intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Thích ứng với hoạt động dạy học của giảng viên trẻ tại các học viện, trường đại học Công an nhân dân

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:259

97
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thích ứng với hoạt động dạy học của giảng viên trẻ tại các học viện, trường đại học CAND, luận án đề xuất một số biện pháp tâm lý-sư phạm nhằm nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động dạy học của giảng viên trẻ tại các học viện, trường đại học CAND; nghiên cứu thực trạng thích ứng với hoạt động dạy học của giảng viên trẻ tại các học viện, trường đại học CAND; xây dựng biện pháp tâm lý - sư phạm nhằm nâng cao thích ứng với hoạt động dạy học của giảng viên trẻ tại các học viện, trường đại học CAND.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Thích ứng với hoạt động dạy học của giảng viên trẻ tại các học viện, trường đại học Công an nhân dân

  1. Lời cam đoan Tôi   xin   cam   đoan   đây   là   công   trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số   liệu, kết quả  trong luận  án là trung   thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Trần Thu Hương
  2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU  3 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10 Chương 1 CƠ  SỞ  LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA THÍCH  ỨNG  VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA GIẢNG   VIÊN TRẺ  TẠI CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG  ĐẠI  HỌC CÔNG AN NHÂN DÂN 24 1.1. Các khái niệm cơ bản 24 1.2. Cấu trúc tâm lý thích  ứng với hoạt động dạy học của  giảng viên trẻ  tại các học viện, trường đại học Công an  nhân dân 37 1.3. Đặc điểm của đội ngũ giảng viên trẻ  và đặc điểm hoạt   động dạy học tại các học viện, trường đại học Công an   nhân dân 55 1.4. Những yếu tố  cơ  bản  ảnh hưởng  đến thích  ứng với   hoạt động dạy học của giảng viên trẻ 60 1.5. Tiêu chí cơ  bản đánh giá mức độ  thích  ứng với hoạt  động   dạy   học   của   giảng   viên   trẻ   tại   các   học   viện,   trường đại học Công an nhân dân 68 Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 75 2.1. Nghiên cứu lý luận  75 2.2. Nghiên cứu thực tiễn  77 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 87 3.1. Thực trạng thích  ứng với hoạt động dạy học của giảng  viên trẻ  tại các học viện, trường đại học Công an nhân  87 dân 3.2. Kết quả  nghiên cứu các yếu tố cơ  bản ảnh hưởng tới  thích ứng với hoạt động dạy học của giảng viên trẻ tại  các học viện, trường đại học Công an nhân dân 124 3.3. Biện pháp tâm lý ­ sư  phạm nhằm nâng cao  mức độ  thích ứng với hoạt động dạy học của giảng viên trẻ tại  các học viện, trường đại học Công an nhân dân 132 3.4. Thực nghiệm tác động 169 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 181
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 186 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 187 PHỤ LỤC 196
  4. DANH MỤC CÁC BẢNG STT NỘI DUNG Trang Bảng 1. Số lượng và tỷ lệ % khách thể nghiên cứu 80 Bảng 2. Cách tính điểm cho mỗi phương án trả lời 83 Bảng 3. Số lượng và tỷ lệ % về mức độ  thích ứng với hoạt động  87 dạy học của giảng viên trẻ Bảng 4. Điểm trung bình và độ  lệch chuẩn về  mức độ  thích  ứng  88 biểu hiện trên 3 mặt: nhận thức, cảm xúc, hành động Bảng 5. Mức độ thích ứng của giảng viên trẻ với hoạt động dạy học  89 theo giới tính Bảng 6. Mức độ thích ứng với hoạt động dạy học của giảng viên trẻ  89 theo thâm niên dạy học Bảng 7. Mức độ thích ứng biểu hiện ở mặt nhận thức 91 Bảng 8. Điểm trung bình và thứ bậc các biểu hiện cụ thể về nhận  91 thức của giảng viên trẻ đối với hoạt động dạy học Bảng 9. Mức độ hài lòng của giảng viên trẻ 96 Bảng 10. Điểm trung bình và thứ  bậc về  sự  hài lòng của giảng viên   97 trẻ Bảng 11. Kết quả thực hiện các hành động dạy học của giảng viên   103 trẻ Bảng 12. Điểm trung bình và thứ bậc các biểu hiện cụ thể về hoạt   104 động dạy học của giảng viên trẻ Bảng 13. Điểm trung bình và thứ bậc về thực hiện hành động soạn  108 giáo án của giảng viên trẻ theo các nội dung cụ thể Bảng 14. Điểm trung bình và độ  lệch chuẩn về  hành động giảng  111 dạy trên lớp Bảng 15. Điểm trung bình và thứ bậc về thực hiện hành động kiểm   113 tra, đánh giá của giảng viên trẻ theo các nội dung cụ thể Bảng 16. Điểm trung bình và thứ bậc về thực hiện hành động biên  116 soạn giáo tài liệu dạy học Bảng 17. Điểm   trung   bình   và   thứ   bậc   về   thực   hiện   hành   động  118 nghiên cứu khoa học Bảng 18. Điểm trung bình và thứ bậc về hành động hướng dẫn học  120
  5. viên tự học, tự nghiên cứu Bảng 19. Điểm trung bình và thứ  bậc về  hành động thực hiện mối   122 quan hệ xã hội Bảng 20. Điểm trung bình và thứ bậc về mức độ ảnh hưởng của các  yếu tố chủ quan đến thích ứng với hoạt động dạy học của  126 giảng viên trẻ do giảng viên trẻ và lãnh đạo khoa, bộ môn  đánh giá Bảng 21. Điểm trung bình và thứ  bậc về  mức độ   ảnh hưởng của  các yếu tố  khách quan đến thích  ứng với hoạt động dạy   129 học  của  giảng  viên  trẻ   do  giảng  viên   trẻ  và  lãnh   đạo  khoa, bộ môn đánh giá Bảng 22. Kế hoạch giúp giảng viên trẻ thích ứng của khoa, bộ môn 162 Bảng 23. Giảng viên trẻ xây dựng và thực hiện kế hoạch thích ứng 163 Bảng 24. Mức độ  thực hiện hành động biên soạn tài liệu dạy học  169 của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng Bảng 25. Điểm trung bình và thứ bậc về thực hiện hành động biên  soạn   tài   liệu   dạy   học   của   thực   nghiệm   và   nhóm   đối  170 chứng
  6. 3 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Trong môi trường tự nhiên và xã hội luôn biến động, phát triển không  ngừng, con người cần có sự thích ứng để  hòa nhập nhanh với sự biến đổi  và phát triển đó. Vấn đề thích ứng được nhiều nhà tâm lý học, tâm lý giáo  dục nghiên cứu  ở  nhiều góc độ  khác nhau nhằm tìm ra bản chất của vấn   đề  thích  ứng, các yếu tố   ảnh hưởng đến thích  ứng, đề  ra các giải pháp  nâng cao khả năng thích ứng của con người.  “Thich  ́ ưng v ́ ơi hoat đông day hoc cua giang viên tre t ́ ̣ ̣ ̣ ̣ ̉ ̉ ̉ ại cac hoc ́ ̣   viên, tr ̣ ương đai hoc  ̀ ̣ ̣ Công an nhân dân” là công trình nghiên cứu thích ứng   mang tính chất đặc thù về  hoạt động dạy học của giảng viên trẻ  trong  Công an nhân dân (CAND). Công trình nghiên cứu có tính độc lập, chưa có  tác giả nào ở Việt Nam và trên thế giới nghiên cứu, do đó đảm bảo yêu cầu  nghiên cứu. Trên cơ  sở  khái quát và nghiên cứu các công trình có liên quan đến  vấn đề  nghiên cứu, đề  tài đã xây dựng khái niệm về  thích  ứng với hoạt   động dạy học của giảng viên trẻ tại các học viện, trường đại học  CAND;  xác định cấu trúc và các yếu tố   ảnh hưởng đến thích  ứng với hoạt động  dạy học của giảng viên trẻ; xây dựng các biện pháp tâm lý ­ sư  phạm   nhằm nâng cao mức độ  thích  ứng đối với hoạt động dạy học của giảng   viên trẻ tại các học viện, trường đại học CAND. 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Chất lượng dạy học của đội ngũ giảng viên là một trong những yếu   tố quan trọng đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo. Đảng và Nhà nước   luôn coi trọng phát triển đội ngũ giảng viên trong sự nghiệp giáo dục và đã  
  7. 4 đề  ra những định hướng, chính sách đúng đắn nhằm nâng cao chất lượng   đội ngũ giảng viên, đáp  ứng yêu cầu, đòi hỏi của sự  phát triển đất nước.   Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định:   “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện  nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa,  dân chủ  hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ  chế  quản lý giáo   dục, phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ  quản lý là khâu then chốt”  [61,   tr.130­131].   Quán   triệt   các   nghị   quyết   của   Đảng, Nhà   nước,   Bộ  Công an luôn coi trọng phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo,  cán bộ  quản lý giáo dục, từng bước hoàn thiện hệ  thống các văn bản  pháp quy về xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo CAND, tạo cơ sở pháp  lý quan trọng để  cơ  quan quản lý và các cơ  sở  đào tạo thống nhất thực   hiện. Bằng những chủ tr ương đúng đắn và sự quan tâm của lãnh đạo Bộ  Công an đối với nhà giáo CAND, trải qua 70 năm phát triển, đến nay, đội   ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong CAND đã phát triển cả về  số  lượng và chất lượng , đáp  ứng tốt nhu cầu giáo dục và đào tạo trong  từng giai đoạn.  Cùng với đội ngũ giảng viên các học viện, trường đại học CAND,  đội ngũ giảng viên trẻ  đang là một lực lượng góp phần quan trọng đảm  bảo chất lượng giáo dục, đào tạo trong CAND. Hiện nay, đội ngũ giảng  viên trẻ  tại các học viện, trường đại học CAND chiếm đến 60 ­ 70% số  lượng đội ngũ giảng viên. Do nhu cầu về  việc mở  rộng quy mô đào tạo  trong các học viện, trường đại học CAND; và do quy luật tự  nhiên về  sự  thay thế thế hệ giảng viên nhiều tuổi bằng thế hệ giảng viên trẻ trong các  học viện, trường đại học CAND cho nên số  lượng giảng viên trẻ  ngày  càng gia tăng trong những năm gần đây. Bên cạnh những thành tích đã đạt 
  8. 5 được, giảng viên trẻ  gặp những khó khăn trong thực hiện hoạt động dạy  học do nhiều nguyên nhân khác nhau. Về  nguyên nhân khách quan, như:   khối lượng công việc nhiều; tính chất, mức độ đòi hỏi của hoạt động dạy  học ngày càng cao, có nhiều sự  thay đổi trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự  phát triển của khoa học, công nghệ  và nền kinh tế  tri thức. Về  nguyên  nhân chủ quan, như: giảng viên trẻ chưa chủ động tích cực trong việc học   tập, rèn luyện để  hình thành phẩm chất nhân cách người giảng viên, sĩ   quan CAND; kỹ  năng thực hiện hành động dạy học chưa tốt…  Bởi vậy,  giảng viên trẻ  gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện tốt chức trách,  nhiệm vụ  được giao, như: tổ  chức, thực hiện giảng dạy; biên soạn tài  liệu dạy học, nghiên cứu khoa học... Bên cạnh đó, giảng viên trẻ  còn có  những biểu hiện mệt mỏi, căng thẳng trong việc thực hiện hoạt động dạy   học. Đặc biệt, có một số giảng viên trẻ đã không đáp ứng được yêu cầu dạy  học, bị điều động sang làm công tác khác. Từ thực trạng trên, đặt ra yêu cầu   cần thiết phải nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của thích ứng với hoạt  động dạy học của giảng viên trẻ  tại các học viện, trường đại học  CAND  nhằm xây dựng biện pháp nâng cao mức độ  thích  ứng với hoạt động dạy  học của giảng viên trẻ, góp phần đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo  tại các học viện, trường đại học CAND. Những năm qua, các học viện, trường đại học  CAND  đã có nhiều  biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục, đào tạo, nhất là những biện  pháp nâng cao chất  lượng  dạy học cho  đội ngũ giảng viên. Tuy nhiên,   những nghiên cứu chuyên sâu về  thích  ứng với hoạt động dạy học của  giảng viên trẻ chưa được đề cập đến, do đó, nghiên cứu thích ứng với hoạt   động dạy học của giảng viên trẻ tại các học viện, trường đại học CAND là 
  9. 6 đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn yêu cầu phát triển của các học viện, trường   đại học CAND trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ cơ  sở  lý luận và thực tiễn về  thích  ứng với hoạt động dạy  học của giảng viên trẻ tại các học viện, trường đại học CAND, luận án đề  xuất một số biện pháp tâm lý ­ sư phạm nhằm nâng cao mức độ thích ứng  với hoạt động dạy học của giảng viên trẻ tại các học viện, trường đại học   CAND. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài làm rõ những nội dung sau: ­ Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn thích ứng với hoạt động dạy học  của giảng viên trẻ tại các học viện, trường đại học CAND. ­ Nghiên cứu thực trạng thích ứng với hoạt động dạy học của giảng  viên trẻ tại các học viện, trường đại học CAND. ­ Xây dựng biện pháp tâm lý ­ sư phạm nhằm nâng cao thích ứng với  hoạt động dạy học của giảng viên trẻ  tại các học viện, trường đại học   CAND. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thích ứng với hoạt động dạy học của giảng viên trẻ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu ­ Giới hạn đối tượng nghiên cứu Mức độ thích ứng với hoạt động dạy học của giảng viên trẻ.  ­ Giới hạn khách thể nghiên cứu
  10. 7 Số  lượng 171 giảng viên trẻ  giảng dạy dưới 5 năm và dưới 35 tuổi   tại Học viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân, Trường Đại  học Kỹ thuật ­ Hậu cần CAND vàTrường Đại học Phòng cháy Chữa cháy. 33 cán bộ quản lý, lãnh đạo khoa, bộ môn tại Học viện An ninh nhân  dân, Học viện Cảnh sát nhân dân, Trường Đại học Kỹ  thuật ­ Hậu cần   CAND và Trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy. 4.3. Giả thuyết khoa học Thích  ứng với hoạt động dạy học của giảng viên trẻ  tại các học  viện, trường đại học CAND là quá trình giảng viên trẻ  tích cực thay đổi,  điều chỉnh tâm lý để đáp ứng yêu cầu của hoạt động dạy học tại các học  viện, trường đại học CAND. Nếu làm rõ lý luận và thực tiễn về thích ứng  với hoạt động dạy học của giảng viên trẻ, đánh giá đúng thực trạng thích  ứng với hoạt động dạy học của họ thì sẽ tìm được những biện pháp tâm lý   ­ sư phạm để nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động dạy học của giảng  viên trẻ tại các học viện, trường đại học CAND. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu  5.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn Luận án dựa trên phương pháp của chủ  nghĩa Mác ­ Lênin, tư  tưởng  Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng ủy Công an Trung ương về  việc hình thành các phẩm chất tâm lý, nhân cách con người và việc xây  dựng con người xã hội chủ  nghĩa, phát triển đội ngũ giảng viên CAND.  Luận án còn dựa trên các nguyên tắc phương pháp luận của tâm lý học Mác  xít.  Cơ  sở thực tiễn của luận án là hoạt động dạy học của giảng viên trẻ  tại các học viện, trường đại học CAND hiện nay; báo cáo tổng kết công tác  dạy học của các học viện, trường đại học CAND và quá trình khảo sát thực  
  11. 8 tiễn hoạt động dạy học của giảng viên trẻ  tại các học viện, trường đại học  CAND. 5.2. Phương pháp nghiên cứu  Luận án sử  dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trong khoa  học xã hội. Cụ thể: + Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài,  nhằm thu thập hệ  thống các cơ  sở  lý luận của luận án, nghiên cứu các  phương pháp, số liệu để định hướng, làm cơ sở cho việc nghiên cứu.  + Quan sát: Nhằm chính xác hóa và bổ  sung số  liệu nghiên cứu. Tác  giả trực tiếp quan sát hoạt động dạy học của giảng viên thông qua các giờ  lên lớp; hoạt động soạn giáo án, chuẩn bị  cho hoạt động giảng dạy; các  hoạt động nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của nhà trường.   + Điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp chính của luận án  nhằm đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu.   + Chuyên gia: Lấy ý kiến của các chuyên gia về  những vấn đề  liên  quan đến luận án, cho phép tranh thủ vốn sống, vốn tri thức và kinh nghiệm   về hoạt động dạy học của các chuyên gia nhằm hỗ trợ cho các phương pháp   trên. + Tọa đàm, phỏng vấn: Là phương pháp bổ trợ, phỏng vấn trực tiếp   một số học viên, giảng viên, cán bộ  quản lý giáo dục nhằm chính xác hoá  những thông tin thu được từ phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi hoặc bổ  sung những thông tin mới cần thiết cho việc nghiên cứu. + Phân tích kết  quả  hoạt  động: Nghiên cứu  thực  tiễn hoạt  động  giảng dạy của giảng viên trẻ  tại các học viện, trường đại học CAND để  đánh giá thực trạng thích  ứng của giảng viên trẻ  đối với hoạt động dạy  học.
  12. 9 + Phương pháp mô tả chân dung: Mô tả  một số chân dung về  giảng   viên trẻ  trong thực hiện hoạt động dạy học tại các học viện, trường đại  học CAND nhằm làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu của luận án. + Phương pháp xử  lý số  liệu bằng thống kê toán học: xử  lý số  liệu   bằng phép toán trên chương trình phần mềm SPSS: Tính tần suất trả lời các  phương án, tính tỷ lệ %, điểm trung bình nhằm đánh giá thực trạng vấn đề  nghiên cứu.  6. Những đóng góp mới của luận án Luận án có những đóng góp cơ bản sau: ­ Xây dựng khái niệm thích  ứng với hoạt động dạy học của giảng   viên trẻ tại các học viện, trường đại học CAND. ­ Chỉ  ra cấu trúc tâm lý thích  ứng với hoạt động dạy học của giảng   viên trẻ tại các học viện, trường đại học CAND.  ­ Xác định tiêu chí đánh giá thích  ứng; làm rõ những đặc điểm của   đội ngũ giảng viên trẻ  và đặc điểm hoạt động dạy học tại các học viện,  trường đại học CAND. ­ Đánh giá thực trạng thích  ứng với hoạt động dạy học của giảng   viên trẻ tại các học viện, trường đại học CAND. ­ Làm rõ những yếu tố   ảnh hưởng tới thích  ứng với hoạt động dạy  học của giảng viên trẻ tại các học viện, trường đại học CAND. ­  Đề  xuất một s ố  bi ện pháp tâm lý ­ sư  phạm nh ằm nâng cao   mức độ  thích  ứng v ới hoạt độ ng dạ y họ c củ a gi ảng viên trẻ  tạ i các  họ c việ n, tr ườ ng đạ i họ c CAND. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Về lý luận: Luận án góp phần bổ sung, phát triển lý luận về thích ứng   với hoạt động dạy học của giảng viên trẻ nói chung, giảng viên trẻ  tại các  học viện, trường đại học CAND nói riêng.
  13. 10 Về thực tiễn: Luận án cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho cấp ủy   Đảng, Ban Giám đốc, Ban Giám hiệu các học viện, trường đại học về công  tác lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên nói chung và  đội ngũ giảng viên trẻ nói riêng đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc.   Đồng thời, kết quả  nghiên cứu của luận án còn được sử  dụng làm tài liệu  tham khảo, nghiên cứu, học tập trong công tác dạy học, quản lý giáo dục và   lãnh đạo tại các học viện, nhà trường nói chung và trong Công an nói riêng. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án   được kết cấu 3 chương, 11 tiết.
  14. 11 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRẺ TẠI CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG AN NHÂN DÂN 1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Thích ứng có vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả  của hoạt động  của cá nhân. Người đầu tiên nghiên cứu về  thích  ứng là H.Spencer (1820­ 1903), nhà tâm lý học người Anh, với tác phẩm nổi tiếng “Những nguyên   lý của tâm lý học” (1895). Trong tác phẩm này, H.Spencer đã phân tích quá  trình thích  ứng  ở  con người dựa trên học thuyết tiến hóa và đưa ra quan   điểm: “Cuộc sống là sự  thích  ứng liên tục của các mối quan hệ  bên trong  với mối quan hệ  bên ngoài” [89]. H.Spencer đã mở  ra con đường nghiên  cứu quan trọng về thích ứng. Trong khoa học tâm lý hiện nay, vấn đề thích   ứng được nghiên cứu trên nhiều loại khách thể và có nhiều hướng nghiên  cứu khác nhau. Trong luận án tập trung tổng quan ba hướng nghiên cứu về  thích ứng gần với đề tài nghiên cứu luận án, đó là: thích ứng với hoạt động   nghề nghiệp, thích ứng với hoạt động học tập và thích ứng với hoạt động  dạy học.  1.1. Nghiên cứu thích ứng với hoạt động nghề nghiệp Thích ứng nghề nghiệp là quá trình thay đổi của cá nhân để  đáp ứng   yêu cầu về  nhận thức, thái độ, kỹ  năng nghề  nghiệp. Các tác giả  nghiên  cứu về  thích  ứng với hoạt động nghề  nghiệp trên thế  giới và trong nước   thường tập trung vào đối tượng sinh viên, người học trong quá trình thích  ứng nghề tại trường học hơn là các cơ quan, đơn vị sản xuất, kinh doanh. Các tác giả  Peter Creed, Tracy Fallon, Michell Hood thuộc trường   Đại học Griffth của Australia đã có công trình nghiên cứu về: “Mối quan   hệ  giữa thích  ứng nghề  nghiệp và mối quan tâm về  nghề  trong giới trẻ” 
  15. 12 [73]. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Thích ứng nghề nghiệp có mối quan   hệ  bên trong và có thể  bị   ảnh hưởng bởi nhân tố  đầu tiên (kế  hoạch xây  dựng nghề, khám phá nghề, xu hướng nghề, sự  ra quyết  định nghề…).  Những nhân tố  nghề  có mối quan hệ  nội hàm và bị   ảnh hưởng bởi nhiều  nhân tố khác. Tác giả  R.D. Duffy và D.L. Blustein cho rằng khả  năng thích  ứng   nghề  nghiệp được hiểu như  là sự  tự  quyết định về  nghề, sự  tự  lựa chọn   nghề,   tự   mong   muốn   đạt   được   kết   quả   nhất   định   về   nghề,   tìm   kiếm  trường học nghề  phù hợp với khả  năng của mình…[72]. Để  hoạt động  nghề  nghiệp đạt hiệu quả  đòi hỏi mỗi cá nhân phải thích  ứng với nghề  nghiệp. Khi con người thích  ứng với nghề  nghiệp, họ  sẽ  chủ  động, tích  cực trong công việc, an tâm, phấn khởi, say mê, dồn hết khả năng, tâm trí  của mình cho hoạt động nghề. Lúc này, con người sẽ thực hiện hoạt động  dễ dàng, khả năng sáng tạo lớn và hiệu quả lao động cao.  Tác giả N.B.Basinanova, D.V.Kalinhitreva xem xét mối quan hệ giữa  trí tuệ với sự thích ứng nghề nghiệp, thích ứng tâm lý ­ xã hội đã phát hiện:  Chỉ  số  trí tuệ  càng cao thì sự  thích  ứng nghề  nghiệp lại càng thuận lợi.  Nhưng sự  thích  ứng tâm lý ­ xã hội thì không hoàn toàn như  vậy. Nếu chỉ  số trí tuệ của cá nhân cao hơn hẳn chỉ số trí tuệ  chung của nhóm thì nó sẽ  cản trở sự thích ứng tâm lý ­ xã hội của cá nhân đó [4]. Tác   giả   A.E.Golomstooc   khi   nghiên   cứu   về   “Sự   lựa   chọn   nghề   nghiệp và giáo dục nhân cách cho học sinh” đã không sử  dụng thuật ngữ  “thích ứng” (Адаптация) mà sử dụng thuật ngữ “thích hợp” (Пригодностъ)   để nói lên sự  thích nghi đặc biệt của con người với nghề nghiệp và nhấn  mạnh đến mặt tình cảm của quá trình thích hợp nghề nghiệp, coi đó như là   một thuộc tính của nhân cách [17].
  16. 13 Ở  Phần Lan, M.V. Vôlannen quan tâm đến vấn đề  thích  ứng nghề  nghiệp và tâm thế  xã hội đối với việc làm của thanh niên. Kết quả nghiên   cứu của ông cho thấy giữa việc học nghề và lao động nghề của thanh niên   tồn tại một thời kỳ  chuyển tiếp có thể  kéo dài từ  5 ­ 7 năm, được đặc  trưng bởi hàng loạt các sự kiện như: học nghề, thay đổi nghề, thất nghiệp,  làm việc tạm thời. Tác giả xem đây là những giai đoạn thích ứng nghề của   thanh niên và tâm thế của họ đối với việc làm phụ thuộc vào giai đoạn này   có diễn ra sự thích ứng nghề hay không [95]. Tác giả  B.Hesketh trong bài viết: “Thích  ứng tâm lý nghề để đương   đầu với mọi thay đổi” [80] đã đề  cập tới việc đào tạo những công nghệ  mới cho người lao động, tạo điều kiện cho họ  nhanh chóng thích nghi với   những công nghệ đó và hình thành các kỹ năng cần thiết. Tác giả cho rằng,  cần cho người lao động thích  ứng với tâm lý nghề  để  họ  sẵn sàng đương   đầu với những thay đổi, không chỉ  cung cấp cho người lao động tri thức  nghề mà điều đặc biệt quan trọng là phải hình thành kỹ năng nghề cho họ. Công trình nghiên cứu:  “Các yếu tố  thích  ứng nghề  nghiệp của sinh   viên” được đăng trên http:/www.jour.club.ru. đã phản ánh các yếu tố thích ứng  nghề nghiệp của sinh viên thông qua các giai đoạn của quá trình thích ứng nghề  nghiệp của sinh viên bao gồm: giai đoạn tiếp nhận trách nhiệm nghề nghiệp,  giai đoạn hòa nhập vào môi trường làm việc và giai đoạn hình thành các phẩm   chất nhân cách có giá trị  nghề  nghiệp. Quá trình thích  ứng nghề  nghiệp của  sinh viên ở các giai đoạn khác nhau có những biểu hiện tương ứng, do đó, để  có thể đánh giá được mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên có thể tìm  hiểu sự biểu hiện của sinh viên thông qua quá trình thực hiện hoạt động nghề  nghiệp. Mức độ  thích  ứng cao nhất đối với nghề  là khi cá nhân hình thành   được những phẩm chất nhân cách có giá trị nghề nghiệp [106].
  17. 14 Tác giả Pankova Tachiana Anna Tonnepna với đề tài: “Thích ứng tâm   lý nghề  nghiệp của các chuyên gia trẻ” [104] đã nghiên cứu trí tuệ  xã hội  như  là yếu tố  thích ứng tâm lý xã hội của một chuyên gia trẻ. Các chuyên   gia trẻ có trình độ trí tuệ cảm xúc cao thì có sự thích ứng tâm lý xã hội đối  với hoạt động nghề  nghiệp theo các tiêu chí bên ngoài và bên trong. Hiệu  quả thích ứng tâm lý xã hội của chuyên gia trẻ theo các tiêu chí bên trong có  liên quan chặt chẽ với trình độ trí tuệ xúc cảm bên trong và trình độ trí tuệ  xúc cảm liên nhân cách (ứng xử, quan hệ). Tác giả  Nguyễn Văn Hộ  với đề  tài "Thích  ứng sư  phạm" đã đưa ra  các khái niệm về  thích ứng, thích ứng sư  phạm, phân tích các nội dung về  hình thành khả  năng thích  ứng về  lối sống cho sinh viên sư  phạm, hình  thành khả  năng thích ứng về tay nghề  trong quá trình đào tạo cho sinh viên  sư  phạm, như: thích  ứng với quy trình lên lớp, thích  ứng với hoạt động  giảng dạy trên lớp, thích ứng với hoạt động thiết kế nội dung công tác chủ  nhiệm lớp và thích ứng với hoạt động ứng xử trong công tác giáo dục. Bên   cạnh đó, tác giả đề ra một số giải pháp giúp sinh viên đại học thích ứng với  nghề sư phạm [23]. Tác giả  Dương Thị  Nga, với đề  tài “Phát triển năng lực thích  ứng   nghề  nghiệp cho sinh viên cao đẳng sư  phạm”  [36]  đã chỉ  ra các yếu tố  ảnh hưởng đến sự  phát triển năng lực thích  ứng nghề  cho sinh viên cao   đẳng:  ảnh hưởng của giáo viên; nội dung chương trình và phương pháp,   hình thức tổ  chức dạy học; rèn luyện nghiệp vụ  sư  phạm thường xuyên;  việc tham gia vào các hoạt động  ở  trường phổ  thông; các phương tiện   thông tin đại chúng; môi trường và điều kiện học tập; sự giúp đỡ  của bạn  bè và người thân; truyền thống gia đình; các yếu tố  sinh học thể  chất; ý   thức của bản thân về  giá trị  nghề  dạy học; động cơ, lý tưởng, hứng thú  
  18. 15 nghề  nghiệp; tri thức, kỹ  năng, kỹ  xảo đã có  ở  sinh viên; tính tích cực tự  giác, sáng tạo trong học tập và ý chí rèn luyện nghề. Tác giả  Dương Thị  Thanh Thanh nghiên cứu các yếu tố   ảnh hưởng  đến sự  thích  ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng trường   tiểu học tỉnh Nghệ  An. Kết quả  cho thấy các yếu tố  cơ  bản  ảnh hưởng   đến thích  ứng của hiệu trưởng là: tri thức, kinh nghiệm quản lý và ý thức  rèn luyện của hiệu trưởng trường tiểu học; bầu không khí tâm lý tập thể  sư  phạm trong trường tiểu học và điều kiện hoạt động quản lý của hiệu   trưởng trường tiểu học [47]. Tóm lại, từ  các công trình nghiên cứu thích  ứng nghề  nghiệp cho  thấy, các tác giả  đã đề  cập đến khái niệm thích  ứng nghề  nghiệp, những  yếu tố chủ quan, khách quan và những chỉ số đặc trưng cho thích ứng nghề  nghiệp. Các tác giả đều có xu hướng cho rằng, thích ứng nghề nghiệp là quá  trình thích nghi với những đặc điểm lao động và điều kiện của quá trình lao  động. Thích ứng nghề nghiệp là quá trình thích ứng thể hiện ở cả ba mặt của   đời sống tâm lý con người đó là: nhận thức, cảm xúc và hành động. Các nhân   tố bên trong có vai trò quan trọng đến mức độ thích ứng của cá nhân với hoạt   động nghề  nghiệp, như: xu hướng nghề, kế  hoạch xây dựng nghề, sự  ra   quyết định nghề và chỉ số trí tuệ. Tuy nhiên, các tác giả chưa phân tích rõ nội   dung thích ứng với hoạt động nghề  nghiệp cũng như  quy trình thích ứng cụ  thể  để  giúp cho đối tượng thích  ứng tốt  ở  những môi trường nghề  nghiệp  khác nhau và chưa đưa ra một số  trường hợp điển hình về  đối tượng thích   ứng với nghề nghiệp để  làm rõ hơn những vấn đề  lý luận và thực tiễn của  vấn đề nghiên cứu. 1.2. Nghiên cứu thích ứng với hoạt động học tập
  19. 16 Hướng nghiên cứu về  thích  ứng với hoạt động học tập được nhiều  tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau, ở các  cấp bậc học khác nhau từ tiểu học đến đại học. Bren P.Allen đã tiếp cận vấn đề  thích  ứng học tập của sinh viên  thông qua một hệ thống tác động hình thành các kỹ năng học tập tại trường   đại học. Tác giả cho rằng, sinh viên muốn thích ứng với học tập ở trường   đại học cần phải hình thành các kỹ năng: quản lý chặt chẽ quỹ thời gian cá  nhân; các kỹ năng học tập; chế ngự cảm xúc tiêu cực để vượt qua các khó  khăn trong học tập, thi cử; chọn các hình thức học tập; chủ  động và hình  thành các thói quen hành vi mang tính chất nghề nghiệp [70]. Công trình nghiên cứu của H.W. Bernard đã khẳng định vai trò của mối  quan hệ tích cực giữa thầy và trò để thích ứng với hoạt động học tập, không  phải chỉ trò tích cực trong hoạt động học mà cả thầy cũng phải tích cực trong  hoạt động giảng dạy. Qua nghiên cứu của mình, tác giả  đã chỉ  ra được các  biện pháp cụ thể để giúp học sinh nhanh chóng thích ứng với hoạt động học  tập [71]. Tác giả  Xinyin Chen thuộc Đại học Tây Ontario, Canada và Bo­Shu  Li thuộc đại học sư  phạm Shanghai, Trung Quốc  đã nghiên cứu: “ Tâm  trạng thất vọng của trẻ em Trung Quốc: Tầm quan trọng của sự phát triển   đối với sự thích ứng trường học và xã hội” [92] nghiên cứu trên trẻ em 12  tuổi về   ảnh hưởng tâm trạng thất vọng tới sự  thích  ứng trường học của   trẻ   em   Trung   Quốc   như   sau:   Tâm   trạng   thất   vọng   của   học   sinh   được  nghiên cứu thông qua tự thuật, đánh giá của bạn bè, giáo viên và hồ sơ  tại  trường. Sự thất vọng tác động âm tính tới các kết quả học tập và tác động  dương tính tới việc tăng các khó khăn trong học tập.
  20. 17 Tác giả Ming ­ Kung Yang và Wei­Chin Hsiao với đề tài “ Nghiên cứu   sự thích ứng học nghề trên những học sinh của trường dạy nghề” [84] kết  quả nghiên cứu cho thấy, học sinh trung học nghề tại Trung Quốc có thái độ  thích ứng tích cực đối với việc học tập kỹ năng; không có sự khác biệt đáng  kể về kỹ năng ở góc độ hiệu quả tự học và yếu tố môi trường dạy học; mối  quan hệ xã hội, tiện nghi xưởng thực hành, sự quan tâm của nhà trường về  việc học kỹ năng có ảnh hưởng lớn đến sự thích ứng về mặt kỹ năng trong   học tập. Tác giả  P. Zettergren thuộc Đại học Stockholm, Thụy Điển nghiên  cứu: “Sự  thích  ứng nhà trường  ở  tuổi vị  thành niên đối với trẻ  em bình   thường và trẻ  em bị  hắt hủi trước đây” [93] kết quả  cho thấy thành tích  học tập và mức độ  thông minh của các em bị  bạn bè hắt hủi kém hơn so   với các em khác, điểm số của các em được bạn bè yêu quý đạt được ở mức  cao. Nghiên cứu cũng đưa ra dấu hiệu những học sinh nữ bị bạn bè ghét bỏ  có thái độ  tiêu cực với trường học và việc thực hiện các nhiệm vụ   ở  nhà  trường; tỷ  lệ  bỏ  học giữa chừng của học sinh nam bị  ghét bỏ  cao hơn   nhiều so với các nhóm học sinh nam khác; những trẻ em bị bạn bè hắt hủi   có thể gây rắc rối ở nhà trường và khi lớn lên. Ba nhà tâm lý học là J. Hopkins, N. Malleson, I. Sarnoff nghiên cứu  mối liên hệ  giữa kết quả  học tập với quan hệ  bạn bè khác giới của sinh   viên nước ngoài học tập  ở  London và đưa ra kết quả  thú vị  nhưng gây  nhiều tranh cãi rằng: 62,7% sinh viên có bạn khác giới đạt kết quả học tập   tốt (vượt qua các kỳ  thi), trong khi con số  này  ở  sinh viên không có bạn  khác giới là 37,3%; 31,6% số sinh viên có bạn khác giới có kết quả học tập   kém trong khi con số này ở nhóm sinh viên không có bạn khác giới lên đến  68,4% [81]. Tác giả A.Arkoff trong tác phẩm: “Thích ứng và sức khỏe tinh thần”  [69] đã công bố  công trình nghiên cứu của mình về  thích  ứng tâm lý, bao  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2