intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN ĐỀ TÀI : ' THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI '

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

104
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ sau khi chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ra đời năm 1986, Việt Nam đã gặt hái không ít những thành công trong thời gian qua (tốc độ tăng trưởng nhanh, công nghiệp khởi sắc, cơ sở hạ tầng được cải thiện, đời sống nhân dân được nâng cao…). Đóng góp đáng kể cho những thành tựu này có vai trò không nhỏ của hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó bao gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Nếu vai trò của FDI thể hiện rõ nhất qua các lĩnh vực...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN ĐỀ TÀI : ' THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI '

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Giáo viên hướng dẫn : Ths.Nguyễn Thị Việt Hoa Sinh viên thực hiện : Mai Thanh Huyền Lớp : A1 K38A Hà nội 12 - 2003
  2. MỤC LỤC Trang 1 Lời mở đầu…………………………………………………………………… Chương I. Một số vấn đề chung về ODA và tình hình thu hút và sử 3 dụng vốn ODA tại việt nam từ năm 1993 đến nay………….. 3 I. Khái niệm và vai trò của nguồn vốn ODA……………………. 1 Khái niệ m………………………………………………………. 3 2 Lịch sử đờ i của ra 3 ODA………………………………………… thức của 3 Các hình 5 ODA………………………………………… 3.1 Phân theo nguồn vốn………………………………………………… 5 phương thức sử 3.2 Phân theo 6 dụng…………………………………….. độ 3.3 Phân theo góc nhà tài 6 trợ………………………………………... 3.4 Phân theo dạng quản lý và thực hiện……………………………… 7 4. Vai trò của ODA……………………………………………….. 8 4.1 Đối v ới n ư ớc nhận hỗ các 8 trợ……………………………………….. 4.2 Đối v ới nư ớ c tài 10 trợ…………………………………………….…….. II. Khái quát tình hình thu hút và sử dụng ODA ở Việt 12 Nam…… 1. Những quy định của Việt Nam về quản lý thu hút và sử dụng vốn ODA……………………………………………………….. 12 2. Tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam từ 1993 đế n 20 nay………………………………………………………………
  3. Chương II Thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODAtại thành phố hà nội trong thời gian qua (1993-2002)………………………….. 29 Hà 29 I. Giới thiệu sơ lược về Nội…………………………………... 1. Tổng quan về Hà Nội…………………………………………... 29 1.1 Những thuận lợi của Hà Nội trong thu hút và sử dụng vốn ODA 30 1.2 Những khó khăn của Hà Nội trong thu hút và sử dụng vốn ODA 31 2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 10 năm qua (1993 - 33 nay)... 3. Thực trạng cơ sở vật chất kỹ 34 thuật……………………………… II. Tình hình vận động, thu hút và thực hiện ODA trên địa bàn Hà Nội………………………………………………………….. 35 1. Khái quát 10 năm thu hút và sử dụng ODA trên địa bàn Hà Nội 35 2. Lĩnh vực đầ u tư 37 thu hút ODA…………………………………... 3. Các nhà tài trợ cho thành phố Hà Nội………………………….. 39 4. Tình hình thực hiện 5 dự án trọng điểm của Hà Nội hiện nay…. 40 5. Đánh giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn ODA… 45 III. Đánh giá tình hình quản lý thực hiện các dự án ODA ở Hà 47 Nội……………………………………………………………… 1. Những kết quả đạt được:……………………………………….. 47 2. Những hạn chế còn tồn tại……………………………………… 48 3. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, vướng mắc và tiề m năng trong chu trình cho vay, quản lý và thu hồi vốn của các tổ chức và trợ các nhà tài cho Hà 52 Nội…………………………………………..
  4. 3.1 Điểm mạnh…………………………………………………….……… 52 3.2 Điểm yếu………………………………………………………………. 53 3.3 Vướng mắc…………………………………………………….………. 54 3.4 Tiềm 54 năng……………………………………………………………… 4. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, vướng mắc và tiề m năng trong 55 chu trình thủ tục quản lý ODA của phía Việt Nam…………….. 4.1 Điểm mạnh…………………………………………………….……… 55 4.2 Điểm yếu và vướng mắc……………………………………….…….. 56 4.3 Tiềm 61 năng……………………………………………………………… ChươngIII Các giải pháp nâng cao khả năng thu hút và sử dụng vốn 62 ODA trên địa bàn Hà Nội…………………………………….. I. Định hướng huy động, thu hút các nguồn vốn vay và tài trợ 62 quốc tế của thành phố Hà Nội………………………………… 1. Thứ tự ưu tiên sử dụng các nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế….. 62 2. Định hướng vận động và thu hút các nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế của thành phố Hà Nội………………………………….. 63 2.1 Định hướng vậ n động thời kỳ ODA 2001- 63 2005…………………… 2.2 Định hướng đến năm 2010…..……………………………………… 64 2.3 Định hướng đến năm 2020…………………………………….……. 65 3. Lựa chọn đối tác và nguồn tài trợ……………………………… 66 3.1 Nhật Bản……………………………………………………….……… 66 3.2 Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)………………………………………………………….………. 67 .
  5. nư ớc 3.3 Các Tây Âu và 67 Ôxtrâylia……………………………………… 3.4 Mỹ và Canada………………………………………………….……... 68 3.5 Các tổ chức Liên hợp quốc và các tổ chức phi chính phủ………. 68 II. Các giải pháp tăng cường khả năng thu hút và sử dụng các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức quốc tế ở cấp trung 69 ương.. 1. Hoàn thiện các quy định về quản lý và sử dụng các nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế…………………………………………… 69 2. Tổ chức tốt công tác lập kế hoạch và chuẩn bị dự án của các cơ quan Chính phủ………………………………………………… 70 3. Chuẩn bị dự án có sự phối hợp nhiều hơn nữa của các nhà tài 73 trợ 4. Tiến hành phân cấp trong công tác thẩ m định và phê duyệt…… 74 5. Tăng cường đội ngũ cán bộ kế hoạch của Chính phủ………….. 74 6. Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng và Tái định cư…………. 76 7. Giải quyết các vướng mắc, bất cập trong công tác đấu thầu…… 76 8. Quản lý tài chính……………………………………………….. 76 III. Các giải pháp tăng cường khả năng thu hút và sử dụng các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức quốc tế ở thành phố Hà 77 Nội……………………………………………………………… 1. Xây dựng chiến lược thu hút và sử dụng các nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế một cách toàn diện……………………………… 77 2. Tập trung quản lý các dự án sử dụng nguồn ODA vào một đầu mối……………………………………………………………… 78 3. Tăng cường kế hoạch nguồn vốn 79 công tác hoá ODA…………... 4. Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị và lập các dự án sử
  6. dụng nguồn vốn trợ quốc 82 các vay và tài tế…………………………… 5. Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ quản lý…………… 84 6. Tăng cường công tác đánh giá và theo dõi dự án 84 ODA………… 7. Nghiên cứu hài hoà chu trình dự án giữa chu trình dự án theo quy định của Chính phủ Việt Nam và chu trình dự án của nhà tài trợ…………………………………………………………… 86 8. Cải thiện mối quan hệ giữa nhà tài trợ và phía tiếp nhận………. 86 9. Ứng dụng công nghệ tín học trong việc quản lý các dự án ODA 87 10. Nâng cao tốc độ giải ngân……………………………………… 88 90 Kết luận………………………………………………………………………. Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục
  7. LỜI MỞ ĐẦU Từ sau khi chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ra đời năm 1986, Việt Nam đã gặt hái không ít những thành công trong thời gian qua (tốc độ tăng trưởng nhanh, công nghiệp khởi sắc, cơ sở hạ tầng được cải thiện, đời sống nhân dân được nâng cao…). Đóng góp đáng kể cho những thành tựu này có vai trò không nhỏ của hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó bao gồ m đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Nếu vai trò của FDI thể hiện rõ nhất qua các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ…thì những cải thiện đáng kể về kết cấu hạ tầng của Thủ đô nói riêng và Việt Nam nói chung trong những nă m gần đây in đậm dấu ấn của nguồn vốn ODA. Kể từ khi nối lại quan hệ với cộng đồng tài trợ quốc tế vào năm 1993 cùng với chính sách đổi mới kinh tế, đa phương hoá chính sách đối ngoại, Việt Nam đã nhậ n được nhiều ODA từ các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu á (ADB)…, từ các quốc gia như Nhật Bản, Pháp, Phần Lan, Đan Mạch,…Trong tổng giá trị ODA thì có khoảng 85% là vốn vay ưu đãi để thực hiệ n các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. HÀ NỘI VỚI VAI TRÒ LÀ TRUNG TÂM CHÍNH TRỊ-KINH TẾ- VĂN HOÁ CỦA CẢ NƯỚC ĐÃ NHẬN ĐƯỢC SỰ ƯU TIÊN ĐÁNG KỂ CỦA CÁC NHÀ TÀI TRỢ QUỐC TẾ. NHỮNG THÀNH TỰU VỀ KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CẢI THIỆN KẾT CẤU HẠ TẦNG MÀ HÀ NỘI ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN QUA CÓ SỰ ĐÓNG GÓP KHÔNG NHỎ CỦA ODA. ĐẶC BIỆT NHỮNG THAY ĐỔI TRONG KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI NGUỒN VỐN ODA ĐÃ GÓP PHẦN CẢI THIỆN ĐÁNG KỂ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ, THÚC ĐẨY CHƯƠNG TRÌNH HUY ĐỘNG VỐN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI. Trong kế hoạch kinh tế-xã hội của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2001-2005 cũng như các chương trình phát triển đến các giai đoạn 2010 và 2020, chiến lược thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA đã được nhấn mạnh và thể hiện vai trò là nguồn vốn quan trọng đối với hình thành cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của
  8. Thành phố. Những nă m vừa qua công tác thu hút và sử dụng vốn ODA của Hà Nội đã có những kết quả đáng mừng, tuy nhiên vấn đề quản lý và triển khai thực hiện các dự án ODA cũng không tránh khỏi những vướng mắc đặc biệt là vấn đề giải ngân. Chính vì vậy xem xét, tổng kết, đánh giá lại hoạt động ODA trong thời gian qua là vô cùng cần thiết để có thể rút ra những bài học kinh nghiệm, tiếp tục phát huy những mặt mạnh và kịp thời khắc phục những khó khăn vướng mắc với mong muốn có thể tận dụng được mọi cơ hội thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA một cách hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp phát triển Thủ đô trong tương lai. Đây cũng chính là mục đích nghiên cứu của bài khoá luận của em với đề tài: : “Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại thành phố Hà Nội” Kết cấu đề tài bao gồm 3 chương: Chương I. Một số vấn đề chung về ODA và tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam từ năm 1993 đến nay Chương II. Tình hình thu hút và sử dụng vống ODA trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 1993 đến nay Chương III. Các giải pháp nâng cao khả năng thu hút và sử dụng vốn ODA trên địa bàn Hà Nội Khoá luận của em được hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Việt Hoa, chú Nguyễn Huy Anh cũng tậ p thể chuyên viên phòng Viện tr ợ và Vay vốn – Sở Kế hoạ ch & Đầu tư Hà Nội Qua đây em cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo và các cán bộ, chuyên viên Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội đã giúp em thực hiện đề tài này. Chương I. Một số vấn đề chung về ODA và tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA tại việt nam từ năm 1993 đến nay Khái niệm chung và vai trò của ODA 1. Khái niệm
  9. Trong quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới đã có nhiều quan điể m khác nhau về ODA: Trước đây, ODA được coi là một nguồn viện trợ ngân sách của các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển và kém phát triển. Với quan niệ m này ODA mang tính chất cho không là chủ yếu. Ngày nay trong xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế đã hình thành nên một quan điểm hoàn toàn mới về ODA. Quan điể m này cho rằng ODA là một hình thức hợp tác phát triển của các nước đã công nghiệp hoá và các tổ chức quốc tế với các nước đang và chậm phát triển. Theo quan điể m này, ODA là các khoản viện trợ không hoàn lại và các khoản vốn vay với điều kiện ưu đãi của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và cá tổ chức phi chính phủ cho các nước đang và chậm phát triển. Hỗ trợ phát triển chính thức hay còn gọi là Viện trợ phát trển chính thức (Official Development Assistance- ODA) là hình thức chuyển giao nguồn vốn( tiền tệ, công nghệ…) từ các nước công nghiệp phát triển, từ các tổ chức tài chính quốc tế(WB, IMF, ADB,…) các tổ chức của hệ thống Liên hiệp quốc, các tổ chức phi chính phủ (NGO) gọi chung là các đối tác tài trợ nước ngoài cho các nước đang và chậm phát triển gọi chung là bên tiếp nhận tài trợ. Ở Việt Nam, Chính phủ quy định “Hỗ trợ phát triển chính thức” là một hình thức hợp tác phát triển giữa chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ. 2. Lịch sử ra đời của ODA ODA xuất hiện vào giai đoạn sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 bắt đầu bằng kế hoạch Marshall của Mỹ viện trợ cho các nước Tây Âu nhằm khôi phục kinh tế
  10. thời kỳ hậu chiến. Tiếp đó, vào năm 1955, Hội nghị Côlômbô đã hình thành những ý tưởng và nguyên tắc đầu tiên về hợp tác phát triển. Sau khi Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) được thành lập vào năm 1960 cùng với sự ra đời của Uỷ ban hỗ trợ phát triển (DAC) vào năm 1961, cộng đồng các nhà tài trợ được hình thành nhằm phối hợp các hoạt động chung về hỗ trợ hợp tác phát triển. Năm 1972, OECD đã đưa ra định nghĩa về ODA là “ một giao dịch chính thức được thiết lập với mục đích là thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của các nước đang phát triển. Điều kiện tài chính của giao dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25%” Về thực chất ODA là sự chuyển giao một phần thu nhập quốc gia từ những nước phát triển sang những nước nghèo và chậm phát triển. Liên hiệp quốc, trong một phiên họp toàn thể của Đại hội đồng vào năm 1961 đã kêu gọi các nước phát triển dành 1% GNP của mình để hỗ trợ sự phát triển bền vững về kinh tế xã hội của các nước nghèo và chậm phát triển. Các nước tài trợ lớn trên thế giới hàng năm sẽ căn cứ vào kết quả phát triể n kinh tế của mình để từ đó điều chỉnh khối lượng ODA cung cấp cho các nước đang phát triển. Mỗi nước tài trợ có những định hướng và ưu tiên khác nhau và có thể thay đổi qua các thời kỳ nhưng nhìn chung thường tập trung vào các lĩnh vực: xây dựng hạ tầng xã hội và hành chính, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, hỗ trợ sản xuất, giả m nợ, viện trợ lương thực, viện trợ khẩn cấp.v.v… Với tên gọi là Hỗ trợ phát triển chính thức, về nguyên tắc ODA chỉ tập trung cho hỗ trợ cho việc khôi phục và thúc đẩy sự phát triển hạ tầng kinh tế xã hội của quốc gia tiếp nhận ODA như xây dựng đường xá, giao thông công cộng, các công trình thuỷ lợi, bệnh viện, trường học, hệ thống cấp thoát nước, vệ sinh môi trường,v.v. Những dự án được đầu tư từ nguồn vốn ODA thường là các dự án không có hoặc ít có khả năng sinh lời cao, ít có khả năng thu hút được đầu tư tư nhân. Vì vậy nguồn vốn ODA rất có ý nghĩa đối với việc hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án phục vụ lợi ích công cộng, đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật nhằ m thu hút đầu tư tư nhân.
  11. Với chủ trương của Đảng và Nhà nước “ Mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại”, cùng với chính sách ngoại giao mở cửa, thực hiện chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường đem lại những bước phát triển về kinh tế xã hội mạnh mẽ và đầy ấn tượng vào đầu thập kỷ 90, tạo môi trường thuận lợi cho việc nối lại quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và cộng đồng tài trợ quốc tế. 3.Các hình thức của ODA 3.1.Phân theo nguồn vốn - Viện trợ không hoàn lại: Nhà tài trợ cung cấp viện trợ không hoàn lại để thực hiện các chương trình, dự án ODA (mật độ tài trợ theo sự thoả thuận với bên nước ngoài). Nguồn vốn này chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: + Hỗ trợ kỹ thuật nhằm phát triển thể chế, tăng cường năng lực các cơ quan Việt Nam, chuyển giao công nghệ thông qua việc cung cấp chuyên gia, người tình nguyện, cung cấp trang thiết bị, hỗ trợ nghiên cứu, điều tra cơ bản (báo cáo tổng quan, lập quy hoạch…) chuẩn bị và theo dõi thực hiện đầu tư (nghiên cứu tiền khả thi, khả thi…) + Hỗ trợ cán cân thanh toán quốc tế bằng hàng hoá. + Tín dụng ưu đãi theo dự án nhằm thực hiện các công trình xây dựng, lắp đặt trang thiết bị hoặc chỉ cung cấp thiết bị. Nội dung dự án có thể bao gồm cả dịch vụ tư vấn, chương trình đào tạo cán bộ cho Việt Nam. + Viện trợ chương trình nhằ m lồng ghép một hoặc nhiều mục tiêu với tập hợp nhiều dự án. - ODA cho vay: bao gồm 2 loại: + ODA cho vay ưu đãi (còn gọi là tín dụng ưu đãi): là các khoản ODA cho vay đạt yếu tố không hoàn lại ít nhất 25% giá trị khoản vay. Bên nước ngoài thường quy định cụ thể các điều kiện cho vay ưu đãi. + ODA cho vay hỗn hợp: là các khoản ODA bao gồm kết hợp một phần ODA không hoàn lại (hoặc ODA cho vay ưu đãi) và một phần tín dụng thương mại theo điều kiện của tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD).
  12. Nguồn vốn vay ưu đãi tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội trong các ngành giao thông, năng lượng, phát triển nông nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên và môi trường … - Hình thức hỗn hợp: Bao gồ m các dự án được đồng tài trợ từ các nguồn vố n hoặc các tổ chức khác nhau như dự án đa mục tiêu sông Hinh của Thuỵ Điển (SIDA), Quỹ phát triển Bắc Âu (NDF) và Ngân hàng đầu tư Bắc Âu (NIB). Tín dụng hỗn hợp nhằ m thực hiện lồng ghép một hoặc nhiều mục tiêu với tập hợp nhiều dự án ( các dự án của Tây Ban Nha, Ý…) 3.2.Phân theo phương thức sử dụng: - Hỗ trợ cán cân thanh toán: gồm các khoản ODA được cung cấp dưới dạng tiền mặt hoặc hàng hoá để hỗ trợ ngân sách của Chính phủ. - Hỗ trợ theo chương trình: khoản ODA được cung cấp để thực hiện một chương trình nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu với một tập hợp các dự án trong một thời gian xác định tại các địa phương cụ thể. - Hỗ trợ kỹ thuật: Nhằ m giúp phát triển thể chế, tăng cường năng lực của các cơ quan Việt Nam, chuyển giao công nghệ thông qua cung cấp chuyên gia, người tình nguyện, cung cấp một số trang thiết bị, nhận đào tạo cán bộ Việt Nam tại chỗ hoặc ở nước ngoài tại các khoá học ngắn hạn dưới một năm, hỗ trợ nghiên cứu điều tra cơ bản( như lập quy hoạch, báo cáo nghiên cứu khả thi…). Một số hỗ trợ kỹ thuật có thể bao gồm một hoặc tất cả các nội dung nói trên. - Hỗ trợ theo dự án: ODA được cung cấp để thực hiện các dự án xây dựng cơ bản bao gồm xây lắp, trang thiết bị hoặc chỉ thuần tuý cung cấp thiết bị. Trong nội dung dự án xây dựng cơ bản có thể bao gồm dịch vụ tư vấn, đào tạo cán bộ Việt Nam tại chỗ hoặc gửi ra nước ngoài. Hỗ trợ theo dự án là hình thức chủ yếu của ODA 3.3. Phân theo góc độ nhà tài trợ: - Hỗ trợ song phương: là khoản viện trợ của các Chính phủ các nước thoả thuận tay đôi với nhau, thường được thực hiện thông qua tổ chức Chính Phủ- Cơ quan quản lý hoạt động viện trợ, hợp tác phát triển kinh tế với nước ngoài của chính phủ cung cấp viện trợ, ví dụ SIDA(Thuỵ Điển), KFW(Đức), OECF(Nhật Bản)… Tài
  13. trợ song phương thường là tài trợ có ràng buộc (viện trợ gắn với một công việc hoặc một công trình cụ thể và thường phải mua một phần nhất định hàng hoá hoặc dịch vụ của nhà tài trợ). Tài trợ song phương thường dưới ba hình thức: + Viện trợ không hoàn lại: giành cho đối tượng là các nước nghèo và cho các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống: dịch vụ y tế, cung cấp nước, phát triển nông nghiệp và nông thôn, bảo vệ môi trường… hoặc viện trợ khẩn cấp. + Hợp tác kỹ thuật: nhằ m mục đích phát triển nguồn nhân lực cần thiết cho tiế n trình phát triển. + CHO VAY VỚI LÃI XUẤT ƯU ĐÃI, THỜI HẠN HOÀN TRẢ VỐN DÀI HẠN (30-40 NĂM), THỜI GIAN ÂN HẠN DÀI (10 NĂM). - Hỗ trợ đa phương: là nguồn hỗ trợ gián tiếp của các Chính phủ thông qua các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)…Hỗ trợ đa phương có mục đích chính là vì sự phát triển và tiến bộ chung của toàn thể nhân loại nên nó ít chịu ảnh hưởng bởi mục đích kinh tế- chính trị của các nước hỗ trợ hơn so với hỗ trợ song phương. 3.4. Phân theo dạng quản lý và thực hiện: Tuỳ theo đặc điểm của các nguồn vốn từ các nhà tài trợ song phư ơng, đa phương hoặc từ nguồn phi chính phủ (NGO), hiện có nhữ ng hình thứ c quản lý và thự c hiện như sau: - Các dự án, chương trình chịu sự quản lý qua một cấp: là dạng phổ biến nhất, bao gồm các chương trình, dự án có Ban quản lý chịu sự điều hành trực tiếp từ Bộ hay Tỉnh. Ví dụ: dự án cấp nước Gia Lâm của Hà Nội (Nhật Bản); dự án quốc lộ 1A (Ngân hàng thế giới) của Bộ Giao Thông Vận Tải. - Các chương trình , dự án thuộc Bộ: bao gồm nhiều tiểu dự án thực hiện tại nhiều địa điể m. - Dự án qua 2 cấp quản lý: các dự án chịu sự điều hành qua 2 cấp quản lý như: Bộ- Tổng công ty- Ban Quản lý dự án (PMU) hay Bộ-Liên hiệp- PMU. - Các dự án do Bộ và địa phương cùng quản lý: Các dự án chịu sự điều hành từ Bộ và địa phương. Ban Quản lý dự án (QLDA) điều hành tiến độ thực hiện, quan hệ với đối tác, lập kế hoạch giải ngân… nhưng các tiểu dự án ở các thành phố, thị xã
  14. cũng chịu sự điều hành từ các cơ quan thuộc tỉnh, đôn đốc thực hiện và phân bổ vố n đối ứng. - Các chương trình với sự lồng ghép tham gia của nhiều Bộ và địa phương: bao gồ m các chương trình lồng ghép, thực hiện nhiều mục tiêu. Ban điều hành dự án gồ m nhiều ngành, địa phương cùng tham gia thực hiện chương trình trên nhiều địa bàn khác nhau. 4. Vai trò của ODA 4.1. Đối với các nước nhận hỗ trợ Phần lớn các nước nhận hỗ trợ ODA là các nước nghèo, các nước đang phát triển. Ở các nước này, quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước đang diễn ra mạnh mẽ, khẩn trương và quá trình này cần một lượng vốn đầu tư lớn, mà các nguồ n vật chất trong nước không có hoặc không đủ, để tạo được cơ sở hạ tầng kinh tế vững chắc phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Ở các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam), nguồn ngân sách Chính phủ khá hạn hẹp nên nguồn vốn ODA là nguồn trợ giúp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của những nước này. Minh chứng cụ thể cho vai trò quan trọng của nguồn vốn này là sự có mặt của nó ở gần như mọi lĩnh vực quan trọng cả về mặt kinh tế và xã hội như: năng lượng, giao thông vận tải, thuỷ lợi, nông lâm nghiệp, thông tin liên lạc, y tế, dân số, giáo dục đào tạo, môi trường môi sinh, cải thiện cung cấp nước sinh hoạt ở các Thành phố lớn… Trước hết, ODA góp phần tích cực trong việc tạo điều kiện khai thác triệt để các tiềm năng kinh tế của đất nước một cách hiệu quả nhằ m thu hút các nguồn lực từ bên ngoài như vốn, công nghệ… tạo điều kiện phát huy nguồn nội lực để nhân nó lên gấp bội. Thông qua ODA , nhiều công nghệ tiên tiến được chuyển giao góp phần vào việc tăng lượng thông tin và trình độ công nghệ cho nước tiếp nhận đồng thời góp phần nâng cao trình độ của những cán bộ sử dụng, vận hành , tạo cho họ điều kiện, thời cơ học hỏi nắ m bắt công nghệ mới để nâng cao kiến thức.
  15. ODA thực hiện dưới hình thức các dự án kỹ thuật (TA) cũng như góp phần tích cực vào việc tăng cường năng lực cho nhiều cơ quan hữu quan của ta, mở rộng tầm nhìn và bổ sung kiến thức trên nhiều lĩnh vực công nghệ, quản lý, kinh doanh cho đông đảo quan chức Chính phủ, các nhà quản lý kinh doanh Việt Nam cả trong khu vực quốc doanh và tư nhân. Nguồn vốn ODA còn giúp hỗ trợ (bằng tiền, kinh nghiệm, tri thức) tăng cường năng lực phát triển thể chế cho nhiều lĩnh vực quan trọng như luật pháp, tài chính, ngân hàng, cải cách hành chính công, kinh tế vĩ mô, hội nhập khu vực, … Việc sử dụng ODA đầu tư cho một số lĩnh vực cá biệt mà trước hết là các lĩnh vực sản xuất trong đó có các dự án góp phần giải quyết các vấn đề sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Không những vậy, chất lượng người lao động cũng được nâng lên rõ rệt. Ngoài ra những học bổng tạo điều kiện cho các cán bộ được đào tạo, đào tạo lại và đào tạo nâng cao về nhiều lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế, ngân hàng, tài chính, pháp luật.. thì chính các dự án đang thực hiện cũng là môi trường quan trọng và cần thiết cho các đối tác thụ hưởng Việt Nam để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng quản lý hiện đại do có điều kiện trực tiếp làm việc học hỏi từ các chuyên gia nước ngoài sang làm việc trong chương trình dự án. Một lĩnh vực nữa hết sức quan trọng chiếm phần lớn nguồn vốn ODA là việc phát triển cơ sở hạ tầng. Đây là lĩnh vực ưu tiên trong tiến trình công nghiệp hoá-hiệ n đại hoá đất nước, cũng là lĩnh vực phải đầu tư lớn và gần như phải cải tạo hoặc xây dựng mới lại toàn bộ nhưng lại là lĩnh vực khó thu hút các nguồn vốn đầu tư cả trong và ngoài nước do vốn đầu tư lớn, khó thu hồi vốn nhất là trong điều kiện các cơ chế chính sách về đầu tư của chúng ta chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư và nguồn ngân sách nhà nước thì rất hạn chế. Nguồn vốn ODA trong lĩnh vực này không chỉ là vấn đề vốn mà một vấn đề cũng quan trọng là các kinh nghiệm và trình độ trong việc xây dựng các quy hoạch tổng thể để đảm bảo sự phát triển hài hoà của một khu vực. Một số nước có được sự phát triển kinh tế cao như hiện nay như Tây Âu, Nhật, Hàn Quốc…đ ều in đậm dấu ấn của ODA: Sau chiến tranh thế giới thứ 2 các nư ớc Tây Âu đều bị kiệt quệ, tàn phá sau chiến tranh. Như ng nhờ viện tr ợ Marshall của Mỹ mà các nước này dần dầ n phụ c hồi và phát triển kinh tế. Các nư ớc châu á như N hật Bả n, Hàn Quốc đều là đồng minh chiến lư ợc của Mỹ đư ợc Mỹ tài trợ nhiều ODA do đó như ngày nay chúng ta thấy họ đã và đang tr ở thành cư ờng qu ốc về kinh tế.
  16. Đối với Việt Nam, Viện trợ phát triển chính thức được nối lại vào năm 1993 từ đó đến nay luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước đặc biệt trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Tổng số vốn cam kết của nhà tài trợ tính từ năm 1993- 2001 là 19,94 tỷ USD. Tổng vốn đã được giải ngân tăng từ 413 triệu USD vào năm 1993 lên 1650 triệu USD vào năm 2000 chiế m vào khoảng 65% chi tiêu cơ bản của Chính phủ. Con số thực tế đó cho thấy ODA ngày càng có vị trí cao. Đặc biệt trong các năm 1997,1998,1999 khi mà dòng FDI giả m mạnh do cuộc khủng hoảng tài chính khu vực thì ODA đã khẳng định vai trò của mình trong công cuộc phát triển kinh tế. Như vậy, tuy lượng vốn ODA không thật lớn khi so với nguồn vốn FDI nhưng đang ngày càng tỏ rõ tầm quan trọng của mình nhất là khi sự cạnh tranh trong môi trường thu hút đầu tư ở các nước đang phát triển diễn ra khá gay gắt. Việc tranh thủ và sử dụng tốt nguồn vốn này đang là yêu cầu đặt ra cho các quốc gia đang phát triển. 4.2 Đối với nước tài trợ Vốn ODA hoặc là không hoàn lại hoặc là cho vay với những điều kiện quá ưu đãi thực chất như một khoản cho không đã đặt ra một câu hỏi là các nước tài trợ thu được bao nhiêu lợi cho việc chi những khoản tiền lớn như vậy? Có thể nói, các mục tiêu về kinh tế và chính trị là những động lực lớn nhất của các nước cung cấp vốn ODA Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ thì các nước đang phát triển với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú còn chưa được khai thác, nguồn nhân lực dồi dào và giá nhân công rẻ, một thị trường tiêu thụ hàng hoá đầy tiề m năng và một hệ thống chính sách tương đối cởi mở… đang ngày càng trở nên hấp dẫn và đầy hứa hẹn. Mặt khác là sự phát triển về công nghệ, sản xuất đang diễn ra quá nhanh, sự dư thừa tư bản tương đối ở các nước phát triển và các dự án đầu tư tại các nước đang phát triển thiếu vốn thường đem lại tỷ suất lợi tức cao hơn so với các dự án đầu tư ở các nước dồi dào vốn cùng với giá lao động trong nước đang tăng cao là những lý do khiến cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài sôi động và nhộn nhịp hơn bao giờ kể từ sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II.
  17. Để có thể tạo điều kiện cho các công ty nước mình hoạt động thuận lợi hơn ở các nước đang phát triển, Chính phủ các nước chủ đầu tư thường tìm cách tạo cho nước mình một vị thế và cung cấp ODA là một trong những giải pháp hàng đầu của họ. Họ thường thông qua ODA với các ràng buộc kèm theo để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng hoá của mình, thúc đẩy mở rộng quan hệ mua bán, hợp tác với các nước nhận hỗ trợ. TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU, CÁC DỰ ÁN ODA THƯỜNG TẬP TRUNG VÀO CÁC LĨNH VỰC NHƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG, HỖ TRỢ KỸ THUẬT, HỢP TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, HỖ TRỢ GIÁO DỤC, Y TẾ…MỘT MẶT GIÚP ĐỠ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN KHẮC PHỤC, GIẢI QUYẾT NHỮNG KHÓ KHĂN, YẾU KÉM, MẶT KHÁC GIÚP HỌ TẠO DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT BAN ĐẦU. Ở giai đoạn tiếp theo khi bắt đầu triển khai các dự án thì thông qua thoả thuận với nước tiếp nhận, nói chung họ thường yêu cầu phải mua và nhập máy móc, nguyên vật liệu của các công ty của nước mình qua đó giúp các công ty này tiêu thụ sản phẩ m, hàng hoá. Sang giai đoạn ba, khi các nước nhận tài trợ đã có được cơ sở vật chất tương đối thì các nước tài trợ sẽ tiến tới đẩy mạnh đầu tư trực tiếp và chuyển giao công nghệ kỹ thuật cao như một bộ phận trong chiến lược mở rộng thị quy mô của các công ty đa quốc gia nhằm chiế m lĩnh thị trường. Nhìn về mặt tổng thể thì điều này mang lợ i ích cho cả hai bên nước nhận và nước cung cấp viện trợ. Trong quá trình tài trợ đó, các nước tài trợ không chỉ chịu ảnh hưởng về mặt kinh tế mà còn tăng ảnh hưởng cả về mặt chính trị. Bởi vì trong các dự án ODA ngoài những sự hỗ trợ về vốn, kỹ thuật còn là những đề xuất về chính sách như: xây dựng các thể chế, kế hoạch phát triển kinh tế, tài chính, xây dựng quy hoạch… Như vậy, thực chất các nước tài trợ ODA đã phần nào tham gia vào các kế hoach phát triển kinh tế xã hội của các nước tiếp nhận ODA, qua đó khuyến khích phát triển quan hệ song phương phục vụ cho chính sách và công tác đối ngoại của họ. Chính sách ODA
  18. của chính phủ Nhật Bản là một minh chứng cụ thể cho việc này. Việc một nước giàu như Brunei vẫn nhận được ODA của Nhật Bản chỉ có thể lý giải rằng Brunei có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của Nhật Bản. Cũng có thể kể đến sự viện trợ mạnh mẽ của Nhật Bản cho khu vực Đông Nam Á. Đây là khu vực có mức tăng trưởng vào loại nhanh nhất thế giới và đó chính là lý do cho viện trợ mạnh mẽ của Nhật. Giúp các nước này phát triển cơ sở hạ tầng và đẩ y nhanh quá trình công nghiệp hoá ở các nước này cũng là tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho phía Nhật Bản. Thoạt nhìn thì có vẻ như sự hỗ trợ ODA của Nhật Bản chẳng có mấy liên quan tới sự thống trị của hàng Nhật trên thị trường các nước này (nhất là trong các lĩnh vực ô tô, hàng điện tử…) nhưng thực ra việc Chính phủ các nước tiếp nhận phải tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty Nhật là điều kiện tiên quyết trong việc đàm phán ưu đãi ODA và đây chính là phần hiệu quả từ ODA của Chính phủ Nhật Bản đưa lại cho chính người Nhật. Mặt khác, sự hỗ trợ ODA của chính phủ Nhật Bản đã tạo sự yên tâm và đảm bảo cho các doanh nhân Nhật Bản đổ vốn vào những thị trường này. Như vậy, ODA vừa mang lại lợi ích cho các bên trực tiếp tham gia vừa góp phần thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của toàn thế giới. II. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA Ở VIỆT NAM. 1.Những quy định của Việt Nam về quản lý thu hút và sử dụng vốn ODA Ngay từ Hội nghị đầu tiên của nhà tài trợ dành cho Việt Nam (tháng 11 nă m 1993), Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố quan điểm của mình về vấn đề quản lý và sử dụng ODA: “Điều quan trọng là các nguồn vốn bên ngoài phải được sử dụng có hiệu quả. Chính phủ Việt Nam sẽ là người gánh chịu các giá phải trả cho sự thất bại nếu nguồn vốn này không được sử dụng có hiệu quả”. TRƯỚC NĂM 1993, VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN VAY VÀ TÀI TRỢ QUỐC TẾ NÓI CHUNG VÀ ODA NÓI RIÊNG ĐƯỢC ĐIỀU TIẾT BỞI TỪNG QUYẾT ĐỊNH RIÊNG LẺ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI TỪNG CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN VÀ NHÀ TÀI
  19. TRỢ CỤ THỂ. THIẾU CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY CÓ TÍNH CHẤT ĐỒNG BỘ CHO PHÉP QUẢN LÝ CHU TRÌNH DỰ ÁN TỪ KHÂU VẬN ĐỘNG, KÝ KẾT CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ ODA, TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐẾN KHÂU THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐÃ LÀ MỘT CẢN TRỞ TRONG VIỆC ĐIỀU PHỐI CÁC NGUỒN TÀI TRỢ ĐỂ PHỤC VỤ CÁC MỤC TIÊU ƯU TIÊN CỦA CÔNG CUỘC PHÁT TRIỂN. Tại hội nghị các nhà tài trợ dành cho Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã cam kết phát triển cơ sở hạ tầng pháp lý để quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế. Ngày 30/08/1993 Chính phủ đã ban hành nghị định 58/CP về quy chế vay và trả nợ nước ngoài và ngày 15/03/1994 Chính phủ đã ban hành nghị định số 20/CP về quy chế quản lý và sử dụng ODA. Đây là những văn kiện pháp lý đầu tiên của Chính phủ về thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế. Nghị định 58/CP và nghị định 20/CP ra đời đã góp phần đưa công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế đi vào nền nếp, đồng thời đáp ứng sự trông đợi của nhà tài trợ. Hai nghị định này bước đầu đã có tác dụng thúc đẩy hình thành cơ cấu tổ chức quản lý nguồn vốn vay và tài trợ tập trung vào một đầu mối. Các đơn vị đầu mối quản lý đầu tư đã được hình thành ở các Bộ (các Vụ Kế hoạch và Đầu tư), các tỉnh và Thành phố trực thuộc trung ương (các Sở Kế hoạch và Đầu tư). Căn cứ vào tình hình thực tế thi hành Nghị định 58 và Nghị định 20, lắng nghe ý kiến của cộng đồng tài trợ quốc tế, Chính phủ Việt Nam nhận thấy, bên cạnh những mặt tích cực hai Nghị định này cũng bộc lộ những yếu điểm cần bổ sung, hoàn chỉnh. Do vậy, Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan hữu quan nghiên cứu và bổ sung hoàn chỉnh hai Nghị định nêu trên. Ngày 05/08/1997 Chính phủ đã ban hành Nghị đinh 87/CP về quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA thay thế Nghị định 20/CP và ngày 07/11/1998 Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 90/CP về quy chế vay và trả nợ nước ngoài thay thế cho Nghị định 58/CP. Cùng với việc ban hành Nghị định này, các Bộ và các Ngành đã ban hành các thông tư hướng dẫn về việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, như thông tư số 15/1997/TT-BKH ngày 24/10/1997 hướng
  20. dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng ODA, ban hành kèm theo Nghị định 87/CP… Ngày 04/05/2001 Nghị định số 17/2001/NĐ-CP về việc ban hành quy chế quả n lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và Nghị định số 52/1999/NĐ-CP về việc ban hành quy chế quản lý và đầu tư xây dựng ra đời đã một bước nữa hoàn thiện thêm khung pháp lý về quản lý và sử dụng ODA của Việt Nam. Mục tiêu của các Nghị định này là tạo ra một môi trường pháp lý thông thoáng và linh hoạt hơn cho nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế để một mặt tăng cường trách nhiệ m mở rộng quyền hạn của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, các tỉnh thành phố trực thuộc TW trong việc quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế, mặt khác duy trì sự quản lý tập trung của Chính phủ đối với nguồn lực quan trọng này. Ngày 26/04/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 64/2001/QĐ-TTg về quản lý và sử dụng nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài, thay thế Quyết định số 28/199/ QĐ-TTg ngày 23/02/1999. Ngày 04/2001/TT-BKH hướng dẫn thi hành Quyết định trên. Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã góp phần đưa công tác quản lý nhà nước về nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài lâu nay bị buông lỏng vào nề nếp, đồng thời làm rõ trách nhiệm của các cấp trong quá trình quản lý và sử dụng nguồn tài trợ này. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên Bộ số 02/2003/TTLT/BKH-BTC ngày 17/03/2003 hướng dẫn lập kế hoạch tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Tuy ban hành chậm, song hy vọng rằng Thông tư liên tịch này sẽ góp phần cải thiện kế hoạch tài chính của các dự án ODA, góp phần thúc đẩy giải ngân trong những nă m tới. Như vậy đặc điểm quan trọng nhất của các dự án ODA hiện nay là được quả n lý và thực hiện theo Nghị định 52/CP và Nghị đinh 17/CP. Theo hai Nghị định này thì việc thu hút, quản lý và sử dụng ODA được tiến hành theo các bước sau:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2