intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2010 đến năm 2020)

Chia sẻ: Lin Yanjun | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:202

56
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài được thực hiện với mục tiêu nhằm tìm hiểu đặc điểm của sân khấu kịch nói với tư cách một hoạt động nghệ thuật trong đời sống văn hóa TP.HCM. Tìm hiểu ảnh hưởng của sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa TP.HCM và ngược lại. Đề xuất một số phương hướng phát triển của sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa TP.HCM. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2010 đến năm 2020)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Ngô Anh Đào SÂN KHẤU KỊCH NÓI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2020) LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HOÁ HỌC Hà Nội – 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Ngô Anh Đào SÂN KHẤU KỊCH NÓI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2020) Ngành: Văn hoá học Mã số: 9229040 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HOÁ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. PHAN THỊ THU HIỀN Hà Nội – 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ Sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2010 đến năm 2020) là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Mọi tài liệu, số liệu trích dẫn, tham khảo đều trích nguồn rõ ràng, đúng quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này./. Nghiên cứu sinh Ngô Anh Đào
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN .................................iv DANH MỤC MÔ HÌNH, BẢNG TRONG LUẬN ÁN ........................................ v MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................................................................................... 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 7 1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về sân khấu kịch nói Việt Nam ............ 8 1.1.2. Tổng quan những công trình nghiên cứu về sân khấu kịch nói thành phố Hồ Chí Minh .....................................................................................................12 1.1.3. Tổng quan những công trình nghiên cứu về đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh .....................................................................................................16 1.1.4. Tổng quan những công trình nghiên về sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................19 1.2. Cơ sở lý luận .................................................................................................22 1.2.1. Sân khấu kịch ..........................................................................................22 1.2.2. Đời sống văn hóa ....................................................................................24 1.2.3. Các lý thuyết vận dụng nghiên cứu ........................................................30 1.2.4. Vùng văn hóa và văn hóa vùng ...............................................................34 1.2.5. Biến đổi văn hóa .....................................................................................37 1.3. Cơ sở thực tiễn ..............................................................................................38 1.3.1. Tọa độ văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh ...............................................38 1.3.2. Quá trình hình thành và phát triển sân khấu kịch nói Thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................................................................40 Tiểu kết .................................................................................................................48 Chương 2. SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA SÂN KHẤU KỊCH NÓI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .........................................................49 2.1. Đặc điểm môi trường văn hóa thành phố Hồ Chí Minh ...............................49 2.1.1. Môi trường văn hóa đô thị ......................................................................49 2.1.2. Môi trường văn hóa có mức thu nhập và trình độ dân trí cao ................50 2.1.3. Môi trường văn hóa trẻ ...........................................................................51 2.1.4. Môi trường hội tụ, đa dạng văn hóa ........................................................51 2.2. Ảnh hưởng của đời sống văn hóa đối với sân khấu kịch nói thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ hoạt động và sản phẩm văn hóa .....................................................53
  5. iii 2.2.1. Ảnh hưởng của đời sống văn hóa đối với sân khấu kịch nói thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ hoạt động văn hóa ................................................................53 2.2.2. Ảnh hưởng của đời sống văn hóa đối với sân khấu kịch nói thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ sản phẩm văn hóa .................................................................74 2.3. Ảnh hưởng của sân khấu kịch nói đối với đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ nhu cầu văn hóa..............................................................................85 2.3.1. Sân khấu kịch nói và sự đáp ứng nhu cầu của người dân thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................................................................85 2.3.2. Sân khấu kịch nói và vai trò phản ánh cũng như kiến tạo đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................................91 Tiểu kết .................................................................................................................94 Chương 3. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN SÂN KHẤU KỊCH NÓI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .........................................................96 3.1. Vấn đề phát triển sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ các thiết chế văn hóa ......................................................................96 3.1.1. Sân khấu kịch nói trong quan hệ với các thiết chế quản lý văn hóa nghệ thuật...................................................................................................................96 3.1.2. Sân khấu kịch nói trong quan hệ với các thiết chế hoạt động văn hóa nghệ thuật...................................................................................................................99 3.2. Sân khấu kịch nói nhìn từ các chủ thể hoạt động sáng tạo, biểu diễn nghệ thuật ............................................................................................................................115 3.2.1. Tác giả kịch bản ....................................................................................115 3.2.2. Đạo diễn ................................................................................................119 3.2.3. Diễn viên ...............................................................................................119 3.3. Hướng phát triển của sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................................................120 3.3.1. Thực trạng của sân khấu kịch nói thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ..120 3.3.2. Hướng phát triển cho các sân khấu kịch nói thành phố Hồ Chí Minh .121 Tiểu kết ...........................................................................................................127 KẾT LUẬN ........................................................................................................128 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ.......133 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................134 PHỤ LỤC ...........................................................................................................147
  6. iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ Nxb Nhà xuất bản SK Sân khấu TP.HCM thành phố Hồ Chí Minh Tr trang
  7. v DANH MỤC MÔ HÌNH, BẢNG TRONG LUẬN ÁN Mô hình cấu trúc của đời sống văn hóa .......................................................... 28 Bảng 2.1. Tỉ lệ dân số thành thị - nông thôn của TPHCM ............................. 49 trong so sánh với Hà Nội và cả nước 2019 ..................................................... 49 Bảng 2.2: Nguyên nhân sân khấu kịch nói ở TPHCM hoạt động hiệu quả .... 62 Bảng 2.3: Lý do khán giả ở thành phố thích đi xem kịch nói ......................... 85 Bảng 2.4: Vai trò của kịch nói trong đời sống văn hóa ở TPHCM ................ 94 Bảng 3.1. Thống kê các rạp / Nhà hát/ Trung tâm Văn hóa là sân khấu biểu diễn kịch ở thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................... 105 Bảng 3.2.: Thống kê các quán café có biểu diễn mô hình kịch café ở thành phố Hồ Chí Minh.................................................................................................. 110 Bảng 3.3. Danh sách các tác giả và kịch bản tiêu biểu được biểu diễn ........ 117 trên SK kịch TP HCM ................................................................................... 117 Bảng 3.4: Giải pháp để kịch nói TPHCM tiếp tục duy trì, phát triển ........... 127
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhắc đến TP.HCM, chúng ta thường liên tưởng đến một thành phố trẻ, sôi nổi với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đa dạng. Từ những năm 2000 trở về sau, sân khấu kịch nói nổi lên như một hiện tượng mới, làm phong phú thêm đời sống xã hội, tinh thần của người dân. TP. HCM cũng là địa phương có sân khấu kịch nói phát triển mạnh nhất trong cả nước, cả về số lượng lẫn chất lượng. Sân khấu kịch nói ở đây có những đặc điểm riêng, thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa thành phố. Từ khi sân khấu kịch thành phố có nhiều chuyển biến lớn lao, duy trì sự tồn tại ổn định cho đến hôm nay, việc xem xét về sân khấu kịch nói trong đời sống văn hoá ở thành phố dường như còn là vấn đề đang bỏ ngỏ. Điều này càng đặt ra nhu cầu về việc nghiên cứu, tổng kết, đánh giá kịch nói ở TP.HCM thời gian qua. Tìm hiểu sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa TP. HCM có thể đóng góp cho việc nghiên cứu một thể tài, một hoạt động nghệ thuật đương đại tiêu biểu và vai trò của nó trong đời sống văn hóa của một đô thị lớn nhất Việt Nam. Từ trường hợp nghiên cứu có tính đại diện và tính điển hình, có thể khái quát về thực trạng cũng như phương hướng xây dựng, phát triển, quản lý hoạt động nghệ thuật trong quan hệ với văn hóa đô thị ở Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu về sân khấu kịch nói nhìn chung, những cách tiếp cận vấn đề về cơ bản vẫn chủ yếu tập trung dưới góc nhìn của các chuyên ngành như lý luận – phê bình sân khấu hay quản lý văn hóa. Vì vậy, trong công trình này, chúng tôi mong muốn xem xét, quan tâm đến sân khấu kịch từ quan điểm của văn hóa học, kết hợp với việc tìm hiểu từ cấu trúc đời sống văn hóa, để từ đó hiểu hơn về kịch nói thành phố. Có thể cách làm này sẽ mang đến một sắc thái mới cho công trình của chúng tôi. Bên cạnh đó, luận án này cũng hy vọng sẽ
  9. 2 góp phần giúp công chúng và những ai đang quan tâm thêm hiểu, yêu quý, cùng xây dựng và phát huy những giá trị tích cực ở kịch nói thành phố. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài Sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2010 đến năm 2020) làm đề tài nghiên cứu cho luận án. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài luận án Sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2010 đến năm 2020) hướng đến mục đích, đó là từ hướng nghiên cứu văn hóa văn hóa học đem lại một cái nhìn toàn cảnh và khái quát hơn cho vấn đề nghiên cứu. Để thực hiện mục tiêu này, chúng tôi quan tâm tới một số nội dung như: Thứ nhất, tìm hiểu đặc điểm của sân khấu kịch nói với tư cách một hoạt động nghệ thuật trong đời sống văn hóa TP.HCM. Thứ hai, tìm hiểu ảnh hưởng của sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa TP.HCM và ngược lại. Cuối cùng, đề xuất một số phương hướng phát triển của sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa TP.HCM. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa TP.HCM. Sân khấu kịch nói sẽ được nhìn trong mối quan hệ tương tác với các yếu tố của đời sống văn hóa. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: TP.HCM. Tuy nhiên, chủ yếu giới hạn ở các quận nội thành, nơi tập trung các đơn vị biểu diễn, các địa điểm biểu diễn cũng như lực lượng sáng tạo, thưởng thức chủ yếu của sân khấu kịch nói TP.HCM. - Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2010-2020, khi sân khấu kịch nói cũng
  10. 3 như đời sống văn hóa TP.HCM có những chuyển biến quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập toàn cầu. Đây cũng là giai đoạn nghiên cứu sinh quan tâm tìm hiểu kỹ về sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa TP.HCM. 4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Trong quá trình thực hiện, chúng tôi tạm đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu để làm cơ sở cho việc triển khai. Câu hỏi đầu tiên, đó là đời sống văn hóa TP.HCM có ảnh hưởng như thế nào đối với sân khấu kịch nói TPHCM? Câu hỏi tiếp theo, sân khấu kịch nói có vai trò/chức năng như thế nào trong đời sống văn hóa TP.HCM? Câu hỏi thứ ba, những giải pháp nào cho hướng phát triển của sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa TP.HCM? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu Trong quá trình thực hiện, chúng tôi cũng đặt ra một vài giả thuyết nghiên cứu cho đề tài luận án, cụ thể như sau: Giả thuyết thứ nhất: Đời sống văn hóa TP.HCM góp phần tạo nên những đặc điểm riêng của sân khấu kịch nói Tp HCM, cả về tổ chức hoạt động lẫn sản phẩm nghệ thuật. Giả thuyết thứ 2: Sân khấu kịch nói có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa TPHCM qua việc đáp ứng nhu cầu công chúng, phản ánh và góp phần tạo hình văn hóa đô thị. Giả thuyết thứ ba: Để duy trì và phát triển sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa TPHCM, cần tích hợp sức mạnh thể chế cũng như nguồn lực các bên liên quan bao gồm các cấp chính quyền, các đơn vị biểu diễn và công chúng nghệ thuật.
  11. 4 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 5.1. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng hướng tiếp cận chủ yếu là văn hóa học, bên cạnh đó cũng xem xét thêm hướng kết hợp liên ngành giữa Sân khấu học – Văn hoá học. Hướng tiếp cận này cho phép người nghiên cứu có được cái nhìn khái quát, toàn diện đối với một hiện tượng văn hoá nghệ thuật, trên cơ sở xem xét các mối tương tác giữa nhiều yếu tố khác nhau. Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: - Phương pháp hệ thống: Phương pháp hệ thống xem kịch nói Việt Nam như một tổng thể, kịch nói thành phố là một bộ phận nằm trong tổng thể đó. Sự tồn tại và phát triển của nó sẽ góp phần đảm bảo cho nền kịch nói nước ta có sự vận hành tốt, mang lại hiệu quả nhất định. Mở rộng ra, có thể nhìn kịch nói như một trong những thành tố văn hóa cùng với các thành tố khác như: âm nhạc, điện ảnh, múa, văn học v.v... Nó góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa nghệ thuật nước nhà. - Phương pháp so sánh: Luận án vận dụng phương pháp so sánh để tìm ra nét riêng và chung giữa các sân khấu kịch ở thành phố, giữa sân khấu kịch TP.HCM và Hà Nội, từ đó xác định những nét riêng đặc trưng, tạo nên bản sắc cho sân khấu kịch thành phố. Sử dụng phương pháp này cũng giúp công trình nghiên cứu không những chỉ ra thực trạng – tiếp nhận bản chất của vấn đề mà còn nhận thấy những chỗ biến đổi, những cái cần loại bỏ. - Phương pháp phân tích – tổng hợp: phương pháp này được sử dụng trong quá trình xử lý tư liệu cũng như luận giải cho các luận điểm được nêu ra trong luận án. - Phương pháp điều tra xã hội học: luận án tiến hành khảo sát qua phiếu điều tra xã hội học. Đây sẽ là cứ liệu thực tiễn để tăng thêm tính thuyết phục cho những phân tích, luận giải ở luận án.
  12. 5 - Kết hợp các phương pháp định tính như: tham dự, phỏng vấn sâu. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã tham dự một số buổi biểu diễn ở các sân khấu. Bên cạnh đó, kết hợp phỏng vấn sâu một số nghệ sỹ, nhà quản lý sân khấu, khán giả. Việc triển khai các phương pháp này nhằm góp phần cung cấp thêm các luận cứ cho luận án, giải thích và làm rõ các vấn đề còn đang bỏ ngỏ. 5.2. Nguồn tư liệu Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng các nguồn tư liệu như: - Nguồn tư liệu liên ngành: Văn hóa, Lịch sử, Chính trị, Xã hội, Tâm lý… - Nguồn tư liệu liên quan thực tế hoạt động của sân khấu TP.HCM: các website của các đơn vị biểu diễn, các tạp chí và các bài báo phê bình sân khấu… - Nguồn tư liệu từ tham dự, phỏng vấn nghệ sỹ, khán giả. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa khoa học Vận dụng lý luận về sân khấu kịch nói, đời sống văn hóa, các lý thuyết chức năng luận, lý thuyết về vùng văn hóa và văn hóa vùng, lý thuyết biến đổi văn hóa để tìm hiểu, góp phần nghiên cứu đặc điểm, vai trò của sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa TP.HCM một cách có hệ thống, cả về lịch đại lẫn đồng đại. Bên cạnh đó luận án đi vào tìm hiểu sân khấu kịch trong đời sống văn hóa thành phố từ góc nhìn văn hóa học. Đây cũng là một một phương diện mới mà theo người nghiên cứu, chưa có nhiều công trình đề cập đến. Với hướng tiếp cận này, cho phép người viết có thể lý giải một số vấn đề của kịch nói thành phố theo hướng mới lạ hơn, quan tâm nhiều hơn đến sự tác động của các yếu tố văn hóa đến nghệ thuật. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án có thể đóng góp nguồn tư liệu nghiên cứu và giảng dạy về sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa TP.HCM nói riêng, hoạt động nghệ thuật trong văn hóa của các đô thị hiện đại ở Việt Nam nói chung.
  13. 6 Ngoài ra, trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, luận án góp phần đề xuất phương hướng phát triển cho sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa TP.HCM. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu (6 trang), Kết luận (4 trang), Tài liệu tham khảo (12 trang) và Phụ lục (46 trang), nội dung luận án gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn (42 trang). Chương 2: Sự tương tác giữa sân khấu kịch nói với đời sống văn hóa Thành Phố Hồ Chí Minh (46 trang). Chương 3: Vấn đề phát triển sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa Thành Phố Hồ Chí Minh (32 trang).
  14. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu TP.HCM là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ sôi nổi. Một trong số những loại hình nghệ thuật đã ghi dấu ấn trong lòng công chúng và mang lại sắc thái mới cho đời sống tinh thần của người dân nơi đây, chính là sân khấu kịch nói. Năm 1997, khi chủ trương xã hội hóa được thực hiện theo Nghị quyết số 90-CP ngày 21/8/1997 của Chính Phủ, nó đã tác động mạnh mẽ và đem đến nhiều chuyển biến, đặc biệt tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM – nơi tập trung chủ yếu các sân khấu kịch nói lớn của cả nước. Trong bối cảnh đó, thời gian đầu khi các sân khấu kịch ở Hà Nội vẫn còn đang bỡ ngỡ, dè chừng với sự thay đổi thì việc vào cuộc mạnh mẽ và đã thu được nhiều thành công của các sân khấu kịch nói ở TP.HCM, có thể coi là một điểm sáng đáng ghi nhận. Và các sân khấu kịch nói nơi đây thực sự đem đến một bầu không khí mới cho đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Chính vì vậy, tìm hiểu về Sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2010 đến năm 2020) theo chúng tôi là một đề tài thú vị và có ý nghĩa thực tiễn. Với phương pháp tổng thuật tài liệu thứ cấp qua những nghiên cứu sẵn có của các tác giả đi trước, về chủ đề, vấn đề liên quan đến nội dung của luận án cùng phương pháp thực nghiệm, chúng tôi hy vọng có được cái nhìn toàn diện cho đề tài và thấy được những điều đã làm được từ các công trình trước đó, cũng như những hạn chế, thiếu hụt còn chưa đề cập tới. Đây chính là cơ sở giúp cho luận án có thêm được những phát hiện, bổ sung quan trọng về tính thực tiễn và khoa học. Trong phần tổng quan này, chúng tôi tập trung vào một số nội dung chính như: 1) Các công trình nghiên cứu về sân khấu kịch nói Việt Nam; 2) Các công
  15. 8 trình nghiên cứu về sân khấu kịch nói TP.HCM; 3) Các công trình nghiên cứu về đời sống văn hóa TP.HCM; 4) Các công trình nghiên cứu về sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa TP.HCM. 1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về sân khấu kịch nói Việt Nam Theo dòng lịch sử sân khấu Việt Nam, sự ra đời của sân khấu kịch nói xuất phát từ mong muốn giới thiệu một thể loại của sân khấu phương Tây đến khán giả Việt Nam của các trí thức Tây học. Dưới thời Pháp thuộc, xã hội và nghệ thuật sân khấu Việt Nam đã thay đổi rất nhiều. Các sân khấu cổ truyền của dân tộc như: tuồng, chèo đã không còn đáp ứng được những nhu cầu đa dạng của công chúng ở các đô thị. Nhìn từ bối cảnh lúc đó, có thể thấy nghệ thuật sân khấu lúc bấy giờ đang xuất hiện một khoảng trống. Kịch nói ra đời mang đến một phong vị mới, lấp đầy được các khoảng trống nói trên. Giai đoạn 1921 – 1930, dưới ảnh hưởng trực tiếp của sân khấu Pháp, kịch nói và văn học kịch đã hình thành. Tuy nhiên, nó chưa tách hẳn ra khỏi sân khấu truyền thống của dân tộc. Giai đoạn 1930 – 1945, diễn ra trong điều kiện hình thành bối cảnh văn hoá gắn với cải cách kịch nói và sự trưởng thành của văn học kịch dân tộc ở Việt Nam, nhằm đáp ứng những đòi hỏi của thời kỳ mới. Những tác phẩm văn học mới của các nhà văn thuộc phong trào văn học lãng mạn ra đời, được phóng tác thành kịch để diễn trên sân khấu. Công chúng Việt Nam hào hứng đón nhận. Sân khấu kịch nói lúc bấy giờ gắn bó mật thiết và như một bộ phận của văn học Việt Nam. Tuy nhiên, kịch nói vẫn có một sự phát triển nhất định về tư tưởng, nghệ thuật với tư cách một thể loại. Phạm vi phổ biến của kịch nói là miền Bắc với những thành phố lớn, trong khi đó, ở miền Nam, thể loại cải lương rất phát triển do nếp sống, tâm lý và truyền thống âm nhạc của người dân bản xứ. Vấn đề kịch đã được đề cập sớm nhất trong Nhà văn hiện đại của nhà
  16. 9 phê bình Vũ Ngọc Phan (1942) [67]. Tác giả đã đặt riêng một mục cho “các kịch gia” như sự ghi nhận về thành tựu của họ và thể loại này. Từ sự so sánh kịch với thơ, ông chỉ ra những đặc trưng của kịch. Tiến trình phát triển của kịch được ông nhận diện thông qua các tác giả được cho là nổi tiếng trong thời kỳ đó. Vũ Đình Long với “Chén thuốc độc” như người mở đường tiên phong cho một thể loại mới. Bên cạnh đó, Vi Huyền Đắc với tác phẩm Kim tiền (1932), Ông ki cóp (1938) và Đoàn Phú Tứ - nhà soạn kịch của thanh niên cũng là những tên tuổi nổi bật. Từ sự tổng kết của tác giả có thể thấy thể loại kịch được nhìn nhận như một thể loại còn non trẻ và chưa có thành tựu gì nổi bật. Vũ Ngọc Phan đã chỉ ra khá rõ ràng về nguồn gốc và đặc trưng thể loại của kịch. Tuy nhiên, nhìn chung đó cũng vẫn là cái nhìn có tính giản lược mang tính hạn chế của thời đại. Trong Việt Nam văn học sử yếu (1943) [28], nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm xem kịch như một thể loại có nguồn gốc từ truyền thống. Tuồng, chèo được tác giả nhìn nhận như “lối kịch cổ”. Kịch nói mà chúng ta xem, được ông cho là “lối kịch viết bằng văn xuôi”. Cách hiểu của Dương Quảng Hàm không tương thích với cách hiểu của chúng ta ngày nay về kịch nói, đó là sự đồng nhất kịch nói với các thể loại sân khấu cổ truyền của nước ta trước kia. Trong Việt Nam văn sử học giản ước tân biên của tác giả Phạm Thế Ngũ (1961, 1963, 1965) [62] - một công trình nghiên cứu lí thuyết về kịch tại Việt Nam, theo đó, kịch được hình dung với những đặc điểm cơ bản khá giống với cách hiểu của chúng ta ngày nay. Tác giả đã đưa ra một khái niệm quan trọng là “thoại kịch” và cho thấy tiến trình kịch từ khởi thủy đến khi trở thành một thể loại hoàn chỉnh với những nét thăng trầm và đa diện. Công trình chuyên khảo đầu tiên về kịch nói có lẽ phải kể đến công trình Bước đầu tìm hiểu lịch sử kịch nói Việt Nam trước cách mạng tháng Tám của học giả Phan Kế Hoành và Huỳnh Lý (1978) [33]. Công trình này đã cố gắng
  17. 10 xây dựng lại toàn bộ đời sống kịch trường từ lúc sơ khai cho tới năm 1945 theo các tiêu chí: tình hình sáng tác gắn với tên tuổi các tác giả; hoạt động biểu diễn gắn với tên tuổi các đạo diễn, thời gian và địa điểm buổi diễn; thái độ của công chúng đối với hoạt động kịch nói trong mỗi giai đoạn. Đóng góp quan trọng của công trình này đó là đã tái hiện lại diễn biến kịch trong từng giai đoạn cũng như khái quát được các bước đi và khuynh hướng kịch trong từng tiến trình đó. Tuy nhiên, việc nhìn sự phức tạp của kịch từ con mắt của hoạt động đấu tranh chính trị do vậy nó không đảm bảo tính khách quan trong việc tác giả đưa ra một số nhận định, đánh giá. Trong giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930 của hai tác giả Trần Đình Hượu và Lê Chí Dũng (1988) [44], kịch cũng được đề cập đến. Theo đó, các tác giả đã phác thảo tinh thần chung của những vở kịch và đưa ra những luận điểm khá thuyết phục về ưu thế của kịch so với những loại hình sân khấu cổ truyền, hay sự xâm lấn và tác động lẫn nhau giữa một thể loại mới và với những thể loại đã tồn tại từ rất lâu đời. Nhà nghiên cứu Phan Trọng Thưởng trong Những vấn đề lịch sử văn học kịch Việt Nam (nửa cuối thế kỉ XX), (1996) [106] đã đưa ra cách kiến giải mới trong đó đã cắt nghĩa đặc trưng kịch bằng cách đặt nó trong mối quan hệ giao lưu Đông - Tây, giữa nông thôn và thành thị hay sự khác biệt trong tập quán thưởng thức loại hình sân khấu truyền thống với thói quen thưởng thức nghệ thuật theo cách của phương Tây. Ở bài viết “Một thế kỷ đổi mới của Kịch Việt Nam” (2003) [93], [94], tác giả Tất Thắng chỉ ra sự xuất hiện của kịch nói ở Việt Nam là sự hội tụ cùng thời điểm của 4 yếu tố, đó là: 1) Sức ép của xu thế tiếp cận chủ nghĩa hiện thực trong văn học nghệ thuật Việt Nam đầu thế kỷ XX; 2) Kết quả của mối giao lưu văn hóa Pháp - Việt trong đó sự tiếp nhận của văn hóa Việt Nam đối với văn hóa Pháp, cụ thể là kịch nói Việt Nam ảnh hưởng của kịch nói cổ điển Pháp thế kỷ
  18. 11 XVII; 3) Đáp ứng nhu cầu của người xem ở thời đại mới khi các thể loại cũ không còn phù hợp với họ; 4) Thể hiện tinh thần dân tộc của lớp trí thức văn nghệ sĩ Hà Nội đầu thế kỷ khi họ tiếp xúc với kịch cổ điển Pháp. Ở một khía cạnh khác, ông cho rằng yếu tố quyết định đến sự thành công của kịch nói dân tộc chính là tiếp thu thi pháp kịch hát truyển thống. Tác giả Phùng Huy Bính trong công trình Mỹ thuật sân khấu kịch nói Việt Nam (2005) [5], ông không tập trung nói về đặc điểm hay sự hình thành, phát triển mà đi sâu vào phần tạo hình không gian sân khấu của kịch. Tiếp tục những nhận định về kịch nói, với Sân khấu cần giải đáp những vấn đề cốt lõi của cuộc sống (2005) [76], tác giả Đình Quang chỉ ra đặc trưng lấy chất liệu cuộc sống đương đại làm chất liệu chính cho các tác phẩm, kịch nói đã có được sức mạnh riêng của mình để có thể cùng tồn tại với các loại hình sân khấu truyền thống vốn đã có chỗ đứng vững chắc. Tuy nhiên, do việc thiếu phát hiện những nét riêng biệt của những mối xung đột hoặc do không khám phá ra những mối xung đột mới trong đời sống đã tạo ra sự trùng lặp trong các vở kịch. Đây là nguyên nhân dẫn đến các sân khấu kịch nói đứng trước nguy cơ tụt hậu, không có khán giả. Ngoài ra, bước chuyển của nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi sự chuẩn bị của tất cả hệ thống trong đó bao gồm các lĩnh vực văn học nghệ thuật. Nếu thiếu hoặc không có sự chuẩn bị sẽ dẫn đến những tình trạng như trên. Cũng nhắc đến kịch nói, trong Về sân khấu Việt Nam (2005) [75], tác giả Đình Quang đã khái quát sự ra đời và phát triển của kịch nói Việt Nam theo tiến trình lịch sử, đồng thời ông cũng tổng kết về thế mạnh và hạn chế của kịch, qua hai bài viết “Sự hình thành của nền kịch nói Việt Nam, quá trình phát triển của nó cho tới Cách mạnh tháng Tám” và “Chặng đường 50 năm của sân khấu kịch nói”. Ở Sân khấu Nghề và Nghiệp (2006) [69], trong bài viết “Sân khấu Việt
  19. 12 Nam – một thế kỷ nhìn lại”, tác giả Lê Hoài Phương đã đánh giá sự ra đời của kịch nói như một sự kiện lớn làm thay đổi đời sống sân khấu Việt Nam. Bên cạnh đó, một số nét nổi bật của kịch ở từng thời kỳ cũng được tác giả nêu ra. Với Đại cương nghệ thuật sân khấu (2009) [108], ở thể tài của sân khấu, tác giả Trần Trí Trắc có đề cập đến những đặc trưng cơ bản của các thể tài chính ở sân khấu phương Tây như: bi kịch, hài kịch, chính kịch. Theo tác giả Sokolov Anatoly trong “Hiện đại hoá xã hội Việt Nam và sự ra đời của văn học kịch mới (nửa đầu thế kỷ XX)” (2010) [1], ông đưa ra nhận định: sự ra đời của sân khấu kịch nói xuất phát từ mong muốn giới thiệu sân khấu phương Tây với khán giả Việt Nam của các văn nghệ sĩ. Kịch có khả năng bộc lộ nội dung nghệ thuật và xã hội mới. Gần đây nhất là nghiên cứu của Trần Thị Thư (2020) với luận án tiến sĩ Kịch Việt Nam (1945 – 1985) về đề tài lịch sử - Tư duy nghệ thuật và đặc trưng thể loại [105], trên cơ sở nghiên cứu các tác phẩm kịch nói viết về đề tài lịch sử, luận án muốn chỉ ra những đặc trưng cơ bản nhất trong các khuynh hướng ứng xử với chất liệu lịch sử của các tác giả. Đồng thời, luận án cũng phân tích tư duy nghệ thuật của những tác phẩm kịch viết trong giai đoạn này có những đặc điểm nổi bật mang tính đặc trưng thể loại khác với các giai đoạn trước và sau để tìm ra những tương đồng và khác biệt. Từ đó, nhìn nhận được giá trị của các tác phẩm kịch nói viết về đề tài lịch sử viết trong giai đoạn này. 1.1.2. Tổng quan những công trình nghiên cứu về sân khấu kịch nói thành phố Hồ Chí Minh Nhà viết kịch Lê Chí Trung trong số đặc biệt của Tạp chí Sân khấu Thành phố, với bài viết: “Sân khấu TP.HCM 75-90 chặng đường 15 năm không ngừng phát triển” (1990) [113], ông tổng kết lại toàn bộ quá trình 15 năm tồn tại của sân khấu kịch nói thành phố với những bước thăng trầm đã trải qua. Tiếp tục tìm hiểu về tình hình sân khấu kịch thành phố, trong bài viết: “Từ sân khấu nhỏ
  20. 13 đến sân khấu hoành tráng, từ sự thể nghiệm thành công đến những vấn đề nghệ thuật cần đặt ra” (1992) [112] đăng trên Tạp chí Sân khấu Thành phố, tác giả này đã nêu ra những vấn đề có tính chất quyết định đối với sự tồn tại của kịch nói thành phố, đó là: thị hiếu công chúng, khâu tổ chức biểu diễn, khâu mở rộng hoạt động sân khấu đại chúng. Nhà nghiên cứu Trần Trọng Đăng Đàn, từ quan sát thực tế qua vở diễn Tình nghệ sỹ thu hút đông đảo công chúng thành phố, ở bài viết : “Kịch Tình nghệ sỹ trên sân khấu Hòa Bình - khía cạnh kinh tế trong văn hóa văn nghệ” (1992) [18] trên tạp chí sân khấu, ông đặt ra vấn đề: sân khấu kịch nói thành phố đã trải qua giai đoạn chuyển mình từ bao cấp sang kinh tế thị trường, tác phẩm ở giai đoạn mới này phải vừa là tác phẩm nghệ thuật theo ý muốn của người sáng tạo, đồng thời cũng phải được đông đảo công chúng hưởng ứng. Sân khấu kịch đi vào con đường xã hội hóa thì công chúng trở thành một vấn đề dành được nhiều sự quan tâm. Với bài viết trên Tạp chí Sân khấu, “Mấy nét về công chúng sân khấu từ năm 2000 nhìn lại” (2000) [19], nhà nghiên cứu Trần Trọng Đăng Đàn đưa ra ý kiến: cần phải phân tích, tìm ra cái hay cái dở trong thị hiếu thẩm mỹ của các lớp công chúng để từ đó sáng tạo ra các tác phẩm. Tác giả Phan Trọng Thưởng trong Văn học Việt Nam thế kỷ XX: Những vấn đề lịch sử và lý luận (2004) [107] đã đề cập đến các vở diễn của đoàn kịch nói Hà Nội vào diễn tại TP.HCM trong liên hoan sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1995 đã góp phần thổi thêm luồng sinh khí để kịch nói tại TP. HCM có thêm bước đệm để phát triển sau một thời gian trầm lắng. Với “Xã hội hóa sân khấu là một tiến trình văn hóa tất yếu” (2007) ở Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật [81], nhà nghiên cứu nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái nêu lên vấn đề quan trọng nhất của sân khấu kịch phía Nam, đó là xã hội hóa. Một ví dụ rõ nhất về quá trình xã hội hóa sân khấu tại Tp đó chính là sự ra đời của sân khấu 5B Võ Văn Tần. Từ loại hình sân khấu kịch nói này tạo tiền
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2