intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN:NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỚI CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2000-2005 THÔNG QUA Ý KIẾN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Chia sẻ: Rose_12 Rose_12 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

179
lượt xem
65
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thế giới đang bước vào thiên niên kỷ mới với sự bùng nổ thông tin, phát triển nhanh chóng của công nghệ cao, nền kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hoá. Đảng và Nhà nước chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện chiến lược dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong bối cảnh đó, giáo dục đại học, với vai trò chính trong đào tạo và phát triển nhân lực phục vụ đất nước cần có sự phát triển vượt bậc, đặc biệt là về mặt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN:NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỚI CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2000-2005 THÔNG QUA Ý KIẾN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC -------------- -------------- Ngô Thị Thanh Tùng NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỚI CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2000-2005 THÔNG QUA Ý KIẾN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Hà nội, 2009
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC -------------- -------------- Ngô Thị Thanh Tùng NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỚI CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2000-2005 THÔNG QUA Ý KIẾN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chuyên ngành: Đo lường và Đánh giá trong Giáo dục (Chuyên ngành đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Nguyễn Công Khanh Hà nội, 2009
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là phần nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này chưa hề được công bố ở các nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình! Học viên Ngô Thị Thanh Tùng
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn PGS.TS Nguyễn Công Khanh đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện. Tôi xin trân thành cảm ơn Trung tâm Đảm bảo Chất lượng và Nghiên cứu Phát triển Giáo dục đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khoá học và trình bày luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp của tôi ở Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã chia sẻ nhiều tư liệu và kinh nghiệm quý báu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn. Tôi xin cảm ơn Công ty SocialConsult đã giúp tôi thực hiện thành công cuộc khảo sát tại các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Xin trân trọng cảm ơn!
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................9 U 1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................................9 2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................................12 3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................12 3.1. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................12 3.2. Giả thuyết nghiên cứu .........................................................................................12 3.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ....................................................................12 3.4. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ..........................................................................13 4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu.................................................................................14 Chương 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................................15 1.1. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến đề tài ..................................................15 1.2. Một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu ............................................21 1.2.1. Khái niệm năng lực ..........................................................................................21 1.2.2. Năng lực của sinh viên tốt nghiệp đại học .......................................................22 1.2.3. Khái niệm đáp ứng và đáp ứng với công việc ..................................................28 1.2.4. Cách tiếp cận đánh giá sản phẩm giáo dục đại học ........................................28 1.2.5. Mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng sinh viên tốt nghiệp đại học.................32 Chương 2: TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ .....................................................................................35 2.1. Xây dựng bộ công cụ đo lường mức độ đáp ứng với công việc .............................35 2.2. Chọn mẫu .................................................................................................................36 2.2.1. Chọn mẫu đối tượng khảo sát bằng bảng hỏi ..................................................36 2.2.2. Chọn mẫu đối tượng phỏng vấn sâu.................................................................38 2.3. Nhập và xử lý số liệu................................................................................................39 2.4. Đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của bộ công cụ đo lường ..................................39 2.4.1. Độ tin cậy và độ hiệu lực của bảng hỏi dành cho người sử dụng lao động.....42 2.4.2. Đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của bảng hỏi dành cho người lao động ...47 Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỚI CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ THÔNG QUA Ý KIẾN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG........................................................................................53 3.1. Một số thông tin cơ bản về doanh nghiệp ................................................................53
  6. 3.2. Tình hình tuyển dụng và vị trí làm việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế ...57 3.3. Mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế .................63 3.4. Các giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế .......................................................................................................................79 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................87 PHỤ LỤC ............................................................................................................................90 Phụ lục 1: Bảng hỏi dành cho người sử dụng lao động ..................................................90 Phụ lục 2: Gợi ý phỏng vấn sâu ....................................................................................100
  7. CÁC CHỮ VIẾT TẮT DNTN Doanh nghiệp tư nhân TNHH Trách nhiệm hữu hạn SX Sản xuất DV Dịch vụ TM Thương mại CP Cổ phần XNK Xuất nhập khẩu
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội phân theo qui mô lao động ..........37 Bảng 2.2: Số lượng doanh nghiệp có dưới 500 lao động ....................................................37 Bảng 2.3: Số lượng doanh nghiệp thuộc mẫu khảo sát phân theo qui mô lao động ...........38 Bảng 3.1: Doanh nghiệp phân theo ngành nghề kinh doanh ..............................................54 Bảng 3.2: Doanh nghiệp phân theo qui mô lao động..........................................................54 Bảng 3.3: Thông tin chung về người được hỏi ....................................................................56 Bảng 3.4: Ví trí làm việc sau khi được tuyển dụng..............................................................58 Bảng 3.5: Thời gian tập sự sau khi được tuyển dụng ..........................................................60 Bảng 3.6: Mức độ khó khăn khi tuyển dụng lao động .........................................................61 Bảng 3.7: Số lượng lao động cần phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng...............................64 Bảng 3.8: Tương quan giữa loại hình doanh nghiệp và số lượng lao động phải đào tạo lại .............................................................................................................................................65 Bảng 3.9: % số lao động trong doanh nghiệp đáp ứng ở từng mức đánh giá....................68 Bảng 3.10: Mức độ đáp ứng tốt với công việc qua ý kiến người sử dụng lao động ............71 Bảng 3.11: Mức độ đáp ứng tốt nhất với công việc qua ý kiến người sử dụng lao động và người lao động.....................................................................................................................76 Bảng 3.12: Hình thức tăng cường mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp......81 Bảng 3.13: Các năng lực cần nâng cao để đáp ứng tốt hơn với yêu cầu công việc............82 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Nội dung đào tạo lại lao động.............................................................................67 Hình 3.2: Giải pháp nâng cao hiệu quả mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế đã được tuyển dụng ..............................................................80
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế giới đang bước vào thiên niên kỷ mới với sự bùng nổ thông tin, phát triển nhanh chóng của công nghệ cao, nền kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hoá. Đảng và Nhà nước chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện chiến lược dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong bối cảnh đó, giáo dục đại học, với vai trò chính trong đào tạo và phát triển nhân lực phục vụ đất nước cần có sự phát triển vượt bậc, đặc biệt là về mặt chất lượng. Trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, yêu cầu về nâng cao chất lượng giáo dục đại học được xác định cụ thể: "Mở rộng hợp lý qui mô giáo dục đại học, làm chuyển biến rõ nét về chất lượng và hiệu quả đào tạo" (Đảng Cộng sản Việt nam, 2001: 110). Với định hướng rõ rệt như vậy, từ hàng thập kỷ qua, giáo dục đại học đã bắt đầu quá trình tự đổi mới, giáo dục đại học đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ với sự phát triển mạnh cả về qui mô, mô hình và loại hình đào tạo. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, vấn đề chất lượng của giáo dục đại học còn nhiều bất cập. Chất lượng đào tạo còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và so với kết quả đào tạo đại học của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Mục tiêu của giáo dục đại học là cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo ở trình độ nhất định cho xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với cách tiếp cận này, chất lượng đào tạo có thể được đánh giá qua năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực của người được đào tạo sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Việc xác định rõ được quan niệm về chất lượng, phương pháp đánh giá chất lượng có thể là một cách hiệu quả để đổi mới giáo dục đại học, là một bước đi quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực có đủ trình độ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trên tinh -9-
  10. thần đó, luận văn được hình thành nhằm tìm hiểu các vấn đề liên quan đến việc đánh giá chất lượng đào tạo đại học thông qua ý kiến đánh giá người sử dụng lao động về những lao động có trình độ đại học hiện đang làm việc trong các doanh nghiệp, xí nghiệp như là một phương pháp tiếp cận hiệu trong nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo đại học. Chất lượng đào tạo là vấn đề quan tâm không chỉ của các nhà quản lý giáo dục, giảng viên, sinh viên mà còn của cả xã hội. Thực tế cho thấy mặc dù giáo dục đại học đã rất nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo trong suốt thời gian qua nhưng thực tế xã hội cho thấy rất nhiều sinh viên ra trường không xin được việc làm và rất nhiều nhà tuyển dụng không tuyển được lao động phù hợp với yêu cầu. Trong nhiều năm trở lại đây, việc tuyển dụng nhân viên của các cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài,... đều trở nên công khai rộng rãi và phổ biến. Các ngày hội việc làm được tổ chức thường xuyên, đó là nơi gặp gỡ của lãnh đạo các cơ sở sử dụng lao động và những người có nhu cầu việc làm. Số người cần việc làm tham gia các ngày hội việc làm lên đến hàng chục nghìn người, hồ sơ nộp vào các cơ quan thông báo tuyển dụng thường xuyên là hàng trăm, hàng nghìn bộ. Tuy nhiên, theo số liệu của nhà tổ chức chỉ có 30% doanh nghiệp tuyển được người phù hợp trong các ngày hội việc làm và các doanh nghiệp chỉ tuyển được 60% chỉ tiêu đề ra. Các cơ quan, doanh nghiệp có uy tín có khi hàng năm không tìm được người phù hợp vào các vị trí quan trọng trong đơn vị. Trong khi đó, sinh viên tốt nghiệp đại học hàng năm lên đến hàng chục ngàn người. Dường như đã có một khoảng cách khá xa giữa chương trình đào tạo ở các trường đại học và nhu cầu đặt ra từ thực tế của các doanh nghiệp, cơ quan. Có vẻ như muốn nâng cao chất lượng đào tạo đại học thì một trong những mục tiêu cần phấn đấu là làm cho khoảng cách này trở nên ngắn hơn. -10-
  11. Với những cách tiếp cận vấn đề như trên, một nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học thông qua ý kiến người sử dụng lao động là rất cần thiết. Một mặt, nghiên cứu sẽ làm rõ về khái niệm chất lượng, chất lượng đào tạo đang được băn khoăn hiện nay, làm rõ phương pháp luận đánh giá chất lượng đào tạo. Mặt khác, nghiên cứu áp dụng lý thuyết liên quan đến đo lường chất lượng đào tạo vào việc đo lường mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên đại học sau khi ra trường thông qua cuộc khảo sát thực tế một số doanh nghiệp. Đánh giá được mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một kết quả lớn nhất mà luận văn mong muốn hướng tới. Tuy nhiên, việc xây dựng các tiêu chí đo lường và tiến hành đánh giá mức độ độ đáp ứng với công việc thực tế của sinh viên đại học nói chung là quá sức đối với một luận văn thạc sĩ nên việc lựa chọn một nhóm ngành cụ thể để xây dựng một công cụ minh hoạ cho phương thức đánh giá chất lượng sinh viên tốt nghiệp thông qua ý kiến người sử dụng lao động là hết sức cần thiết. Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế được coi là phù hợp hơn cả bởi lẽ kinh tế là một ngành quan trọng cho sự phát triển của xã hội, ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến sự phát triển của các lĩnh vực khác, đặc biệt là nhu cầu nhân lực. Trong mỗi thời kỳ khác nhau, nền kinh tế có sự phát triển khác nhau, đòi hỏi số lượng và chất lượng khác nhau của nguồn nhân lực lao động. Nền kinh tế hiện nay với chủ trương gia nhập, hoà nhập, liên kết với bên ngoài rõ ràng đòi hỏi về chất lượng những sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế khác hẳn so với những sinh viên tốt nghiệp 10 hay 15 năm trước đây. Đó là lý do sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế được lựa chọn để minh hoạ cho hướng tiếp cận nghiên cứu của luận văn. -11-
  12. 2. Mục đích nghiên cứu Luận văn được thực hiện nhằm mục đích: Đo lường mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế thông qua ý kiến người sử dụng lao động. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Câu hỏi nghiên cứu - Liệu các sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế trong 5 năm trở lại đây có đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của công việc trong thực tế không? Đáp ứng ở mức độ nào? - Giải pháp nào nhằm tăng cường khả năng đáp ứng với công việc của người sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế? 3.2. Giả thuyết nghiên cứu Các giả thuyết nghiên cứu ban đầu của luận văn bao gồm: - Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế đáp ứng được các yêu cầu cơ bản trong quá trình lao động ở mức độ vừa phải. - Mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp và trường đại học là giải pháp hữu hiệu giúp tăng cường khả năng đáp ứng với công việc của sinh viên khi tốt nghiệp. 3.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: sinh viên đã tốt nghiệp đại học từ 2000-2005 năm trở lại đây, hiện đang có việc làm đúng với ngành nghề đào tạo. Các ngành nghề được đào tạo bao gồm các chuyên ngành thuộc ngành kinh tế: Quản trị kinh doanh, Marketing, Thương mại, Kế toán, Ngân hàng và Tài chính -12-
  13. - Đối tượng nghiên cứu: khả năng đáp ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế, đang có việc làm đúng với ngành nghề đào tạo. 3.4. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Các phương pháp cụ thể để triển khai các nội dung nghiên cứu bao gồm: - Nghiên cứu tài liệu sẵn có: Phân tích các tài liệu bao gồm đề tài, dự án, bài báo, bài hội thảo liên quan đến đánh giá chất lượng đào tạo đại học, đánh giá sản phẩm đào tạo đại học được thực hiện trong thời gian gần đây. Phân tích tổng hợp các tài liệu nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận của luận văn. - Khảo sát bằng bảng hỏi soạn sẵn: Khảo sát bằng phiếu hỏi soạn sẵn đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp (giám đốc, phó giám đốc/ cán bộ phụ trách nhân sự) về mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế giai đoạn 2000 - 2005 đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Ngoài ra, tại mỗi doanh nghiệp, một sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế giai đoạn 2000-2005 hiện đang làm việc tại doanh nghiệp (người lao động) cũng sẽ được khảo sát. Kết quả có 150 cán bộ quản lý và 150 người lao động đã được khảo sát. Những dữ liệu của cuộc khảo sát được sử dụng làm căn cứ chính để đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, làm căn cứ để hình thành lên bộ tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học. - Phỏng vấn sâu bán cấu trúc: Được sử dụng như là công cụ thu thập thông tin bổ trợ cho phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi soạn sẵn. Các cuộc phỏng vấn sẽ chủ yếu tập trung vào cách thức người sử dụng lao động đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của người lao động và những năng lực mà sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế cần phải có. Tổng cộng có 10 cuộc phỏng -13-
  14. vấn với quản lý doanh nghiệp và 5 phỏng vấn với sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế giai đoạn 2000-2005. 4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn khảo sát 150 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội . Các ngành nghề thuộc nhóm ngành kinh tế được khảo sát bao gồm: Quản trị kinh doanh, Marketing, Thương mại, Kế toán, Ngân hàng và Tài chính. - Thời gian khảo sát: vào tháng 6-7/2008. -14-
  15. Chương 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến đề tài Ở trong nước, các nghiên cứu trong thời gian gần đây liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài chia làm hai mảng tương đối rõ rệt: 1/ Phân tích, đánh giá, bình luận về chất lượng giáo dục đại học và các tiêu chí đo lường, đánh giá chất lượng đại học, trong đó người lao động được đề cập đến như là sản phẩm của giáo dục đại học và 2/ Nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, trong đó, tập trung nhiều vào phân tích sự đáp ứng của sản phẩm giáo dục đại học với các yêu cầu của thị trường lao động. Đối tượng nghiên cứu của đề tài - mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học - nằm ở vị trí giao nhau của hai mảng nghiên cứu trên. Vì thế, các nghiên cứu liên quan đến tương đối nhiều. Đầu tiên phải kể đến các nghiên cứu liên quan đến đánh giá chất lượng giáo dục đại học và các tiêu chí đo lường, đánh giá chất lượng đào tạo đại học. Điển hình cho hướng nghiên cứu này là GS.TS Phạm Phụ với rất nhiều nghiên cứu của ông đã đăng trên các báo, tạp chí và kỷ yếu hội thảo được tập hợp lại trong tác phẩm "Về khuôn mặt mới của giáo dục đại học Việt Nam", TS. Phạm Xuân Thanh với các nghiên cứu trong cuốn "Giáo dục đại học: Chất lượng và đánh giá", Đỗ Thiết Thạch với bài viết "Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng EFQM và sử dụng vào việc nâng cao chất lượng trường TCCN- DN, cao đẳng và đại học" và TS Lê Đức Ngọc với bài viết "Bàn về nội hàm của chất lượng đào tạo đại học và sau đại học". Các nghiên cứu này chủ yếu đánh giá chất lượng giáo dục hiện nay và các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo của trường đại học. Trong đó, mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên khi ra trường được liệt kê trong danh sách các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo của trường đại học. Chất lượng giáo dục đại học chủ yếu được phân -15-
  16. tích qua số sinh viên thất nghiệp, số sinh viên có được việc làm sau 6 tháng hoặc 1 năm chứ ít đề cập đến mức độ đáp ứng với công việc. Mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên khi ra trường cũng được liệt kê như là một tiêu chí dùng để đánh giá chất lượng trường đại học trong một loạt các nghiên cứu về đảm bảo chất lượng trường đại học của Nguyễn Đức Chính, Phạm Thành Nghị và Nguyễn Quốc Chí. Đồng thời, mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên khi ra trường cũng được coi là một trong những tiêu chí quan trọng trong các nghiên cứu về "Chất lượng giáo dục - Những vấn đề lý luận và thực tiễn" của GS.TS. Nguyễn Hữu Châu hay cuốn "Quan niệm chất lượng giáo dục và đánh giá" của tác giả Đặng Thành Hưng. Một loạt các nghiên cứu trình bày tại các hội thảo Nâng cao chất lượng giáo dục đại học và Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học được tổ chức định kỳ hàng năm kể từ năm 2000 trở lại đây là một nguồn tài liệu tham khảo quý báu. Trong đó, các tác giả đã phân tích, bàn luận về nội hàm của chất lượng giáo dục đại học, đánh giá chất lượng giáo dục đại học thông qua sản phẩm là những sinh viên tốt nghiệp. Các tác giả phân tích về những năng lực mà sinh viên được trang bị trong quá trình đào tạo tại trường đại học. Đây là những thông tin rất quan trọng để xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên sau khi ra trường. Một hướng nghiên cứu khác có liên quan mà luận văn đã tiếp cận là những nghiên cứu về mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Các nghiên cứu trình bày trong hội thảo quốc gia "Đào tạo theo nhu cầu xã hội" do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức vào các năm 2005 và 2007 cho thấy vấn đề đáp ứng với công việc của sinh viên sau khi ra trường đã được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Diễn đàn này là nơi các nhà nghiên cứu trình bày mối quan tâm của mình về khả năng đáp ứng với yêu cầu thực tế của sinh viên tốt nghiệp. Tuy nhiên, các bài trình bày trong hội thảo chủ yếu tập trung -16-
  17. vào: 1/ Khả năng đáp ứng thị trường lao động của nguồn nhân lực hiện có về số lượng và cơ cấu; 2/ Cơ chế và giải pháp rút ngắn khoảng cách giữa chương trình đào tạo và nhu cầu sử dụng nhân lực thực tế. Các nhà nghiên cứu và các trường đại học tham gia hội thảo đã trình bày những đánh giá chất lượng giáo dục đại học thông qua nhãn quan của họ và không có nghiên cứu nào đề cập đến quan điểm đánh giá của các nhà sử dụng lao động. Có một vài nghiên cứu đánh giá năng lực đáp ứng với công việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học nhưng hướng tiếp cận là từ phía cựu sinh viên và thường do các trường đại học thực hiện. Cách tiếp cận này rất hiệu quả để các trường đại học nhận được những phản hồi trực tiếp về những kỹ năng và kiến thức cần trong thực tế công việc nhằm điều chỉnh chương trình giảng dạy. Ngoài hai hướng nghiên cứu trên, một số trường đại học và dự án đã nghiên cứu dấu vết cựu sinh viên. Các nghiên cứu này chủ yếu tìm lại những sinh viên đã ra trường để đánh giá chất lượng đào tạo và sự thích ứng của họ với thị trường lao động. Điển hình cho hướng nghiên cứu này là: Điều tra dấu vết sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn do trường này thực hiện vào năm 2000, Đánh giá chất lượng đào tạo từ hướng tiếp cận cựu sinh viên của Trường ĐH Bách khoa Tp.HCM thực hiện năm 2002, Đánh giá tình hình giáo dục đại học của tổ chức JBIC thực hiện năm 2003 hay Khảo sát tình hình giáo dục đại học của Dự án Giáo dục Đại học thực hiện các năm 1999, 2001 và 2005. Ngoài ra cũng có một vài trường đại học đã thực hiện các nghiên cứu theo hướng tiếp cận lấy ý kiến của cựu sinh viên như trường Đại học Hàng Hải, trường Đại học Nông - Lâm, trường Cao đẳng Hoa Sen Tp.HCM, Trường Đại học Thương mại. Điểm chung trong các nghiên cứu này là đều phục vụ cho việc đánh giá chất lượng đào tạo của trường và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng. -17-
  18. Liên quan gần nhất đến nội dung nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu Khảo sát đánh giá của doanh nghiệp về sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Quốc dân do trường Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện năm 2005; Điều tra công giới về thị trường việc làm và tình hình sử dụng cựu sinh viên ngành nông học trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội do trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội thực hiện năm 2006 và Nghiên cứu của Dự án giáo dục đại học Việt Nam - Hà Lan. Các nghiên cứu này đều lấy ý kiến của các cơ sở sử dụng lao động về những sinh viên tốt nghiệp các ngành học của trường. Tuy nhiên, với mục tiêu điều tra nhằm lấy thông tin về nhu cầu tuyển dụng sinh viên các ngành trường đào tạo nên các tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng với công việc không được quan tâm nhiều. Nghiên cứu của Dự án giáo dục đại học Việt Nam - Hà Lan được thực hiện qui mô hơn. Dự án giúp 8 trường đại học xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận "đáp ứng nhu cầu", thể hiện ở kỹ năng và năng lực của sinh viên tốt nghiệp trong việc đáp ứng tốt với công việc. Ở giai đoạn đầu, dự án giúp 8 trường đại học thuộc dự án thực hiện đánh giá nhu cầu của các cơ sở sử dụng nhân lực (cả về chất lượng và ngành nghề), các giải pháp nhằm rút ngắn khoảng cách giữa 8 trường đại học này và các cơ sở sử dụng lao động. Các tiêu chí đánh giá được đưa ra tương đối kỹ càng và là nguồn tham khảo quan trọng đối với luận văn. Điểm thấy rõ khi tổng quan các tài liệu trên là các nội dung liên quan trực tiếp đến mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học không nhiều. Liên quan gần hơn cả đến nội dung nghiên cứu của đề tài lại là những nghiên cứu về giáo dục trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề. Đã có một vài nghiên cứu về khả năng đáp ứng với thị trường lao động của các cơ sở đào tạo trung học chuyên nghiệp, trong đó, tập trung phân tích khả năng đáp ứng với công việc của lao động tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, các giải pháp hợp tác giữa các cơ sở đào tạo nghề và cơ sở sử dụng lao động để -18-
  19. làm cho khoảng cách giữa đào tạo và sử dụng trở nên gần nhất. Đây là những tài liệu rất cần thiết mà luận văn đã tham khảo để đưa ra các tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng với công việc thực tế của sinh viên tốt nghiệp đại học. Hướng nghiên cứu đo lường chất lượng sản phẩm đào tạo từ phía người sử dụng lao động ít được nghiên cứu hơn, mới có một số đơn vị đào tạo trình độ cao (thạc sĩ, tiến sĩ) tiến hành đánh giá hiệu quả đào tạo của mình thông qua khảo sát các đơn vị cử người đi học. Việc đo lường mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học thông qua ý kiến của người sử dụng lao động gần như chưa được thực hiện có bài bản, tức là phải có sự tổng hợp về lý thuyết đo lường, xây dựng bộ tiêu chí dựa trên lý thuyết đo lường và sử dụng bộ tiêu chí này để đo lường mức độ đáp ứng. Đây chính là điểm mới và ý nghĩa thực tiễn cũng như lý luận mà luận văn muốn đóng góp vào kho tàng các nghiên cứu về chất lượng đào tạo. Ở ngoài nước, các nghiên cứu về lý thuyết đo lường trong giáo dục được thực hiện tương đối nhiều, phát triển mạnh nhất ở Mỹ và Anh. Các ấn phẩm liên quan đến Đo lường trong giáo dục được thực hiện bài bản, phát hành rộng rãi và được chỉnh sửa hàng năm. Chủ yếu những nghiên cứu này là của các trường đại học. Đây là nguồn tài liệu tham khảo phong phú cho việc tổng hợp lý thuyết đo lường trong giáo dục. Ngoài ra, hướng nghiên cứu lần theo dấu vết cũng được đẩy mạnh, chủ yếu là để đánh giá và xếp loại các trường đại học theo chuyên ngành đào tạo, đồng thời các trường đại học có căn cứ để điều chỉnh chương trình đào tạo. Các nghiên cứu này có thể do các trường đại học tự thực hiện và cũng có thể do các tổ chức đánh giá chất lượng đào tạo, các tổ chức nghề nghiệp thực hiện. Các nghiên cứu này có một ưu điểm rất lớn là sự áp dụng các lý thuyết đo lường trong các kỹ thuật đo lường cụ thể và có thể cung cấp cho các nhà nghiên cứu về sau những bài học tốt về kỹ thuật, phương pháp đo lường và -19-
  20. triển khai xây dựng các tiêu chí đo lường trong các vấn đề cụ thể. Những nghiên cứu theo hướng này có thể kể đến cuộc điều tra 3000 cựu sinh viên do Trường đại học Melbourne của Úc thực hiện năm 1999, cuộc điều tra 6000 cựu sinh viên do Trường đại học Michigan thực hiện năm 2001. Trong hai cuộc điều tra này, các nhà nghiên cứu đã so sánh các tiêu chí về kỹ năng và kiến thức mà cựu sinh viên thấy cần được đào tạo và các tiêu chí kiến thức, kỹ năng các trường đại học đã đào tạo cho sinh viên để đánh giá khoảng cách giữa đào tạo và sử dụng thực tế các sản phẩm đào tạo đại học. Một vài nghiên cứu nữa cũng rất gần với nghiên cứu của luận văn là khảo sát của tạp chí Update (Nhật Bản) thực hiện năm 1996, của Viện Giáo dục Hàn Quốc (KEIDI) thực hiện năm 2003 và của Viện Quản lý Đào tạo nhân lực (NIAM) của Hà Lan đối với các doanh nghiệp sử dụng lao động. Nội dung của cuộc khảo sát là tìm ra các tiêu chí mà các doanh nghiệp đánh giá cao ở người lao động trong quá trình tuyển dụng. Đây là những tham khảo quan trọng của luận văn trong quá trình thực hiện. Tóm lại, sinh viên tốt nghiệp đại học chính là sản phẩm của đào tạo đại học. Chất lượng làm việc của những sinh viên này khi trở thành lao động của một doanh nghiệp, xí nghiệp là phản ảnh rõ nét nhất chất lượng đào tạo của trường đại học. Nghiên cứu đánh giá chất lượng sản phẩm đào tạo đại học thông qua ý kiến người sử dụng lao động không phải là một hướng tiếp cận mới nhưng lại ít được quan tâm nghiên cứu và thực hiện. Luận văn này là một trong số ít những nghiên cứu quan tâm sâu đến vấn đề này và hi vọng kết quả nghiên cứu của luận văn này có thể làm cho các nghiên cứu về đánh giá chất lượng đào tạo đại học thêm phong phú. Kết quả nghiên cứu của luận văn này cũng sẽ là tiền đề cho việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của người lao động thông qua ý kiến của người sử dụng lao động. Điểm mới của luận văn này là xây dựng được các tiêu chí đánh giá mức độ -20-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1