intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đội ngũ giảng viên dựa vào năng lực ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:265

25
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lí luận về quản lý ĐNGV dựa vào năng lực, tổ chức đánh giá thực trạng quản lý ĐNGV dựa vào năng lực ở một số Trường Cao đẳng VHNT, đề xuất biện pháp quản lý ĐNGV dựa vào năng lực ở Trường Cao đẳng VHNT nhằm nâng cao mức độ đáp ứng của ĐNGV với yêu cầu ngày càng cao trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành VHNT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đội ngũ giảng viên dựa vào năng lực ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC ­­­­­˜˜˜­­­­­ VŨ TIẾN DŨNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN DỰA VÀO  NĂNG LỰC  Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ  THUẬT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
  2. 2 HÀ NỘI ­ 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC ­­­­­˜˜˜­­­­­ VŨ TIẾN DŨNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN DỰA VÀO  NĂNG LỰC  Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ  THUẬT Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9 14 01 14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC 2
  3. Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thành Vinh PGS.TS Đặng Thành Hưng HÀ NỘI ­ 2021
  4. 4 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án “Quản lý đội ngũ giảng viên dựa vào năng lực   ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật” là công trình nghiên cứu độc lập   của riêng tôi, được thực hiện nghiêm túc dưới sự  hướng dẫn của PGS.TS.  Nguyễn Thành Vinh và PGS.TS. Đặng Thành Hưng. Các tài liệu, số liệu và  kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.  Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu luận án này có những sai sót, vi phạm  pháp luật và Qui chế đào tạo trình độ tiến sĩ.  Tác giả luận án VŨ TIẾN DŨNG
  5. 5 LỜI CẢM ƠN Tác giả luận án trân trọng cảm  ơn Ban Giám đốc Học viện Quản lý  giáo dục, lãnh đạo Phòng Đào tạo sau đại học và Khoa Quản lý giáo dục   cùng toàn thể quý thầy cô đã tham gia giảng dạy, hướng dẫn, tạo điều kiện   thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận  án. Tôi chân thành bày tỏ lòng biết  ơn sâu sắc đến hai Thầy hướng dẫn  luận án, PGS.TS. Nguyễn Thành Vinh và PGS.TS. Đặng Thành Hưng,  những chuyên gia đã luôn theo sát, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá   trình nghiên cứu và thực hiện luận án.  Tôi trân trọng cảm  ơn Ban Giám hiệu, quí thầy cô, cán bộ, giảng  viên   và   sinh   viên   các   trường:   Trường   Cao   đẳng   Nghệ   thuật   Hà   Nội;  Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc; Trường Cao đẳng Văn hóa  Nghệ thuật Đà Nẵng và Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ  thuật thành phố  Hồ  Chí Minh đã giúp đỡ  tôi rất nhiều trong công tác điều tra, khảo sát và   thực hiện luận án.  Tôi chân thành cảm  ơn các đồng nghiệp, bạn hữu, gia đình đã khích  lệ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên  cứu luận án của mình. Tác giả luận án VŨ TIẾN DŨNG
  6. 6 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CBQL  : Cán bộ quản lý CĐ : Cao đẳng ĐH : Đại học ĐNGV : Đội ngũ giảng viên GDĐH : Giáo dục đại học GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GDNN : Giáo dục nghề nghiệp GV : Giảng viên HSSV : Học sinh sinh viên LĐTB&XH : Lao động Thương binh và Xã hội  NCKH : Nghiên cứu khoa học NSƯT : Nghệ sĩ ưu tú NSND : Nghệ sĩ nhân dân QLGD : Quản lý giáo dục SV : Sinh viên ThS : Thạc sĩ TS : Tiến sĩ TC : Trung cấp UBND : Ủy ban nhân dân VHNT&DL : Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch VHTT&DL : Văn hóa Thể thao và Du lịch VHNT : Văn hóa nghệ thuật XHH : Xã hội hóa
  7. 7 MỤC LỤC
  8. 8 DANH MỤC BẢNG
  9. 9 DANH MỤC HÌNH
  10. 10 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đổi mới quản lý giáo dục đại học (GDĐH) là một trong những nội   dung và giải pháp của lộ  trình đổi mới GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006­ 2020. Theo đó, quản lý GDĐH theo hướng tăng quyền tự  chủ, nâng cao  trách nhiệm xã hội và thúc đẩy năng lực cạnh tranh của từng trường đại  học (ĐH) cũng như  toàn bộ  hệ  thống; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ  quản lý Nhà nước về  giáo dục, đồng thời đổi mới quản lý  ở  cấp trường  theo hướng: Trường ĐH được quyền tự  chủ  về  đào tạo, nghiên cứu khoa   học (NCKH), tổ  chức, nhân sự, tài chính, hợp tác quốc tế; tập trung phần  lớn thẩm quyền ra quyết định cho cấp trường nhằm nâng cao trách nhiệm  xã hội  của trường  ĐH.  Thủ  tướng Chính phủ  ban hành  Quyết  định số  711/QĐ­TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011­2020” (2012)  [27]; Nghị quyết số 14/2005/NQ­CP về “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo   dục đại học  ở  Việt Nam giai đoạn 2006­2020”  (2005) [29], trong đó Bộ  Giáo dục và đào tạo chủ trì xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể theo các giai  đoạn của kế  hoạch phát triển kinh tế  để  thực hiện các đề  án chi tiết đổi   mới GDĐH.  Những đổi mới này nhằm khắc phục những hạn chế  trong   quản lý GDĐH theo cơ chế  tập trung, bao cấp trước đây. Cơ  chế  quản lý  tập trung, bao cấp một thời gian dài  ở  nước ta khiến các trường ĐH, cao  đẳng (CĐ) hiện nay vẫn chịu  ảnh hưởng của quản lý hành chính nhân sự  trong mọi hoạt động quản lý, điều hành nhà trường.  Yêu cầu về  đổi mới quản lý GDĐH hiện nay tất yếu sẽ đặt ra yêu  cầu phải đổi mới quản lý đội ngũ giảng viên (ĐNGV) ở các cơ  sở GDĐH,  trong đó có các trường CĐ. Nghiên cứu để chuyển quản lý ĐNGV từ quản   lý hành chính nhân sự  sang quản lý nguồn nhân lực, quản lý dựa vào năng 
  11. 11 lực là nhiệm vụ trọng tâm của các trường đại học, CĐ Việt Nam. Các công   trình nghiên cứu của Cao Danh Chính (2012) [21]; Nguyễn Thế Dân (2016)  [35];  Nguyễn  Hữu Dũng     (2001)   [38]; Nguyễn  Ngọc Hùng  (2006)   [66];   Đặng  Thành Hưng (2012) [69], (2014) [72]; Nguy ễn Bách Thắng (2015)   [93]... đã nêu những vấn đề  lí luận và thực tiễn về  quản lý, phát triển  ĐNGV trong bối cảnh hiện nay . Quá trình quản lý ĐNGV theo   hướ ng  tiếp cận năng lực  ở  nướ c  ta  đã tích lũy đượ c nhiều kinh nghiệm th ực  tiễn và khái quát đượ c những vấn đề  lý luận quan trọng.  Các công trình  nghiên cứu theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực, tiếp cận quản lý dựa  vào năng lực trong giáo dục và nhà trườ ng đã bắt đầu đượ c xem xét  ở  Việt Nam nhưng thực sự ch ưa được nghiên cứu sâu sắc. Hoạt động văn hóa, nghệ  thuật luôn là lĩnh vực được Đảng, Nhà  nước và xã hội ta quan tâm. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành  trung  ương Đảng Khóa XI về  Xây dựng và phát triển văn hóa, con người   Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã xác định: “Xây  dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ  văn hóa. Coi trọng quy hoạch,   đào tạo, bồi dưỡng, bố  trí cán bộ  lãnh đạo, quản lý văn hóa, cán bộ  làm   công tác khoa học, chuyên gia đầu ngành, cán bộ   ở  cơ  sở. Quan tâm xây   dựng các trường Văn hóa, Nghệ  thuật, tạo chuyển biến cơ  bản về  chất   lượng và quy mô đào tạo. Hình thành một số  cơ  sở  đào tạo đại học, trên   đại học trọng điểm, đạt chuẩn khu vực và quốc tế” (2014) [44]. Những nhiệm vụ trên đòi hỏi cao đối với hoạt động đào tạo và quản  lý các cơ  sở  đào tạo văn hóa nghệ  thuật (VHNT), trong  đó có quản lý  ĐNGV các trường VHNT. Vấn đề bức xúc đặt ra cho công tác đào tạo của   ngành VHNT  là phải  kết hợp quản lý  ĐNGV với tập trung giải quyết  nhiệm vụ  phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo số  lượng giảng viên (GV)  thay thế số hao hụt tự nhiên hàng năm và bổ sung ĐNGV có trình độ  ngày 
  12. 12 càng cao để  đáp  ứng với tình hình mới. Trong khi đó, ĐNGV là lực lượng   chủ  công trong lĩnh vực này còn những tồn tại, hạn chế: Số  lượng GV  trong các trường ĐH, cao đẳng VHNT hiện nay còn thiếu rất nhiều; chưa  cân đối về độ  tuổi, ngành nghề; trình độ, học hàm, học vị  còn thấp so với   mặt bằng chung của các trường đại học, CĐ công lập thuộc hệ thống giáo  dục quốc dân; một bộ phận GV còn hạn chế về kiến thức và kỹ năng hoạt   động thực tiễn nghề  nghiệp, đặc biệt là về  nghiệp vụ  sư  phạm. Những  tồn tại này ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng đào tạo của cac c ́ ơ sở đao ̀  ̣ tao nhân lực VHNT. Quản lý ĐNGV trong các Trường Cao đẳng VHNT hiện nay nhìn  chung vẫn theo chế độ quản lý hành chính tập trung, bao cấp cua đât n ̉ ́ ươc. ́  Bối cảnh đổi mới quản lý giáo dục (QLGD) ĐH hiện nay đặt ra cac yêu ́   cầu phải đổi mới quản lý ĐNGV để  đap  ́ ưng phù h ́ ợp với mục tiêu, yêu   ̀ ủa giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế. Đã có một số  công trình  câu c nghiên cứu (luận án, đề tài) được thực hiện theo những tiếp cận mới như  quản lý đào tạo theo tiếp cận chất lượng tổng thể, quản lý đào tạo hay  quản lý ĐNGV theo tiếp cận chuẩn hóa, quản lý chương trình đào tạo theo  tiếp cận đảm bảo chất lượng, quản lý chất lượng nhà trường theo tiếp cận   ISO, quản lý nhà trường theo tiếp cận văn hóa tổ chức... Song còn thiếu các 
  13. 13 công trình nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về quản lý ĐNGV dựa  vào năng lực ở các Trường Cao đẳng VHNT. Với các lí do trên, đề  tài:  “Quản lý đội ngũ giảng viên dựa vào   năng lực  ở  Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ  thuật"  được lựa chọn để  nghiên cứu luận án tiến sĩ QLGD nhằm góp phần làm sáng tỏ  quan niệm   khoa học và cách thức quản lý ĐNGV dựa vào năng lực trong giáo dục nói  chung và các Trường Cao đẳng VHNT nói riêng. 2. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lí luận về quản lý ĐNGV dựa vào năng lực, tổ  chức  đánh giá thực trạng quản lý ĐNGV dựa vào năng lực  ở  một số  Trường Cao  đẳng VHNT, đề  xuất biện pháp quản lý ĐNGV dựa vào  năng lực ở Trường Cao đẳng VHNT nhằm nâng cao mức độ đáp ứng của   ĐNGV với yêu cầu ngày càng cao trong việc chu ẩn b ị  ngu ồn nhân lực   chất lượng cao cho ngành VHNT. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật  3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật  dựa vào năng lực. 4. Giả thuyết khoa học Trong những năm qua, các Trường Cao đẳng VHNT đã quan tâm phát  triển ĐNGV. Nhưng đứng trước yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ và nâng cao  chất lượng đào tạo thì ĐNGV các  Trường Cao đẳng VHNT còn bộc lộ  nhiều bất cập. Nếu triển khai đồng bộ  các biện pháp quản lý từ  việc tổ 
  14. 14 chức khung năng lực nghề nghiệp GV làm cơ  sở  để  quy hoạch và tổ  chức  đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá GV và xây dựng chính sách tạo động lực cho  GV các  Trường Cao đẳng VHNT thì  quản lý  ĐNGV  dựa vào năng lực  ở  Trường Cao đẳng VHNT là cách tiếp cận quản lý thể hiện sự đáp ứng đối  với những thay đổi về  hiệu quả  và văn hóa tổ  chức trong bối cảnh hiện   nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu  ­ Hệ thống hóa cơ sở lí luận về quản lý đội ngũ giảng viên dựa vào  năng lực ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật.  ­ Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên dựa vào  năng lực ở các Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật. ­ Đề xuất các biện phap  ́ quản lý đội ngũ giảng viên dựa vào năng lực   ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật.  ­ Tổ chức khảo nghiệm các biện pháp đã đề xuất và thử nghiệm tính  khả thi của một biện pháp. 6. Câu hỏi nghiên cứu ­ Đặc thù của ĐNGV và quản lý ĐNGV ở Trường Cao đẳng  Văn hóa  Nghệ thuật là gì? ­ Quản lý ĐNGV dựa vào năng lực  ở  Trường Cao đẳng Văn hóa   Nghệ  thuật có ý nghĩa, tầm quan trọng như  thế  nào đối với sự  phát triển   bền vững và hiệu quả của nhà trường?  ­ Đội ngũ giảng viên  ở  Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ  thuật và  quản lý ĐNGV dựa vào năng lực  ở  các Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ  thuật hiện nay có những điểm mạnh và hạn chế nào? Tại sao?
  15. 15 ­ Làm thế  nào để  quản lý ĐNGV dựa vào năng lực  ở  Trường Cao   đẳng Văn hóa Nghệ thuật hiệu quả, góp phần cải thiện chất lượng nguồn  nhân lực trong nhà trường? 7. Phạm vi nghiên cứu ­ Không đi sâu nghiên cứu về  năng lực, khung năng lực mà chỉ  xác   định   tiếp   cận   năng   lực   làm   định   hướng   cho   quản   lý   ĐNGV   cao   đẳng  VHNT. ­ Nội hàm của thuật ngữ quản lý đội ngũ được xác định là một trong  những nội dung của quản lý nhân lực trong các Trường Cao đẳng VHNT. ­ Các biện pháp quản lý được giới hạn của các chủ  thể  quản lý cấp  trường. ­ Phạm vi nghiên cứu và khảo sát  ở  04 Trường Cao đẳng VHNT là  đại diện cho các vùng, miền trên cả nước trong đó có cả vùng dân tộc thiểu   số, đồng thời 04 trường này trực thuộc cấp quản lý khác nhau, cụ thể:  1) Trương Cao đ ̀ ẳng Văn hóa Nghệ  thuật Tây Băc tr ́ ực thuộc Bộ  VHTT&DL quản lý. Khu vực miền núi Tây Bắc. 2) Trương Cao đ ̀ ẳng Nghê thuât Hà N ̣ ̣ ội trực thuộc UBND Thành phố  Hà Nội quản lý. Khu vực miền Bắc.  3) Trương Cao đ ̀ ẳng Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng trực thuộc UBND  Thành phố Đà Nẵng quản lý. Khu vực miền Trung. 4) Trương Cao đ ̀ ẳng Văn hóa Nghệ  thuật Thành phố  Hồ  Chí Minh  thuộc Sở  Văn hóa và Thể  thao Thành phố  Hồ  Chí Minh trực tiếp quản lý  hành chính và theo dõi các hoạt động; UBND Thành phố Hồ Chí Minh quản  lý nhân sự. Khu vực miền Nam.  8. Phương pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp luận 
  16. 16 8.1.1. Tiếp cận hệ thống  Theo phương pháp tiếp cận này, có thể nhận thấy quản lý ĐNGV là  một quá trình chịu sự  tác động trực tiếp của nhiều yếu tố  khác nhau từ  cơ  chế, chính sách đến quản lý, sử  dụng GV. Việc quản lý ĐNGV dựa   vào năng lực phải nằm trong h ệ  th ống qu ản lý   nguồn nhân lực  cũng là  một hệ  thống bao gồm nhi ều y ếu tố  có liên hệ  mật thiết với nhau tạo   thành một chính thể  trong mối quan h ệ c ủa các yếu tố  đó. Vì vậy, việc   nghiên cứu đề  tài phải kết hợp được nhiều yếu tố, các mặt khác nhau  trong quản lý  ĐNGV đặt trong một mối quan h ệ  bi ện ch ứng   để  định  hướng xây dựng quan niệm khoa h ọc và các biện pháp quản lý ĐNGV  dựa trên tính nhất  quán của cả  hệ  thống quản lý nhà trườ ng tại cấp   trườ ng. 8.1.2. Tiếp cận quản lý nguồn nhân lực   Vấn   đề   quản   lý   ĐNGV   dựa   vào   năng   lực   ở   Trường   Cao   đẳng  VHNT thực chất  là quản lý  nguồn nhân lực trong môi trường đào tạo  VHNT. Do vậy, việc quản lý này phải được thực hiện theo một quy trình  chặt chẽ, từ  quy hoạch, tuyển chọn, b ố  trí sử  dụng, đào tạo bôi dưỡng  đến kiểm tra đánh giá để  hướng các biện pháp quản lý ĐNGV đảm bảo  về số lượng, chất lượng (năng lực, phẩm chất nghề nghiệp) đáp ứng yêu  cầu thực hiện những mục tiêu phát triển của nhà trường. Trong đó, tiếp  cận năng lực là cơ sở để thiết kế khung lí thuyết và các biện pháp quản lý  ĐNGV dựa vào năng lực ở Trường Cao đẳng VHNT. 8.1.3. Tiếp cận thực tiễn ­ Tiếp cận lịch sử  ­ logic, khi nghiên cứu về  quản lý ĐNGV luận án  cần phải  dựa trên những quan  điểm quản lý ĐNGV của  Đảng và Nhà  nước, yêu cầu phát triển GDĐH trong bối cảnh hiện nay. Phân tích những 
  17. 17 vấn đề cơ bản của truyền thống văn hoá, điều kiện kinh tế ­ xã hội để làm  cơ sở cho các nghiên cứu về quản lý ĐNGV trong giáo dục.  ­ Tiếp cận văn hóa tổ chức để nhấn mạnh khía cạnh văn hóa đặc thù  trong quản lý ĐNGV tại loại hình Trường Cao đẳng VHNT. 8.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 8.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận ­ Phương pháp hồi cứu, so sánh tổng quan  lí luận để xem xét, chọn lọc những quan niệm, quan điểm và nguyên tắc lí  luận, chính trị ­ xã hội phù hợp  ­ Phương pháp phân tích lịch sử  ­ logic để  xác định và thiết kế  logic nghiên cứu, phương pháp luận và giả  thuyết  nghiên cứu. ­ Phương pháp phân tích, khái quát hóa, tổng hợp các vấn đề  về  lí  luận, về  ĐNGV, quản lý ĐNGV  ở  Trường Cao đẳng VHNT để  xây dựng   khung lí thuyết và hệ thống khái niệm, quan điểm. 8.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn ­ Phương phap điêu tra kh ́ ̀ ảo sát để  đánh  giá thực trạng quản lý ĐNGV theo tiếp cận năng lực tại một số  Trường   Cao đẳng VHNT. Để thông tin mang tính đại diện, tác giả luận án đã thực  hiện khảo sát, nghiên cứu điển hình  ở  04 Trường   Cao đẳng VHNT  đóng  trên địa bàn các  Tỉnh, Thành phố  trực thuộc Trung  ương, các vùng, miền,  khu vực khác nhau trong đó có vùng dân tộc thiểu số với một số phiếu hỏi   ́ ượng nghiên cưu đa xac đinh. cho đôi t ́ ̃ ́ ̣ ­ Phương pháp phỏng vấn sâu, tác giả luận án đã lựa chọn mẫu đại  diện trong số  các CBQL, các  chuyên gia trong lĩnh vực QLGD và một số  GV đại diện cho các Trường Cao đẳng VHNT có trình độ học hàm, học vị  khác nhau qua kĩ thuật sử  dụng bảng hỏi, phỏng vấn để  đánh giá và điều 
  18. 18 chỉnh kết quả nghiên cứu lí luận, kết quả  đánh giá thực trạng và các biện  pháp quản lý. ­ Phương pháp quan sát để thu nhận thông tin thực tiễn có liên quan  đến công tác quản lý  nguồn nhân lực  trong môi trường nghệ  thuật nói  chung và công tác quản lý ĐNGV ở các Trường Cao đẳng VHNT nói riêng   hỗ trợ cho việc kiểm chứng các lí thuyết, các giả thuyết mà luận án đã đặt  ra. ­ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm để  bổ  sung dữ  liệu đánh giá   thực trạng và bối cảnh thực tiễn qua các kĩ thuật phân tích hồ sơ, thu thập  dữ liệu thống kê, phỏng vấn, tọa đàm... ­ Phương pháp nghiên cứu các tác phẩm về khoa học QLGD, giáo dục  học... trong và ngoài nước; Các công trình NCKH quản lý giáo dục của các  Nhà khoa học, các Nhà QLGD, các Nhà giáo có liên quan đến đề tài như các  luận án, các báo cáo khoa học, các bài báo khoa học... Các tài liệu trên được tác giả  luận án phân tích, tóm tắt và trích dẫn  phục vụ cho việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 8.2.3. Các phương phap khác b ́ ổ trợ ­ Phương pháp xử lí số liệu bằng phần mềm thống kê. ­ Phương pháp đánh giá dữ liệu bằng sử dụng toán thống kê. 9. Những luận điểm bảo vệ ­ Trong bối cảnh đổi mới GDĐH hiện nay, quản lý ĐNGV dựa vào  năng lực là một tiếp cận có hiệu quả để nâng cao chất lượng quản lý nhân  sự và phát triển ĐNGV các Trường Cao đẳng VHNT. ­ Đội ngũ giảng viên các Trường Cao đẳng VHNT còn thiếu về  số  lượng, chưa cân đối về độ tuổi, ngành nghề; trình độ, học hàm, học vị còn   thấp so với mặt bằng chung của các trường đại học, CĐ công lập thuộc hệ 
  19. 19 thống giáo dục quốc dân; về kiến thức, kỹ năng hoạt động thực tiễn nghề  nghiệp còn hạn chế. ­ Để  quản lý ĐNGV dựa vào năng lực  ở  Trường Cao đẳng VHNT  cần phải thiết lập được Khung năng lực GV cao đẳng VHNT và dựa vào   khung năng lực này để quản lý ĐNGV và phát triển nguồn nhân lực giảng  dạy ở cấp trường sẽ có hiệu quả cao hơn.  10. Đóng góp mới của luận án ­ Xác định quan niệm khoa học về  tiếp cận năng lực trong quản lý  ĐNGV dựa vào năng lực  ở  Trường Cao đẳng VHNT, trong đó chỉ  rõ bản   chất, nguyên tắc và nội dung quản lý ĐNGV dựa vào năng lực tại cấp  trường. ­ Phát hiện những khía cạnh chưa phù hợp trong thực tiễn quản lý  ĐNGV  ở  một số  Trường Cao đẳng VHNT có liên quan đến nhận thức,  cách làm và hiệu quả. ­ Khung năng lực của GV Trường cao đẳng VHNT và các biện pháp  đề xuất trong luận án sẽ là tài liệu tham khảo, công cụ quản lý hữu ích đối  với lãnh đạo, CBQL, giảng viên các trường CĐ nói chung, trường CĐ khối  ngành Nghệ thuật nói riêng. 11. Cấu trúc luận án  Ngoài phần mở  đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham   khảo và phụ lục, luận án được trình bày trong 3 chương sau: Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý đội ngũ giảng viên dựa vào năng   lực ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật. Chương 2: Thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên dựa vào năng lực   ở các Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật.
  20. 20 Chương 3: Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên dựa vào năng lực ở  Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2