intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn " Một số biện pháp chủ yếu nhằm khai thác và bảo vệ quyền SHCN liên quan đến thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

102
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trước việc hàng loạt thương hiệu nổi tiếng của chúng ta như Vinataba, nước mắm Phú Quốc, kẹo dừa Bến Tre, cà phê Trung Nguyên...bị đánh cắp, bị nhái và bị chiếm dụng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh, một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm là vấn đề sở hữu công nghiệp (SHCN) nói riêng và sở hữu trí tuệ nói chung trong giao thương trên thị trường quốc tế. Như chúng ta đã biết, xu hướng tăng tỉ trọng SHCN trong sản xuất công nghiệp, dịch vụ và thương mại là xu hướng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn " Một số biện pháp chủ yếu nhằm khai thác và bảo vệ quyền SHCN liên quan đến thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế "

  1. Mét sè gi¶i ph¸p chñ yÕu nh»m khai th¸c vµ b¶o vÖ quyÒn SHCN liªn quan ®Õn th­¬ng m¹i Viªt Nam trong qu¸ tr×nh héi nhËp quèc tÕ Khóa luận tốt nghiệp Một số biện pháp chủ yếu nhằm khai thác và bảo vệ quyền SHCN liên quan đến thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế Sinh viªn: §ç QuyÕt Th¾ng Líp : A11- K38D 1
  2. Mét sè gi¶i ph¸p chñ yÕu nh»m khai th¸c vµ b¶o vÖ quyÒn SHCN liªn quan ®Õn th­¬ng m¹i Viªt Nam trong qu¸ tr×nh héi nhËp quèc tÕ MỤC LỤC Phần mở đầu 1 3 Chương I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN SHCN I. Khái niệm về SHCN 3 1. Khái niệm về SHCN theo quan điểm quốc tế 3 2. Khái niệm về SHCN theo quan điểm Việt Nam 6 3. Quan hệ pháp luật về quyền SHCN 8 3.1. Chủ thể của quyền SHCN 8 3.1. Nội dung của quyền SHCN 8 II. Quyền SHCN trong các quy định của WTO và một số điều ước quốc tế quan trọng 10 1. WTO và TRIPS 10 2. Một số điều ước quốc tế quan trọng 12 2.1. Hiệp ước Madrid (1891) về sự kiểm soát quốc tế dấu hiệu giả mạo của nguồn hàng 12 2.2. Hiệp ước Lisbon về sự bảo vệ tên gọi xuất xứ hàng hoá và đăng ký quốc tế của nó 12 2.3. Hiệp ước Hague (1925) về việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế 13 2.4. Hiệp ước Strasbourg về phân loại sáng chế thế giới (IPC) 14 2.5. Hiệp ước Nice (1957) về phân loại quốc tế về nhãn hàng hoá và dịch vụ cho mục đích đăng ký nhãn hiệu 14 2.6. Hiệp ước Locarno (1968) về phân loại quốc tế kiểu dáng công nghiệp 15 III. Những vấn đề về xác lập, khai thác và bảo vệ quyền SHCN 15 ở nước ta 1.Tầm quan trọng của việc xác lập, khai thác và bảo vệ quyền SHCN 15 2. Xác lập, khai thác và bảo vệ quyền SHCN 17 2.1. Xác lập quyền SHCN 17 2.2. Sử dụng hạn chế quyềnSHCN 18 2.3. Bảo vệ quyền SHCN 19 Chương II. THỰC TRẠNG VIỆC XÁC LẬP, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ 25 QUYỀN SHCN TẠI VIỆT NAM Sinh viªn: §ç QuyÕt Th¾ng Líp : A11- K38D 2
  3. Mét sè gi¶i ph¸p chñ yÕu nh»m khai th¸c vµ b¶o vÖ quyÒn SHCN liªn quan ®Õn th­¬ng m¹i Viªt Nam trong qu¸ tr×nh héi nhËp quèc tÕ I. Thủ tục xác lập quyền SHCN 25 1. Thủ tục xác lập quyền SHCN tại Việt Nam 25 1.1. Đối với các đơn yêu cầu bảo hộ SHCN trong nước 25 1.2. Đối với các đơn yêu cầu bảo hộ SHCN quốc tế có nguồn gốc Việt Nam 26 2. Thủ tục xác lập quyền SHCN tại các nước trên thế giới 27 3. Thủ tục xác lập quyền SHCN theo các Điều ước quốc tế 29 II. THỰC TRẠNG KHAI THÁC QUYỀN SHCN Ở NƯỚC TA 30 1. Thực trạng 30 1.1. Thực trạng về xác lập quyền SHCN 31 1.2. Thực trạng về khai thác quyền SHCN 35 1.3. Thực trạng về xâm phạm quyền SHCN 40 2. Vai trò của các cơ quan quản lý về SHCN trong việc xử lý vi phạm về quyền SHCN 46 2.1. Đặc điểm của hệ thống thực thi quyền SHCN 46 2.2. Hiệu quả của các cơ quan hành chính trong việc thực thi quyền SHCN 48 2.3. Vai trò của các cơ quan quản lý SHCN với các biện pháp nhằm đảm bảo thực thi quyền SHCN, chống lại hành vi làm hàng giả 49 III. THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN SHCN 54 1. Công tác bảo hộ quyền SHCN 54 2. Thực tiễn thực thi bảo hộ quyền SHCN của Hải quan Việt Nam 56 2.1. Thực trạng 56 2.2. Những vấn đề phát sinh 59 3. Đấu tranh chống hang giả và vi phạm quyền SHCN trong những năm qua 60 4. Hoạt động của một số công ty trong lĩnh vực SHCN 61 4.1. Công ty sở hữu trí tuệ INVENCO 62 4.2. Phạm và liên doanh (Pham & Associates) 63 Chương III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO 66 HIỆU QUẢ VIỆC KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ QUYỀN SHCN I. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC QUYỀN SHCN 66 1. Sử dụng trước sáng chế, giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp66 2. Phát triển các loại nhãn hiệu liên kết 67 Sinh viªn: §ç QuyÕt Th¾ng Líp : A11- K38D 3
  4. Mét sè gi¶i ph¸p chñ yÕu nh»m khai th¸c vµ b¶o vÖ quyÒn SHCN liªn quan ®Õn th­¬ng m¹i Viªt Nam trong qu¸ tr×nh héi nhËp quèc tÕ 3. Khai thác quyền SHCN thông qua hình thức hợp tác đầu tư chuyển giao công nghệ 67 4. Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ chuyển giao quyền SHCN trong doanh nghiệp thương mại 68 II. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA CHỦ VĂN BẰNG BẢO HỘ 68 1.Sự tham gia tích cực của chủ văn bằng bảo hộ trong việc bảo hộ quyền SHCN là một yêu cầu khách quan 68 2. Thực hiện việc khiếu nại, đơn khiếu nại 70 3. Chứng cứ về hành vi xâm phạm quyền 72 III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM BẢO VỆ QUYỀN SHCN 73 1. Nâng cao năng lực nhận thức bao gồm các giải pháp sau 73 1.1.Doanh nghiệp cần nắm vững những hành vi bị coi là vi phạm quyền SHCN 74 1.2.Doanh nghiệp cần biết xác định yếu tố vi phạm để tố cáo hoặc khởi kiện 76 2. Nâng cao năng lực hành vi gồm các giải pháp sau 77 2.1. Doanh nghiệp thương mại cần chủ động đăng ký bảo hộ quyền SHCN 77 2.2. Sử dụng quyền tố cáo và khiếu kiện để chống lại sự vi phạm về SHCN 77 2.3. Nắm vững các thủ tụng tố cáo hành vi vi phạm quyền SHCN 78 3.Các giải pháp cho doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả tự bảo vệ quyền SHCN 79 IV. CÁC KIẾN NGHỊ CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC KHAI THÁC và bảo vệ quyền SHCN 81 1. Hình thành hệ thống hỗ trợ hoạt động SHCN 81 2.Điều chỉnh, bổ sung pháp luật và các quy định Nhà nước về bảo hộ quyền SHCN 83 2.1.Sửa đổi bổ sung Nghị định 63-CP ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về SHCN 83 2.2.Ban hành một số quy định mới để quy định về các đối tượng chưa được pháp luật về SHCN quy định 84 2.3. Quy định các chế tài xử phạt vi phạm quyền SHCN 84 Sinh viªn: §ç QuyÕt Th¾ng Líp : A11- K38D 4
  5. Mét sè gi¶i ph¸p chñ yÕu nh»m khai th¸c vµ b¶o vÖ quyÒn SHCN liªn quan ®Õn th­¬ng m¹i Viªt Nam trong qu¸ tr×nh héi nhËp quèc tÕ 2.4. Sửa đổi bổ sung một số quy định khác 84 3. Tăng cường công tác giáo dục, phổ biến pháp luật 85 Kết luận 86 Sinh viªn: §ç QuyÕt Th¾ng Líp : A11- K38D 5
  6. Mét sè gi¶i ph¸p chñ yÕu nh»m khai th¸c vµ b¶o vÖ quyÒn SHCN liªn quan ®Õn th­¬ng m¹i Viªt Nam trong qu¸ tr×nh héi nhËp quèc tÕ PHẦN MỞ ĐẦU Trước việc hàng loạt thương hiệu nổi tiếng của chúng ta như Vinataba, nước mắm Phú Quốc, kẹo dừa Bến Tre, cà phê Trung Nguyên...bị đánh cắp, bị nhái và bị chiếm dụng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh, một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm là vấn đề sở hữu công nghiệp (SHCN) nói riêng và sở hữu trí tuệ nói chung trong giao thương trên thị trường quốc tế. Như chúng ta đã biết, xu hướng tăng tỉ trọng SHCN trong sản xuất công nghiệp, dịch vụ và thương mại là xu hướng mang tính thời đại và tỉ trọng trí tuệ trong các sản phẩm công nghiệp đã trở thành một nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của các doanh nghiệp. Chính điều này đã thúc đẩy sự cạnh tranh trong lĩnh vực nghiên cứu và sử dụng các thành quả sáng tạo trí tuệ, kích thích khuynh hướng tự phát giảm chi phí kinh doanh nhằm tối đa hoá khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã không từ bỏ những thủ đoạn thiếu trung thực để đạt được điều đó. Tình trạng này đã và đang diễn ra nghiêm trọng tới mức ngay cả những sản phẩm phức tạp cũng không tránh khỏi bị làm giả. Thiệt hại đối với các nhà đầu tư rất lớn. Tuy nhiên, bản thân các doanh nghiệp bị thiệt hại không thể tự mình chống lại một cách có hiệu quả các hoạt động xâm hại, do đó đòi hỏi pháp luật phải thực hiện các biện pháp hữu hiệu để tránh t ình trạng này. Điều này dẫn đến việc hình thành các quy định pháp luật về vấn đề SHCN. Cho đến nay, ngoài các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền SHCN, mỗi nước đều có hệ thống pháp luật riêng của mình về vấn đề này và việc bảo hộ quyền SHCN đã trở thành điều kiện bắt buộc đối với tất cả các quốc gia muốn tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Từ những năm 80, Việt Nam đã bắt đầu chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế trị trường. Đặc biệt để tham gia vào quá Sinh viªn: §ç QuyÕt Th¾ng Líp : A11- K38D 6
  7. Mét sè gi¶i ph¸p chñ yÕu nh»m khai th¸c vµ b¶o vÖ quyÒn SHCN liªn quan ®Õn th­¬ng m¹i Viªt Nam trong qu¸ tr×nh héi nhËp quèc tÕ trình hội nhập kinh tế thế giới, việc hoàn thiện môi trường pháp lý về SHCN đã trở thành một nhu cầu cấp bách. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề quyền SHCN đồng thời mong muốn nâng cao nhận thức của mình về vấn đề này, em đã chọn nghiên cứu đề tài:” Một số biện pháp chủ yếu nhằm khai thác và bảo vệ quyền SHCN liên quan đến thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”. Việc nghiên cứu đề tài cơ bản dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam (Bộ luật dân sự và các văn bản hướng dẫn, cụ thể hoá) và các điều ước quốc tế về SHCN: Hiệp định TRIPS, Công ước Paris, Công ước Berne, Công ước Rome, Hiệp ước IPIC. Đề tài bao gồm: Phần mở đầu Chương 1: Một số vấn đề chung về quyền SHCN Chương 2: Thực trạng việc xác lập, khai thác và bảo vệ quyền SHCN Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc khai thác và bảo vệ quyền SHCN Kết luận Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Thạc sỹ Đào Thu Giang (Khoa QTKD), người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Em xin cảm ơn Bộ Thương Mại, Cục Sở Hữu Trí tuệ, Viện Nghiên Cứu Thương Mại, Thư viện Quốc gia, Công ty INVENCO, PHAM &Associates...đã tạo điều kiện cho em tiếp cận với những thông tin cập nhật liên quan đến đề tài. Em cũng xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo và các bạn trường ĐH Ngoại Thương đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong việc thu thập tài liệu và hoàn thành đề tài này. Do trình độ và thời gian hạn chế, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy em mong nhận được sự góp ý, phê bình của các thầy cô và các bạn. Sinh viªn: §ç QuyÕt Th¾ng Líp : A11- K38D 7
  8. Mét sè gi¶i ph¸p chñ yÕu nh»m khai th¸c vµ b¶o vÖ quyÒn SHCN liªn quan ®Õn th­¬ng m¹i Viªt Nam trong qu¸ tr×nh héi nhËp quèc tÕ Sinh viên Đỗ Quyết Thắng Sinh viªn: §ç QuyÕt Th¾ng Líp : A11- K38D 8
  9. Mét sè gi¶i ph¸p chñ yÕu nh»m khai th¸c vµ b¶o vÖ quyÒn SHCN liªn quan ®Õn th­¬ng m¹i Viªt Nam trong qu¸ tr×nh héi nhËp quèc tÕ CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN SHCN KHÁI NIỆM VỀ SHCN i. 1. Khái niệm về SHCN theo quan điểm quốc tế Theo hiệp định về những khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ của WTO (Hiệp định TRIPS), quyền sở hữu trí tuệ bao gồm Quyền SHCN và Quyền tác giả. Hiện nay, trong các Hiệp định thương mại được kí kết giữa các nước, quyền sở hữu trí tuệ được định nghĩa như sau: Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan, nhãn hiệu hàng hoá, sáng chế, thiết kế bố trí (topography) mạch tích hợp, tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hoá, thông tin bí mật (bí mật thương mại), kiểu dáng công nghiệp và quyền đối với giống thực vật. Do đó, SHCN là sở hữu các đối tượng sáng chế (invention), mẫu hữu ích (utility model), kiểu dáng công nghiệp (industrial design), nhãn hiệu hàng hoá/ nhãn hiệu dịch vụ (trade mark), tên thương mại và thương hiệu (trade names), chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ hàng hoá (indication of source), bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh (unfair competition), thiết kế mạch tích hợp (integrated circuit), bí mật thương mại (trade secret). Theo cách hiểu thông dụng hiện nay, quyền sở hữu trí tuệ được coi là bao gồm quyền SHCN, quyền tác giả và quyền liên quan (đến quyền tác giả). Do đó có thể hiểu quyền “SHCN” trong hiệp định là bao gồm các quyền đối với các đối tượng sau: - Sáng chế và giải pháp hữu ích: Sinh viªn: §ç QuyÕt Th¾ng Líp : A11- K38D 9
  10. Mét sè gi¶i ph¸p chñ yÕu nh»m khai th¸c vµ b¶o vÖ quyÒn SHCN liªn quan ®Õn th­¬ng m¹i Viªt Nam trong qu¸ tr×nh héi nhËp quèc tÕ Sáng chế: là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, x ã hội.(Đ782 Bộ Luật dân sự-BLDS) Mẫu hữu ích (giải pháp hữu ích): là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.(Đ783 Bộ luật dân sự) Như vậy sáng chế và giải pháp hữu ích phải có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới. Tính mới ở đây được hiểu là cho tới lúc nộp đơn xin bảo hộ, chưa có ai sử dụng nó một cách rõ ràng hay đã công bố. Chúng phải có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội. Đây là điểm khác so với phát minh khoa học. Ngoài ra, sáng chế phải có trình độ sáng tạo tức là phải là một tiến bộ về kỹ thuật so với trình độ chung của thế giới. Trước đây giải pháp hữu ích được quy định là có tính mới so với trình độ Việt Nam. Quy định này có nhược điểm là không khuyến khích sáng tạo và nhập khẩu các giải pháp kỹ thuật tiên tiến. - Nhãn hiệu hàng hoá: Nhãn hiệu hàng hoá: là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá hay dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá là thuật ngữ dùng để chỉ: nhãn hiệu hàng hóa được gắn vào sản phẩm, bao bì sản phẩm và nhãn hiệu dịch vụ được gắn vào phương tiện dịch vụ. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. (Đ785 BLDS) Thực chất nhãn hiệu hàng hoá không phải là kết quả của một hoạt động trí tuệ, nó chỉ là những dấu hiệu có sẵn trong tài sản chung của cộng đồng, chưa được cá nhân, pháp nhân chọn để đánh dấu hàng hoá, dịch vụ của mình. Sinh viªn: §ç QuyÕt Th¾ng Líp : A11- K38D 10
  11. Mét sè gi¶i ph¸p chñ yÕu nh»m khai th¸c vµ b¶o vÖ quyÒn SHCN liªn quan ®Õn th­¬ng m¹i Viªt Nam trong qu¸ tr×nh héi nhËp quèc tÕ Tuy vậy, việc sử dụng nó - đại diện cho uy tín cá nhân, pháp nhân – tạo nên giá trị kinh tế, thương mại. Như vậy nó là biểu trưng cho năng lực và thành tích của một cơ sở sản xuất, kinh doanh về một loại hàng hoá hay dịch vụ. - Kiểu dáng công nghiệp: Kiểu dáng công nghiệp: là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bởi đường nét, hình khối, màu sắc, hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, có tính mới đối với thế giới và có thể dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp và thủ công nghiệp. (Đ784 BLDS) Một kiểu dáng công nghiệp được coi là mới nếu nó khác biệt cơ bản so với các kiểu dáng công nghiệp tương tự và chưa được sử dụng ở đâu, bằng bất cứ tình hình nào trên thế giới. Theo công ước Paris (1967), trường hợp một kiểu dáng công nghiệp được trưng bày tại một cuộc triển lãm quốc tế được công nhận trước ngày nộp đơn thì kiểu dáng công nghiệp đó vẫn được coi là mới nếu trong vòng 6 tháng kể từ ngày bắt đầu triển lãm, đơn đăng ký bảo hộ được nộp tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền + Tên gọi xuất xứ hàng hoá: Tên gọi xuất xứ hàng hoá: là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ sản phẩm từ nước, địa phương đó với điều kiện sản phẩm đó phải có tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hay kết hợp hai yếu tố trên.(Đ786 BLDS) Tên gọi xuất xứ hàng hoá được xem như một đối tượng đặc biệt của SHCN được pháp luật bảo hộ. Tên gọi xuất xứ hàng hoá không phải là nhãn hiệu thương mại. Tên gọi xuất xứ hàng hoá được gắn với những mặt hàng có tính chất đặc thù xuất phát từ các yếu tố độc đáo của địa lý, con người địa phương mà tên gọi xuất xứ chỉ dẫn. + Các đối tượng SHCN khác theo quy đinh của pháp luật Sinh viªn: §ç QuyÕt Th¾ng Líp : A11- K38D 11
  12. Mét sè gi¶i ph¸p chñ yÕu nh»m khai th¸c vµ b¶o vÖ quyÒn SHCN liªn quan ®Õn th­¬ng m¹i Viªt Nam trong qu¸ tr×nh héi nhËp quèc tÕ Thực chất đây là quy định để ngỏ, các đối tượng này hiện nay chưa được pháp luật quy định cụ thể. Các nước thường bảo hộ các đối tượng thể hiện năng lực, uy tín của doanh nghiệp như tên thương mại, biểu tượng, bí mật kinh doanh... + Các đối tượng không được Nhà nước bảo hộ: Nhà nước không bảo hộ các đối tượng SHCN trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo và các đối tượng khác mà pháp luật về SHCN quy định không được bảo hộ. (Đ787 BLDS) Một số đối tượng hiện nay không đựơc bảo hộ như thiết kế bố trí vi mạch điện tử, giống thực vật, phương pháp chẩn đoán bệnh, phòng bệnh, chữa bệnh (Khoản 4, Điều 4 Nghị định 63). Việc không bảo hộ phương pháp chữa bệnh...là vì nhằm mục đích nhân đạo. 2. Khái niệm về SHCN theo quan điểm Việt Nam Lần đầu tiên ở nước ta, Bộ luật dân sự ngày 28 tháng 10 năm 1995 đã có một phần (phần VI-quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ) gồm 51 điều về sở hữu trí tuệ. Như vậy, quyền sở hữu trí tuệ được Nhà nước thừa nhận như một loại quyền dân sự tương tự như quyền sở hữu tài sản. Do nhu cầu xây dựng pháp luật rất lớn nhằm thực hiện chương trình các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) nên Quốc hội uỷ quyền cho Chính phủ quy định cụ thể về “các đối tượng khác” không được đề cập đến trong Bộ luật dân sự. Theo nguyên tắc đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về SHCN. Pháp luật về SHCN của Việt Nam chủ yếu bao gồm các văn bản sau đây:  Các văn bản luật: Bộ luật Dân sự năm 1995 (Một chương, 26 điều) (i) Bộ luật hình sự năm 2000 (2 điều) (ii) Sinh viªn: §ç QuyÕt Th¾ng Líp : A11- K38D 12
  13. Mét sè gi¶i ph¸p chñ yÕu nh»m khai th¸c vµ b¶o vÖ quyÒn SHCN liªn quan ®Õn th­¬ng m¹i Viªt Nam trong qu¸ tr×nh héi nhËp quèc tÕ  Các văn bản hướng dẫn, giải thích luật: Nghị định 63/CP (24/10/1996) được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định (iii) 06/2001/NĐ-CP (01/02/2001) quy định chi tiết về SHCN. Nghị định 12/1999/NĐ-CP (06/03/1999) về xử phạt vi phạm hành chính (iv) trong lĩnh vực SHCN. Nghị định 54/2000/NĐ-CP (03/10/2000) về bảo hộ quyền SHCN đối (v) với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHCN. Một số thông tư hướng dẫn thi hành các Nghị định nói trên của các Bộ, (vi) Ngành (chẳng hạn: Thông tư số 3055/TT-SHCN ngày 31/12/1996 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường; Thông tư số 23/TT-TCT ngày 09/05/1997 của Bộ Tài chính về phí, lệ phí SHCN; Thông tư số 825/2000/TT-BKHCNMT ngày 03/05/2000 của Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường hướng dẫn thi hành Nghị định 12/1999/NĐ-CP...) Ngoài các văn bản nói trên, vấn đề SHCN cũng được đề cập đến trong một số văn bản pháp luật khác có liên quan, chẳng hạn: (i) Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (1995); (ii) Luật thương mại (1997); (iii) Luật khuyến khích đầu tư trong nước (1998); (iv) Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (2000); (v) Luật khoa học và công nghệ (2000); Nghị định 45/1998/NĐ-CP quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ... Đến nay, Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia các Điều ước quốc tế sau đây về SHCN - Công ước Paris (1883-1979) về bảo hộ quyền SHCN - Thoả ước Madrid (1891-1979) về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá - Hiệp ước hợp tác Bằng sáng chế-PCT (1970) Sinh viªn: §ç QuyÕt Th¾ng Líp : A11- K38D 13
  14. Mét sè gi¶i ph¸p chñ yÕu nh»m khai th¸c vµ b¶o vÖ quyÒn SHCN liªn quan ®Õn th­¬ng m¹i Viªt Nam trong qu¸ tr×nh héi nhËp quèc tÕ Theo các quy định trên, Quyền SHCN được hiểu là “ quyền sở hữu cá nhân, pháp nhân đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, là quyền sở hữu tên gọi xuất xứ hàng hóa và quyền sở hữu đối với các sản phẩm SHCN được chỉ rõ gồm sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá và các đối tượng khác”. 3. Quan hệ pháp luật về quyền SHCN 3.1. Chủ thể của quyền SHCN - Tác giả: Tác giả và đồng tác giả là người, những người đã tạo ra các sản phẩm trí tuệ được thể hiện dưới dạng là sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp (Đ779 BLDS) Tác giả là người sáng tạo và là chủ thể cuả quan hệ pháp luật về quyền SHCN. Sự sáng tạo của tác giả được chứng minh bằng chính nội dung khoa học của đối tượng SHCN mà tác giả đã sáng tạo ra. - Chủ sở hữu các đối tượng SHCN : Chủ sở hữu các đối tượng SHCN là các cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc chuyển giao văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá và các đối tượng SHCN khác (Đ 794 BLDS) - Người có quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá : Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hoá là người có quyền sử dụng hợp pháp tên gọi xuất xứ hàng hoá đó. (Đ795 BLDS) 3.2. Nội dung quyền SHCN  Quyền của tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp Sinh viªn: §ç QuyÕt Th¾ng Líp : A11- K38D 14
  15. Mét sè gi¶i ph¸p chñ yÕu nh»m khai th¸c vµ b¶o vÖ quyÒn SHCN liªn quan ®Õn th­¬ng m¹i Viªt Nam trong qu¸ tr×nh héi nhËp quèc tÕ Tác giả, đồng tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp có các quyền: Ghi tên vào văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và các tài liệu khoa học khác; nhận thù lao khi sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp được sử dụng nếu không có thoả thuận khác với chủ sở hữu; yêu cầu toà án và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm quyền tác giả của mình; nhận giải thưởng đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp mà mình là tác giả. (Đ800 BLDS)  Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu các đối tượng SHCN - Quyền của chủ sở hữu các đối tượng SHCN Chủ sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá có độc quyền sử dụng; chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN cho người khác, và yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại. (Đ796 BLDS) - Nghĩa vụ của chủ sở hữu các đối tượng SHCN Chủ sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, có nghĩa vụ: trả thù lao cho tác giả trong trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm nếu chủ sở hữu và tác giả không có thoả thuận khác; nộp lệ phí duy trì hiệu lực của văn bằng bảo hộ; sử dụng hoặc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. (Đ798 BLDS)  Quyền của người có quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá Người có quyền sử dụng tên gọi xuất xứ được sử dụng tên gọi xuất xứ cho các sản phẩm của mình; yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền buộc người sử Sinh viªn: §ç QuyÕt Th¾ng Líp : A11- K38D 15
  16. Mét sè gi¶i ph¸p chñ yÕu nh»m khai th¸c vµ b¶o vÖ quyÒn SHCN liªn quan ®Õn th­¬ng m¹i Viªt Nam trong qu¸ tr×nh héi nhËp quèc tÕ dụng bất hợp pháp tên gọi xuất xứ phải chấm dứt hành vi và bồi thường thiệt hại. Quyền sử dụng tên gọi xuất xứ không được chuyển giao cho người khác bằng bất cứ hình thức nào. (Đ797 BLDS) QUYỀN SHCN TRONG CÁC QUY ĐỊNH CỦA WTO V À CÁC II. ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ QUAN TRỌNG 1. WTO và TRIPS: Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được thành lập ngày 1/1/1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổ chức tiền thân là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại là một nội dung cơ bản trong hoạt động của WTO, được điều tiết bởi một trong ba hội đồng là Hội đồng về các khía cạnh liên quan đến thương mại cuả quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) trên cơ sở tuân thủ yêu cầu cơ bản của Hiệp định về những vấn đề liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS). Hiệp định TRIPS đạt được tại vòng đàm phán Uruguay, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/1995. Cho đến nay, đây là Hiệp định đa phương tổng thể nhất về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Các thành viên có thể, không bị bắt buộc, áp dụng trong luật của mình về việc bảo hộ cao hơn so với yêu cầu của Hiệp định, miễn là không trái với các quy định của Hiệp định. Hiệp định gồm 7 phần, 73 điều. Phần I là các điều khoản chung và các nguyên tắc cơ bản (Điều 1-8). Phần này dẫn chiếu đến việc áp dụng các điều ước quốc tế của các thành viên: Công ước Paris (1967), Công ước Berne Sinh viªn: §ç QuyÕt Th¾ng Líp : A11- K38D 16
  17. Mét sè gi¶i ph¸p chñ yÕu nh»m khai th¸c vµ b¶o vÖ quyÒn SHCN liªn quan ®Õn th­¬ng m¹i Viªt Nam trong qu¸ tr×nh héi nhËp quèc tÕ (1971), Công ước Rome, Hiệp ước IPIC như thể tất cả các thành viên của WTO đều là thành viên của các công, hiệp ước đó. Đặc biệt phần này quy định áp dụng hai nguyên tắc cơ bản của WTO: - Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT-Điều 3): Mỗi thành viên phải chấp nhận cho các công dân của các thành viên khác sự đối xử không kém phần thuận lợi hơn so với sự đối xử mà thành viên đó dành cho công dân c ủa nước mình trông việc bảo hộ quyền SHCN. - Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN-Điều 4): Đối với việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, bất kỳ một sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc miễn trừ nào được một thành viên giành cho công dân c ủa bất kỳ thành viên nào khác cũng phải được dành cho công dân c ủa tất cả các thành viên khác ngay lập tức và vô điều kiện. Tuy nhiên các nguyên tắc này cũng có những ngoại lệ, các thành viên thể dựa vào đó để miễn trừ tuân thủ quy định của Hiệp định. Hiệp định cũng nêu ra các tiêu chuẩn liên quan đến khả năng đạt được sở hữu trí tuệ, các quyền được cấp, các yêu cầu bảo hộ, thời hạn bảo hộ, các ngoại lệ và các yêu cầu cụ thể đối với từng đối tượng sở hữu trí tuệ, và các quy định cụ thể việc áp dụng các công ứơc, hiệp ước đã được đề cập. Trong đó, các bên phải tuân thủ các quy định độc lập của công ước Berne (1971). Đối với việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng và chống lại hành vi sử dụng nhãn hiệu hàng hoá trùng hoặc tương tự, thời hạn bảo hộ là 7 năm tính từ ngày nộp đơn (Việt Nam là 10 năm) và có thể gia hạn liên tiếp thời gian như vậy (Mục 2-Phần II). Còn đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp th ì các thành viên của Hiệp định phải tuân thủ các quy định độc lập của Công ước Paris (Mục 2, 4, 5-Phần II). Hiệp định cũng đưa ra các quy định về bảo hộ thông tin bí mật để chống cạnh tranh không lành mạnh (Mục 7-Phần II). Sinh viªn: §ç QuyÕt Th¾ng Líp : A11- K38D 17
  18. Mét sè gi¶i ph¸p chñ yÕu nh»m khai th¸c vµ b¶o vÖ quyÒn SHCN liªn quan ®Õn th­¬ng m¹i Viªt Nam trong qu¸ tr×nh héi nhËp quèc tÕ Về việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, các thành viên phải quy định thủ tục và các biện pháp bảo hộ đảm bảo công bằng và hợp lý, không phức tạp và tốn kém một cách không cần thiết và các chế tài phạt thích đáng để ngăn chặn các hành vi xâm phạm. Để đạt được và duy trì các quyền sở hữu trí tuệ và các thủ tục liên quan theo yêu cầu của các bên có liên quan hiệp định cũng quy định các thủ tục cần thiết trong phần IV (Điều 62). Các bên có thể quy định trình tự, thủ tục hợp lý là điều kiện để đạt được hoặc duy trì các quyền sở hữu trí tuệ. Các quyết định hành chính cuối cùng theo bất kỳ thủ tục nào đều có thể bị xem xét lại tại cơ quan xét xử hoặc cơ quan tương đương. Các quy định về ngăn ngừa, giải quyết tranh chấp và các quy định về các điều khoản chuyển tiếp được nêu rõ trong Phần V và Phần VI của Hiệp định. Phần cuối cùng quy định về việc thành lập Hội đồng TRIPS để điều hành Hiệp định. Phần này còn quy định về hợp tác quốc tế chống buôn bán quốc tế hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và các quy định về bảo hộ đối tượng đang tồn tại, xem xét lại Hiệp định, bảo lưu ngoại lệ về an ninh (Phần VII). 2. Một số điều ước quốc tế quan trọng: 2.1.Hiệp ước Madrid (1891) về sự kiểm soát quốc tế dấu hiệu giả mạo của nguồn hàng: Hiệp ước ký kết năm 1891, sửa đổi năm 1911 tại Washington, năm 1925 tại Hague, năm 1934 tại London, năm 1958 tại Lisbon, và năm 1967 tại Stockholm. Hiệp ước mở với các quốc gia thuộc công ước Paris. Hiệp ước quy định cấm mua bán, thể hiện, biểu lộ bất cứ loại hàng nào trong tự nhiên mà lừa đảo công chúng về nguồn gốc hàng hoá, quy định các trường hợp phải bị tịch thu, xử lý...trách nhiệm của các quốc gia ký kết với các vi phạm. Sinh viªn: §ç QuyÕt Th¾ng Líp : A11- K38D 18
  19. Mét sè gi¶i ph¸p chñ yÕu nh»m khai th¸c vµ b¶o vÖ quyÒn SHCN liªn quan ®Õn th­¬ng m¹i Viªt Nam trong qu¸ tr×nh héi nhËp quèc tÕ 2.2. Hiệp ước Lisbon về sự bảo vệ tên gọi xuất xứ hàng hoá và đăng ký quốc tế của nó: Hiệp ước được ký kết năm 1958, sửa đổi tại Stockholm năm 1967, 1979. Hiệp ước mở với các thành viên của Công ước Paris. Mục đích của Hiệp ước là bảo vệ quốc tế tên gọi xuất xứ hàng hoá đó là tên gọi địa lý của quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương nào đó mà sản phẩm bắt nguồn từ đó, phẩm chất và đặc điểm của sản phẩm được hình thành bởi tên gọi xuất xứ hàng hoá như vậy được đăng ký bởi Văn phòng quốc tế của WIPO ở Geneva theo yêu cầu của các quan chức có thẩm quyền của quốc gia ký kết. Phòng quốc tế thông báo sự đăng ký với các quốc gia có ký kết khác, trừ trường hợp quốc gia có ký kết trong vòng một năm có công bố (tuyên bố), nó không thể đảm bảo sự bảo vệ tên gọi xuất xứ hàng hoá được đăng ký quốc tế đó. 2.3. Hiệp ước Hague (1925) về việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế: Hiệp ước được ký kết năm 1925, được sửa đổi tại London năm 1934, tại Hague năm 1960. Nó được hoàn thành bởi các văn bản bổ sung được ký kết tại Monaco năm 1961, tại Stockholm năm 1967, tại Geneva năm 1975, 1979. Hiệp ước mở đối với các quốc gia thành viên của công ước Paris. Nội dung chủ yếu của Hiệp ước quy định: Việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế có thể được làm tại Văn phòng quốc tế của WIPO hoặc trực tiếp thông qua văn phòng sở hữu công nghiệp quốc gia của nước ký kết nếu như luật pháp cho phép. Luật trong nước của bất cứ nước nào có thể yêu cầu sự đăng ký quốc tế được làm không qua văn phòng quốc gia của nó (Bỉ, Luých xăm bua, Hà Lan yêu cầu rằng việc đăng ký quốc tế của quốc gia họ được làm thông qua Văn phòng kiểu dáng Sinh viªn: §ç QuyÕt Th¾ng Líp : A11- K38D 19
  20. Mét sè gi¶i ph¸p chñ yÕu nh»m khai th¸c vµ b¶o vÖ quyÒn SHCN liªn quan ®Õn th­¬ng m¹i Viªt Nam trong qu¸ tr×nh héi nhËp quèc tÕ công nghiệp Benelux). Việc đăng ký quốc tế có chỉ định tại mỗi một quốc gia có ký kết bởi người nộp đơn, sẽ có hiệu lực tương tự như các hình thức được yêu cầu bởi luật trong nước. Việc đăng ký quốc tế có thể kéo dài hiệu lực của nó với nước ký kết được chỉ định bởi người nộp đơn (hoặc văn phòng kiểu dáng Benelux nếu được chỉ định). Có thể từ chối sự bảo vệ trong vòng 6 tháng kể từ ngày nhận được công bố của việc đăng ký quốc tế. Số lượng việc đăng ký quốc tế và làm mới có hiệu lực theo Hiệp ước Hague năm 1980 là 2,392 và năm 1994 là 5,446. Cuối năm 1980, 17100 việc đăng ký có hiệu lực, cuối năm 1994 số lương tương ứng là 24,000. 2.4. Hiệp ước Strasbourg về phân loại sáng chế thế giới (IPC): Hiệp ước này được ký kết năm 1971. Hiệp ước mở với các nước thành viên của Công ước Paris. Hiệp ước thiết lập một sự phân loại sáng chế thế giới (IPC). IPC chia kỹ thuật thành ba phần chính và xấp xỉ 67,000 phần phụ. Mỗi phần phụ có một biểu tượng gồm các chữ số ả rập và các chữ cái Latin. Biểu tượng thích hợp được phân phối bởi văn phòng quyền SHCN theo vùng hoặc quốc gia. Để giữ IPC không bị tụt hậu, nó được sửa đổi 5 năm một lần. Mặc dù chỉ có 29 quốc gia là thành viên của Hiệp ước này, nhưng các văn phòng sáng chế (có hơn 70 quốc gia, 3 văn phòng thuộc vùng) và phòng quốc tế của WIPO theo Hiệp ước Hợp tác Patent (PCT) sử dụng IPC. 2.5. Hiệp ước Nice (1957) về phân loại quốc tế về nhãn hàng hoá và dịch vụ cho mục đích đăng ký nhãn hiệu: Hiệp ước ký năm 1957, sửa đổi tại Stockholm năm 1967, tại Geneva năm 1977, 1979. Hiệp ước mở với các thành viên Công ước Paris. Sinh viªn: §ç QuyÕt Th¾ng Líp : A11- K38D 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2