intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên lĩnh vực Khoa học tự nhiên trong các đại học theo định hướng nghiên cứu

Chia sẻ: Tiểu Ngư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:261

30
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn là đề xuất được KNL của GV lĩnh vực KHTN trong các ĐH theo ĐHNC tại Việt Nam; trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Luận án đề xuất các giải pháp đặc thù cho PTĐNGV lĩnh vực KHTN trong các đại học theo định hướng nghiên cứu để thực hiện công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên lĩnh vực Khoa học tự nhiên trong các đại học theo định hướng nghiên cứu

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TR ỤC Nguyễn Thanh Xuân P T TR Ể Ộ Ũ Ả V Ê LĨ VỰ K A TỰ Ê TR THEO Ị Ớ Ê ỨU LUẬN ÁN TIẾ SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TR ỤC Nguyễn Thanh Xuân P T TR Ể Ộ Ũ Ả V Ê LĨ VỰ K A TỰ Ê TR T E Ị Ớ Ê ỨU Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 9.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾ SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. Nguyễn ức Chính 2. PGS.TS. Phạm Văn Thuần HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi các kết quả. Các nhận định, kết quả nghiên cứu riêng trong Luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong Luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ, hướng dẫn thực nghiệm khoa học của Luận án đã được các tác giả và các cơ sở giáo dục đồng ý cho phép. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả Luận án Nguyễn Thanh Xuân
  4. LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể và cá nhân. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Đức Chính và PGS.TS. Phạm Văn Thuần, đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Chấp hành Đảng ủy, Ban Giám hiệu, các cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình điều tra, khảo sát của luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Ban Giám Hiệu, các giảng viên, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội đã động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin gửi những tình cảm và lời cảm ơn chân thành tới bạn bè, đồng nghiệp, người thân và gia đình đã luôn ở bên, giúp sức, động viên, cổ vũ để tác giả quá trình thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cám ơn! Tác giả Luận án Nguyễn Thanh Xuân
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC................................................................................................................... i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ v DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi DANH MỤC H NH V ĐỒ THỊ SƠ ĐỒ .......................................................... viii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN LĨNH VỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN TRONG CÁC ĐẠI HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 6 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực theo năng lực và phát triển đội ngũ giảng viên trong các đại học nghiên cứu ............ 6 1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực theo năng lực và phát triển đội ngũ giảng viên theo năng lực .......................................... 6 1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ giảng viên trong các đại học nghiên cứu.................................................................................... 12 1.1.3. Nhận xét chung về các vấn đề đã nghiên cứu và hướng tiếp tục nghiên cứu của luận án ............................................................................................. 17 1.2. Đại học định hƣớng nghiên cứu và giảng viên lĩnh vực khoa học tự nhiên trong đại học theo định hƣớng nghiên cứu ........................................................... 18 1.2.1. Đại học theo định hướng nghiên cứu ......................................................... 18 1.2.2. Lĩnh vực khoa học tự nhiên và đội ngũ giảng viên lĩnh vực khoa học tự nhiên trong các đại học định hướng nghiên cứu .................................................. 24 1.3. Phát triển nguồn nhân lực và phát triển đội ngũ giảng viên ....................... 31 1.3.1. Phát triển nguồn nhân lực và phát triển đội ngũ giảng viên ..................... 31 1.3.2. Các hoạt động phát triển đội ngũ trong một tổ chức ................................. 32 1.4. Khung năng lực giảng viên lĩnh vực khoa học tự nhiên trong các đại học theo định hƣớng nghiên cứu .................................................................................. 34 1.4.1. Năng lực ..................................................................................................... 34 1.4.2. Mô hình năng lực và cấu trúc khung năng lực ........................................... 35 i
  6. 1.4.3. Yêu cầu về năng lực của giảng viên lĩnh vực khoa học tự nhiên trong các đại học theo định hướng nghiên cứu ........................................................ 37 1.4.4. Cấu trúc Khung năng lực giảng viên lĩnh vực khoa học tự nhiên trong các đại học theo định hướng nghiên cứu .................................................................. 39 1.5. Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên lĩnh vực khoa học tự nhiên trong các đại học theo định hƣớng nghiên cứu .................................................... 41 1.5.1. Quy hoạch đội ngũ giảng viên trong các đại học theo định hướng nghiên cứu ................................................................................................................. 41 1.5.2. Tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng viên trong các đại học theo định hướng nghiên cứu ............................................................................................. 44 1.5.3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trong các đại học theo định hướng nghiên cứu ............................................................................................. 47 1.5.4. Đánh giá giảng viên trong các đại học theo định hướng nghiên cứu ........ 49 1.5.5. Xây dựng môi trường phát triển đội ngũ giảng viên trong các đại học theo định hướng nghiên cứu ..................................................................................... 51 1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển đội ngũ giảng viên lĩnh vực khoa học tự nhiên trong các đại học định hƣớng nghiên cứu ............................. 54 1.6.1. Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, kinh tế tri thức và cách mạng công nghệ 4.0 ............................................................................................................ 54 1.6.2. Tự chủ đại học ............................................................................................ 56 1.6.3. Yếu tố thuộc về sự chỉ đạo, lãnh đạo .......................................................... 57 1.6.4. Sự say mê, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ giảng viên.......................... 57 Kết luận Chương 1 ................................................................................................... 59 Chƣơng 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN LĨNH VỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN TRONG CÁC ĐẠI HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU ................................................................ 60 2.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển đội ngũ giảng viên và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ........................................................................................ 60 2.1.1. Mỹ ............................................................................................................... 60 2.1.2. Singapore .................................................................................................... 63 2.1.3. Malaysia ..................................................................................................... 67 2.1.4. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ....................................................... 69 ii
  7. 2.2. Tổng quan đội ngũ giảng viên lĩnh vực khoa học tự nhiên trong các đại học tại Việt Nam ......................................................................................... 74 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 74 2.3.1. Tổ chức khảo sát ......................................................................................... 75 2.3.2. Xây dựng mô hình khảo sát về thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên lĩnh vực khoa học tự nhiên trong các đại học theo định hướng nghiên cứu ............ 77 2.3.3. Phương pháp khảo sát ................................................................................ 81 2.3.4. Kết quả dữ liệu ........................................................................................... 82 2.4. Phân tích thực trạng đội ngũ giảng viên lĩnh vực khoa học tự nhiên tại các Đại học Quốc gia ......................................................................................... 85 2.4.1. Thực trạng về số lượng ............................................................................... 85 2.4.2. Thực trạng về cơ cấu .................................................................................. 86 2.4.3. Khảo sát chất lượng đội ngũ giảng viên lĩnh vực khoa học tự nhiên tại các Đại học Quốc gia theo khung năng lực ........................................................ 88 2.5. Phân tích thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên lĩnh vực khoa học tự nhiên tại các Đại học Quốc gia theo định hƣớng nghiên cứu ......................... 99 2.5.1. Thực trạng Hoạch định đội ngũ giảng viên theo định hướng nghiên cứu ................................................................................................................. 99 2.5.2. Thực trạng của Tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giảng viên theo định hướng nghiên cứu ........................................................................................... 101 2.5.3. Thực trang Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên theo định hướng nghiên cứu ............................................................................................................... 103 2.5.4. Thực trạng Đánh giá đội ngũ giảng viên theo định hướng nghiên cứu ... 105 2.5.5. Thực trạng Xây dựng chính sách và tạo động lực làm việc đội ngũ giảng viên theo định hướng nghiên cứu ................................................................. 106 2.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên lĩnh vực khoa học tự nhiên trong các đại học theo định hƣớng nghiên cứu .................. 109 2.6.1. Điểm mạnh ................................................................................................ 109 2.6.2. Tồn tại, hạn chế ........................................................................................ 110 2.7. Tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển đội ngũ giảng viên lĩnh vực khoa học tự nhiên tại các Đại học Quốc gia......................................... 110 Kết luận Chương 2 ................................................................................................. 112 iii
  8. Chƣơng 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN LĨNH VỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN TRONG CÁC ĐẠI HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU ...................................................................................................... 114 3.1. Nguyên tắc xây dựng giải pháp .................................................................... 114 3.2. Các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên lĩnh vực khoa học tự nhiên trong các đại học theo định hƣớng nghiên cứu .................................................. 115 3.2.1. Tổ chức triển khai phổ biến khung năng lực của giảng viên lĩnh vực khoa học tự nhiên trong các đại học theo định hướng nghiên cứu ................................. 115 3.2.2. Xây dựng cơ chế hình thành các nhóm nghiên cứu khoa học mạnh và trung tâm nghiên cứu xuất sắc ........................................................................... 119 3.2.3. Xây dựng cơ chế thu hút, trọng dụng và đãi ngộ giảng viên lĩnh vực khoa học tự nhiên và các học giả trong nước, quốc tế tại các đại học theo định hướng nghiên cứu ................................................................................. 124 3.2.4. Tổ chức bồi dưỡng và xây dựng quy trình đánh giá giảng viên lĩnh vực khoa học tự nhiên trong các đại học theo định hướng nghiên cứu ........................ 126 3.2.5. Xây dựng cơ chế đầu tư về tài chính đối với các trường đại học nghiên cứu về lĩnh vực khoa học tự nhiên trên cơ sở cam kết các sản phẩm đầu ra ......... 132 3.2.6. Xây dựng môi trường làm việc đề cao tính tự chủ của giảng viên lĩnh vực khoa học tự nhiên trong các đại học theo định hướng nghiên cứu ........................ 137 3.3. Khảo sát tính c n thiết, tính khả thi của các giải pháp .............................. 142 3.3.1. Tổ chức khảo sát ....................................................................................... 142 3.3.2. Kết quả phân tích khảo sát ....................................................................... 142 3.4. Thử nghiệm tự đánh giá của giảng viên Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội ......................................................................... 147 3.4.1. Nội dung thử nghiệm ................................................................................ 147 3.4.2. Địa điểm, thời gian và mẫu khách thể thử nghiệm................................... 147 3.4.3. Phân tích thử nghiệm ................................................................................ 147 Kết luận Chương 3 ................................................................................................. 157 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 159 DANH MỤC CÔNG TR NH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................................... 163 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 164 PHỤ LỤC iv
  9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Đọc đ y đủ ĐNGV Đội ngũ giảng viên ĐNGV lĩnh vực KHTN Đội ngũ giảng viên lĩnh vực khoa học tự nhiên ĐH Đại học ĐHQG Đại học Quốc gia ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội ĐHQG TPHCM Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ĐHNC Định hướng nghiên cứu EFA Exploratory Factor Analysis GV Giảng viên HVCH Học viên cao học KNL Khung năng lực KHTN Khoa học tự nhiên KH&CN Khoa học và Công nghệ MRA Multiple Regression Anallysis NCS Nghiên cứu sinh NL Năng lực NCKH Nghiên cứu khoa học PTNNL Phát triển nguồn nhân lực PTĐNGV Phát triển đội ngũ giảng viên QTNNL Quản trị nguồn nhân lực QLĐNGV Quản lý đội ngũ giảng viên SV Sinh viên SPSS Statistical Package for the Social Sciences v
  10. DANH MỤC BẢNG STT Nội dung Tên gọi Trang 2 Bảng 1.1. Bảng tỷ lệ thời gian của cán bộ ĐH dành cho 29 giảng dạy, nghiên cứu khoa học và dịch vụ ở các loại trường đại học của Hoa Kỳ 3 Bảng 2.1. Thống kê số lượng mẫu phiếu H1 (từ 6/2018 76 đến 11/2018) 4 Bảng 2.2. Thống kê số lượng mẫu phiếu H2 (từ 9/2018 76 đến 11/2018) 5 Bảng 2.3. Các hoạt động PTĐNGV lĩnh vực KHTN trong các 77 đại học nghiên cứu 6 Bảng 2.4. Tỷ lệ (%) trình độ học hàm, học vị ĐNGV lĩnh vực 85 KHTN 7 Bảng 2.5. Cơ cấu ĐNGV lĩnh vực KHTN tại các ĐHQG theo 86 độ tuổi và giới tính 8 Bảng 2.6. Tỷ lệ về cơ cấu ĐNGV lĩnh vực KHTN theo các 87 ngành 9 Bảng 2.7. Bảng mức độ cần thiết của các tiêu chí trong Tiêu 88 chuẩn 1. Năng lực giảng dạy 10 Bảng 2.8. Bảng thống kê mức độ cần thiết của các tiêu chí 89 trong Tiêu chuẩn 2. Năng lực nghiên cứu khoa học 11 Bảng 2.9. Bảng thống kê mức độ cần thiết của các tiêu chí 91 trong Tiêu chuẩn 3. Năng lực phục vụ cộng đồng với tư cách nhà khoa học 12 Bảng 2.10. Bảng thống kê mức độ cần thiết của các tiêu chí 92 trong Tiêu chuẩn 4. Năng lực phát triển nghề nghiệp 13 Bảng 2.11. Số liệu về hoạt động nghiên cứu khoa học năm 2018 93 của đội ngũ giảng viên lĩnh vực khoa học tự nhiên tại các Đại học Quốc gia vi
  11. 14 Bảng 2.12. Bảng thống kê mức độ đánh giá về năng lực giảng 94 dạy của ĐNGV lĩnh vực KHTN theo KNL 15 Bảng 2.13. Bảng thống kê mức độ đánh giá về năng lực NCKH 95 của ĐNGV lĩnh vực KHTN theo KNL 16 Bảng 2.14. Bảng thống kê mức độ đánh giá về năng lực phục vụ 97 cộng đồng với tư cách là nhà khoa học của ĐNGV lĩnh vực KHTN theo KNL 17 Bảng 2.15. Bảng thống kê mức độ đánh giá về năng lực phát 98 triển nghề nghiệp của ĐNGV lĩnh vực KHTN theo KNL 18 Bảng 3.1. KNL của GV lĩnh vực KHTN trong các ĐH theo 116 ĐHNC 19 Bảng 3.2. Phiếu đánh giá GV lĩnh vực KHTN trong các ĐH 130 theo ĐHNC 20 Bảng 3.3. Phiếu đánh giá GV lĩnh vực KHTN trong các ĐH 131 theo ĐHNC Chức danh: Phó Giáo sư 21 Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả thử nghiệm 148 22 Bảng 3.5. Bảng thống kê tần suất tính khả thi của 02 biện pháp 148 quản lý hoạt động GV tự đánh giá 23 Bảng 3.6. Bảng thống kê tần suất tính mục đích của 02 biện pháp 150 quản lý hoạt động GV tự đánh giá 24 Bảng 3.7. Bảng thống kê tần suất độ tin cậy của 02 biện pháp 152 quản lý hoạt động GV tự đánh giá 25 Bảng 3.8. Bảng thống kê tần suất độ phân biệt của 02 biện 153 pháp quản lý hoạt động GV tự đánh giá 26 Bảng 3.9. Bảng kết quả kiểm định Spearman's rho, RHO 155 vii
  12. DANH MỤC H NH V ĐỒ THỊ SƠ ĐỒ STT Nội dung Tên gọi Trang 1 Sơ đồ 1.1 Mô hình phát triển nguồn nhân lực theo Leonard 32 Nadlle 2 Hình 1.2. Mô hình ASK 35 3 Hình 1.3. Mô hình tảng băng trôi trong quản trị nhân sự 36 5 Sơ đồ 2 Mối quan hệ tuyến tính giữa các biến quan sát độc 81 lập và biến phụ thuộc. 6 Sơ đồ 3 Quy trình kiểm định dữ liệu khảo sát 82 7 Sơ đồ 4 Quy trình kiểm định EFA và MRA 82 8 Biểu đồ 2.4. Mức độ rất cần thiết và cần thiết của các tiêu chí 89 trong Tiêu chuẩn 1 của KNL 9 Biểu đồ 2.5. Tổng hợp mức độ rất cần thiết và khá cần thiết của 90 các tiêu chí trong Tiêu chuẩn 2 của KNL 10 Biểu đồ 2.6. Tổng hợp mức độ cần thiết và khá cần thiết của 91 các tiêu chí trong Tiêu chuẩn 3 của KNL 11 Biểu đồ 2.7. Tổng hợp mức độ rất cần thiết và khá cần thiết của 92 các tiêu chí trong Tiêu chuẩn 4 của KNL 12 Biểu đồ 2.8. Tổng hợp mức độ đánh giá tốt và khá của năng lực 95 giảng dạy của ĐNGV lĩnh vực KHTN theo KNL 13 Biểu đồ 2.9. Tổng hợp mức độ đánh giá tốt và khá của năng lực 96 NCKH của ĐNGV lĩnh vực KHTN theo KNL 14 Biểu đồ 2.10. Tổng hợp mức độ đánh giá tốt và khá của năng lực 97 phục vụ cộng đồng với tư cách là nhà khoa học của ĐNGV lĩnh vực KHTN theo KNL 15 Biểu đồ 2.11. Tổng hợp mức độ đánh giá tốt và khá của năng lực 98 phát triển nghề nghiệp với tư cách là nhà khoa học của ĐNGV lĩnh vực KHTN theo KNL viii
  13. 16 Biểu đồ 2.12. Hiệu quả của nội dung Hoạch định nguồn nhân lực 99 ĐNGV lĩnh vực KHTN tại các Đại học Quốc gia 17 Biểu đồ 2.13. Tổng hợp mức độ rất hiệu quả và khá hiệu quả của 100 nội dung Hoạch định nguồn nhân lực ĐNGV lĩnh vực KHTN tại các Đại học Quốc gia 18 Biểu đồ 2.14. Hiệu quả của nội dung Tuyển dụng và sử dụng 101 ĐNGV lĩnh vực KHTN tại các Đại học Quốc gia 19 Biểu đồ 2.15. Tổng hợp mức độ rất hiệu quả và khá hiệu quả của 102 nội dung Tuyển dụng và sử dụng ĐNGV lĩnh vực KHTN tại các Đại học Quốc gia 20 Biểu đồ 2.16. Hiệu quả của nội dung Đào tạo và bồi dưỡng 103 ĐNGV lĩnh vực KHTN tại các Đại học Quốc gia 21 Biểu đồ 2.17. Tổng hợp mức độ rất hiệu quả và khá hiệu quả của 104 nội dung Đào tạo và bồi dưỡng ĐNGV lĩnh vực KHTN tại các Đại học Quốc gia 22 Biểu đồ 2.18. Hiệu quả của nội dung Đánh giá 105 ĐNGV lĩnh vực KHTN tại các Đại học Quốc gia 23 Biểu đồ 2.19. Tổng hợp mức độ hiệu quả rất hiệu quả và khá 105 hiệu quả của nội dung Đánh giá ĐNGV lĩnh vực KHTN tại các Đại học Quốc gia 24 Biểu đồ 2.20. Hiệu quả của nội dung Xây dựng chính sách và 107 tạo động lực làm việc ĐNGV lĩnh vực KHTN tại các Đại học Quốc gia 25 Biểu đồ 2.21. Tổng hợp mức độ hiệu quả khá và tốt của nội dung 107 Xây dựng chính sách và tạo động lực làm việc ĐNGV lĩnh vực KHTN tại các Đại học Quốc gia 26 Biểu đồ 2.22. Đánh giá về mức độ tác động của các yếu tố ảnh 111 hưởng đến PTĐNGV lĩnh vực KHTN 27 Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết của giải pháp PTĐNGV lĩnh vực 143 KHTN tại các ĐH theo ĐHNC ix
  14. 28 Biểu đồ 3.2. Mức độ rất cần thiết và cần thiết của các giải 144 pháp PTĐNGV lĩnh vực KHTN trong các ĐH theo ĐHNC 29 Biểu đồ 3.3. Mức độ rất khả thi và khả thi của giải pháp 145 PTĐNGV lĩnh vực KHTN tại các ĐH theo ĐHNC 30 Biểu đồ 3.4. Mức độ rất khả thi và khả thi của các giải pháp 146 PTĐNGV lĩnh vực KHTN trong các ĐH theo ĐHNC 31 Biểu đồ 3.5. Biểu đồ tần suất tích lũy tính khả thi của 149 02 biện pháp quản lý hoạt động GV tự đánh giá 32 Biểu đồ 3.6. Biểu đồ tần suất tích lũy tính mục đích của 02 biện 151 pháp quản lý hoạt động GV tự đánh giá 33 Biểu đồ 3.7. Biểu đồ tần số tần suất tích lũy độ tin cậy của biện 152 pháp quản lý hoạt động quản lý GV tự đánh giá 34 Biểu đồ 3.8. Biểu đồ tần suất tích lũy độ phân biệt của 154 02 biện pháp quản lý hoạt động GV tự đánh giá x
  15. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Các ĐH nghiên cứu, với những đặc trưng về chất lượng, bề rộng và chiều sâu của những cam kết mà họ dành cho hoạt động nghiên cứu, là trung tâm của những ý tưởng mới và những khám phá mới. Họ thực hiện những nghiên cứu là động lực cho đổi mới, đáp ứng với những vấn đề đang cần giải quyết của quốc gia và của toàn cầu, đem lại những lý giải về một thế giới ngày càng biến động và thay đổi nhanh chóng. Các ĐH nghiên cứu là cái nôi của hợp tác quốc tế, đem lại cơ hội tiếp cận các kiến thức chuyên môn đa quốc gia và những điều kiện có thể không có sẵn ở từng nước. Đại học nghiên cứu làm tăng thêm uy tín quốc tế cho đất nước của họ và thu hút tài năng trên khắp thế giới (Tuyên ngôn Hợp phì, 2010). Các quốc gia đã nhận ra tầm quan trọng của các đại học nghiên cứu đối phát triển và tăng trưởng kinh tế trong thời đại kinh tế tri thức và nhanh chóng tăng cường thể chế của họ để cạnh tranh trong việc thu hút người học tài năng, giảng viên xuất sắc, nguồn lực và uy tín. Các nước đang phát triển với các chiến lược quốc gia về giáo dục, nghiên cứu và cũng đang cung cấp cơ hội hấp dẫn để hồi hương công dân của họ là sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học hàng đầu trên thế giới. Điều 7, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật giáo dục đại học Việt Nam đã thể hiện rõ chủ trương của Nhà nước về xây dựng một hệ thống GDĐH có tính chất đa dạng, với những loại trường khác nhau nhằm thực hiện sứ mạng và đáp ứng nhu cầu khác nhau của xã hội. Đại học Quốc gia là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển đã được quy định trong Luật. Đại học Quốc gia có quyền tự chủ cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy. Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước (Luật số 34/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều Luật giáo dục đại học, 2018). Trường ĐHKHTN - ĐHQGHN và Trường ĐHKHTN - ĐHQG TPHCM cũng đã xác định sứ mạng và tầm nhìn của mình là đại học nghiên cứu hàng đầu của Đông Nam Á và Châu Á 1
  16. (www.hus.vnu.edu.vn, 2017 và www.hcmus.edu.vn, 2017). Tuy nhiên, xây dựng ĐH nghiên cứu đòi hỏi đầu tư: tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật; quản trị đại học, phát triển nguồn nhân lực (Philip G. Altbach & Jamil Salmi, 2011). ĐNGV là yếu tố sống còn của một trường đại học nghiên cứu. Đại học nghiên cứu là một tổ chức tinh hoa đề cao sự ưu tú trong mọi hoạt động; duy trì cơ chế sử dụng con người dựa trên tài năng và phẩm chất trong tuyển sinh người học, tiêu chuẩn tuyển dụng và thăng tiến của giảng viên; và trong những yêu cầu đối với bằng cấp của giảng viên và sinh viên (Philip G. Altbach & Jamil Salmi, 2011). Hiện nay, ĐNGV lĩnh vực KHTN trong các ĐH theo ĐHNC còn nhiều bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu: ĐNGV thừa, thiếu cục bộ, không đồng bộ về cơ cấu chuyên môn, năng lực của ĐNGV còn hạn chế, GV đầu ngành còn thiếu, một bộ phận ĐNGV chưa đáp ứng yêu cầu của các ĐH theo ĐHNC. PTĐNGV lĩnh vực KHTN trong các ĐH theo ĐHNC đã được chú trọng và đạt được những kết quả nhất định song vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế như: chưa xây dựng được KNL làm cơ sở cho việc phát triển đội ngũ này; việc tuyển dụng GV theo các quy định của Luật viên chức làm cho quyền tự chủ của người quản lý vẫn rất hạn chế; GV chưa có vai trò lớn trong việc định hình và giám sát những vấn đề quan trọng của Nhà trường; rất khó khăn trong việc thu hút được các nhà khoa học xuất sắc trong và ngoài nước; chế độ biên chế suốt đời tỏ ra đặc biệt kém hiệu quả trong việc nâng cao năng lực ĐNGV và sàng lọc những GV không đáp ứng yêu cầu công tác và tạo dựng đội ngũ có năng lực; việc đào tạo, bồi dưỡng GV chưa chú trọng đến nguyện vọng của từng GV; lương và phụ cấp lương của ngành giáo dục và đào tạo còn thấp khó có thể thu hút được nhân tài .... Vì vậy, PTĐNGV lĩnh vực KHTN tại các ĐH theo ĐHNC nhằm phát huy nhưng điểm mạnh và khắc phục điểm yếu để thực hiện được tầm nhìn của Trường ĐHKHTN - ĐHQGHN và Trường ĐHKHTN - ĐHQG TPHCM nói riêng và của các Đại học Quốc gia nói chung là yêu cầu thực tiễn đang cần giải quyết. Đây là lý do mà tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển đội ngũ giảng viên lĩnh vực khoa học tự nhiên trong các đại học theo định hướng nghiên cứu” nhằm giải quyết các vấn đề đã nêu ở trên. 2
  17. 2. Mục tiêu nghiên cứu (1) Đề xuất được KNL của GV lĩnh vực KHTN trong các ĐH theo ĐHNC tại Việt Nam. (2) Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Luận án đề xuất các giải pháp đặc thù cho PTĐNGV lĩnh vực KHTN trong các đại học theo định hướng nghiên cứu để thực hiện công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Đội ngũ giảng viên lĩnh vực khoa học tự nhiên. 3.2. Đối tượng nghiên cứu PTĐNGV lĩnh vực KHTN trong các đại học theo định hướng nghiên cứu. 4. Câu hỏi nghiên cứu (1) ĐNGV lĩnh vực KHTN trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế đang đặt ra cho nhà quản lý những vấn đề gì? (2) Cần có những cơ chế quản lý như thế nào để PTĐNGV lĩnh vực KHTN trong các ĐH theo ĐHNC? 5. Giả thuyết khoa học PTĐNGV lĩnh vực KHTN trong các ĐH theo ĐHNC trước bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay còn bộc lộ những bất cập, hạn chế trong quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng, đánh giá GV và tạo động lực PTĐNGV. Nếu nghiên cứu những đặc trưng của đại học nghiên cứu, xác lập những năng lực cần có của ĐNGV lĩnh vực KHTN có thể tìm được những giải pháp PTĐNGV lĩnh vực KHTN phù hợp với bối cảnh đổi mới giáo dục đại học và đặc trưng của đại học nghiên cứu thì sẽ nâng cao được chất lượng ĐNGV, từ đó góp phần thực hiện chiến lược của các đại học này. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu (1) Xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn về PTĐNGV lĩnh vực KHTN theo lý thuyết PTNNL, đề xuất KNL của GV lĩnh vực KHTN trong các ĐH theo ĐHNC. (2) Khảo sát, đánh giá thực trạng ĐNGV lĩnh vực KHTN và PTĐNGV lĩnh vực KHTN theo các đặc trưng của đại học nghiên cứu tại các Đại học Quốc gia. (3) Đề xuất các giải pháp khả thi PTĐNGV lĩnh vực KHTN trong các ĐH theo ĐHNC. (4) Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp đề xuất; Thử nghiệm giải pháp. 3
  18. 7. Các luận điểm bảo vệ (1) Đại học nghiên cứu có những đặc trưng riêng, đòi hỏi ĐNGV cần có những phẩm chất, năng lực đặc thù. (2) PTĐNGV lĩnh vực KHTN trong các ĐH theo ĐHNC hiện nay còn nhiều hạn chế về quy hoạch, tuyển dụng, đánh giá, đào tạo và bồi dưỡng GV, tạo môi trường và động lực làm việc theo các đặc trưng riêng của đại học nghiên cứu. (3) Xây dựng KNL của GV lĩnh vực KHTN phù hợp với đặc trưng của ĐH theo ĐHNC và bối cảnh đổi mới giáo dục đại học là giải pháp cần thiết để PTĐNGV lĩnh vực KHTN trong các ĐH theo ĐHNC. (4) Các giải pháp PTĐNGV lĩnh vực KHTN theo các đặc trưng của ĐH theo ĐHNC có thể khắc phục được các hạn chế, bất cập, nâng cao chất lượng ĐNGV và tạo động lực phát triển đội ngũ này. 8. Phạm vi nghiên cứu Do số lượng, chất lượng hiện tại của ĐNGV lĩnh vực KHTN, cũng như quy chế tự chủ cao của các đại học quốc gia tại Việt Nam, đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp để PTĐNGV lĩnh vực KHTN trong các Đại học Quốc gia, cụ thể là 02 Trường ĐHKHTN. 9. Đóng góp mới của luận án - Đề xuất KNL của GV lĩnh vực KHTN trong các ĐH theo ĐHNC tại Việt Nam. - Phân tích đánh giá thực trạng ĐNGV lĩnh vực KHTN và thực trạng PTĐNGV lĩnh vực KHTN tại các Đại học Quốc gia. - Đề xuất 6 nhóm giải pháp để PTĐNGV lĩnh vực KHTN trong các ĐH theo ĐHNC. 10. Phương pháp luận - Tiếp cận theo lí thuyết PTNNL: thay vì tiếp cận quản lý nhân sự, luận án chọn cách tiếp cận PTNNL để nghiên cứu các giải pháp PTĐNGV lĩnh vực KHTN trong các đại học định hướng nghiên cứu nhằm đảm bảo tính chiến lược. - Tiếp cận chuẩn hóa: yêu cầu chuẩn hóa, chuyên nghiệp hóa ĐNGV là một đòi hỏi tất yếu trong PTĐNGV. Luận án xây dựng KNL của GV lĩnh vực KHTN trong các ĐH theo ĐHNC để xác định mức độ đáp ứng các yêu cầu cơ bản về năng lực và đề xuất các giải pháp PTĐNGV lĩnh vực KHTN trong phạm vi nghiên cứu. 4
  19. - Tiếp cận năng lực: nghiên cứu và vận dụng tích hợp các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có đối với GV lĩnh vực KHTN trong các ĐH theo ĐHNC để giúp họ có thể thực hiện tốt nhiệm vụ. Tiếp cận năng lực của GV là xác định các tiêu chuẩn năng lực, các tiêu chí cần phải có khi hoạt động nghề nghiệp của ĐNGV. Từ đó chuyển hóa các tiêu chuẩn năng lực của họ vào hoạt động PTĐNGV như: hoạch định; tuyển dụng, sử dụng; đào tạo, bồi dưỡng; đánh giá và tạo động lực cho ĐNGV lĩnh vực KHTN trong các ĐH theo ĐHNC phát triển. - Tiếp cận phức hợp dựa trên các lý thuyết khác nhau: luận án sử dụng một số tiếp cận từ góc độ tâm lý học và giáo dục học. 11. Phương pháp nghiên cứu 11.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu các tài liệu, các công trình khoa học, các các văn bản pháp quy có liên quan đến nội dung nghiên cứu của Luận án. 11.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra bằng bảng hỏi; phỏng vấn trực tiếp để khảo sát về thực trạng ĐNGV lĩnh vực KHTN và PTĐNGV lĩnh vực KHTN, các yếu tố ảnh hưởng đến PTĐVGV lĩnh vực KHTN. - Nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, kinh nghiệm qua hệ thống website, các văn bản hành chính của các Đại học Quốc gia nhằm khẳng định thêm kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi. - Thử nghiệm kết quả nghiên cứu để đánh giá tính cần thiết, khả thi của các giải pháp đề xuất. - Phương pháp toán thống kê, thu thập và phân tích xử lý số liệu bằng bảng biểu, biểu mẫu, biểu đồ và phần mềm SPSS. 12. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục và danh mục các công trình đã công bố, nội dung luận án gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về PTĐNGV lĩnh vực KHTN trong các ĐH theo ĐHNC; Chương 2. Cơ sở thực tiễn về PTĐNGV lĩnh vực KHTN trong các ĐH theo ĐHNC; Chương 3. Giải pháp PTĐNGV lĩnh vực KHTN trong các ĐH theo ĐHNC. 5
  20. Chương 1 . CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN LĨNH VỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN TRONG CÁC ĐẠI HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực theo năng lực và phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đại học nghiên cứu 1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực theo năng lực và phát triển đội ngũ giảng viên theo năng lực PTNNL dựa trên năng lực (Competency - Based Human Resource Management) là cách tiếp cận quản lý thể hiện sự đáp ứng đối với những thay đổi về hiệu quả và văn hóa tổ chức đang diễn ra tại nhiều quốc gia phát triển, khởi đầu từ Anh quốc rồi lan rộng ra các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và nhiều nước đang phát triển. Tác phẩm “Professional Development For Educational Management Leadership and management in education” của các tác giả Kydd Lesley, Crawford Megan, Riches Colin (1997), cung cấp cả quan điểm lý thuyết và thực tiễn về các thành phần chính của sự phát triển nghề nghiệp trong sự liên kết giữa kiến thức với kỹ năng và khả năng. Các nhà quản lý giáo dục phải xem xét các hệ thống và nhiệm vụ mà họ phải thực hiện trong việc quản lý sự phát triển nghề nghiệp: từ việc chọn đúng người cho công việc đến thiết lập các hệ thống thẩm định phù hợp. Bernard Wyne và David Stringer (1997) trong cuốn sách A Competency Based Approach to Training and Development cho rằng năng lực là kĩ năng, hiểu biết, hành vi, thái độ được tích lũy mà một người sử dụng để đạt được kết quả công việc mong muốn. The art and science of competency models của Lucia và Lepsinger (1999) đề cập đến năng lực là công cụ nhận diện các kỹ năng, kiến thức, thái độ và đặc tính cá nhân cần có để thực thi hiệu quả một vai trò trong tổ chức, qua đó giúp tổ chức đạt được mục tiêu chiến lược đề ra. David D. Dubois, William J. Rothwell (2004) trong Competency based Humanresource management phân tích năng lực bao gồm kiến thức, kỹ năng, hình 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2