intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc

Chia sẻ: Kim Cương KC | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:200

42
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trình bày cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng dân tộc thiểu số; đặc điểm địa bàn và thực trạng nhà ở vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc; một số giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng Dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ====***==== CẦM ANH TUẤN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHÀ Ở ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ====***==== CẦM ANH TUẤN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHÀ Ở ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC TÂY BẮC Chuyên ngành: QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 9310110 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ THỊ HẢI HÀ HÀ NỘI - 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày 3 tháng 3 năm 2021 Nghiên cứu sinh Cầm Anh Tuấn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin được bày tỏ sự cám ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đỗ Thị Hải Hà, người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu. Tác giả xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo, các giảng viên Khoa Khoa học quản lý - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; các nhà khoa học, các thầy cô làm việc tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân, đã có những góp ý quý báu giúp tác giả hoàn thiện luận án. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo và cán bộ Viện Sau đại học - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập. Đồng thời tác giả xin chân thành cám ơn tập thể lãnh đạo và đồng nghiệp tại Khoa Khoa học quản lý đã động viên, khích lệ và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành công trình nghiên cứu này. Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn các thành viên trong gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện và đồng hành cùng tác giả trong quá trình nghiên cứu. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 3 tháng 3 năm 2021 Nghiên cứu sinh Cầm Anh Tuấn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. viii DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................x MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...............................................................7 1.1. Tổng quan nghiên cứu về nhà ở và chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng DTTS ...........................................................................................................7 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về nhà ở .......................................................................7 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân Vùng DTTS ...8 1.1.3. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạch định và thực thi chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng DTTS ...........................................13 1.2. Tổng quan nghiên cứu về đánh giá chính sách hỗ trợ nhà ở nói chung và đối với người dân vùng DTTS nói riêng........................................................................15 1.2.1. Nghiên cứu về đánh giá tác động của chính sách nhà ở ................................15 1.2.2. Nghiên cứu sự hài lòng của dân cư với chất lượng dịch vụ công và dịch vụ nhà ở .........................................................................................................................17 1.2.3. Một số nghiên cứu liên quan đến đánh giá chính sách cho vùng DTTS phía Bắc ....20 1.3. Khoảng trống nghiên cứu ..................................................................................21 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..............................................................................................23 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHÀ Ở ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ ...........................................................24 2.1. Vùng dân tộc thiểu số và người dân vùng dân tộc thiểu số............................24 2.1.1. Dân tộc thiểu số ..............................................................................................24 2.1.2. Vùng dân tộc thiểu số .....................................................................................26 2.1.3. Người dân vùng dân tộc thiểu số....................................................................27 2.2. Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng DTTS ................................29
  6. iv 2.2.1. Khái niệm, căn cứ hình thành chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng DTTS ...............................................................................................................29 2.2.2. Mục tiêu, và nguyên tắc của chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS .32 2.2.3. Chủ thể và đối tượng của chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS ..33 2.2.5. Nhân tố ảnh hưởng tới chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc..............................................................................................................35 2.3. Cơ sở phân tích, đánh giá chính sách...............................................................38 2.3.1. Các cách tiếp cận trong đánh giá chính sách công .........................................38 2.3.2. Tiêu chí đánh giá chính sách ..........................................................................40 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..............................................................................................42 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................43 3.1. Khung nghiên cứu ..............................................................................................43 3.1.1. Khung nghiên cứu đánh giá chính sách Hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc............................................................................................43 3.1.2. Mô hình, thang đo và giả thuyết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người dân vùng DTTS với chính sách HTNO...........................................44 3.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................50 3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................50 3.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu .......................................................................53 3.3. Mô tả dữ liệu khảo sát .......................................................................................56 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..............................................................................................57 CHƯƠNG 4 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ THỰC TRẠNG NHÀ Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC TÂY BẮC ...................................................................58 4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội vùng DTTS khu vực Tây Bắc ..................58 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Bắc ..............................................................58 4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội vùng DTTS khu vực Tây Bắc .................................60 4.2. Thực trạng nhà ở, đất ở của người dân vùng DTTS khu vực Tây bắc.........69 4.2.1. Quy mô nhà ở .................................................................................................69 4.2.2. Tình trạng nhà ở .............................................................................................69 4.2.3. Nhu cầu hỗ trợ nhà ở, đất ở ............................................................................70 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ..............................................................................................73
  7. v CHƯƠNG 5 CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHÀ Ở ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC TÂY BẮC..........................................................74 5.1. Công tác hoạch định chính sách hỗ trợ nhà ở .................................................74 5.1.1. Sự cần thiết của chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc.....................................................................................................................74 5.1.2. Nội dung chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc .75 5.2. Công tác thực thi chính sách .............................................................................80 5.2.1. Tổ chức phân công nhiệm vụ thực thi chính sách ..........................................80 5.2.2. Huy động nguồn lực cho thực hiện chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS .83 5.2.3. Đánh giá về công tác triển khai chính sách HTNO ở cấp địa phương ...........85 5.3. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở giai đoạn 2011 - 2018 ................91 5.3.1. Kết quả hỗ trợ nhà ở, đất ở đối với người dân vùng DTTS ...........................91 5.3.2. Kết quả hỗ trợ vốn cho nhu cầu nhà ở, đất ở .................................................92 5.3.3. Kết quả công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chính sách HTNO .........93 5.3.4. Đánh giá khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ nhà ở của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc............................................................................................94 5.3.5. Sự hài lòng của người dân đối với chính sách hỗ trợ nhà ở vùng DTTS khu vực Tây Bắc..............................................................................................................96 5.5. Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ nhà ở tới đời sống người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc ..........................................................................................106 5.5.1. Tác động của chính sách tới sự cải thiện cuộc sống ....................................106 5.5.2. Tác động của chính sách HTNO tới mức độ tiếp cận điều kiện vật chất cơ bản của cuộc sống ..................................................................................................110 5.5.3. Tác động của chính sách đối với vấn đề giảm nghèo...................................112 5.6. Đánh giá chung .................................................................................................113 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................115 CHƯƠNG 6 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHÀ Ở ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC TÂY BẮC ......116 6.1. Căn cứ xây dựng giải pháp .............................................................................116 6.1.1. Quan điểm, mục tiêu cho chính sách vùng DTTS .......................................116 6.1.2. Kết quả nghiên cứu chính.............................................................................119
  8. vi 6.2. Các giải pháp hoàn thiện chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc......................................................................................................120 6.2.1. Nhóm giải pháp về công tác hoạch định chính sách ....................................120 6.2.2. Nhóm giải pháp về thực thi chính sách ........................................................125 6.2.3. Nhóm giải pháp về đánh giá chính sách.......................................................128 KẾT LUẬN ................................................................................................................130 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN Á.............................................................................................................132 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................133 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... i
  9. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Bộ KH&ĐT Bộ Kế hoạch đầu tư Bộ LĐ&TBXH Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn CBCQ Cán bộ Chính quyền CTXH Chính trị Xã hội DTTS Dân tộc thiểu số EFA Phân tích nhân tố khám phá GRDP GDP tính theo vùng HĐ DT Hội đồng Dân tộc HTNO Hỗ trợ nhà ở HTNO Hỗ trợ nhà ở KTXH Kinh tế xã hội UB Ủy ban UBDT Ủy ban dân tộc VHLSS Khảo sát mức sống dân cư WB World Bank
  10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Diễn giải thang đo, căn cứ và giả thuyết tác động của các biến .................47 Bảng 3.2. Mô tả dữ liệu trong mẫu nghiên cứu ...........................................................56 Bảng 4.1. Tình trạng tiếp cận điện của các thôn thuộc các xã vùng DTTS năm 201960 Bảng 4.2. Hiện trạng đường giao thông của các thôn thuộc các xã vùng DTTS năm 2019....61 Bảng 4.3. Tỷ lệ xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia năm 2019 ...................................62 Bảng 4.4. Tỷ lệ xã vùng DTTS có nhà văn hóa của các vùng trong cả nước năm 2019...63 Bảng 4.5. Tỷ lệ trường học theo mức độ kiên cố năm 2019 .......................................64 Bảng 4.6. Dân số và lao động vùng DTTS khu vực Tây Bắc năm 2018 ....................64 Bảng 4.7. Địa bàn thuộc vùng Dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc 2015-2019 ...........65 Bảng 4.8. GRDP tính theo giá so sánh 2010 của khu vực Tây Bắc giai đoạn 2016-2018..66 Bảng 4.9. Thu nhập bình quân đầu người/tháng phân chia theo 5 nhóm thu nhập của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc 2016-2018 .................................67 Bảng 4.10. Tỷ lệ hộ DTTS nghèo và cận nghèo 2015-2019 .........................................68 Bảng 4..11. Mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo khu vực Tây Bắc................................................................................................68 Bảng 4.12. Diện tích nhà ở bình quân đầu người theo vùng kinh tế .............................69 Bảng 4.13. Tình trạng nhà ở theo các vùng kinh tế Việt Nam ......................................70 Bảng 4.14. Nhu cầu nhà ở, đất ở của các hộ dân vùng DTTS.......................................71 Bảng 4.15. Nhu cầu đất ở, của người dân vùng DTTS khu vực Tây bắc....................71 Bảng 5.1. Các Quyết định hỗ trợ nhà ở, đất ở đối với người dân vùng DTTS ...........75 Bảng 5.2. Ý kiến người dân về chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc................................................................................................79 Bảng 5.3. Phân công nhiệm vụ cơ quan cấp Bộ ..........................................................81 Bảng 5.4. Phân công nhiệm vụ cơ quan cấp địa phương ............................................82 Bảng 5.5. Ý kiến người dân về năng lực, trình độ của cán bộ chính quyền phụ trách công tác triển khai chính sách HTNO ........................................................85 Bảng 5.6. Ý kiến người dân về thái độ, trách nhiệm của cán bộ chính quyền trong triển khai thực hiện chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc................................................................................................86
  11. ix Bảng 5.7. Ý kiến người dân về quy trình, thủ tục làm việc của cơ quan chính quyền ....87 Bảng 5.8. Ý kiến người dân về thời gian làm việc của cơ quan chính quyền .............88 Bảng 5.9. Ý kiến người dân về vấn đề công khai, minh bạch trong triển khai chính sách HTNO của chính quyền địa phương ..................................................89 Bảng 5.10. Đánh giá của người dân về sự tham gia của người dân vào thực hiện triển khai chính sách ...........................................................................................90 Bảng 5.11. Kết quả hỗ trợ nhà ở, đất ở đối với người dân vùng DTTS cả nước ..........91 Bảng 5.12. Kết quả hỗ trợ đất ở cho người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc ............92 Bảng 5.13. Kết quả hỗ trợ vốn cho nhu cầu nhà ở, đất ở, chuyển đổi nghề nghiệp vùng DTTS cả nước ............................................................................................92 Bảng 5.14. Kết quả hỗ trợ vốn đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc ........93 Bảng 5.15. Mức độ cải thiện khả năng tiếp cận nhà ở (đất ở) của người dân sau triển khai chính sách HTNO ...............................................................................94 Bảng 5.16. Sự hài lòng của người dân về chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc..............................................................................96 Bảng 5.17. Chỉ số hài lòng của người dân với chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc ....................................................................97 Bảng 5.18. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo .......................................................98 Bảng 5.19. Kiểm định KMO and Bartlett's ...................................................................99 Bảng 5.20. Ma trận xoay nhân tố ..................................................................................99 Bảng 5.21. Kết quả kiểm định ANOVAa ....................................................................101 Bảng 5.22. Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân với chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc .......102 Bảng 5.23. So sánh mức độ cải thiện giữa hai nhóm hộ được hỗ trợ và không được hỗ trợ 108 Bảng 5.24. Kết quả thu nhập bình quân đầu người theo tháng của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc............................................................................109 Bảng 5.25. So sánh khác biệt trong khác biệt về thu nhập của các hộ dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc.......................................................................................110 Bảng 5.26. Mức độ tiếp cận điều kiện vật chất cơ bản khác của cuộc sống sau khi thực hiện chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc ........111
  12. x DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Chu trình chính sách .....................................................................................39 Hình 3.1. Khung nghiên cứu đánh giá chính sách Hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc ................................................................................43 Hình 3.2. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc với chính sách HTNO ...............................................................46 Hình 4.1. Khu vực Tây Bắc Việt Nam..........................................................................58 Hình 4.2. Hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giai đoạn 2016-2018 ...................................67 Hình 5.1. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện đời sống của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc sau khi có chính sách HTNO ................................................107 Hình 5.2. Kết quả tỷ lệ hộ nghèo khu vực Tây Bắc 2010 - 2019 ...............................112
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của nghiên cứu Nước ta có 53 dân tộc thiểu số (DTTS), với 13,4 triệu người, chiếm 14,6% dân số cả nước; sinh sống thành cộng đồng ở 51 tỉnh, thành phố, 548 huyện, 5.266 đơn vị hành chính cấp xã; đồng bào dân tộc thiểu số cư trú chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Duyên hải Miền trung, chiếm 3/4 diện tích của cả nước; là vùng núi cao, biên giới, có địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, nơi khó khăn nhất của nước ta; đồng thời cũng là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái. Do đó, trong nhiều năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm xoá đói, giảm nghèo, thu hẹp nhanh khoảng cách chênh lệch về đời sống vật chất và tinh thần giữa các vùng, các dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách cho việc phát triển kinh tế -xã hội Vùng DTTS như: Chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, phát triển sản xuất và ổn định đời sống cho người DTTS nghèo, hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn; ổn định cuộc sống cho người DTTS di cư tự phát; phát triển kinh tế - xã hội cho các DTTS rất ít người… Tuy nhiên, đến nay vùng DTTS vẫn là lõi nghèo của cả nước, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, thu nhập bình quân của hộ DTTS chỉ bằng 2/5 mức thu nhập bình quân của cả nước nhất là khu vực DTTS phía Bắc và Tây Nguyên, còn gần 865 ngàn hộ nghèo DTTS, chiếm tới 52,66% tổng số hộ nghèo cả nước (Chính phủ, 2018)… đòi hỏi Nhà nước cần quan tâm giải quyết để phát triển kinh tế - xã hội Vùng DTTS tiến tới thu hẹp khoảng cách về kinh tế, xã hội so với các khu vực khác. Một trong những yếu tố then chốt, tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đó là việc giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân. Đảng và Nhà nước luôn xác định nhu cầu nhà ở là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người, là một trong những yếu tố góp phần phát triển đất nước ta, coi đẩy mạnh phát triển nhà ở cho hộ nghèo, đặc biệt là người dân vùng DTTS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đó là chú trọng việc đẩy mạnh phát triển nhà ở cho hộ nghèo. Hiến pháp (1980) đã nêu “công dân có quyền có nhà ở” ... “Nhà nước mở rộng việc xây dựng nhà ở, đồng thời khuyến khích, giúp đỡ tập thể và công dân xây dựng nhà ở theo quy hoạch chung, nhằm thực hiện từng bước quyền đó. Việc phân phối diện tích nhà ở do Nhà nước quản lý phải công bằng, hợp lý”; Hiến pháp (2013) cũng nêu
  14. 2 “Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp”, “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở…”, và Nhà nước phải “có chính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở”. Trên cơ sở đó, trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã triển khai nhiều chương trình, đề án như Chương trình 134, Chương trình 135, Chương trình 167, Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số,… đến nay cũng đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận như: Chương trình 134 (giai đoạn 2004-2008) đã hỗ trợ 373.400 nhà ở cho hộ nghèo DTTS; Chương trình 167 (giai đoạn 2009-2012) có 224.000 hộ đồng bào DTTS được hỗ trợ, trong đó đã hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho gần 89 nghìn hộ nghèo DTTS trên địa bàn 62 huyện nghèo… Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt về nhà ở của người dân vùng DTTS vẫn chưa được giải quyết triệt để, theo kết quả tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ngày 22/6/2017, cho thấy trên phạm vi cả nước vẫn còn có hơn 1,98 triệu hộ nghèo chiếm 8,23% cả nước, trong đó điều đáng nói là còn hơn 740 nghìn hộ thiếu hụt về chỉ số chất lượng nhà ở và 571 nghìn hộ thiếu hụt về chỉ số diện tích ở chiếm lần lượt là 37,29% và 28,79% trong tổng số hộ nghèo trên cả nước và có tới gần 460 nghìn hộ nghèo thiếu hụt về nhà ở là người dân tộc thiểu số chiếm hơn 62% các hộ nghèo trong cả nước; mức tăng diện tích ở bình quân đầu người/m2 các Vùng DTTS vẫn thấp nhất cả nước chỉ gần 3m2/người. Tình trạng thiếu hụt nhà ở/đất ở là một trong những nguyên nhân khiến đời sống người dân không ổn định, tạo ra các hệ lụy tiêu cực trên nhiều phương diện. Lợi dụng tình trạng kém phát triển, kém hiểu biết, không có nơi ăn chốn ở cố định của người dân, nhiều phần tử xấu đã lợi dụng, kích động, dụ dỗ người dân từ bỏ nơi sinh sống để đến nơi khác tốt đẹp hơn. Điều này gây ra sự xáo trộn trong cộng đồng, khó khăn cho việc quản lý dân cư, đặc biệt là quản lý đường biên, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an ninh khu vực biên giới. Ngoài ra, nguy cơ gây phá vỡ các quy hoạch phát triển KTXH và hủy hoại môi trường sinh thái bằng nạn phá rừng, đốt nương, làm rẫy. Tiểu vùng Tây Bắc là một trong hai tiểu vùng thuộc khu vực thuộc trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng cả về an ninh, chính trị, quốc phòng, kinh tế và môi trường sinh thái của cả nước. Khu vực Tây Bắc cũng là nơi tập trung đông DTTS nhất trong 7 vùng của cả nước (trên 18%), nhưng thu nhập bình quân đầu người thấp nhất, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước, tỷ lệ diện tích nhà ở bình quân đầu người thấp nhất cả nước, tỷ lệ nhà tạm cao thứ hai trong 7 vùng (chỉ đứng sau vùng Đông Bắc).
  15. 3 Do vậy, hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng DTTS nói chung và khu vực Tây Bắc nói riêng là việc làm cấp thiết hiện nay. Bên cạnh đó, mặc dù chính sách HTNO đã thực hiện ở khu vực Tây Bắc trong nhiều năm, nhưng kết quả thực hiện hỗ trợ là rất thấp, giai đoạn 2016-2018, không có hộ nào được hỗ trợ nhà ở/đất ở theo số liệu thống kê của UBDT (2019), đặt ra câu hỏi về sự thành công của chính sách. Vì vậy, cần thiết phải thực hiện một nghiên cứu đánh giá chính sách HTNO cho người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc, qua đó cung cấp các sở cứ khoa học cho các cơ quan nhà nước và các tổ chức có liên quan về chính sách HTNO ở đối với vùng DTTS nói chung và vùng DTTS khu vực Tây Bắc nói riêng có các biện pháp điều chỉnh chính sách. Từ đó, góp phần giúp người dân vùng cải thiện khả năng tiếp cận nhà ở, cải thiện chất lượng nhà ở, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và thoát nghèo. Chính vì vậy, đề tài: “Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc” được lựa chọn để thực hiện cho nghiên cứu này. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc, từ đó đề xuất hoàn thiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc. Câu hỏi nghiên cứu Luận án nghiên cứu trả lời các câu hỏi: (i) Công tác hoạch định và triển khai chính sách nhà ở và chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc hiện nay như thế nào? (ii) Kết quả thực hiện chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc hiện nay ra sao? (iii) Tác động của chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc như thế nào? (iv) Những giải pháp nào có thể thực hiện để hoàn thiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc? 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: (i) Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc; (ii) Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc; (iii) Tác động của chính sách đến người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc.
  16. 4 4. Phạm vi nghiên cứu (i) Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu các chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc. (ii) Phạm vi không gian: Luận án thực hiện nghiên cứu tại vùng DTTS khu vực Tây Bắc. (iii) Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu các chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc tại Việt Nam (2008 - 2019) các giải pháp hoàn thiện chính sách đến 2025 và tầm nhìn đến 2030. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng kết hợp cả hai nhóm phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng nhằm hỗ trợ tích cực cho nhau trong việc hoàn thành mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Phương pháp này được thực hiện để thu thập các tài liệu liên quan tới lý thuyết, tổng quan và dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu. Phương pháp này giúp đưa ra khái quát tổng thể về vấn đề nghiên cứu. Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp phỏng vấn được thực hiện với các hộ dân vùng DTTS và miền Núi, các cán bộ thuộc các Bộ liên quan (Bộ xây dựng, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, UB Dân tộc) và các sở ban ngành địa phương các tỉnh lựa chọn điều tra. Phương pháp phỏng vấn được thực hiện nhằm: (i) tìm hiểu và phát hiện những khó khăn, thuận lợi khi triển khai chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng DTTS và miền Núi khu vực Tây Bắc; (ii ) phát hi ện ra những điều phù hợp và không phù hợp của chính sách hiện hành; (ii i) dự kiến chiều hướng phát triển của việc tiếp tục thực hiện chính sách. Kết quả tìm được là cơ sở để khai phá thêm biến mới hoặc sẽ cung cấp các dữ liệu chuyên sâu giải thích bổ sung cho kết quả nghiên cứu. Phương pháp khảo sát: Phương pháp này tiến hành khảo sát người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc, trong đó có các hộ được nhận hỗ trợ nhà ở và hộ không được nhận hỗ trợ từ chính sách nhà ở. Luận án khảo sát hộ về thông tin đặc điểm của hộ, các chỉ tiêu cơ bản về hộ như: việc làm, thu nhập, sức khỏe, chi tiêu, trình độ đào tạo...Các thông tin này phục vụ cho mục tiêu đánh giá tác động của chính sách đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc. Bên cạnh đó, các thông tin khảo sát về khả năng đáp ứng của chính sách với nhu cầu của người nghèo, các rào cản tiếp cận chính sách của người nghèo, và các ý kiến về sự hài lòng của người dân với chính sách cũng được thu thập để phục vụ mục tiêu nghiên cứu của luận án.
  17. 5 Phương pháp phân tích thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để phân tích thực trạng nhà ở và chính sách hỗ trợ nhà trong những năm qua;... phân tích mô tả: khả năng tiếp cận hỗ trợ nhà ở, mức độ hài lòng và các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ hài lòng về chính sách hỗ trợ nhà ở của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc. Trên cơ sở đó có thể đề xuất các giải pháp phù hợp trong việc gia tăng: hiệu quả tác động của chính sách, khả năng tiếp cận, sự hài lòng của người dân với chính sách hỗ trợ nhà ở tại vùng DTTS khu vực Tây Bắc. Phương pháp phân tích hồi quy: Nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy để xem xét tác động các yếu tố tới sự hài lòng của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc với chính sách hỗ trợ nhà ở. Với mục tiêu của đề tài, mô hình hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng nhằm cung cấp thêm các dẫn chứng thực nghiệm về tác động của các yếu tố tới sự hài lòng của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc (đối tượng thụ hưởng của chính sách hỗ trợ nhà ở). 6. Đóng góp của luận án Luận án đã thực hiện đánh giá chính sách HTNO theo chu trình chính sách từ công tác hoạch định chính sách, đến thực thi chính sách, đánh giá chính sách và đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc. Đồng thời, luận án đã đánh giá chính sách ở các khía cạnh: (i) Kết quả thực hiện hỗ trợ của chính sách; (ii) Khả năng tiếp cận của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc với chính sách HTNO; (iii) Đo lường mức độ hài lòng, chỉ số hài lòng; (iv) Ước lượng các yếu tố cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến mức độ hài lòng của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc đối với chính sách HTNO. Trong đó, luận án bổ sung thêm một số yếu tố mới để xem xét khả năng tác động của chính sách đến mức độ hài lòng của người dân: Sự tham gia của người dân vào chính sách, nhận được hỗ trợ, mức độ cải thiện đời sống, mức độ cải thiện thu nhập, khả năng tiếp cận nhà ở/đất ở. (v) Tác động của chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc tới đời sống, thu nhập và mức độ cải thiện khả năng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ cơ bản;
  18. 6 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm 6 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng dân tộc thiểu số Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Đặc điểm địa bàn và thực trạng nhà ở vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc Chương 5: Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc Chương 6: Một số giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng Dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc
  19. 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu về nhà ở và chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng DTTS 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về nhà ở Trong bản Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hợp Quốc đã nêu “Nhà ở luôn là một khát vọng đáng kể trong việc thể hiện gia đình và đầu tư rõ ràng nhất của hộ gia đình, nó đóng một trai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước và rất quan trọng đối với sự thịnh vượng của một quốc gia”. Theo Abd Aziz và cộng sự (2011), “Nhà ở là một tài sản có giá trị đáng kể, mang ý nghĩa đa chiều, đóng một vai trò nổi bật trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và là một địa điểm không gian của cuộc sống cá nhân và gia đình”. Mặc dù nhà ở là một nhu cầu bức thiết và mang nhiều ý nghĩa, nhưng việc tiếp cận nhà ở giá rẻ và đầy đủ vẫn là một thách thức không ngừng gia tăng trên toàn cầu (Beer và cộng sự, 2007). Vấn đề nhà ở giá rẻ, hay hỗ trợ nhà ở cho người có thu nhập thấp cần phải có sự can thiệp từ bàn tay của Chính phủ, theo Tuyên bố Vancouver (1976): “Chỗ ở và các dịch vụ đầy đủ là quyền cơ bản của con người, chính phủ có nghĩa vụ đảm bảo tất cả mọi người đều có được điều đó, bắt đầu bằng những hỗ trợ trực tiếp cho những người ít cơ hội nhất, thông qua những chương trình hướng dẫn hoạt động tự vươn lên và hành động cộng đồng”. Tác động của nhà ở đối với dân cư, đặc biệt là đến vấn đề sức khỏe, tâm lý hành vi, sự an toàn, nghèo đói… Newman và Goldman (2008) chỉ ra những người vô gia cư được coi là có nguy cơ cao nhất, với những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe tâm thần, dễ bị tổn thương và ít có khả năng thành công nhất. Nhiều người có vấn đề y tế nghiêm trọng, thường xuyên đến phòng cấp cứu tại bệnh viện (Kertesz và cộng sự, 2009). Các tình trạng mãn tính như hen suyễn và các bệnh lý hô hấp khác trở nên trầm trọng hơn bởi nhà ở không đạt tiêu chuẩn nơi nước xâm nhập và thông gió kém dẫn đến ẩm ướt và nấm mốc, điều kiện sống lạnh góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và sức khỏe kém (Younger và cộng sự, 2014). Xét về tiêu chuẩn nhà ở, ở mỗi quốc gia lại có những quy định và quan niệm khác nhau xuất phát từ khí hậu, văn hóa, mức độ đô thị hóa và phát triển kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến tiêu chuẩn nhà ở. Tuy nhiên, tựu chung lại tiêu chuẩn nhà ở đều dựa vào các tiêu chí và thỏa mãn về mặt không gian, kích thước, mật độ và đảm bảo thiết yếu, cơ bản nhất của người ở như môi trường, tính truyền thống, sức khỏe con người.
  20. 8 Theo Atkinson & Jacobs (2008), nhà ở tối thiểu phải đáp ứng những nhu cầu cơ bản, thiết yếu nhất của người cư ngụ như nơi cư ngụ, vấn đề về phúc lợi xã hội và chăm sóc sức khỏe. UNO (1969) cho rằng tiêu chuẩn về nhà ở xuất phát từ trình độ văn hoá của người dân. Đồng thời cũng có lập luận cho rằng tiêu chuẩn về nhà ở nên kết hợp các tính năng tốt nhất của thực tiễn truyền thống với nền kinh tế và tính hợp lý của kỹ thuật hiện đại. Hoàng Anh (2012) cho rằng “việc xác định quy mô cho những phương án nhà ở là một bài toán có nhiều tham số, tác động qua lại lẫn nhau. Đây là bước quyết định cho việc lựa chọn giải pháp không gian ở thích hợp nhất đối vừng từng loại nhà ở xã hội cụ thể”, ngoài ra theo tác giả “không gian ở tối thiểu là yếu tố quan trọng nhất khi xây dựng nhà ở. Nó được xác định bởi các quá trình công năng xuất phát trong cuộc sống (chuẩn bị thức ăn, nghỉ ngơi, vệ sinh...) bởi những nhu cầu sinh lý của con người (trao đổi không khí sạch, khả năng được chiếu sáng) và cuối cùng là sự tác động của các đặc điểm kinh tế xã hội”. WB (2015) đề xuất chương trình hỗ trợ nhà ở tự xây thông qua việc xây dựng các căn hộ cơ bản được gọi là “nhà ở cơ bản ban đầu”, nhắm tới “các hộ gia đình thu nhập thấp nhất ở các khu vực đô thị và ngoại ô và vùng nông thôn có hạ tầng tốt tại Việt Nam. Căn hộ cơ bản có thể là căn nhà một tầng với ít nhất một phòng 12m2 trở lên, có thể chuyển vào ở ngay và có thể cơi nới dần sau này tuỳ theo nhu cầu và sở thích thay đổi của các hộ gia đình. Căn hộ cơ bản cho phép những người có thu nhập thấp nhất, những người không thể tự xây nhà, có một sự khởi đầu trong quá trình nhà ở của họ với cơ sở hạ tầng cơ bản”. Nhà ở cơ bản ban đầu giảm thiểu tiêu cực phát sinh từ các giải pháp tự xây nhà hoàn toàn trong khu vực ổ chuột, chẳng hạn như các vấn đề y tế công cộng, và là chi phí hiệu quả hơn so với việc nâng cấp. 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân Vùng DTTS Nghiên cứu hướng vào tổng kết kinh nghiệm, thực tiễn chính sách của các quốc gia trên thế giới Chính sách nhà ở xã hội cho người dân tộc thiểu số, người có thu nhập thấp hoặc người dân nhập cư là một chính sách xã hội được trú trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới nhằm thể hiện sự nhân đạo của chế độ chính trị cũng như đảm bảo vấn đề trật tự trị an của các quốc gia. Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã tập trung khai thác vào các kinh nghiệm này, kể đến như: Najla Fathalia và Abdelnaser Omran (2018), Taichee Wonga và Charles Goldblumb (2016), Clinton Ohis Aigbavboa, Wellington Didi Thwala (2011) với các chính sách nhà ở theo hướng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2