intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Di động nghề nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu nghiên cứu trường hợp tại thành phố Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:195

12
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Di động nghề nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu nghiên cứu trường hợp tại thành phố Cần Thơ" nhằm nghiên cứu thực trạng di động nghề nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu thông qua việc chỉ ra quy mô, chiều hướng và các yếu tố ảnh hưởng đến di động trong thế hệ và di động liên thế thệ về nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Di động nghề nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu nghiên cứu trường hợp tại thành phố Cần Thơ

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HOÀNG THỊ QUYÊN DI ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Nghiên cứu trường hợp tại thành phố Cần Thơ) LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC Mã số: 9310301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. TS. Bùi Phương Đình 2. PGS. TS. Đào Thanh Trường HÀ NỘI – 2022
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là có thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Hoàng Thị Quyên
  3. 2 MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... 1 DANH MỤC ẢNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG ........................................................ 4 MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 8 Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................. 21 1.1. Các nghiên cứu về biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Cần Thơ .................................................................................... 21 1.2. Các nghiên cứu di động liên thế hệ về nghề nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam ........................................................................................................................ 23 1.3. Bối cảnh biến đổi khí hậu và các nghiên cứu di động trong thế hệ về nghề nghiệp..................................................................................................................... 32 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến di động nghề nghiệp qua các công trình nghiên cứu.......................................................................................................................... 39 Chương 2: Cơ sở lý luận nghiên cứu di động nghề nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu ................................................................................................................. 45 2.1. Hệ khái niệm công cụ ..................................................................................... 45 2.2. Các lý thuyết vận dụng nghiên cứu di động nghề nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu...................................................................................................... 63 Chương 3: Thực trạng di động nghề nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Cần Thơ ....................................................................................... 77 3.1. Khái quát về điều kiện địa lý tự nhiên, đặc điểm kinh tế –xã hội của thành phố Cần Thơ .......................................................................................................... 77 3.2. Di động trong thế hệ về nghề nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Cần Thơ .................................................................................... 79 3.3. Di động liên thế hệ về nghề nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Cần Thơ .................................................................................. 103 Chương 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến di động nghề nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Cần Thơ ........................................................... 112
  4. 3 4.1 Chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó đến di động nghề nghiệp ............................................................... 112 4.2. Sự ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân đến di động nghề nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Cần Thơ ....................................... 130 4.3. Mối quan hệ giữa vị thế nghề nghiệp của cha, mẹ và vị thế nghề nghiệp của con ................................................................................................................. 145 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ................................................ 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................................................................................... 157 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 158 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 171
  5. 4 DANH MỤC ẢNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG Trang ẢNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Ảnh 3. 1: Biểu đồ thành phố Cần Thơ ...................................................................... 77 Ảnh 3. 2: Địa hình và mức độ ngập úng của thành phố Cần Thơ ............................. 78 Sơ đồ 2. 1: Lý thuyết về thực hành của Bourdieu .................................................... 70 Biểu đồ 2. 1: So sánh sự khác biệt giữa khái niệm việc làm, sự nghiệp và nghề nghiệp ........................................................................................................................ 47 Biểu đồ 2. 2: Các loại tài sản, nguồn lực và nguồn lợi quy định hệ thống phân tầng xã hội ................................................................................................................. 49 Biểu đồ 2. 3: Một số cách tiếp cận đo lường các tầng lớp xã hội ............................. 50 Biểu đồ 2. 4: Mười nhóm nghề chính, sáu giai cấp xã hội, và hai phạm trù lao động xã hội ................................................................................................................ 52 Biểu đồ 2. 5: Thu nhập từ việc làm bình quân/tháng của Lao động làm công ăn lương chia theo nghề nghiệp năm 2020 .................................................................... 53 Biểu đồ 2. 6: Hệ thống phân tầng nghề nghiệp được sử dụng trong nghiên cứu ...... 54 Biểu đồ 2. 7: Ma trận chuyển dịch địa vị xã hội của con so với địa vị xã hội của cha ....................................................................................................................... 58 Biểu đồ 3. 1: Số người và số lần thay đổi công việc trên địa bàn thành phố Cần Thơ ..................................................................................................................... 81 Biểu đồ 3. 2: Tỷ lệ người thay đổi việc làm phân theo giới tính, địa bàn nơi sinh sống và khu vực kinh tế ..................................................................................... 82 Biểu đồ 3. 3: Thay đổi thu nhập sau khi thay đổi việc làm ....................................... 99 Biểu đồ 3. 4: Tương quan thay đổi địa vị nghề và mức thu nhập, mức độ ổn định của công việc ................................................................................................... 101 Biểu đồ 3. 5: So sánh di động liên thế hệ về nghề nghiệp giữa các quốc gia ......... 108 Biểu đồ 4. 1: Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng giai đoạn 2015-2020 ....................................................................................... 116 Biểu đồ 4. 2: Lý do chuyển đổi công việc của người lao động trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2020 ................................................................................. 122
  6. 5 BẢNG Bảng 1: Quy mô, cơ cấu mẫu nghiên cứu ................................................................. 15 Bảng 3. 1: Mức độ tăng giảm trong cơ cấu nghề nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước giai đoạn 2016-2020 ........................................................ 80 Bảng 3. 2: Mô hình hồi quy tuyến tính (Linear Regression) xác định các yếu tố ảnh hưởng tới số lần chuyển đổi việc làm của người lao động trên địa bàn thành phố Cần Thơ .................................................................................................... 83 Bảng 3. 3: Mô hình dịch chuyển vị thế nghề nghiệp của người lao động trên địa bàn thành phố Cần Thơ (so sánh nghề hiện tại và nghề gần nhất ....................... 85 Bảng 3. 4: Các chiều hướng di động nghề nghiệp của người lao động trên địa bàn thành phố Cần Thơ (so sánh nghề hiện tại và nghề gần nhất trước đó, tính trên số người có thay đổi vị trí việc làm) .................................................................. 87 Bảng 3. 5: Mô hình hồi quy Logistics bội ba bậc (Multinomial logistic regression) xác định các yếu tố tác động đến chiều hướng di động nghề nghiệp ............................................................................................................... 89 Bảng 3. 6: Mô hình hồi quy nhị phân (Banary Logistic) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi trình độ chuyên môn nghiệp vụ của .............................. 92 Bảng 3. 7: Mô hình dịch chuyển vị thế nghề nghiệp của người lao động trên địa bàn thành phố Cần Thơ (so sánh nghề đầu tiên và nghề hiện tại) ...................... 94 Bảng 3. 8: Mô hình hồi quy Logistics bội ba bậc (Multinomial logistic regression) xác định các yếu tố tác động đến chiều hướng di động nghề nghiệp (So sánh nghề đầu tiên –nghề hiện tại)................................................. 97 Bảng 3. 9: Mô hình hồi quy nhị phân (Banary Logistic) xác định các yếu tố tác động tới khả năng có nghề phụ của người lao động ............................................... 101 Bảng 3. 10: Ma trận chuyển dịch vị thế nghề nghiệp giữa cha và con ................... 104 Bảng 3. 11: Ma trận chuyển dịch vị thế nghề nghiệp giữa mẹ và con .................... 106 Bảng 4. 1: Những loại hình thiên tai và hiện tượng thời tiết bất thường xảy ra tại địa phương theo quan điểm của người dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ .... 112
  7. 6 Bảng 4. 2: Mức độ thiệt hại về sản xuất và cuộc sống do sự thay đổi bất thường về thời tiết, khí hậu gây ra cho các gia đình trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong vòng 10 năm qua .................................................................................... 113 Bảng 4. 3: Mô hình hồi quy tuyến tính (Linear Regression) xác định các yếu tố tác động đến mức thiệt hại về cuộc sống do yếu tố bất thường về thời tiết, khí hậu gây ra ................................................................................................................ 115 Bảng 4. 4: Cơ cấu các nhóm nghề nghiệp của người dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2010-2020 .............................................................................. 118 Bảng 4. 5: Lý do lựa chọn nghề đầu tiên ............................................................... 120 Bảng 4. 6: Tỷ lệ di động nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ ................. 123 Bảng 4. 7: Di động liên thế hệ về nghề nghiệp phân theo khu vực (nông thôn và đô thị).................................................................................................................. 126 Bảng 4. 8: Thay đổi vị thế nghề nghiệp của người lao động phân theo khu vực nông thôn và đô thị .................................................................................................. 126 Bảng 4. 9: Điểm trung vị số năm làm một vị trí việc làm ....................................... 128 Bảng 4. 10: Tỷ lệ kế tục và di động nghề so với cha, mẹ phân theo các nhóm chịu ảnh hưởng khác nhau của biến đổi khí hậu ..................................................... 129 Bảng 4. 11: Mô hình hồi quy Logistics bội ba bậc (Multinomial logistic regression) đánh giá tác động của các yếu tố đến chiều hướng di động vị thế nghề của con so với vị thế nghề của cha ....................................................... 131 Bảng 4. 12: Mô hình hồi quy Logistics bội ba bậc (Multinomial logistic regression) đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới chiều hướng di động đi lên và di động đi xuống so với vị thế nghề của cha ................... 133 Bảng 4. 13: Mô hình hồi quy Logistics bội ba bậc (Multinomial logistic regression) đánh giá tác động của các yếu tố đến chiều hướng di động địa vị nghề của con với mẹ...................................................................................... 134 Bảng 4. 14: Cơ cấu nghề nghiệp của lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2020 phân theo giới tính ....................... 137 Bảng 4. 15: Thu nhập từ việc làm bình quân/tháng của lao động làm công ăn lương từ 15 tuổi trở lên, năm 2020.......................................................................... 138
  8. 7 Bảng 4. 16: Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động năm 2019-2020 phân theo vùng và theo giới tính................................................... 139 Bảng 4. 17: Các tỷ lệ di động nghề nghiệp phân theo giới tính của mô hình so sánh nghề đầu tiên và nghề hiện tại ........................................................................ 140 Bảng 4. 18: Di động liên thế hệ về nghề nghiệp theo giới tính và thành phần dân cư ...................................................................................................................... 142 Bảng 4. 19: Hệ số mở cho toàn mô hình và cho mỗi nhóm nghề trên địa bàn thành phố Cần Thơ .................................................................................................. 146 Bảng 4. 20: Mô hình hồi quy tuyến tính (Linear Regression) xác định mức độ ảnh hưởng của cá yếu tố đến số năm đi học trung trung học phổ thông của con ... 148
  9. 8 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Di động nghề nghiệp luôn là một trong những vấn đề trọng tâm của các nghiên cứu xã hội học. Chủ đề nghiên cứu chính trong các công trình đăng trên tạp chí xã hội học được xuất bản ở Mỹ nửa cuối thế kỷ hai mươi chủ yếu đề cập đến phân tầng xã hội trong đó tập trung vào lĩnh vực di động xã hội, di động nghề nghiệp [47, tr.25]. Trên thực tế các nghiên cứu liên quan đến di động nghề nghiệp giúp chúng ta hiểu rõ hơn về xã hội và hành vi của con người, bởi nó không chỉ cho ta biết sự thay đổi trong cấu trúc kinh tế mà còn cho ta thấy sự phát triển nghề nghiệp của mỗi cá nhân [101, tr.1]. Do đó, các số liệu liên quan đến quy mô, tần suất, chiều hướng và các nhân tố tác động đến di động nghề nghiệp có vai trò quan trọng không chỉ với những người làm công tác nghiên cứu mà còn có ý nghĩa với những người làm công tác hoạch định và thực thi chính sách. Cần Thơ, nơi 1.235.171 người [9, tr.69] đang sinh sống là một trong những tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực chịu nhiều ảnh hưởng và tác động của biến đổi khí hậu. Nước biển dâng cao và sự nóng lên toàn cầu đã và đang làm đảo lộn tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng châu thổ vốn được cho là có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển. Sạt lở, hạn hán và xâm nhập mặn đã làm cho một diện tích lớn đất nông nghiệp không còn sử dụng được. Nghiên cứu do Mạng lưới Di cư Mekong và Trung tâm Di cư Châu Á thực hiện tại xã Thanh An, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ cho thấy: khí hậu nóng lên một cách cực đoan đã ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng nước và đất canh tác trong khu vực, cây cối, hoa màu đều bị thiệt hại; nhà cửa, cơ sở hạ tầng như: đường sá và bờ sông đều bị hư hại điều này đang ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân địa phương [4, tr.44]. Những tác động của biến đổi khí hậu khiến cho nhiều người mất chỗ ở, không còn nơi cư trú buộc phải di cư và hoặc thay đổi sinh kế, thay đổi nghề nghiệp; thay đổi các kỹ năng liên quan đến lao động việc làm. Nhiều việc làm bị mất đi dưới tác động của biến đổi khí hậu nhưng cũng có nhiều cơ hội mới được tạo ra để giúp người dân cải thiện các kỹ năng về lao động, việc làm nhằm vươn lên có được những việc làm có thu nhập cao và ổn định hơn. Đáng tiếc cho đến nay chưa
  10. 9 có nhiều công trình nghiên cứu có thể mô tả một cách chi tiết và đầy đủ về quá trình di động nghề nghiệp của người dân trong bối cảnh biến đổi khí hậu làm cơ sở cho việc hoạch định và thực thi các chính sách. Do đó một số chính sách thích ứng với biến đổi khí hậu được Nhà nước triển khai tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, trên địa bàn thành phố Cần Thơ nói riêng đã không đạt được hiệu quả như mong muốn. Ví dụ, để giúp người dân có thể chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu, từ những năm 1990, Chính phủ Việt Nam đã triển khai các kế hoạch tái định cư nhằm giúp những cộng đồng chịu tác động lớn bởi suy thoái môi trường xây dựng đời sống mới tại những khu vực an toàn hơn. Theo đó, Chính phủ có thể ngăn chặn những sự cố môi trường bất ngờ có thể dẫn đến thảm họa bằng cách sơ tán người dân khỏi những khu vực dễ bị rủi ro thiên tai. Tuy nhiên, không phải lúc nào các chính sách và kế hoạch có liên quan tới môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu cũng được triển khai đầy đủ và có hiệu quả. Nhiều khu tái định cư được xây dựng nên với mục tiêu tạo nơi cư trú an toàn cho người dân bị bỏ hoang. Người dân vẫn lựa chọn sinh sống ở những nơi được cho là nguy hiểm đến tài sản và tính mạng bởi các nơi cư trú mới do chính quyền lập nên đã không đảm bảo về việc làm, và thu nhập cho người dân. Có thể nói, một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều chính sách thích ứng với biến đổi khí hậu đã và đang triển khai tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chưa đạt được hiệu quả như mong muốn là do những chương trình, chính sách đã không lưu tâm nghiên cứu mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu, môi trường và khả năng chuyển đổi nghề nghiệp của người dân. Nhu cầu về cuộc sống an toàn và cơ hội, khả năng chuyển đổi việc làm vẫn chưa được xác nhận hay được giải quyết triệt để trong các chính sách ở quy mô quốc gia, khu vực hay tỉnh thành. Trong khi đó “tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác, lao động là nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình. Mức sống của hộ gia đình vì thế phụ thuộc vào phương thức các cá nhân hội nhập vào thị trường lao động” [103, tr.87]. Do đó đã đến lúc cần phải nghiên cứu một cách hệ thống về quy mô, tần suất, xu hướng di động nghề nghiệp của người dân trong bối cảnh biến đổi khí hậu nhằm tìm ra cơ sở cho việc hoạch định và thực thi chính sách phát triển
  11. 10 kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu quá trình các cá nhân tận dụng các nguồn lực có sẵn của bản thân và gia đình để chiếm giữ và duy trì các vị thế nghề nghiệp sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về quá trình tái sản xuất xã hội, về những bất bình đẳng đang tồn tại làm cơ sở cho việc triển khai các chính sách theo định hướng của Đảng đó là “phát triển kinh tế gắn liền với việc đảm bảo công bằng, bình đẳng xã hội”. Đây là lý do nghiên cứu sinh lựa chọn chủ đề “Di động nghề nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu nghiên cứu trường hợp tại thành phố Cần Thơ” làm đề tài cho luận án tiến sỹ của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng di động nghề nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu thông qua việc chỉ ra quy mô, chiều hướng và các yếu tố ảnh hưởng đến di động trong thế hệ và di động liên thế thệ về nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện những nhiệm vụ cơ bản như sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc phân tích thực trạng di động nghề nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu; - Đánh giá thực trạng di động nghề nghiệp trong đó chỉ ra quy mô, chiều hướng của các loại hình di động nghề nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu; - Phân tích, đánh giá các yếu tố tác động và chỉ ra nguyên nhân dẫn đến di động nghề nghiệp, chiều hướng di động nghề nghiệp; - Kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu, đưa ra những kết luận về lý thuyết và thực tiễn. 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Di động nghề nghiệp ở thành phố Cần Thơ, trong đó trọng tâm là phân tích quy mô, tần suất và chiều hướng của di động nghề nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu. 1.3.2. Khách thể nghiên cứu
  12. 11 Các cá nhân trong độ tuổi lao động đã và đang có việc làm. Tác giả tìm hiểu thông tin cần thiết của người lao động, thông tin của cha, mẹ ở các thời điểm khác nhau như khi họ có việc làm ổn định đầu tiên, khi họ chuyển đổi sang địa vị nghề mới và ở thời điểm hiện tại. 1.3.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 1.3.3.1. Phạm vi về nội dung Luận án tập trung mô tả đặc điểm của di động nghề nghiệp ở thành phố Cần Thơ thông qua mô tả quy mô, tần suất, chiều hướng của hai loại hình di động nghề là di động liên thế hệ (mối quan hệ giữa vị thế nghề nghiệp của cha, mẹ với vị thế nghề nghiệp của con) và di động trong thế hệ (sự thay đổi việc làm, thay đổi địa vị nghề trong tháp phân tầng nghề nghiệp của những người được khảo sát tại các thời điểm khác nhau). Luận án chưa có điều kiện để phân tích sự thay đổi trong phân cấp các tầng lớp vị thế của các nhóm nghề trong hệ thống phân tầng nghề nghiệp do sự thay đổi cách đánh giá về các tiêu chuẩn nghề nghiệp mà các nhà xã hội học gọi là tính di động nghề nghiệp ở quy mô tập thể (các nhóm nghề được phân cấp lại) [43, tr.119]. 1.3.3.2. Phạm vi thời gian Số liệu thứ cấp về đặc điểm kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu được thu thập trong vòng 10 năm trở lại đây. Các số liệu sơ cấp được điều tra trong khoảng thời gian từ năm 2019-2020. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4.1. Ý nghĩa khoa học Luận án đã hệ thống hóa các quan điểm, cách thức sắp xếp nhóm nghề và lựa chọn hệ thống phân tầng nghề nghiệp; Làm rõ các mô hình và công thức tính toán di động nghề nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu góp phần hoàn thiện hệ thống khái niệm công cụ cho việc nghiên cứu một trong những vấn đề trọng tâm của xã hội học. Kết quả nghiên cứu của luận án giúp kiểm chứng và làm sáng tỏ các lý thuyết xã hội học cũng như lý thuyết kinh tế học, vận dụng các lý thuyết này trong mô tả giải thích các vấn đề đang điễn ra trong thực tế. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn
  13. 12 Về mặt thực tiễn nghiên cứu liên quan đến di động nghề nghiệp giúp chúng ta hiểu rõ hơn về xã hội và hành vi của con người. Việc chỉ ra bức tranh di động nghề nghiệp ở Cần Thơ cho chúng ta thấy những đặc điểm kinh tế - xã hội của một thành phố mang nhiều nét đặc trưng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình chuyển đổi. Trong bối cảnh mới khi mà tác động của biến đổi khí hậu đã và đang làm đảo lộn các tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, việc chỉ ra quá trình trong đó các cá nhân sử dụng và biến đổi các nguồn lực để duy trì và phát triển các địa vị nghề sẽ cung cấp căn cứ khoa học giúp Đảng và Nhà nước hoạch định chủ trương, chính sách nhằm thực hiện tốt chủ trương phát triển kinh tế một cách bền vững. Đồng thời những kiến thức khoa học của đề tài sẽ có giá trị tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy ở các đơn vị đào tạo. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận án được tiến hành dựa trên cơ sở vận dụng nguyên lý của phép duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Nghĩa là tác giả xem xét vấn đề nghiên cứu trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể với bối cảnh kinh tế - văn hóa - chính trị- xã hội mà các hiện tượng diễn ra. Trong phạm vi đề tài, tác giả đánh giá thực trạng di động nghề nghiệp trong điều kiện kinh tế, xã hội tại thành phố Cần Thơ thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nơi đang thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Vận dụng nguyên lý của phép duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử vào giải thích vấn đề cũng có nghĩa là khi xem xét hiện tượng di động nghề nghiệp không được tách rời khỏi các chính sách phát triển kinh tế xã hội nói chung cũng như bối cảnh về kinh tế -văn hóa - chính trị - xã hội diễn ra hiện tượng đó. Xem xét di động của nhóm xã hội này trong sự tương quan với di động của nhóm khác, di động nghề nghiệp với những di động xã hội khác. Các lý thuyết xã hội học của Karl Marx, Max Weber và Pierre Bourdieu về phân tầng xã hội và di động xã hội; cùng với lý thuyết lựa chọn việc làm, lý thuyết tạo việc làm theo mô hình di chuyển lao động giữa hai khu vực là những chỉ dẫn về mặt lý luận giúp tác giả phân tích thực trạng của quá trình di động cũng như chỉ ra
  14. 13 các yếu tố tác động tới quá trình di động nghề nghiệp đang diễn ra tại địa bàn nghiên cứu. Lý thuyết của Weber, lý thuyết lựa chọn nghề nghiệp của Holland chỉ cho tác giả đến việc xem xét tác động của các yếu tố cá nhân như: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, sức khoẻ, sự cố gắng, nỗ lực hay tài năng, tính cách thiên hướng nghề nghiệp của mỗi cá nhân...đến quá trình di động nghề. Lý thuyết của Bourdieu đã gợi ý cho tác giả trong việc giải thích di động hay kế thừa nghề của con cái so với cha mẹ dựa vào sự chuyển giao các lượng và loại nguồn lực giữa các thành viên trong gia đình. Dựa vào lý thuyết tạo việc làm theo mô hình di chuyển giữa hai khu vực - trọng tâm là mô hình thu nhập dự kiến về sự di cư nông thôn- đô thị tác giả xem xét sự tác động của yếu tố cơ hội việc làm, mức thu nhập dự kiến, khả năng tham gia vào thị trường lao động của cá nhân đến việc di chuyển nghề nghiệp. Luận án kết hợp nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm; kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng nhằm chỉ ra các đặc trưng của vấn đề nghiên cứu. 5.2. Các phương pháp cụ thể 5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu Tác giả tiến hành nghiên cứu các loại tài liệu như: sách, các luận văn, luận án, các bài báo đăng trên các tạp chí nghiên cứu khoa học và các bài viết, số liệu thống kê nhằm tìm ra cơ sở lý luận và thực tiễn cho quá trình phân tích, lý giải các vấn đề mà luận án hướng đến giải quyết. 5.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 20 cá nhân đã và đang có việc làm để tìm hiểu quan điểm của họ về nghề nghiệp và sự lựa chọn nghề nghiệp. Mục đích của việc phỏng vấn sâu cá nhân nhằm tìm hiểu sâu hơn các cách thức mà các cá nhân sử dụng các loại và lượng nguồn lực sẵn có của gia đình và của bản thân trong quá trình tìm kiếm và phát triển nghề nghiệp của mình. Quá trình phỏng vấn được ghi biên bản với sự đồng tình của người trả lời và những cam đoan về mặt đạo đức của nhà nghiên cứu như: phải đảm bảo tính khuyết danh, bảo mật thông tin cho người trả lời. Các thông tin thu được của quá trình phỏng vấn được tác giả sử lý và phân
  15. 14 tích sau từng cuộc phỏng vấn nhằm phát hiện ra các nhân tố mới để có thể kiểm chứng trong thực tế qua các cuộc phỏng vấn sâu đồng thời để điều chỉnh quá trình phỏng vấn. Sau khi thực hiện toàn bộ các phỏng vấn thông tin thu được sẽ được nhóm lại thành các vấn đề để phân tích theo yêu cầu đặt ra của chủ đề nghiên cứu. 5.2.3. Phương pháp định lượng, điều tra chọn mẫu bằng phiếu hỏi * Cỡ mẫu Với dữ liệu ban đầu tổng số người trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2019 là 893152 người. Trong đó: Lao động nữ là 395.666 người chiếm 44.3% và Lao động nam là 497486 người chiếm 55.7%; Lao động ở thành thị có 588587 người 65.9%; Lao động ở nông thôn là 304.565 người chiếm 44,1%[114, tr.116]. Lựa chọn mức ý nghĩa là 95%; tỷ lệ ước lượng trước 0,5; chọn khoảng tin cậy 3.5%, sử dụng công thức tính mẫu khi ước lượng tỷ lệ (%), chọn không lặp và không biết trước p như sau:  2  N  0.25 n 2 (m  ( N  1))  ( 2  0.25) Ký hiệu trong công thức:  Hệ số tin cậy ứng với mức tin cậy r định trước nếu r = 0.95 thì  = 1.96; nếu r = 0.99 thì  = 2.58 N Cỡ tổng thể p Tỷ lệ cần ước lượng, ví dụ 0.34. Nếu không biết thì lấy 0.5 m Phạm vi sai số ước lượng (khoảng tin cậy = p  m). n Cỡ mẫu” [63, tr.81-82] Thay thế các số liệu vào công thức ta có 1.962 𝑥893152𝑥0.25 n= = 784 𝑛𝑔ườ𝑖 0.0352 𝑥 893151 + 0.25𝑥1.962 Cơ cấu mẫu sẽ phản ánh đúng cơ cấu của tổng thể theo đó bảng cơ cấu mẫu như sau:
  16. 15 Bảng 1: Quy mô, cơ cấu mẫu nghiên cứu Lao động khu vực Lao động khu vực Tổng thành thị nông thôn (người) Lao động nam 288 149 437 Lao động nữ 229 118 347 Tổng (người) 516 267 784 * Phương pháp chọn mẫu Bước 1 tác giả tiến hành chọn mẫu theo cụm. Toàn địa bàn thành phố Cần Thơ với 9 đơn vị hành chính sẽ được chia làm hai cụm, cụm 1 bao gồm 5 quận (Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt) với mức độ đô thị hóa cao hơn và cụm 2 bao gồm 4 huyện (Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai, Phong Điền) với mức độ đô thị hóa thấp chủ yếu là vùng nông thôn. Từ hai cụm này tác giả chọn ra 2 quận và 1 huyện với phương pháp chọn mẫu có chủ đích để chọn ra các quận và huyện chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu. Các quận, huyện được lựa chọn là Ninh Kiều, Bình Thủy và Phong Điền Sau khi chọn được các quận và các huyện, tác giả tiếp tục sử dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích để chọn ra các phường và xã thuộc các quận huyện nêu trên.Các phường và xã nằm ở ven các con sông đang chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu sẽ được lựa chọn để tiến hành điều tra là Trà Nóc thuộc Bình Thủy, Nhơn Ái thuộc Phong Điền và An Bình thuộc Ninh Kiều. Bên cạnh đó tác giả lựa chọn các địa bàn nằm xa các kênh rạch lớn chịu ảnh hưởng ít hơn bởi tác động của biến đổi khí hậu là An Thới thuộc Bình Thủy, Xuân Khánh của Ninh Kiều và Mỹ Khánh của Phong Điền. Từ các phường và xã được chọn tác giả tiếp tục sử dụng phương pháp chọn mẫu định mức để xác định các đơn vị điều tra. Với phương pháp chọn mẫu định mức, tác giả phân các cá nhân đã và hoặc đang có việc làm tại các địa bàn nghiên cứu thành các nhóm nghề sau đó dùng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, mẫu có chủ đích để chọn các đơn vị trong từng tổ để tiến hành điều tra. * Phương pháp xử lý thông tin định lượng
  17. 16 Tác giả sử dụng phần mềm SPSS để sử lý cơ sở dữ liệu thu thập được. Với phương pháp phân tích định lượng tác giả thực hiện phân tích đặc điểm của hai loại hình di động nghề nghiệp chính là: 1) Di động trong thế hệ được thể hiện qua quy mô, tần suất, chiều hướng của sự di động nghề bao gồm: Sự thay đổi địa vị nghề trong tháp phân tầng nghề nghiệp và sự thay đổi cấp bậc, thay đổi vị trí việc làm, thăng tiến về nghề nghiệp và nguyên nhân của di động nghề nghiệp. 2) Di động liên thế hệ được thể hiện qua ma trận vuông thể hiện mối tương quan giữa vị thế nghề nghiệp của cha và hoặc vị thế nghề của mẹ với vị thế nghề nghiệp của con với các tỷ lệ: tỷ lệ di động tuyệt đối (tỷ lệ di động thực tế - tỷ lệ di động tổng thể); tỷ lệ di động cấu trúc (tỷ lệ di động cưỡng bức), tỷ lệ di động thuần, hệ số mở cho toàn xã hội qua chỉ số Yasuda tổng thể. Để chỉ ra các yếu tố tác động đến tần suất và chiều hướng di động nghề nghiệp tác giả phân tích tương quan hai chiều giữa các yếu tố như tuổi, giới tính, trình độ học vấn, khu vực sinh sống nông thôn/ đô thị; các đặc trưng của cha mẹ, với di động nghề nghiệp. Đồng thời tác giả sử dụng phân tích đa biến với mô hình hồi quy nhị phân, hồi quy bậc ba, hồi quy tuyến tính để xem xét sự tác động của nhiều biến độc lập đến biến phụ thuộc với điều kiện các biến khác giữ nguyên ở mức không đổi. 6. Câu hỏi nghiên cứu Toàn bộ luận án tập trung vào trả lời cho ba câu hỏi nghiên cứu chính đó là: 1) Người lao động đã thay đổi việc làm và thay đổi vị thế nghề nghiệp của mình như thế nào trong bối cảnh biến đổi khí hậu qua thực tiễn nghiên cứu tại thành phố Cần Thơ? 2) Vị thế nghề nghiệp của cha, mẹ có mối quan hệ như thế nào giữa với vị thế nghề nghiệp của con? 3) Đâu là các yếu tố ảnh hưởng đến di động và chiều hướng di động nghề nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu qua thực tiễn nghiên cứu tại thành phố Cần Thơ? 7. Giả thuyết nghiên cứu
  18. 17 Giả thuyết 1: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu nhiều người lao động trên địa bàn thành phố Cần Thơ phải thay đổi việc làm, thay đổi việc làm chủ yếu diễn ra trong cùng nhóm nghề, số lượng người thay đổi vị thế trong tháp phân tầng nghề nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ. Giả thuyết 2: Tỷ lệ những người con kế tục vị thế nghề nghiệp của cha mẹ là không lớn. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu xu hướng chuyển dịch vị thế nghề nghiệp giữa cha, mẹ và con diễn ra phổ biến hơn. Có mối liên hệ giữa vị thế nghề nghiệp của cha mẹ với vị thế nghề nghiệp của con. Giả thuyết 3: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong bối cảnh biến đổi khí hậu thúc đẩy quá trình di động nghề nghiệp của các cá nhân. Tuy nhiên, trong cùng bối cảnh, di động nghề nghiệp sẽ không diễn ra ở cùng quy mô và chiều hướng nếu so sánh di động nghề nghiệp ở các cá nhân với đặc trưng và nguồn gốc xuất thân khác nhau. 8. Khung phân tích lý thuyết * Mô tả các biến Biến độc lập bao gồm: lượng và các loại nguồn lực mà các cá nhân có được đo lường thông qua: - Nguồn gốc xuất thân, đặc điểm gia đình nhóm biến này đo lường thông qua đặc điểm của cha mẹ bao gồm: + Độ tuổi của cha mẹ khi con có việc làm đầu tiên; + Trình độ học vấn; + Nghề nghiệp; + Làm ở khu vực nhà nước hay tư nhân; + Mức thu nhập; + Số con cha mẹ có; + Cách nuôi dạy con cái; - Đặc điểm, nguồn lực của cá nhân được đo lường thông qua các đặc điểm như: + Giới tính; +Số năm đi học phổ thông; + Trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
  19. 18 + Độ tuổi; + Địa bàn cư trú nông thôn hay đô thị; + Lĩnh vực lao động việc làm của người lao động; +Hình thức làm việc được xếp thành lao động theo hợp đồng hoặc trong biên chế và lao động không có hợp đồng; + Sự cố gắng nỗ lực vươn lên và sở thích, thiên hướng nghề nghiệp (hai nhóm biến này không được lượng hóa để phân tích bằng dữ liệu định lượng mà chủ yếu phân tích qua các thông tin, dữ liệu định tính được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn sâu) Biến phụ thuộc bao gồm: -Thay đổi việc làm và số lần thay đổi việc làm - Dịch chuyển hay không dịch chuyển vị thế trong tháp phân tầng nghề nghiệp so sánh vị thế nghề của bản thân người lao động trong các mô hình khác nhau (so sánh nghề đầu tiên và nghề hiện tại và so sánh nghề hiện tại và nghề gần nhất trước đó) -Dịch chuyển hay không dịch chuyển vị thế trong tháp phân tầng nghề nghiệp so sánh vị thế nghề nghiệp của con với vị thế nghề nghiệp của cha, mẹ (di động liên thế hệ về nghề nghiệp) - Chiều hướng di động (di động ngang hay di động dọc, nếu di động dọc thì đó là di động đi lên hay di động đi xuống so với vị thế nghề nghiệp của cha, mẹ; so với vị thế nghề nghiệp của bản thân tại các thời điểm khác nhau) - Thay đổi hay không thay đổi trình độ chuyên môn nghiệp vụ so sánh trình độ chuyên môn nghiệp vụ tại các thời điểm khác nhau gắn với những lần thay đổi việc làm - Mức thu nhập và sự ổn định của thu nhập sau khi thay đổi việc làm Biến can thiệp bao gồm: Các yếu tố chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động việc làm trong bối cảnh biến đổi khí hậu như: + Thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2