intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Đối tượng và phương pháp trong toán học cổ điển

Chia sẻ: Tathimu Tathimu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

59
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Đối tượng và phương pháp trong toán học cổ điển" tập trung trình bày một số vấn đề: sự xuất hiện của ý tưởng về "chứng minh", phương pháp tiên đề, phương pháp tọa độ, ý tưởng về xấp xỉ, đại lượng vô cùng bé. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Đối tượng và phương pháp trong toán học cổ điển

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TRONG TOÁN<br /> HỌC CỔ ĐIỂN.<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1<br /> CHƯƠNG I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN. ............................... 2<br /> 1.1. Sự khởi sinh của các tư tưởng tiền Toán học. ................................................................ 5<br /> 1.2. Tư tưởng chứng minh. ..................................................................................................... 8<br /> 1.3. Các tiên đề và định nghĩa. .............................................................................................. 10<br /> 1.4. Hình học, từ Euclid đến Hilbert .................................................................................... 13<br /> 1.5. Số và đại lượng................................................................................................................ 18<br /> CHƯƠNG II. MỘT SỐ TƯ TƯỞNG TRONG ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH......................... 25<br /> 2.1. Tư tưởng về xấp xỉ. .......................................................................................................... 25<br /> 2.2. Những tiến bộ trong đại số.............................................................................................. 29<br /> 2.3. Phương pháp tọa độ ........................................................................................................ 32<br /> 2.4. Quan điểm về giới hạn và phép tính vô cùng bé. .......................................................... 38<br /> KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 49<br /> DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 50<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> David Hilbert, một trong những nhà toán học vĩ đại nhất mọi thời đại, có<br /> nói đại ý rằng, Toán học cũng giống như nhạc cổ điển: vừa đơn giản vừa đẹp.<br /> Cũng như trong âm nhạc, vẻ đẹp của toán học cổ điển còn mãi với thời gian.<br /> Ngày nay, đọc lại những trang “Cơ sở” của Euclid, ta vẫn ngạc nhiên thán phục<br /> trước sự chặt chẽ của lập luận, sự trong sáng của tư duy trong một công trình<br /> được viết đã hai ngàn năm.<br /> Tìm hiểu về đối tượng và phương pháp của toán học cổ điển là sự trở về<br /> với cội nguồn của những ý tưởng, những phương pháp toán học mà ta được học<br /> trong nhà trường. Hiểu được cội nguồn của nó, ta sẽ hiểu rõ hơn, sâu hơn, và sẽ<br /> có thể đi xa hơn. Sự hiểu biết đó cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho những người làm<br /> công tác giảng dạy toán học ở nhà trường.<br /> Vì những lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài cho luận văn này là “Đối tượng và<br /> phương pháp trong toán học cổ điển”.<br /> Tất nhiên, không thể đề cập đến toàn bộ vấn đề rộng lớn như tên gọi của<br /> luận văn. Chúng tôi chỉ tập trung trình bày ở đây một số vấn đề sau:<br /> -<br /> <br /> Sự xuất hiện của ý tưởng về “chứng minh”<br /> <br /> -<br /> <br /> Phương pháp tiên đề.<br /> <br /> -<br /> <br /> Phương pháp tọa độ<br /> <br /> -<br /> <br /> Ý tưởng về xấp xỉ<br /> <br /> -<br /> <br /> Đại lượng vô cùng bé.<br /> <br /> Nội dung của luận văn được viết dựa vào các tài liệu liệt kê trong phần Tài<br /> liệu tham khảo, đặc biệt là cuốn sách ”Mathematics – the music of reason” của<br /> J. Dieudonné.<br /> <br /> 1<br /> <br /> Thang Long University Libraty<br /> <br /> CHƯƠNG I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN.<br /> <br /> Vào thời văn minh cổ đại, nhằm đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống<br /> hàng ngày và xây dựng quy trình tính toán số học và các phép đo lường không<br /> gian, từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, người Hy Lạp, bằng cách phân tích<br /> chuỗi suy luận ẩn sau những qui trình đó, đã tạo ra một phương thức tư duy<br /> hoàn toàn mới. Trong chương này, chúng tôi sẽ cố gắng làm rõ những khía cạnh<br /> thiết yếu trong toán học Hy Lạp và sự phát triển đến mức không ngờ, đặc biệt<br /> hiệu quả, mà nó mang lại cho các nhà toán học vào giữa thời kỳ phục hưng cho<br /> đến cuối thế kỷ thứ 18.<br /> Chúng ta sẽ chỉ tập trung vào 2 nền tảng đặc trưng của Toán học Hy Lạp.<br /> 1) Ý tưởng về chứng minh: bằng một chuỗi suy luận lô gic xuất phát từ<br /> những mệnh đề, định đề, tiên đề chưa được chứng minh. Cần phải nhấn<br /> mạnh rằng ý tưởng này chỉ có thể trở thành hiện thực nhờ vào kỹ năng<br /> suy luận logic bởi những người đã được nuôi dưỡng từ những trường phái<br /> Triết học Hy Lạp. Một ví dụ nổi bật là nguyên tắc “chứng minh phản<br /> chứng”, một phương pháp đã được các nhà logic học làm sâu sắc thêm và<br /> đã trở thành một trong những trụ cột của lập luận toán học.<br /> 2) Những đối tượng mà các nhà toán học cùng quan tâm đều mang những<br /> tên gọi thường được sử dụng trong các tính toán thực tế như: số, hình học<br /> và độ lớn. Tuy nhiên, ngay từ thời của Plato, các nhà toán học đã lưu ý<br /> rằng dưới những tên gọi đó, họ đang lập luận về những thực thể hoàn toàn<br /> khác, những thực thể phi vật chất, nhận được “bằng cách trừu tượng” từ<br /> đối tượng cảm nhận bởi giác quan của chúng ta, nhưng chúng chỉ là hình<br /> ảnh của những đối tượng đó.<br /> Như sẽ chỉ ra trong mục 1.3, phần nói về lược đồ trong hình học, sự khác<br /> nhau đến mức nào của những tính chất được gán bởi các tiên đề cho các đối<br /> <br /> 2<br /> <br /> tượng “trìu tượng” của hình học với những “hình ảnh” của chúng, và những khó<br /> khăn phát sinh trong việc tìm kiếm một từ phù hợp để định nghĩa những đối<br /> tượng này . Để có thể hiểu rõ hơn về những ý tưởng này, chúng ta sẽ không<br /> dừng lại ở đây để theo dõi chi tiết thăng trầm lịch sử của những khái niệm. Thay<br /> vào đó, chúng ta sẽ trình bày những ý tưởng mà Pasch và Hilbert đã thực hiện<br /> vào cuối thế kỷ thứ 19. Hai nhà toán học này đã khắc phục những thiếu sót<br /> nhưng vẫn giữ nguyên phương pháp tiên đề Euclid trong tinh thần ban đầu của<br /> nó. Họ đã xóa bỏ vĩnh viễn những khó khăn, bằng cách nêu rõ chính các tiên đề<br /> xác định các đối tượng toán học.<br /> Cũng tương tự như vậy, mục 1.4 được dành để trình bày các đối tượng<br /> toán học mà “hình ảnh” của chúng là các số và những đại lượng của các thực thể<br /> thông qua nhận thức bằng cảm quan của chúng ta. Đặc tính “trừu tượng” của<br /> toàn bộ các con số đã luôn hiện hữu trong Toán học Hy lạp, và sự trình bày của<br /> Euclid về quan hệ chia hết của các số và số nguyên tố vẫn còn thích hợp trong<br /> việc giảng dạy ngày nay. Mặc dù vậy, không giống như trong hình học, các con<br /> số không được đặt trong dạng lý thuyết tiên đề .<br /> Ngược lại, việc khám phá ra đại lượng vô ước đã mang lại một cuộc<br /> khủng hoảng trong quan niệm của các nhà Toán học Hy Lạp về phép đo độ lớn.<br /> Có vẻ như trên thực tế những người theo trường phái Pytagore trước kia đã luôn<br /> chấp nhận rằng khi một đơn vị được chọn cho một loại đại lượng, thì mọi đại<br /> lượng cùng loại là “thông ước” với đơn vị này –có thể gọi đó là một số hữu tỷ.<br /> Để vượt qua những khó khăn này, người Hy Lạp đã tạo ra những đối tượng<br /> Toán học mới, cụ thể là tỷ số giữa các đại lượng cùng một loại. Các tỷ số này<br /> được định nghĩa một cách tiên đề sao cho tỷ số giữa các đại lượng cùng loại với<br /> một đơn vị đã chọn cho chúng lập nên một phần của cái mà ta gọi là tập các số<br /> thực dương. Phần này chứa các số hữu tỷ và một số số vô tỷ, tuy nhiên nó chưa<br /> cho phép chỉ ra rõ được hết các phần tử chứa trong đó.<br /> <br /> 3<br /> <br /> Thang Long University Libraty<br /> <br /> Chắc chắn vì lý do triết học, nên các nhà toán học của trường Plato đã<br /> quan sát thấy những điều cấm kỵ trong việc vận dụng ba loại độ lớn hình học là:<br /> chiều dài, diện tích và thể tích. Ví dụ, bạn không thể cộng các số chiều dài với<br /> số đo diện tích, và tích của số đo hai chiều dài lại là số đo một diện tích (hoặc<br /> tích của ba chiều dài là số đo một thể tích), chứ không phải là số đo chiều dài.<br /> Mặc dù hình học có thể tự thích nghi với những hạn chế trên, nhưng những hạn<br /> chế đó đã làm cho không thể thực hiện các phép tính đại số như chúng ta vẫn<br /> thực hiện ở các số thực. Phải đến Descartes mới ngăn việc thực hiện những phép<br /> toán như vậy, mặc dù có một số các nhà toán học đã đề nghị việc này từ hàng<br /> thế kỷ trước. Từ thời kỳ này trở đi “tỷ số” giữa các đại lượng cùng một loại<br /> được đồng nhất với các số thực, mà không cần thiết phải chỉ rõ loại cần được<br /> xem xét.<br /> Trong mục 2.2 và 2.3, chúng ta sẽ chỉ ra, cùng với việc phát minh ra các<br /> ký hiệu thuận tiện vào thời Trung cổ và thời kỳ Phục hưng, cuộc cải cách này đã<br /> tạo nên không chỉ sự phát triển của đại số, mà còn tạo ra phát minh về phương<br /> pháp toạ độ, một mặt cho ta một mô hình đại số của hình học Euclid, mặt khác<br /> hiện thực hóa một tư tưởng chung về hàm thực của một biến số thực, một ý<br /> tưởng vẫn chưa được người Hy Lạp biết đến.<br /> Cuối cùng trong mục 2.1 và 2.4 chúng ta giới thiệu về hai trong những tư<br /> tương cơ bản nhất của toán học, là xấp xỉ và giới hạn, cái này suy ra từ cái kia.<br /> Các nhà toán học Hy Lạp thường giải quyết các vấn đề đại số bằng hình học<br /> “dựng hình”; Ví dụ như Euclid đã đưa ra việc xây dựng căn bậc hai của một “tỷ<br /> số” bằng giao điểm của một đường tròn và một đường thẳng, và tương tự như<br /> vậy Menaechmus đã xây dựng căn bậc ba bằng giao điểm của hai đường conic.<br /> Tuy nhiên chúng ta cũng nhận thấy một tư tưởng khác của Euclid về việc xác<br /> định số đo diện tích của hình phẳng không là đa giác: ông đặt hình phẳng này<br /> vào giữa hai dãy hình đa giác, mà hiệu diện tích của chúng dần đến không. Ý<br /> tưởng này đã được Acimet sử dụng lặp đi lặp lại, được tổng quát hóa vào thế kỷ<br /> <br /> 4<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2