intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn " MÔ HÌNH ĐẶC KHU KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

480
lượt xem
91
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong xu thế nhất thể hoá nền kinh tế thế giới hiện nay, vấn đề cải cách, mở cửa và hội nhập nói chung, phát triển kinh tế quốc gia nói riêng đang là vấn đề thời sự, vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn. Nó có ý nghĩa lớn lao đối với các nước đang phát triển - đặc biệt là các nước nông nghiệp lạc hậu - trong việc định hướng phát triển nền kinh tế của nước mình trước bối cảnh quốc tế mới hiện nay. Trung Quốc là quốc gia xã hội chủ nghĩa (XHCN) sớm nhận rõ ý nghĩa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn " MÔ HÌNH ĐẶC KHU KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM "

  1. §ç TrÇn Minh Trang Kho¸ luËn tèt nghiÖp TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG --------- ****** --------- K H O Á L U Ậ N T Ố T N G H IỆ P ĐỀ TÀI MÔ HÌNH ĐẶC KHU KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Hữu Khải Sinh viên thực hiện: Đỗ Trần Minh Trang Lớp: Trung 1 – K38E Hà nội 12-2003
  2. §ç TrÇn Minh Trang Kho¸ luËn tèt nghiÖp MỤC LỤC Trang 1 Lời nói đầu CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔ HÌNH ĐẶC KHU KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI. 4 4 I. Khái quát về Đặc khu kinh tế. 4 1. Lịch sử hình thành Đặc khu kinh tế trên thế giới. 7 2. Khái niệm về Đặc khu kinh tế. 9 3. Đặc điểm của Đặc khu kinh tế. 11 II. Vai trò của Đặc khu kinh tế. 1. Vai trò của Đặc khu kinh tế đối với nền kinh tế 11 quốc dân. 1.1. Đặc khu kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình tích luỹ vốn và công nghệ, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế đất nước. 11 1.2. Đặc khu kinh tế góp phần tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoại của quốc gia. 11 1.3. Đặc khu kinh tế đóng vai trò làm đầu tàu kéo theo sự phát triển kinh tế của các vùng khác và cả nước. 12 1.4. Đặc khu kinh tế tăng cường khả năng giao lưu với thế giới bên ngoài. 12 1.5. Đặc khu kinh tế có vai trò tích cực trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. 12 2. Vai trò của Đặc khu kinh tế đối với hoạt động xuất nhập
  3. §ç TrÇn Minh Trang Kho¸ luËn tèt nghiÖp 13 khẩu nói riêng. 2.1. Đặc khu kinh tế góp phần tạo vốn cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu. 13 2.2. Đặc khu kinh tế có vai trò tích cực trong việc nâng cao kinh nghiệm sản xuất hàng xuất khẩu. 14 2.3. Đặc khu kinh tế tăng khả năng cạnh tranh cho hàng xuất khẩu bằng cách góp phần làm giảm chi phí xuất khẩu. 14 2.4. Đặc khu kinh tế giúp sản phẩm xuất khẩu nâng cao khả năng xâm nhập vào thị trường thế giới. 15 15 III. Phân loại Đặc khu kinh tế. 15 1. Cảng tự do và khu mậu dịch tự do. 17 2. Khu miễn thuế. 17 3. Khu gia công xuất khẩu. 18 4. Khu công nghiệp khoa học. 19 5. Khu biên giới tự do và khu quá cảnh. 20 6. Đặc khu kinh tế tổng hợp. CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH ĐẶC KHU KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC. 21 21 I. Giới thiệu chung về Đặc khu kinh tế của Trung Quốc. 21 1. Hoàn cảnh ra đời Đặc khu kinh tế. 1.1. Bối cảnh trong nước. 21 1.2. Bối cảnh quốc tế. 23 1.3. Cải cách mở cửa và thành lập Đặc khu kinh tế – quyết định đúng đắn của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. 25 2. Quá trình hình thành và phát triển Đặc khu kinh tế 29 ở Trung Quốc.
  4. §ç TrÇn Minh Trang Kho¸ luËn tèt nghiÖp 2.1. Các giai đoạn xây dựng Đặc khu kinh tế. 29 2.2. Quy mô của các Đặc khu kinh tế. 33 36 3. Quản lý Nhà nước trong Đặc khu kinh tế. 3.1. Quản lý hành chính trong Đặc khu kinh tế. 36 3.2. Hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động trong Đặc khu kinh tế. 38 3.3. Quản lý hải quan và kiểm tra biên giới trong Đặc khu kinh tế. 40 41 4. Các chính sách ưu đãi trong Đặc khu kinh tế. 4.1. Chính sách ưu đãi về thuế. 41 4.2. Chính sách hàng hoá và thị trường tiêu thụ sản phẩm. 49 4.3. Chính sách lao động và tiền lương. 49 4.4. Chính sách ưu đãi về thủ tục xuất nhập cảnh. 51 4.5. Chính sách ngoại hối. 52 4.6. Chính sách phân chia thu nhập tài chính. 53 4.7. Chính sách đất đai. 53 II. Thực trạng hoạt động của các Đặc khu kinh tế ở 56 Trung Quốc. 56 1. Hoạt động đầu tư trong các Đặc khu kinh tế. 59 2. Hoạt động xuất nhập khẩu trong các Đặc khu kinh tế. 63 3. Hoạt động công nghiệp trong các Đặc khu kinh tế. 4. Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tại các Đặc khu 65 kinh tế. 4.1. Tài chính. 65 4.2. Bảo hiểm. 69 4.3. Du lịch. 70
  5. §ç TrÇn Minh Trang Kho¸ luËn tèt nghiÖp III. Đánh giá kết quả của các Đặc khu kinh tế ở 71 Trung Quốc. 71 1. Thành công của các Đặc khu kinh tế. 74 2. Những vấn đề còn tồn tại. CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM XÂY DỰNG ĐẶC KHU KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH ĐẶC KHU KINH TẾ Ở VIỆT NAM. 79 I. Kinh nghiệm xây dựng mô hình Đặc khu kinh tế của 79 Trung Quốc. 1. Nắm vững tình hình trong nước và xu hướng phát triển của thế giới, xác định chiến lược phát triển tối ưu, ra quyết định đúng đắn. 79 80 2. Bước đi thận trọng trước vận hội mới: dò đá qua sông. 81 3. Lựa chọn vị trí địa lý thuận lợi. 82 4. Một mũi tên trúng hai đích: mượn gà đẻ trứng. 83 5. Xây dựng cơ sở hạ tầng. 83 6. Hoàn thiện hệ thống chính sách ưu đãi. 84 7. Mạnh dạn thực hiện việc phân cấp quản lý. 84 8. Chú trọng công tác đào tạo và sử dụng nhân lực. 85 9. Một đốm lửa nhỏ có thể đốt cháy cả cánh đồng. II. Một số kiến nghị nhằm phát triển mô hình Đặc khu kinh 86 tế ở Việt Nam.
  6. §ç TrÇn Minh Trang Kho¸ luËn tèt nghiÖp 88 1. Đối với Nhà nước. 1.1 Cần thiết phải có một cơ quan chuyên môn làm đầu mối để phối hợp với các Bộ, ngành trong việc nghiên cứu, đề xuất những vấn đề liên quan. 88 1.2. Lựa chọn địa điểm xây dựng phù hợp trên cơ sở xác định rõ thực trạng kinh tế và điều kiện tự nhiên từng vùng lãnh thổ. 88 1.3. Xây dựng hành lang pháp lý thống nhất và ban hành hệ thống những chính sách ưu đãi để tạo một môi trường đầu tư hấp dẫn và hiệu quả. 90 92 2. Đối với các địa phương. 2.1. Chuẩn bị lực lượng lao động địa phương có tay nghề cao. 92 2.2. Trong quá trình xúc tiến quy hoạch những khu vực đ ược chọn để xây dựng Đặc khu kinh tế, các địa phương cần làm tốt vấn đề giải phóng mặt bằng. 93 2.3. Xây dựng hệ thống chính sách ưu đãi thu hút đầu tư cho địa phương mình. 94 2.4. Quan tâm nghiên cứu vấn đề môi trường cho những vùng được quy hoạch xây dựng Đặc khu kinh tế. 95 96 3. Đối với các doanh nghiệp. 3.1. Các doanh nghiệp cần chú trọng công tác giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý, nâng cao kỹ thuật tay nghề cho đội ngũ công nhân. 96 3.2. Năng động, sáng tạo trong việc tìm kiếm phương thức kinh doanh mới, nâng cao uy tín, quảng bá thương hiệu của mình. 97
  7. §ç TrÇn Minh Trang Kho¸ luËn tèt nghiÖp 99 Kết luận Tài liệu tham khảo
  8. §ç TrÇn Minh Trang Kho¸ luËn tèt nghiÖp LỜI NÓI ĐẦU Trong xu thế nhất thể hoá nền kinh tế thế giới hiện nay, vấn đề cải cách, mở cửa và hội nhập nói chung, phát triển kinh tế quốc gia nói riêng đang là vấn đề thời sự, vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn. Nó có ý nghĩa lớn lao đối với các nước đang phát triển - đặc biệt là các nước nông nghiệp lạc hậu - trong việc định hướng phát triển nền kinh tế của nước mình trước bối cảnh quốc tế mới hiện nay. Trung Quốc là quốc gia xã hội chủ nghĩa (XHCN) sớm nhận rõ ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc của vấn đề cải cách, mở cửa. Ngay từ cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, trong khi phần đông các nước XHCN còn đang luẩn quẩn trong mô hình chung của chủ nghĩa xã hội (CNXH) thì Trung Quốc đã sớm xác định phải cải cách, mở cửa nền kinh tế hướng ra thế giới, đi con đường riêng của mình, xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra đường lối cải cách, mở cửa đúng đắn, thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển mạnh mẽ với tốc độ chưa từng thấy kể từ ngày thành lập nước đến nay. Trong đó đặc biệt phải kể đến việc xác định ngay từ đầu phương hướng ưu tiên áp dụng mô hình kinh tế mới - Đặc khu kinh tế - nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật vững chắc, thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. Quá trình cải cách, mở cửa nói chung, phát triển mô hình Đặc khu kinh tế nói riêng trong hơn 20 năm qua đã đạt được những thành tựu đáng khẳng định và có tác dụng to lớn đối với những bước đi tiếp theo trong sự nghiệp công nghiệp hoá của đất nước Trung Hoa rộng lớn này. Việt Nam cũng đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Để đạt được những mục tiêu kinh tế như đã đề ra nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, chúng ta phải tiếp tục tiến hành đổi mới trên mọi lĩnh vực, tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy
  9. §ç TrÇn Minh Trang Kho¸ luËn tèt nghiÖp mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng về xuất khẩu. Tuy nhiên, sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hoá ở nước ta hiện nay yêu cầu một lượng vốn đầu tư rất lớn, trong khi khả năng chủ động về vốn của Việt Nam là có hạn, đồng thời với nó là sự suy giảm của các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tất cả những nhân tố đó đòi hỏi chúng ta phải tìm ra những hình thức thích hợp để thu hút đầu tư về vốn, công nghệ kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý từ nước ngoài, nhằm phát triển nền kinh tế đất nước. Trung Quốc là một đất nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về chế độ kinh tế, chính trị, xã hội. Qua việc nghiên cứu chiến lược phát triển mô hình Đặc khu kinh tế của Trung Quốc, chúng ta sẽ phần nào rút ra được những bài học kinh nghiệm cần thiết đối với công cuộc cải cách, mở cửa, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay. Xuất phát từ ý nghĩa trên, đề tài: “Mô hình Đặc khu kinh tế của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” hướng đến một số mục tiêu sau: Thứ nhất, tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của mô hình Đặc khu kinh tế trên thế giới; thứ hai, nghiên cứu về mô hình Đặc khu kinh tế của Trung Quốc, qua đó rút ra những kinh nghiệm xây dựng thành công các Đặc khu kinh tế ở Trung Quốc; thứ ba, đưa ra một số kiến nghị có giá trị thực tiễn đối với việc xây dựng mô hình Đặc khu kinh tế ở Việt Nam trong tương lai. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của bản khoá luận gồm ba chương: Giới thiệu chung về mô hình Đặc khu kinh tế trên thế Chương I : giới. Mô hình Đặc khu kinh tế của Trung Quốc. Chương II :
  10. §ç TrÇn Minh Trang Kho¸ luËn tèt nghiÖp Chương III: Kinh nghiệm xây dựng Đặc khu kinh tế của Trung Quốc và một số kiến nghị nhằm phát triển mô hình Đặc khu kinh tế ở Việt Nam. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cán bộ công tác tại Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc, Viện nghiên cứu Kinh tế thế giới, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Hà nội, Thư viện trường Đại học Ngoại Thương, và đặc biệt là Tiến sỹ Nguyễn Hữu Khải – giảng viên Khoa Kinh tế Ngoại thương – trường Đại học Ngoại Thương Hà nội, người đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này. Do kinh nghiệm và trình độ còn nhiều hạn chế, bản khoá luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đ ược sự đóng góp ý kiến của người đọc. Hà nội tháng 12 - 2003 Sinh viên thực hiện: ĐỖ TRẦN MINH TRANG
  11. §ç TrÇn Minh Trang Kho¸ luËn tèt nghiÖp CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔ HÌNH ĐẶC KHU KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI I. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC KHU KINH TẾ: 1. Lịch sử hình thành Đặc khu kinh tế trên thế giới: Trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới, các Đặc khu kinh tế (ĐKKT) đã được hình thành từ xa xưa, bắt nguồn từ các khu mậu dịch tự do cổ đại tồn tại cách đây 2500 năm ở một số nước thịnh vượng như La Mã, Hy Lạp, Trung Quốc… Những khu này thường nằm ở các vùng biên giới hoặc những trung tâm buôn bán náo nhiệt nhất thế giới. Cùng với sự ra đời của ngành hàng hải và kèm theo đó là vận tải hàng hoá bằng đường biển, việc giao lưu buôn bán giữa các quốc gia ngày càng được tăng cường. Năm 1228, một khu mậu dịch tự do đ ã được thành lập ở cảng Marseille miền Nam nước Pháp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá nước ngoài nhập khẩu vào khu vực đặc biệt này, sau đó lại xuất đi các nước khác mà không phải nộp bất kỳ một khoản thuế nào. Đến cuối thế kỷ XV, một vài thành phố tự do ở miền Bắc nước Đức đã liên kết với nhau, thành lập liên minh mậu dịch tự do với tên gọi là Koln. Như vậy, có thể thấy rằng, sự hình thành các khu mậu dịch tự do và các hải cảng tự do đã xuất hiện ngay từ giai đoạn cuối của xã hội phong kiến. Thế kỷ XVI với sự ra đời của Chủ nghĩa tư bản đã tạo tiền đề vững chắc cho tương lai phát triển ngày càng mạnh mẽ của các hải cảng và khu mậu
  12. §ç TrÇn Minh Trang Kho¸ luËn tèt nghiÖp dịch tự do. Cũng trong thời gian này, nền sản xuất hàng hoá bắt đầu hình thành và phát triển. Quá trình chuyên môn hoá gắn liền với việc linh hoạt khai thác các lợi thế trong phân công lao động quốc tế đã tạo nên sự cách biệt về mức độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia. Các nước có nền kinh tế kém phát triển tích cực áp dụng các biện pháp bảo hộ đối với nền sản xuất trong nước. Sự bảo hộ này đã thúc đẩy hoạt động tại các hải cảng tự do ngày càng mạnh mẽ hơn, bởi vì hàng hoá được trao đổi ở đây không phải chịu ảnh hưởng của bất kỳ biện pháp bảo hộ nào. Chính vì vậy, những quốc gia chiếm ưu thế trong mậu dịch quốc tế như Hà Lan, Anh, Đức… đã biến một số hải cảng dọc bờ biển Châu Âu, Địa Trung Hải, Trung Đông, Đông Nam Á và một số cảng dọc bờ biển Caribê thành các thương cảng nổi tiếng thế giới, như Rotecdam, Liverpool, Hamburg, Ađen, Gibuti, Singapore, Hồng Kông, Ma Cao… Tuy nhiên, các hải cảng tự do và khu mậu dịch tự do chỉ thực sự phát triển và đóng vai trò quan trọng trong buôn bán quốc tế kể từ đầu thế kỷ XX. Năm 1934, những khu mậu dịch tự do đầu tiên của Mỹ đã được thành lập trên cơ sở “Luật về các khu mậu dịch tự do”. Đặc biệt, từ sau Đại chiến thế giới II, trên những tuyến đường vận chuyển hàng hoá quan trọng của thế giới đã xuất hiện một loạt những cảng tự do và các khu thương mại tự do mới, trong đó lớn nhất là khu mậu dịch tự do Côlônhơ - Panama ở Nam Mỹ. Không chỉ phát triển nhanh chóng về mặt số lượng, những khu vực buôn bán tự do này còn mở rộng cả hình thức hoạt động. Bên cạnh các công việc thuần tuý về kinh doanh thương mại, trao đổi hàng hoá, tại các khu thương mại này đã xuất hiện các hoạt động kinh tế khác như gia công, lắp ráp. Sự phát triển của các khu mậu dịch tự do đã kéo theo sự ra đời một loạt các hình thức kinh doanh miễn thuế khác như kho ngoại quan, kho bảo thuế, cửa hàng miễn thuế.
  13. §ç TrÇn Minh Trang Kho¸ luËn tèt nghiÖp Cuối thập kỷ 50, đầu thập kỷ 60, một loạt khu kinh tế tự do kiểu mới - khu gia công xuất khẩu bắt đầu xuất hiện. Năm 1959, Ireland đ ã xây dựng một ĐKKT tại sân bay quốc tế Shannon, đây chính là khu gia công xuất khẩu đầu tiên trên thế giới. Năm 1965, một ĐKKT với tên gọi “Khu gia công xuất khẩu” đã được xây dựng tại thành phố Cao Hùng của Đài Loan. Kể từ đó, ĐKKT với hình thức là một khu gia công xuất khẩu đã lan rộng nhanh chóng ở các quốc gia và khu vực đang phát triển. Thành công của mô hình ĐKKT đã nhanh chóng được phát triển, phổ biến và áp dụng ở nhiều nước. Với sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới (WB), một loạt các ĐKKT đã được thành lập ở Đông Nam Á, Châu Á - Thái Bình Dương, Trung và Nam Mỹ. Nhìn một cách khái quát sự phát triển của ĐKKT trên thế giới, có thể thấy số lượng các ĐKKT ngày càng nhiều, tốc độ phát triển nhanh chóng, từ phạm vi Tây Âu đã lan ra khắp toàn cầu. Lúc đầu, chức năng của các ĐKKT chỉ là thương mại đơn thuần, sau phát triển thành hình thức kết hợp giữa công nghiệp và thương nghiệp. Lĩnh vực kinh doanh cũng chuyển từ trao đổi hàng hoá sang sản xuất hàng hoá, rồi mở rộng thành nghiên cứu chế tạo hàng hoá. Cơ cấu sản xuất cũng được điều chỉnh từ các ngành sử dụng nhiều sức lao động sang các ngành sử dụng nhiều vốn, kỹ thuật và tri thức. Xu thế chung là từ hình thái sơ cấp phát triển lên hình thái cao cấp. Trước Đại chiến thế giới II, có khoảng 26 nước và khu vực xây dựng 75 cảng tự do và khu mậu dịch tự do. ĐKKT lúc bấy giờ có chức năng tương đối đơn nhất, chủ yếu là phát triển ngoại thương thông qua các biện pháp miễn giảm thuế xuất nhập khẩu. Sau chiến tranh, ĐKKT mới thực sự bước vào giai đoạn phát triển hoàng kim của mình. Đây là thời kỳ mà các khu gia công xuất khẩu rất thịnh hành. Đến cuối thập kỷ 70, tổng số ĐKKT trên thế giới đã tăng lên 328 khu. Từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX trở lại đây, ĐKKT mang tính tổng
  14. §ç TrÇn Minh Trang Kho¸ luËn tèt nghiÖp hợp và quy mô lớn bắt đầu xuất hiện. Hình thức ĐKKT mới này đã phá vỡ mô hình cảng tự do và khu mậu dịch tự do truyền thống. Nó không chỉ coi trọng công nghiệp gia công xuất khẩu và thương mại quốc tế, mà còn chú ý đến nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, đồng thời cũng tập trung mọi nguồn lực cho sự phát triển các ngành du lịch, bảo hiểm, tài chính, dịch vụ ăn uống, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, văn hoá giáo dục. Chính mô hình mới này đã thúc đẩy ĐKKT thế giới chuyển từ hình thức mậu dịch gia công xuất khẩu sang loại hình đa ngành công- nông- thương nghiệp. Hình thức tổng hợp của sự phát triển toàn diện ba ngành trên đã đi vào quỹ đạo phát triển của xã hội, làm cho tác dụng đa chức năng của nó được phát huy rộng hơn nữa. Cuối thập kỷ 50, đầu thập kỷ 60, ở Mỹ đã xuất hiện một mô hình mới của ĐKKT: khu Công nghệ kỹ thuật cao. Đặc điểm của mô hình ĐKKT này là tri thức, nhân tài, kỹ thuật được tập trung cao độ, và giáo dục, nghiên cứu khoa học, kinh doanh được nhất thể hoá. Đến thập niên 70, mô hình này đã được nhân rộng trên phạm vi toàn thế giới. Thập niên 80 là giai đoạn phát triển nhanh chóng, nhưng thập niên 90 mới là giai đoạn phát triển mạnh nhất. Cho đến nay, các khu kinh tế mở kỹ thuật cao tương đối thành công trên thế giới đã vượt qua con số 400. Trong hơn 10 năm trở lại đây, ĐKKT phát triển nhanh chóng, tính đến nay đã có khoảng hơn 700 ĐKKT, tăng gấp đôi so với 10 năm trước đó. Theo thống kê, tỷ lệ giữa tổng kim ngạch mậu dịch của các ĐKKT trên thế giới với tổng kim ngạch trong buôn bán quốc tế là 7,7% (năm 1979), đến năm 1985 đã tăng lên đến 20%, năm 1990 tăng vọt lên 33%, và đến năm 1994 đã đạt 35%. Tổng kim ngạch mậu dịch của các ĐKKT trên thế giới đạt hơn 1000 tỷ USD. Những con số trên đã phản ánh sự phát triển thần kỳ được tạo nên từ mô hình Đặc Khu Kinh Tế – sản phẩm của nền kinh tế thế kỷ XX.
  15. §ç TrÇn Minh Trang Kho¸ luËn tèt nghiÖp 2. Khái niệm về Đặc khu kinh tế: Cho đến nay, có rất nhiều khái niệm và cách hiểu khác nhau về ĐKKT. Xét theo nghĩa rộng, tất cả các vùng địa lý nhất định do một quốc gia hoặc một khu vực xác lập trong phạm vi của mình và ở đó thi hành các chính sách kinh tế đặc biệt đều có thể gọi là ĐKKT. Song nếu xét theo nghĩa hẹp, ĐKKT là một khu vực địa lý riêng biệt nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, công nghệ tiên tiến, kỹ thuật quản lý để phát triển kinh tế với một cơ cấu ngành nghề đầy đủ của nền kinh tế quốc dân, gồm: công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, y tế, du lịch, dịch vụ…, trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu, nhưng cũng không bỏ qua thị trường nội địa, mục đích là làm cho kinh tế của khu vực đó và các vùng lân cận trở nên phồn thịnh, tăng thu nhập và tăng thu ngoại tệ. Chính vì vậy, xây dựng ĐKKT là chính sách quan trọng của một quốc gia khi thực hiện chính sách mở cửa hướng ra bên ngoài và khuyến khích mở rộng xuất khẩu. Tính chất tổ chức cao của ĐKKT còn được thể hiện qua mô hình “khu trong khu”, nghĩa là trong ĐKKT bao gồm tổng hợp các loại hình khác nhau của khu kinh tế tự do như Khu thương mại tự do, Cảng tự do, Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu chứa hàng miễn thuế. Với cách tổ chức như vậy, sự liên kết hoàn chỉnh giữa các loại hình này đã tạo nên một bức tranh tổng thể thống nhất, thúc đẩy sự phát triển của ĐKKT. Theo quan điểm của Trung Quốc, ĐKKT là một khu vực địa lý được ngăn cách với bên ngoài bởi hai hàng rào quản lý: hàng rào thứ nhất để quản lý quan hệ giữa ĐKKT với thị trường thế giới, hàng rào thứ hai là hàng rào ngăn cách ĐKKT với thị trường nội địa thông qua sự kiểm soát chặt chẽ của lực lượng hải quan.
  16. §ç TrÇn Minh Trang Kho¸ luËn tèt nghiÖp Trong Luật về khu kinh tế đặc biệt của Philippin, ĐKKT được định nghĩa như sau: “Các đặc khu kinh tế trong luật này sẽ được gọi là các khu kinh tế, là các vùng lãnh thổ được lựa chọn, đã từng là hoặc có khả năng trở thành các trung tâm công nông nghiệp, du lịch, vui chơi giải trí, thương mại, ngân hàng, đầu tư và tài chính. Một khu kinh tế có thể bao gồm một hoặc nhiều thành tố sau: khu công nghiệp, khu chế xuất, khu mậu dịch tự do, trung tâm du lịch, khu vui chơi giải trí”. Từ những cách định nghĩa như trên và qua thực tiễn hoạt động của các ĐKKT, chúng ta có thể rút ra kết luận chung về ĐKKT như sau: “ĐKKT là một vùng lãnh thổ quốc gia đặc biệt, có ranh giới địa lý xác định, có dân cư sinh sống, ở đó áp dụng những chính sách đặc biệt, thích hợp cho việc phát triển kinh tế tự do theo cơ chế thị trường với một cơ cấu kinh tế tổng hợp giữa các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, tài chính, ngân hàng, du lịch, nhằm đạt được những mục tiêu nhất định của quốc gia thành lập”. 3. Đặc điểm của Đặc khu kinh tế: a, ĐKKT được xây dựng tại các khu vực có vị trí địa lý và môi trường tự nhiên tương đối thuận lợi, giao thông thuận tiện, tài nguyên thiên nhiên dồi dào và dễ khai thác, khí hậu ôn hoà, phong cảnh tươi đẹp. Chính những thuận lợi về điều kiện tự nhiên sẽ tạo tiền đề vững chắc cho quá trình hoạt động của ĐKKT. Thực tế cho thấy rằng, những quốc gia áp dụng mô hình ĐKKT trên thế giới đều lựa chọn địa điểm xây dựng đặc khu ở những nơi xung yếu của đất nước, có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đồng thời lại có tiềm năng về phát triển kinh tế. Ví dụ như ĐKKT Clack của Philippin, đặc khu này được xây dựng ở một vị trí chiến lược hết sức quan trọng, trước đây đã từng được Mỹ sử dụng làm căn cứ quân sự (khu quân sự Subic). Chính phủ Philippin đ ã tận dụng những lợi thế về vị trí địa lý của khu cảng này để thành lập ĐKKT. Hay như ĐKKT Thâm
  17. §ç TrÇn Minh Trang Kho¸ luËn tèt nghiÖp Quyến của Trung Quốc, được xây dựng ở vùng đất phía Nam có khí hậu ôn hoà, lại nằm đối diện với “con rồng Châu Á” là Hồng Kông đang phát triển rất nhanh, nên đặc khu này đã sớm gặt hái được nhiều thành công ngay sau khi thành lập. b, ĐKKT được thành lập ở các nước có nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi, nó là phần đệm giữa nền kinh tế bảo hộ và nền kinh tế tự do, là nơi kết hợp hài hoà các nhân tố quốc gia và quốc tế cho mục đích phát triển chung. Chính vì vậy, ĐKKT có nhiệm vụ kép gồm “ngoại diên” (đưa đầu tư từ nước ngoài vào) và “nội liên” (thiết lập quan hệ với các xí nghiệp nội địa), có nghĩa là những kỹ thuật tiên tiến và kinh nghiệm quản lý du nhập từ nước ngoài, thông qua tiêu hoá, hấp thụ, truyền đạt, sẽ được chuyển vào nội địa để phát triển kinh tế nội địa theo mô hình hướng ra bên ngoài. Nói cách khác, ĐKKT là “cửa sổ” nhìn ra thế giới, là “cầu nối” giữa thị trường quốc gia và thị trường quốc tế. c, Mục đích chủ yếu khi xây dựng ĐKKT là nhằm mở rộng xuất khẩu, phát triển kinh tế và nâng cao trình độ kỹ thuật, tăng thu ngoại tệ. Để thực hiện mục tiêu này, các nước đặc biệt chú trọng phát triển ngành gia công xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài và thiết bị kỹ thuật tiên tiến, qua đó phát triển kinh tế khu vực và các vùng lân cận, nâng cao trình độ kỹ thuật của nền sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, để phát triển đồng bộ cơ cấu kinh tế đa ngành, ĐKKT cũng khuyến khích dòng vốn đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực khác như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ… d, ĐKKT có môi trường đầu tư thông thoáng. Ở đây, Nhà nước áp dụng các chính sách ưu đãi và các biện pháp hỗ trợ đặc biệt cho nhà đầu tư và thương nhân nước ngoài, đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo điều kiện tối ưu cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong đặc khu được thuận lợi. Chính vì vậy, ĐKKT luôn là nơi tập trung được nhiều vốn đầu tư nhất trong cả nước.
  18. §ç TrÇn Minh Trang Kho¸ luËn tèt nghiÖp e, ĐKKT có điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh và hiện đại, bao gồm: hệ thống điện, nước, cầu, cống, đường giao thông, nhà xưởng, kho tàng, bệnh viện, trường học, hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông, và các công trình văn hoá xã hội khác. Những cơ sở hạ tầng này có thể đã có sẵn từ trước khi quyết định thành lập ĐKKT, cũng có thể được xây dựng sau khi thành lập đặc khu. II. VAI TRÒ CỦA ĐẶC KHU KINH TẾ: 1. Vai trò của Đặc khu kinh tế đối với nền kinh tế quốc dân: Các ĐKKT giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Chúng được thành lập nhằm giải quyết những nhiệm vụ kinh tế trước mắt và lâu dài của đất nước. 1.1. ĐKKT đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình tích luỹ vốn và công nghệ, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế đất nước. Sự góp mặt của ĐKKT có tác dụng to lớn trong việc thu nhận vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ các nhà đầu tư nước ngoài để mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực xuất khẩu của đất nước, tăng thu nhập ngoại tệ. Đối với nhiều quốc gia, nguyên nhân chính dẫn đến việc áp dụng mô hình ĐKKT là mục tiêu tăng xuất khẩu và tăng thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán trên cơ sở giải quyết được sự thiếu hụt các nguồn lực sản xuất nhờ vào đầu tư nước ngoài. Số lượng lớn và sự tập trung tư bản cao của các nước xuất khẩu có vốn đầu tư nước ngoài tại các ĐKKT, kết hợp với sự mở cửa thông thoáng của các ĐKKT ra thế giới bên ngoài, giúp các nhà kinh doanh trong nước dễ dàng tiếp cận với công nghệ hiện đại và kỹ năng quản lý tiên tiến của
  19. §ç TrÇn Minh Trang Kho¸ luËn tèt nghiÖp thế giới. Các ĐKKT là cầu nối thị trường trong nước và thị trường ngoài nước, là phần đệm giữa một thị trường bảo hộ và một thị trường tự do. 1.2. ĐKKT góp phần tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoại của quốc gia. Với một cơ cấu kinh tế tổng hợp đa ngành nghề như một xã hội thu nhỏ, ĐKKT là nơi thử nghiệm và phát triển các chính sách kinh tế mới, đặc biệt là các chính sách kinh tế đối ngoại. Mọi giao dịch thương mại của đặc khu với bên ngoài nhờ đó mà được thực hiện một cách thuận lợi. Hoạt động kinh tế đối ngoại của ĐKKT cũng vì thế mà được tăng cường. Không những thế, với vai trò “người dò đường” cho nền kinh tế quốc gia, các chính sách mở về kinh tế đối ngoại được thực thi ở ĐKKT còn thể hiện xu hướng đối ngoại đại diện cho toàn bộ nền kinh tế. 1.3. ĐKKT đóng vai trò làm đầu tàu kéo theo sự phát triển kinh tế của các vùng khác và cả nước. ĐKKT có tính lan toả ra mọi hướng, vì vậy nó có tác dụng làm đầu tàu phát triển cho nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển các vùng kinh tế khác trong cả nước, tạo động lực cho sự đi lên của nền kinh tế quốc dân. ĐKKT được xây dựng với mục đích thử nghiệm một mô hình kinh tế mới mang tính đột phá, trong đó nổi bật là tốc độ phát triển kinh tế cao. Do đó, tầm quan trọng của ĐKKT chủ yếu không phải là ở tổng sản lượng hay thu nhập theo đầu người mà là ở tốc độ tăng trưởng kinh tế. Sự tăng trưởng kinh tế cao ở ĐKKT sẽ tác động tới các vùng kinh tế khác theo kiểu vết dầu loang, đầu tiên là lan tới các vùng lân cận, rồi tới khắp mọi nơi trong cả nước, tạo đà cho sự phát triển của cả nền kinh tế quốc dân. 1.4. ĐKKT tăng cường khả năng giao lưu với thế giới bên ngoài. Với vai trò là cầu nối giữa thị trường trong nước và thị trường ngoài nước, ĐKKT có tác dụng tích cực trong việc mở rộng sự hiểu biết thông tin
  20. §ç TrÇn Minh Trang Kho¸ luËn tèt nghiÖp hai chiều trong nước và quốc tế. Điều này được thực hiện một cách dễ dàng bởi việc thi hành những chính sách thông thoáng trong đặc khu. 1.5. ĐKKT có vai trò tích cực trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. ĐKKT góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp nhờ vào việc tạo ra công ăn việc làm cho người lao động. Hàng năm, ở mỗi quốc gia, lực lượng lao động lại được bổ sung bằng những con số lên đến hàng nghìn, hàng vạn, và kéo theo đó là nhu cầu việc làm càng cấp thiết hơn. Xây dựng các ĐKKT là một biện pháp quan trọng để giải quyết số lao động d ư thừa đang ngày càng gia tăng này. ĐKKT với một cơ cấu kinh tế đa ngành và có quy mô lớn sẽ tạo được rất nhiều việc làm cho người lao động trong nội địa. Ngoài vai trò giải quyết nạn thất nghiệp, ĐKKT còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm rủi ro về môi trường. Do việc tập trung các ngành nghề trong một khu vực có diện tích không lớn như ĐKKT nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Ban quan lý đặc khu trong việc quản lý cũng như giám sát thường xuyên hoạt động của các doanh nghiệp, ngăn chặn và xử lý kịp thời khi nghiệp nào đó thải chất độc hại ra môi trường. Ngoài ra, một số ĐKKT còn tận dụng rác thải từ các nhà máy để tiến hành tái chế, phát triển ngành chế biến chất thải công nghiệp nên cũng hạn chế được những tác động tiêu cực đến môi trường. Vai trò tổng hợp của ĐKKT trong sự phát triển nền kinh tế quốc dân chính là thông qua các vai trò nêu trên để đẩy nhanh quá trình tham gia vào phân công lao động quốc tế, hoà nhập vào nền kinh tế khu vực là thế giới. Như vậy, ĐKKT có các vai trò lớn sau đối với nền kinh tế quốc dân: - Về mặt đối nội: ĐKKT là nơi thử nghiệm các chính sách kinh tế mới trước khi áp dụng vào các vùng khác của quốc gia. ĐKKT là đầu tàu tăng trưởng kinh tế, là bước đột phá trong chính sách kinh tế mở, hiện đại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1