intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Văn hoá học: Biểu tượng trong nhà thờ Công giáo tại Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:204

23
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của Luận án này là tập trung nghiên cứu phân loại hệ biểu tượng tiêu biểu trong nhà thờ Công giáo tại Hà Nội, từ đó giải mã ý nghĩa của hệ biểu tượng này nhằm chỉ ra các lớp nghĩa mang tính tôn giáo và văn hóa, cách tiếp nhận và biến đổi trong quá trình tạo dựng biểu tượng ở các thờ Công giáo tại Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn hoá học: Biểu tượng trong nhà thờ Công giáo tại Hà Nội

  1. BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI ******** ĐỖ TRẦN PHƢƠNG BIỂU TƯỢNG TRONG NHÀ THỜ CÔNG GIÁO TẠI HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI, 2020
  2. BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI ******** ĐỖ TRẦN PHƢƠNG BIỂU TƯỢNG TRONG NHÀ THỜ CÔNG GIÁO TẠI HÀ NỘI Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 9229040 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Đỗ Quang Hƣng HÀ NỘI, 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của GS.TS. Đỗ Quang Hƣng. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận án là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dƣới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các tài liệu đã đƣợc trích dẫn và ghi nguồn theo đúng quy định. Tác giả luận án Đỗ Trần Phƣơng
  4. 1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC ...................................................................................................................1 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT...........................................................................2 DANH SÁCH CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ ..........................................................................3 MỞ ĐẦU .....................................................................................................................4 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ...9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................9 1.2. Cơ sở lý luận ...................................................................................................21 Tiểu kết ..................................................................................................................37 Chƣơng 2: NHÀ THỜ CÔNG GIÁO HÀ NỘI: PHÂN LOẠI VÀ Ý NGHĨA BIỂU TƢỢNG .........................................................................................................38 2.1. Khái quát về lịch sử nhà thờ Công giáo tại Hà Nội ........................................38 2.2. Kết cấu kiến trúc của nhà thờ Công giáo tại Hà Nội ......................................45 2.3. Phân loại, đặc điểm và ý nghĩa của biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo tại Hà Nội....................................................................................................................52 Tiểu kết ..................................................................................................................73 Chương 3: PHÂN TÍCH BIỂU TƯỢNG TRONG NHÀ THỜ CÔNG GIÁO TẠI HÀ NỘI ................................................................................................... 75 3.1. Góc tiếp cận chức năng ..................................................................................75 3.2. Góc độ nghệ thuật và văn hóa ........................................................................85 3.3. Góc tiếp cận chủ thể văn hóa ..........................................................................91 3.4. Ngƣời Công giáo Hà Nội và Biểu tƣợng trong đời sống văn hóa ..................98 Tiểu kết ............................................................................................................... 107 Chƣơng 4: BIỂU TƢỢNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY VỚI NGƢỜI CÔNG GIÁO Ở HÀ NỘI...................................................................... 109 4.1. Hội nhập văn hóa trong biểu tƣợng ............................................................. 109 4.2. Nhận thức biểu tƣợng trong đời sống văn hóa Công giáo ........................... 118 4.3. Thống nhất và đa dạng của biểu tƣợng văn hóa Công giáo ........................ 127 Tiểu kết ............................................................................................................... 142 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 144 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................................................ 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 148 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 157
  5. 2 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1Cr Thƣ thứ nhất của Thánh Phaolo Tông đồ gửi tín hữu tại Côrintô 2Sm Sách Samuen quyển 2 Ep Thƣ của Thánh Phaolo gửi cho các tín hữu tại Êphêxô Ga Tin Mừng Gioan Gs Sách Giôsuê GS Giáo sƣ Lc Tin Mừng Luca Lm Linh mục Mc Tin Mừng Máccô Mt Tin Mừng Mátthêu NCS Nghiên cứu sinh Nkm Sách Nơkhemia Nxb Nhà xuất bản tr Trang TS Tiến sĩ TV Thánh vịnh
  6. 3 DANH SÁCH CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng 2.1: Số lƣợng giáo hạt, giáo xứ thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội ......................52 Bảng 2.2: Các giáo xứ trên địa bàn Hà Nội ..............................................................53 Bảng 2.3: Biểu tƣợng tiêu biểu trong các nhà thờ đã khảo sát .................................54 Bảng 4.1: Số ngƣời và thành phần phỏng vấn ....................................................... 119 Bảng 4.2: Kết quả khảo sát biểu tƣợng trong các nhà thờ Công giáo tại giáo phận Bùi Chu .................................................................................................................. 129
  7. 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khởi đầu từ “Nhà Tạm”, trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, nhà thờ Công giáo là một thành tố quan trọng không thể tách rời trong đời sống tôn giáo của tín đồ Công giáo trên thế giới. Nhà thờ Công giáo - Ngôi nhà của Chúa, nó không chỉ là không gian thiêng quan trọng bậc nhất của Hội thánh Công giáo mà còn là nơi để giáo dân tụ họp, bày tỏ đức tin của mình với Chúa. Song hành với sự phát triển của lịch sử, nhà thờ Công giáo cũng có sự thay đổi liên tục để phù hợp với mục đích phụng vụ, cũng nhƣ sự phát triển của kỹ thuật, nghệ thuật. Từ nhà Tạm, đến đền thờ Jesusalem, hang toại đạo, nhà thờ theo phong cách Bazatine, Roman, Gothic, hiện đại, nhà thờ Công giáo đều đã để lại dấu ấn của mình trong lịch sử kiến trúc và mỹ thuật thế giới đồng thời đáp ứng tốt nhu cầu Phụng vụ Thiên Chúa. Nhà thờ, dù to hay nhỏ, dù theo phong cách kiến trúc nào đi chăng nữa cũng đều hƣớng tới những mục đích chính: Khẳng định sự hiện diện của Thiên Chúa; Nơi tập hợp giáo dân và cử hành Thánh lễ. Đối với nhà thờ, mọi cấu kiện kiến trúc trong nhà thờ đều mang giá trị thần học và biểu tƣợng rất cao. Tuy nhiên, nếu không có đức tin, tình cảm tôn giáo, tri thức về Công giáo thì những hạng mục công trình kiến trúc, motif trang trí hay biểu tƣợng chỉ đơn thuần là những vật trang trí nhƣ những công trình thế tục khác. Hơn thế nữa, biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo không chỉ là đồ án trang trí nhà thờ mà cao hơn cả, mỗi biểu tƣợng và những tổ hợp biểu tƣợng đều thể hiện giá trị thần học, đức tin, văn hóa và nghệ thuật. Biểu tƣợng là sự hiện hữu hóa của cái vô hình, là điểm tựa của đức tin, cầu nối giữa con chiên với Chúa và góp phần quan trọng củng cố, bồi đắp đức tin, đức cậy, đức mến. Không thể phủ nhận rằng: “Công giáo là một tôn giáo của nghệ thuật”. Tất cả nghệ thuật trong công giáo đều là nghệ thuật thánh tức là nghệ thuật hƣớng tới phụng vụ, thờ phụng Thiên Chúa. Biểu tƣợng cũng chính là đối tƣợng thể hiện đƣợc nghệ thuật Thánh rất cao trong nhà thờ. Kể từ khi Công giáo đƣợc truyền vào Việt Nam năm 1533 tại Quần Anh, Trà Lũ, Nam Định, đạo Công giáo đã hình thành ở Việt Nam nhiều giá trị văn hoá mới. Những giá trị nhân văn cao cả của đạo Công giáo, những tri thức khoa
  8. 5 học, hệ thống chữ viết, những lễ hội, những giá trị văn hoá vật thể mà tiêu biểu là hệ thống nhà thờ đã trở thành một thành tố văn hoá không thể tách rời của văn hoá Việt Nam. Những giá trị của văn hoá Công giáo đã tạo nên sự đa thanh, đa sắc của văn hoá Việt Nam. Hà Nội, mảnh đất “Ngàn năm văn hiến”, trung tâm văn hoá lớn của cả nƣớc cũng là mảnh đất đƣợc truyền bá Phúc Âm từ rất sớm. Ngay từ năm 1626, L.m. Giuliano Baldinotti, ngƣời Ý và Thầy Piani ngƣời Nhật là hai thừa sai đầu tiên đã tới Kẻ Chợ (Thăng Long) và đƣợc chúa Trịnh Tráng cho tự do truyền giáo. Trong quá trình đạo Công giáo phát triển ở Hà Nội đã để lại cho thủ đô nhiều giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể phong phú và có giá trị nghệ thuật cao. Với vị thế là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của cả nƣớc, Hà Nội từ lâu đã tiêu biểu cho giáo phận Đàng Ngoài, sau này tiêu biểu cho “Tổng giáo phận” phía Bắc nên giá trị kiến trúc và nghệ thuật tạo hình, đồ họa trong nhà thờ Công giáo tại Hà Nội đều ở trình độ cao và có tính cách chung cho các nhà thờ lớn của Công giáo thế giới, nhất là những nhà thờ có phong cách kiến trúc Pháp. Những nhà thờ Công giáo đã tô điểm thêm cho vẻ đẹp của thủ đô Hà Nội. Hệ thống nhà thờ Công giáo tại Hà Nội đã là đối tƣợng nghiên cứu của rất nhiều ngành nhƣ lịch sử, kiến trúc, mỹ thuật, nghệ thuật, hội hoạ... Kết quả nghiên cứu thu đƣợc từ những ngành này đã góp phần làm sáng tỏ những giá trị của nhà thờ Công giáo tại Hà Nội. Tuy nhiên, mảng nghiên cứu hệ biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo tại Hà Nội một cách hệ thống từ phân loại, chức năng, giá trị, nhận thức đến những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu biểu tƣợng thì chƣa một có công trìnhh nào đề cập đến một cách hệ thống. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo tại Hà Nội” làm đề tài luận án tiến sỹ Văn hoá học của mình để hiểu rõ hơn “Một tiêu điểm” thần học đức tin của Công giáo, “Một kết tinh” của ngôn ngữ tôn giáo và nghệ thuật thông qua biểu tƣợng cũng nhƣ biểu tƣợng và đời sống tôn giáo, văn hóa của ngƣời Hà Nội.
  9. 6 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Mục đích Luận án tập trung nghiên cứu phân loại hệ biểu tƣợng tiêu biểu trong nhà thờ Công giáo tại Hà Nội, từ đó giải mã ý nghĩa của hệ biểu tƣợng này nhằm chỉ ra các lớp nghĩa mang tính tôn giáo và văn hóa, cách tiếp nhận và biến đổi trong quá trình tạo dựng biểu tƣợng ở các thờ Công giáo tại Hà Nội. Luận án cũng dành một phần trọng tâm để phân tích chức năng của biểu tƣợng trong nhà thờ đối với đời sống đức tin của ngƣời Công giáo, phân tích nhận thức của ngƣời Công giáo về biểu tƣợng trong nhà thờ đồng thời đó là sự hội nhập văn hóa thông qua biểu tƣợng. - Nhiệm vụ nghiên cứu + Tìm hiểu lý luận về biểu tƣợng, biểu tƣợng tôn giáo và biểu tƣợng Công giáo; + Khảo sát những biểu tƣợng đặc trƣng trong nhà thờ Công giáo trên địa bàn Hà Nội; Phân loại biểu tƣợng; Đặc điểm của biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo Hà Nội. + Phân tích chức năng, giá trị của biểu tƣợng trong đời sống đạo của ngƣời Công giáo; nhận thức của ngƣời Công giáo với biểu tƣợng; Những vấn đề đặt ra đối với đời sống tôn giáo và xã hội của ngƣời Công giáo Hà Nội liên quan đến nhà thờ và biểu tƣợng của chúng. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng Đề tài chỉ nghiên cứu những biểu tƣợng vật thể tiêu biểu trong nhà thờ Công giáo (Đối với nhà thờ Chính toà, nhà thờ xứ và nhà thờ họ), còn những biểu tượng nghi lễ không nằm trong đối tƣợng nghiên cứu của luận án. - Phạm vi + Nội dung: Trong luận án này NCS chỉ nghiên cứu, phân loại, ý nghĩa, chức năng và giá trị của hệ biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo. + Không gian: NCS chỉ tiến hành nghiên cứu một số nhà thờ tiêu biểu trên địa bàn Hà Nội đã đƣợc mở rộng.
  10. 7 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Về cơ sở lý luận, luận án vận dụng phƣơng pháp triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Mục đích để xem xét nhìn nhận các sự việc, hiện tƣợng diễn ra trong mối quan hệ biện chứng và sự phát triển của sự vật hiện tƣợng luôn diễn ra theo quá trình lịch sử lâu dài. Đề tài cũng dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về văn hoá làm cơ sở lý luận. 4.2. Luận án sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành văn hóa học (Nhìn biểu tƣợng dƣới nhiều góc độ: Từ tôn giáo, tâm lý, nghệ thuật, văn hóa để biểu tƣợng đƣợc hiển thị một cách đa chiều nhất). Bên cạnh đó, NCS chọn khung lý thuyết kí hiệu học văn hóa để tiếp cận, giải mã biểu tƣợng. Đây là cơ sở để NCS tìm hiểu đƣợc bản chất của biểu tƣợng và giải mã đƣợc hệ giá trị ý nghĩa của nó. Tuy nhiên, nếu biểu tƣợng chỉ tiếp cận dƣới dạng kí hiệu học của Văn hóa học thì biểu tƣợng tƣơng đối khô cứng và mới chỉ mang những ý nghĩa cơ bản. Chính vì vậy, NCS lại tiếp tục áp dụng phƣơng pháp nhân học biểu tƣợng, đặt biểu tƣợng trong đời sống văn hóa tôn giáo sống động của ngƣời Công giáo để nghiên cứu tìm hiểu biểu tƣợng đối với tình cảm tôn giáo, đức tin, nhận thức của ngƣời Công giáo. 4.3. Luận án còn vận dụng phƣơng pháp điền dã, phỏng vấn sâu đối. NCS đã khảo gần 50 nhà thờ tại Hà Nội và giáo phận Bùi Chu để thu thập dữ liệu dùng cho việc phân tích, so sánh khi thực hiện đề tài. Bên cạnh đó, NCS cũng thực hiện phỏng vấn sâu 50 ngƣời Công giáo (Linh mục, thày dòng, nữ tu, giáo dân) để có một cái nhìn tƣơng đối toàn diện về biểu tƣợng trong đời sống tôn giáo của ngƣời Công giáo. 4.4. Luận án cũng sử dụng phƣơng pháp so sánh để làm rõ những đặc điểm giống và khác nhau đối với biểu tƣợng tại nhà thờ Công giáo tại Hà Nội và giáo phận Bùi Chu. Luận án cũng sử dụng phƣơng pháp phân tích tài liệu để sử dụng trong quá trình phân tích về biểu tƣợng, biểu tƣợng tôn giáo, biểu tƣợng Công giáo và một số nội dung khác liên quan trong luận án.
  11. 8 5. Câu hỏi nghiên cứu Với 4 chƣơng, luận án tập trung làm sáng tỏ 3 câu hỏi nghiên cứu chính dƣới đây: - Phân loại, đặc điểm của biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo tại Hà Nội? - Chức năng, giá trị của biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo tại Hà Nội tác động đến ngƣời Công giáo Hà Nội nhƣ thế nào trong đời sống văn hóa và tôn giáo? - Sự hội nhập văn hóa qua biểu tƣợng và nhận thức của ngƣời Công giáo Hà Nội về biểu tƣợng? 6. Kết quả và đóng góp của luận án + Luận án cung cấp cái nhìn tổng thể về hệ biểu tƣợng tiêu biểu trong nhà thờ và phân loại hệ thống biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo tại Hà Nội. + Phân tích chuyên sâu về giá trị và chức năng của hệ biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo tại Hà Nội; Nhận thức của ngƣời Công giáo Hà Nội về biểu tƣợng. + Gợi mở những vấn đề đặt ra đối với nghiên cứu biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo tại Hà Nội 7. Nội dung của luận án Ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của luận án gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý luận Chƣơng 2: Nhà thờ Công giáo Hà Nội và phân loại, ý nghĩa biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo tại Hà Nội Chƣơng 3: Phân tích biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo tại Hà Nội Chƣơng 4: Biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo ở Hà Nội và những vấn đề đặt ra
  12. 9 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Khái quát về nghiên cứu lịch sử Công giáo ở Việt Nam và ở Hà Nội Tài liệu về Công giáo tại Việt Nam tƣơng đối phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận án, NCS xin hệ thống và đánh giá một số tài liệu cơ bản nhất phục vụ trực tiếp cho đề tài. Có thể kể đến những công trình sau: “Lược sử Giáo hội Việt Nam” của linh mục Augustino Nguyễn Văn Trinh (1994) [110], “Cuộc lữ hành Đức tin” của linh mục Đào Trung Hiệu (1997) [41], “Tản mạn lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam” của linh mục Đỗ Quang Chính chủ biên (2008) [19], Giáo hội Công giáo ở Việt Nam của Linh mục Bùi Đức Sinh (2009) [91], Công giáo Việt Nam. Tri thức cơ bản của tác giả Nguyễn Hồng Dƣơng, Ngô Quốc Đông (2012) [25], Giáo hội Công giáo Việt Nam. Niên giám 2016 của Hội đồng giám mục Việt Nam (2017) [49]. Ngoài ra còn rất nhiều công trình về quá trình du nhập và phát triển của Công giáo tại Việt Nam: “Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam” của linh mục Nguyễn Hồng (2009), “Dấu ấn 350 năm Giáo hội Công giáo Việt Nam” của Hội đồng Giám mục Việt Nam (2010) [45], “Lịch sử thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam” của linh mục Phêrô Nguyễn Thanh Tùng (2010) [106], “Hành trình ân phúc” của linh mục Đào Trung Hiệu (2013) [42]. Có thể nói những công trình nghiên cứu về lịch sử phát triển của đạo Công giáo tại Việt Nam, góp phần làm rõ hơn tiến trình hình thành và phát triển cũng nhƣ sự đồng hành của Giáo hội Công giáo Việt Nam với lịch sử dân tộc. Tài liệu nghiên cứu về Công giáo Hà Nội có thể kể đến Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên “Lược sử địa phận Hà Nội 1626 – 1954” của Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên (1994) [120] “Kitô giáo ở Hà Nội” của Nguyễn Hồng Dƣơng (2008) [24], “Đời sống tôn giáo tín ngƣỡng Thăng Long – Hà Nội” của Đỗ Quang Hƣng (2010), [58]. Cuốn sách “Cuộc lữ hành Đức tin” (1997) của linh mục Đào Trung Hiệu, có thể tác giả đã trình bày một cách rất cụ thể về những vấn đề trong Giáo hội Roma
  13. 10 trong những năm cuối thế kỷ XV-XVI, những vấn đề của văn hóa phục hƣng, sự chuyển biến trong Tin Lành và Chính Thống, cùng việc cải tổ của Giáo hội. Qua đó, tác giả đã dẫn giải đến công cuộc loan báo Tin mừng trên đất Việt của các giáo sĩ Phƣơng Tây. Từ đây Giáo hội Công giáo Việt Nam đƣợc hình thành và phát triển, trải qua những thăng trầm của lịch sử đất nƣớc, đạo Công giáo vẫn vƣơn mình phát triển cho đến ngày nay. Sự phát triển nhất của Giáo hội Công giáo Việt Nam dẫn đến sự thiết lập Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1980. Đây là thời kì đánh dấu sự trƣởng thành của Giáo hội Việt Nam, tiếp tục con đƣờng của các bậc tiền nhân để xây dựng Giáo hội Công giáo Việt Nam nhƣ ngày hôm nay. Điều này đƣợc thể hiện qua các “Thư chung” của các Giám mục Việt Nam. Cuốn “Hội đồng Giám mục Việt Nam (1980 - 2000)” (2001), của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đề cập chung đến tiến trình phát triển của Giáo hội Công giáo Việt Nam, cùng với các thƣ chung năm 1980, 1997, 1998,1999, 2000. Trong những bức thƣ chung đó đề cập đến những vấn đề trong đời sống của ngƣời giáo dân, những định hƣớng trong đời sống đạo cho các Kitô hữu cũng nhƣ mối quan hệ giữa thần học Công giáo trong nền văn hóa dân tộc. Sự dung hòa của thần học Công giáo với những phong tục, tập quán, văn hóa Việt Nam vốn có truyền thống lâu đời. Công trình tiêu biểu nghiên cứu về quá trình du nhập và phát triển của Công giáo vào Việt Nam đó là cuốn “Giáo hội Công giáo ở Việt Nam” do Linh mục Bùi Đức Sinh chủ biên. Công trình đã khái quát một cách rất cụ thể về tiến trình du nhập và phát triển của đạo Công giáo tại Việt Nam, bao gồm bốn phần: Phần 1 nói về thời kỳ mở đƣờng và đặt nền móng của Công giáo tại Việt Nam bởi những bƣớc chân mở đƣờng của các giáo sĩ dòng Đaminh và dòng Phanxico, với việc đặt nền móng của các giáo sĩ dòng Tên Chúa Giêsu. Thời kì này từ trƣớc thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XVII. Phần thứ hai, thời kỳ xây dựng và tổ chức, công cuộc truyền giáo của thánh bộ Truyền bá Đức tin, qua Hội Thừa sai Paris, dòng Đaminh, dòng Phanxico, dòng Tên, đồng thời có sự góp phần của các giáo sĩ Việt Nam, thầy giảng, nữ tu, giáo dân. Thời kì này từ giữa thế kỉ XVII đến sang đầu XIX. Phần thứ ba, thời kì vƣơn lên trong thử
  14. 11 thách đau thƣơng. Đây là thời kì khó khăn nhất trong quá trình truyền giáo tại Việt Nam, trƣớc những chính sách cấm đạo của vua nhà Nguyễn, thời kì này trong thế kỉ XIX. Phần thứ tƣ, thời kì kiến thiết và tiến tới trƣởng thành. Trong phần thứ tƣ, tác giả đã trình bày những bƣớc chuyển mình lớn của Công giáo tại Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX và trong thế kỉ XX. Số lƣợng giáo dân, dòng tu cùng với hàng Giáo sĩ, Giáo phẩm ngày càng gia tăng và sự thiết lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam năm 1960. Các hoạt động văn hóa nhƣ sự phát triển của các hội đoàn, các hoạt động văn chƣơng, báo chí, mỹ thuật… ngày càng đƣợc phát triển mạnh mẽ. Cuốn “Giáo hội Công giáo Việt Nam. Niên giám 2016” (2017) của Hội đồng Giám mục Việt Nam là một tài liệu cung cấp nhiều tri thức, thông tin quan trọng. Trong đó, ở phần thứ nhất, cuốn sách giới thiệu một cách khái quát nhất về giáo hội Công giáo, các vị Giáo hoàng trong giáo hội, các Công đồng trong giáo hội cũng nhƣ phẩm trật và tổ chức trong giáo hội Công giáo. Tuy nhiên, điểm đặc biệt ở đây là phần hai của cuốn sách đã đề cập một cách cụ thể giáo hội Công giáo Việt Nam trong dòng lịch sử. Cuốn sách đã trình bày tiến trình phát triển của Công giáo khi du nhập vào Việt Nam từ khi giáo sĩ Inikhu đến đất Việt vào năm 1533, đến những giai đoạn tăng trƣởng, phát triển và trƣởng thành. Bên cạnh đó, cuốn sách còn đề cập đến cơ cấu tổ chức cũng nhƣ các Giám mục của giáo hội Công giáo Việt Nam qua các thời kì; phân tích và khái quát về từng giáo phận trong ba Giáo tỉnh: Giáo tỉnh Hà Nội với mƣời giáo phận, Giáo tỉnh Huế với sáu giáo phận, Giáo tỉnh Thành Phố Hồ Chí Minh với 10 giáo phận. Đây là cuốn sách thể hiện sự khái quát nhất về những vấn đề của Giáo hội Công giáo cũng nhƣ Giáo hội Công giáo tại Việt Nam. Tất cả những tài liệu kể trên đã cho NCS cái nhìn tổng quan về lịch sử Công giáo Việt Nam. Những mốc lịch sử này có ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển của nhà thờ Công giáo trên cả nƣớc nói chung và nhà thờ Công giáo tại Hà Nội nói riêng. Về khái quát nghiên cứu lịch sử Công giáo ở Hà Nội phải kể đến một công trình rất nghiên cứu rất quan trọng của tác giả Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên. Tác giả đã nghiên cứu rất kĩ lƣỡng lịch sử Công giáo Hà Nội theo 5 thời kì. Thời
  15. 12 các giáo sĩ Dòng Tên từ 1626 – 1663; Thời các Thừa sai ngoại quốc dƣới thời chúa Trịnh (1659 – 1789); Thời các Thừa sai dƣới triều nhà Nguyễn (1789 – 1883); Phần 4: Thời các Thừa sai dƣới thời bảo hộ Pháp (1883 – 1945); Thời các Giám mục Việt Nam độc lập đất nƣớc (1945 – 1954). Trong phần lịch sử của Công giáo Hà Nội, tác giả cũng cung cấp một số thông tin về nhà thờ sơ khai trong thời kì giáo sĩ Dòng Tên ở các khu nhƣ Cầu Giền (Dền), Quảng Bá, Đống Mác, phố Hàng Tre. Cuốn “Kitô giáo ở Hà Nội” của tác giả Nguyễn Hồng Dƣơng đã hệ thống một cách toàn diện lịch sử phát triển của Công giáo Hà Nội. Xen kẽ với lịch sử của Công giáo Hà Nội tác giả cũng trình bày thêm những thông tin cơ bản về nhà thờ Công giáo tại Hà Nội. Bên cạnh đó, trong phần đóng góp trên lĩnh vực văn hóa vật thể của Công giáo Hà Nội tác giả đã đi sâu phân tích về kiến trúc nhà thờ Công giáo Hà Nội. Những thông tin này, giúp NCS có những thông tin định hƣớng ban đầu rất quan trọng về lịch sử phát triển của Công giáo Hà Nội cũng nhƣ nhà thờ Công giáo Hà Nội trong quá trình nghiên cứu của mình. Trong cuốn “Đời sống tôn giáo tín ngưỡng Thăng Long – Hà Nội”, tác giả Đỗ Quang Hƣng đã trình bày về Công giáo ở Hà Nội trong tổng thể các tôn giáo khác ở Hà Nội nhƣ Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Tin Lành, Cao Đài và Hà Nội. Trong phần này, tác giả đã khái quát một số đặc điểm quan trọng của Công giáo Hà Nội trên các bình diện lịch sử, không gian, sinh hoạt tôn giáo, biến động lịch sử, hội nhập và toàn cầu hóa. Những khái quát này đã giúp nghiên cứu sinh có thêm những điểm quy chiếu khi nghiên cứu về biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo Hà Nội. 1.1.2. Nghiên cứu biểu tượng và biểu tượng Công giáo 1.1.2.1. Nghiên cứu về biểu tượng Biểu tƣợng là một vấn đề nghiên cứu rất phức tạp, do đó để nghiên cứu biểu tƣợng, tác giả đã tiếp cận biểu tƣợng theo nhiều nguồn từ hệ thống từ điển đến những công trình nghiên cứu chuyên ngành về biểu tƣợng. Đầu tiên, có thể kể đến những cuốn từ điển sau: Từ điển dành cho người có tín ngưỡng và người không có tín ngưỡng của tác giả Nguyễn Minh Tiến (2000) [104], Tri thức tôn giáo qua các vấn nạn và giải đáp của John Renard (2005) [66], Từ điển tiếng Việt của Cung Kim Tiến
  16. 13 (2006) [103], Từ điển vô thần luận của Học viện Đa Minh (2014) [43], Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới của Jean Chevaliver, Alain Gheebrant (1997) [62] Với những tài liệu chuyên ngành là những công trình nghiên cứu: Những vấn đề nhân học tôn giáo của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (2006) [51], Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội của tác giả Trần Lâm Biền – Trịnh Sinh (2011) [11], Nghiên cứu biểu tượng: Một số hướng tiếp cận lý thuyết của nhà nghiên cứu Đinh Hồng Hải (2014) [34], Giải mã văn học từ mã văn hóa của tác giả Trần Lê Bảo (2011) [9]. Từ những cuốn từ điển, những công trình nghiên cứu đã giúp cho NCS có những cơ sở tiếp cận đa chiều khi nghiên cứu biểu tƣợng. Tiếp cận bƣớc đầu qua từ điển, giúp NCS có cái nhìn gợi mở ban đầu còn những công trình nghiên cứu chuyên ngành giúp NCS sẽ có những cái nhìn mang tính chuyên sâu. Cuốn Nhân học tôn giáo (2006) cho chúng ta một hệ thống kiến thức sâu rộng về nghiên cứu tôn giáo, đặc biệt là bài viết của của Clifford Geertz: “Tôn giáo nhƣ một hệ thống văn hóa”. Văn hóa đƣợc hiểu theo khuôn mẫu của biểu tƣợng” [51, tr.310]. Nghiên cứu biểu tượng: Một số hướng tiếp cận lý thuyết của nhà nghiên cứu Đinh Hồng Hải là một công trình mang tính tổng hợp tƣơng đối đầy đủ về lý thuyết biểu tƣợng. Trong phần tổng quan về nghiên cứu biểu tƣợng, tác giả đã tiếp cận nghiên cứu biểu tƣợng dƣới rất nhiều góc độ: Cấu trúc luận, ngôn ngữ học, kí hiệu học, nhân học và cả hƣớng tiếp cận mới trong nghiên cứu biểu tƣợng. Phần vai trò của các biểu tƣợng; Văn hóa và biểu tƣợng tác giả đã dịch rất nhiều công trình liên quan đến lý thuyết biểu tƣợng của các học giả nổi tiếng thế giới nhƣ: Franz Boas, Mary Douglas, Raymond Firth, Bronislaw Malinowski… Những nội dung này đã góp thêm những cơ sở lý luận cho NCS khi tiếp cận biểu tƣợng dƣới góc độ kí hiệu học văn hóa và nhân học biểu tƣợng. Nghiên cứu biểu tƣợng văn hóa truyền thống có tác phẩm rất đáng chú ý của Trần Lâm Biền - Trịnh Sinh (2011), Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Đây là một trong trình nghiên cứu đƣợc tác giả Trần Lâm
  17. 14 Biền và Trình Sinh nghiên cứu rất cụ thể về lịch sử phát triển của hệ thống biểu tƣợng văn hóa truyền thống Việt Nam qua từng giai đoạn của lịch sử, từ thời tiền sử và sơ sử đến thời quân chủ dân tộc. Những biểu tƣợng đó đƣợc biểu hiện trên những công trình kiến trúc, điêu khắc…và mang trong mình những giá trị văn hóa trong hệ thống di sản văn hóa của dân tộc. Những biểu tƣợng văn hóa truyền thống đƣợc thể hiện trên các công trình kiến trúc, không gian văn hóa và chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Theo hai tác giả: “Biểu tƣợng thể hiện trong truyền thống Việt là sự kết tụ tinh hoa từ bàn tay khối óc của tổ tiên, chúng đƣợc hình thành bởi tƣ duy nông nghiệp, để phản ánh về một ý niệm truyền đời là cầu no đủ và mọi điều hạnh phúc. Biểu tƣợng là chứng cớ cụ thể để nói lên quá trình phát triển của nghệ thuật tạo hình Việt vốn bắt nguồn từ thời đại xa xƣa hàng vạn năm cách đây.” [11, tr.216]. Tuy nhiên, công trình chủ yếu nói về biểu tƣợng trong trang trí ở đình, chùa, miếu mà thiếu hẳn một thành tố không thể thiếu trong di sản văn hóa Thăng Long đó là nhà thờ Công giáo. Giải mã văn học từ mã văn hóa của tác giả Trần Lê Bảo (2011) đã đề cập đến 3 bƣớc quan trọng để giải mã biểu tƣợng: “Phân biệt và xác lập cho đƣợc mối quan hệ giữa hai yếu tố “Biểu hiện” và “Ý nghĩa biểu hiện” [9, tr.40]; “Khi xem xét biểu tƣợng văn hóa cần thấy những điều kiện để hình thành nó” [9, tr.41]; “Cuối cùng cần quan tâm tới phƣơng thức tƣ duy.” [9, tr.41]. Ba bƣớc này giúp NCS có một quy trình khoa học để giải mã biểu tƣợng. 1.1.2.2. Nghiên cứu về biểu tượng Công giáo a. Nghiên cứu liên quan trực tiếp đến biểu tƣợng Công giáo Những công trình liên quan đến biểu tƣợng Công giáo, biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo, chúng ta có thể kể đến những công trình tiêu biểu sau: Mỹ thuật Công giáo Việt Nam theo dòng thời gian của tác giả Lê Hiếu (2014) [40], Văn hóa Công giáo nhìn từ biểu tượng nhà thờ điểm đến của những cuộc hành hương (2013) [72], Kiến trúc nhà thờ Công giáo của tác giả Steven J. Schloeder (2015) [93], “Biểu
  18. 15 tượng và ý nghĩa của các loài thú trong Thánh Kinh” do tác giả Jean - Francois Froger, Jean - Pierre Durand chủ biên [2016] [63], 25 Câu hỏi về dấu chỉ và biểu tượng của niềm tin Công giáo của tác giả Les Miller chủ biên và đƣợc sơ Maria Vũ Thị Thu Thủy dịch sang tiếng Việt (2016) [102]. Về tài liệu nƣớc ngoài (Tiếng Anh), NCS đã tiếp cận với những tài liệu sau: The symbol of the church của Dilasser, Maurice (1999) [121], Symbol and theirhidden meaning của Kenner T.A (2006) [122], Catholic Church architecture and the spirit of the liturgy của Mc Namara Denis (2009) [123], The secret language of churches & Cathederals – Decoding the srared symbolism of Christianity’s Holy building của Stemp Richard (2010) [124], How to read a church của Taylor Richard (2003) [125]. Trong cuốn “Biểu tượng và ý nghĩa của các loài thú trong Thánh Kinh” do tác giả Jean - Francois Froger, Jean - Pierre Durand chủ biên, do Nxb Hồng Đức, xuất bản 2016, đã giới thiệu khái quát về những biểu tƣợng và ý nghĩa của các loài thú đƣợc đề cập đến trong Kinh Thánh nhƣ: Rắn, Báo, báo đốm, mèo rừng, sƣ tử, gấu…Đây là một trong những cuốn sách đƣợc đánh giá rất cao về việc nghiên cứu những biểu tƣợng trong Kinh Thánh. Cuốn “Kiến trúc nhà thờ Công giáo” của tác giả Steven J. Schloeder đã nghiên cứu những đặc điểm trong kiến trúc nhà thờ Công giáo đặc biệt kiến trúc theo tinh thần Công đồng Vaticano II đó là sự hòa hợp giữa: nghệ thuật, kiến trúc và thần học. Điều này thể hiện những tƣ tƣởng về thần học của Công giáo với những đặc điểm trong việc thiết kế cung thánh, thiết kế cho các Bí tích và các nghi thức khác, thể hiện sự thiêng thánh nơi các nhà thờ Công giáo, nơi mà con ngƣời gặp gỡ Thiên Chúa trong mối tƣơng quan về đức tin. Đáng chú ý ở chƣơng 7 và chƣơng 8, tác giả đã nêu lên những ảnh tƣợng thánh trong nhà thờ và thánh đƣờng là ảnh tƣợng thánh, một trong những điều không thể thiếu trong những ngôi thánh đƣờng của Công giáo đó là những ảnh, tƣợng về Thiên Chúa, Đức Mẹ, các Thánh…chính những biểu tƣợng này đã điểm tô cho những ngôi thánh đƣờng, khoác lên mình một màu thiêng liêng, huyền bí. Nhìn tổng thể đây là một công trình cung cấp những kiến thức cơ bản về kiến trúc nhà thờ Công giáo với sự kết hợp giữa kiến trúc và
  19. 16 thần học, cũng nhƣ những biểu tƣợng đƣợc thể hiện trong các nhà thờ, nơi đƣợc coi là trung tâm của đức tin Kitô giáo. Cuốn “Văn hóa Công giáo nhìn từ biểu tượng nhà thờ điểm đến của những cuộc hành hương” của tác giả Quý Long – Kim Thƣ đã đề cập đến những vật dụng phụng vụ trong Thánh lễ. Đây chính là những biểu tƣợng vật chất đƣợc sử dụng trong phụng vụ. Tác giả đã giải mã một số biểu tƣợng nhƣ: Thánh giá, bàn thờ, chén thánh, đĩa thánh, nến, hƣơng trầm, mâm quả, dầu thánh, hào quang, mặt nhật, áo… Những phần phân tích và giải mã này là những gợi ý rất hữu ích cho NCS khi tiếp cận giải mã biểu tƣợng. Bên cạnh những tài liệu tiếng Việt, những tài liệu về biểu tƣợng Công giáo viết bằng tiếng Anh cũng gợi mở cho NCS những cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này. Cuốn “Biểu tượng nhà thờ Công giáo” (The symbols of the church) đã phân tích sâu sắc quá trình phát triển của nhà thờ từ thời kì sơ khởi, Bassilica, Romanesque, Gothic, Phục Hƣng, Baroque, Cổ điển, Tân cổ điển và hiện nay. Cùng với sự phát triển của nhà thờ là sự phát triển của biểu tƣợng trang trí trong nhà thờ đó. Trong cuốn sách này, tác giả Maurice Dilasser khẳng định: Khoa học có ngôn ngữ riêng của nó, những ngành nghệ thuật cũng vậy. Tôn giáo, đặc biệt sử dụng ngôn ngữ của nghệ thuật, nó sử dụng kí hiệu và biểu tƣợng, giống nhƣ là những cầu nối từ cái hữu hình đến cái vô hình, từ chiều sâu đến chiều cao, từ thế giới trần tục đến thế giới của Chúa. Biểu tƣợng không chỉ là đối tƣợng để tôn thờ và nó còn mời gọi giáo dân thông qua đó để tôn thờ. Nó dẫn tới việc giao tiếp với đấng tối cao” [121, tr.3]. Tác giả cũng khẳng định: “Hầu hết các biểu tƣợng đến từ Kinh Thánh, từ lịch sử cứu độ, từ các nhà tiên tri và mầu nhiệm của chúa Giêsu [121, tr.3]. Cuốn “Làm thế nào để đọc (hiểu) một nhà thờ” (How to read a church) đã khái quát đƣợc mặt bằng của một nhà thờ Công giáo, ý nghĩa trong các hƣớng khi xây dựng nhà thờ. Tác giả phân chia biểu tƣợng nhà thờ Công giáo theo những biểu tƣợng nhƣ sau: Biểu tƣợng Chúa Cha, Chúa Giêsu, Đức Mẹ, các Thánh, biểu tƣợng
  20. 17 trong Kinh thánh Cựu Ƣớc, biểu tƣợng về các Tiến Sĩ hội thánh, biểu tƣợng thiên thần, biểu tƣợng động vật, thực vật và những biểu tƣợng liên quan đến linh mục. Ẩn sâu trong những phần trình bày của tác giả nổi lên thông điệp: Nếu không hàm chứa sức mạnh tâm linh, đức tin thì giá trị kiến trúc, nghệ thuật, biểu tƣợng của nhà thờ cũng là những công trình kiến trúc nhƣ bao công trình kiến trúc thông thƣờng khác. Giá trị làm nên sức sống lâu bền của nhà thờ đó chính là mỗi hạng mục, mỗi biểu tƣợng trong nhà thờ đều mang giá trị tâm linh và đức tin của tín đồ. Cuốn “Sổ tay biểu tượng trong nghệ thuật Ki tô giáo” (A handbook of symbols in Christian Art) cung cấp một cách ngắn gọn ý nghĩa của các biểu tƣợng. Vì là cuốn sổ tay, để tiện tra cứu, cuốn sách cung cấp ý nghĩa của biểu tƣợng theo thứ tự chữ cái từ A - Z theo những nhóm vấn đề chính Thiên thần (Angels), Nhà thờ (Church), Chúa (God), Bí tích (Sacraments)…). Đây là một cuốn sách hữu ích cung cấp cho ngƣời làm nghiên cứu những ý nghĩa cơ bản nhất của hệ biểu tƣợng trong nhà thờ. Từ những đầu mối này, có thể phát triển, nâng cao lên những tầng nghĩa khác. b. Những tài liệu liên quan đến giải mã biểu tượng trong nhà thờ - Những tài liệu liên quan đến Kinh thánh Kinh Thánh trọn bộ Cựu Ước và Tân Ước của Toà Tổng Giám mục Thành phố Hồ Chí Minh (1999) [107], Nhập môn kinh thánh của Johnh. Hayes (2008) [65], Tiếp cận Thánh kinh theo chủ nghĩa cơ yếu của Ronaldd. Witherup, S.S. (2009) [89], Đức Giêsu Kitô qua Kinh thánh Cựu ước của tác giả Lý Minh Tuấn (2013) [112], Biện giải Công giáo theo Thánh kinh của tác giả Robert J.Schihl & Paul Flanagan (2013) [88], Để đọc Cựu ước của Gérard Billon & Philippe Gruson (2017) [28], Để đọc Tân ước của Étienne Charpentier & Règis Burnet (2017) [27], Kinh thánh bằng hình Tân Ước của Sweet Publising (2018) [95], Kinh thánh bằng hình Cựu Ước của Sweet Publising (2018) [94]. Một trong những yếu tố quan trọng nhất của Công giáo là hai bộ Kinh thánh Cựu ƣớc và Tân ƣớc, nói về lịch sử cứu độ và sự hiện diện của Thiên Chúa trong lịch sử của nhân loại. Thật khó tìm hiểu Công giáo khi không biết Kinh thánh. Kính thánh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2