intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: Di cư mùa vụ của lao động nữ nông thôn Thực trạng và những tác động

Chia sẻ: Nguyen Hai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

201
lượt xem
63
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công cuộc đổi mới của đất nước đã mang lại cho bộ mặt kinh tế - văn hoá - xã hội những khởi sắc to lớn. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã dẫn tới những biến đổi mạnh mẽ làm thay đổi bộ mặt của nông thôn và đô thị Việt Nam. Tuy nhiên ở một bộ phận dân cư còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế nhất là ở vùng xa, vùng sâu. Sự phát triển kinh tế ở cả nông thôn và thành thị trong những năm gần đây không những đã...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: Di cư mùa vụ của lao động nữ nông thôn Thực trạng và những tác động

  1. LUẬN VĂN: Di cư mùa vụ của lao động nữ nông thôn - Thực trạng và những tác động
  2. MỞ ĐẦU 1- Tính cấp thiết của đề tài Công cuộc đổi mới của đất nước đã mang lại cho bộ mặt kinh tế - văn hoá - xã hội nh ững khởi sắc to lớn. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã dẫn tới những biến đổi mạnh mẽ làm thay đổi bộ mặt của nông thôn và đô th ị Việt Nam. Tuy nhiên ở một bộ phận dân cư còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế nhất là ở vùng xa, vùng sâu. Sự phát triển kinh tế ở cả nông thôn và thành thị trong những năm gần đây không những đã thúc đẩy sự phát triển ở nông thôn Việt Nam mà còn đặt ra nhiều vấn đề và thách thức. Năng suất nông nghiệp tăng cao trong th ời gian qua, một mặt đã giúp đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước, mặt khác tạo ra sự dôi dư lao động ở nông thôn. Trong điều kiện khan hiếm đất ở nông thôn, đặc biệt là đất nông nghiệp, và mức tăng dân số cao so với khu vực thành thị, dư thừa lao động đang là vấn đề nổi cộm ở nông thôn và ngày càng trở nên nghiêm trọng. Thất nghiệp và bán thất nghiệp đã và đang trở thành vấn đề lớn vì khả năng tạo ra việc làm cho lao động nông thôn còn rất hạn chế. Tất cả các nhân tố này cùng với khoảng cách về thu nhập giữa thành thị và nông thôn đã sinh ra các dòng di cư từ nông thôn ra thành th ị. Cùng với quá trình công nghiệp hoá và đô th ị hoá đang tiếp diễn ỏ Việt Nam, khu vực thành thị sẽ tiếp tục được mở rộng, trong khi nông thôn ngày càng bị thu hẹp. Việc xuất hiện các dòng di cư lao động lớn từ nông thôn ra thành thị, vì vậy là đ iều không tránh khỏi. Ở thập niên 90 (thế kỷ XX), n ước ta đã chứng kiến các dòng di dân, đặc biệt là di dân nông thôn – đô thị diễn ra hết sức mạnh mẽ và phức tạp. Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế cùng với quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá cũng như s ức ép về dân số, việc làm, đất đai, nghề nghiệp… làm cho di dân nông thôn – đô thị có chiều hướng ngày càng gia tăng, đặc biệt là tập trung vào các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Thực tiễn này đặt ra nh ững bức xúc cần được giải đáp về di dân, nó thu hút đư ợc sự chú ý của xã hội, nhất là giới nghiên cứu khoa học xã hội. Trước đây, h ầu hết các nghiên cứu về di dân tập trung vào loại hình di dân có tổ chức với mục tiêu chủ yếu là đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hình thức di dân này. Dưới góc độ xã hội học chưa có nhiều các nghiên cứu về di dân tự do, di dân tạm thời
  3. nông thôn – đô thị. Mặt khác các nghiên cứu này chủ yếu tập trung quan tâm đến ảnh hưởng tiêu cực; mặt tích cực, những lợi ích từ di dân mang lại chưa đề cập phân tích một cách cặn kẽ và thoả đáng. Th ực tế, di dân nông thôn – đô th ị, trong đó có di dân tạm thời là nhân tố tích cực trong việc giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế hộ gia đình và góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Ngoài lợi ích kinh tế, di dân tạm thời nông thôn – đô thị còn mang về những tri thức mới, kinh nghiệm mới trong đó có năng lực tư duy, sự năng động, ý thức làm giàu và những yếu tố giá trị mới, tiến bộ. Để kiểm nghiệm và đánh giá được một cách khách quan những tác động tích cực trên, cần có những nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu. Trong luồng di cư nông thôn – đô thị hiện nay, đã xuất hiện xu hướng nữ hoá trong di cư do các ngành công nghiệp dệt may, dịch vụ … tuyển lao động nữ là chủ yếu. Đây là một xu hướng tất yếu do cấu trúc của c ơ cấu kinh tế quyết định. Bên cạnh những khía cạnh tích cực do di cư lao đ ộng nữ mang lại như giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn, tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình. Mặt khác tình trạng phụ nữ di cư đi làm xa nhà đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực lâi dài và quan trọng đến gia đình và xã hội. Đó là việc tổ chức cuộc sống gia đình b ị đảo lộn, vai trò tham gia công việc lao động sản xuất, nội trợ, chăm sóc giáo dục con cái, ch ăm sóc người cao tuổi , mối quan hệ trong gia đình lỏng lẻo ảnh hưởng đến cuộc sống ổn đ inh và hạnh phúc gia đình. Người phụ nữ vốn được coi là trụ cột quan trọng thứ 2 trong việc tổ chức cuộc sống gia đình, quán xuyến nhà cửa, tay hòn chìa khoá, thực hiện các chức năng tâm lý, tình cảm… Họ là trung tâm của đời sống tình cảm gắn kết các thành viên trong gia đ ình, là người góp phần quan trọng điều chỉnh các quan hệ gia đình và xã hội, bảo vệ gia đ ình và góp phần cơ bản vào việc phòng chống tệ nạn xã hội từ gia đình. Nhưng khi người phụ nữ di cư, tuy kinh tế có phần được cải thiện nhưng cuộc sống gia đình thiếu đi sự đầm ấm, yên vui, nhiều trẻ em không được chăm sóc đầy đủ, học hành sa sút, bị buông lỏng giáo dục. Cuộc sống của nhiều nam giới cũng trở nên bất ổn. Từ đó, nhiều trẻ em và nam giới dễ bị rơi vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, nghiện hút,
  4. mại dâm. Một số cặp vợ chồng rơi vào tình trạng quan hệ phức tạp hoặc lỏng lẻo, hạnh phúc gia đình không đảm bảo dẫn đến ly hôn. Ngoài ra, đối với bản thân lao động nữ nông thôn di cư thường có trình độ văn hoá, học vấn, hiểu biết về xã hội thấp Điều kiện sống và làm các công việc nặng nhọc, nguy hiểm tại thành phố lại đầy khó khăn, cạm bẫy, khả năng tự bảo vệ hạn chế nên họ cũng dễ bị lạm dụng thể chất và tinh thần. Trước những thực trạng nêu trên, để góp phần làm rõ thêm tác động tích cực của di dân lao động nữ nông thôn – đô thị, đặc biệt là vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn, tác giả lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: Di c ư mùa vụ của lao động nữ nông thôn - Thực trạng và những tác động (Nghiên cứu trường hợp tại huyện Giao Thuỷ, huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định) 2- Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác, di dân ở Việt Nam là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính quy luật, một cấu thành gắn liền với quá trình phát triển. Di dân là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường, là biểu hiện rõ nét nhất của sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền lãnh thổ, giữa các quốc gia. Dưới tác động của toàn cầu hoá những khác biệt mức sống, chênh lệch thu nhập, cơ hội việc làm, tiếp cận dịch vụ xã hội là các nguyên nhân cơ bản tạo nên các dòng di cư trong và ngoài nư ớc hiện nay. Di cư được các gia đ ình nông thôn sử dụng như một chiến lược sống để đối phó với cảnh nghèo nàn, tạo thêm thu nhập trong thời kỳ nông nhàn. Trong những năm vừa qua, ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu di dân nội địa bao gồm những nghiên cứu ở cấp độ lý thuyết và cấp độ thực nghiệm. Trong số các nghiên cứu về lao động nữ di cư ở cấp độ lý thuyết, đáng chú ý h ơn cả là công trình nghiên cứu về phụ nữ di cư ở nông thôn – đô th ị ở thành phố Hồ Chí Minh [39]. Đây là những công trình nghiên cứu trên phạm vi quốc gia, khách thể nghiên cứu là phụ nữ nói chung trong độ tuổi lao động (từ 18 đến 55 tuổi) và chủ yếu hướng vào những vấn đề liên quan đến đời sống kinh tế của lao động nhập cư.
  5. Nghiên cứu di dân ở Việt Nam thường phân biệt giữa di dân có tổ chức và di dân tự do. Nổi bật trong số nghiên cứu di dân có tổ chức là những công trình nghiên cứu về di dân do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện kinh tế nông nghiệp, Bộ lao động thương binh xã hội (Cục di dân) tiến hành vào các năm 1996, 1997, 1998. Các nghiên cứu này cho ta thấy từ năm 1960 đến nay đã có hơn 6 triệu người di cư và trên 1,7 triệu ha đất nông nghiệp đã được khai hoang đưa vào sản xuất. Xu thế di dân có tổ chức là các đợt chuyển dịch dân cư lớn đến các vùng kinh tế mới trong thời gian từ 1976 đến 1990. Tuy nhiên, nhiều công trình nghiên cứu về các xu hướng di cư nói chung đã cho thấy, sau những năm 90, di cư tự do có xu hướng gia tăng (Dự án VIE/95/004)[5;6;7]. Nhiều nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, quá trình di cư không chỉ bị thúc đầy bởi nh ững chính sách di dân trực tiếp mà bởi cả những chính sách kinh tế - x ã hội trong quá trình đổi mới [3]. Sự tăng trưởng kinh tế và mở rộng phạm vi đ ô thị cũng là một trong những nguyên nhân tạo ra luồng di cư nông thôn – đô th ị. Để phản ánh tình hình này và tìm hiểu nh ững vấn đề liên quan đến di dân, nguồn nhân lực, việc làm, đô thị hoá… một số cơ quan khoa học, cơ quan chủ quản Việt Nam đã phối hợp với đối tác nước ngoài triển khai những dự án nghiên cứu ở tầm vĩ mô tình trạng di dân tự do vào thành phố Hà Nội (Viện kinh tế nông nghiệp - 1999); thành phố Hồ Chí Minh (Viện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh - 1997) v.v… Ngoài những công trình trên, nhiều đề tài nghiên cứu chuyên sâu về một số cộng đồng di c ư c ũng đã được công bố. Trong đ ó, các tác giả đã chú trọng tới ảnh hưởng của di dân đối với cộng đồng gốc và nơi đến của người nhập cư. Đồng thời, một số vấn đề cụ thể có liên quan tới di dân cũng đã được đặt ra. Ví dụ: chiến lược sinh tồn của người nhập cư, nh ững khuôn mẫu đang thay đổi (Nguyễn Văn Chính, 2002); nguồn gốc xã hội và kinh tế của nhập cư (Nguyễn Thị Hoà - 1999); vai trò c ủa mạng lưới xã hội trong quá trình di cư (Đặng Nguyên Anh, 1998) v.v… Theo tác giả Đặng Nguyên Anh trong báo cáo về "Di dân và giảm nghèo ở nông thôn - Một số vấn đề và chính sách" cho rằng: Di dân ở Việt Nam là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính quy luật, một cấu thành gắn liền với quá trình phát triển. Di dân thực tế là sự
  6. dịch chuyển của dân số đến nơi đất lành chim đậu. Thông qua khối lượng hàng, tiền mà người lao động mang, chuyển, gửi về cho gia đ ình, di cư đang góp phần đ iều chỉnh lại sự chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị, góp phần thực hiện công bằng xã hội. Do đó dưới giác độ nghiên cứu này thì di cư nông thôn - đô thị là nhân tố tích cực trong việc cải thiện cuộc sống, nâng cao thu nhập, tạo tiền đề cho sự tồn tại và phát triển kinh tế hộ gia đình của người di cư, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Những nghiên cứu về di dân ở Việt Nam trên cấp độ thực nghiệm, đ a phần là tìm hiểu và phân tích những vấn đề mang tính chất vĩ mô ở quy mô quốc gia. Vì vậy nó đóng góp quan trọng vào việc hoạch định những chính sách phân bố dân cư của Đảng và Nhà nước. Những vấn đề được quan tâm nhiều nhất là đặc trưng cơ bản của người di cư, nguyên nhân di chuyển, đánh giá tác động của d i cư vv.... Những nhân tố được quan tâm xử lý là: c ơ cấu tuổi, giới tính, lý do di cư, loại hình di c ư, các loại hình nghề nghiệp của người nhập cư, khả năng tìm kiếm việc làm và thu nhập, sự tác động và ảnh hưởng của nơi nhập cư, xuất cư... Nhìn chung, những nghiên cứu này đều tập trung phân tích thông tin ở góc độ kinh tế và chỉ ra được các biểu hiện về hành vi. Những tác động của di dân ở khía cạnh ảnh hưởng đến gia đình, con cái, hạnh phúc gia đ ình, những rủi ro phụ nữ gặp phải … của phụ nữ di c ư còn rất ít được đề cập. Đặc biệt phần phân tích các vấn đề liên quan đến nữ lao động di cư gần như chưa có hoặc chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong những nghiên cứu này. Có thể nói di dân đến các thành phố lớn là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trong thời gian vừa qua. Các tác giả thường tập trung tìm nguyên nhân của vấn đề di dân vào thành phố và nhấn mạnh đến những thuận lợi cũng như bất lợi của những người nhập cư và những cư dân tại chỗ dưới tác động của quá trình này (Nguyễn Văn Tài, 1998; Nguyễn Văn Năm, 2002). Nh ững nghiên cứu này tập trung tìm hiểu vì sao người dân ra đ i? Vì sao người ta đến n ơi này chứ không phải nơi khác? Làm thế nào để quản lý được làn sóng nhập cư đang đổ vào các thành phố lớn như Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh? Làm thế nào để giải được bài toán về lao động trong quá trình đô thị hoá tại các thành phố lớn v.v… Về khách thể nghiên cứu, nhiều cuộc nghiên cứu coi những người nhập cư như một nhóm người đồng nhất, hoặc lấy hộ gia đình như một đơn vị nghiên cứu để phân tích, bỏ qua
  7. nh ững khác biệt về giới tính, tuổi tác và đặc điểm tâm lý, xã hội khác. Một số cuộc nghiên cứu đã tách riêng những người nhập cư nữ để nghiên cứu những đặc điểm của nhóm nhập cư này nhưng không phân biệt giữa nhóm nhập cư là trẻ em và những người nhập cư lớn tuổi (Hà Thị Ph ương Tiến, Hà Quang Ngọc - 2000). Đã có một số nghiên cứu về di cư lao động nữ nông thôn – thành thị, thường là những nghiên cứu trường hợp, nghiên cứu định tính từ góc độ xã hội học và cả nhân học hoặc là nghiên cứu dưới góc độ gia đình và giới, thậm chí có cả một số tác giả người nước ngoài (nghiên cứu phụ nữ bán hàng rong). Từ việc phân tích một số nghiên cứu về di dân ở Việt Nam, có thể thấy phần lớn trong số đó là những nghiên cứu thực nghiệm, tập trung vào góc độ kinh tế, việc phân tích giới còn mờ nhạt, những thông tin phân biệt giới ch ưa được thu thập một cách đầy đủ. Đặc biệt các chỉ báo để đo lường các nguyên nhân xuất cư, s ự đóng góp c ủa bản thân những người nhập cư đối với n ơi xuất cư, cũng như sự hoà nhập, những nguyện vọng và sự thay đổi vị trí, vai trò của phụ nữ di cư trong gia đ ình như thế nào cũng chưa được đề cập một cách thoả đáng. Về phương pháp, đa số các công trình nghiên cứu về di dân ở Việt Nam từ trước đến nay đều sử dụng ph ương pháp định lượng trong việc thu thập và phân tích thông tin. Những nghiên cứu bằng phương pháp định tính còn khá ít. Mặc dù đã có những nghiên cứu như vậy, nhưng chúng tôi nhận thấy còn có khoảng trống trong nghiên cứu di dân tại Việt Nam về các khía cạnh xã hội như vấn đề lao động di cư n ữ và đặc biệt là những tác động kinh tế - xã hội của nó tới bản thân người phụ nữ di cư, đến gia đình, con cái, hạnh phúc gia đình nói chung và những rủi ro mà phụ nữ gặp phải trong quá trình di c ư. Thái độ của người dân nơi đi và nơi đến trong quá trình sử dụng lao động nữ nhập cư… 3- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1- Mục đ ích nghiên cứu Đánh giá thực trạng các hình thức di cư của phụ nữ và đề xuất các giải pháp giúp phụ nữ di cư được an toàn
  8. Phân tích ảnh hưởng của việc phụ nữ đ i làm ăn xa đối với đời sống, hạnh phúc gia đình và nuôi dạy con cái Làm rõ những nguy cơ của vấn đề gia đ ình khi phụ nữ đi làm ăn xa và các giải pháp khắc phục 3.2- Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu đặc trưng nhân khẩu học của hộ gia đình và cá nhân người di cư mùa vụ. - Tìm hiểu việc đóng góp kinh tế của người di cư mùa vụ vào thu nhập của hộ gia đình. - Tác động của vấn đề di cư đối với bản thân người phụ nữ di cư - Tác động của vấn đề di cư đối với đời sống gia đình của người di cư (ảnh hưởng tích cực và tiêu cực về , giáo dục con cái, các quan hệ gia đình…) 4- Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4.1- Đối tượng nghiên cứu Phụ nữ di cư: bao gồm cả phụ nữ hiện đang di cư và phụ nữ đã có thời gian di cư nhưng hiện đã trở về quê h ương Người thân của phụ nữ di cư: Chồng, con, b ố mẹ Chính quyền đ ịa phương nơi xuất cư 4.2- Khách thể nghiên cứu - Hộ gia đình của người di cư - Nhóm phụ nữ di cư - Lãnh đạo địa phương có phụ nữ di cư 4.3- Phạm vi nghiên cứu Nghiên c ứu được tiến hành tại 6 xã thuộc huyện Xuân Trường và huyện Giao Thuỷ. Nghiên cứu tại một số địa điểm tại địa bàn thủ đô Hà Nội n ơi có phụ nữ ở các xã nghiên cứu đang làm việc 5- Khung lý thuyết, giả thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu
  9. 5.1- Khung lý thuyết * Hệ biến số độc lập - §Æc tr-ng nh©n khÈu, kinh tÕ- x· héi cña gia ®×nh ng-êi di d©n: . Quy m« gia ®×nh . Sè nh©n khÈu phô thuéc trong gia ®×nh . T hu nhËp hé gia ®×nh . C¬ cÊu nghÒ nghiÖp . Møc sèng cña hé gia ®×nh . M¹ng l-íi x· héi cña gia ®×nh . T æng sè ng-êi di d©n trong gia ®×nh - §Æc tr-ng nh©n khÈu, kinh tÕ- x · héi cña ng-êi di d©n . T uổi . T r×nh ®é häc vÊn . NghÒ nghiÖp ë n«ng th«n . T ×nh tr¹ng h«n nh©n * HÖ biÕn sè phô thuéc - Gia đình . § ãng gãp của người di cư vµo thu nhËp hé gia ®×nh . HiÖu qu¶ sö dông phÇn ®ãng gãp cña ng-êi di d©n . Mối quan hệ vợ chồng và cách tổ chức cuộc sống gia đ ình . T ác động tới chăm sóc các thành viên trong gia đình và giáo dục con cái - Bản thân người phụ nữ di c ư: . Nâng cao hiểu biết và vai trò của người phụ nữ trong gia đình
  10. . Những nguy cơ và rủi ro phụ nữ gặp phải trong quá trình di cư lao động của mình * Biến số can thiệp - Chính sách kinh tế - x ã hội của Nhà nước - Đô thị hoá - Th ị trường lao động 5.2- Câu hỏi nghiên cứu Những tác động do việc di cư của phụ nữ mang lại đối với: - Kinh tế gia đình - Chăm sóc và giáo dục con cái - Bản thân người phụ nữ - Hạnh phúc gia đình Những nguy cơ, rủi ro người phụ nữ đi làm ăn xa có thể gặp phải? 5.3- Giả thuyết nghiên cứu - Di d©n mùa vụ của phụ nữ n«ng th«n đóng góp đáng kể vào thu nhập và cải thiện đời sống hộ gia đình. - Di cư lao động nữ có tác động tiêu cực tới chăm sóc gia đình và giáo dục con cái 6- Phương pháp nghiên c ứu 6.1. Phương pháp luận chung Đảm bảo nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và phân tích hệ thống. 6.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích số liệu định lượng
  11. Xử lý và phân tích thứ cấp dựa trên bộ số liệu nghiên cứu định lượng đã có của cuộc khảo sát “Các hình thức di c ư của phụ nữ và thực trạng tác động tới gia đ ình và bản thân phụ nữ đi làm ăn xa” do Hội LHPN tỉnh Nam Định tiến hành vào tháng 5 năm 2009. Việc sử dụng bộ số liệu này đ ã được sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan Hội LHPN tỉnh Nam Định. Mẫu nghiên cứu: thực hiện 360 phỏng vấn định lượng, trong đó với 300 bảng hỏi thực hiện phỏng vấn tại 6 xã; Trong đó 3 xã: Xuân Vinh, Xuân Trung, Xuân Châu; thuộc huyện Xuân Trường và 3 xã: Giao Hà, Giao Thanh, Bình Hoà thuộc huyện Giao Thuỷ c ủa Nam Định và 60 bảng hỏi phỏng vấn phụ nữ Nam Định di cư làm ăn tại Hà Nội. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Luận văn sẽ bổ sung vào các phân tích thứ cấp bằng những phỏng vấn sâu các đối tượng: người di cư, ch ồng, con, bố mẹ của người phụ nữ di cư để làm rõ h ơn cho những phân tích của mình Số lượng phỏng vấn sâu dự kiến thực hiện: 18 trường hợp phỏng vấn sâu chia đều cho 6 xã. - Phương pháp phân tích tài liệu có sẵn : thu thập và phân tích số liệu phát triển kinh tế xã hội và những tài liệu có liên quan tại địa bàn nghiên cứu. 7- Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương chính: Chương I: Cơ sở lý luận của nghiên cứu Chương II: Thực trạng di cư mùa vụ của lao động nữ nông thôn Chương III: Tác động của di cư
  12. Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU 1- Các khái niệm có liên quan 1.1- Di cư (Migration) : Hiện tại, không có một định nghĩa chính xác và cũng không có một mô hình cụ thể nào về di dân trên thế giới. Có quốc gia xác đ inh di dân là quá trình con người di chuyển nơi ở và đã đến nơi ở mới từ 5 năm trở lên, quốc gia khác lại cho rằng di cư cần phải chia ra làm hai loại: di cư ngắn hạn và di cư dài hạn. Trong khi một số quốc gia cho rằng phải nhìn nhận di cư như là sự thay đổi nơi cư trú cũng như các đặc trưng kinh tế - văn hoá – xã hội của cả cộng đồng, thì một số quốc gia khác khằng định phải định nghĩa di cư như là quá trình cá nhân thay đổi nơi cư trú và s ự biến đổi các giá trị của bản thân để hoà nhập vào một môi trường mới. Hạn chế này là do tính chất phức tạp và sự thay đổi không thể xác đ ịnh trước của các quá trình biến đổi dân số do di cư gây ra. Di dân là quá trình phân bố lại lực lượng lao động và dân c ư và là nhân tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Có nhiều cách hiểu khác nhau về di dân, tuy nhiên các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng: Theo ngh ĩa rộng: Di dân là sự chuyển dịch bất kỳ của con người trong một không gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn. Với định nghĩa này di dân đồng nhất với sự di động dân cư. Theo ngh ĩa hẹp: Di dân là s ự chuyển dịch dân cư từ một vùng lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định. Định nghĩa này khẳng đ ịnh mối liên hệ giữa sự di chuyển với việc thiết lập n ơi cư trú mới. Theo Henry S.Shryock, di dân là một hình thức di chuyển về đ ịa lý hay không gian kèm theo sự thay đ ổi thường xuyên giữa các đơn vị hành chính. Theo ông những thay đổi nơi ở tạm thời, không mang tính lâu dài như thăm viếng, du lịch, buôn bán làm ăn, kể cả
  13. qua lại biên giới, không nên phân loại là di dân. Theo tác giả di dân còn phải gắn liền với các quan hệ xã hội của người di chuyển. Tóm lại, di dân là sự di chuyển của người dân theo lãnh thổ với những chuẩn mực về không gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đ ổi nơi cư trú. Có nhiều cách phân loại di dân theo các góc độ khác nhau, tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu và những người làm nghiên cứu khác nhau. Cách phân loại chỉ các tính chất tương đối và không tách bạch với nhau. Sau đây là một số cách phân loại cơ bản di dân: Theo khoảng cách di chuyển: Đây là cách phân loại di dân quan trọng thông qua sự phân biệt di dân xa hay gần giữa nơi đi và nơi đến. Theo đ ịa bàn n ơi đi và nơi đến thông thường di dân được chia thành: . Di dân nông thôn – đô thị . Di dân nông thôn – nông thôn . Di dân đô thị - nông thôn . Di dân đô thị - đô th ị Theo tính chất di dân thì có di dân ép buộc và di dân tự nguyện. Di dân tự nguyện là trường hợp người di chuyển tự nguyện di chuyển theo đúng mong muốn hay nguyện vọng của mình. Trong khi đó, di dân ép buộc diến ra trái với nguyện vọng của người dân. Theo độ dài thời gian cư trú: - Di chuyển ổn định: Bao gồm các hình thức thay đổi nơi cư trú thường xuyên và nơi làm việc với mục đích định cư sinh sống lâu dài tại n ơi ở mới. - Di chuyển tạm thời: sự vắng mặt tại nơi ở gốc là không lâu, khả năng quay trở về là chắc chắn. - Di dân mùa vụ, di chuyển con lắc: là dòng di chuyển của cư dân nông thôn vào thành thị trong những dịp nông nhàn hoặc trong điều kiện thiếu việc làm thường xuyên, việc làm có thu nhập. Hình thái di cư này có xu hướng gia tăng trong thời kỳ đầu công n ghiệp hoá ở các nước đang phát triển.
  14. Theo đặc trưng di cư: Di cư có tổ chức và di cư tự phát - Di cư có tổ chức là hình thái di chuyển dân cư được thực hiện theo kế hoạch và các chương trình mục tiêu nhất định do nhà nước, chính quyền các cấp đã vạch ra và tổ chức, chỉ đạo thực hiện với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể xã hội. - Di cư tự phát: hình thái di dân này mang tính cá nhân do bản thân người di chuyển hoặc bộ phận gia đình quyết định, không có và không phụ thuộc vào kế hoạch và sự hỗ trợ của nhà nước và các cấp chính quyền. Di cư tự phát phản ánh tính năng động và vai trò độc lập của cá nhân và hộ gia đình trong việc giải quyết đời sống, tìm công ăn việc làm. 1.2- Gia đình (family ): Gia đình là khái niệm được sử dụng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở các quan hệ hôn nhân (quan hệ tính giao và quan hệ tình cảm) và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng nội ngoại). Gia đình có thể hiểu như một đơn vị xã hội vi mô, nó chịu sự chi phối của xã hội song có tính ổn định, độc lập tương đối. Nó có quy luật phát triển riêng với tư cách là một thiết chế xã hội đặc thù. Những thành viên gia đ ình được gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi kinh tế, văn hoá, tình cảm một cách hợp pháp, được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ.(18, tr.229) Gia đình là tầng thấp nhất của cấu trúc xã hội và cấu trúc văn hoá, là một phương thức tồn tại của các cá nhân cho đến tận ngày nay. Cùng với sự phát triển của kinh tế - văn hoá – xã hội của đất nước, đời sống gia đình cũng có những biến đổi mà ta có thể ít nhiều quan sát và cảm nhận được. Ngày nay, khi bàn về gia đình nông thôn Việt Nam, chúng ta có thể nói gia đ ình dần chuyển đổi từ gia đình nông thôn truyền thống sang gia đ ình nửa truyền thống hay nửa nông nghiệp. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn chưa thống nhất được định nghĩa và cách lý giải về gia đình nông nghiệp truyền thống. Tuy nhiên, xét về khía cạnh c ơ cấu và chức năng th ì gia đình nông nghiệp truyền thống có một số đặc điểm như: - Xu hướng nhất thể hoá cấu trúc gia đình trong xã hội nông nghiệp truyền thống có cơ sở từ sự giống nhau trong phưong thức sản xuất nông dân. Trong ph ương thức này,
  15. nh ững hộ gia đình và những người sản xuất có mối liên hệ với nhau, về cơ bản tự cấp tự túc hoàn toàn, trao đổi với thiên nhiên nhiều hơn là với xã hội. Gia đình nông thôn truyền thống Việt Nam mang trong mình tính đa chức năng mà ở đó các thành viên trong gia đ ình có thể sống trọn đời trong phạm vi gia đình và làng xóm. Tất cả các chức năng như: thoả mãn nhu cầu tình cảm, duy trì nòi giống, sản xuất và tái sản xuất, xã hội hoá, giáo dục… đều từ gia đình mà có. Dấu ấn của gia đình gần như là tuyệt đối với mỗi cá nhân. Cùng với đổi mới kinh tế, ngày nay xuất hiện tính đa khuôn mẫu của gia đ ình trong xã hội công nghiệp hoá. Phương thức sản xuất thay đổi, phân công lao động cũng thay đổi theo , mỗi người ngày càng phụ thuộc vào hàng hoá và dịch vụ do người khác sản xuất ra. Xã hội công nghiệp đã dần tách nơi sản xuất ra khỏi nơi ở, quá trình phi nông nghiệp hoá diễn ra khiến người nông dân dần tách khỏi đồng ruộng và thôn xóm của họ. Tất cả điều này đã tác động đến đời sống gia đ ình, cấu trúc gia đình, những mối quan hệ và những chức năng bên trong gia đình. Các giá trị truyền thống trong gia đ ình nông thôn vẫn tồn tại trong xã hội công nghiệp hoá: là đơn vị sản xuất, ruộng đất vẫn là trung tâm của đời sống, sự chia sẻ lao động giữa chồng – vợ, bố mẹ - con cái vẫn được duy trì. Nh ưng bên cạnh gia đình truyền thống đã xuất hiện gia đình nửa truyền thống hay nửa nông nghiệp. Đó là những gia đình sản xuất nông nghiệp, sống ở nông thôn nh ưng có vợ hoặc chồng làm các công việc ngoài nông nghiệp. Đề tài sẽ đi sâu tìm hiểu một số vấn đề của gia đình nông thôn dưới tác động của đổi mới kinh tế, cụ thể là của vấn đề phụ nữ - người vợ, người mẹ trong gia đình di cư, từ đó tìm hiểu sự thay đổi vai trò của người đàn ông và người phụ nữ trong gia đình, sự thay đổi trong chức năng sản xuất, trong giáo dục và dạy dỗ con cái, nhận thức về đời sống gia đ ình và xã hội…. 1.3 Quan hệ gia đ ình Quan hệ gia đình là khái niệm rộng, bao hàm nhiều nội dung và các mối quan hệ tương tác qua lại giữa các thành viên trong gia đình.
  16. Quan hệ gia đình trong luận văn này tập trung chủ yếu vào mối quan hệ vợ chồng trên khía cạnh phân công công việc gia đ ình; mối quan hệ giữa người mẹ và việc chăm sóc giáo dục con cái; mối quan hệ giữa người con đối với việc chăm sóc người cao tuổi trong gia đình. Phân công lao động gia đình là khái niệm liên quan đến vai trò giới. Phân công lao động gia đình th ường đề cập đến việc ai làm gì trong gia đình và vì sao có sự phân công này. Xem xét sự phân công lao động trong gia đình có người phụ nữ di c ư có gì khác với gia đình bình thường, những khác biệt trong sự phân công lao động đó có tác động gì tới gia đình và bản thân những người phụ nữ di cư. Bạo lực gia đình là các hành vi dẫn đến hoặc có thể dẫn đến, làm tổn hại hoặc đau đớn về mặt thân thể, tình dục hay tâm lý đ ối với thành viên gia đình. Bạo lực gia đình là bạo lực xảy ra ở lĩnh vực riêng tư, thường là giữa những người thân theo pháp lý hoặc ruột thịt. Nạn nhân của bạo lực gia đình có thể là bất cứ ai song thường là phụ nữ, trẻ em, người già (Liên hợp quốc 1993) 1.4 Giáo dục và chăm sóc trẻ em Trẻ em là công dân Việt Nam d ưới 16 tuổi Nội dung giáo dục và chăm sóc trẻ em được thể hiện rất rõ trong Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em sửa đổi năm 2004/ Một trong các nguyên tắc thể hiện rất rõ trong Luật là không phân biệt đối xử với trẻ em bao gồm việc phân biệt trai gái, con đẻ hay con nuôi… Mọi trẻ em đều được bảo vệ, chăm sóc và được hưởng các quyền theo quy đ ịnh của Pháp luật. Các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện. 10 quyền cơ bản của trẻ em bao gồm: 1. Quyền được khai sinh, có quốc tịch 2. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức 3. Quyền được sống chung với cha mẹ
  17. 4. Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự 5. Quyền được chăm sóc sức khoẻ, trẻ dưới 6 tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh miễn phí ở cơ sở y tế công lập 6. Quyền được học tập 7. Quyền được vui chơi giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi và lành mạnh 8. Quyền được phát triển năng khiếu 9. Quyền được bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội 10. Quyền có tài sản. Trách nhiệm chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em thuộc về gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân. 1.5 Người cao tuổi và gia đình có người cao tuổi Người cao tuổi: Người cao tuổi được xác định dựa trên tiêu chí tuổi. Cụ thể là tất cả nh ững người từ 61 tuổi trở lên được coi là người cao tuổi. Cách xác định này có điểm thuận tiện là dựa trên số liệu về năm sinh, người nghiên cứu có thể dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận đối tượng cần đ iều tra. Gia đình có người cao tuổi: là gia đình có ít nhất một trong các thành viên là người cao tuổi. 2- Lý thuyết về di cư, cách tiếp cận 2.1- Lý thuyết đô thị hoá ra đời nhằm nhấn mạnh mối quan hệ giữa đô thị hoá và thu nhập bình quân. Lý thuyết này cho rằng những người dân nông thôn quyết định ra đi bởi họ bị việc làm với đồng lương cao ở thành phố hấp dẫn thu hút. Họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro hay bị thất nghiệp ngay tại thị trường lao động ở thành phố trong thời gian chờ đ ợi cơ hội thu nhập và việc làm với mức lương cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn. 2.2- Lý thuyết “hút – đẩy”:
  18. Các nhà xã hội học người Anh vào thế kỷ XIX đã bàn luận và đưa ra lý thuyết này, việc ra đời của lý thuyết gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra ở Anh. Họ cho rằng di cư để tìm kiếm cơ hội mới và để gạt bỏ rủi ro ở n ơi đang sống, lực hút bao giờ cũng lớn hơn lực đẩy đối với những người di cư. Thông thường người di cư sẽ lựa chọn giữa lực hút và lực đẩy, cuối cùng họ thường chọn lực hút bởi con người thường bị ước muốn tốt đẹp hơn thôi thúc di cư thay vì chạy khỏi tình thế không thoả mãn hiện thời. Everetts Lee (1966) đã xây dựng lý thuyết này trên cơ sở tóm tắt các quy luật di dân và phân loại các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quá trình di chuyển. Đó là những nhân tố cơ bản liên quan đến n ơi đi (lực đẩy) và n ơi đến (lực hút). - Lực đẩy: Là những yếu tố, đ iều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, chính trị, văn hoá…. ở vùng xuất phát không đáp ứng các nhu cầu sống (nhu cầu vật chất, tinh thần, nhu cầu về lao động – việc làm…) đã đẩy họ ra ngoài nơi họ đang sinh sống, khiến họ phải đ i tìm vùng đất mới nhằm thoả mãn các nhu cầu của họ. Trong quá trình di cư từ nông thôn ra đô thị, lực đẩy được xác đ ịnh tập trung là do sự khan hiếm về đất canh tác, thiếu việc làm, thừa lao động, tiền công ít ỏi, mong muốn tìm đến vùng đất hứa có khả năng kiếm việc làm, tăng thu nhập để đầu tư cho con cái học hành với mong muốn cải thiện cuộc sống của thế hệ tương lai… tại các vùng nông thôn. Ngoài ra còn có thể tính đến những yếu tố có tính phi kinh tế có tính đặc thù riêng của người di chuyển như các yếu tố tinh thần, tình cảm, đặc đ iểm cá nhân… - Lực hút: Là những điều kiện, yếu tố thuận lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội, chính trị, văn hoá ở nơi đ ến (vùng nhập cư) đã cuốn hút người di cư ở nơi khác di chuyển đến làm việc và sinh sống. Lực hút ở đô thị thường là cơ hội sống thuận tiện, có khả năng tìm kiếm việc làm có thu nhập cao h ơn, có triển vọng cải thiện đời sống hơn, thuận tiện trong sản xuất kinh doanh, có điều kiện tốt hơn về giáo dục, y tế, dịch vụ xã hội so với ở nông thôn.
  19. Tuy nhiên lý thuyết hút đẩy không phải là lý thuyết hoàn chỉnh có thể thuyết phục được tất cả mọi người vì nó không lý giải được tại sao trong cùng một hoàn cảnh có một số người di cư, còn số khác thì không. Trong đề tài này, lý thuyết hút đẩy được dùng để giải thích nguyên nhân di c ư của người phụ nữ, giải thích đ ược lý do thúc đẩy “ngư ời phụ nữ nông thôn rất găn bó với gia đình, làng xóm, coi trọng sự ổn định, không muốn có những biến đổi, ngại đi xa”[39;tr45] lại rời bỏ quê hương, thậm chí xa gia đ ình, chồng con để vào thành phố. 2.3- Lý thuyết mạng lưới xã hội Xác đ ịnh được các yếu tố cấu thành nên mạng lưới các quan hệ xã hội giữa các cộng đồng nơi đi và nơi đến, giữa người di cư và người không di cư, lý thuyết nhấn mạnh vai trò của mạng lưới xã hội này trong việc thúc đẩy quá trình di cư chi phối động lực và quyết định di cư và đặc biệt hướng di chuyển (lựa chọn nơi đến). Th ừa nhận ảnh hưởng quan trọng của các yếu tố kinh tế trong di cư, song theo lý thuyết mạng lưới xã hội thì ngay cả khi động lực kinh tế không còn mạnh mẽ và sự chênh lệch về mức sống giữa các khu vực không nhiều, di dân vẫn tiếp tục diễn ra với quy mô ngày càng lớn. Điều này là do quá trình di dân được duy trì và thúc đẩy cùng với sự phát triển của mạng lưới xã hội đã được hình thành theo thời gian. Do đó mọi nỗ lực nhằm can thiệp, tác động trực tiếp vào quá trình di cư sẽ không đem lại hiệu quả d ưới ảnh hưởng của mạng lưới xã hội này. 2.4- Lý thuyết xã hội học về di dân của E.G. Ravenstain (1885) Điểm mạnh của lý thuyết xã hội học về di dân của Ravenstain là đã khái quát hoá được những quy luật của di dân. Cụ thể như: - Trong một quốc gia , những người dân gốc thành phố, thị xã thường ít di chuyển hơn so với những người ở các vùng nông thôn. - Xác định động lực chính của di dân là động cơ kinh tế. - P hần lớn nữ giới di sân theo kho ảng cách ngắn hơn so với nam giới.
  20. Phát triển thêm lý thuyết của E.G. Ravenstain, một số nhà nghiên cứu khác đã dựa trên các quy luật của di dân của ông để xây dựng và phát triển sâu thêm những lý thuyết di dân mới như lý thuyết lực hấp dẫn xem xét mối quan hệ nghịch giữa số người di chuyển và khoảng cách di chuyển, hoặc lý thuyết cơ hội sống cho rằng khoảng cách cơ học không có ý nghĩa quan trọng, người di c ư lựa chọn định cư tại những nơi có các cơ hội cuộc sống mà họ chấp nhận được, cho dù khoảng cách di chuyển có thể lớn. Đó là cơ sở hình thành nên quyết định di dân. 2.5- Tiếp cận hệ thống Hệ thống xã hội được xã hội học sử dụng để chỉ một phức thể các bộ phận có các đặc trưng như: sự phụ thuộc lẫn nhau – sự biến đổi bộ phận này làm biến đổi bộ phận khác, cân bằng động – mỗi khi có sự thay đổi, các bộ phận có xu hướng biến đổi và kết hợp với nhau để lập lại trạng thái ổn đ ịnh; tính chỉnh thể - hệ thống là một chỉnh thể , một toàn thể các bộ phận liên kết với nhau tạo nên một thực thể tương đối bền vững, ổn định. Hệ thống xã hội được hiểu là phức thể bao gồm các cá nhân, các nhóm xã hội liên hệ lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể toàn vẹn. Xã hội học dùng phương pháp tiếp cận hệ thống để nghiên cứu tính tổ chức và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành hệ thống.[38 ; tr 109 – 168] Tiếp cận hệ thống cho phép xem xét xã hội nông thôn của địa bàn nghiên cứu như một hệ thống xã hội thu nhỏ. Có thể nhìn nhận xã hội nông thôn được nghiên cứu trong mối tương quan và tương tác với các hệ thống ngoài và khác với nông thôn. Ví như xem xét sự tương tác giữa nông thôn và đô thị, sự tương tác giữa cá nhân và cộng đ ồng, làng, xã. Theo quan điểm của Parsons, đó là đi từ cá nhân – cái vi mô đến xã hội – cái vĩ mô, ông gọi đó là “hệ thống trong hệ thống”[8] Cách tiếp cận hệ thống phổ quát và phổ dụng nhất là phân tích xã hội nông thôn theo các phạm trù xã hội cơ bản: 1) Các nhóm cấu thành xã hội nông thôn là những người dân nông thôn 2) Những người dân nông thôn có những mối quan hệ xã hội khác nhau
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2