intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Luận chứng khoa học về xây dựng mô hình kinh tế xanh tại một số xã đảo ven bờ Việt Nam

Chia sẻ: Dopamine Grabbi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:149

47
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và phân tích thực tiễn về kinh tế xanh và mô hình kinh tế xanh tại các xã đảo ven bờ Việt Nam; đề xuất được bộ tiêu chí đánh giá kinh tế xanh xã đảo, xây dựng được khung mô hình kinh tế xanh tại xã đảo và xác định được cấu trúc và các hợp phần của mô hình; đề xuất được các giải pháp thực hiện mô hình kinh tế xanh cho một số xã đảo ven bờ Việt Nam. Mời các bạn tham khảo nội dung đề tài!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Luận chứng khoa học về xây dựng mô hình kinh tế xanh tại một số xã đảo ven bờ Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Trần Văn Phương LUẬN CHỨNG KHOA HỌC VỀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ XANH TẠI MỘT SỐ Xà ðẢO VEN BỜ VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Hà Nội – 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Trần Văn Phương LUẬN CHỨNG KHOA HỌC VỀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ XANH TẠI MỘT SỐ Xà ðẢO VEN BỜ VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và Môi trường Mã số: 9850101 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. ðặng Công Xưởng 2. TS. Lê Xuân Sinh Hà Nội - 2021
  3. i LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan luận án với ñề tài: “Luận chứng khoa học về xây dựng mô hình kinh tế xanh tại một số xã ñảo ven bờ Việt Nam” là công trình nghiên cứu nghiêm túc, ñộc lập của tác giả. Các thông tin, số liệu trong luận án ñược thu thập và sử dụng một cách trung thực, có nguồn gốc, trích dẫn rõ ràng. Kết quả nghiên cứu ñược trình bày trong luận án không sao chép của bất cứ ñề tài, công trình nghiên cứu và luận án nào và cũng chưa ñược trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nào khác trước ñây. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án NCS. Trần Văn Phương
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận án “Luận chứng khoa học về xây dựng mô hình kinh tế xanh tại một số xã ñảo ven bờ Việt Nam”, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tác giả còn nhận ñược sự giúp ñỡ tận tình, chu ñáo của nhiều tổ chức, cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học, các nhà quản lý. Nhân dịp này, tôi xin ñặc biệt bày tỏ sự trân trọng và lòng biết ơn ñối với tập thể thầy giáo hướng dẫn là PGS.TS. ðặng Công Xưởng và TS. Lê Xuân Sinh ñã luôn theo sát và tận tình hướng dẫn ñể luận án hoàn thành theo ñúng yêu cầu ñề ra. ðồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn ðề tài Khoa học công nghệ trọng ñiểm cấp nhà nước mã số KC.08.09/16-20 do TS. Lê Xuân Sinh làm chủ nhiệm ñã tạo ñiều kiện cho tôi cùng tham gia khảo sát thu thập số liệu tại thực ñịa cũng như ñược phép sử dụng một số kết quả của ñề tài ñể sử dụng như là số liệu ñầu vào của Luận án. Tôi chân thành cảm ơn Học Viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam, ban lãnh ñạo Viện Tài nguyên và Môi trường biển, các phòng thuộc Viện, các nhà khoa học, các thầy cô của Viện ñã giảng dạy tâm huyết, tạo ñiều kiện cho tôi hoàn thành chương trình ñào tạo nâng cao kiến thức cơ bản, cũng như kiến thức chuyên ngành của mình và hoàn thành luận án ñúng tiến ñộ, ñảm bảo các yêu cầu ñề ra. ðặc biệt cảm ơn lãnh ñạo Thành ủy, Hội ñồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ñã tạo ñiều kiện cho tôi ñược tham dự khóa ñào tạo và hoàn thành ñề tài nghiên cứu; Ủy ban nhân dân các xã Việt Hải, Nhơn Châu và Nam Du, các cơ quan, tổ chức, người dân các xã ñã giúp ñỡ tôi trong quá trình ñiều tra, khảo sát, thực nghiệm ñể tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới toàn thể gia ñình và người thân, ñồng nghiệp ñã luôn ñộng viên, cổ vũ, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu ñể tôi có thể hoàn thành tốt luận án này. Mặc dù ñã cố gắng, song do thời gian và năng lực có hạn, luận án không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết, tác giả rất mong nhận ñược sự quan tâm, tham gia góp ý, xây dựng của các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế và các bạn ñồng nghiệp ñể luận án ñược hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án NCS. Trần Văn Phương
  5. iii MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ðỒ THỊ ............................................................ vii MỞ ðẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................ 5 1.1. Nghiên cứu trên thế giới ................................................................................ 5 1.1.1. ðịnh nghĩa và một số vấn ñề liên quan ñến kinh tế xanh ......................... 5 1.1.2. Chính sách phát triển kinh tế xanh ......................................................... 10 1.1.3. Chiến lược và mô hình kinh tế ñảo xanh trên thế giới ........................... 12 1.2. Nghiên cứu trong nước ................................................................................ 14 1.2.1. Nghiên cứu về kinh tế xanh .................................................................... 14 1.2.2. Nghiên cứu về kinh tế hải ñảo và mô hình kinh tế ñảo xanh ................. 17 1.2.3. Vai trò của kinh tế biển ñảo liên quan ñến các nghiên cứu .................... 20 1.3. ðánh giá tổng quan về khoảng trống cần nghiên cứu .............................. 21 CHƯƠNG 2. PHẠM VI, ðỊA ðIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 2.1. Lý do chọn ba xã ñảo nghiên cứu ............................................................... 23 2.2. Nguồn tài liệu nghiên cứu ............................................................................ 25 2.3. Cách tiếp cận ................................................................................................ 25 2.3.1. Tiếp cận trên quan ñiểm bảo vệ an ninh chủ quyền ............................... 25 2.3.2. Tiếp cận trên quan ñiểm kế thừa............................................................. 26 2.3.3. Tiếp cận trên quan ñiểm kinh tế học....................................................... 26 2.3.4. Tiếp cận hệ sinh thái ............................................................................... 27 2.4. Phương pháp luận nghiên cứu .................................................................... 27 2.5. Phương pháp sử dụng nghiên cứu .............................................................. 31 2.5.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết ........................................ 31 2.5.2. Phương pháp SWOT ............................................................................... 32 2.5.3. Nhóm phương pháp ñiều tra xã hội học ................................................. 32 2.5.4. Phương pháp so sánh .............................................................................. 32 2.5.5. Phương pháp Delphi ............................................................................... 33 2.5.6. Phương pháp ñánh giá ñịnh lượng .......................................................... 34 2.5.7. Phương pháp phân tích và thiết kế ......................................................... 34 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 35 3.1. Cơ sở lý luận về kinh tế xanh và mô hình kinh tế xanh xã ñảo ............... 35 3.1.1. Nội hàm và ý nghĩa của kinh tế xanh ..................................................... 35 3.1.2. Nội hàm và ý nghĩa của mô hình kinh tế xanh xã ñảo ........................... 38 3.2. Cơ sở lý luận về kinh tế xanh xã ñảo ven bờ Việt Nam ............................ 40 3.2.1. Những vấn ñề về kinh tế hải ñảo tại Việt Nam ...................................... 40 3.2.2. Khái niệm và ñặc ñiểm kinh tế xanh xã ñảo ở Việt Nam ....................... 45
  6. iv 3.2.3. ðề xuất bộ tiêu chí ñánh giá kinh tế xanh tại xã ñảo .............................. 47 3.3. Cơ sở pháp lý phát triển kinh tế xanh cho xã ñảo ven bờ Việt Nam ...... 57 3.3.1. Chính sách phát triển bền vững, tăng trưởng xanh và kinh tế xanh ....... 57 3.3.2. Chính sách liên quan kinh tế xanh .......................................................... 58 3.3.3. Cơ sở pháp lý xác ñịnh xã ñảo ................................................................ 59 3.3.4. Một số hạn chế và bất cập ...................................................................... 62 3.4. ðánh giá thực tiễn mô hình tại ba xã ñảo theo hướng kinh tế xanh ....... 62 3.4.1. Hiện trạng ñầu vào ñánh giá tại ba xã ñảo.............................................. 62 3.4.2. ðánh giá theo bộ tiêu chí ........................................................................ 78 3.5. ðề xuất mô hình kinh tế xanh cho xã ñảo ven bờ Việt Nam .................... 97 3.5.1. Cơ sở và nguyên tắc xây dựng mô hình ................................................. 97 3.5.2. Các hợp phần của mô hình kinh tế xanh cho xã ñảo ven bờ .................. 98 3.5.3. Diễn giải quan hệ giữa các hợp phần trong mô hình kinh tế xanh xã ñảo ............................................................................................................................. 103 3.6. Giải pháp triển khai mô hình và phát triển kinh tế xanh cho các xã ñảo ven bờ Việt Nam ................................................................................................ 114 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 120 ðỀ XUẤT ........................................................................................................... 122 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 123 CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ðẾN LUẬN ÁN........................... 131
  7. v DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh Hiệp hội các quốc gia ðông Association of Southeast Asian ASEAN Nam Á Nations BðKH Biến ñổi khí hậu CTR Chất thải rắn CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt United Union Economic and Social Ủy ban kinh tế - xã hội Châu Á ESCAP Commission for Asia and the của Liên Hợp Quốc Pacific Tổ chức Lương thực và Nông FAO Food and Agriculture Organization nghiệp Liên Hiệp Quốc GDP Tổng sản phẩm nội ñịa Gross domestic product HDPE Vật liệu nhựa có tỷ trọng cao Hight Density Poly Etylen Liên minh Quốc tế Bảo tồn International Union for IUCN Thiên nhiên và Tài nguyên Conservation of Nature and Natural Thiên nhiên Resources Mã số tiêu chuẩn chất lượng International Standard Serial ISSN quốc tế Number Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho International Standard Book ISBN sách Number HST Hệ sinh thái NGOs Tổ chức phi chính phủ Non-Governmental Organizations Tổ chức Hợp tác và Phát triển Organization for Economic OECD Kinh tế Cooperation and Development PTBV Phát triển bền vững QCVN Quy chuẩn Việt Nam Du lịch sinh thái xã hội có trách Respondsible Ecological Social REST nhiệm Tours Hệ thống nuôi trồng thủy sản RAS Recirculating Aquaculture System tuần hoàn Chương trình Môi trường Liên United Nations Environment UNEP Hiệp Quốc Programme United Nations Educational Tổ chức Giáo dục, Khoa học và UNESCO Scientific and Cultural Văn hóa Liên hợp quốc Organization WB Ngân hàng thế giới World Bank Tổ chức quốc tế về bảo tồn WWF The WorldWide Fund for Nature thiên nhiên
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Khung tóm tắt phương pháp luận nghiên cứu............................................. 28 Bảng 2. Các chỉ tiêu biểu thị tiêu chí ñánh giá kinh tế xanh tại xã ñảo ................... 49 Bảng 3. Thang ñiểm ñánh giá và ñiểm số quan trọng cho từng tiêu chí .................. 55 Bảng 4. Danh sách các xã, thị trấn ñược công nhận là xã ñảo ................................. 60 Bảng 5. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại xã ñảo Việt Hải .............. 65 Bảng 6. ðặc ñiểm lao ñộng xã ñảo Việt Hải ............................................................ 66 Bảng 7. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại xã ñảo Nhơn Châu ......... 71 Bảng 8. Thành phần chất thải thải rắn sinh hoạt phát sinh tại xã ñảo Nam Du ....... 76 Bảng 9. Tổng hợp hiện trạng ñầu vào ñánh giá theo chỉ tiêu/tiêu chí tại xã Việt Hải .................................................................................................................................. 79 Bảng 10. Tổng hợp hiện trạng ñầu vào ñánh giá theo chỉ tiêu/tiêu chí tại xã Nhơn Châu .......................................................................................................................... 85 Bảng 11. Tổng hợp hiện trạng ñầu vào ñánh giá theo chỉ tiêu/tiêu chí tại xã Nam Du .................................................................................................................................. 89 Bảng 13. Tổng hợp kết quả ñánh giá phát triển kinh tế xanh tại ba xã ñảo theo thang ñiểm xác ñịnh ........................................................................................................... 94
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ðỒ THỊ Hình 1. Sơ ñồ tính phổ quát trong lý luận phát triển bền vững và kinh tế xanh ........ 7 Hình 2. Sơ ñồ vị trí nghiên cứu tại ba xã ñảo ........................................................... 24 Hình 3. Mối quan hệ giữa kinh tế xanh và phát triển bền vững ............................... 37 Hình 4. ðặc ñiểm sinh thái và xã hội của hải ñảo .................................................... 41 Hình 5. Phân tích SWOT trong phát triển kinh tế ñảo ............................................. 44 Hình 6. Vị trí xã ñảo Việt Hải .................................................................................. 63 Hình 7. Vị trí xã ñảo Nhơn Châu ............................................................................. 70 Hình 8. Vị trí xã ñảo Nam Du .................................................................................. 74 Hình 9. Sơ ñồ mô hình kinh tế xanh cho xã ñảo .................................................... 102 Hình 10. Sơ ñồ phân cấp chính sách về ñịnh hướng mô hình kinh tế xanh cho xã ñảo ................................................................................................................................ 114
  10. 1 MỞ ðẦU 1. Tính cấp thiết Phát triển nông thôn mới là một trong những chiến lược phát triển quan trọng ñể ñưa ñất nước Việt Nam tiến lên giai ñoạn kinh tế phát triển. Các xã ñảo, một trong những vùng nông thôn có ñặc trưng riêng, ñây là các xã nằm cách xa ñất liền, chia cách ñất liền trong ñiều kiện thời tiết cực ñoan. Xây dựng một mô hình kinh tế phát triển phù hợp với xã ñảo ñể nâng cao ñời sống của người dân xã ñảo, mang tính chất bền vững là một trong những yêu cầu cấp bách của thực tiễn. Mô hình kinh tế của các xã ñảo sẽ ñóng góp vào phát triển kinh tế biển Việt Nam theo tinh thần của Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị là một trong những ñịnh hướng nhằm ñưa ra một lựa chọn ñúng ñắn ñể phát triển kinh tế biển trong ñó có mô hình kinh tế xã ñảo. Và kinh tế biển xanh ñang nổi lên như một ñịnh hướng phát triển ñúng ñắn ñể tìm ra một mô hình kinh tế phù hợp trong giai ñoạn hiện nay là mô hình kinh tế ñảo xanh, mô hình kinh tế dựa vào hệ sinh thái biển ñảo như một nguồn vốn tự nhiên ñể phát triển. Mô hình kinh tế xanh cho các ñảo ven bờ là một trong những hướng nghiên cứu ñã cho nhiều thành tựu ở trên thế giới vì kinh tế xanh là nền kinh tế ít phát thải cacbon, tiết kiệm tài nguyên và tạo ra công bằng xã hội. Kinh tế xanh không thay thế phát triển bền vững mà là chiến lược kinh tế ñể ñạt ñược các mục tiêu phát triển bền vững, là mô hình phải tiếp cận liên ngành và hệ thống, là sự kết hợp giữa ba thành tố: Kinh tế + Xã hội + Môi trường. Phát triển kinh tế xanh ñể ñạt ñược tăng trưởng xanh ñã trở thành xu hướng tất yếu của kinh tế thế giới hiện ñại. Tại Việt nam, các chiến lược phát triển kinh tế xanh cũng ñược nghiên cứu và ñưa vào áp dụng trong các văn bản hoạch ñịnh chính sách phát triển quốc gia… Hơn nữa, các xã ñảo tại Việt Nam còn có vai trò quan trọng trong an ninh quốc phòng, ñồng thời chịu tác ñộng lớn từ hiện tượng biến ñổi khí hậu toàn cầu so với phần còn lại của ñất nước. Tuy nhiên, cả về phương diện lý luận cụ thể và thực tiễn triển khai áp dụng phát triển kinh tế xanh các xã ñảo tại Việt Nam vẫn còn bỏ ngỏ. Hiện nay, ñã có một số nghiên cứu lý luận và triển khai mô hình kinh tế xanh trên ñảo tại một số nơi trên thế giới. Tuy nhiên, về ñiều kiện tự nhiên, môi trường – sinh thái và văn hóa (vốn tự nhiên) của các xã ñảo tại Việt Nam có những ñặc thù rất khác, ngay cả các xã ñảo theo vùng miền tại Việt Nam cũng có những ñặc trưng riêng. Qua những phân tích trên ñã cho thấy nhu cầu cấp thiết cần có nghiên cứu hệ thống cả về cơ sở lý luận và phân tích ñánh giá thực tiễn nhằm ñề xuất mô hình kinh tế xanh phù hợp
  11. 2 với ñiều kiện các xã ñảo ven bờ của Việt Nam, vừa ñảm bảo ổn ñịnh phát triển kinh tế, vừa ñảm bảo an ninh quốc phòng biển ñảo, ñáp ứng tình hình thực tế hiện nay của ñất nước. Vì vậy, ñề tài “Luận chứng khoa học về xây dựng mô hình kinh tế xanh tại một số xã ñảo ven bờ Việt Nam” là hết sức cần thiết và có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong giai ñoạn hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn ñể xây dựng mô hình kinh tế xanh cho các xã ñảo ven bờ Việt Nam, với ba mục tiêu cụ thể: (i) Hệ thống hóa cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và phân tích thực tiễn về kinh tế xanh và mô hình kinh tế xanh tại các xã ñảo ven bờ Việt Nam; (ii) ðề xuất ñược bộ tiêu chí ñánh giá kinh tế xanh xã ñảo, xây dựng ñược khung mô hình kinh tế xanh tại xã ñảo và xác ñịnh ñược cấu trúc và các hợp phần của mô hình; (iii) ðề xuất ñược các giải pháp thực hiện mô hình kinh tế xanh cho một số xã ñảo ven bờ Việt Nam. 3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu ðối tượng nghiên cứu của ñề tài: kinh tế xanh (khái niệm, nội hàm, các tiêu chí ñánh giá); mô hình kinh tế xanh cho xã ñảo (gồm: các hợp phần của mô hình như ñiều kiện ñầu vào, hiệu quả ñầu ra, quan hệ giữa các hợp phần); hiện trạng môi trường, kinh tế, xã hội, tài nguyên thiên nhiên, các chỉ số phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố cấu thành khác. Phạm vi nghiên cứu về không gian, việc nghiên cứu ñánh giá thực tiễn mức ñộ ñáp ứng các tiêu chí kinh tế xanh cho xã ñảo ven bờ ñược thực hiện tại 3 xã ñảo ñại diện cho 3 vùng ñịa lý: xã ñảo Việt Hải (thuộc thành phố Hải Phòng), xã ñảo Nhơn Châu (thuộc tỉnh Bình ðịnh) và xã ñảo Nam Du (thuộc tỉnh Kiên Giang). Về mô hình kinh tế xanh tại xã ñảo trong nghiên cứu này ñược ñịnh hướng ñề xuất cho cả nước. Phạm vi về thời gian, các số liệu phục vụ nghiên cứu, ñánh giá ñược thu thập từ năm 2017 ñến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Về cách tiếp cận vấn ñề nghiên cứu, luận án áp dụng các phương pháp tiếp cận dựa trên: quan ñiểm bảo vệ an ninh chủ quyền ñối với kinh tế biển, ñảo; tiếp cận kế thừa tài liệu ñã có; tiếp cận trên quan ñiểm kinh tế học; tiếp cận trên quan ñiểm sinh thái. Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp ñiều tra xã hội học, phương
  12. 3 pháp SWOT (phân tích ñiểm mạnh, ñiểm yếu, cơ hội và thách thức), phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia, và phương pháp ñánh giá ñịnh lượng và phương pháp phân tích và thiết kế. ðây là những phương pháp thường ñược sử dụng trong Quản lý kinh tế, Quản lý Tài nguyên và Môi trường với công cụ toán học ñảm bảo ñủ ñộ tin cậy. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Việc xây dựng mô hình kinh tế xanh các xã ñảo cùng bộ tiêu chí ñánh giá và các giải pháp ñề xuất thực hiện ñối với các xã ñảo ven bờ Việt Nam có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, cụ thể; (1) Kết quả nghiên cứu ñã góp phần làm giàu thêm ñối với cơ sở lý luận cho việc phát triển kinh tế xanh tại các xã ñảo ven bờ Việt Nam với những ñặc thù riêng so với thế giới và tương thích với ñặc thù vùng miền tại Việt Nam. Nó cũng góp phần củng cố thêm vai trò của mô hình Kinh tế xanh là mô hình phù hợp và làm nền tảng cho phát triển bền vững các xã ñảo trong bối cảnh biến ñổi khí hậu toàn cầu; (2) Việc ứng dụng những kết quả của Luận án vào thực tế sẽ góp phần giúp cho các nhà hoạch ñịnh chính sách, các nhà quản lý, các doanh nghiệp và người dân trên các ñảo ven bờ ñề ra và thực hiện công cuộc phát triển kinh tế - xã hội – môi trường theo hướng thuận thiên, phù hợp thực tế tại ñịa bàn, thích ứng với biến ñổi khí hậu và mục tiêu xây dựng nông thôn mới; góp phần vào thành công Chiến lược phát triển kinh tế biển bền vững của Việt Nam. 6. ðóng góp mới a) Về lý luận: (1) ðã hệ thống hóa ñược cơ sở lý luận về: (i) Khái niệm và nội hàm của kinh tế xanh nói chung và so sánh nội hàm xác ñịnh kinh tế xanh là một thành phần cơ bản trong trụ cột phát triển bền vững ñể ñạt ñược mục tiêu phát triển bền vững ứng phó với biến ñổi khí hậu toàn cầu; (ii) Xác ñịnh những ñặc trưng, thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế hải ñảo tại Việt Nam; (iii) ðã ñưa ra khái niệm và nội hàm của kinh tế xanh xã ñảo, khái niệm và ý nghĩa mô hình kinh tế xanh xã ñảo ven bờ. Những kết quả này sẽ là cơ sở lý luận quan trọng cho những nghiên cứu tiếp theo liên quan vấn ñề tìm kiếm giải pháp phát triển kinh tế biển và hải ñảo tại Việt Nam. (2) ðã ñề xuất ñược bộ tiêu chí ñánh giá kinh tế xanh tại các xã ñảo với 12 tiêu chí ñại diện cho 5 yêu cầu của kinh tế xanh xã ñảo. Bộ tiêu chí ñược ñề xuất phù hợp với ñặc ñiểm riêng của xã ñảo ven bờ Việt Nam. Bộ tiêu chí ñánh giá kinh
  13. 4 tế xanh cho xã ñảo ñã bổ sung vào hệ thống kiến thức về phát triển kinh tế biển và hải ñảo tại Việt Nam nói riêng và cho Chiến lược phát triển kinh tế xanh của Việt Nam nói chung trong thời gian tới. b) Về thực tiễn: (1) ðã ñánh giá thực tiễn hiện trạng 3 xã ñảo Việt Hải, Nhơn Châu và Nam Du theo bộ tiêu chí ñã ñề xuất. (2) ðã ñề xuất ñược mô hình kinh tế xanh ñịnh hướng cho các xã ñảo ven bờ Việt Nam theo cấu trúc tuần hoàn, với các hợp phần gồm: ñiều kiện thực hiện gồm 07 yếu tố ñầu vào nhằm ñạt ñược 03 mục tiêu theo 05 yêu cầu, và ñánh giá hiệu quả ñầu ra của mô hình theo 12 tiêu chí ñánh giá kinh tế xanh xã ñảo. ðồng thời mô hình ñã diễn giải mối quan hệ giữa các hợp phần, xác ñịnh khung chính sách là ñiều kiện ñầu vào quan trọng nhằm ñạt ñược hiệu quả mong muốn của mô hình. Mô hình ñịnh hướng này góp phần giúp các nhà quản lý từ Trung ương ñến ñịa phương xã ñảo ñịnh hướng mục tiêu chính sách, dự báo ảnh hưởng của chính sách ñến sự phát triển kinh tế xanh ở tầm vi mô cho các xã ñảo. (3) ðã ñề xuất ñược 07 giải pháp triển khai và phát triển kinh tế xanh cho các xã ñảo ven bờ Việt Nam gồm: 1-Tuyên truyền, nâng cao ý thức toàn xã hội về kinh tế xanh; 2-Hoàn thiện hành lang pháp lý phục vụ cho phát triển nền kinh tế xanh tại các xã ñảo; 3-Xanh hóa quy hoạch không gian và lối sống trên xã ñảo; 4-ðầu tư cơ sở hạ tầng ñảm bảo kết nối với ñất liền; 5-Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế; 6-ða dạng hóa nguồn lực ñầu tư phù hợp phát triển kinh tế xanh xã ñảo; 7-ðánh giá quá trình thực hiện. 7. Kết cấu Luận án Luận án ñược bố cục thành 03 chương gồm: Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan trên thế giới và tại Việt Nam, từ ñó xác ñịnh những vấn ñề tồn tại cần nghiên cứu; Chương 2. Phạm vi, ñịa ñiểm và phương pháp nghiên cứu trình bày về lý do lựa chọn các xã ñảo nghiên cứu, các nguồn tài liệu sử dụng trong quá trình nghiên cứu, phương pháp luận và các phương pháp ñược sử dụng nghiên cứu trong luận án; Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận, trình bày 05 nội dung chính gồm: (i) Cơ sở lý luận chung về kinh tế xanh tại xã ñảo ven bờ Việt Nam; (ii) Cơ sở pháp lý phát triển kinh tế xanh các xã ñảo ven bờ; (iii) ðánh giá thực tiễn phát triển kinh tế xanh tại 3 xã ñảo của Việt Nam; (iv) ðề xuất mô hình kinh tế xanh cho các xã ñảo ven bờ Việt Nam; (v) Giải pháp triển khai mô hình và phát triển kinh tế xanh cho các xã ñảo ven bờ Việt Nam. Cuối cùng là Kết luận và Khuyến nghị.
  14. 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Xu hướng của các mô hình kinh tế toàn cầu trong những thập kỷ trước cho thấy sự gia tăng bất bình ñẳng xã hội, suy thoái môi trường và làm trầm trọng thêm căng thẳng xã hội, ñiều này sẽ gây áp lực lên triển vọng phát triển và tăng trưởng sắp tới của mỗi quốc gia [1]. Các chính sách và thực tiễn kinh tế cần ñược ñiều chỉnh và phù hợp với tính bền vững ñể ñạt ñược các mục tiêu phát triển bền vững [2]. Các nhà hoạch ñịnh chính sách trên toàn thế giới nên chuyển ñổi nền kinh tế ñể xóa ñói giảm nghèo, phát triển nghề nghiệp và công bằng xã hội, tăng cường thu nhập và quản lý môi trường, ñồng thời phát triển theo các mục tiêu phát triển bền vững [3]. Kinh tế xanh ñược khẳng ñịnh có ý nghĩa rất lớn ñối với sự phát triển bền vững của các quốc gia, do ñó có nhiều nhà nghiên cứu từ kinh tế ñến khoa học tự nhiên, môi trường ñã có những nghiên cứu trên các lĩnh vực liên quan ñến kinh tế xanh nhằm có những hiểu biết về bản chất và tác ñộng của nó ñến thực tiễn phát triển trên thế giới. 1.1. Nghiên cứu trên thế giới 1.1.1. ðịnh nghĩa và một số vấn ñề liên quan ñến kinh tế xanh 1.1.1.1. ðịnh nghĩa về kinh tế xanh Kinh tế xanh trong tiếng Anh là Green Economics. Khái niệm Kinh tế xanh ñược chính thức ñề cập lần ñầu tiên vào năm 1989 bởi một nhóm các nhà kinh tế môi trường gồm David Pearce, Anil Markandya và Edward Barbier trong báo cáo “Blueprint for a green economy” gửi Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh [4]. Tới năm 2008, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) ñã nhắc lại khái niệm này và coi việc hướng tới xây dựng nền Kinh tế xanh, mà bắt ñầu là các “gói kích thích kinh tế xanh” (Green New Deals) trong một số lĩnh vực cụ thể, và sau ñó là “Tăng trưởng xanh” (Green Growth) ñể hướng tới Kinh tế xanh là lối thoát quan trọng ñể ñưa các quốc gia ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế, hướng tới phát triển bền vững [5]. Có nhiều ñịnh nghĩa khác nhau về Kinh tế xanh. Liên minh châu Âu cho rằng “Kinh tế xanh là nền kinh tế tăng trưởng thông minh, bền vững và công bằng”[6]. Nhóm Liên minh kinh tế xanh (The Green Economy Coalition) ñịnh nghĩa kinh tế xanh là “nền kinh tế tạo ra chất lượng cuộc sống tốt hơn cho tất cả mọi người trong giới hạn sinh thái của trái ñất” [7]. Phòng Thương mại Quốc tế xem xét kinh tế xanh từ góc ñộ kinh doanh và cho rằng “Kinh tế xanh là nền kinh tế mà tăng trưởng kinh tế và trách nghiệm môi trường ñi ñôi với nhau và tương hỗ cho nhau, ñồng thời hỗ
  15. 6 trợ quá trình phát triển xã hội” [8]. Báo cáo của Ủy ban các vấn ñề Kinh tế - Xã hội của Liên Hợp Quốc tổng hợp các ñịnh nghĩa của nhiều quốc gia và chỉ ra ñiểm chung mà một nền kinh tế xanh cần hướng tới là việc giảm các tác ñộng tiêu cực của hoạt ñộng kinh tế tới môi trường và xã hội [9]. Nhiều ñịnh nghĩa về Kinh tế xanh thể hiện các cố gắng nhận dạng khái niệm mới mẻ này, từ rộng ñến hẹp theo nội hàm của cụm từ này [10]. Năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường trong báo cáo tại Hội thảo “Kinh tế xanh và Phát triển bền vững” thấy rằng “hầu hết các ý kiến ñều cho rằng trong ñịnh nghĩa về kinh tế xanh vấn ñề năng lượng sạch là vấn ñề cốt lõi”[11]. ðến nay nội hàm khái niệm kinh tế xanh ñã ñược mở rộng hơn với thống kê chưa thật ñầy ñủ, ñã có tới vài chục ñịnh nghĩa về nó và ñịnh nghĩa sau ñây của Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) trong cuốn sách “Hướng tới Nền kinh tế Xanh - Lộ trình cho PTBV và xóa ñói giảm nghèo” ñã nói ở trên viết dành cho các nhà hoạch ñịnh, xây dựng chính sách ñược trích dẫn nhiều hơn cả: Kinh tế xanh “là nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc cho con người và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu ñáng kể các nguy cơ về môi trường và suy giảm sinh thái. ðó là nền kinh tế ít phát thải cacbon, sử dụng hiệu quả tài nguyên và ñảm bảo công bằng xã hội” [12]. 1.1.1.2. Kinh tế xanh và Phát triển bền vững Về nguyên tắc, phát triển bền vững là quá trình vận hành ñồng thời ba bình diện phát triển: kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng, công bằng, ổn ñịnh, văn hoá ña dạng và môi trường ñược trong lành, tài nguyên ñược duy trì bền vững. Do vậy, hệ thống hoàn chỉnh các nguyên tắc ñạo ñức cho phát triển bền vững bao gồm các nguyên tắc phát triển bền vững trong cả ba lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường. Cho tới nay, khái niệm về phát triển bền vững trên bình diện quốc tế có ñược sự thống nhất chung. Mục tiêu ñể thực hiện phát triển bền vững trở thành mục tiêu thiên niên kỷ [13]. ðối chiếu với khái niệm và 17 mục tiêu của Phát triển bền vững, có thể thấy kinh tế xanh tương ñồng nhưng không thay thế cho phát triển bền vững. Kinh tế xanh cũng quan tâm tới 3 lĩnh vực cốt lõi của phát triển bền vững (kinh tế, xã hội và môi trường). Nhưng cách tiếp cận của kinh tế xanh là chú trọng tới kinh tế (Vốn sản xuất – Produced Capital) và môi trường ở góc ñộ hệ sinh thái (Vốn tự nhiên – Natural Capital) trước, rồi lấy ñó làm nền tảng thúc ñẩy sự thịnh vượng của con người (Vốn
  16. 7 xã hội và nhân văn – Social and Human Capital). Cách tiếp cận này xuất phát từ việc con người ngày càng thấy rõ hơn rằng việc hướng tới Phát triển bền vững cần dựa trên cơ sở nền tảng là một cách thức phát triển kinh tế ñúng ñắn [14]. Hình 1. Sơ ñồ tính phổ quát trong lý luận phát triển bền vững và kinh tế xanh Nguồn: European Environment Agency [15] (A) phát triển bền vững; (B) kinh tế xanh và con ñường phát triển bền vững Tuy nhiên, cần lưu ý rằng kinh tế xanh không coi nhẹ sự thịnh vượng của con người. Ngược lại, ngay trong các ñịnh nghĩa của kinh tế xanh, các yếu tố như “công bằng xã hội”, “chất lượng cuộc sống tốt hơn”, “hạnh phúc cho con người và công bằng xã hội” ñã luôn ñược nhấn mạnh. Trong thực tế, ñiều này cũng ñược thể hiện qua các chỉ số theo dõi quá trình thực hiện kinh tế xanh tại Châu Âu, ñã bao gồm nhiều chỉ số liên quan tới vốn xã hội (Social capital) và vốn nhân văn (Human capital) [16]. Trong bối cảnh có nhiều thách thức mới như sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên, suy thoái môi trường và ñặc biệt là biến ñổi khí hậu, việc hướng ñến phát triển bền vững ngày càng trở nên khó khăn hơn. Các mục tiêu của phát triển bền vững vì thế ñã ñược cụ thể hoá cho từng lĩnh vực. Từ 3 lĩnh vực lớn trước ñây (kinh tế, xã hội, môi trường), các nhà nghiên cứu và chính sách hiện ñã xác ñịnh ñược 17 mục tiêu của phát triển bền vững - 17 SDGs [17], gồm: 1-Xoá nghèo; 2-Xoá ñói; 3- Sức khoẻ tốt và cuộc sống hạnh phúc; 4-Giáo dục chất lượng; 5-Bình ñẳng giới; 6- Nước sạch & vệ sinh;7-Năng lượng sạch với giá hợp lý; 8-Tăng trưởng kinh tế và việc làm bền vững; 9-Công nghiệp, sáng tạo và hạ tầng; 10-Giảm bất bình ñẳng; 11- Thành phố và cộng ñồng bền vững; 12-Sản xuất và tiêu dùng có trách nghiệm; 13-
  17. 8 Hành ñộng vì khí hậu; 14-Các ñại dương bền vững; 15-Sử dụng ñất bền vững; 16- Hoà bình và công lý; 17-Hợp tác ñể hướng tới mục tiêu chung. Kể từ năm 2015, các mục tiêu này ñã thay thế cho các Mục tiêu thiên niên kỷ (Milennium Goals), trở thành kim chỉ nam cho sự phát triển của các quốc gia. Kèm theo ñó là Bộ chỉ tiêu Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), do Phòng thống kê của Liên Hợp Quốc xây dựng [18]. Ngoài ra, cũng cần phải nhắc tới Bộ chỉ tiêu Phát triển bền vững (Sustainable Development Indicators-SDIs), phát triển bởi Vụ các vấn ñề kinh tế và xã hội của Ban thư ký Liên Hợp Quốc [19]. Trong khi Bộ chỉ tiêu SDGs giúp theo dõi quá trình thực hiện của các quốc gia theo 17 mục tiêu ñã xác ñịnh của Phát triển bền vững toàn cầu, thì bộ chỉ tiêu SDIs nhằm ñánh giá quá trình hướng tới Phát triển bền vững theo ñặc thù của từng quốc gia, từng vùng [20]. 1.1.1.3. Kinh tế xanh và Tăng trưởng xanh Khái niệm Tăng trưởng xanh ñược ñề cập chính thức tại Hội nghị Bộ trưởng về Môi trường và Phát triển (MCED) năm 2005 tại Seoul, Hàn Quốc. Tuy xuất hiện sau khái niệm Kinh tế xanh, nhưng tới nay Tăng trưởng xanh lại ñược biết ñến nhiều hơn. Bởi lẽ, khái niệm này ñã sớm ñược cụ thể hóa trong các thỏa thuận của MCED, từ ñó nhanh chóng hình thành ñược các chiến lược và hành ñộng cụ thể của các quốc gia [21]. Tiêu biểu, ngay từ năm 2008, Hàn Quốc ñã dành 80% trong khoảng 38,1 tỉ USD thuộc gói kích cầu kinh tế ñể thực hiện Chiến lược Tăng trưởng xanh quốc gia [22]. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 của mình (2011-2015), Trung Quốc ñã dành tổng cộng 140 tỉ USD cho ñầu tư xanh [23]. Nhiều quốc gia như Úc, UAE, Nhật Bản, ðan Mạch và Na Uy ñã tham gia với Hàn Quốc tạo nên một tổ chức liên chính phủ trong lĩnh vực tăng trưởng xanh (Global Green Growth Institute - GGGI) [23]. Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng: “Tăng trưởng xanh là hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm và các tác ñộng môi trường, linh hoạt trong khả năng thích ứng với các hiểm họa thiên nhiên, quản lý môi trường và vốn tự nhiên trong phòng chống thiên tai.” [24]. Theo Tổ chức Hợp tác Phát triển kinh tế OECD, Tăng trưởng xanh bao gồm “thúc ñẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế ñồng thời ñảm bảo rằng các nguồn tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp tài nguyên và dịch vụ môi trường cho sự thịnh vượng của chúng ta. ðể thực hiện ñiều này, tăng trưởng xanh phải là nhân tố xúc tác trong việc ñầu tư và ñổi
  18. 9 mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tăng cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới.” [25]. Tăng trưởng xanh (Green Growth) là khái niệm rất gần với kinh tế xanh. Ban ñầu, nhiều nhà nghiên cứu thậm chí còn sử dụng các khái niệm Tăng trưởng xanh, Kinh tế xanh và cả “Xanh hóa nền kinh tế - Greening the economy” ñể thay thế cho nhau. Tuy nhiên, nội hàm của các khái niệm này là tương ñối khác nhau [15][21]. Trên thực tế, UNEP, UNDESA và ICC thường dùng thuật ngữ Kinh tế xanh, còn OECD, WB và các doanh nghiệp thường ñề cập tới Tăng trưởng xanh, ñiều này có lẽ phụ thuộc vào tính phù hợp của các khái niệm ñó với các ưu tiên của họ. 1.1.1.4. Kinh tế xanh và Kinh tế tuần hoàn Ellen MacArthur Foundation (2012) ñịnh nghĩa: “Kinh tế tuần hoàn là một hệ thống có tính khôi phục và tái tạo thông qua các kế hoạch và thiết kế chủ ñộng. Nó thay thế khái niệm “kết thúc vòng ñời” của vật liệu bằng khái niệm khôi phục, chuyển dịch theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo, không dùng các hóa chất ñộc hại gây tổn hại tới việc tái sử dụng và hướng tới giảm thiểu chất thải thông qua việc thiết kế vật liệu, sản phẩm, hệ thống kỹ thuật và cả các mô hình kinh doanh trong phạm vi của hệ thống ñó” [27]. ðây là ñịnh nghĩa ñược nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế thừa nhận rộng rãi hiện nay. Theo ñó, Kinh tế tuần hoàn có 3 nội hàm cơ bản sau: (i) Tái tạo các hệ thống tự nhiên: Bảo tồn và tái tạo vốn tự nhiên (ñất, nước,…) thông qua việc kiểm soát hợp lý các tài nguyên không thể phục hồi và sử dụng cân ñối với các tài nguyên có thể phục hồi, hạn chế sử dụng năng lượng hóa thạch và tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo; (ii) Giữ cho sản phẩm và vật liệu ñược sử dụng: Tối ưu hóa lợi tức của tài nguyên bằng cách tuần hoàn các sản phẩm và vật liệu nhiều nhất có thể trong các chu trình kỹ thuật và sinh học; (iii) Thiết kế chất thải và ô nhiễm: Nâng cao hiệu suất chung của toàn hệ thống bằng cách xác ñịnh ñược và thậm chí tiến tới mức cao hơn là thiết kế các ngoại ứng tiêu cực. Như vậy, với 3 nội hàm kể trên, có thể thấy Kinh tế tuần hoàn khá tương ñồng với Tăng trưởng xanh. Tuy nhiên, trong khi Tăng trưởng xanh chú trọng nhiều hơn tới vấn ñề phát thải khí nhà kính, Kinh tế tuần hoàn quan tâm tới phát thải nói chung, bao gồm cả rác thải. Quan trọng hơn cả, Kinh tế tuần hoàn ñưa ra một cách tiếp cận cụ thể và rõ ràng ñể giải quyết vấn ñề, ñó là tuần hoàn vật liệu, nhấn mạnh
  19. 10 vai trò của thiết kế sản phẩm và thiết kế chất thải. Ngoài ra, trong khi Tăng trưởng xanh cố gắng ngăn chặn suy thoái môi trường, thì Kinh tế tuần hoàn còn hướng ñến một bước cao hơn, ñó là tái tạo các hệ thống tự nhiên. ðặc biệt, cách tiếp cận của Kinh tế tuần hoàn giúp phá vỡ ñược mối liên hệ thường thấy giữa phát triển kinh tế và các ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường [11]. Theo ñó, không chỉ giảm phụ thuộc vào tài nguyên và hạn chế phát thải, các mô hình Kinh tế tuần hoàn còn ñem lại lợi ích rất lớn và thúc ñẩy tăng trưởng kinh tế. Theo mô hình ước tính của tổ chức Accenture Strategy, Kinh tế tuần hoàn có thể tạo ra lợi ích 4,5 nghìn tỉ ñô la Mỹ ở quy mô toàn cầu từ 2015 ñến 2030 [28]. Riêng tại Châu Âu, Kinh tế tuần hoàn có thể ñem lại 600 tỉ Euro lợi ích ròng mỗi năm, tạo ra 580.000 việc làm mới và ñồng thời giúp giảm một lượng lớn phát thải khí nhà kính của khu vực này [29]. Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Kinh tế tuần hoàn là tất yếu phải thực hiện ñể xây dựng Kinh tế xanh, hướng tới phát triển bền vững [27][30]. 1.1.2. Chính sách phát triển kinh tế xanh Tăng trưởng kinh tế là một trong những thông số quan trọng của một nền kinh tế ñang bùng nổ. Tuy nhiên, phần hoàn vốn của tăng trưởng kinh tế thông thường không ñược phân bổ một cách nhất quán, ñiều này thường có thể dẫn ñến bất bình ñẳng giàu nghèo và phân chia xã hội [3]. Chiến lược thông thường này ñã ñịnh giá thấp hàng hóa và dịch vụ sinh thái vốn là nền tảng của mọi hoạt ñộng kinh tế. Nền kinh tế xanh (GE) có thể ñược coi là một phần của sự thay ñổi từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế mới bền vững và lâu dài hơn các mô hình của nền kinh tế [31][32]. Kinh tế xanh là ñiều kiện tiên quyết cho tăng trưởng kinh tế dựa trên phát triển bền vững, có thể tạo ra một nền kinh tế chất xám, phúc lợi con người và công bằng xã hội, ñồng thời giảm ñáng kể rủi ro môi trường và khan hiếm sinh thái [33]. Xu hướng phát triển bền vững toàn cầu, phát triển nền kinh tế xanh chính là cách tốt nhất ñể làm chậm tác ñộng tiêu cực ñến môi trường và sinh thái [34]. Từ sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, khái niệm nền kinh tế xanh ñã trở thành một lĩnh vực quan tâm ñáng kể cho nghiên cứu khoa học cũng như cho các chính sách phát triển cụ thể trong các quốc gia khác nhau trên thế giới. Gần ñây, quá trình chuyển ñổi sang nền kinh tế xanh ñã ñược coi là một mô hình mong muốn và cách tiếp cận thay thế ñể phát triển bao gồm tất cả các yếu tố của phát triển bền
  20. 11 vững - kinh tế, sinh thái và xã hội [35]. Kinh tế xanh ñã nổi lên như một khuôn khổ chính sách quan trọng ñể phát triển bền vững ở cả các nước phát triển và ñang phát triển. Kinh tế xanh cung cấp một khuôn khổ chính sách hấp dẫn ñể sử dụng tài nguyên hiệu quả, lượng cacbon thấp hơn, ít gây tổn hại ñến môi trường hơn, xã hội hòa nhập hơn. ðồng thời, dựa trên các mục tiêu của phát triển bền vững của tác giả cũng chỉ ra mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội - môi trường [36]. Công nghệ xanh là một nền tảng ñể tập hợp lợi ích của các cơ cấu kinh doanh nhằm mở rộng ranh giới kinh doanh và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Mô hình chính sách cụm trong các hệ thống kinh tế vùng sẽ cho phép một cách tiếp cận khác biệt ñể kích thích các nhóm ñối tượng. Việc quản lý “công nghệ tinh gọn” sẽ ñảm bảo hoạt ñộng hiệu quả và ñạt ñược các mục tiêu phát triển xanh [37]. Nên thúc ñẩy nền kinh tế xanh bằng cách tăng cường kiểm soát vĩ mô của chính phủ, các doanh nghiệp thực hiện chiến lược thương hiệu xanh và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tiêu dùng xanh [38]. Hoạt ñộng khai thác sử dụng nhiều cacbon ñã là một trong những nguyên nhân chính dẫn ñến các hoạt ñộng và phản ñối vì môi trường ở cả xã hội xã hội chủ nghĩa và xã hội tư bản [39]. Kinh tế xanh có thể ñược ñịnh nghĩa thuần túy là nền kinh tế cacbon thấp, tiết kiệm tài nguyên và hòa nhập xã hội [40][41]. Nghiên cứu về chính sách liên quan ñến khái niệm và hoàn cảnh kinh tế xanh, hầu hết các sáng kiến kinh tế xanh ñều là sự thích ứng ở cấp ñộ chính sách. Cần phải kết hợp chặt chẽ việc ño lường các chỉ số về sự tiến bộ ñối với sự thành công của việc thực hiện các chính sách ñã công bố [42]. Các chính sách nhằm thúc ñẩy phát triển kinh tế xanh cần dựa trên quá trình nghiên cứu liên quan ñến các phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp khoa học, lý thuyết, kết quả nghiên cứu là cơ sở lý luận, phương pháp luận và thực tiễn ñể ñánh giá hiện trạng và mức ñộ phát triển nền kinh tế xanh của khu vực, xác ñịnh hiệu quả của các chương trình kinh tế và môi trường, tối ưu hóa quản lý tài chính, thực hiện bảo vệ môi trường và xây dựng kế hoạch quốc gia [43]. Liên quan ñến phương pháp ñánh giá kinh tế xanh, cần tiếp cận và có bộ chỉ số tổng hợp phản ánh bức tranh rộng hơn về tiến trình, với lợi ích là truyền ñạt cho nhiều ñối tượng hơn về các tương tác trong một hệ thống phức tạp và trạng thái của sự thay ñổi mang tính chuyển hóa lên nền kinh tế xanh. Các phương pháp tiếp cận
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2