intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Giảm chi phí kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không

Chia sẻ: Nguyen Bao Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

117
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nền kinh tế thị trường, dưới áp lực ngày càng tăng lên một cách mạnh mẽ của cạnh tranh, của một nền kinh tế dư thừa hàng hoá thì bán hàng giống như: “Một bước nhảy nguy hiểm chết người” sẽ trở nên phức tạp hơn với độ rủi ro cao hơn. Để tiêu thụ được hàng hóa trong điều kiện có nhiều doanh nghiệp cùng bán các sản phẩm tương tự đòi hỏi doanh nghiệp phải kinh doanh những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng, chất lượng tốt, và giá cả cạnh tranh. Lợi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Giảm chi phí kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không

  1. Luận văn Giảm chi phí kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không
  2. LỜI MỞ ĐẦU Trong n ền kinh tế thị trường, dưới áp lực ngày càng tăng lên một cách mạnh m ẽ của cạnh tranh, của một nền kinh tế dư thừa h àng hoá thì bán hàng giống như: “Một bước nhảy nguy hiểm chết người” sẽ trở nên phức tạp hơn với độ rủi ro cao h ơn. Để tiêu thụ được hàng hóa trong điều kiện có nhiều doanh nghiệp cùng bán các sản phẩm tương tự đòi hỏi doanh nghiệp phải kinh doanh những sản phẩm phù h ợp với nhu cầu của khách h àng, chất lượng tốt, và giá cả cạnh tranh. Lợi nhuận luôn được coi là một đối tượng được tìm kiếm, là mục tiêu trước m ắt, lâu d ài và thường xuyên của kinh doanh thương m ại cũng nh ư các hoạt động kinh doanh khác. Lợi nhuận là khoản dôi ra khi so sánh giữa doanh thu và chi phí kinh doanh. Muốn có lợi nhuận thì doanh nghiệp phải bán được hàng, phải có thị trường, có khách hàng và đặc biệt là ph ải giảm được các khoản chi phí kinh doanh không cần thiết đến mức tối thiểu. Để tiến h ành ho ạt động kinh doanh th ương mại, doanh nghiệp cần phải chi phí kinh doanh: Có chi mới có thu. Chi phí kinh doanh trở thành một bộ phận quan trọng và không thể thiếu đ ược của mọi quá trình kinh doanh, đó là các khoản chi phí bắt đầu từ việc tạo nguồn mua h àng, đ ến chi phí lưu thông, chi cho nộp thuế và bảo hiểm Sau một thời gian thực tập và tìm hiểu về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không, em thấy chi phí kinh doanh chiếm một tỷ trọng rất lớn so với doanh số b án ra của Công ty, điều này làm cho lợi nhuận của Công ty giảm xuống một cách rõ rệt. Vì vậy em quyết định chọn đề tài: “Giảm chi phí kinh doanh của Công ty cổ p hần xuất nhập khẩu Hàng không ”. Thông qua đề tài này, em muốn đi sâu tìm h iểu nguyên nhân tại sao chi phí kinh doanh của Công ty cao đến vậy và tìm ra các b iện pháp để cắt giảm chi phí đến mức thấp nhất nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài nghiên cứu đư ợc kết cấu thành 3 chương:
  3. Chương I:Những cơ sở về giảm chi phí kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không. Chương II: Thực trạng chi phí kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không. Chương III: Một số kiến nghị và biện pháp để giảm chi phí kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không.
  4. CHƯƠNG I NHỮNG CƠ SỞ VỀ GIẢM CHI PHÍ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PH ẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG 1 .1 Chi phí kinh doanh và giảm chi phí kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không 1 .1.1 K hái niện và phân loại chi phí kinh doanh 1.1.1.1 Khái niệm chi phí kinh doanh Bất kì một doanh nghiệp n ào khi tiến h ành ho ạt động sản xuất kinh doanh đ ều phải so sánh kết quả giữa doanh thu kinh doanh và chi phí kinh doanh để xem hoạt động sản xuất kinh doanh của mình có thu được hiệu quả hay không? Doanh thu và chi phí kinh doanh chính là hai yếu tố cơ bản để cấu thành nên lợi nhuận, quyết định sự sống còn của một công ty. Doanh thu tăng, chi phí không đổi hoặc giảm xuống sẽ làm tăng lợi nhuận. Công việc của một nhà quản trị kinh doanh thương mại không những làm tăng doanh thu mà còn ph ải làm giảm chi phí bình quân trên mỗi đ ơn vị sản phẩm. Vậy chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thương m ại là gì? Chi phí kinh doanh được hiểu như th ế n ào để ta có thể nắm bắt được bản chất của nó, từ đó tìm ra những biện pháp tích cực và hữu hiệu giảm chi phí cho doanh nghiệp. “Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là tất cả các khoản chi phí từ khi mua hàng cho đ ến khi bán hàng và bảo hành hàng hoá cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định”. Thực chất, chi phí kinh doanh là các khoản chi phí về lao động sống và lao động vật hoá biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp thương m ại đ ã chi ra để mua bán hàng hoá dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với doanh nghiệp thương m ại, kết quả và hiệu quả của hoạt động kinh doanh gắn liền với chi phí kinh doanh và quản trị chi phí kinh doanh. Khi chi phí biên lớn h ơn doanh thu thì doanh nghiệp thương mại không những không có lợi nhuận m à còn b ị lỗ vốn nữa. Do vậy, chi phí kinh doanh luôn là sự quam tâm của cả doanh
  5. n ghiệp và giảm chi phí kinh doanh là một trong những vấn đề chủ yếu nhất của quản trị kinh doanh của doanh nghiệp thương m ại. 1.1.1.2 Phân loại chi phí kinh doanh Có rất nhiều cách để phân loại chi phí kinh doanh khác nhau và theo mỗi tiêu chí ta lại có những loại chi phí kinh doanh riêng. Theo sự phụ thuộc vào tổng mức lưu chuyển có: i) Chi phí kinh doanh cố định (gọi tắt là đ ịnh phí) là các khoản chi phí không - b iến đổi hoặc ít biến đổi khi tổng mức lưu chuyển của doanh nghiệp thương m ại tăng lên hay giảm xuống. Đó là các kho ản như: Chi phí tiền lương cho giám đốc đ ã thuê trong hợp đồng, chi phí khấu hao nhà kho, cửa h àng, tiền trả lãi vay, chi phí quản lí. Chi phí kinh doanh biến đổi (gọi là biến phí) là các khoản chi phí kinh doanh - tăng lên hay giảm xuống khi tổng mức lưu chuyển tăng lên hay giảm xuống. Chi phí kinh doanh biến đổi tỷ lệ thuận với khối lư ợng vật tư hàng hoá mua vào bán ra, giá cả vật tư hàng hoá và dịch vụ trên thị trường. Chi phí n ày bao gồm: Chi phí mua h àng; chi phí vận tải, bốc dỡ h àng hoá; chi phí bảo quản; chi phí bán hàng… Theo mức chi phí và tiến trình th ực hiện chi phí ii) Chi phí bình quân: là số tiền chi phí tính cho một đơn vị hàng hóa bán ra trung - b ình Chi phí biên: là mức tăng tổng chi phí khi khối lượng h àng hoá hoặc dịch vụ - b án ra tăng thêm một đơn vị Theo chi phí kế toán và chi phí kinh tế iii) Chi phí kế toán: là cho phí được ghi chép những khoản chi phí bằng tiền theo - th ời gian lúc chi phí và các kho ản chi phí tính toán bằng tiền. Chi phí kế toán bao gồm các chi phí từ khi mua hàng cho đến khi bán h àng được ghi chép rõ ràng, có th ể kiểm tra, kiểm soát được bằng các hoá đơn, chứng từ, sổ sách kế toán. Chi phí kinh tế (hay còn gọi là chi phí cơ hội): là các khoản chi phí bị mất đi - do không sử dụng các nguồn lực nh ư vốn, lao động, công n ghệ theo phương thức sử dụng tốt nhất. Chi phí kinh tế là chi phí lựa chọn trong việc sử dụng các nguồn lực
  6. trong hoạt động kinh doanh. Sử dụng chi phí cơ hội có thể giúp cho nhà kinh doanh lựa chọn và đánh giá việc lựa chọn sử dụng các nguồn lực tốt nhất. Ngoài ba cách phân lo ại n êu trên, các doanh nghiệp thương mại còn phân lo ại chi phí kinh doanh theo các yếu tố của chi phí như: Chi phí lao động quá khứ, chi phí lao động sống, chi phí lãi vay, chi phí cho khoa học công nghệ, bí quyết kĩ thuật kinh doanh và các khoản thiệt hại khác…Sự phân chia chi phí kinh doanh luôn phụ thuộc vào hình thức và mục tiêu của cả hệ thống tính toán doanh nghiệp. Đương nhiên sự phân chia này phải chú ý đến tính thống nhất giữa quản trị chi phí kinh doanh và kế toán tài chính. Một sự phân chia khoa học chi phí kinh doanh phát sinh phải dẫn đến kết quả là ít hao phí nhất mà vẫn đảm bảo hiệu qủa. 1 .1.2 Sự cần thiết và ý nghĩa của giảm chi phí kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không 1.1.2.1 Sự cần thiết phải giảm chi phí kinh doanh Trong điều kiện nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, kế hoạch đư ợc xây dựng tập trung thống nhất trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân và được đ ưa xuống cụ thể hoá ở cấp xí nghiệp.Việc phân phối nguồn lực sản xuất (nhân lực, thiết bị, vật tư, tài chính), việc tiêu thụ sản phẩm cũng như việc sử dụng các công cụ, đòn bẩy kinh tế khác như giá cả, lợi nhuận, tiền lương, tiền thưởng đều tuân theo nguyên tắc tập trung thống nhất trong to àn bộ nền kinh tế quốc dân. Dư ới cơ chế này, thực chất xí nghiệp chỉ là một cấp thực hiện kế hoạch, bộ máy xí nghiệp có nhiệm vụ chỉ huy xí nghiệp thực hiện kế hoạch Nh à nước giao cho. Vì thế nhu cầu về thông tin kinh tế cấp xí nghiệp chủ yếu là nhu cầu thông tin hướng ngoại: Cung cấp các thông tin kinh tế theo yêu cầu của cấp trên xí nghiệp để các cơ quan quản lý cấp trên xí n ghiệp ra các quyết định cần thiết. Do cách tổ chức thông tin kinh tế như vậy mà ở các xí nghiệp hoạt động trong cơ ch ế kế hoạch hoá tập trung bao cấp chỉ tồn tại công tác kế toán tài chính với đặc trưng cơ bản là do Nhà nước quy định theo một cách thống nhất và mang tính bắt buộc với mọi xí nghiệp. Vì vậy vấn đề chi phí chưa được coi trọng một cách đúng mức.
  7. Trong cơ ch ế kinh tế mới: Cơ ch ế của nền kinh tế thị trường, khi sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt quyết định đến sự sống còn của mỗi doanh nghiệp thì nhu cầu thông tin là cơ sở để các nhà quản trị ra các quyết đinh kinh tế. Khi đó, nhu cầu thông tin bên ngoài vẫn rất cần thiết. Trước hết nó phục vụ cho công tác quản lý vĩ mô của Nhà nước - tức là thông tin cung cấp cho các cơ quan quản lý Nh à nước. Các thông tin n ày phải đảm b ảo tính thống nhất, do vậy nó phải đ ược quy định thống nhất phù hợp với các yêu cầu quản lí vĩ mô và đảm bảo tính “kiểm tra” được của các cơ quan kiểm tra, đặc b iệt là kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Bên cạnh đó, còn nhiều đ ơn vị, cá nhân khác cũng cần và có quyền đ òi hỏi doanh nghiệp phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho họ để họ biết đư ợc, kiểm tra được thực tế hoạt động kinh doanh của doanh n ghiệp và từ đó có các quyết định cần thiết liên quan đến lợi ích kinh tế của họ trong mối quan hệ với doanh nghiệp. Đối tượng nằm trong số n ày trước hết phải kể đến những người chủ sở hữu doanh nghiệp, những người chủ nợ, khách h àng, công đoàn doanh nghiệp với tư cách là ngư ời đại diện cho lợi ích của công nhân, viên chức,….cũng có yêu cầu và có quyền được pháp luật bảo đảm về việc doanh n ghiệp phải cung cấp cho họ các thông tin cần thiết đã nói ở trên. Đây là điều kiện đ ể đảm bảo kinh doanh phải đúng pháp lu ật và quyền lợi kinh tế của mọi đối tượng kinh doanh, ph ải được đảm bảo bằng pháp luật. Mặt khác, khi chuyển sang cơ ch ế kinh tế mới, mỗi doanh nghiệp dù là doanh nghiệp Nhà nước hay ngoài quốc doanh đều là đơn vị kinh tế độc lập, mọi doanh nghiệp đều ph ải tự quyết định kế hoạch kinh tế của mình trên cơ sở nắm bắt nhu cầu thị trường và hiểu thật rõ năng lực của bản thân doanh nghiệp. Thực chất của hoạt động quản trị doanh nghiệp là quá trình chuẩn bị và ra các quyết định quản trị phù h ợp nhất với mục tiêu đ ặt ra. Để làm đư ợc điều hày không thể thiếu được các thông tin về chi phí kinh doanh của cả quá trình xảy ra trong quá khứ và hiện tại do quản trị chi phí kinh doanh chuẩn bị và cung cấp. Nghiên cứu và xem xét chi phí kinh doanh để quản trị chi phí kinh doanh giúp nhà quản trị doanh nghiệp điều khiển các quá trình kết hợp các yếu tố kinh
  8. doanh thực hiện mục tiêu với thời hạn ngắn nhất, gạt bỏ nhanh nhất những khuynh hướng phát triển không mong muốn và từ đó có thể “lái” quá trình kết hợp các yếu tố trở lại theo quỹ đạo kế hoạch đ ã vạch. 1 .1.2.2 Ý nghĩa của việc giảm chi phí kinh doanh Từ sự cần thiết của việc giảm chi phí kinh doanh thì ý nghĩa của giảm chi phí kinh doanh là gì? Như ta đ ã biết một công thức chung làm kim ch ỉ nam dẫn đường cho mọi doanh nghiệp là: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí Khi doanh thu không đổi, chi phí kinh doanh giảm sẽ làm cho lợi nhuận tăng lên. Lợi nhuận vốn là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Đó là b ề mặt nổi mà ta có thể nhìn thấy trực tiếp được. Còn ẩn sau việc giảm chi phí kinh doanh là gì? Đó là m ột phương pháp quản trị chi phí kinh doanh sáng tạo và có khoa học. Giảm chi phí kinh doanh tức là đã nghiên cứu thị trường, khách hàng, đối tác một cách chính xác để có một khối lượng hàng hoá mua vào đúng, đủ, phù hợp với nhu cầu, giảm tối đa h àng hoá tồn kho. Giảm chi phí kinh doanh tức là đã tổ chức vận tải, bốc dỡ, bảo quản thu mua, tiêu thụ, chi phí hao hụt, chi phí quản lý hàng chính một cách có khoa học, tránh lãng phí không cần thiết. Giảm chi phí kinh doanh tức là đã sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả, đúng người đúng việc, phát huy đ ược sở trường của mỗi cá nhân từ đó ghóp phần nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống người lao động. Xét trên tầm vĩ mô: Giảm chi phí kinh doanh sẽ tránh được sự lãng phí n guồn lực cho xã hội, cho đất nước. Bởi nguồn lực về vốn, con người và công ngh ệ không phải là vô hạn ma có giới hạn. Giảm chi phí kinh doanh còn thể hiện trình độ phát triển của mỗi quốc gia trong việc sử dụng và quản lý nguồn lực để tạo ra của cải vật chất cho quốc gia đó. Muốn làm được điều này thì bộ máy quản trị doanh nghiệp cần có các thông tin kinh tế bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Chất lượng của các quyết định quản
  9. trị doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào số lượng và chất lượng của các thông tin kinh tế m à bộ máy quản trị có trong tay. Thông tin kinh tế bao gồm thông tin b ên ngoài doanh nghiệp và thông tin bên trong doanh nghiệp. Thông tin bên ngoài hay còn gọi là thông tin về môi trường kinh doanh như môi trường chính trị, pháp luật, môi trường kỹ thuật công nghệ, đ iều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng… Các thông tin này có đư ợc từ việc thu thập các thông tin công bố và thông qua công tác nghiên cứu thị trường. Thông tin bên trong là các thông tin nội bộ doanh nghiệp như m ặt hàng kinh do anh, hoạt động Marketing, yếu tố về tài chính, thương hiệu …Đây là những yếu tố doanh nghiệp có th ể kiểm soát được.Các thông tin bên trong hoàn toàn do doanh nghiệp tự tổ chức thu thập, xử lý, lưu trữ cũng như đưa vào sử dụng.Quản trị chi phí kinh doanh là công cụ chủ yếu cung cấp các thông tin kinh tế b ên trong cho bộ máy quản trị doanh n ghiệp, làm cơ sở cho việc ra các quyết định và là một công cụ không thể thiếu được của quản trị kinh doanh. Do vậy quản trị chi phí kinh doanh đ ược tổ chức nhằm thoả m ãn các nhu cầu thông tin bên trong doanh nghiệp nên nó không mang tính bắt buộc. Nhờ có quản trị chi phí kinh doanh m à toàn bộ các giá trị hao phí được tập hợp và hạch toán không phụ thuộc vào việc chúng có gắn liền với các dòng vận động tiền tệ hay không và cũng không phụ thuộc vào việc liệu có dẫn đến giá trị chi phí tài chính tương đương hay không? Nhờ đó các thông tin chi phí kinh doanh khác nhau được tập hợp,chế biến, lưu trữ và tiếp tục đưa vào sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Quản trị chi phí kinh doanh đ ể kế hoạch hoá, để điều khiển có kết quả và h iệu quả các quá trình kinh tế diễn ra, bộ máy quản trị doanh nghiệp phải luôn tìm cách để xác định được quá trình kinh doanh của doanh nghiệp có thể và cần phải d iễn ra trong tương lai như thế nào?
  10. 1 .2 Nội dung chi phí kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không 1 .2.1 Chi phí mua hàng Chi phí mua hàng là khoản tiền mà doanh nghiệp thương m ại phải chi trả cho các đơn vị nguồn hàng về số lượng hàng đã mua. Kho ản chi phí này phụ thuộc vào khối lượng, cơ cấu h àng hoá đ ã mua và đ ơn giá của một đơn vị h àng hoá. Chi phí mua hàng là khoản chi lớn nhất của kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Nó h ình thành nên khối lượng và cơ cấu hàng hoá dự trữ ở doanh nghiệp thương mại. Nguồn tiền để trả cho chi p hí mua hàng là vốn lưu động của doanh nghiệp thương m ại, ngo ài ra doanh nghiệp còn ph ải huy động một phần đáng kể từ vốn vay hoặc vốn ứng trước của đơn vị nguồn hàng, bạn hàng ho ặc khách hàng. Cùng một loại hàng hoá nhưng có nhiều mẫu m ã, giá cả, chất lư ợng khác nhau, cần phải lựa chọn mặt hàng có ch ất lượng tốt, thương hiệu nổi tiếng, ưu th ế về tính năng, công dụng hoặc tiêu hao nhiên liệu, hiện đại phù h ợp với xu thế tiêu dùng của khách hàng (còn gọi là theo mốt). Bởi vì đối với doanh nghiệp thương mại việc lựa chọn nguồn h àng phải đảm bảo hàng mua bán được trên thị trư ờng hiện tại. Quyết định mua hàng của doanh nghiệp thương mại là đơn giá hàng mua cộng với các chi phí ước tính: chi phí về lưu thông, thu ế, và lãi vay ngân hàng so với giá ở thị trường bán ph ải có lãi. Mức lãi cao hay th ấp tuỳ thuộc vào sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán, khối lượng hàng mua, nhu cầu thị trường và nguồn cung ứng cũng nh ư đối thủ cạnh tranh. Trong cơ chế thị trường, sự biến động giá cả h àng mua theo nhu cầu của thị trường và mức khan hiếm của nguồn hàng. Do vậy, doanh nghiệp thương m ại cần liên tục theo dõi động thái giá cả và xu hướng giá cả của nguồn hàng đ ể từ đó có chiến lược nguồn h àng, đa dạng hóa nguồn hàng… để doanh nghiệp thương m ại luôn ổn định nguồn hàng, h ạn chế đến mức tối đa sự “chông chênh” của nguồn hàng và lực lượng dự trữ mỏng ở doanh nghiệp thương m ại. Đối với doanh nghiệp thương mại việc tạo nguồn và mua hàng là khâu đầu tiên của quá trình kinh doanh. Mục đích của tạo nguồn và mua hàng là để có được
  11. n guồn h àng chắc chắn, ổn định, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Nội dung của chi phí tạo nguồn và mua hàng bao gồm những điểm chính sau đây. 1.2.1.1 Chi phí nghiên cứu nhu cầu mặt hàng của khách hàng Nhu cầu của con người vô cùng đa d ạng và phong phú, nhiệm vụ của nh à quản trị doanh nghiệp thương mại là phải phát hiện ra nhu cầu có khả năng thanh toán được và đáp ứng nhu cầu đó. Nghiên cứu nhu cầu mặt hàng của khách hàng về quy cách, cỡ loại, số lượng, trọng lượng, màu sắc, thời gian, địa điểm bán h àng, giá cả hàng hoá, dịch vụ là vấn đề đầu tiên và h ết sức quan trọng với doanh nghiệp thương mại. Bộ phận tạo nguồn và mua hàng ở d oanh nghiệp phải nắm đư ợc loại h àng hoá của m ình thoả mãn nhu cầu khách hàng nào, khối lượng, chất lượng m à khách hàng cần, thời gian, đ ịa điểm cần. Điều cũng quan trọng không kém khi doanh nghiệp th ương mại nghiên cứu nhu cầu mặt hàng của khách h àng đó là tính tiên tiến của mặt h àng doanh nghiệp cung cấp và xu hướng của khách hàng đối với m ặt hàng mà doanh nghiệp th ương mại đang kinh doanh. Các mặt hàng tiên tiến h ơn, hiện đại hơn và cả h àng thay thế cũng như sự đáp ứng nhu cầu trên thị trường của các đối thủ cạnh tranh… chỉ nắm chắc được các thông tin trên thì việc tạo n guồn và mua hàng m ới tránh được sai lầm, khắc phục được hiện tượng lạc hậu về công nghệ và kiểu dáng, hàng bị ứ đọng, chậm tiêu thụ, giá cao không bán được, không đáp ứng đúng thời gian, đúng địa điểm… Trong giai đoạn này, việc thu thập thông tin từ khách hàng, từ thị trường là công cụ để giúp các nhà quản trị doang nghiệp ra quyết định kinh doanh, chi phí cho việc điều tra nghiên cứu khách h àng, m ặt hàng, chi phí cho việc thu thập, xử lý dữ liệu, chi phí nhân lực, quản lý là rất lớn. 1.2.1.2 Chi phí để nghiên cứu thị trường nguồn hàng Nguồn h àng của doanh nghiệp thương m ại là do các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các trang trại, hộ gia đình, hợp tác xã… sản xuất ra. Tu ỳ theo mặt hàng mà doanh nghiệp thương m ại kinh doanh là mặt hàng tư liệu sản xuất hay mặt hàng tư liệu tiêu dùng, hình thức là chuyên doanh hay tổng hợp
  12. m à doanh nghiệp thương mại phải tìm nguồn h àng từ các doanh nghiệp sản xuất m ặt hàng trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngo ài. Tiến h ành nghiên cứu thị trường nguồn hàng, doanh nghiệp thương m ại với mục đích nắm được khả năng của các nguồn cung ứng loại h àng về số lượng, chất lượng, địa điểm của đơn vị nguồn hàng. Doanh nghiệp thương m ại cũng cần nghiên cứu xác định doanh nghiệp nguồn hàng là người trực tiếp sản xuất kinh doanh hay là doanh nghiệp trung gian, địa chỉ, nguồn hàn g, kh ả năng sản xuất và cả chính sách tiêu thụ hàng hoá của các đ ơn vị nguồn hàng. Cần đặc biệt chú ý đến chất lượng hàng hoá, tính tiên tiến của mặt hàng, giá cả, thời hạn giao hàng, phương thức giao nhận, kiểm tra chất lượng, bao gói, vận chuyển… và phương thức thanh toán. Với nguồn h àn sản xuất trong nước, cần phải đến tận nơi kiểm tra kiểm tra về tính xác thực, uy tín, chất lư ợng của loại h àng và chủ h àng. Với nguồn hàng nhập khẩu, cần thông qua các th ương vụ, tham tán thương m ại, các tổ chức hỗ trợ thương m ại của Việt Nam ở trong nước cũng như nước ngoài. Sau khi tiến hành nghiên cứu về bạn h àng, doanh nghiệp thương mại sẽ ra quyết định lựa chọn bạn h àng. Quyết định chọn bạn h àng sẽ ảnh hưởng đến sự ổn đ ịnh và chắc chắn của nguồn hàng. Doanh nghiệp thương mại có những bạn hàng tin cậy, thiết lập được mối quan hệ truyền thống, trực tiếp và lâu dài để từ đó có một nguồn hàng ch ất lượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách h àng, tạo uy tín cho doanh nghiệp th ương mại với khách h àng của m ình. Có nhiều phương pháp n ghiên cứu thị trường nguồn h àng, đ ặc biệt là nguồn hàng mới. Thông qua khảo sát thực tế, thông qua hội trợ, triển lãm thương mại, thông qua internet, thông qua quảng cáo, xúc tiến thương m ại, thông qua xác trung tâm giới thiệu hàng hoá, các b áo, tạp chí chuyên ngành… 1.2.1.3 Chi phí cho việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá Đó là các chi phí giao d ịch, kí kết hợp đồng. Sau khi đã chọn đư ợc đối tác phù hợp với yêu cầu và điều kiện của doanh nghiệp thương m ại thì doanh nghiệp sẽ thiết lập mối quan hệ kinh tế, thương m ại với đối tác để hai bên hợp tác giúp đỡ lẫn nhau thoả m ãn yêu cầu của mỗi bên. Yêu cầu của b ên mua là khối lượng, cơ cấu
  13. h àng mua, chất lượng, quy cách, cỡ loại, mẫu mã, màu sắc, bao b ì, đóng gói, đ ịa đ iểm giao hàng, phương th ức thanh toán. Yêu cầu của bên bán về phương thức thanh toán, phương thức giao nhận, kiểm tra hàng hoá. Hai bên mua bán cần có sự thương th ảo và ký kết được với nhau bằng vác hợp đồng mua bán hàng hoá. Hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa chính là cam kết của hai bên về quyền và nghĩa vụ của mỗi b ên trong mối quan hệ trao đổi hàng hoá. Để tạo sự tin tưởng lẫn nhau trong mua bán hàng hoá, hai bên có thể cho phép kiểm tra ngay từ khi h àng hoá được sản xuất ra. Bên mua có thể cử người đếm n ơi sản xuất xem xét quy trình côn g nghệ, chất lượng hàng hoá, quy cách đóng gói hoặc có thể thông qua các cơ quan kiểm tra chất lượng hàng hoá. Việc thực hiện nghiêm túc hợp đồng mua bán h àng hoá đã ký kết là điều kiện quan trọng nhất đảm bảo sự đầy đủ, kịp thời và ổn đ ịnh cho nguồn h àng. 1 .2.2 Chi phí lưu thông của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không Các Mác nói: “Hàng hoá không th ể tự mình đi tới thị trư ờng đ ược, cũng không th ể tự mình trao đổi với nhau được”. Doanh nghiệp th ương mại sau khi đ ã có hàng hoá phù h ợp với nhu cầu của khách h àng thì vấn đề đặt ra là làm thế nào đ ể h àng hoá đ ến được tận tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, và thuận tiện nhất. Thông thường, các đơn vị sản xuất ra hàng hoá vất chất nằm xa khu dân cư, khu vực tiêu dùng cho nên hàng hoá cần phải có một quá trình vận động thì mới đ ến được với người sử dụng. Tất cả những khoản chi phí để h àng hoá vận chuyển đ ến ngư ời tiêu dùng được gọi là chi phí lưu thông. Từ đó ta có khái niệm chi phí lưu thông như sau: “Chi phí lưu thông là chi phí lao động xã hội cần thiết thể hiện b ằng tiền trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá từ nơi mua hàng (nguồn h àng) đến nơi b án hàng”. Về bản chất chi phí lưu thông là giá của việc lưu thông hàng hoá từ nơi m à hàng hoá có khả năng sử dụng đến nơi mà nó có th ể thực hiện được giá trị sử dụng. Chi phí lưu thông bao gồm chi phí vận tải, bốc dỡ hàng hoá; chi phí bảo quản, thu mua; chi phí hao hụt hàng hoá và chi phí quản trị kinh doanh của doanh n ghiệp thương mại.
  14. Chi phí lưu thông là chi phí phát sinh trong quá trình lưu thông, là một tồn tại khách quan như bản thân quá trình lưu thông và vì quá trình lưu thông. Khác với chi phí mua hàng, nếu chi phí mua h àng được xác đinh theo từng lần mua, từng đợt mua, chủ yếu do lãnh đạo doanh nghiệp thương m ại ký kết hợp đồng thu mua, đặt h àng. Chi phí lưu thông gắn liền suốt với quá trình mua bán và vận động của hàng hoá từ nguồn h àng đến nơi bán, không có chi phí lưu thông sẽ không thể thực hiện được việc lưu thông hàng hoá, nhưng chi phí lưu thông cao hay th ấp lại phù thuộc rất nhiều vào trình độ tổ chức qu ản trị của doanh nghiệp thương m ại, của các bộ phận, các khâu, phụ thuộc vào sự tính toán hợp lý cũng như ý thức chi tiêu tiết kiệm của mọi thành viên của doanh nghiệp thương mại. Nếu chỉ tiêu giá thành sản phẩm thể hiện trình độ của doanh nghiệp sản xuất thì chi phí lưu thông là một trong những chỉ tiêu ch ất lượng quan trọng để đánh giá trình độ tổ chức quản trị kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Sau đây ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu về chi phí lưu thông. Phân loại chi phí lưu thông: - Theo nội dung kinh tế, chi phí lưu thông được chia thành chi phí lưu thông thuần tuý và chi phí lưu thông bổ sung: Chi phí lưu thông thuần tuý là những khoản chi phí gắn liền với việc mua b án hàng hóa, hạch toán hàng hoá và lưu thông tiền tệ. Các khoản chi phí này không làm tăng thêm giá trị của h àng hoá. Chi phí lưu thông bổ sung là những khoản chi phí nhằm tiếp tục và hoàn thành quá trình sản xuất nhưng bị hình thái lưu thông che d ấu đi. Chi phí lưu thông bổ sung không làm tănng thêm giá trị sử dụng của h àng hoá nhưng nó làm tăng thêm giá trị của h àng hoá. - Theo sự phụ thuộc vào tổng mức lưu chuyển, chi phí lưu thông được chia thành chi phí lưu thông khả biến và chi phí lưu thông bất biến: Chi phí lưu thông khả biến là nh ững khoản chi phí phụ thuộc chắt chẽ vào sự thay đ ổi của tổng mức lưu chuyển hàng hoá. Khi tổng mức lưu chuyển hàng hoá
  15. tăng lên hay giảm xuống th ì các khoản chi phí n ày cũng tăng lên hay giảm xuống. Đó là các khoản chi phí thu mua, chi phí vận tải, bốc dỡ, bảo quản h àng hoá . Chi phí lưu thông bấ t biến là nh ững khoản chi phí không thay đổi hoặc ít có liên quan đến sự thay đổi của tổng mức lưu chuyển hàng hoá. Chi phí này gồm có chi phí quản lý hàng chính, kh ấu hao tài sản cố định. Theo các khâu của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương m ại, n gười ta còn phân chia chi phí lưu thông theo các khâu của hoạt động kinh doanh và quản lí kinh doanh. Ngay trong một doanh nghiệp cũng chia ra thành: cấp doanh n ghiệp, cấp kho, trạm, cửa hàng, qu ầy hàng, các đại lý… Chi phí lưu thông bao gồm rất nhiều các doanh mục khác nhau. Các khoản mục trong bảng danh mục chi phí lưu thông được xây dựng theo nguyên tắc hướng phí, theo cách xây dựng n ày chi phí lưu thông được chia th ành 4 kho ản mục lớn: Kho ản mục chi phí vận tải, bốc dỡ hàng hoá. Kho ản mục chi phí bảo qu ản, thu mua, tiêu thụ. Kho ản mục chi phí hao hụt hàng hoá. Kho ản mục chi phí quản lí hành chính. *) Chi phí vận tải, bốc dỡ hàng hoá là toàn bộ các khoản chi phí về vận chuyển, bốc dỡ h àng hoá trong quá trình mua bán, xu ất nhập h àng hóa. Chi phí vận tải, bốc dỡ h àng hoá bao gồm: tiền cư ớc phí vận chuyển, tiền bốc dỡ khuân vác, tạp phí vận chuyển. *) Chi phí bảo quản, thu mua tiêu thụ hàng hoá là những khoản chi phí phục vụ cho quá trình bảo quản, thu mua, tiêu thụ hàng hoá bao gồm tiền lương trực tiếp kinh doanh, chi phí giữ gìn ch ất lượng và số lượng hàng hoá dự trữ trong kho, chi phí trả tiền lãi vay ngân hàng, chi phí nhiên liệu điện lực, chi phí về vệ sinh kho tàng và cửa hàng. *) Chi phí hao hụt h àng hoá gồm có: hao hụt trong định mức và hao hụt n goài định mức. Hao hụt trong định mức là hao hụt tự nhiên phụ thuộc vào tính ch ất vật lý hoá học của hàng hoá trong quá trình vận chuyển, giao nhận, bốc dỡ, bảo quản. Đó là sự hao hụt tất yếu như xăng dầu bay hơi, than vỡ vụn, phân đạm rơi
  16. vãi…Người ta thường quy đ ịnh thành đ ịnh mức hao hụt. Định mức hao hụt là tỷ lệ h ao hụt cho phép tối đa đối với hàng hoá trong điều kiện nhất định về kỹ thuật và quản lý kinh doanh của thời kỳ kế hoạch cho từng loại hàng và từng khâu. Hao hụt trong đ ịnh mức được tính vào chi phí lưu thông. Hao hụt ngo ài định mức là hao hụt do chủ quan con người gây ra dẫn tới hao hụt nhiều hơn so với định mức cho phép, đ ây là kho ản bội chi phải trừ vào lợi nhuận. *) Chi phí qu ản lý hành chính bao gồm các khoản tiền lương cho bộ máy quản trị của doanh nghiệp, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng trong quản lý hành chính, chi phí nhiên liệu điện lực dùng trong quản lý h ành chính và các khoản chi phí khác như chi phí tiếp khách, chi phí hội nghị tổng kết. Từ việc xác định các khoản mục của chi phí lưu thông để từ đó tính tỷ lệ của từng khoản mục chiếm trong chi phí lưu thông nhằm mục đích giảm đi những khoản chi phí không hiệu quả hoặc quá lớn không cần thiết. 1 .2.3 Chi cho bảo hiểm và nộp thuế của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không 1 .2.3.1 Chi cho bảo hiểm Trong cuộc sống của con người nói chung và hoạt động kinh doanh nói riêng, con người luôn phải đối mặt với sự thật đó là những bất trắc, nguy hiển tiềm ẩn, có thể xảy ra và gây thiệt hại cho con người. Những nguy hiểm, bất trắc đư ợc gọi là rủi ro. Rủi ro tồn tại khách quan, song hành cùng với quá trình kinh doanh, ở đ âu có kinh doanh thì ở đó cũng tồn tại rủi ro đe doạ. Có rủi ro sẽ sinh ra tổn thất, tổn thất là những thiệt hại, mất mát về con người, tài sản, tinh thần, sự nghiệp và cơ hội đáng lẽ được hư ởng lợi do các nguyên nhân từ rủi ro gây ra. Mối quan hệ giữa rủi ro và tổn thất là mối quan hệ nhân quả. Rủi ro là nh ững sự kiện bất lợi xảy ra, còn tổn thất là những hậu quả, những mất mát, những thiệt hại được xác định do các rủi ro gây ra. Khi rủi ro gây ra tổn thất, con người sẽ phải ngăn chặn, khắc phục hậu quả, từ đó phát sinh các chi phí gọi là chi phí rủi ro. Chi phí rủi ro là biểu hiện bằng tiền
  17. của toàn bộ chi phí trong việc phòng ngừa, hạn chế rủi ro và bồi thường tổn thất đ ã gây ra. Có rất nhiều cách để phòng ngừa và hạn chế rủi ro, một trong những cách thường đư ợc các nhà quản trị ưa thích sử dụng và cũng rất phù h ợp với xu thế phát triển của xã hội ngày nay đó là tham gia b ảo hiểm cho hàng hoá , tài sản trong hoạt động kinh doanh. Bảo hiểm ra đời do sự tồn tại khách quan của rủi ro, là đ ể bù đắp về tài chính nh ằm khắc phục hậu quả của rủi ro chứ không phải là ngăn chặn rủi ro. Bảo hiểm là sự cam kết của người bảo hiểm bồi thường cho ngư ời đư ợc bảo hiểm về những mất mát hư hỏng của đối tư ợng bảo hiểm do những rủi ro đ ã thoả thuận gây ra, khi người được bảo hiểm đ ã thuê b ảo hiểm cho đối tượng đó và đã nộp lệ phí bảo hiểm. Thực chất của bảo hiểm là việc phân chia tổn thất của một người hay một số người cho tất cả mọi người tham gia bảo hiểm cùng gánh chịu. Nhờ dịch vụ b ảo hiểm m à các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá kh ắc phục được các tổn thất do rủi ro gây ra, còn người kinh doanh bảo hiểm thu được lợi nhuận. Mỗi điều kiện bảo hiểm có một mức lệ phí bảo hiểm khác nhau. Mỗi hàng hoá, tài sản chỉ thích hợp với một hoặc một vài điều kiện bảo hiểm, vì vậy cần phải lựa chọn điều kiện bảo hiểm cho phù hợp. Bởi chi phí mua bảo hiểm là khoản chi phí làm tăng chi phí kinh doanh, nếu chi cho bảo hiểm quá nhiều sẽ ảnh h ưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp thương m ại. 1 .2.3.2 Chi chi nộp thuế Chi nộp thuế: thuế là khoản đóng góp theo quy định của pháp luật mà Nhà nước bắt buộc mọi tổ chức và cá nhân ph ải có nghĩa vụ nộp cho ngân sách nh à nước, kinh doanh thì ph ải nộp thuế. Doanh nghiệp thương mại tu ỳ theo lĩnh vực kinh doanh và mặt hàng kinh doanh mà phải nộp các khoản thuế khác nhau cho n gân sách nhà nư ớc. Số thuế m à doanh nghiệp phải nộp phụ thuộc vào doanh thu chịu thuế và t ỷ suất do các luật thuế quy định.
  18. 1 .3 Đặc điểm của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không 1.3.1 Q uá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không 1 .3.1.1 Sơ lược vài nét về Công ty Tên Công ty: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không AIRMEX. Tên quốc tế: General Aviation Import-Export Joint Sto ck Company Trụ sở chính: 414 Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm – Hà Nội ĐT: 84-4-8271351; Fax: 84-48271925; Điện tín: AIRMEX HA NOI E- m ail: airmex@fpt.vn Chi nhánh Công ty tại TPHCM: 126 Thăng Long, quận Tân Bình Đại lý bán vé của VN Airmex: 142 Tôn Đức Thắng- Đống Đa, Hà Nội. 1 .3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Tại mọi quốc gia trên thế giới ngành Hàng không là một trong những ngành kinh tế huyết mạch của đất n ước. Với Việt Nam ngành Hàng không có tính chất đặc thù: chở khách và các hình thức vận tải phục vụ nhiệm vụ chính trị đặc biệt, phục vụ bay kinh tế quốc dân, thăm dò địa chất, chụp ảnh… Đây là ngành có kĩ thuật công ngh ệ cao, vì vậy an toàn là mục tiêu hàng đ ầu và được thực hiện hết sức n ghiêm nghặt với các yếu tố đồng bộ, khép kín của ngành Hàng không Việt Nam. Tuy nhiên, ngoài tinh th ần trách nhiệm, thì mục tiêu an toàn cho chuyến bay còn phụ thuộc rất lớn vào yếu tố vất chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho đại tu, sửa chữa, bảo dưỡng máy bay, sân bay… Với trình độ khoa học kĩ thuật ở Việt Nam h iện nay chưa đáp ứng đ ược nhu cầu của ngành Hàng không, vậy n ên toàn bộ dụng cụ bay, thiết bị đảm bảo bay đều phải nhập ngoại. Trước 1985, ngành Hàng không Việt Nam nhập máy bay, động cơ, thiết bị phụ tùng m ặt đất, sân bay….qua MACHINO- IMPORT. Đây là công ty được cục Hàng không dân dụng Việt Nam uỷ thác hoàn toàn các bộ phận nêu trên.Việc uỷ thác nh ập khẩu này đã phát sinh nhiều vấn đề doỉcinh độ kỹ thuật chuyên ngành của cơ quan đư ợc uỷ thác kém, nhiều trường hợp hàng hoá cung cấp không đúng chủng lo ại yêu cầu. Mặt khác mọi sự thay đổi đều không thể liên h ệ trực tiếp với bên
  19. n goài mà phải thông qua MACHINO-IMPORT,điều này gây ra nhiều bất lợi cản trở cho tiến trình hoạt động của ngành, việc uỷ thác xuất nhập cho Công ty không có nhiều kinh nghiệm dẫn đến hàng hoá cung cấp với giá đắt, dịch vụ kèm theo thường là không có hoặc không hợp lệ. Nhận rõ nhu cầu của việc cần có một bộ phận chuyên đảm nhận công tác xuất nhập khẩu thiết bị Hàng không và căn cứ vào yêu cầu phát triển của ngành Hàng không dân dụng VN. Ngày 1/5/1989 cục trư ởng Hàng không dân dụng VN đ ã ký quyết định số 197 TCHK th ành lập Công ty xuất nhập khẩu chuyên ngành và d ịch vụ Hàng không với tiền thân là phòng vật tư k ỹ thuật của Tổng Cục Hàng không dân dụng VN trực thuộc Bộ quốc phòng. Đến 7/1994 theo Quyết định số 1173/QĐ/TCCB-LĐ của Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải ngày 30/7/94 đã đổi tên thành Công ty xu ất nhập khẩu Hàng không (tên giao dịch là AIRIMEX). Từ khi Công ty được th ành lập công việc nhập khẩu được giao cho Công ty thực hiện trên cơ sở chịu sự chỉ đạo và qu ản lý trực tiếp của Cục Hàng không dân dụng VN (nay là Tổng Công ty Hàng không Việt Nam). Thông qua việc tự nhập, Công ty đã khẳng định khả năng xuất nhập khẩu của mình. Cùng với đội ngũ cán bộ am hiểu kỹ thuật Hàng không và nghiệp vụ ngoại thương, Công ty đã đ ưa ra các giải pháp, phương án hợp lí có lợi cho Công ty và cho người uỷ thác nhập khẩu. Nhờ đó, hoạt động nhập khẩu trang thiết bị Hàng không thông qua Công ty AIRMEX thường có hiệu quả cao, chất lượng h àng nh ập đảm bảo đúng quy cách yêu cầu, tạo điều kiện thực hiện nhanh chóng các thủ tục đăng ký, đăng kiểm theo đúng yêu cầu kỹ thuật của tổ chức Hàng không thế giới ICAO (Internatinonal Civil Avation Organiration) và loại trừ các khuyết điểm do nhập khẩu qua MACHINO- IMPORT. Quyết định số 197/TCHK, ngày 1/6/1989 thành lập Công ty xuất nhập khẩu chuyên ngành và d ịch vụ Hàng không với nhiệm vụ: Xuất nhập khẩu các trang thiết bị, khí tài và phụ tùng thay th ế cần thiết cho ngành Hàng không dân dụng Việt Nam và một số mặt h àng phi m ậu dịch để bán tái xuất ở các nhà ga Quốc tế.
  20. - Tận dụng trọng tải thừa của Hàng không Việt Nam và các hãng hàng không nước n goài xu ất khẩu những mặt hàng do Bộ Kinh tế đối ngoại (nay là Bộ Thương m ại) u ỷ quyền. Trong th ời gian này Công ty vẫn là đơn vị hoạch toán nội bộ phụ thuộc vào cấp trên. Từ đó dẫn tới bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh và không đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của bạn hàng, thụ động đối với những thay đổi của thị trường. Do vậy, đ ã không phát huy d ết tính năng động, sáng tạo của lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của Công ty. Kể từ ngày 8/1/1993 sau khi Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam ra quyết định số 10/HKVN cho phép Công ty đư ợc hạch toán độc lập thì nhiện vụ chủ yếu của Công ty là: - Nhập uỷ thác máy bay, động cơ, thiết bị, phụ tùng, linh kiện lẻ cho ngành Hàng không Việt Nam. - Ký kết thực hiện thanh lý hợp đồng đại tu máy bay, động cơ, trang thiết bị, phụ tùng máy bay. - Nhận uỷ thác trang thiết bị mặt đất, trạm xưởng cho các sân bay, nhà ga và n gành quản lý không lực. - Nhập khẩu uỷ thác cho các đ ơn vị có tư cách pháp nhân cần dầu mỡ phục vụ cho m áy bay, trang thiết bị mặt đất và các phương tiện khác. - Mở rộng quy mô nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị không có chức năng nhập khẩu theo các quyết định cho phép của nh à nước, tạo điều kiện cho các đ ơn vị hoạt động và phát triển. - Tổ chức mở rộng hình thức nhập khẩu các mặt hàng khác được Nhà nước cho phép. Đến 7/1994 theo Quyết định số 1173/QĐ/TCCB-LĐ của Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải ngày 30/7/94 đã đổi tên thành Công ty xuất nhập khẩu Hàng không với nhiệm vụ: - Kinh doanh xuất nhập khẩu máy bay, phương tiện, phụ tùng, vật tư cho ngành Hàng không.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2