intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Kequaidan5 Kequaidan5 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:173

99
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố trực thuộc Trung ương trong điều kiện hiện nay, đề tài đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Thành phố đến năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI VIỆT HƢNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2019
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI VIỆT HƢNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 62 34 04 10 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Nguyễn Quốc Thái 2. PGS.TS. Nguyễn Thị Nhƣ Hà HÀ NỘI - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Bùi Việt Hƣng
  4. ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN........................................................................................... 8 1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến luận án ...................... 8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án ......... 19 1.3. Kết quả đạt được của các công trình đã nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu .............................................................................. 23 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƢƠNG ................................................. 28 2.1. Khái quát về quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước cấp thành phố trực thuộc trung ương ...................................................................................................... 28 2.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước cấp thành phố trực thuộc trung ương ........................................................... 44 2.3. Kinh nghiệm của một số nước, thành phố về quản lý vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước và bài học rút ra cho thành phố hà nội........................................................................ 56 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI .......................... 70 3.1. Khái quát về vốn và bộ máy quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước của thành phố hà nội giai đoạn 2011-2018 ................................................................................................ 70 3.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước của thành phố hà nội giai đoạn 2011 - 2018 .............................................................................................. 86
  5. iii 3.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước của thành phố hà nội giai đoạn 2011 - 2018......................................................................... 107 Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI .......................................... 117 4.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước của thành phố hà nội trong thời gian tới .................................................................... 117 4.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước của thành phố hà nội ..................................................................................................... 129 4.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước của thành phố hà nội .............................................................................................. 147 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..................................................... 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 153 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 163
  6. iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQLDA : Ban quản lý dự án ĐTPT : Đầu tư phát triển ĐTXD : Đầu tư xây dựng GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GRDP : Tổng sản phẩm trên địa bàn GTVT : Giao thông vận tải HĐND : Hội đồng nhân dân KBNN : Kho bạc Nhà nước KCHT : Kết cấu hạ tầng KT-XH : Kinh tế - xã hội NSNN : Ngân sách nhà nước ODA : Vốn viện trợ phát triển chính thức PPP : Quan hệ đối tác công - tư QLNN : Quản lý nhà nước UBND : Ủy ban nhân dân USD : Đô la Mỹ XDCB : Xây dựng cơ bản
  7. v DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ của Hà Nội .................. 70 Bảng 3.2. Thu - chi ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2018 ....................................................................................... 72 Bảng 3.3. Vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN của thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2018 ..................................... 73 Bảng 3.4. Vốn đầu tư cho nâng cấp, mở rộng, xây mới KCHT giao thông đường bộ từ NSNN của thành phố Hà Nội giai đoạn 2011- 2018 ................................................................................................... 75 Bảng 3.5. Khối lượng chủ yếu thực hiện công tác bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ năm 2011-2018 .............................. 78 Bảng 3.6. Tổng hợp kinh phí duy tu, sửa chữa KCHT giao thông đường bộ thuộc nhiệm vụ chi cấp thành phố giai đoạn 2011-2018 ............. 79 Bảng 3.7. Tổng hợp số liệu dư tạm ứng theo kế hoạch vốn đầu tư phát triển KCHT GTĐB từ NSNN cấp thành phố trong giai đoạn 2011-2018 ......................................................................................... 94 Bảng 3.8. Tình hình thực hiện giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN cấp thành phố giai đoạn 2011-2018 ......................................................................................... 96 Bảng 3.9. Tình hình thực hiện quyết toán vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN cấp thành phố giai đoạn 2011- 2018 ................................................................................................... 99 Bảng 4.1. Dự kiến KH đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 của thành phố Hà Nội cho các dự án phát triển KCHT giao thông đường bộ ......................................................................................... 124
  8. vi DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Tổn thất vốn NSNN trong đầu tư xây dựng KCHT giao thông đường bộ ........................................................................... 50 Sơ đồ 3.1. Mô hình kiểm soát chi NSNN cho đầu tư XDCB tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội ................................................................. 83
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Hà Nội là Thủ đô, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của đất nước và là đầu mối giao thông của cả nước. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng (KCHT) giao thông đường bộ của Hà Nội đồng bộ, theo hướng hiện đại để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của Thủ đô đòi hỏi không chỉ ngân sách nhà nước (NSNN) phải đầu tư một khối lượng vốn lớn, mà còn phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước (QLNN) đối với vốn đầu tư từ NSNN để vốn đó được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. Nâng cao chất lượng QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN là vấn đề hết sức quan trọng. Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã ưu tiên đầu tư từ NSNN thành phố cho phát triển KCHT, nhất là KCHT giao thông đường bộ. Quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư từ NSNN cho phát triển KCHT giao thông đường bộ đã có những tiến bộ. Kế hoạch vốn và phân bổ vốn đầu tư từ NSNN thành phố nhìn chung phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển KCHT giao thông đường bộ của thành phố; vốn đầu tư từ NSNN được tập trung vào những công trình giao thông trọng điểm, công trình cấp bách giải quyết những bức xúc về giao thông đường bộ; công tác giải ngân, cấp phát vốn, thanh quyết toán vốn được thực hiện tích cực, nhìn chung đúng theo quy định và kịp thời; công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn từ NSNN được tăng cường, nhờ đó góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ NSNN, chống lãng phí, thất thoát vốn NSNN đầu tư cho phát triển KCHT giao thông đường bộ. Tuy vậy, QLNN đối với vốn đầu tư từ NSNN cho phát triển KCHT giao thông đường bộ của Thành phố trong thời gian qua còn những hạn chế, yếu kém. Tính khả thi của kế hoạch vốn đầu tư từ NSNN chưa cao, đầu tư còn dàn trải; tỷ lệ giải ngân vốn không cao, nên nhiều công trình giao thông chậm tiến độ, kéo dài; đội vốn, khi thanh quyết toán phải điều chỉnh tăng tổng dự toán của dự án; nhiều dự án giao thông chất lượng thấp; công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng
  10. 2 vốn đầu tư từ NSNN ở mức độ nhất định vẫn còn mang tính chất hình thức, việc xử lý các vi phạm gây lãng phí, thất thoát vốn NSNN chưa nghiêm. Nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư từ NSNN cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của thành phố Hà Nội là vấn đề cấp thiết hiện nay. Vì thế, tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội” làm đề tài luận án của mình. Đề tài này thực sự có ý nghĩa cả về lý luận và thực tế. 2 Mục đ ch và nhiệm vụ nghi n cứu c đ ch nghi n cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN trên địa bàn thành phố trực thuộc Trung ương trong điều kiện hiện nay, đề tài đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của Thành phố đến năm 2030. 2.2. Nhiệm v nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN cấp thành phố trực thuộc Trung ương. - Nghiên cứu kinh nghiệm QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN ở một số địa phương để rút ra bài học cho thành phố Hà Nội. - Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2011-2018, chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
  11. 3 - Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN của thành phố Hà Nội đến năm 2030. 3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN của cấp tỉnh, thành phố. Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu QLNN của chính quyền cấp thành phố trực thuộc Trung ương đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN của Thủ đô Hà Nội. Vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN cấp thành phố ở Hà Nội được đề cập trong luận án bao gồm: Vốn đầu tư cho nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới KCHT giao thông đường bộ ở thành phố Hà Nội. KCHT giao thông đường bộ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ bao gồm công trình đường bộ, bãi đỗ xe và hành lang an toàn đường bộ. Địa bàn khảo sát được giới hạn ở thành phố Hà Nội. Thời gian nghiên cứu của luận án được thực hiện trong giai đoạn 2011- 2018, các đề xuất được thực hiện đến năm 2030. 4. Phƣơng pháp tiếp cận và nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp tiếp cận Thứ nhất, tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN của thành phố Hà Nội được đặt trong tổng thể phát triển KCHT, KCHT giao thông đường bộ Hà Nội được gắn với KCHT giao thông đường bộ của quốc gia cả về chính sách tài chính lẫn quy hoạch. Mặt khác, QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN được đặt trong mối quan hệ với QLNN trong điều kiện kinh tế thị trường nói chung, QLNN đối với vốn đầu tư phát triển trong đầu tư XDCB nói riêng và nhằm mục đích phát triển KT-XH trên địa bàn.
  12. 4 Thứ hai, cách tiếp cận lịch sử, cụ thể: cách tiếp cận lịch sử, cụ thể được sử dụng khi xem xét QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN của thành phố Hà Nội gắn với bối cảnh, điều kiện cụ thể của Hà Nội trong từng thời kỳ nhất định để rút ra những nhận định khoa học trung thực, chính xác, thuyết phục. Thứ ba, cách tiếp cận hiệu quả, bền vững: với cách tiếp cận này, QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN của thành phố Hà Nội được xem xét gắn với hiệu quả kinh tế và xã hội của việc sử dụng vốn đó phù hợp với quan điểm phát triển giao thông đường bộ, đảm bảo sự phát triển KCHT giao thông đường bộ phù hợp với tương lai. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN của thành phố Hà Nội, trong luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: - Luận án sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp để nghiên cứu các khung lý thuyết về mối quan hệ đầu tư - phát triển; đầu tư từ vốn NSNN vào cơ sở hạ tầng và QLNN về vốn đầu tư từ NSNN cho XDCB để hình thành cơ sở lý luận chung cho đề tài. - Phương pháp so sánh: luận án sử dụng số liệu thống kê để phân tích, so sánh, đánh giá đầu tư và QLNN đối với vốn đầu tư từ NSNN cho phát triển KCHT giao thông đường bộ Hà Nội. Phương pháp này cũng sử dụng để xem xét kinh nghiệm của một số nước và một số địa phương trong nước nhằm rút ra bài học cho Hà Nội. Về số liệu, dẫn chứng: Nghiên cứu những vấn đề của luận án không chỉ dựa trên cơ sở lý luận khoa học mà còn phải dựa trên tình hình thực tế, xuất phát từ tình hình thực tế. Tác giả luận án sử dụng số liệu thống kê, các tài liệu, văn bản về đầu tư XDCB,
  13. 5 các báo cáo, đánh giá của UBND thành phố Hà Nội, của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước Hà Nội,… chủ đầu tư các dự án xây dựng KCHT giao thông đường bộ và một số báo cáo, đề án, công trình khoa học của các chuyên gia, các nhà khoa học có nghiên cứu về QLNN đối với vốn đầu tư phát triển từ NSNN của thành phố Hà Nội để phân tích, xem xét, đánh giá tình hình QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN của thành phố Hà Nội, giúp làm rõ về thành tựu và hạn chế trong đầu tư XDCB từ ngân sách Thành phố và QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN của thành phố Hà Nội. Một số vấn đề nghiên cứu, tác giả đã trao đổi, tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp và chuyên gia về lĩnh vực này. Việc làm trên góp phần đảm bảo cơ sở thực tế cho những phân tích, đánh giá và đề xuất của luận án. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận - Luận án đã phân tích, làm rõ thêm và hệ thống hóa được những vấn đề lý luận về QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN trên địa bàn một địa phương cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương), bao gồm khái niệm, mục tiêu, vai trò, nguyên tắc của QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN cấp thành phố trực thuộc Trung ương; Xác định 5 nội dung QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN đó là: kế hoạch hóa vốn đầu tư; thẩm định tính khả thi của phương án sử dụng vốn; cấp phát, thanh toán vốn đầu tư; quyết toán vốn đầu tư và kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm. - Luận án cũng đã phân tích 7 nhân tố ảnh hưởng đến QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN, bao gồm: (i) mức độ hoàn thiện của hệ thống luật pháp, chính sách của nhà nước, (ii) tổ chức bộ máy QLNN đối với vốn đầu tư từ NSNN, (iii) chất lượng đội ngũ cán bộ quản
  14. 6 lý vốn đầu tư của NSNN, (iv) hiệu quả trong công tác đấu thầu, (v) điều kiện vật chất - kỹ thuật phục vụ QLNN đối với vốn đầu tư từ NSNN, (vi) tình hình phát triển KT-XH tại địa phương, (vii) hội nhập kinh tế quốc tế. - Thông qua kinh nghiệm QLNN đối với vốn đầu tư từ NSNN cho XDCB của một số địa phương, luận án đã đúc kết 6 bài học kinh nghiệm hữu ích cho thành phố Hà Nội trong việc quản lý vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN. Những đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghi n cứu của luận án - Luận án phân tích, đánh giá sát thực thực trạng QLNN, rút ra những thành công, hạn chế và làm rõ nguyên nhân của những hạn chế trong QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN ở Hà Nội thời gian qua. - Đề xuất 6 phương hướng hoàn thiện QLNN phù hợp với thực tế và 5 giải pháp thiết thực, khả thi nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ từ NSNN thành phố Hà Nội trong thời gian tới: Thứ nhất, hoàn thiện kế hoạch hóa vốn đầu tư; Thứ hai, hoàn thiện công tác thẩm định tính khả thi của phương án sử dụng vốn; Thứ ba, hoàn thiện công tác cấp phát, thanh toán vốn; Thứ tư, hoàn thiện quản lý công tác quyết toán vốn; Thứ năm, tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm. Những kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn. Luận án sau khi hoàn thiện có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về các vấn đề liên quan đến QLNN về vốn đầu tư từ NSNN cho đầu tư phát triển nói chung và cho đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ nói riêng. 6 Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 4 chương, 12 tiết:
  15. 7 Chương : Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Chương : Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước cấp thành phố trực thuộc Trung ương Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội.
  16. 8 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƢỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN - Về đầu tư công và quản lý đầu tư công Chi NSNN cho đầu tư XDCB là một khoản chi lớn trong chi đầu tư phát triển của NSNN và là một bộ phận quan trọng của đầu tư công. Việc sử dụng hiệu quả khoản đầu tư này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế, có nhiều công trình nghiên cứu trong nước về QLNN đối với đầu tư công và đầu tư XDCB, đặc biệt là đầu tư xây dựng KCHT giao thông từ nguồn vốn NSNN. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu về đầu tư công và quản lý đầu tư công trong số đó có liên quan đến đề tài luận án. Công trình của Nguyễn Xuân Thành, “Quản lý đầu tư công như thế nào cho hiệu quả” [66], tác giả đã phân tích thực trạng của đầu tư công hiện nay ở Việt Nam, đưa ra các bằng chứng để chứng minh sự thất thoát, lãng phí trong việc xây dựng các công trình công cộng, sự kém hiệu quả trong công tác quản lý đầu tư công ở nước ta. Tác giả đã đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công, trong đó nhấn mạnh vai trò của Nhà nước trong việc phối hợp, bố trí vốn đầu tư, việc quy hoạch đầu tư hợp lý, xây dựng quy trình đầu tư công phù hợp. Bài viết của Nguyễn Phương Thảo: “Kinh nghiệm quản lý đầu tư công của một số quốc gia trên thế giới” [69] đã khẳng định vai trò của đầu tư công đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tác giả đã nghiên cứu kinh nghiệm quản lý đầu tư công của một số quốc gia trên thế giới trong tất cả các khâu của quy trình đầu tư, từ khâu quy hoạch đến giám sát đầu tư. Tác giả cho rằng việc xây dựng khung khổ pháp luật, chính sách quản lý vốn đầu tư, đặc biệt là
  17. 9 vốn đầu tư từ NSNN một cách đầy đủ, có hệ thống và có tầm bao quát sẽ là căn cứ để nâng cao hiệu quả QLNN về vốn đầu tư công. QLNN chỉ có hiệu quả khi và chỉ khi xây dựng được quy trình đầu tư công chặt chẽ. Công trình nghiên cứu của Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Quang Thái [1] và một số người khác đã khẳng định vai trò của đầu tư công ở Việt Nam trong những năm qua. Nghiên cứu của các tác giả đã khẳng định rằng đầu tư công đã làm thay đổi đáng kể đối với kết cấu hạ tầng kỹ thuật của đất nước; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tốc độ tăng trưởng GDP trong 10 năm qua trên 7,2%/năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt trên 1.100 USD. Đặc biệt đầu tư công cho các chương trình mục tiêu quốc gia tại các vùng mà nền kinh tế có điểm xuất phát thấp, đời sống của người dân thực sự khó khăn sẽ giúp cho các vùng này phát triển, tạo ra sự công bằng trong phát triển. Các công trình nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiệu quả đầu tư công chưa cao. Các công trình của Lê Xuân Bá, Nguyễn Đình Cung và của Nguyễn Trọng Thản [4, 29, 65] đã chỉ ra những bất cập căn bản làm giảm hiệu quả đầu tư công, đó là đầu tư với quy hoạch chất lượng kém, thiếu kế hoạch chi tiết, thực hiện đầu tư cho các dự án không cấp thiết, quy mô đầu tư dàn trải, có chạy đua giữa các địa phương giành giật các nguồn vốn đầu tư công. Nguồn vốn đầu tư công thì ít nhưng lại được phân bổ vào quá nhiều dự án, do đó các dự án thường bị thiếu vốn dẫn đến phải điều chỉnh tiến độ, làm chi phí cũng phải điều chỉnh gia tăng, cuối cùng các dự án này chậm đưa vào khai thác sử dụng, sử dụng hiệu quả không cao. Đầu tư công và quản lý đầu tư công hiệu quả thấp không chỉ hiệu quả đầu tư công bị hạn chế mà còn làm gia tăng nhiều hệ quả tiêu cực như có thể làm gia tăng sức ép của lạm phát trong nước, các cân đối vĩ mô khó thực hiện, cũng như làm gia tăng chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, miền, giữa các bộ phận dân cư trong xã hội; dẫn đến nguy cơ xuất hiện hiện tượng tiêu cực tham nhũng, làm méo mó cơ chế thị trường, làm suy giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế.
  18. 10 Luận án của Hoàng Cao Liêm, “Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam” [48]. Luận án đã làm rõ được khái niệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng KCHT giao thông đường bộ từ NSNN cấp tỉnh. Xác định nội dung quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng KCHT giao thông đường bộ bao gồm: xây dựng quy hoạch và kế hoạch đầu tư xây dựng KCHT giao thông đường bộ từ NSNN; Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý đầu tư xây dựng KCHT giao thông đường bộ từ NSNN; Tổ chức bộ máy quản lý về đầu tư xây dựng KCHT giao thông đường bộ từ NSNN; thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình đầu tư xây dựng KCHT giao thông đường bộ từ NSNN. Luận án cũng chỉ ra được những hạn chế cùng nguyên nhân của hạn chế trong quản lý về đầu tư xây dựng KCHT giao thông đường bộ từ NSNN tại tỉnh Hà Nam đó là do chất lượng quy hoạch, kế hoạch; đội ngũ cán bộ quản lý; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; môi trường pháp lý và quy định về tổ chức quản lý ĐTXD hiện nay còn bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn. Luận án cũng chỉ ra 4 phương hướng và 6 giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng KCHT giao thông đường bộ từ NSNN tại tỉnh Hà Nam đến 2025. Một số nhà nghiên cứu đã sử dụng khung đánh giá quản lý đầu tư công của Ngân hàng Thế giới để phân tích những bất cập và đề xuất các giải pháp khắc phục. Những hạn chế chính trong quản lý đầu tư công của Việt Nam được chỉ ra là: khuôn khổ thể chế không thuận lợi cho lập kế hoạch và theo dõi đánh giá đầu tư công dựa trên kết quả; năng lực thể chế không thỏa đáng, trách nhiệm giải trình chưa rõ ràng và thiếu động lực trong quản lý chương trinh, dự án đầu tư công; thiếu kế hoạch hành động trung hạn và khung kết quả trong các bản kế hoạch; thẩm định và lựa chọn dự án đầu tư công còn yếu; và đánh giá đầu tư công thiếu tính khách quan và chưa làm rõ được tiêu chí, mục đích đánh giá. Từ đó các nhà nghiên cứu đưa ra bốn kiến
  19. 11 nghị để tăng cường hiệu lực hệ thống quản lý đầu tư công: áp dụng khung kết quả trong lập kế hoạch và chương trình, dự án đầu tư công; sử dụng hệ thống theo dõi đánh giá dựa trên kết quả thay thế cách theo dõi đánh giá truyền thống; áp dụng tiêu chí và chỉ số theo dõi đánh giá được quốc tế công nhận; và xây dựng, sử dụng cơ sở dữ liệu và hệ thống báo cáo thống nhất để theo dõi đầu tư công. - Về quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư XDCB từ NSNN Có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý đầu tư XDCB, trong đó có quản lý đầu tư xây dựng KCHT giao thông từ NSNN như: Luận án của Trần Văn Hồng, “Đổi mới cơ chế sử dụng vốn đầu tư XDCB của Nhà nước” [41]. Luận án đã nghiên cứu cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB của Nhà nước trước khi Luật NSNN năm 2002 ra đời và có hiệu lực. Luận án đã chỉ ra lỗ hổng của cơ chế quản lý cũ từ đó chỉ ra tính cấp bách cần phải đổi mới cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB nhằm xóa bỏ bao cấp, nâng cao trách nhiệm đối với chủ đầu tư, hạn chế tối đa sự can thiệp hành chính của các cơ quan Nhà nước, đảm bảo hiệu quả đầu tư, tăng trách nhiệm giải trình trong quản lý NSNN. Luận án của Bùi Minh Huấn, “Phương hướng, biện pháp hoàn thiện QLNN đối với xây dựng giao thông” [43]. Luận án đã phân tích các mô hình quản lý xây dựng trong ngành giao thông vận tải từ trước và sau năm 1990; làm rõ thực chất và nội dung quản lý đối với xây dựng giao thông. Điểm nổi bật của luận án là hệ thống hóa cơ sở lý luận về QLNN nói chung và QLNN trong lĩnh vực xây dựng giao thông nói chung, chỉ ra các công cụ QLNN và sự phân chia chức năng trong bộ máy quản lý để làm căn cứ đánh giá thực trạng QLNN đối với xây dựng giao thông ở nước ta. Luận án của Tạ Văn Khoái, “QLNN đối với dự án đầu tư xây dựng từ NSNN ở Việt Nam” [46] đã nghiên cứu QLNN đối với dự án ĐTXD từ NSNN trên các giai đoạn của chu trình dự án. QLNN đối với dự án ĐTXD từ NSNN
  20. 12 được tác giả luận giải qua năm nội dung: hoạch định, xây dựng khung pháp luật, ban hành và thực hiện cơ chế, tổ chức bộ máy và kiểm tra, kiểm soát. Tác giả đã phân tích thực trạng QLNN đối với dự án đầu tư XDCB từ NSNN ở Việt Nam giai đoạn 2001 đến 2008, chỉ ra những thành công và những hạn chế, bất cập như: khung pháp luật chưa đồng bộ, chưa thống nhất, cơ chế quản lý còn nhiều điểm lạc hậu, năng lực quản lý chưa đáp ứng yêu cầu mà nguyên nhân là do bộ máy, do cán bộ quản lý; đồng thời cũng chỉ rõ hạn chế của các dự án đó là sự phân tán, dàn trải, sai phạm và kém hiệu quả của không ít dự án ĐTXD từ NSNN. Tác giả cũng đưa ra các giải pháp hoàn thiện QLNN đối với các dự án đầu tư từ NSNN ở Việt Nam đến năm 2020. Luận án của Nguyễn Thị Bình, “Hoàn thiện QLNN đối với đầu tư XDCB từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam” [6]. Luận án đã khái quát hóa hệ thống lý luận về đầu tư XDCB trong ngành giao thông vận tải; đặc điểm dự án đầu tư xây dựng từ NSNN nói chung, trong ngành giao thông vận tải nói riêng; vốn đầu tư XDCB từ NSNN và đặc điểm của nó. Tác giả luận án đã làm rõ nội dung của quá trình QLNN về đầu tư XDCB từ vốn NSNN trong ngành giao thông vận tải; các nhân tố ảnh hưởng cũng như sự cần thiết phải hoàn thiện QLNN đối với đầu tư XDCB từ NSNN trong ngành giao thông vận tải. Bằng việc phân tích kinh nghiệm về quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong ngành giao thông vận tải ở Bắc Mỹ và Trung Quốc, tác giả đã rút ra các bài học có khả năng vận dụng ở Việt Nam. Qua việc phân tích thực trạng QLNN đối với đầu tư XDCB từ vốn NSNN trong ngành giao thông vận tải của Việt Nam, tác giả đã chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về QLNN đối với đầu tư XDCB từ vốn NSNN trong ngành giao thông vận tải hiện nay như: môi trường pháp lý chưa hoàn thiện; công tác tổ chức quản lý đầu tư XDCB hiện nay chưa phù hợp với thực tế; năng lực đội ngũ cán bộ quản lý chưa đáp ứng yêu cầu; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát còn nhiều bất cập. Thông qua việc xác định mục
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2