intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Nguyenn Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

119
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chủ trương này đã được khẳng định trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và trong Nghị quyết 01 NQ/TW của Bộ Chính trị, với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng về xuất khẩu. Để thực hiện được chủ trương của Đảng, cùng với việc đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chúng ta cần phải tăng cường thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam hiện nay

  1. LUẬN VĂN: Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam hiện nay
  2. LỜI MỞ Đ ẦU Đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chủ trương này đã được khẳng định trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và trong Nghị quyết 01 NQ/TW của Bộ Chính trị, với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng về xuất khẩu. Để thực hiện được chủ trương của Đảng, cùng với việc đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chúng ta cần phải tăng cường thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là chú trọng vào các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Đây là việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay. Do đó, em đã chọn đề tài “ Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng ch ủ lực của Việt Nam hiện nay ”. Đề tài được trình bày theo 3 chương: Chương I: Những vấn đề cơ bản về hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Chương II: Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam hiện nay. Chương III: Định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực. Do thời gian nghiờn cứu hạn hẹp, trỡnh độ nhận thức của em cũn thấp nờn đề tài không tránh khỏi những sai sót và hạn chế nhất định. Em mong nhận được những nhận xét của các thầy cô giáo bộ môn. CHƯƠNG I: NH ỮNG VẤN Đ Ề CƠ BẢN VỀ HOẠT Đ ỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA I. Vai trũ và nhiệm vụ của xuất khẩu hàng hóa.
  3. 1. Vai trũ của xuất khẩu hàng húa Xuất khẩu hàng hóa là một hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế. Theo Đ i ề u 2 8 của Luật thương mại 2005 thỡ “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lónh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lónh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”. Trong điều kiện hiện nay của nền kinh tế, xuất khẩu hàng hóa có vai trũ rất quan trọng thể hiện qua một số mặt sau: - Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ CNH-HĐH - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển - Tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển - Tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất phát triển ổn định. - Tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. - Tạo những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm cải tạo nâng cao năng lực sản xuất trong nước. - Đưa hàng hoá trong nước tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. - Thúc đẩy các doanh nghiệp phải luôn đổi mới, hoàn thiện quá trỡnh sản xuất kinh doanh. - Giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. - Là cơ sở để mở rộng, thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước. 2. Nhiệm vụ của xuất khẩu hàng hóa Mục tiêu của hoạt động xuất khẩu hàng hóa hiện nay là: Tiếp tục đầu tư, nâng cao chất lượng để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như dầu thô, gạo, cà phê, cao su, hàng thuỷ sản, dệt may, da giày, đồ gỗ, đồ điện tử,… Để thực hiện tốt những mục tiêu trên, hoạt động xuất khẩu hàng hóa hướng vào thực hiện những nhiệm vụ sau: - Ra sức khai thác có hiệu quả các nguồn lực của đất nước (đất đai, nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất,…).
  4. - Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu để tăng nhanh khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. - Tạo ra những mặt hàng xuất khẩu có khối l ượng và giá trị cao để đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường thế giới về số lượng và chất lượng. II. Những nhân tố ảnh h ưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa. 1. Những nhân tố ảnh h ưởng trực tiếp. 1.1. Hàng rào thương m ại thuế quan. Thuế quan là loại thuế đánh vào hàng hóa dịch vụ mua bán và vận động qua biên giới hải quan một quốc gia hay vùng lónh thổ hải quan, trong đó có thuế quan xuất khẩu. Thuế quan xuất khẩu là loại thuế đánh trên những hàng hóa được xuất khẩu sẽ dẫn đến một sự giảm giá cả trong nước khi những nhà sản xuất mở rộng doanh số trong nước bởi việc hạ giá bán trong nước để tránh đóng thuế trên những hàng xuất khẩu. Giá cả trong nước (Pd) giảm xuống cho đến khi nó bằng với giá cả thế giới (Pint) trừ đi lượng thuế (xem đồ thị 1). (trong tỡnh trạng xuất khẩu thỡ những giỏ cả thế giới nằm ở trờn giao điểm của đường cầu và đường cung trong nước.) Khi điều này xảy ra, những nguồn lợi đạt được và những mất mát một lần nữa có thể được đo lường bởi việc sử dụng những khái niệm thặng dư. Khi giá cả trong nước giảm xuống và lượng cung nhỏ lại, lúc đó sẽ có một sự sụt giảm trong thặng dư sản xuất bằng với diện tích hỡnh thang ABFG. Phần mất mỏt này được chuyển đến những người tiêu dùng trong nước thông qua giá cả thấp hơn và sẽ tạo ra một sự gia tăng trong thặng dư tiêu dùng bằng với diện tích ABCH. Thêm vào đó, chính phủ sẽ đạt được mức thu nhập thuế bằng với diện tích HJEG. Cuối cùng, những diện tích CJH và EFG biểu hiện những mất mát hiệu quả do số lượng giảm được dẫn đến từ sự bóp méo giá cả. Những diện tích này biểu hiện cho những mất mát trong thặng dư sản xuất và sự mất mát này không được chuyển cho bất cứ ai trong nền kinh tế. Sau khi cộng hết tất cả các ảnh hưởng của chính sách thuế xuất khẩu của những người hưởng lợi và bị thiệt, thỡ ảnh hưởng thực của nền kinh tế mang dấu âm. éiều cú thể được nhấn mạnh ở đây là phản ứng cung cầu trong nước sẽ dẫn đến một mức độ xuất khẩu sau thuế nhỏ hơn (khoảng HG) so với trước thuế (khoảng CF). Do vậy, các quốc gia sẽ ước lượng cao thu nhập thuế xuất khẩu mà họ sẽ được nhận nếu như họ dựa vào mong đợi thu nhập của họ trên mức hàng hóa xuất khẩu trước thuế hơn là mức hàng hóa xuất khẩu sau thuế. Dĩ nhiên, khi cung và cầu trong nước càng ít co gión thỡ ảnh hưởng của thuế
  5. xuất khẩu đến lượng hàng hóa xuất khẩu sẽ nhỏ hơn và chính phủi sẽ có thu nhập lớn hơn. Phản ứng của những nhà sản xuất và người tiêu dùng càng ít co gión, thỡ sự mất mỏt hiệu quả do sản lượng giảm sẽ ít hơn. éồ thị 1: Ảnh h ưởng của thuế xuất khẩu Việc đưa ra thuế xuất khẩu sẽ làm giảm giá cả hàng hóa xuất khẩu bằng với mức thuế. éiều này sẽ làm giảm giỏ cả trong nước giảm xuống giảm xuống từ Pint đến Pd khi những nhà sản xuất trong nước mở rộng mua bán trong nước để tránh thuế xuất khẩu. Việc giảm giá cả trong nước này sẽ dẫn đến một sự mất mát trong thặng dư sản xuất bằng với diện tích ABFG, một sự gia t ăng trong thặng dư tiêu dùng bằng với diện tích ABCH, một sự gia tăng trong thu nhập chính phủ bằng với diện tích HJEG và một sự mất mát hiệu quả do giảm sản l ượng thương mại của quốc gia bằng với diện tích CJH và GEF. 1.2. Hàng rào thương m ại phi thuế quan a. Hạn ngạch xuất khẩu Nếu một hạn ngạch xuất khẩu thay vỡ một thuế xuất khẩu được đưa ra, thỡ ảnh hưởng của nó cũng giống như ảnh hưởng của thuế xuất khẩu. Tuy nhiên, ảnh hưởng phúc lợi của 2 công cụ này thỡ khỏc nhau bởi vỡ giống với hạn ngạch nhập khẩu chớnh phủ sẽ khụng cú thu nhập. Người nhận hạn ngạch thỡ khụng rừ. Chớnh phủ của nước xuất khẩu có thể đũi hỏi cú được thu nhập bởi việc đưa ra những hạn ngạch xuất khẩu. Trong một thị trường cạnh tranh, những nhà xuất khẩu có thể sẵn lũng chi khoảng khỏc biệt trong giỏ cả giữa hai nước xuất và nhập khẩu để được xuất khẩu. Nếu điều này xảy ra, thỡ thu nhập từ hệ thống hạn ngạch sẽ bằng với thu nhập từ thuế xuất khẩu. Nếu điều này không xảy ra, thỡ những nhà xuất khẩu cú thể tổ chức và hoạt động giống như một người bán đơn lẻ nhằm đạt được hạn ngạch. Nếu những công ty nhập khẩu được tổ chức, thỡ chỳng cú khả
  6. năng đạt được hạn ngạch bởi việc mua sản phẩm tại giá cả thị trường trong nước xuất khẩu và bán nó lại tại giá cả cao hơn tại thị trường trong nước. Ảnh hưởng phúc lợi thực sau cùng trong cả hai quốc gia nhập khẩu và quốc gia đưa ra hạn ngạch phụ thuộc vào tổng sự mất mát do lượng thương mại giảm và chuyển nhượng hạn ngạch. Nước nhập khẩu có thể hưởng được nguồn lợi từ việc đưa ra hạn ngạch xuất khẩu nếu như nó có thể đạt được đủ hạn ngạch. b. Hàng rào kỹ thuật - Quy định kỹ thuật: là những quy định đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu vào nước nhập khẩu về mặt kỹ thuật của sản phẩm và thường mang tính bắt buộc. Nếu mặt hàng nào đó không thỏa món quy trỡnh kỹ thuật thỡ khụng được phép bán ra trên thị trường. - Tiêu chuẩn kỹ thuật: là những quy định của các quốc gia về những tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến sản xuất và sản phẩm. Trên thực tế, có các tiêu chuẩn kỹ thuật mang tính quốc gia và có cả những tiêu chuẩn mang tính quốc tế. - Quy định về bao bỡ đóng gói: là những quy định về bao bỡ như chất liệu bao bỡ, quy định về xử lý hóa chất đối với bao bỡ, kớch cỡ và số lớp bao bỡ,… - Quy định về phân phối hàng hóa: là những quy định về phân phối hàng hóa được các quốc gia sử dụng như những hàng rào kỹ thuật hữu hiệu để bảo vệ thị trường nội địa. c. Hàng rào mang tính chất hành chính - Đơn vị đo lường kích cỡ sản phẩm: một số quốc gia sử dụng đơn vị đo lường như quy định về kích cỡ sản phẩm cho hàng hóa nhập khẩu. - Vị trí thông quan: đối với nhiều hàng hóa, cơ quan hải quan của quốc gia nhập khẩu có thể góp phần hạn chế nhập khẩu bằng cách quy định vị trí thông quan kém thuận lợi. - Quy định về quảng cáo: là những quy định về hạn chế quảng cáo đối với một số hàng hóa. Điều này sẽ gõy cản trở cho hàng húa bỏn ra vỡ làm cho người tiêu dùng không biết đến sản phẩm. d. Các hàng rào phi thuê quan khác. - Trỏch nhiệm xó hội và tiờu chuẩn lao động: nhiều quốc gia phát triển đưa ra hàng rào thương mại như quy định trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xó hội. Nghĩa là những hàng húa nào được sản xuất ra bởi lao động cưỡng bức, lao động trẻ em sẽ không được nhập khẩu.
  7. - Quy định về môi trường: những hàng húa mà quỏ trỡnh sản xuất và khai thỏc vi hạm quy định về bảo vệ môi trường thỡ cũng bị cấm nhập khẩu. - Quy định về tiết kiệm: một số quốc gia phát triển áp đặt các loại phí bảo vệ tai nguyên về đề ra những tiêu chuẩn về tiết kiệm tài nguyên cho hàng hóa nhập khẩu. 2. Những nhân tố ảnh h ưởng gián tiếp 2.1. Xu thế tự do hoá th ương m ại, khu vực hoá và toàn cầu hoá kinh tế Xung lực chớnh của quỏ trỡnh khu vực hoỏ và toàn cầu hoỏ kinh tế là tự do hoỏ thương mại. Mục tiêu cuối cùng của tự do hoá thương mại là giảm dần và tiến tới xoá bỏ tất cả các rào cản về thuế quan cũng như phi quan thuế để tạo điều kiện cho hàng hoá được lưu thông tự do giữa các nước, tiến dần tới một thị trường thế giới thống nhất. Do vậy mà khi tham gia vào khu vực hoá và toàn cầu hoá kinh tế, các nước thành viên phải mở cửa thị trường, giảm dần hàng rào thuế quan và xoá bỏ hàng rào phi quan thuế để cho hàng hoá được tự do lưu chuyển giữa các nước, thúc đẩy mậu dịch quốc tế phát triển mạnh. Mở cửa thị trường là yêu cầu tất yếu của nền kinh tế mở. Nó liên kết sản xuất hàng hoá với chiến lược phát triển kinh tế. Mở cửa thị trường đũi hỏi khụng ngừng hoàn thiện hành lang phỏp lý tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh từng bước theo tiêu chuẩn và tập quán quốc tế. Đồng thời phải xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ đắc lực cho việc đẩy mạnh giao lưu hàng hoá quốc tế. Hệ thống này bao gồm hệ thống luật phỏp, hệ thống quản lý hành chớnh, ngoại thương, ngân hàng, hải quan, vận tải,v.v... Mở cửa thị trường cũng chính là quá trỡnh khụng ngừng nõng cao trỡnh độ và năng lực quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp, khả năng tổ chức sản xuất, tiếp cận thị trường nước ngoài trong môi trường cạnh tranh sôi động của các doanh nghiệp trong và ngoài lónh thổ. Tỏc động tích cực của xu thế tự do hoá thương mại, khu vực hoá và toàn cầu hoá kinh tế đối với các nước phát triển là thông qua việc xoá bỏ các rào cản tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng được lợi thế so sánh của mỡnh. Sức cạnh tranh của hàng hoỏ được nâng cao, tăng trưởng kinh tế trở nên ổn định và bền vững hơn nhờ các nguồn lực được phân bổ một cách hiệu quả hơn. Tiến trỡnh này cũng tạo ra cơ hội lớn cho tất cả các nước, nhất là những nước đang phát triển đẩy mạnh công nghiệp hoá trên cơ sở ứng dụng thành quả của cách mạng khoa học công nghệ và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, tăng doanh thu ngoại tệ làm tiền đề phát triển kinh tế. Ngoài những tác động tích cực, xu thế tự do hoá thương mại,
  8. khu vực hoá và toàn cầu hoá kinh tế cũng đặt ra nhiều thách thức cho các nước đang phát triển: Thứ nhất, sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh, không những giữa sản phẩm với sản phẩm mà cũn giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp do phải tuân thủ nguyên tắc đối xử quốc gia. Thứ hai, sẽ dẫn tới sự lệ thuộc ngày càng tăng của các nước đang phát triển vào sự ổn định của nền kinh tế thế giới. Thứ ba, sẽ dần dần đặt các nước đang phát triển vào trong tầm ảnh hưởng của các nước phát triển, cả về kinh tế và chính trị. Vỡ vậy cú thể núi rằng xu thế tự do hoỏ thương mại, khu vực hoá và toàn cầu hoá kinh tế là nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. 2.2. Quỏ trỡnh đổi mới nền kinh tế Việt Nam theo h ướng công nghiệp hoá, hiện đại h oá và hội nhập. Với yêu cầu đặt ra là tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2010 không thấp hơn mức tăng trưởng kinh tế bỡnh quõn của cỏc nước đang phát triển trong khu vực. Đó là vỡ chỳng ta phải rút ngắn khoảng cách với các nước này, phải tạo ra tiền đề cần thiết cho sự phát triển kinh tế, văn hoá và xó hội. Thời kỳ 2001-2010 cú ý nghĩa rất quan trọng trong quỏ trỡnh cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoá. Mục tiêu của thời kỳ này là đưa nền kinh tế vượt qua những thách thức gay gắt trước mắt, đặc biệt là tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính khu vực; thực hiện đổi mới cơ bản cơ cấu kinh tế theo hướng xây dựng nền tảng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và định hỡnh cơ chế thị trường; hội nhập các thể chế khu vực và quốc tế theo cam kết; xoá đói giảm nghèo; cải thiện rừ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; thực hiện từng bước tiến bộ và công bằng xó hội. Hội nhập là xu thế tất yếu của thời đại. Quá trỡnh này diễn ra ở nhiều lĩnh vực và dưới nhiều hỡnh thức - Quốc tế hoỏ về thương mại, về vốn, về sản xuất, và về hỡnh thức dưới dạng tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế. Đó là những diễn đàn vừa hợp tác vừa đấu tranh để bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc. Song đấu tranh không phá vỡ hợp tác mà để nâng cao chất lượng hợp tác, bảo đảm tốt nguyên tắc bỡnh đẳng và cùng có lợi. Hiện nay, Việt Nam đó tham gia vào cỏc Diễn đàn Quốc tế như: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Di ễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bỡnh Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM) và đặc biệt là đó tham gia vào Tổ chức Thương
  9. mại Thế giới (WTO). Tiến trỡnh hội nhập quốc tế của Việt Nam sẽ làm tăng sự cạnh tranh, cọ sát giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp ASEAN, APEC, ASEM, từ đó tạo cơ hội để các doanh nghiệp nước ta vươn lên và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế. Đồng thời, những lợi thế hiện cú của Việt Nam do quỏ trỡnh hội nhập quốc tế mạng lại sẽ thỳc đẩy các doanh nghiệp của ta và các doanh nghiệp nước ngoài gia tăng mạnh đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với năng lực sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng mạnh và khả năng xuất khẩu là khá lớn. III. Tiêu chí đánh giá tiềm năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam Dưới đây là các tiêu chí đánh giá tiềm năng xuất khẩu và chỉ ra các hàng hoá đáp ứng được các tiêu chí này. Đánh giá tiềm năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam dựa vào các tiêu chí cơ bản sau đây: - Tầm quan trọng của sản phẩm ở hiện tại. Đối với các sản phẩm mà Việt Nam đó là nhà xuất khẩu lớn và đó chứng minh được khả năng và tiềm năng xuất khẩu của mỡnh, việc tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng này vào các thị trường mới là hết sức cần thiết và có vai trũ quan trọng trong nền kinh tế của nước ta. Có những mặt hàng thậm chí chỉ cần thay đổi tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu hàng xuất khẩu là có thể gây ra tác động (tích cực hoặc tiêu cực) đến nền kinh tế. Về phương diện chiến lược đây là những mặt hàng thế mạnh chủ chốt và cần quan tâm đặc biệt trong xuất khẩu của nước ta. - Vị trí xuất khẩu của Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu. Hiện nay, đối với các sản phẩm mà nước ta đó chiếm một thị phần đáng kể, việc thay đổi lượng xuất khẩu có tác động trực tiếp tới giá cả trên thị trường thế giới. Do đó, sự phát triển tiểm năng xuất khẩu của Việt Nam có thể bị hạn chế bởi sự t ăng trưởng nhu cầu của toàn thế giới. Nếu các yếu tố khác không thay đổi, nhứng sản phẩm mà Việt Nam có thị phần nhỏ trên thị trường thế giới sẽ có tiềm năng phát triển hơn các hàng hoá có bị trí nổi trội. - Hỡnh thức tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Trong những năm gần đây, những mặt hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng nhanh đó thể hiện sức cạnh tranh của nú, trong khi đó những mặt hàng xuất khẩu giảm sút thể hiện sự yếu kém trong năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới. Nếu các điều kiện khác không thay đổi thỡ sự tăng giảm kim ngạch xuất khẩu của bất cứ mặt hàng nào cũng đánh dấu sự thay đổi năng lực cạnh tranh của nó trên thị trường thế giới.
  10. - Tăng trưởng nhu cầu toàn cầu. Tăng trưởng nhanh của các thị trường toàn cầu thường tạo ra lợi nhuận cho nước xuất khẩu hơn là tăng trưởng chậm hay xuất khẩu đỡnh trệ trong điều kiện các yếu tố khác phát triển bỡnh thường. - Cơ hội và tính cạnh tranh. Một số yếu tố quyết định các điều kiện cung cấp và khả năg cạnh tranh của Việt Nam như năng lực của các ngành nông, công nghiệp, khả năng tận dụng các nguồn nguyên liệu thô, tiếp thu công nghệ, nâng cao năng suất lao động, sự cạnh tranh từ nhu cầu trong nước... - Ưu tiên quốc gia. Đó là những ưu tiên mà Nhà nước đưa ra trong chiến lược xuất khẩu thời kỳ đến năm 2010. Những ưu tiên này phần nào phản ánh được những điều chỉnh về cơ cấu kinh tế, sự xem xét các yếu tố về bối cảnh quốc tế, các yếu tố xó hội... Cỏc chớnh sỏch ưu tiên của Nhà nước đó tạo ra động lực phát triển hay tiềm năng xuất khẩu cho một hàng hoá cụ thể. - Giá trị gia tăng và mối liên kết với nền kinh tế. Một USD thu được từ xuất khẩu không hẳn sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế đối với nền kinh tế nhưng có thể có hiệu quả xó hội. Vỡ vậy, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, một sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn hoặc có một mức liên kiến chặt chẽ và trực tiếp đối với nền kinh tế nói chung sẽ mang lại sức hấp dẫn và giá trị cao hơn cho nền kinh tế. Điều này thực sự có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam, một nước đang trong giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hoá. - Chất lượng về mặt xó hội và mụi trường của sản phẩm xuát khẩu. Giá trị của sản phẩm có thể không được phản ánh một cách chính xác trong kinh tế học do các ngoại ứng tích cực và tiêu cực như vấn đề môi trường, xó hội, tạo việc làm, xoỏ đói giảm nghèo... Vỡ vậy, trong điều kiện các yếu tố khác là không đổi, những sản phẩm và dịch vụ có tiềm năng tạo ra những ngoại ứng tích cực cho nền kinh tế cũng như cho xó hội sẽ được coi là sản phẩm xuất khẩu tiềm năng. CHƯƠNG II: TèNH HèNH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY I. Quan điểm về xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam 1. Phân lo ại hàng hóa xuất khẩu Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam có thể được phân loại theo khả năng cạnh tranh như sau:
  11. M ột là, nhóm các ngành hàng hoá có thế mạnh xuất khẩu (sức cạnh tranh t ương đối khá trên thị trường trong nước và thế giới): Bao gồm những ngành hàng mà trong thời gian trước mắt những lợi thế so sánh của Việt Nam dựa trên nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú, nguồn lao động dồi dào, có thể tiếp thu tay nghề nhanh. có thể phát huy tác dụng nhiều nhất. Đó là nông sản (gạo, cà phê, chè, hạt tiêu, hạt điều...), cao su sơ chế, thủy sản, dệt-may, giầy dép, hàng thủ công mỹ nghệ... Hai là, nhóm các ngành hàng hoá có thể cạnh tranh trong t ương lai. Nhưng hiện nay cần phải bảo hộ cao (sức cạnh tranh cũn yếu trờn thị trường trong nước và thế giới): Với thực trạng sản xuất, kinh doanh hiện nay của các doanh nghiệp trong nước, phần lớn các ngành sản xuất trong nước đều ở mức độ khó có thể cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu nếu không cũn hàng rào bảo hộ. Đối với một vài ngành hàng trong nhóm này, tiềm năng của Việt Nam không chỉ sẽ giữ được thị trường trong nước mà cũn cú thể xuất khẩu. Đó là các hàng hoá của ngành công nghiệp chế biến rau quả và các sản phẩm chăn nuôi, công nghiệp điện-điện tử, dây và cáp điện, công nghiệp đóng tàu,... B a là, nhóm các ngành hàng hóa chưa có khả năng cạnh tranh. Nghĩa là hiện nay cần phải bảo hộ đặc biệt (sức cạnh tranh rất yếu trên thị trường trong nước và thế giới): Là những ngành mà Việt Nam không có lợi thế so sánh so với các nước, và thể hiện ở trong các tiêu chí về giá thành so với giá thế giới, chi phí sản xuất cao hơn so với chi phí để nhập khẩu, các tiêu chí về tiềm năng phát triển lâu dài, mức độ hiệu quả của việc đầu tư... Các ngành hàng cụ thể trong nhóm này bao gồm: nhóm ngành hàng giấy, đường mía, sắt thép, xi măng… Ngoài ra, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể phân chia theo các nhóm hàng như sau: - Nhóm nguyên, nhiên liệu. - Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản. - Nhóm sản phẩm chế biến và chế tạo. - Nhóm hàng vật liệu xây dựng. - Nhóm sản phẩm hàm lượng công nghệ và chất xám cao. 2. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực
  12. Cùng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu sản xuất của Việt Nam trong thời gian qua, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu cũng có những chuyển biến tương ứng. Sản phẩm xuất khẩu đa dạng, phong phú hơn. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu đó chuyển dịch theo hướng tăng dần các sản phẩm chế tạo, giảm các sản phẩm thô, nguyên liệu. Trong đó, tỉ trọng giá trị các mặt hàng nông, lâm sản trong giá trị xuất khẩu chung đó giảm từ 34,8% năm 1996 xuống cũn 18% năm 2003. Ngược lại, tỉ trọng giá trị xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp đó tăng tương ứng từ 53,8% lên 70,7%. Nếu phân theo danh mục tiêu chuẩn ngoại thương thỡ tỉ trọng cỏc mặt hàng thụ hoặc mới sơ chế trong giá trị xuất khẩu chung đó giảm từ 67,24% năm 1995 xuống 49,62% năm 2002. Ngược lại, các mặt hàng chế biến hoặc đó tinh chế tăng tương ứng từ 32,75% lên 50,36%. Có thể nói, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh một phần cũng do những thay đổi tích cực của cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Ngay trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu cũng đó diễn ra sự thay đổi vị trí của từng mặt hàng theo hướng giảm thứ tự xếp hạng của các mặt hàng nguyên liệu nông sản như than đá, hạt tiêu, cà phê, hạt điều và tăng thứ tự xếp hạng của các mặt hàng chế tạo như giày dép, dệt may. Mặt khác, nhiều mặt hàng xuất khẩu mới hoặc mặt hàng không phải truyền thống như điện tử, sản phẩm gỗ đó lọt vào danh sỏch cỏc mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam trong giai đoạn 1996-2006. Tuy nhiên, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong thời kỳ này thay đổi chậm. Đến năm 2004 ta có thêm hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới là linh kiện điện tử và các sản phẩm gỗ thay cho 2 mặt hàng than đá và hạt điều. Các mặt hàng truyền thống như dầu thô, thuỷ sản, gạo, dệt may, giày dép, cà phê luôn giữ vị trí ổn định trong các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam kể từ nhiều năm trước đây. Bảng kim ngạch xuất khẩu một số m ặt hàng chủ lực của Việt Nam Đơn vị tính: triệu USD Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Quý I/2007 Mặt hàng Dầu thô 3503 3126 3270 3812 5666 7387 8323 1766 Dệt, may 1892 1975 2752 3686,6 4319 4806 5802 246 Giày dép 1472 1560 1867 2267,9 2604 3005 3555 1598 Điện tử 788,6 595,6 490 672,4 1077 1442 1770 895
  13. Gạo 667,8 624,7 726 720,5 941 1399 1306 455 Cà phê 501,4 391,3 322 504,8 594 725 1101 257 Cao su 166 166 268 377,8 579 787 1273 774 Sản phẩm gỗ 294,2 355,1 435 567,2 1054 1517 1904 239 Thuỷ sản 1479 1778 2023 2199,6 2397 2741 3364 570 Mặt hàng khác 1719 2456,3 2551 3337,2 5268 6606 9196 Nguồn: Website Bộ Kế hoạch đầu tư và Tổng cục Thống kê 2007 Nhỡn vào cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực giai đoạn 2000-2006, ta thấy, dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu là dầu thô và dệt may. Mặt hàng điện tử, sản phẩm gỗ đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD từ năm 2004 và liên tục tăng cho đến nay. Mặt hàng gạo đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD từ năm 2005 nhưng đến năm 2006 thỡ giảm đôi chút. Mặt hàng cà phê, cao su đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD từ năm 2006. Như vậy số lượng các mặt hàng chủ lực đó tăng dần qua các năm. Bảng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam Đơn vị tính: % Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Mặt hàng Dầu thô 24,19 20,80 19,57 18,92 21,38 22,79 21,02 Dệt, may 13,06 13,14 16,47 18,30 16,30 14,82 14,65 Giày dép 10,16 10,38 11,18 11,26 9,83 9,27 8,98 Điện tử 5,45 3,96 2,93 3,34 4,06 4,45 4,47 Gạo 4,61 4,16 4,35 3,58 3,55 4,32 3,30 Cà phê 3,46 2,60 1,93 2,51 2,24 2,24 2,78 Cao su 1,15 1,10 1,60 1,88 2,18 2,43 3,21
  14. Sản phẩm gỗ 2,03 2,36 2,60 2,82 3,98 4,68 4,81 Thuỷ sản 10,21 11,83 12,11 10,92 9,04 8,45 8,49 Mặt hàng khác 11,87 16,34 15,27 16,56 19,88 20,38 23,22 Tổng kim ngạch 100 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Website Bộ Kế hoạch đầu tư và Tổng cục Thống kê 2007 Nhỡn chung xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vẫn thể hiện đặc trưng của nền kinh tế khai thác nguyên liệu với khoảng 60% giá trị hàng hoá xuất khẩu qua các năm là từ khu vực nông nghiệp và khai thác dầu thô, trong đó dầu thô luôn chiếm hơn 20 % tổng kim ngạch xuất khẩu và gần 40% cũn lại là hàng thủ cụng và hàng cụng nghiệp mà phần lớn trong số đó là những sản phẩm gia công như may mặc, giày dép.. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ lực cũng cho thấy sự phụ thuộc rất lớn vào một số ít mặt hàng, tổng tỷ trọng các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất luôn chiếm tới 80% đến 90% tổng kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 2000 – 2006. Nhưng tỷ lệ này đang có xu hướng giàm dần do sự xuất hiện nhiều mặt hàng xuất khẩu mới của Việt Nam trong thời gian gần đây. II. Những thuận lợi và khó kh ăn cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam 1. Những thuận lợi T hứ nhất: Việt Nam có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên như đất đai, khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển,... Đây là một lợi thế cho Việt Nam trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, nuôi trồng thủy sản, sản xuất các các sản phẩm nông nghiệp, chế biến gỗ,… tạo ra các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. T hứ hai: Việt Nam có lợi thế về tiềm năng lao động, đặc biệt là lao động nông nghiệp, nông thôn không có kỹ năng nhưng với chi phí tiền công thấp. Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong giai đoạn đầu của quá trỡnh thực hiện CNH, HĐH ở nước ta hiện nay, đồng thời cũng là yếu tố quan trọng góp phần làm t ăng xuất khẩu các mặt hàng truyền thống của Việt Nam, những mặt hàng đũi hỏi nhiều lao động như dệt may, thủy sản, các sản phẩm nông nghiệp,… T hứ ba: Việt Nam thực hiện đường lối phát triển nền kinh tế mở và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi cho
  15. các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu trong nước có để nhập khẩu các sản phẩm là đầu vào trung gian để sản xuất hàng xuất khẩu. Đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi để Việt Nam tiếp cận công nghệ mới, phương thức quản lý tiờn tiến của cỏc nước phát triển để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu và rút ra được những bài học kinh nghiệm quản lý từ những nước thành công và thất bại trong lĩnh vực xuất khẩu, cũng như tiếp cận các phương thức quản lý kinh doanh hiện đại trên thế giới. T hứ tư: xu hướng tự do di chuyển của các dũng vốn trờn thị trường quốc tế trong quỏ trỡnh toàn cầu hoỏ, cựng với quỏ trỡnh thực hiện đường lối phát triển nền kinh tế mở, Việt Nam đó và đang trở thành một điểm hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài. Chính sự có mặt của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với mạng lưới kinh doanh trên phạm vi toàn cầu của họ là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế cũng như hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Thực tế, trong những năm vừa qua, những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong lĩnh vực điện tử, tin học được phát triển chủ yếu qua hệ thống kinh doanh toàn cầu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. 2. Những khó khăn - Nước ta vẫn là một nước nghèo và kém phát triển. Cơ cấu sản xuất sẽ tiếp tục chuyển dịch theo hướng tiến bộ hơn song nhỡn chung cũn lạc hậu so với chiều hướng phát triển của thế giới. Thực trạng đó ảnh hưởng tiêu cực tới quy mô, cơ cấu và hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu. - Năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm cũn thấp trong khi n- ước ta lại phải nhập cuộc đua tranh ngày càng gay gắt trên thị trường khu vực và thế giới. Trỡnh độ của đội ngũ cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu và công tác tham mưu về chiến lược, chính sách cũn bất cập. - Kinh tế thế giới và khu vực, đặc biệt là tỡnh hỡnh tài chớnh - tiền tệ - tỷ giỏ, giỏ sản phẩm, nhất là giỏ nụng sản, nhiờn liệu cũn chứa đựng nhiều nhân tố không ổn định, khó dự báo, có thể tác động tiêu cực tới nền kinh tế và kinh doanh xuất - nhập khẩu của n- ước ta. III. Những thành tựu và hạn chế của hoạt động xuất khẩu của Việt Nam 1. Những thành tựu đó đạt được 1.1. Giai đoạn từ năm 1991- 2000
  16. M ột là, đó đạt được mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế xó hội thời kỳ 1991-2000 : kim ngạch xuất khẩu năm 2000 đạt 14,483 tỷ USD, gấp 6 lần kim ngạch năm 1990 (2,4 tỷ USD). Nhịp độ tăng trưởng bỡnh quõn 18,4%/năm, nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 2,6 lần (GDP tăng bỡnh quõn 7,6%/năm). Biểu đồ tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 1991-2000 14.46 16 14 Tổng kim ngạch 11.54 12 xuất khẩu 9.36 9.18 (Tỷ USD) 10 7.27 8 5.45 6 4.05 2.99 2.58 4 2.09 2 0 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Nguồn: Tổng cục Thống kê Hai là, cơ cấu xuất khẩu đó được cải thiện theo hướng “tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô, tạo một số mặt hàng có khối lượng lớn và thị trường t- ương đối ổn định”. Tỷ trọng sản phẩm chế biến đó tăng từ 8% vào năm 1991 lên khoảng 40% vào năm 2000. Năm 1991 mới có 4 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 100 triệu USD là dầu thô, thủy sản, gạo và hàng dệt may; đến năm 2000 có thêm 8 mặt hàng nữa là cà phê, cao su, điều, giày dép, than đá, điện tử, thủ công mỹ nghệ và rau quả. Về một số mặt hàng, nước ta đó chiếm lĩnh vị trớ cao : gạo đứng hàng thứ hai thế giới, cà phê đúng thứ hai, hạt tiêu và hạt điều đứng thứ ba. Ba là, đó vượt qua được sự khủng hoảng thị trường vào đầu những năm 90 do chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu bị xoá bỏ; đó đẩy lùi được chính sách bao vây, cấm vận và về cơ bản thực hiện được chủ trương “đa dạng hoá thị trường và đa phương hoá quan hệ kinh tế ... tích cực thâm nhập, tạo chỗ đứng ở các thị trường mới, phát triển các quan hệ mới”. Nay nước ta có quan hệ thương mại với trên 160 nước và vùng lónh thổ trong đó đó ký Hiệp định Thương mại với 61 nước. Chủ trương “gia nhập các tổ chức và hiệp hội kinh tế quốc tế khác khi cần thiết và có điều kiện” đó được thực hiện bằng việc gia nhập ASEAN (1995), ASEM (1996), APEC (1998) và trở thành quan sát viên WTO (1995).
  17. B ốn là, chính phủ đó đổi mới một cách cơ bản cơ chế quản lý theo hướng mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, giảm dần hàng rào phi thuế, hạn chế cơ chế “xin cho”, giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao vai trũ của cỏc cụng cụ vĩ mụ như thuế, lói suất, tỷ giỏ. Chớnh phủ cũng đó dành sự quan tâm đặc biệt cho xuất khẩu thông qua các chương trỡnh hỗ trợ như trợ cấp, trợ giá, lập Quỹ Hỗ trợ, Quỹ Thưởng ... Hành lang phỏp lý từng bước được hoàn thiện; trong đó đó thụng qua được Luật Thương mại. Nhỡn chung lại, trong 10 năm qua, lĩnh vực xuất khẩu đó đạt được nhiều thành tựu to lớn, về cơ bản đó thực hiện được những chủ trương nêu ra trong Chi ến lược ổn định và phát triển kinh tế - xó hội đến năm 2000, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xó hội của đất nước, thúc đẩy sản xuất, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, thu ngoại tệ để trang trải nhu cầu nhập khẩu và tích luỹ. 1.2. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay 50 47,74 39,6 Tổng kim ngạch 40 32,42 xuất khẩu (Tỷ USD) 26,503 30 20,149 16,706 20 15,029 14,483 10 0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 B iểu đồ tổng kim ngạch xuất khẩu 2000-2007 Nguồn: Tổng cục Thống kê (Số liệu năm 2007 là ước tính) Nhỡn chung, kim ngạch xuất khẩu của cả nước giai đoạn từ năm 2000 -2006 có tốc độ tăng bỡnh quõn là 15,4% tức là tăng bỡnh quõn 4,19 tỷ USD/năm. Kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong năm 2006 (đạt 39,6 tỷ USD) t ăng 22,1% so với năm 2005 và cao hơn 16,4% so với mục tiêu mà Chính phủ đó đề ra. Bộ Thương mại cho biết, mục tiêu xuất khẩu năm 2007 tối thiểu là 47,74 tỷ USD, t ăng 20% so với năm 2006.
  18. Bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu chủ lực truyền thống, cao su và cà phê lần đầu tiên đạt kim ngạch 1 tỷ USD, các nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD đó tăng từ 7 lên 9 nhóm, trong đó có 4 nhóm hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD là thủy sản, dệt may, giày dép và dầu thô Bỡnh quõn hai thỏng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,38 tỷ USD/tháng, riêng tháng 1 đạt 3,76 tỷ USD. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu trong từng tháng và 2 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2006 đều đạt trên 20% Trong số các mặt hàng chủ lực, hàng dệt may tăng trưởng mạnh trong hai tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu là 1,016 tỷ USD với tốc độ tăng là 28% so với cùng kỳ năm 2006. Hoa Kỳ và EU là hai thị trường dẫn đầu kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam với tốc độ tăng trong tháng 1 vào thị trường Hoa Kỳ là 38%, vào thị trường EU giảm nhẹ 2,5%, các thị trường khác tăng trưởng khá. Đáng chú ý, trong thỏng 1, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may đó vượt qua kim ngạch xuất khẩu dầu thô, đứng đầu trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Nhỡn chung, nhúm hàng này đang tăng trưởng tích cực. Trong hai tháng đầu năm 2007, hàng giày dép đạt kim ngạch xuất khẩu 660 triệu USD, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm trước. EU tiếp tục là thị trường có kim ngạch lớn nhất với kim ngạch nhập khẩu tháng 1/2007 là 215 triệu USD, t ăng 13% so với cùng kỳ năm 2006, chiếm 57% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước. Tiếp theo là thị trường Hoa Kỳ, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 1/2007 là 77 triệu USD, t ăng 22% so với cùng kỳ năm 2006. Nhóm hàng linh kiện điện tử và máy tính, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, dây điện và cáp điện… bước vào năm 2007 với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao. Trong hai tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 431 triệu USD, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm 2006. Nhỡn chung mặt hàng này đang đạt tốc độ tăng trưởng tích cực trên các thị trường chủ lực. Đối với mặt hàng cà phê, trong hai tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 565 triệu USD, tăng 149% về lượng và 223% về giá trị so với cùng kỳ năm trước nhờ cà phê vào vụ thu hoạch và giá xuất khẩu tăng mạnh (đạt bỡnh quõn 1.434 USD/tấn).
  19. Trong tháng 1/2007, kim ngạch xuất khẩu gạo giảm 76,6% so với cùng kỳ năm 2006 nhưng trong tháng 2 cả nước đó xuất khẩu thêm 250 ngàn tấn gạo, nâng kim ngạch xuất khẩu của cả nước lên 101 triệu USD, giảm gần 40% so với cùng kỳ năm 2006. Ước thực hiện xuất khẩu tháng 4 năm 2007 đạt 3,95 tỷ USD, tăng 2,3% so với tháng 3 năm 2007, trong đó xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 1,58 tỷ USD. 4 tháng đầu năm 2007 xuất khẩu đạt 14,5 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2006 và đạt 31% so với kế hoạch năm 2007. Trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 5,74 tỷ USD, tăng 35,2% so với cùng kỳ năm 2006. Đa số các mặt hàng xuất khẩu đều tăng so với cùng kỳ năm 2006, trong đó, tăng khá cả về giá trị tuyệt đối và tương đối, đóng góp cho tăng trưởng chung của tổng kim ngạch xuất khẩu là các mặt hàng dệt may (tăng 530 triệu USD, tương đương +31,8%), cà phê (tăng 540 triệu USD, tương đương +84,6% về lượng và 135% về kim ngạch), sản phẩm gỗ (tăng 151 triệu USD, tương đương +24%), giày dép (tăng 120 tri ệu USD, tương đương +11,2%). Riêng đối với cà phê, do vào vụ thu hoạch và giá tăng, nên kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh; tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý việc phõn loại, quản lý chất l ượng cà phê xuất khẩu, để tránh trường hợp bị trả lại những lô hàng có lẫn phẩm cấp thấp; tăng cường xuất khẩu sản phẩm cà phê chế biến. Các mặt hàng xuất khẩu giảm bao gồm: dầu thô (-5,4% về lượng và -10,5% về giá trị); gạo (-19,4%), cao su (-8,3%) và xe đạp (-37%). Về thị trường xuất khẩu, thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam vẫn là EU, Mỹ, Nhật Bản. Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường EU chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và tăng 27% so với cùng kỳ năm 2006; xuất khẩu vào thị trường Mỹ chiếm 20% và tăng 28%. 2. Những hạn chế Trong 9 mặt hàng chủ lực trên 1 tỷ USD chỉ có một mặt hàng thuộc lĩnh vực công nghệ (điện tử, linh kiện máy tính) có hàm l ượng tri thức cao, cũn lại cỏc sản phẩm khỏc núi chung là được xuất khẩu ở dạng thô, chỉ được sơ chế (như cà phê, cao su, gạo), lệ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu (đồ gỗ, dệt may, da giày) hoặc phần lớn chỉ thực hiện gia
  20. công theo những đơn đặt hàng của các đối tác nước ngoài (dệt may, da giày), đó làm cho giá trị gia tăng trong số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cũn thấp. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của nước ta đang chậm lại như: đồ gỗ tăng 17,9% - quá thấp so với chỉ tiêu t ăng trưởng 70% cả năm; dệt may chỉ tăng 2,9%; giày dép tăng 3,6% và thủy sản tăng 8%. Với tốc độ này, các mặt hàng chủ lực trên sẽ rất khó khăn để đạt được mục tiêu xuất khẩu đề ra cho cả năm, thực tế cho thấy khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam chưa hoàn toàn khả quan do khả năng cạnh tranh về chất lượng hàng hoá xuất khẩu của chúng ta cũn thấp bởi lực l ượng sản xuát trong các doanh nghiệp hướng về xuất khẩu trong giai đoạn phân tích nói chung là thấp, hàng hoá thô và sơ chế chiếm gần 60%, cơ sở hạ tầng căn bản và cơ sở hạ tầng công nghệ cao chưa được đầu tư đúng mức. Khả năng cạnh tranh về giá cũng gặp nhiều khó khăn do giá đầu vào của sản xuất cao. Ngoài ra, khía cạnh dịch vụ trước, trong và sau xuất khẩu của Việt Nam chưa cao do hệ thống ngân hàng trong thời kỳ đánh giá nói chung kém phát triển và hệ thống viễn thông quốc tế mới hỡnh thành. IV. Thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam hiện nay 1. Một số thị trường xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam Thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước ta trong trong thời gian qua đó khụng ngừng tăng lên về số lượng và quy mô thị trường. Từ 70 thị trường năm 1991 đó mở rộng tới 221 thị trường năm 2003. Bảng dưới đây cho thấy sự phát triển ấn tượng của thị trường xuất khẩu giai đoạn 1991-2003. Số lượng thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 1985 - 2006 Khu vực/Số lượng thị trường 1985 1991 1995 2000 2006 Tổng số 105 185 229 Châu Á 29 46 58 Châu Âu 23 41 52 40 70 Châu Mỹ 19 33 47 Châu Phi 27 53 57 Châu Đại dương 7 12 15 Nguồn: Niên giám Thống kê & Thống kê Hải quan 1985-2007
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2