác định cơ sở khoa học của việc tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý nói chung và cấp sở nói riêng; 4
  16. - Xác định các yếu tố ảnh hưởng và mối quan hệ, tác động giữa các yếu tố đến kết quả tổ chức thi tuyển các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp sở; - Phân tích thực trạng thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp sở tại địa bàn nghiên cứu để xác định ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác này. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, đề tài có nhiệm vụ: - Tập hợp, hệ thống hóa những vấn đề lý luận, thực tiễn về thi tuyển lãnh đạo, quản lý các cấp, trong đó có cấp sở; - Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích kinh nghiệm tổ chức thi tuyển lãnh đạo, quản lý của một số quốc gia trên thế giới, trong lịch sử dân tộc và của một số địa phương trong nước để xác định những ưu điểm, hạn chế và những vấn đề cần nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện về thi tuyển lãnh đạo, quản lý; - Xác định các yếu tố ảnh hưởng và mối quan hệ, tác động của các yếu tố đến công tác tổ chức thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp sở; - Hình thành khung lý thuyết về thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp sở; - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng công tác thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp Sở ở các tỉnh ĐBSCL, chỉ rõ kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân; - Đề xuất giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện công tác tổ chức thi tuyển các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp sở nói riêng và các cấp nói chung. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác tổ chức thi tuyển các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp sở (gồm 17 cơ quan chuyên môn, 01 cơ quan hành chính tương đương cấp sở là Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh quản lý) tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. 5
  17. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian nghiên cứu: Trong phạm vi cấp sở của các tỉnh ĐBSCL (gồm các cơ quan được xác định tại mục 3.1), trong đó có nghiên cứu điển hình ở một số tỉnh đã và đang thực hiện thí điểm thi tuyển các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp sở. - Về thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu về công tác tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Sở từ năm 2017 đến 2022 tại các tỉnh ĐBSCL. - Về nội dung nghiên cứu: Tất cả các quy định, hướng dẫn, quy trình, trình tự, thủ tục thực hiện các bước trong tổ chức thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp sở (từ giai đoạn chuẩn bị đến khi hoàn thành, tổ chức sơ kết, tổng kết và đánh giá kết quả thực hiện). 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sinh luận giải những vấn đề liên quan đến thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp sở theo tư duy logic biện chứng, đảm bảo tính khách quan, toàn diện và đặt trong mối liên hệ với thể chế quản lý cán bộ, công chức hiện hành và đặc điểm của các cơ quan hành chính nhà nước ở khu vực ĐBSCL. Nghiên cứu sinh cũng quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng, quy định của Nhà nước về thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Sở; tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ; đồng thời, bám sát vào thực tiễn công tác xây dựng, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp tra cứu, tổng hợp tài liệu Việc tìm hiểu tài liệu trong nước và nước ngoài, tư liệu lịch sử về thi tuyển lãnh đạo, quản lý có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm cung cấp các luận cứ, luận điểm để nghiên cứu lý luận và thực tiễn về thi tuyển lãnh đạo, quản lý 6
  18. nói chung, cấp sở nói riêng trong thời gian qua. Từ những cơ sở đó, sẽ nghiên cứu, giải quyết những vấn đề còn vướng mắc về lý luận và thực tiễn, đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp sở tại khu vực ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung. 4.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: Nghiên cứu sinh tiến hành khảo sát, thu thập thông tin liên quan đến công tác tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý tại các địa phương thuộc khu vực ĐBSCL bằng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, nhằm thu thập thông tin sơ cấp cần thiết để phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ CB lãnh đạo, quản lý cấp sở; các yếu tố tác động và thực trạng công tác tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Sở ở vùng ĐBSCL để làm cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp sở tại khu vực ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung. Nghiên cứu sinh đã tiến hành điều tra xã hội học bằng bảng hỏi theo phương pháp lựa chọn mẫu ngẫu nhiên đối với hai nhóm đối tượng khảo sát là: (1) CB, CC cấp tỉnh, huyện; (2) Chuyên gia (nhà nghiên cứu, giảng dạy về nhân sự), CB lãnh đạo, quản lý và người làm công tác nhân sự ở một số cơ quan tại các tỉnh ĐBSCL. Để kết quả khảo sát không mang tính phiếm diện, đề tài chọn 10/13 tỉnh đại diện, chiếm 76,9% tổng số các tỉnh của khu vực ĐBSCL), gồm: Tiền Giang, Bến Tre, Hậu Giang, Vĩnh Long, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Trà Vinh, Cà Mau và thành phố Cần Thơ (trong đó, có 5 tỉnh/thành có tổ chức thi tuyển lãnh đạo, quản lý và 5 tỉnh còn lại chưa tổ chức thi tuyển lãnh đạo, quản lý) để khảo sát, với số lượng cụ thể như sau: - Khảo sát chuyên gia, lãnh đạo, quản lý và người làm công tác nhân sự (Phiếu 1): Mỗi tỉnh khảo sát 20 người; Tổng số phiếu phát ra là 200 phiếu. - Khảo sát CB, CC (Phiếu 2): Mỗi tỉnh khảo sát 30 người; Tổng số phiếu phát ra là 300 phiếu. Tổng số phiếu thu về và sau khi xử lý: Phiếu 1 là 191 phiếu; Phiếu 2 là 291 phiếu. Kết quả khảo sát được xử lý bằng phần mềm xử lý dữ liệu SPSS. 7
  19. 4.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu: Nhằm đảm bảo tính sát thực của nội dung nghiên cứu, tác giả đã tiến hành thực hiện phỏng vấn sâu đối với 06 cá nhân từng là ứng viên tham gia thi tuyển, trong đó có 03 cá nhân đã trúng tuyển, 03 cá nhân không trúng tuyển; đồng thời, cũng tiến hành phỏng vấn sâu đối với 03 lãnh đạo cấp tỉnh để thu thập thông tin nhận xét, đánh giá và quan điểm về vấn đề thi tuyển lãnh đạo, quản lý các cấp, trong đó có cấp sở. 4.2.4. Phương pháp so sánh: Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích tư liệu thu thập được, tác giả đã sử dụng phương pháp này để so sánh thi tuyển với các phương thức khác trong lựa chọn lãnh đạo, quản lý; so sánh kinh nghiệm tổ chức thi tuyển lãnh đạo, quản lý của nước ngoài, thi tuyển để chọn nhân tài trong lịch sử dân tộc và thi tuyển lãnh đạo, quản lý ở các địa phương khác trong nước, với thực tiễn thực hiện ở khu vực ĐBSCL hiện nay. Từ đó, rút ra những kinh nghiệm và đề xuất giải pháp thực hiện. 4.2.5. Phương pháp tổng hợp, phân tích định tính và định lượng: Từ các thông tin, tài liệu và dữ liệu thu thập được, nghiên cứu sinh phân tích, đánh giá, xem xét toàn diện những vấn đề có liên quan trên các khía cạnh khoa học quản lý và thực tiễn thực hiện. Qua đó, sẽ tổng hợp và rút ra những kết luận, những đề xuất mang tính khoa học, phù hợp giữa lý luận và thực tiễn về công tác tổ chức thi tuyển lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp sở. 5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu Những câu hỏi nghiên cứu cần được làm rõ khi nghiên cứu đề tài là: - Tại sao phải thực hiện việc thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp sở? - Thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp Sở đã có chủ trương, nhưng vì sao tổ chức triển khai thực hiện chưa rộng rãi tại các tỉnh ĐBSCL? - Quy định hiện nay về thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp sở có đầy đủ, khoa học, hợp lý chưa? Những nội dung nào cần được tiếp tục hoàn thiện? - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp sở và mức độ tác động của từng yếu tố như thế nào? - Thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp sở tại các tỉnh ĐBSCL đạt kết quả ra sao? Có hạn chế, vướng mắc gì và nguyên nhân từ đâu? - Những giải pháp nào cần phải tập trung thực hiện để hoàn thiện thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp sở tại các tỉnh ĐBSCL? 8
  20. 5.2. Giả thuyết khoa học: Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở những giả thuyết khoa học sau: Giả thuyết 1: Thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp sở có ý nghĩa thiết thực, thể hiện tư duy đột phá, mạnh dạn đổi mới trong công tác cán bộ, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý cấp sở. Giả thuyết 2: Quy định hiện hành về thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp Sở chưa được nghiên cứu, hoàn thiện, chưa được quy định chặt chẽ, cụ thể, rõ ràng để có cơ sở thực hiện đồng bộ, thống nhất. Giả thuyết 3: Có nhiều yếu tố tác động đến thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp Sở, tuy nhiên chưa nghiên cứu, đánh giá được mức độ tác động của từng yếu tố. Giả thuyết 4: Thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp sở ở khu vực ĐBSCL trong thời gian qua chưa được thực hiện rộng rãi, đồng bộ; chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong nâng chất đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp sở. Giả thuyết 5: Thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp sở ở ĐBSCL sẽ được hoàn thiện khi có các nhóm giải pháp khả thi, đồng bộ để đảm bảo tổ chức tốt các kỳ thi này. 6. Những đóng góp mới của luận án 6.1. Về lý luận - Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan đến thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp Sở, góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với CTCB. - Xác định được ý nghĩa, tầm quan trọng của thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp sở và chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác này. - Xây dựng quy trình tổ chức thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp sở - Đề xuất chuẩn hóa nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức thi tuyển lãnh đạo, quản lý. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2