intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đô thị loại I ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:199

66
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ "Thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đô thị loại I ở Việt Nam hiện nay" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đô thị loại I và những vấn đề đặt ra; Lý luận thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đô thị loại I; Thực trạng thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đô thị loại I ở Việt Nam; Quan điểm, phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đô thị loại I ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đô thị loại I ở Việt Nam hiện nay

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HỮU MẠNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN ĐÔ THỊ LOẠI I Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HÀ NỘI - 2021
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HỮU MẠNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN ĐÔ THỊ LOẠI I Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Mã số: 9 38 01 06 Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. TRƯƠNG HỒ HẢI HÀ NỘI - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Nguyễn Hữu Mạnh
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN ĐÔ THỊ LOẠI I VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đô thị loại I 8 1.2. Nhận xét chung và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 28 1.3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 29 Chương 2: LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN ĐÔ THỊ LOẠI I 32 2.1. Khái niệm và đặc điểm, vai trò thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đô thị loại I 32 2.2. Nội dung pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đô thị loại I 48 2.3. Các tiêu chí đánh giá và các điều kiện để thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đô thị loại I 53 2.4. Kinh nghiệm thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đô thị ở một số quốc gia và những giá trị tham khảo cho Việt Nam 62 Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN ĐÔ THỊ LOẠI I Ở VIỆT NAM 72 3.1. Những kết quả đạt được trong thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đô thị loại I ở Việt Nam 72 3.2. Những hạn chế trong thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn các đô thị loại I ở Việt Nam 89 3.3. Nguyên nhân kết quả đạt được và những hạn chế trong thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn các đô thị loại I ở Việt Nam 108 Chương 4: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN ĐÔ THỊ LOẠI I Ở VIỆT NAM 127 4.1. Quan điểm, phương hướng nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đô thị loại I ở Việt Nam 127 4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đô thị loại I ở Việt Nam 136 KẾT LUẬN 152 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 156 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157 PHỤ LỤC 172
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADPL Áp dụng pháp luật ATXH An toàn xã hội BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự CAND Công an nhân dân CHPL Chấp hành pháp luật CSND Cảnh sát nhân dân ĐT Đô thị HĐND Hội đồng nhân dân KT-XH Kinh tế - xã hội NĐ Nghị định QĐ Quyết định QH Quốc hội SDPL Sử dụng pháp luật TAND Toà án nhân dân THPL Thực hiện pháp luật TTATXH Trật tự an toàn xã hội TTPL Tuân thủ pháp luật UBND Uỷ ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Chỉ số tội phạm một số đô thị loại I Việt Nam năm 2020 72 Bảng 3.2: Số lượng tội phạm và vi phạm pháp luật về TTATXH của một số đô thị loại I ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020 73 Bảng 3.3: Chỉ số tội phạm ở Việt Nam năm 2012-2020 73 Bảng 3.4: Chỉ số xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật ở các đô thị loại I giai đoạn 2012-2019 (theo thang điểm 10) 76 Bảng 3.5: Tỷ lệ số đơn vị hành chính cơ sở có tủ sách pháp luật trên địa bàn một số đô thị loại I ở Việt Nam 78 Bảng 3.6: Các vi phạm pháp luật trên địa bàn một số đô thị loại I ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020 84 Bảng 3.7: Chỉ số an toàn xã hội một số đô thị loại I Việt Nam năm 2020 86 Bảng 3.8: Bảng so sánh mức độ an toàn tại một số đô thị loại I và đô thị đặc biệt 87 Bảng 3.9: Chỉ số an toàn xã hội Việt Nam năm 2012-2020 87 Bảng 3.10: Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính trên địa bàn một số đô thị loại I ở Việt Nam 88 Bảng 3.11: Số vụ và đối tượng phạm tội so với tổng số vụ và đối tượng vi phạm pháp luật trên địa bàn một số đô thị loại I ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020 89 Bảng 3.12: Tỷ lệ doanh nghiệp bị mất trộm tài sản những năm gần đây 97 Bảng 3.13: Tỷ lệ người bị vòi tiền tố cáo và mức tiền đòi hối lộ mà người dân bắt đầu tố cáo 101 Bảng 3.14: Số vụ và đối tượng vi phạm pháp luật về môi trường và ma tuý trên địa bàn Đà Nẵng, Huế, Hạ Long, Đà Lạt và Biên Hoà 104 Bảng 3.15: So sánh mức độ an toàn đối với cuộc sống của người dân tại một số đô thị loại I và đô thị đặc biệt năm 2019 106 Bảng 3.16: Chỉ số trật tự an toàn xã hội giai đoạn 2012-2020 107
  7. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1: Chỉ số tội phạm ở Singapore, Tokyo và Seul 63 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ tội phạm trên 100000 dân ở Singapore và Seul 64 Biểu đồ 2.3: Chỉ số an toàn ở Singapore, Tokyo và Seul 67 Biểu đồ 3.1: Chỉ số chất lượng các văn bản pháp quy của Việt Nam 77 Biểu đồ 3.2: Số vụ và số đối tượng phạm tội bị phát hiện, xử lý trên địa bàn 13 đô thị loại I giai đoạn 2012-2020 90 Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ doanh nghiệp ngành dệt may không chấp hành các quy định pháp luật 94 Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ nhà máy dệt may không chấp hành các quy định liên quan đến phòng chống cháy, nổ 95 Biểu đồ 3.5: Số vụ vi phạm pháp luật về môi trường bị phát hiện xử lý trên địa bàn 13 đô thị loại I giai đoạn 2012-2020 96
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Trật tự an toàn xã hội (TTATXH) là trạng thái mong muốn của bất kỳ xã hội nào. Ở nước ta, ngay từ những năm đầu tiên thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến công tác giữ gìn an ninh trật tự. Sắc lệnh số 23/NV ngày 21/02/1946 đã xác định nhiệm vụ của công an là: bảo vệ “an toàn quốc gia” và giữ gìn “trị an, trật tự” (khoản 1, 2, Điều thứ hai). Sau này, Bộ Chính trị đưa ra nhiều Nghị quyết nhấn mạnh đến việc giữ gìn TTATXH như: Nghị quyết số 31/BCT của Bộ Chính trị, về “Nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị và bảo đảm TTATXH trong tình hình mới” (năm 1980); Hội nghị Trung ương 8 khóa XI ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới (năm 2013). Điều đó cho thấy, bảo đảm TTATXH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của của các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng, tuy nhiên, đây là một trong những nhiệm vụ khó khăn và phức tạp bởi mốn đạt đến trạng thái xã hội ổn định cần không chỉ hệ thống quy phạm pháp luật hoàn thiện mà còn là sự thực hiện pháp luật (THPL) một cách nghiêm minh với các quy chuẩn đạo đức xã hội được tuân thủ nghiêm ngặt... Có thể nói thực hiện pháp luật là một trong các yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tình hình TTATXH của bất cứ một địa phương hay quốc gia nào. Trong những năm qua, người dân và các tổ chức tuân thủ, chấp hành các quy định pháp luật nói chung, pháp luật liên quan đến đảm bảo TTATXH nói riêng tương đối tốt; đồng thời các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã và đang thực hiện tương đối đầy đủ chức năng và thẩm quyền của mình trong đảm bảo TTATXH, qua đó góp phần vào bảm đảm TTATXH trên địa bàn các đô thị loại I ở Việt Nam nói riêng và gìn giữ TTATXH của cả đất nước nói chung, tạo môi trường hoà bình, ổn định, trật tự an toàn cho các chủ thể trong xã hội, thúc đẩy phát triển KT-XH. Tuy nhiên, trong quá trình đô thi hoá mạnh mẽ như hiện nay ở nước ta, nhiều vấn đề KT-XH nảy sinh ảnh hưởng đến TTATXH trên địa bàn các đô thị loại I điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc THPL về bảo đảm TTATXH trên địa bàn các đô thị loại I ở Việt Nam hiện nay. Những năm gần đây số vụ và số đối tượng vi phạm pháp luật trên địa bàn các đô thị loại I có diễn biến phức tạp, một số vụ và số đối
  9. 2 tượng vi phạm pháp luật về TTATXH trên địa bàn đô thị loại I, như Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Thái Nguyên, Vũng Tàu, Hạ Long, Biên Hòa, Mỹ Tho, Thanh Hoá, v.v.. có chiều hướng gia tăng trong giai đoạn 2014-2020; bên cạnh đó tỷ lệ người và tổ chức trên địa bàn các đô thị loại I ở Việt Nam không tuân thủ chấp hành các quy định pháp luật về TTATXH chiếm tỷ lệ tương đối cao, đặc biệt là các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ma túy, mại dâm, lô đề, cờ bạc hay thực hành mê tín dị đoan, v.v...; tình hình tội phạm về TTATXH vẫn còn diễn biến phức tạp, số vụ và số đối tượng vi phạm pháp luật hình sự luôn duy trì ở mức cao, những năm gần đây, mỗi năm cả nước phát hiện trung bình trên hàng chục nghìn vụ phạm tội các loại, trong đó khoảng 70% các vụ liên quan đến các vi phạm về TTATXH, chủ yếu tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như: Hải Phòng, Cần Thơ, v.v.. Các đối tượng này hoạt động rộng khắp các vùng trong cả nước, nhưng tập trung chủ yếu ở 5 thành phố lớn trực thuộc Trung ương và 18 tỉnh. Riêng tội phạm hình sự tại 5 thành phố lớn chiếm khoảng 22%, chiếm gần 1/4 số vụ việc trong cả nước (chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2018) [114]. Dự báo trong thời gian tới, nếu không có giải pháp tốt thì tình hình vi phạm pháp luật, đặc biệt các tội phạm liên quan đến TTATXH ở các đô thị loại I ngày càng phát triển với diễn biến ngày càng phức tạp, “tuy đã giảm về số vụ, nhưng tính chất rất nghiêm trọng, có lúc, có nơi gây bất an, lo lắng và bất an trong nhân dân” 114], gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân và sự phát triển KT-XH của các đô thị nói riêng, của cả nước nói chung. Vì vậy, thúc đẩy và nâng cao chất lượng THPL về TTATXH trên địa bàn các đô thị loại I nhằm phòng, chống các hành vi phạm pháp luật liên quan đến TTATXH của nước nói chung và trên địa bàn các đô thị loại I nói riêng là vấn đề cấp thiết luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm thực hiện. Từ những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh chọn nghiên cứu đề tài “Thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đô thị loại I ở Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. Những phát hiện mới của luận án sẽ đáp ứng yêu cầu cấp thiết trên cả phương diện lý luận và thực tiễn về THPL về bảo đảm TTATXH trên địa bàn các đô thị loại I ở Việt Nam hiện nay.
  10. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu: Luận án xây dựng cơ sở lý luận THPL về bảo đảm TTATXH trên địa bàn đô thị loại I, từ đó luận án phân tích, đánh giá thực trạng THPL về bảo đảm TTATXH trên địa bàn đô thị loại I ở Việt Nam trong thời gian qua và đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng THPL về đảm bảo TTATXH trên địa bàn đô thị loại I ở nước ta trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn THPL về bảo đảm TTATXH trên địa bàn đô thị loại I, từ đó xác định những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ. - Làm rõ cơ sở lý luận về việc THPL về bảo đảm TTATXH trên địa bàn đô thị loại I ở Việt Nam. - Khảo sát, đánh giá thực trạng THPL về bảo đảm TTATXH trên địa bàn đô thị loại I ở nước ta, từ đó rút ra những nhận xét đánh giá về kết quả đạt được; hạn chế trong việc THPL về bảo đảm TTATXH địa bàn đô thị loại I ở nước ta. - Đề xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng THPL về bảo đảm TTATXH trên địa bàn đô thị loại I ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn THPL về bảo đảm TTATXH trên địa bàn đô thị loại I ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: luận án tập trung đánh giá việc THPL về bảo đảm TTATXH trên địa bàn đô thị loại I, bao gồm bốn hình thức: tuân thủ, chấp hành, sử dụng và áp dụng pháp luật về bảo đảm TTATXH trên địa bàn đô thị loại I. - Về không gian: Luận án nghiên cứu vấn đề THPL về bảo đảm TTATXH trên địa bàn của 22 đô thị loại I của Việt Nam, trong đó, luận án tập trung khảo sát thực tiễn THPL về bảo đảm TTATXH trên địa bàn của các các đô thị điển hình sau: (1)
  11. 4 các đô thị là thành phố trực thuộc trung ương (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ); (2) các đô thị ở các tỉnh ở vùng Duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên (Thanh Hoá, Huế, Vinh, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột); (3) các đô thị ở các tỉnh Miền Bắc (Thái Nguyên, Nam Định, Việt Trì, Hạ Long); (4) các đô thị ở các tỉnh Miền Nam (Vũng Tàu, Biên Hoà, Mỹ Tho). - Về thời gian: Luận án đánh giá thực trạng THPL về bảo đảm TTATXH tại các đô thị loại I của Việt Nam từ 2012 đến 2020 và đề xuất giải pháp đến năm 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án sử dụng phương pháp luận của phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, nguyên tắc của Đảng, Nhà nước về THPL và bảo đảm TTATXH. 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 4.2.1. Phương pháp lịch sử - logic Phương pháp này được NCS sử dụng để phân tích, đánh giá thực trạng THPL về bảo đảm TTATXH ở đô thị loại I Việt Nam trong tiến trình phát triển KT-XH và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng THPL về bảo đảm TTATXH trên địa bàn đô thị loại I ở nước ta trong thời gian tới. 4.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp NCS sử dụng phương pháp này để làm rõ cơ sở lý luận về THPL về bảo đảm TTATXH trên địa bàn đô thị loại I và phân tích, đánh giá thực trạng THPL về bảo đảm TTATXH trên địa bàn đô thị loại I Việt Nam trong thời gian qua để chỉ rõ những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó; từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩy và nâng cao chất lượng THPL về bảo đảm TTATXH trên địa bàn đô thị loại I Việt Nam trong thời gian tới. 4.2.3. Phương pháp phân tích tài liệu Luận án phân tích các tài liệu như sách, báo, tạp chí, các số liệu thống kê, báo cáo của các cơ quan chức năng về tình hình vi phạm pháp luật; các báo cáo, đánh giá việc bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của các nhân, tổ chức; việc THPL của các cơ nhà nước nhằm phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn của đề tài
  12. 5 4.2.4. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia NCS tham khảo các ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực luật học, trong lĩnh vực hoạt động tư pháp như cán bộ công an, tòa án, viện kiểm sát hay cán bộ các cơ quan quản lý hành chính nhằm tìm hiểu quan điểm của họ về hệ thống pháp luật về bảo đảm TTATXH, cũng như thực tiễn THPLvề bảo đảm TTATXH trên địa bàn các đô thị loại I của các cơ quan này. 4.2.5. Phương pháp so sánh, thống kê NCS sử dụng các phương pháp này để thống kê các số liệu THPL về bảo đảm TTATXH của các chủ thể trên địa bàn độ thị loại I trong thời gian qua, từ đó so sánh sự khác biệt giữa các năm, cũng như giữa các địa bàn các đô thị loại I làm cơ sở để đánh gia kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế trong THPL ở các địa bàn này trong thời gian qua. 4.2.6. Phương pháp nghiên cứu điển hình Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp này để khảo sát đánh giá việc THPL về bảo đảm TTATXH ở một số địa bàn đô thị loại I, như các thành phố trực thuộc trung ương và một số tỉnh trong tổng số 22 đô thị loại I ở Việt Nam hiện nay để làm cơ sở khái quát thực tiễn THPL về bảo đảm TTATXH trên địa bàn các đô thị loại I nước ta thời gian qua; đồng thời luận án còn phân tích một số vụ vi phạm pháp luật điển hình để làm rõ những nhận xét, đánh giá về những hạn chế trong THPL về bảo đảm TTATXH ở một số địa bàn đô thị loại I ở Việt Nam thời gian qua. 4.2.7. Phương pháp dự báo khoa học Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp này để dự báo tình hình THPL về bảo đảm TTATXH trên địa bàn đô thị loại I nước ta trong thời gian tới, đặc biệt là ý thức pháp luật của các chủ thể và tình hình vi phạm pháp luật TTATXH trên địa bàn đô thị loại I trong thời gian tới làm cơ sở đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng THPL về bảo đảm TTAXH trên địa bàn đô thị loại I thời gian tới ở nước ta. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài luận án Luận án là công trình khoa học có những đóng góp quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn.
  13. 6 - Về lý luận: Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần bổ sung, hoàn thiện và làm phong phú thêm lý luận THPL về đảm bảo TTATXH trên địa bàn đô thị loại I. - Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ thực tiễn THPL về đảm bảo TTATXH trên địa bàn đô thị loại I ở Việt Nam hiện nay; đồng thời những quan điểm, giải pháp được đề xuất trong luận án sẽ là những tham vấn giúp các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương ở các đô thị loại I có thể nghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng THPL về bảo đảm TTATXH trên địa bàn đô thị loại I ở Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu giảng dạy và học tập trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức THPL về đảm bảo TTATXH trên địa bàn đô thị loại I ở Việt Nam. 6. Các điểm mới của đề tài So với các công trình nghiên cứu liên quan đến THPL về bảo đảm TTATXH trên địa bàn đô thị loại I, kết quả nghiên cứu của luận án có những điểm mới sau: - Luận án đã bổ sung hoàn thiện các vấn đề lý luận liên quan đến THPL về bảo đảm TTATXH trên địa bàn đô thị loại I, trong đó làm rõ nội hàm khái niệm và nội dung của THPL về bảo đảm TTATXH trên địa bàn đô thị loại I; và các tiêu chí đánh giá hoạt động THPL về bảo đảm TTATXH trên địa bàn đô thị loại I và các điều kiện để bảo đảm THPL về bảo đảm TTATXH trên địa bàn đô thị loại I. - Luận án đã chỉ rõ trong những năm qua, việc THPL về bảo đảm TTATXH các nhóm chủ thể khác nhau trên địa bàn đô thị loại I ở Việt Nam thực hiện tương đối tốt, tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người dân, doanh nghiệp, tổ chức và cán bộ, công chức chưa thực hiện tốt các quy định pháp luật, từ đó đã gây ra những vụ việc làm mất TTATXH trên địa bàn đô thị loại I ở nước ta. - Luận án đã luận giải và đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng THPL về bảo đảm TTATXH trên địa bàn đô thị loại I ở nước ta trong thời gian tới, đặc biệt trong đó chúng trọng đến hoàn thiên các quy định pháp luật về TTATXH và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATXH.
  14. 7 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được cấu trúc thành 4 chương, 12 tiết. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đô thị loại I và những vấn đề đặt ra Chương 2: Lý luận thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đô thị loại I Chương 3: Thực trạng thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đô thị loại I ở Việt Nam Chương 4: Quan điểm, phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đô thị loại I ở Việt Nam
  15. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN ĐÔ THỊ LOẠI I VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN ĐÔ THỊ LOẠI I 1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đô thị loại I Trong nhiều năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc THPL trên nhiều khía cạnh và giác độ khác nhau, tuy nhiên các công trình nghiên cứu cơ bản thống nhất về nội hàm và các hình thức thực hiện pháp luật. Các tác giả của Trường Đại học Luật Hà Nội trong “Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật” (2009) [31], Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội trong “Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật” (2007) [58], Viện Nhà nước và Pháp luật - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong công trình “Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, tập 1” (2006); Phạm Hồng Thái và Đinh Văn Mậu trong tác phẩm “Lý luận nhà nước và pháp luật”; công trình “Những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay” do nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành năm 2018, v.v.. đã đề cập đến khái niệm cũng như các hình thức của THPL. Theo đó khái niệm THPL đều được các tác giả xác định như là tổng hợp các hoạt động có mục đích của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân nhằm đưa pháp luật đi vào đời sống. Bốn hình thức cơ bản của THPL là: tuân thủ pháp luật; chấp hành pháp luật; sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Ngoài ra, một số công trình khác nghiên cứu trực diện vào vấn đề thực hiện pháp luật, như: “Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do nhà xuất bản Tư pháp ấn hành năm 2009 trình bày một số vấn đề lý luận chung về áp dụng pháp luật, những vấn đề liên quan đến lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật trong một số lĩnh vực cụ thể như hình sự, dân sự, hành chính, đất đai; “Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Minh Đoan
  16. 9 do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 2009 đã phân tích và làm rõ khái niệm và mục đích của việc thực hiện pháp luật; áp dụng pháp luật; quy trình thực hiện và áp dụng pháp luật, những bảo đảm thực hiện pháp luật; áp dụng pháp luật tương tự. Trên cơ sở lý luận chung về THPL, nhiều tác giả đã nghiên cứu việc THPL trên các lĩnh vực cụ thể, như: tác giả Phạm Hoài Thu trong luận án “Thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa” (2020), Nguyễn Thị Định trong luận án “Thực hiện pháp luật về tôn giáo tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên” (2020), Lê Minh Đức trong luận án “Thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay” (2020), Vũ Ngọc Hà trong luận án “Thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay” (2019), Phạm Thị Ngọc Dung trong luận án “Tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam hiện nay” (2017), Lê Thị Thúy Bình trong luận án tiến sĩ luật học “Thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam” (2016), Nguyễn Trần Điện trong luận án tiến sĩ luật học “Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng Việt Nam” (2016), Đỗ Thị Thơm trong luận án tiến sĩ luật học “Thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay” (2015), Trần Tiến Hải trong luận án tiến sĩ luật học “Thực hiện pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay” (2015), Nguyễn Văn Linh trong luận án tiến sĩ luật học “Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay” (2015), Nguyễn Hồng Chuyên trong luận án “Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (2014), v.v.. Với cách tiếp cận khái niệm và các hình thức của THPL như trên các công trình nghiên cứu về THPL đều hướng đến mô tả, đánh giá việc THPL trên một lĩnh vực nhất định tại địa bàn cụ thể trong đời sống xã hội. Đặc biệt trong đó, vấn đề áp dụng pháp luật được các công trình được nghiên cứu và phân tích tương đối kỹ, đây là hình thức THPL trong đó nhà nước, thông qua cơ quan, cán bộ nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền, tổ chức cho các chủ thể thực hiện quyền
  17. 10 hoặc nghĩa vụ do pháp luật quy định hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. Vì thế, để đánh giá việc áp dụng pháp luật, một số nghiên cứu căn cứ vào bản án do tòa án các cấp ban hành hoặc quyết định xử lý vi phạm hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó chất lượng áp dụng pháp luật được đánh giá thông qua các tiêu chí như: Xét xử thấu tình đạt lý; Việc áp dụng pháp luật phải thực sự dân chủ, minh bạch, bảo vệ các quyền lợi chính đáng hợp pháp của công dân; Việc áp dụng pháp luật phải góp phần nâng cao ý thức pháp luật của người dân và Việc áp dụng pháp luật phải góp phần tích cực vào việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng và nhà nước [62]. Như thế, các công trình này đều phân tích, đánh giá thực trạng THPL theo các hình thức của việc THPL như: tuân thủ, chấp hành, sử dụng và áp dụng pháp luật. Tuy nhiên việc đánh giá từng loại hình THPL hay việc đánh giá sự tác động qua lại của các loại hình THPL cho đến nay vẫn chưa được các tác giả chú trọng phân tích, đánh giá trong từng lĩnh vực nghiên cứu ở Việt Nam. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về thực tiễn thực hiện pháp luật Thứ nhất, các công trình đánh giá thực trạng THPL về bảo đảm TTATXH trên địa bàn độ thị loại I một cách tổng thể. Cuốn sách “Thực trạng và phương sách nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật an toàn thực phẩm của một số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Hà Nội” của tác giả Cao Thị Hoa (2016) đã phân tích, đánh giá thực trạng thực thi pháp luật an toàn thực phẩm của một số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Hà Nội. Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp nâng cao việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm của một số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại địa bàn trên thành phố Hà Nội. Một số công trình khác ở Việt Nam đã đề cập đến hoạt động quản lý nhà nước về TTATXH, đây là hoạt động THPL, trong đó chủ yếu tập trung vào hình thức tuân thủ, thi hành và áp dụng pháp luật. Như luận án tiến sĩ “Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội theo chức năng của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Ninh Bình” của tác giả Đinh Ngọc Khoa (2020) đã nghiên cứu có hệ thống và tương đối toàn diện công tác quản lý nhà nước về
  18. 11 TTATXH theo chức năng của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nói chung, quản lý nhà nước về TTATXH theo chức năng của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Ninh Bình nói riêng; luận án “Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội theo chức năng của lực lượng Cảnh sát cơ động” của tác giả Nguyễn Văn Mạnh (2018) bổ sung, góp phần hoàn thiện lý luận về quản lý nhà nước về TTATXH theo chức năng của lực lượng Cảnh sát cơ động; làm phong phú thêm hệ thống lý luận của ngành Công an trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm TTATXH đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung; luận án “Quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội của lực lượng công an nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Phạm Hùng Sơn (2017) đã khái quát được những vấn đề cơ bản thuộc lý luận về quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước về TTATXH nói riêng như: khái niệm, nội dung, các quan điểm cần quán triệt, các phương pháp tiến hành, chủ thể quản lý. Luận án đã làm rõ vai trò, vị trí chính quyền cấp cơ sở, đặc biệt là nhiệm vụ, chức năng Công an tỉnh trong quản lý nhà nước về TTATXH tại địa bàn. Luận án đã khái quát, lược sử quá trình hình thành, phát triển và những đặc điểm của tỉnh Bắc Ninh có liên quan, tác động và ảnh hưởng đến hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về TTATXH của hệ thống chính trị tỉnh nói chung và trực tiếp là Công an tỉnh nói riêng; luận án “Phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ” của tác giả Đào Xuân Thành; luận án “Hoạt động của lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phòng ngừa tội phạm về ma túy trên địa bàn các tỉnh, thành phố miền Đông Nam bộ” của tác giả Nguyễn Duy Hiệu; luận án “Quản lý cư trú đối với người nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội theo chức năng của lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội” của tác giả Trương Thị Hồng Nhung; v.v.. Các công trình đã phân tích, đánh giá thực trạng THPL về bảo đảm TTATXH trên địa bàn các tỉnh ở Việt Nam, đặc biệt việc thực hiện chức năng này của lực lượng an ninh chuyên trách, qua đó tác giả các công trình này cho thấy, để thực hiện tốt pháp luật về bảo đảm TTATXH, các cơ quan chức năng phải phối hợp chặt chẽ với nhau trong đó lực lượng công an đóng vai trò nòng cốt, đồng thời phải phát huy ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân, tổ chức.
  19. 12 Thứ hai, các công trình đánh giá thực trạng THPL về bảo đảm TTATXH trên địa bàn các độ thị loại I theo bốn hình thức THPL. Một là, các công trình đề cập đến việc tuân thủ pháp luật. Tuân thủ pháp luật thường được hiểu là việc các chủ thể pháp luật kiềm chế không thực hiện điều pháp luật cấm. Nghiên cứu về việc tuân thủ pháp luật ở Việt Nam trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu sau: Liên quan đến sự gia tăng của tình hình tội phạm, Tác giả Phạm Thị Thoa trong luận án “Điều tra tra tội phạm cướp giật tài sản theo chức năng của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội”, chỉ ra rằng: Cướp giật là một trong những vấn nạn tại các đô thị lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua [96]. Với các số liệu về tội phạm cướp giật tài sản, đặc điểm hình sự của tội phạm cướp giật tài sản tác giả Phạm thị Thoa chỉ cho chúng ta thấy rằng việc tuân thủ pháp luật của một bộ phận người dân vẫn chưa cao. Cùng quan điểm với tác giả Phạm Thị Thoa nhiều công trình nghiên cứu cũng chỉ cho chúng ta thấy rằng các loại tội phạm không ngừng tăng lên trong những năm qua, như tác giả Dương Thị Phương Nam chỉ ra rằng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh số lượng các vụ phạm tội giết người, cố ý gây thương tích có xu hướng gia tăng. Ngoài các vụ giết người mang tính nhất thời thì còn tồn tại những vụ giết người do băng nhóm thanh toán lẫn nhau [68, tr.35]. Bên cạnh đó các tội danh liên quan đến xâm hại tình dục, đặc biệt xâm hại tình dục trẻ em xuất hiện ngày càng nhiều, các tội liên quan đến trật tự xã hội có nhiều diễn biến phức tạp [68, tr.36]. Báo cáo của Bộ Công an - Thành ủy - UBND TP HCM (2015), chỉ ra rằng các vụ phạm pháp hình sự có xu hướng phát triển trên đại bàn toàn quốc. Tổ chức Minh bạch thế giới đánh giá tình trạng tham nhũng ở Việt Nam đang diễn ra với mức nghiêm trọng hơn. Các nghiên cứu về tham những chỉ ra rằng nếu trước đây tham nhũng chủ yếu ở lĩnh vực kinh tế thì hiện nay tình trạng đã phổ biến ngay cả trong các lĩnh vực được coi là đạo lý như giáo dục, y tế, thực hiện chính sách xã hội, phòng chống dịch bệnh và cả trong các cơ quan bảo vệ pháp luật như tòa án, công an, viện kiểm sát và tham nhũng cả ở các cơ quan có chức năng phòng chống tham nhũng [89]. Cùng với tội phạm, các tệ nạn xã hội cũng có diễn biến phức tạp trên
  20. 13 nhiều đại bàn. Nghiên cứu của tác giả Trần Đại Quang và các cộng sự (2015) chỉ ra rằng tình trạng mại dâm, nghiện ma túy và cờ bạc đang diễn ra khá phổ biến. Như vậy, các nghiên cứu cho thấy sự phát triển về quy mô và tính chất của các loại hình tội phạm, tệ nạn xã hội tại nhiều địa bàn trong cả nước những năm qua cho chúng ta thấy khía cạnh của sự tuân thủ pháp luật của người dân. Tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ cho chúng ta thấy được quy mô, tính chất của tội phạm mà chưa thấy hết các chiều cạnh để có thể đánh giá đầy đủ mức độ tuân thủ pháp luật của người dân, do đó cần phải có những đánh giá một cách rõ ràng và cụ thể hơn về mức độ tuân thủ pháp luật của người dân tại các địa bàn trên nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Cho đến nay phần lớn các công trình mới chỉ đánh giá một cách tương đối khái quát mà chưa chỉ ra cụ thể về mức độ tuân thủ pháp luật của các nhóm dân cư khác nhau trên các địa bàn khác nhau, trong các lĩnh vực khác nhau. Điều này đòi hỏi phải có được các số liệu thống kê chi tiết cụ thể về mức độ vi phạm pháp luật của các nhóm dân cư trên từng loại địa bàn, trong từng lĩnh vực cụ thể. Đây là một thách thức với các nhà nghiên cứu bởi không dễ dàng tiếp cận được với nguồn số liệu này trong bối cảnh khi mà các số liệu về tội phạm đặc trưng, loại hình tội phạm ít được công khai, mặt khác, chúng ta không có các điều tra về tình hình tội phạm ẩn, điều này gây khó trong đánh giá chính xác mức độ tuân thủ pháp luật của các nhóm dân cư thông qua các số liệu về tội phạm và tệ nạn xã hội. Hai là, các công trình nghiên cứu liên quan đến chấp hành pháp luật. Chấp hành pháp luật là hình thức của việc THPL trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực. Việc chấp hành pháp luật có thể được thực hiện thông qua ý thức tự giác của các chủ thể pháp luật nhưng nó cũng được thực hiện thông qua biện pháp cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tác giả Dương Thị Phương Nam (2014) chỉ ra rằng vẫn còn tình trạng người dân chưa tuân thủ, chấp hành pháp luật. Tình trạng chống người thi hành công vu ̣ có chiều hướng gia tăng. Các hành vi chống đối thường là chống đối việc thi hành pháp luật của lực lượng cảnh sát điều tra, cảnh sát giao thông, kiểm lâm, công an xã. Kết luận của Dương Thị Phương Nam chỉ cho chúng ta thấy rằng cần phải có số liệu thống kê so sánh để tiếp tục đánh giá về tình trạng, nguyên nhân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2