intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: Chính sách tỷ giá của Trung Quốc và tác động của nó đến thương mại Trung Quốc và thương mại thế giới

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

84
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nhiều năm qua, nền kinh tế Trung Quốc luôn đạt được mức độ tăng trưởng cao nhất thế giới, quy mô của nền kinh tế Trung Quốc không ngừng gia tăng. năm 2002, GDP của Trung Quốc đạt 1237,14 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu đạt 325,57 tỷ USD, nhập khẩu đạt 295,22 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng thương mại là 21,8%. Bên cạnh đó, đến hết cuối tháng 6 năm 2003, Trung Quốc đã thu hút được 897,017 tỷ USD vốn FDI cam kết, trong đó đã thực hiện là 478,221 tỷ USD. Riêng năm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: Chính sách tỷ giá của Trung Quốc và tác động của nó đến thương mại Trung Quốc và thương mại thế giới

  1. LUẬN VĂN: Chính sách tỷ giá của Trung Quốc và tác động của nó đến thương mại Trung Quốc và thương mại thế giới
  2. Lời nói đầu Trong nhiều năm qua, nền kinh tế Trung Quốc luôn đạt được mức độ tăng trưởng cao nhất thế giới, quy mô của nền kinh tế Trung Quốc không ngừng gia tăng. năm 2002, GDP của Trung Quốc đạt 1237,14 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu đạt 325,57 tỷ USD, nhập khẩu đạt 295,22 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng thương mại là 21,8%. Bên cạnh đó, đến hết cuối tháng 6 năm 2003, Trung Quốc đã thu hút được 897,017 tỷ USD vốn FDI cam kết, trong đó đã thực hiện là 478,221 tỷ USD. Riêng năm 2002 là 52,7 tỷ USD, tăng 12,5% Năm 2001, Trung Quốc là thành viên chính thức của WTO, chính thức bắt đầu một cuộc chơi lớn trong sân chơi toàn cầu. Nhìn lại những gì mà Trung Quốc đã đạt được, chúng ta thấy rằng có sự đóng góp rất lớn của chính sách tỷ giá của chính phủ Trung Quốc. Việt Nam hiện đang tiến hành mở cửa và gia nhập vào các thể chế kinh tế quốc tế để nâng cao vị thế của mình vì vậy rất cần tiếp thu những thành tựu của các nước đi trước. Vì vậy em mạnh dạn lựa chọn đề tài: "Chính sách tỷ giá của Trung Quốc và tác động của nó đến thương mại Trung Quốc và thương mại thế giới" để phân tích sự hoạt động của chính sách tỷ giá của Trung Quốc và những kinh n ghiệm có thể có đối với quá trình điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam. Nội dung của đề tài bao gồm: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tỷ giá Chương 2: Chính sách tỷ giá hiện tại của Trung Quốc Chương 3: Triển vọng thay đổi chính sách tỷ giá của Trung Quốc và tác động có thể có của nó đối với hoạt động thương mại của Việt nam.
  3. Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tỷ giá 1.1 Những vấn đề lý luận chung về tỷ giá 1.1.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, các quan hệ kinh tế,văn hoá … giữa các quốc gia ngày càng phát triển mạnh mẽ làm xuất hiện các quan hệ thanh toán quốc tế.Từ trước đến nay vàng vẫn được coi là tiền tệ quốc tế, tuy nhiên trong thực tế người ta dùng đồng tiền của một nước nào đó để thanh toán thông qua các phương tiện thanh toán quốc tế như séc, hối phiếu… chứ không chi trả trực tiếp bằng vàng. Phương tiện thanh toán dùng trong các giao dịch quốc tế ghi theo đơn vị tiền tệ của một nước là ngoại hối với nước khác. Trên lãnh thổ của mỗi quốc gia chỉ duy nhất đồng tiền của quốc gia đó được lưu hành vì vậy để có thể thực hiện các họat động thanh toán quốc tế đòi hỏi phải đổi từ đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác, từ đó làm phát sinh vấn đề tỷ giá hối đoái. Như vậy, tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một quốc gia tính bằng tiền tệ của một nước khác, hay là quan hệ so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của các quốc gia khác nhau. Ví dụ: Tỷ giá hối đoái giữa USD và VND là:1USD=15545VND (tức là15545 VND có thể mua được 1 USD) Tỷ giá hối đoái thường được xét trên hai góc độ tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế: * Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (nominal exchange rate) là tỷ lệ trao đổi giữa các đồng tiền được công bố hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng và do ngân hàng nhà nước công bố hàng ngày và được áp dụng trong các quan hệ mua bán trao đổi ngoại hối (ví dụ: ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố 1USD=15545VND) * Còn tỷ giá hối đoái thực tế (real exchange rate) là tỷ giá phản ánh tương quan sức mua giữa hai đồng tiền trong tỷ giá. Tỷ giá hối đoái thực tế được tính bằng tỷ giá
  4. hối đoái danh nghĩa nhân với tỷ sốgiữa chỉ số giá cả quốc tế và chỉ số giá cả trong nước: chỉ số giá cả quốc tế Tỷ giá hối đoái = tỷ giá hối đoái x thực tế danh nghĩa chỉ số giá cả trong nước Tỷ giá hối đoái thực tế là tỷ giá có tính đến sức mua của đồng tiền và được xác định trong cả một thời kỳ nhất định. Nó phản ánh sức cạnh tranh của nền kinh tế hay phản ánh tương quan sức mua giữa hai đồng tiền Tỷ giá hối đoái danh nghĩa thương được áp dụng trong các quan hệ thực tế, còn tỷ giá hối đoái thực tế được sử dụng trong nghiên cứu lý thuyết. 1.1.2 Phân loại tỷ giá hối đoái Để nhận biết tác động của tỷ giá hối đoái đối với các hoạt động của nền kinh tế, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu, người ta thường phân loại tỷ giá hối đoái theo các tiêu thức chủ yếu sau: 1.1.2.1 Căn cứ vào phương tiện chuyển ngoại hối *Tỷ giá điện hối: là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện. Đây là tỷ giá cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác *Tỷ giá thư hối : là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư 1.1.2.2 căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế *Tỷ giá séc : là tỷ giá mua bán các loại séc ngoại tệ *Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay: là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu trả tiền ngay bằng ngoại tệ *Tỷ giá hối phiếu có kỳ hạn: là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu có kỳ hạn bằng ngoại tệ *Tỷ giá chuyển khoản: là tỷ giá mua bán ngoại hối bằng chuyển khoản qua ngân hàng *Tỷ giá tiền mặt: là tỷ giá mua bán ngoại hối được thanh toán bằng tiền mặt 1.1.2.3. Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối: *Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá mua bán ngoại hối của chuyến giao dịch ngoại hối đầu tiên trong ngày
  5. *Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá mua bán ngoại hối của một chuyến giao dịch cuối cùng trong ngày *Tỷ giá giao nhận ngay:là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận ngoại hối sẽ được hiện chậm nhất sau hai ngày làm việc *Tỷ giá giaonhận có kỳ hạn: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận sẽ được thực hiệntheo thời hạn nhất định ghi trong hợp đồng 1.1.2.4. Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của ngân hàng *Tỷ giá mua: là tỷ gía của ngân hàng mua ngoại hối vào *Tỷ giá bán: là tỷ giá của ngân hàng bán ngoại hối ra 1.1.2.5. Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối *Tỷ giá chính thức: là tỷ giá do ngân hàng nhà nước công bố được hình thành trên cơ sở ngang giá vàng *Tỷ giá hối đoái thả nổi tự do: là tỷ giá được hình thành tự phát trên thị trường do quan hệ cung cầu ngoại hối quyết định mà không có sự can thiệp của chính phủ *Tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý: là tỷ giá được hình thành tự phát trên thị trường ngoại hối nhưng có sự can thiệp của chính phủ thông qua việc mua và bán các đồng tiền để can thiệp vào mức cung cầu ngoại hối *Tỷ giá cố định: là tỷ giá chỉ được phép biến động trong một phạm vi nhất định cho phép 1.1.3. Cách xác định tỷ giá theo phương pháp tính chéo Từ sau chiến tranh thế giới II, hầu hết các nước chấp nhận đồng USD là đồng tiền yết giá chính thức chủ yếu.Tiền tệ của các nước được yết giá theo đơn vị đồng USD dựa vào quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối Tuy nhiên để xác định tỷ giá giữa hai đồng tiền không phải là USD phải tính toán qua USD, đó là phương pháp tính tỷ giá chéo *Trường hợp 1: Xác định tỷ giá của hai tiền tệ yết giá gián tiếp: Giả sử ngân hàng công bố tỷ giá : USD/DEM=Mn1 Bn1 USD/FRF =Mn2 Bn2
  6. Trong đó Mn1, Mn2, Bn1, Bn2 lần lượt là tỷ giá mua vào và bán ra USD của ngân hàng bằng các đồng tiền định giá. Gọi tỷ giá mua và bán DEM/FRF của khách hàng là Mk ,Bk khi đó ta có:  MkDEM/FRF=Bn2/Mn1 MkFRF/DEM=Bn1/Mn2 BkDEM/FRF=Mn2/Bn1 BkFRF/DEM=Mn1/Bn2 *Trường hợp 2:xác định tỷ giá của hai tiền tệ yết giá khác nhau Giả sử tỷ giá : USD/FRF=Mn1 Bn1 GBP/FRF=Mn2 Bn2 với Mn, Mn, Bn, Bn2 là tỷ giá mua vào hoặc bán ra các đồng tiền yết giá bằng đồng tiền định giá Vấn đề là: Xác định tỷ giá USD/GBP của khách hàng Gọi Mk, Bk là tỷ giá mua và bán của khách hàng, ta có: MkUSD/GBP= Bn1/Mn2  MkGBP/USD=Bn2/Mn1 BkUSD/GBP=Mn1/Bn2 BkGBP/USD=Mn2/Bn1 *Trường hợp 3: Xác định tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ yết giá khác nhau Giả sử có tỷ giá: GBP/USD=Mn1,Bn1 USD/FRF=Mn2,Bn2 Khi đó ta có thể xác định được tỷ giá GBP/FRF theo công thức sau: MkGBP/FRF=Bn1xBn2 BkGBP/FRF=Mn1xMn2 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động của tỷ giá hối đoái Trong điều kiện lưu thông tiền giấy và lạm phát đang trở nên phổ biến thì tỷ giá hối đoái biến động rất bất thường. Sự biến động của tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố nhưng phải kể đến một số nhân tố chủ yếu sau (ở đây luôn giả định rằng một nhân tố thay đổi trong điều kiện các nhân tố khác không đổi): 1.1.4.1. Mức chênh lệch tỷ lệ lạm phát giữa các quốc gia Sự chênh lệch tỷ lệ lạm phát giữa các quốc gia sẽ dẫn đến tình trạng thay đổi mức giá cả hàng hoá dịch vụ giữa các nước và phá vỡ ngang giá sức mua của hai đồng tiền tức là làm thay đổi tỷ giá hối đoái
  7. Giả sử rằng tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam là R1 còn ở Mĩ là R2.Tỷ giá hối đoái tước lạm phát là:1USD=aVND. Sau lạm phát tỷ giá hối đoái là : 1USD+R2USD=aVND+aR1VND (1+R2)USD=a(1+R1)VND a(1+R1) USD = VND (1+ R2) Từ biểu thức trên ta thấy rằng nước nào có tỷ lệ lạm phát lớn hơn thì đồng tiền của nước đó có sức mua thấp hơn.Ta có sơ đồ sau: S1 USD/VND S2 P1 Po D1 Do 0 QUSD S ơ đồ1: ảnh hưởng của mức chênh lệch lạm phát đến sự biến động của tỷ giá hối đoái Giả sử :Do,D1 :đường cầu USD trên thị trường ngoại hối So,S1 : đường cung USD trên thị trường ngoại hối Tại Do,So tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam và Mĩ ở mức thấp Sau đó tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam tăng với tốc độ lớn hơn của Mĩ. Điều này làm cho giá cả hành hoá và dịch vụ của Việt Nam trở nên đắt một cách tương đối và do đó nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam tại Mĩ giảm xuống đồng thời cầu về VND cũng giảm xuống tức là cung USD trên thị trường ngoại hối cũng giảm xuống, đường So chuyển dịch tới vị trí S1. Còn tại Việt Nam hàng hoá và dịch vụ của Mĩ trở nên rẻ hơn do đó nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ của Mĩ tại Việt Nam tăng lên vì vậy nhu cầu USD cho nhập khẩu hàng hoá tăng lên, do dịch chuyển tới vị trí D1. Sự tăng cầu đồng thời với sự gia tăng của cung về đồng USD sẽ làm tăng giá USD (tỷ giá hối đoái gia tăng, giá USD sẽ tăng cho đến khi bù đắp được mức chênh lệch lạm phát giữa hai quốc gia).
  8. 1.1.4.2 Mức độ tăng hay giảm thu nhập quốc dân của các nứơc Thu nhập quốc dân tăng hay giảm sẽ làm tăng hay giảm nhu cầu hàng hoá dịch vụ nhập khẩu do đó làm cho nhu cầu ngoại hối cho nhập khẩu tăng hay giảm tương ứng.Ta có sơ đồ sau: USD/VND So S1 Po P1 Do QUSD 0 Qo Q1 Sơ đồ 2: ảnh hưởng của mức độ tăng giảm thu nhập quốc dân đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. Giả sử thu nhập quốc dân của Mĩ tăng trong khi thu nhập của Việt Nam là không đổi. Điều này sẽ làm tăng nhu cầu hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam tại Mĩ, do đó cầu VND cho nhập khẩu tăng lên tức là cung USD tăng lên đường So dịch chuyển sang phải đến S1. Còn ở Việt Nam do thu nhập không tăng do đó nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu từ Mĩ hầu như không đổi vì vậy đường cầu USD không đổi và giữ nguyên ở vị trí Do. Kết quả là USD giảm giá, tương tự trong trường hợp ngược lại. 1.1.4.3. Mức chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia Khi mức lãi suất ngắn hạn của một nước tăng lên một cách tương đối so với các nước khác thì vốn ngắn hạn từ nước ngoài sẽ chảy vào nước đó nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra.Vì vậy nó sẽ làm thay đổi cung cầu ngoại hối và dẫn đến làm thay đổi tỷ giá hối đoái .Ta có sơ đồ sau:
  9. S1 USD/VND So P1 D1 Po Do QUSD Q Sơ đồ 3:tác động của mức chênh lệch lãi suất tới tỷ giá hối đoái Giả sử Mĩ nâng lãi suất tiền gửi lên cao hơn của Việt Nam (lãi suất tiền gửi của Việt Nam không đổi). Khi đó các nhà kinh doanh của Việt Nam sẽ mua các tín phiếu ngắn hạn của Mĩ để thu lợi. Điều này làm cho cầu USD tăng lên và đường cầu Do dịch chuyển tới vị trí D1.Trong khi đó ở Mĩ, các nhà kinh doanh sẽ giữ tiền ở ngân hàng hơn là mang đi đầu tư vì vậy cung USD trên thị trường ngoại hối bị giảm xuống, đường cungSo sẽ dịch chuyển tới vị trí S1. Như vậy sự gia tăng lãi suất tiền gửi ở Mĩ so với Việt Nam đã làm cho cung USD bị giảm sút đồng thời làm tăng cầu về USD dẫn đến sự lên giá của đồng USD do đó tỷ giá USD/VND sẽ tăng lên.Tương tự như vậy trong trường hợp giảm lãi suất tiền gửi USD so với VND sẽ dẫn đến sự giảm giá của đồng USD. 1.1.4.4 Những dự đoán về tỷ giá hối đoái Đây là những dự đoán mang tính chủ quan của những người tham gia vào thị trường ngoại hối về tương lai của một đồng tiền nào đó nhưng nó có thể là nhân tố quan trọng dẫn đến sự thay đổi tỷ giá. Giả sử có nhiều nhà đầu tư cho rằng đồng USD sẽ lên giá trong thời gian tới vì vậy họ sẽ tiến hành mua vào đồng USD. Điều này làm gia tăng mức cầu về USD (Do dịch chuyển tới vị trí D1).Trong khi đó người có USD sẽ có tâm lý giữ lại vì vậy cung USD trên thị trường bị giảm sút (So sẽ dịch chuyển tới vị trí S1).Sự chênh lệch giữa cung và cầu làm cho tỷ giá của USD tăng lên so với các đồng tiền khác.
  10. Tình hình sẽ ngược lại khi có những dự đoán về sự giảm giá của USD/VND S1 So P1 D1 Do Po Q USD. 0 Q1 Qo Sơ đồ 4: Tác động của những dự đoán về tỷ giá đến tỷ giá hối đoái 1.1.4.5. Sự can thiệp của chính phủ Chính phủ có thể can thiệp vào tỷ giá thông qua 3 hình thức chủ yếu sau: * Thứ nhất, Chính phủ can thiệp vào thương mại quốc tế:biện pháp này nhằm khuyến khích xuất khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu .Để khuyến khích xuất khẩu chính phủ tiến hành trợ cấp xuất khẩu làm cho giá thành sản phẩm rẻ hơn giá sản phẩm cùng loại trên thị trường, làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá nước mình trên thị trường thế giới ,tăng kim ngạch xuất khẩu thu về được nhiều ngoại tệ hơn vì vậy nhu cầu đồng nội tệ sẽ tăng lên và đồng nội tệ lên giá. Để hạn chế nhập khẩu chính phủ có thể sử dụng thuế nhập khẩu cao hoặc hạn ngạch để làm giảm nhu cầu hàng hoá nhập khẩu từ đó nhu cầu ngoại tệ cũng bị giảm sút và đồng nội tệ tăng giá. *Thứ hai, chính phủ can thiệp vào dòng đầu tư quốc tế bằng các biện pháp như cấm đầu tư ra nước ngoài ,đánh thuế thu nhập lợi tức của công dân nước mình ở nước ngoài hoặc công dân nước ngoài ở nước mình nhằm làm giảm cầu hoặc cung ngoại tệ tuỳ theo mục tiêu của chính phủ *Thứ ba, biện pháp can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối bằng cách mua hoặc bán các đồng tiền trên thị trường ngoại hối để đạt được các mục tiêu đã đề ra
  11. Ngoài ra tỷ giá hối đoái còn chịu tác động của nhiều nhân tố như khủng hoảng , chính trị , các quyết sách của chính phủ… 1.1.5 Các chế độ tỷ giá hối đoái 1.1.5.1 Chế độ bản vị vàng Chế độ này lấy vàng làm vật ngang giá chung. Tỷ giá hối đoái được hình thành trên cơ sở so sánh hàm lượng vàng của các đồng tiềnvới nhau gọi là ngang giá vàng. Đây là một chế độ ổn định, tiền tệ không bị mất giá, tỷ giá được xác định thông qua nội dung vàng của nó và được tự do chuyển đổi ra vàng. Nó có khả năng điều tiết lưu thông một cách tự phát mà không cần sự can thiệp của chính phủ. Tuy nhiên do l ượng tiền phát hành chỉ được phép bằng số vàng mà quốc gia có cho nên chế độ này đã kìm hãm sự phát triển khi mà quy mô của các nền kinh tế trở nên lớn hơn vì vậy chế độ này đã sụp đổ khi thế chiến thứ nhất xảy ra và nhất là sau cuộc khủng hoảng 1929-1933. 1.1.5.2 Chế độ tỷ giá cố định BrettonWoods Năm 1944 chế độ tỷ giá cố định được thành lập cùng với các định chế tài chính như: ngân hàng thế giới(WB), quỹ tiền tệ quốc tế(IMF). Trong chế độ này tỷ giá hối đoái chính thức của các nước được hình thành trên cơ sở so sánh với hàm lượng vàng chính thức của USD và không được phép biến động quá +(-)1% so với tỷ giá chính thức đăng kí tại IMF. Các ngân hàng trung ương phải can thiệp để giữ cho tỷ giá thị trường không biến động quá 1% so với tỷ giá chính thức. Về nguyên tắc chế độ này vẫn coi vàng làm bản vị, tỷ giá giữa các đồng tiền dựa trên cơ sở so sánh nội dung vàng của các đồng tiền và đồng USD đóng vai trò là cầu nối cho toàn bộ hệ thống này. Hệ thống này đã tạo sự ổn định trên thị trường ngoại hối và tạo điều kiện cho sản xuất và lưu thông hàng hoá trên thị trường thế giới diễn ra nhịp nhàng. Tuy nhiên hệ thống này có nhiều hạn chế:  Dự trữ không tương xứng: trong những năm 50-60 có nhiều vấn đề tiền tệ lớn đòi hỏi các ngân hàng trung ương phải mua bán khối lượng lớn USD để duy trì tỷ giá chính thức tuy nhiên dự trữ vàng và USD không đủ đáp ứng  Tăng trưởng xuất nhập khẩu và sự khác biệt về tỷ lệ lạm phát giữa các nước làm xuất hiện nhu cầu điều chỉnh lại tỷ giá hối đoái theo hướng lâu dài
  12.  Hoạt động đầu cơ tiền tệ làm biến động mạnh tỷ giá hối đoái buộc các ngân hàng trung ương phải can thiệp bằng lượng ngoại tệ lớn  Sự mất giá liên tục USD làm cho nạn đầu cơ tiền tệ trên thị trường quốc tế tăng lên và lạm phát diễn ra ở nhiều quốc gia Năm 1973 Mĩ buộc phải phá giá đồng USD lần thứ hai để cứu nguy cho nạn lạm phát ở nhiều quốc gia làm cho chế độ này hoàn toàn sụp đổ 1.1.5.3. Chế độ tỷ giá thả nổi Trong chế độ này, tỷ giá không chịu sự ràng buộc của chính phủ mà được tự do hình thành theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối. Trong chế độ này việc thay đổi mức cung cầu ngoại hối sẽ tác động đến cán cân thanh toán quốc tế và mức dự trữ ngoại tệ của quốc gia do đó sẽ ảnh hưởng đến cơ sở tiền tệ. Trong chế độ này giá trị thực của các loại tiền tệ được xác định dễ dàng hơn vì cầu là công khai đối với cung, nó cũng phản ánh chính xác hơn sức mạnh kinh tế của các quốc gia.Vì vậy chế độ này làm cân bằng cung cầu ngoại hối bằng cách thay đổi tỷ giá chứ không phải bằng cách thay đổi mức dự trữ ngoaị tệ, làm cho cơ sở tiền tệ không bị tác động bởi đồng ngoại tệ. Chế độ này có hai hình thái :  Chế độ thả nổi tự do: là chế độ mà tỷ giá hối đoái hoàn toàn do cung cầu ngoại hối quyết định,chính phủ không có bất kì sự can thiệp nào. Đốivới các nước có thị trường ngoại hối tương đối hoàn chỉnh thì việc chính phủ thả nổi tỷ giá hối đoái có tác dụng tốt trong việc để quan hệ cung cầu tự điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế. Ngược lại với những nước kém phát triển thì thường chọn chế độ thả nổi có quản lý. Trên thực tế không có thị trường hoàn hảo nên càng không có chế độ thả nổi tự do hoàn toàn  Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý: là chế độ mà tỷ giá hối đoái vừa do thị trường quyết định vừa có sự can thiệp của nhà nước nhằm đạt được "tỷ giá mục tiêu" của quốc gia. Các nước có cán cân thanh toán thặng dư thường bán đồng tiền của mình trên thị trường ngoại hối và thu được dự trữ quốc tế để giữ hoặc giảm giá trị đồng tiền của mình. Các nước bị thâm hụt thì thường mua tiền của mình trên thị trường ngoại hối và giảm dự trữ quốc tế để giữ hoặc nâng cao giá trị đồng tiền của mình.
  13. Tóm lại, chế độ này có tác dụng tích cực là ngăn chặn những thay đổi lớn của tỷ giá, làm cho các thành phần kinh tế thuận lợi hơn trong hoạt động xuất nhập khẩu, có tác dụng lớn với nền kinh tế quốc gia. 1.1.6 Tác động của tỷ giá hối đoái đến các quan hệ kinh tế quốc tế 1.1.6.1 Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động đầu tư quốc tế  Khi tỷ giá hối đoái tăng lên tức là đồng nội tệ bị giảm giá sẽ khuyến khích đầu tư ra nước ngoài (xuất khẩu tư bản) và cũng khuyến khích FDI vào trong nước (nhập khẩu tư bản), trường hợp ngược lại khi tỷ giá hối đoái giảm xuống  Về vấn đề nợ nước ngoài: khi tỷ giá hối đoái tăng lên sẽ làm tăng giá trị của các khoản nợ tính bằng ngoại tệ và làm giảm giá trị các khoản nợ tính bằng đồng nội tệ. Còn khi tỷ giá hối đoái giảm xuống thì vấn đề sẽ đảo ngược 1.1.6.2 Tác động đến thương mại quốc tế Khi tỷ giá hối đoái tăng lên đồng nội tệ giảm giá sẽ khuyến khích hoạt động xuất khẩu, đồng thời hạn chế hoạt động nhập khẩu bởi vì cùng một lượng ngoại tệ thu được sẽ đổi được nhiều đồng nội tệ hơn trong khi các chi phí sản xuất hầu như không đổi. Còn khi tỷ giá hối đoái giảm thì sẽ khuyến khích hoạt động nhập khẩu và hạn chế hoạt động xuất khẩu 1.1.7 Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái Để tạo được sự ổn định cần thiết cho phát triển kinh tế, chính phủ các quốc gia có thể điều chỉnh tỷ giá hối đoái để tạo được một tỷ giá phù hợp thông qua các biện pháp như : 1.1.7.1 Chính sách chiết khấu Là chính sách của ngân hàng trung ương dùng để thay đổi tỷ suất chiết khấu để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường. Khi tỷ giá hối đoái lên cao đến mức nguy hiểm thì ngân hàng trung ương sẽ nâng tỷ suất chiết khấu lên để nâng lãi suất thị trường lên từ đó hút vốn ngắn hạn vào trong nước, làm tăng cung tiền ngoại tệ và làm giảm tỷ giá hối đoái. Chính sách này chỉ có ảnh hưởng nhất định và có hạn đối với tỷ giá hối đoái vì giữa tỷ giá và lãi suất không có quan hệ nhân quả. Để thực hiện được chính sách này thì đòi hỏi phải có sự ổn định về kinh tế, chính trị, và tiền tệ trong nước. 1.1.7.2. Chính sách hối đoái ( chính sách thị trường mở)
  14. Là biện pháp tác động trực tiếp vào tỷ giá hối đoái bằng các hoạt động nghiệp vụ trực tiếp mua hoặc bán ngoại hối của ngân hàng trung ương hay các cơ quan ngoại hối nhà nước để điều chỉnh tỷ giá hối đoái Để thực hiện được chính sách này đòi hỏi ngân hàng trung ương phải có dự trữ ngoại hối lớn. 1.1.7.3. Quỹ dự trữ bình ổn hối đoái Đây là 1 hình thái của chính sách hối đoái nhằm tạo ra một cách chủ động một lượng dự trữ ngoại hối để đối phó với sự biến động của tỷ giá hối đoái thông qua các chính sách hoạt động công khai trên thị trường Tác dụng của quỹ này là có hạn vì một khi đã bị khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng ngoại hối thì lượng dự trữ của quỹ cũng giảm đi và không đủ sức điều tiết tỷ giá. Nó chỉ có tác dụng khi khủng hoảng ngoại hối ít nghiêm trọng và có nguồn tín dụng quốc tế hỗ trợ 1.1.7.4. Phá giá tiền tệ ( Devaluation) Khi xảy ra khủng hoảng ngoại hối nghiêm trọng, sức mua của đồng tiền giảm sút mạnh và không thể đại biểu cho sức mua danh nghĩa của chính nó thì vấn đề xác định lại tỷ giá hối đoái là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, phá giá tiền tệ lúc nào, mức độ ra sao là phụ thuộc vào mục đích kinh tế và chính trị của các quốc gia. Đây là chính sách kinh tế, tài chính của nhà nước để tác động đến tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế. Biện pháp này là sự đánh tụt sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ, thấp hơn sức mua thực tế của nó. Chính sách này có thể có những tác dụng sau: - Khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu vì vậy góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế - Khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối, hạn chế xuất khẩu vốn ra nước ngoài, làm tăng cung ngoại hối, giảm nhu cầu ngoại hối và giảm tỷ giá - Khuyến khcích du lịch quốc tế vào trong nước, làm giảm căn thẳng cung - cầu ngoại tệ - Cướp không một phần giá trị thực tế của những ai nắm đồng tiền bị phá giá trong tay
  15. Tuy nhiên tác dụng cải thiện cán cân thương mại có thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào khả năng đẩy mạnh xuất khẩu của nước tiến hành phá giá cũng như năng lực cạnh tranh của hàng hoá của quốc gia đó. 1.1.7.5. Nâng giá tiền tệ ( Revaluation) Là biện pháp nâng sức mua của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ, cao hơn sức mua thực của nó Tác động của nó đến hoạt động ngoại thương thì ngược lại so với phá giá tiền tệ. Biện pháp này thường xảy ra do áp lực của nước cải thiện tình hình cán cân thanh toán và cán cân thương mại của họ. 1.2. Tác động của tỷ giá hối đoái đến thương mại Tỷ giá hối đoái có tác động hai mặt đến hoạt động thương mại của mỗi quốc gia. - Khi tỷ giá hối đoái tăng lên tức là đồng nội tệ bị giảm giá so với đồng nội tệ sẽ có tác động bất lợi cho nhập khẩu nhưng lại có lợi cho xuất khẩu. Ví dụ: Trước đây: 1USD = 15000VND Hại tại: 1USD = 15550 VND Trong trường hợp này tỷ giá tăng lên có tác dụng khuyến khích xuất khẩu vì cùng một lượng ngoại tệ thu được từ xuất khẩu có thể đổi được nhiều đồng nội tệ hơn. Mặt khác do chi phí sản xuất hầu như không đổi nên làm cho hàng hoá xuất khẩu rẻ hơn tương đối làm tăng sức cạnh tranh trên thị trưoừng quốc tế. Tuy nhiên do tỷ giá hối đoái tăng làm cho giá của hàng nhập khẩu tăng lên tương ứng dẫn đến sự giảm sút nhập khẩu, có thể gây ra tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu, gây khó khăn cho người tiêu dùng và các người sản xuất trong nước, nhất là những cơ sở sử dụng nguyên vật liệu nhập từ nước ngoài. Đồng thời lượng ngoại tệ vào trong nước tăng lên làm tăng lượng dự trữ ngoại hối, tạo điều kiện ổn định cán cân thương mại quốc tế. - Trong trường hợp tỷ giá hối đoái giảm đi tức là đồng nội tệ tăng gía sẽ khuyến khích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu Ví dụ: Trước đây: 1 USD = 115 JPY Hiện nay: 1 USD = 109 JPY
  16. Trong trường hợp này, cùng một lượng ngoại tệ thu được từ xuất khẩu sẽ đổi được ít đồng nội tệ hơn. Điều này gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu, hạn chế khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của quốc gia trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, đây lại là thời cơ tốt cho các nhà nhập khẩu, nhất là nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước. Mặt khác, lượng ngoại tệ chảy vào trong nước giảm đi, lượng ngoại tệ dự trữ bị giảm dần vì khuynh hướng nhập khẩu để thu lợi có thể tạo ra tình trạng mất cân đối cán cân thương mại quốc tế. Chương 2: chính sách tỷ giá hiện tại của Trung Quốc 2.1. Nội dung của chính sách tỷ giá hiện tại của Trung Quốc Khi cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu á xảy ra ( thời kỳ tháng 7 năm 1997), hàng loạt các nền kinh tế Châu á bị chao đảo. Lúc này Trung Quốc được coi như thành luỹ cuối cùng ngăn chặn những diễn biến xấu của cuộc khủng hoảng. Vấn đề duy trì hay phá giá đồng NDT được đưa ra thảo luận rất nhiều. Tuy nhiên bằng những cố gắng của mình, Trung Quốc đã duy trì ổn định tỷ giá đồng NDT bất chấp những áp lực suy giảm trong tăng trưởng xuất khẩu và kinh doanh ngày một lớn. Thực tế, việc xác định và
  17. điều hành chính sách tỷ giá hối đoái đã tạo khả năng giảm sốc cho nền kinh tế Trung Quốc trước những tấn công của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của khu vực. Tương tự như Việt Nam, Trung Quốc cũng đã từng tồn tại chính sách tỷ giá cố định và chính sách đa tỷ giá nhưng không hoàn toàn tuân theo đúng những nguyên tắc của chế độ tỷ giá cố định. Thực chất của chế độ tỷ giá cố định và đa tỷ giá trong giai đoạn này ở Trung Quốc nói riêng và các nước xã hội chủ nghĩa nói chung đã xoá nhoà những tín hiệu của thị trường. Các yếu tố thị trường như quan hệ cung cầu ngoại hối, những yếu tố tác động đến tỷ giá và thị trương ngoại hối chỉ tồn tại có tính hình thức hoặc không tồn tại. Hoạt động xuất nhập khẩu được tiến hành thụ động do sự can thiệp sâu của nhà nước vào mọi quá trình. Chính cơ chế này đã góp phần đẩy Trung Quốc rơi vào vòng suy thoái kinh tế sâu sắc ( những năm 1979-1980). Để đưa đất nước khỏi vòng suythoái, từ năm 1979, Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành cải ổ chính sách tỷ giá mà b ước đầu tiên là để cho tỷ giá ấn định trước đẩy theo sát thị trường. Thực tế là Trung Quốc đã liên tục điều chỉnh tỷ giá hối đoái danh nghĩa theo hướng giảm giá đồng NDT cho phù hợp với sức mua của đồng tiền. Bảng 1: Diễn biến tỷ giá USD/NDT thời kỳ 1978-1990 Năm 1978 1980 1982 1984 1986 1988 1990 Chỉ tiêu Tỷ giá 1,577 1,53 1,922 2,795 3,722 3,722 5,222 cuối năm Tỷ giá 1,683 1,498 1,892 2,32 3,453 3,722 4,783 trung bình năm Nguồn: tạp chí thương mại số 7 năm 2000 Chính sách tỷ giá của Trung Quốc thời kỳ này đã giúp cho Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu, giảm thâm hụt cán cân thanh toán, cán cân thương mại và làm tăng dự trữ ngoại tệ.
  18. Những năm đầu thập kỷ 90, tỷ giá danh nghĩa USD/NDT được duy trì khá ổn định ở mức USD/NDT=5,2 đến 5,8. Bảng 2: Biến động của tỷ giá danh nghĩa USD/NDT những năm 1990-1993 Chỉ tiêu 1990 1991 1992 1993 Tỷ giá hối đoái cuối 5,222 5,434 5,752 5,8 năm Tỷ giá hối đoái trung 4,783 5,323 5,515 5,762 bình năm Cán cân thương mại ( 9165 8743 5183 -10654 triệu USD) Lạm phát của Trung 3,06 3,54 6,34 14,58 Quốc Lạm phát của Mỹ 5,4 4,4 4,4 2,4 Như vậy trong thời gian này, sự ổn định tỷ giá theo hướng cố định tương đối trong điều kiện lạm phát tiếp tục gia tăng đã có tác động xấu đến cán cân thương mại, ngăn cản xuất khẩu ( nhấp siêu) chứng tỏ đồng NDT có khả năng bị đánh giá cao hơn sức mua thực tế . Thời kỳ 1985-1994, Trung Quốc đã tạo nhiều "cú sốc tỷ giá", đồng NDT liên tục bị phá giá Bảng 3: Mức phá giá tiền tệ của Trung Quốc từ 1985-1994 Thời gian Tỷ giá Mức phá giá(%) 30/1/1985 2,9-3,2 14,3 5/7/1986 3,7 15,6 12/1989 4,7 27 17/11/1990 5,2 11,1 1/1/1994 8,7 30 Nguồn: Nghiên cứu Trung Quốc số 3 năm 2001 Chính phủ Trung Quốc đã quyết định thực hiện chính sách tỷ giá mới. Ngày 1/1/1994, đồng NDT đã bị phá giá mạnh từ 1USD = 5,8 NDT xuống 1USD = 8,7NDT ( 50%). Đây chính là sự kết hợp giữa việc điều chỉnh và phá giá đồng NDT trong chính sách tỷ giá của Trung Quốc, đồng thời Trung Quốc cũng xoá bỏ chế độ tỷ giá ấn
  19. định để chuyển sang chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý. Chính sách này đã có tác động tích cực đến nền kinh tế Trung Quốc nhất là trong hoạt động thương mại quốc tế. Bảng 4: Tình hình kinh tế Trung Quốc những năm 1994-1997 Năm 1994 1995 1996 1997 Chỉ tiêu Tổng kim ngạch 236,73 280,9 289,9 325,05 xuất nhập khẩu ( tỷ USD) Tốc độ tăng xuất 20,97 18,65 6,41 12,12 nhập khẩu (%) Tỷ giá hối đoái 8,6187 8,3514 8,3142 8,2898 trung bình USD/NDT Nguồn: Tạp chí thông tin kinh tế số 6 năm 2000 Để thực hiện được chính sách này, Trung Quốc đã thi hành hàng loạt biện pháp, đặc biệt trong thời gian diến ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á. Trung Quốc đã tiến hành kiểm soát chặt chẽ thị trường ngoại hối, giảm nguy cơ đầu cơ, tăng dự trữ ngoại tệ. Đồng thời chính phủ cũng đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng và kích cầu. Năm 1998, Trung Quốc đã 3 lần hạ lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi, hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc, …Hiện nay, tỷ giá USD/NDT dao động từ 8,26-8,28. Để duy trì tỷ giá này, hàng ngày ngân hàng trung ương Trung Quốc phải bỏ NDT ra để mua vào khoảng 600 triệu USD. Với chính sách này, chính phủ Trung Quốc đản bảo cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế đông dân nhất hành tinh. 2.2. Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc tới thương mại của Trung Quốc và thế giới 2.2.1. Đối với thương mại của Trung Quốc Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà kinh tế và đầu tư đã chờ đợi Trung Quốc thức giấc mặc dù có e ngại về dân số quá lớn của nước này nhưng lại rất thèm khát thị trường rộng lớn của nó. Cuối cùng thì Trung Quốc cũng đã tỉnh giấc. Sau nhiều năm kể từ năm 1994, với việc cố định đồng NDT vào USD với tỷ giá 1USD = 8.3 NDT thì
  20. tỷ giá đồng NDT tương đối có lợi so với các đồng tiền mạnh khác, cỗ máy xuất khẩu của Trung Quốc đã phát huy hết công suất. Nền kinh tế Trung Quốc đang có bước phát triển vượt bậc trong những năm qua, Trung Quốc luôn đạt tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 8%/ năm ( mức tăng trưởng cao nhất thế giới). Trong 6 tháng đầu năm 2003, GDP của Trung Quốc đã tăng 5,2%, một kỷ lục so với tình hình chung của Châu á và thế giới. Bảng 5: Tình hình thương mại quốc tế Trung Quốc từ 1998-2000 Năm 1998 1999 2000 Chỉ tiêu Tốc độ tăng 7,8 7,1 7,0 GDP(%) xuất khẩu (tỷ 181,8 191,9 210 USD) Tốc độ tăng xuất 0,5 5,5 10 khẩu (% năm trước) nhập khẩu(tỷ 138,3 161,4 180 USD) Tốc độ tăng nhập -1,7 16,7 11 khẩu (% năm trước) Xuất siêu (tỷ 43,5 30,5 30 USD) Dự trữ ngoại tệ ( 145 154,7 160 tỷ USD) Nguồn: Nghiên cứu Trung Quốc số 4 năm 2002
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2