intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: Những yếu tố thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện chính sách dân số của các chính phủ

Chia sẻ: Nguyen Hai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

94
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sản xuất ra vật chất là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Hoạt động này xoay quanh hai trục (hai dòng): Sản xuất ra đồ vật (Tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng) và sản xuất ra chính bản thân con người. Kết quả của 2 dòng sản xuất vật chất này hiện nay ra sao? Bằng trực giác, chúng ta cũng có thể thấy ngay rằng: ở trục thứ nhât, loài người đã sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất khổng lồ bao gồm: lương thực, thực...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: Những yếu tố thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện chính sách dân số của các chính phủ

  1. LUẬN VĂN: Những yếu tố thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện chính sách dân số của các chính phủ
  2. Phần thứ nhất chính sách dân số ở nước ngoài: những kinh nghiệm và bài học Chương một những yếu tố thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện chính sách dân số của các chính phủ I. Bủng nổ dân số và những hậu quả của nó Sản xuất ra vật chất là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Hoạt động này xoay quanh hai trục (hai dòng): Sản xuất ra đồ vật (Tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng) và sản xuất ra chính bản thân con người. Kết quả của 2 dòng sản xuất vật chất này hiện nay ra sao? Bằng trực giác, chúng ta cũng có thể thấy ngay rằng: ở trục thứ nhât, loài người đã sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất khổng lồ bao gồm: lương thực, thực phẩm, vải vóc, nhà cửa, phương tiện giao thông liên lạc, máy móc, nguyên nhiên vật liệu… ở trục sản xuất thứ hai, dòng sản xuất ra con người có những đặc điểm đáng chú ý như sau: 1. Dân số qui mô lớn và phát triển ngầy càng nhanh. Năm 1996, dân số thế giới đã lên tới khoảng 5.771 triệu, và vẫn có xu hướng phát triển ngày càng nhanh. Điều này thể hiện ở các chỉ tiêu sau: a. Thời gian cần thiết tăng thêm 1 tỷ dân ngày càng rút ngắn. Thật vậy, loài người cần hàng triệu năm để có tỷ dân thứ nhất (năm 1820) nhưng chỉ cần 110 năm để có tỷ thứ hai, tỷ thứ ba, tư và năm tương ứng là 30; 15 và 12 năm. b. Số dân tăng thêm sau 10 năm này càng lớn, thể hiện ở bảng saBảng 1: Dân số thế giới tăng thêm trong khoảng thời gian 10 năm. Bảng 1: Dân số thế giới tăng thêm trong khoảng thời gian 10 năm. Khoảng thời gian Số dân tăng thêm Khoảng thời gian Số dân tăng thêm (triệu ) (triệu) 1920-1930 259 1960-1970 690 1930-1940 225 1970-1980 705
  3. 1940-1950 230 1980-1990 860 1950-1960 512 Bảng trên cho ta thấy rằng, không thời gian 10 năm từ 1950 đến 1960 là một thời kỳ đặc biệt: Dân số thế giới tăng lên nhanh chóng, đột biến, đạt đến tỷ người thứ ba. Riêng số dân tăng thêm vọt lên tới 512 triệu người, tức nhiều gấp hơn 2,2 lần só với số tăng thêm của 10 năm trước(1940-1950). Từ đó thuật ngữ “bủng nổ dân số” (pupolation boom) đã xuất hiện và được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực. 2. Sự phân bố và sự tăng trưởng dân số trên thế giới không đồng đều giữa các châu và giữa các khu vực phát triển. Bảng 2: Phát triển dân số trong các khu vực địa lý Tốc Tỷ lệ dân số của các khu độ vực trong tổng dân số thế Khu vực Số dân (nghìn người) phát giới (%) triển 1950 1990 2025 50-90 1950 1990 225 Châu Phi 224361 642.111 1.596.855 2.86 8.9254 12.13 19.00 Châu á 1.375.729 3.112.695 4.912.484 2.26 .69 58.82 57.76 Châu Mỹ 330.885 723.942 1.085.529 2.19 13.15 13.68 12.81 ChâuĐại dương 12.647 26.481 38.027 2.09 0.50 0.48 0.45 Liên xô (cũ) 180.075 288.595 352.116 1.60 7.16 5.45 4.14 Châu Âu 391.955 498.371 498.371 1.27 15.58 9.44 5.84 Tổng số 2.515.652 5.292.195 8.504.323 100 100 100 Như vậy, trong vòng 40 năm (1950-1990), tốc độ phát triển dân số đạt mức cao nhất là ở Châu Phi: 2.86 lần và thấp nhất là ở Châu Âu: 1.27 lần. Dân số châu phi từ chỗ chiếm chưa đến 9% dân số thế giới, đã tăng lên đến hơn 12%, và sẽ đạt 19% vào năm 2050. Năm 1990, châu á và châu Phi chiếm khoảng 71% dân số trên hành tinh, với tổng số gần 4 tỉ người. Đến năm 1996, tỉ lệ này đã tăng lên 73,3% với tổng số dân là 4 tỷ 233 triệu người.
  4. Có thể nói, dân số thế giới phần lớn tập trung ở châu á và châu Phi. tỷ trọng dân số ở đây ngày càng tăng lên. Trong khi đó, tỷ trọng dân số châu Âu giảm nhanh: từ 15,58% năm 1950, hiện nay chỉ còn 9,44%. Sự phát triển dân số cũng khác nhau căn bản giữa hai nhóm nước: phát triển và đang phát triển. Số dân của các nước đang phát triển luôn luôn nhiều hơn và tốc độ tăng cũng cao hơn (xem bảng 3). Bảng 3: Sự phát triển dân số trong các khu vực Số dân (triệu người) Tốc độ phát triển Nước (lần) 1950 1990 2025 Phát triển 831.9 1.2.6.6 1.253.9 1.45 Đang phát triển 1.683.8 4.085.3 7.150.3 2.43 Tỷ lệ dân số các nước đang 67 77 84 phát triển (%) Như vậy, phần lứon dân số tập trung ở các nước nghèo, đặc biệt là á - Phí và bủng nổ dân số cũng diễn ra mạnh mẽ nhất ở khu vực này. Sự trầ m trọng của vấn đề bủng nổ dân số mang tính khu vực rõ rệt. Kết quả của sự phát triển dân số hiện nay là người nghèo ngày càng nhiều hơn và chiếm tỉ lệ ngày cao cao trong tổng số thế giới. Qui mô dân số lớn, phát triển nhanh làm khó khăn thêm việc giải quyết việc làm, lương thực, giáo dục, ý tế, nhà ở, môi trường… Điều này thúc đẩy các chính phủ, nhất là các nước đông dân và nghèo đói chú ý tác động qua lại giữa Dân số và phát triển và gợi ý về thiết lập chính sách quốc gia để điều chỉnh sự phát triển dân số. II. Những hoạt động của Liên hợp quốc và các tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực dân số. Năm 1919, Hội quốc liên- tổ chức Liên chính phủ đầu tiên được thành lập để đảm bảo sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế xã hội. Sự phát triển nhanh chóng của dân số thế giới cho đến đầu thế kỷ là một trong những tiêu điểm chú ý của tổ chức này.
  5. Trong chương trình Hội nghị về kinh tế của Hội quốc liên đã bao gồm các vấn đề dân số. Năm 1939, đã thành lập Uỷ ban nghiên cứu dân số và mối liên hệ của nó với kinh tế- xã hội thuộc Hội quốc liên. ư Năm 1945, Liên hợp quốc ra đời thì ngay sau đó, năm 1946 đã thành lập Uỷ ban dân số trực thuộc Hội đồng kinh tế- xã hội. Uỷ ban có chức năng nghiên cứu và tư vấn cho Hội đồng các vấn đề sau: a. Số lượng, cơ cấu dân số b. Mối quan hệ giữa các quá trình dân số, kinh tế, xã hội. c. Các chính sách có tác động đến qui mô, cơ cấu dân số. d. Các vấn đề dân số khác mà Hội đồng và các cơ quan của LHĐ yêu cầu. Các Uỷ ban kinh tế khu vực của Liên hợp quốc như Uỷ ban Kinh tế Châu Âu (1947), Uỷ ban kinh tế châu á và viễn Đông (1947), Uỷ ban kinh tế Châu Mỹ La Tinh (1948) và Uỷ ban kinh tế Châu Phi (1958) đã không ngừng mở rộng hoạt động trong lĩnh vực dân số của mình. Điều này có ảnh hưởng tới nhận thức và thái độ của các nước thành viên LHQ trong khu vực. Qui mô to lớn và xu hướng tăng lên không ngừng của bộ phận dân cư nghèo đói đã lôi cuốn sự tập trung giải thích của các nhà khoa học. Trong giai đoạn 1946-1960, nhiều người đã khẳng định: không thể giải quết tình trạng lạc hậu của các nước đang phát triển nếu không ngừng giảm bớt sự gia tăng dân số. Đến lượt nó, giảm bớt sự gia tăng dân số có thể thực hiện thông qua các chương trình kiểm soát sinh. :Luận điểm này đã cổ vũ cho các chính phủ đi theo con đồng “kế hoạch hoá gia đình”. Năm 1957, Đại hội đồng LHQ nhất trí thông qua Nghị quyết về “Các vấn đề dân số”, trong đó: 1. Kêu gọi các nước thành viên tính đến mối quan hệ tương hỗ giữa phát triển kinh tế và biến đổi dân số. 2. Yêu cầu Hội đồng kinh tế – xã hội và các cơ quan chuyên môn của LHQ chú ý đến ý nghĩa ngày càng tăng lên của vấn đề này. 3. Đề nghị Tổng thư ký tiếp tục phối hợp hoạt động trong lĩnh vực dân số và kinh tế, đặc biệt trong các nước đang phát triển. Từ đầu thập kỷ 60, hoạt động của Uỷ ban Dân số và Ban thư ký của LHQ trong lĩnh vực dân số thực tế là chỉ tập trung vào các nước đang phát triển. Sự giúp đỡ khoa học – kỹ thuật của LHQ trong lĩnh vực dân số được bảo đảm bằng nguồn
  6. kinh phí không ngừng tăng lên cả về giá trị tuyệt đối cũng như tỷ trọng trong toàn bộ kinh phí hỗ trợ cho phát triển, cụ thể như ở bảng Bảng 3. Sự giúp đỡ của LHQ cho các hoạt động dân số ở các nước. Năm Số lượng kinh phí hỗ Tỷ trọng % Hệ số phát triển trợ (triệu đô la) 1961 6 0,1 1 1963 11 0,2 2 1965 18 0,3 3 1970 125 1,8 21 1974 257 2,3 43 1977 345 2,3 58 Ngoài việc tổ chức các hội nghị quốc tế những lời kêu gọi, những nghị quyết về dân số, sự giúp đỡ kinh tế – kỹ thuật, LHQ đã tổ chức đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học và xuất bản các ấn phẩm về lĩnh vực này. Có thể nói, những hoạt động của LHQ trong lĩnh vực dân số ngay từ khi tổ chức này mới ra đời ngày càng đa dạng, ngày càng mạnh mẽ và diễn ra liên tục cho đến tận ngày nay là các tác động bên ngoài có hiệu quả nhất định đối với nhận thức và thái độ của các chính phủ về vấn đề này, thúc đẩy và tạo điều kiện cho các nước hoạch định được các chính sách dân số quốc gia. III. Thái độ của các chính phủ đối với tình hình dân số quốc gia Thái độ của Chính phủ thông qua việc đánh giá tình trạng dân số của đất nước và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển quốc gia là yếu tố trực tiếp mạnh mẽ đến thúc đẩy việc hoạch định và thực thi chính sách dân số. Thái độ của Chính phủ có thể khác nhau đối với từng lĩnh vực như sự tăng trưởng dân số, mức sinh, mức chết, phân bố dân cư và di cư. Từ năm 1974 đến năm 1989, số lượng Chính phủ đánh giá tỷ lệ tăng trưởng dân số của nước mình là quá cao đã tăng từ 28% lên đến 40%. Điều quan trọng là các nước có tình trạng dân số được đánh giá như vậy chiếm tới 64% dân số thế giới.
  7. Đánh giá sự tăng trưởng dân số của các Chính phủ cũng thay đổi chỉ sau 15 năm. Năm 1974, 74 nước hài lòng với sự tăng trưởng dân số thì đến năm 1989, trong số đó đã có 23 nước thay đổi thái độ, họ cho là sự phát triển này quá nhanh. Sự phát triển dân số nhanh, chủ yếu là do mức sinh cao. Năm 1989, có 66 trong số 156 nước trên thế giới cho là mức sinh quá cao. Các nước này chiếm 65% dân số các nước được hỏi. Vì vậy, nỗ lực chủ yếu trong chính sách dân số của Châu á nói riêng và các nước đang phát triển nói chung là làm giảm mức sinh. Mặc dù mức chết nói chung trên thế giới đã giảm nhiều. CDR từ 24%o năm 1960 đến năm 1989 chỉ còn 11%o nhưng có tới 103 nước, chiếm 67% số Chính phủ được hỏi quan điểm chưa hài lòng vì mức chết vẫn còn cao. Đối với phân bố dân cư, cho tới năm 1989, có tới 75 Chính phủ coi tình trạng phân bố dân cư của nước mình là chưa hợp lý. Đương nhiên, sự kiện này sẽ thúc đẩy Nhà nước tác động để tiến tới một sự phân bố hợp lý. Điều quan trọng là quan điểm của Chính phủ về tác động của dân số đối với sự phát triển của đất nước. Các quan điểm này chi phối căn bản việc xây dựng và thi hành chính sách dân số. Chẳng hạn, Chính phủ Trung Quốc vào thời kỳ (1950 - 1960) cho rằng: “Càng nhiều người thì CNXH có thể được xây dựng tốt hơn, nhanh hơn”. Do đó, chính sách dân số là khuyến sinh và luật nghiêm khắc chống nạo phá thai, triệt sản. Tình hình tương tự ở Rumani năm 1966. Chỉ đến năm 1962, thái độ của Nhà nước Trung Quốc đã thay đổi. Hội đồng Nhà nước chỉ thị cho các địa phương thực hiện KHHGĐ, cho phép nạo phá thai và triệt sản. Thủ tướng ấn Độ, Indra Ghandi, trong bài diễn văn của Bà tại Quốc hội đã chỉ rõ: “Nếu có một vấn đề quốc gia nào được coi là khẩn cấp nhất đó là KHHGĐ”. Sau Hội nghị dân số quốc tế, năm 1974 ở Bucaret (Rumani), Nhà nước Algieri cũng cho rằng “Dân số là yếu tố chính của sự kém phát triển”. Những nhận định như vậy, đương nhiên sẽ thúc đẩy Nhà nước có hoạt động nhằm điều chỉnh, cải biến tình trạng dân số quốc gia, tức là xây dựng và thực hiện chính sách dân số.
  8. Chương hai sự hình thành chính sách dân số Kinh nghiệm thế giới cho thấy, đạt đến việc xây dựng chính sách dân số quốc gia là một quá trình nhận thức, đấu tranh lâu dài. ấn Độ là nước sớm nhất có chính sách dân số – vào năm 1952, nhưng thực ra, từ đầu thế kỷ đã có những công trình khoa học cảnh báo về tình trạng dân số ấn Độ và đã có những hoạt động nhằm KHHGD. Chính sách dân số được hiểu là: “Những biện pháp pháp chế, các Chương trình quản lý và những hoạt động khác của Chính phủ nhằm mục tiêu làm thay đổi hoặc điều chỉnh các xu hướng dân số hiện tại vì sự tồn tại và phồn vinh của mỗi quốc gia”. (International Encyclopedia of Social Sciences. Vol. 11-12-1974). Xu hướng dân số được đề cập thường liên quan đến qui mô, cơ cấu và phân bố dân số. Nhưng đối với khu vực các nước đang phát triển, có quy mô dân số lớn và phát triển nhanh, đặc biệt là ở Châu á, thì giảm sinh là nội dung quan trọng nhất của chính sách dân số, đến mức nhiều người đặt tiêu đề bài viết của mình như: “Chính sách dân số hay Chương trình kế hoạch hoá gia đình” cho khu vực này. Do đó, ở đây chỉ tổng kết chính sách liên quan đến mức sinh. A. Mục tiêu của chính sách dân số Từ định nghĩa về Chính sách dân số ta thấy mục tiêu là một nội dung cấu thành không thể thiếu của chính sách dân số. Căn cứ vào tình hình dân số và cường độ của các quá trình sinh, chết, di cư, các nước đều xây dựng mục tiêu của chính sách dân số mà việc đạt được mục tiêu đó, sẽ cải biến tình trạng dân số theo hướng có lợi cho sự phát triển của đất nước. 1. Xác định mục tiêu Mục tiêu được thể hiện dưới dạng xu hướng cần đạt được đối với từng lĩnh vực. Thí dụ, năm 1989, đối với mức sinh: + 21 nước, chiếm 4,6% dân số thế giới có mục tiêu làm tăng mức sinh + 18 nước, với 7,4% dân số muốn giữ nguyên + 60 nước, chiếm 24,6% chủ trương không can thiệp. + 57 nước, chiếm 63,4% dân số có mục tiêu làm giảm mức sinh.
  9. Như vậy, phần lớn dân số trên thế giới sống trong các nước có chính sách giảm sinh. Điều này là hoàn toàn phù hợp vì nó phản ứng lại với tình trạng qui mô dân số lớn; tốc độ phát triển nhanh ở các nước thứ ba hiện nay. Ngoài việc thể hiện dưới dạng chung nhất, mục tiêu của chính sách dân số về mức sinh luôn luôn được phát biểu dưới dạng số lượng cụ thể, bằng cách: (1) Sử dụng chỉ tiêu CBR làm mục tiêu phấn đấu. Tại Philippin, trong kế hoạch phát triển 5 năm (1983 - 1987) đưa ra mức giảm CBR từ 31,2%o xuống 27,9%o . Mục tiêu này dễ đo lường, nhưng người dân khó hiểu và không biết thực hiện nó thì mình phải sinh đẻ như thế nào, bao nhiêu con thì đạt được chỉ tiêu trên. (2) Sử dụng chỉ tiêu “Tỷ lệ phát triển dân số” – G.R Tại Hội nghị Bắc Kinh, năm 1982, Quốc hội các nước Châu á đặt ra mục tiêu: Tỷ lệ phát triển dân số cho vùng 1%. ở nước ta, cũng thường nêu mục tiêu tỷ lệ này là 1,7%. Chỉ tiêu này dễ tính toán, nó cũng cho biết nhịp tăng dân số, nhanh hay chậm. Tuy nhiên, nó còn chưa thể hiện được số lượng dân số tăng thêm là bao nhiêu. Đối với một lãnh thổ cố định thì “số lượng dân số tăng thêm” là chỉ tiêu đặc biệt quan trọng. Nếu năm 1921, tỷ lệ phát triển dân số Việt Nam có đạt tới 4% thì một năm cũng chỉ tăng thêm 60 vạn nhưng hiện nay nếu tỷ lệ tăng giảm xuống còn 1,7% thì mỗi năm cũng tăng tới hơn 1,3 triệu. Như vậy, GR nhỏ cũng có thể che dấu số dân tăng thêm rất lớn cũng như quốc gia đông dân. Mặt khác, đối với một nước, GR phụ thuộc vào mức sinh và mức chết. Cùng với tỷ lệ phát triển nhưng có thể xảy ra 2 tình trạng hoàn toàn trái ngược, chẳng hạn, trường hợp 1: Mức sinh và mức chết đều thấp: CBR =18%o , CDR = 3%o . Trường hợp 2: Mức sinh, mức chết đều cao: CBR = 40%o , CDR = 25%o . Kết quả là GR = 15%o hay 1,5% song thực chất tình trạng biến động dân số ở hai trường hợp nói trên là hết sức khác nhau. Đối với mỗi địa phương GR còn phụ thuộc số dân đến và số dân đi, tức là tình hình di cư nhưng GR cũng không phản ánh được tình trạng này. (3) Mục tiêu của chính sách dân số được thể hiện bằng một hệ thống chỉ tiêu: Số dân, TFR, CBR, CDR, IMR và CPR. Nhưng hệ thống chỉ tiêu này thường quá tham vọng và thiếu sự thống nhất. Chẳng hạn, trong kế hoạch 5 năm lần thứ 6
  10. (1980 - 1986) ấn Độ đề ra cho năm 2001 và tiến độ thực hiện cho tới năm 1996 được cho trong bảng 4. bảng 4. Kế hoạch và thực hiện của ấn Độ Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch năm 2000 Đạt được năm 1996 TFR con 2,3 3,4 CBR %o 2,1 29 CDR %o 9 10 IMR %o 60 79 CPR % 60 45 Số dân triệu 900 950 Rõ ràng thấy rằng ấn Độ không thể thực hiện được hầu hết các chỉ tiêu nói trên vào năm 2001. Năm 1990, ấn độ đã điều chỉnh thời gian đạt mức sinh thay thế là 2006 chứ không phải là 2001. Hơn nữa, có thể đánh giá rằng hệ thống chỉ tiêu này không đồng bộ khi dựa vào phương trình Northman sau: TFR = 7,34 – 0,07 CPR CBR = 48 – 0,44 CPR Với mục tiêu CPR = 60% thì tương ứng TFR = 3,14 rõ ràng là không sát với mục tiêu TFR = 2,1. Chỉ có mục tiêu CBR là tương đối thích hợp với mức đạt được của CPR. Sử dụng chỉ tiêu TFR làm mục tiêu chủ yếu của chính sách dân số trong lĩnh vực sinh sản nhưng phát biểu dưới dạng đơn giản “Mỗi cặp vợ chồng có 1 đến 2 con” là phù hợp hơn cả, nó làm cho dân dễ hiểu, dể nhớ và dễ kiểm tra. Ngoài ra, có thể nêu các mục tiêu khác để tính toán kế hoạch. 2. Mục tiêu mềm Tuy là mục tiêu của một quốc gia nhưng mục tiêu không phải là những con số bất biến theo không gian và thời gian. Ngay cả Trung Quốc được coi là nước có chính sách dân số “rắn” nhưng mục tiêu của chính sách này cũng có tính “mềm” để phù hợp với hoàn cảnh. * Điều chỉnh theo thời gian Mục tiêu của chính sách dân số thường nhất trong phạm vi toàn quốc ở “tính xu hướng”. Thí dụ, xu hướng chung là “giảm sinh”. Mục tiêu có tính xu hướng này cũng có thể được điều chỉnh theo thời gian để phù hợp với tình hình dân số và phát
  11. triển. Chẳng hạn, từ 1966 đến 1975, mục tiêu của Singapore là giảm sinh để đạt đến mức sinh thay thế. Đến 1987, họ lại điều chỉnh mục tiêu là mỗi cặp vợ chồng có 3 còn nhưng chỉ khuyến khích tăng mức sinh ở các cặp có trình độ văn hoá cao. Malaixia cũng có sự thay đổi mục tiêu tương tự. Từ năm 1964, mục tiêu của chính sách dân số là giảm sinh nhưng từ 1982 Chính phủ khuyến khích sinh để năm 2100 có được 70 triệu dân (năm 1996 Malaixia có 20,6 triệu). Một thí dụ khác là mục tiêu của chính sách dân số ở Trung Quốc, năm 1970 được xác định là: “Muộn hơn, thưa hơn, ít hơn”. Từ năm 1980 với chính sách một con, mục tiêu của Trung Quốc đã được phát biểu lại là: “Muộn, ít và tốt hơn”. Như vậy, mục tiêu của chính sách dân số không những bao hàm nội dung số lượng mà đã chứa đựng cả chất lượng tức là nhằm làm cho dân số “tốt hơn”. * Khảo sát theo vùng: Thành thị/nông thôn Chính sách “một con” của Trung Quốc cũng có biểu hiện mềm phù hợp với từng hoàn cảnh như: ở Thành thị chỉ được sinh 1 con; trong khi đó ở nông thôn có thể sinh con thứ hai, nếu con đầu là gái. Có thể thấy ngay rằng hậu quả của chính sách này là mất cân bằng nam/nữ, theo hướng nam nhiều hơn. * Khác biệt theo hoàn cảnh dân số của gia đình. ở nông thôn: Chỉ cần vợ hoặc chồng là con một thì được sinh con thứ hai. ở thành thị: Cả vợ và chồng đều phải là “con một” thì mới được sinh con thứ hai. * Khác biệt theo từng nhóm dân cư ở Singapore mục tiêu giảm sinh chỉ áp dụng cho nhóm dân cư có trình độ học vấn thấp. Đối với nhóm dân cư có trình độ học vấn cao, Chính phủ lại khuyến khích sinh. Nhưng chính sách này của Singapore đã không thành công. Qui định về KHHGĐ ở tỉnh Sichuan Trung Quốc năm 1987, điều 14 ghi rõ: “Các cặp vợ chồng có bệnh di truyền, trong đó có động kinh, tâm thần và bị dị dạng không được phép có con”. Trong khi theo đuổi mục tiêu giảm sinh, các chính sách dân số nói chung chưa đưa ra một mục tiêu khác, không kém phần quan trọng là “cân bằng giới tính”. Thậm chí nhấn mạnh mục tiêu về số con có thể làm cho tình trạng “mất cân bằng về giới tính” trở nên trầm trọng. Chẳng hạn, ở Trung Quốc việc chỉ cho phép
  12. các cặp vợ chồng ở nông thôn có 1 con gái mới được sinh con thứ hai, làm cho tỷ số giới tính cao lên, năm 1989 là 114 cháu trai só với 100 cháu gái khi sinh. Riêng đối với trẻ em là con thứ tư của cặp vợ chồng thì tỷ số giới tính lên tới 133 trai/10 gái. Tình trạng này khiến cho người ta ước tính thế kỷ sau có tới 70 triệu nam thanh niên Trung Quốc không lấy được vợ. 3. Mục tiêu của chính sách dân số, quyền sinh sản và giáo lý: những xung đột và mâu thuẫn. Việc Nhà nước đề ra mục tiêu của chính sách dân số đối với mức sinh, thường là dưới dạng qui định số con cho mỗi cặp vợ chồng, sau đó áp dụng nhiều biện pháp nhằm thực hiện được mục tiêu này, rõ ràng là mâu thuẫn với Tuyên ngôn nhân quyền năm 1968 tại Têhêran, trong đó khẳng định: “Cha mẹ có quyền con người cơ bản trong việc xác định tự do và có trách nhiệm về số con, khoảng cách giữa các lần sinh và có quyền được thông tin và giáo dục đầy đủ về vấn đề này”. Như vậy, sinh sản được coi là hành vi cá nhân và là một quyền cơ bản của con người. Quan điểm này được nhắc lại trong các văn bản chính sách dân số quốc tế, đó là các kế hoạch hành động dân số thế giới năm 1974 tại Bucaret; 1984 tại Mehico và 1994 tại Cairo. Xung đột thể hiện rõ nhất ở chỗ Quyền tự do sinh sản được thay thế bằng Luật cấm nạo thai hoặc buộc nạo thai. Hai trường hợp nổi bật về mâu thuẫn giữa mục tiêu của chính sách dân số quốc gia và vấn đề “quyền sinh sản” là Trung Quốc và Ireland. Pháp lệnh về KHHGĐ của các tỉnh Sichuan, Jilin (Trung Quốc) bắt buộc nạo phá thai nếu đã có đủ số con qui định, ngược lại luật của Ireland cấm nạo phá thai, ngay cả trong trường hợp tính mạng của người mẹ bị đe doạ. ở mức độ nhẹ hơn, nhiều nước đã nỗ lực tạo nên “sức ép” cho việc lựa chọn qui mô gia đình nhỏ bằng việc đẩy mạnh tuyên truyền, tạo nên dư luận xã hội, bằng khuyến khích vật chất và tinh thần. Những sự “vi phạm nhân quyền” này dựa trên cơ sở lập luận thường thấy như sau: + Cụm từ “một cách tự do và có trách nhiệm” trong điều 18 Tuyên ngôn nhân quyền 1968, là một điểm không rõ ràng. Thế nào là “có trách nhiệm” trong khi lại “tự do” và “ai sẽ đánh giá các quyết định là có trách nhiệm hay không”?
  13. + Phải chăng quyền kinh tế, xã hội mới là quyền cơ bản? Vì vậy, lựa chọn cái gì? Đẻ ít để cả mẹ và con khoẻ mạnh, được nuôi dưỡng giáo dục tốt hay là sinh đẻ tự do, con cái đói khát, thất học và chết yểu? Ai có trách nhiệm, ai có thể giúp đỡ khi tình trạng này xảy ra trên qui mô lớn? + Qui mô dân số lớn và phát triển nhanh ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển xã hội. Vì vậy, bảo vệ phát triển bền vững (chú ý đến thế hệ tương lai), hạn chế gia tăng dân số quan trọng hơn bảo vệ quyền cá nhân. + Khái niệm “quyền con người” nhấn mạnh quá mức hạnh phúc cá nhân, sự thành đạt và phát triển cá nhân mà coi nhẹ trách nhiệm chung đối với gia đình, cộng đồng và xã hội, coi nhẹ sự thoả thuận, sự hợp tác, sự phụ thuộc, những giới hạn và lợi ích chung. Vì vậy, để công bằng hơn, quyền con người phải được xác định xuất phát từ bối cảnh xã hội, tôn giáo, truyền thống văn hoá và các chuẩn mực trong cộng đồng chứ không chỉ từ góc độ phúc lợi cá nhân. Hơn nữa, các khung cảnh kinh tế – xã hội – môi trường khác nhau nên hành vi bị coi là vi phạm nhân quyền ở nơi này lại có thể chấp nhận được ở nơi khác. + Vấn đề là dân chủ khi xây dựng chính sách, tức là có sự tham gia của nhân dân và bình đẳng trong việc thực hiện chính sách đó, tức là không có sự phân biệt đối xử. Những người tuyệt đối hoá bảo vệ nhân quyền lại cho rằng, sẽ là sai lầm nếu: (1) Coi việc để cho người dân hoàn toàn tự do quyết định về sinh đẻ, họ sẽ không có sự quyết định đúng đắn. (2) Sử dụng các biện pháp cưỡng bức, dân số sẽ ổn định và kinh tế – xã hội được cải thiện. Vì việc cạn kiệt môi trường chủ yếu là do mức tiêu dùng quá cao, xa xỉ ở các nước đã phát triển, chứ không phải do tăng nhanh dân số ở các nước nghèo. Về quan hệ giữa Giáo lý và Pháp lý thì nói chung, các quan niệm tôn giáo đều xung đột với mục tiêu và giải pháp của các chính sách hạn chế sinh sản. Thiên chúa giáo coi hôn nhân là một trong bảy bí tích của mình. Đặc điểm chủ yếu của tí tích này là: Chế độ một vợ một chồng; không cho phép ly hôn và cặp vợ chồng phải sẵn sàng sinh con. “Hồng ân cao qúy nhất là con trai”. Quan hệ
  14. giới tính chỉ trong khuôn khổ hôn nhân và chỉ nhằm mục tiêu sinh đẻ. Thái độ của Vatican ngay đến năm 1992 cũng chỉ chấp nhận một biện pháp tránh thai là Ogino. Hồi giáo cho phép lấy 4 vợ, kết hôn sớm, quan niệm rằng con cái là báu vật của thánh A – La. Đạo Hồi ở một số nước cấm triệt sản và ở các nước đều cấm nạo phá thai. Nho giáo đặc biệt trọng nam, khinh nữ, coi phụ nữ là nhân vật phụ thuộc trong gia đình. Quan niệm: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” của Nho giáo hoàn toàn xung đột với chính sách: “Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1 đến 2 con” của nhiều nước đang phát triển. Phật giáo cho rằng: “Đời là bể khổ” “Không khuyến khích tình yêu, hôn nhân và sinh đẻ”. Tuy nhiên, quan niệm “từ bi” của tôn giáo này lại mâu thuẫn với chính sách tự do nạo phá thai của nhiều nước chịu ảnh hưởng của Phật giáo. Ngoài giáo lý khuyến sinh xung đột với chính sách hạn chế sinh của Nhà nước, các tôn giáo đều muốn tăng tín đồ bằng con đường tự nhiên: nâng cao mức sinh vì sự vận động người không tôn giáo hoặc từ tôn giáo này sang tôn giáo khác hiện nay là rất khó khăn. Như vậy quyền tự do lựa chọn sinh sản của cá nhân, mục tiêu của Nhà nước, quan niệm của các tôn giáo có thể xảy ra các tình trạng mâu thuẫn, xung đột sau:
  15. mâu thuẫn giữa mục tiêu của cá nhân, Nhà nước, tôn giáo về số con Cá nhân Nhà nước Tôn giáo Nhiều con ít con Nhiều con ít con ít con Nhiều con ít con Nhiều con Nhiều con Do đó, chính sách dân số của các nước đều phải giải quyết một cách hợp lý, hiệu quả nhất các xung đột và mâu thuẫn nói trên. 4. Gắn mục tiêu của chính sách Dân số với mục tiêu phát triển Mục tiêu của chính sách Dân số không mang tính tự nhân. Vấn đề là ở chỗ thông qua việc đạt được các mục tiêu Dân số để phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Vì vậy, trong kế hoạch 5 năm lần thứ ba, ấn độ đã xác định rằng: “Mục tiêu ổn định sự phát triển Dân số trong một giai đoạn hợp lý phải là trọng tâm của kế hoạch phát triển”. Trung Quốc nêu mục tiêu “Muộn hơn, ít hơn, tốt hơn”, tức là đã lồng mục tiêu Dân số vào mục tiêu phát triển “tốt hơn” nghĩa là sống tốt hơn và chất lượng dân số tốt hơn. Singapore khuyến khích phụ nữ tốt nghiệp đại học sinh nhiều con còn người học vấn thấp, sinh ít con nhằm làm cho dân tộc “thông minh hơn”. Như vậy, đằng sau, bên trên mục tiêu Dân số là mục tiêu phát triển, là nâng cao chất lượng cuộc sống và chất lượng con người. Thực hiện mục tiêu dân số là một trong những phương cách đạt được mục tiêu phát triển. 5. Thời hạn đạt được mục tiêu Lịch sử đã chứng kiến nhiều nước có quá trình giảm sinh nhanh chóng. Thời hạn để TFR giảm được một nửa chỉ vào khoảng từ 6 đến 8 năm. Thí dụ, năm 1970 ở Trung Quốc, TFR = 5,8 chỉ 6 năm sau, năm 1976, TFR ở nước này chỉ còn 2,9 và chỉ đến năm 1979, Trung Quốc đã gần đạt được mức sinh thay thế: TFR = 2,3. Như vậy từ mức sinh rất cao, chỉ cần 8 năm Trung Quốc đã đạt mức sinh thấp. Nhưng thành tựu của năm 1979 của Trung Quốc không ổn định. Mức sinh đã tăng lên, TFR = 3,0 vào năm 1981 và sau đó mới giảm một cách ổn định.
  16. Năm 1996, TFR ở nước ta vào khoảng 2,7. ở mức sinh này, thời gian để đạt được mức sinh thay thế (TFR = 2,1) của một số nước như sau: úc: 4 năm; NETHERLANDS: 4 năm; NEW ZEALAND: 5 năm; H ồng Công: 5 năm; Mỹ: 6 năm; BARBADOC: 6 năm; Pháp: 6 năm; Hàn Quốc: 6 năm; Trung Quốc: 7 năm; ICELAND: 10 năm; INDONESIA: Dự kiến 10 năm. Như vậy, cả những nước đã phát triển và những nước đang phát triển đều có khả năng đạt được mức sinh thay thế sau khoảng thời gian dưới 10 năm, nếu TFR đã ở mức 2,7. Đương nhiên, những nước đang phát triển này là những nước có chính sách dân số mạnh. b. Các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu của chính sách dân số Làm thế nào để đạt được mục tiêu của chính sách Dân số? Tại hội nghị Dân số thế giới ở Bucaret, Rumani năm 1974, hầu hết các nước đang phát triển ủng hộ quan điểm: Phát triển kinh tế xã hội là cách duy nhất để giảm sinh thể hiện qua những câu nói nổi tiếng như: “Có lẽ Châu Phi chọn sự phát triển hôm nay và viên tránh thai vào ngày mai” Hoặc: “Điều cấp bách hiện nay là phát triển kinh tế, sự ổn định Dân số tự nó sẽ là hậu quả đi kèm”. Điều này có nghĩa là cần phải mở rộng hoạt động kinh tế, thu hút và cung cấp cho phụ nữ việc làm có lương, nâng cao trình độ giáo dục cho mọi người, phát triển hệ thống y tế….Nhưng sau 30 năm tiến hành CSDS và mặc dù ấn độ ủng hộ chiến lược phát triển đưa ra ở Hội nghị Bucaret, vào cuối thập niên 70, Thủ tướng Indra Ghandi nhận ra rằng: Không thể chỉ riêng phát triển làm cho mức sinh giảm xuống đến mức mong đợi. Có lẽ điều đơn giản là phát triển là một quá trình lâu dài chứ không phải là một bước nhảy vọt và các nước thứ 3 khó có đủ điều kiện, nguồn lực (tiền vốn, kỹ thuật, nhân lực) để phát triển trong thời gian ngắn. Chờ đợi sự phát triển để giảm mức sinh, các nước Châu Phi, Châu á đã phải trả giá: Nhiều nước hiện nay, TFR vẫn đang ở mức cao, trung bình 7 và thậm chí, hơn 7 con cho phụ nữ. Từ nhận thức rằng, quy mô Dân số lớn, phát triển nhanh là: “yếu tố chính của sự kém phát triển” (Algeri) và tình trạng Dân số như vậy đã làm cho “những nỗ lực” xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân thành vô hiệu, các Nhà nước đã tích cực tác động, điều chỉnh nhằm giảm mức sinh, ổn định dân số.
  17. Tuy nhiên, chỉ biện pháp hành chính cứng rắn tỏ ra không thành công. ở đây chúng ta có thể nêu hai bài học của Rumani và ấn Độ. Năm 1966, Nhà nước Rumani cho rằng: đất đai nước cần tăng dân số để phát triển kinh tế xã hội. Do đó, đưa ra luật cấm nạo phát thai (trước đó nạo phá thai là hợp pháp, khá dễ dàng và phổ biến). Mức sinh đã tăng nhanh, ngay lập tức, từ 14%o năm 1966, lên tới 27%o năm 1976. Nhưng sau đó, tỷ lệ áp dụng biện pháp tránh thai và nạo phá thai lén lút đã tăng lên. Tỷ lệ sinh giảm xuống như cũ, thậm chí năm 1996 chỉ còn 10%o, Năm 1976, ấn Độ thực hiện rầm rộ chương trình đình sản mà theo luật của nhiều bang, triệt sản là bắt buộc đối với một số đối tượng nhất định. Chính vì vậy, số đình sản của năm1976 lên tới 8,26 triệu người, tăng gần gấp 3 lần so với năm trước. Trong đó số, nam giới chiếm 75% và gấp 4 lần số nam giới đình sản năm trước. Do triệt sản trên qui mô lớn, tập trung vào một khoảng thời gian ngắn nên đã xảy ra tình trạng không đảm bảo vô trùng, dẫn đến tử vong. Một làn sóng chống đối chương trình đình sản lan ra toàn ấn Độ. Đó là nguyên nhân thất bại của Đảng Quốc đại (Đảng cầm quyền) trong cuộc bầu cử năm 1977. Indra Ghandi đã mất chức Thủ tướng. Như vậy, cưỡng bức đình sản đã không thành công trong KHHGĐ mà lại còn dẫn tới thất bại trên vũ đài chính trị. Công cuộc KHHGĐ ở ấn Độ cũng không thành công như Chính phủ từng nôn nóng và mong muốn. TFR cho tới năm 1996, tức là năm 55 năm kiên trì KHHGĐ vẫn còn ở mức 3,4 – nghĩa là còn rất xa mức sinh thay thế. Như vậy chỉ dựa vào phát triển hay chỉ thực hiện giải pháp cưỡng chế ở các nước nghèo đều không dẫn đến thành công trong chính sách giảm sinh. Từ thực tiễn và các cuộc tranh luận trên phạm vi thế giới, để mức giảm sinh người ta rút ra giải pháp chung có thể dung hoà được giữa các trường phái là: a. Loại trừ tình trạng nghèo đói tuyệt đối, sự bất công hiển nhiên, thất nghiệp tràn lan, đặc biệt là đối với phụ nữ, nạn mù chữ, suy dinh dưỡng và nghèo nàn về phương tiện y tế… b. Đẩy mạnh chương trình kế hoạch hoá gia đình, cung cấp thông tin, kiến thức và dịch vụ đầy đủ cho tất cả những ai muốn qui mô gia đình nhỏ.
  18. Nói gọn lại thì đó là giải pháp rộng: Phát triển kết hợp với chính sách trực tiếp. Phát triển có nội dung rất rộng và nó có tác động gián tiếp đến việc biến đổi mức sinh nên dưới đây chỉ tổng kết những giải pháp thuộc chính sách trực tiếp. I. Bộ máy tổ chức thực hiện chương trình KHHGĐ. Tổ chức việc thực hiện KHHGĐ ở các nước từ rất sớm và khởi đầu thường do các bệnh viện tư và các nhà lãnh đạo các tổ chức dịch vụ xã hội tự nguyện. Đề xuất chương trình, đôi khi còn là do những quân nhân và công dân uy tín. Hội kế hoạch hoá gia đình ra đời, tổ chức các hoạt động. Sau đó một thời gian tương đối dài, các sáng kiến, các hoạt động này mới trở thành Chương trình quốc gia, được hỗ trợ một phần bởi các tổ chức quốc tế và Chính phủ. Có thể tóm tắt sự hình thành và phát triển tổ chức KHHGĐ như ở bảng 5.
  19. Bảng 5. Sự hình thành tổ chức KHHGĐ ở một số nước Châu á Năm KHHGĐ trở Năm lập Hội Số tổ chức Tên nước thành Chương trình KHHGĐ quốc tế ủng hộ quốc gia ấn Độ 1949 1951 20 Bangladesh 1953 1973 21 Paskistan 1954 1960 6 Indonessia 1957 1968 23 Malayxia 1958 1966 6 ả rập Ai Cập 1958 1965 17 Philippin 1961 1970 16 Thổ Nhĩ Kỳ 1963 1965 17 Ma roc 1966 1974 6 Thái Lan 1970 1970 16 Như vậy, ở hầu hết các nước đang phát triển Châu á, đầu tiên là hội KHHGĐ, một tổ chức chi Chính phủ, được sự tài trợ quốc tế, đảm nhận việc tổ chức thực hiện KHHGĐ. Sau đó, trung bình khoảng 7 – 8 năm, chậm nhất là 20 năm, KHHGĐ mới trở thành Chương trình của Nhà nước. Đây là điểm khác với Trung Quốc và Việt Nam. ở các nước này cơ quan quản lý Nhà nước về KHHGĐ thành lập nước, các Hội KHHGĐ thành lập sau. Khi đã trở thành Chương trình quốc gia, KHHGĐ cần có cơ quan Chính phủ đảm trách. Ba mô hình tiêu biểu về tổ chức bộ máy quản lý Chương trình quốc gia về KHHGĐ như sau: 1. Mô hình trong y tế, mô hình ấn Độ Bộ Y tế quản lý Chương trình KHHGĐ và năm 1966 được đổi tên là Bộ Y tế và KHHGĐ. Trong Bộ này đã thành lập Uỷ ban KHHGĐ. Nhiều thành viên thuộc Bộ Tài chính; thông tin và phát thanh; Lương thực và Nông nghiệp; Lao động và việc làm….tham gia Uỷ ban KHHGĐ. Cấu trúc này cũng được áp dụng ở cấp Bang. Đối với các tiêu bang có Văn phòng KHHGĐ gồm các Ban: Chính sách,
  20. Giáo dục, Thông tin, Y tế giải phẫu và Đánh giá. Cơ quan KHHGĐ ở cấp cơ sở là các Trung tâm Y tế, phục vụ khoảng 10.000 dân. Năm 1977, Chương trình KHHGĐ của ấn Độ đổi tên thành lớn hơn. Nhưng Chương trình này vẫn do Bộ Y tế phụ trách. Điều này đã được bình luận là: Bộ y tế là một trong những Bộ yết nhất và kém phần quan trọng về mặt chính trị ở cấp Trung ương cũng như ở cấp bang. Do vậy, KHHGĐ không có vị trí quan trọng, mặc dù nó được tuyên bố ngược lại. Nhiều nước theo mô hình ấn Độ, tức là Bộ Y tế phụ trách Chương trình, như Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ… 2. Mô hình ngoài Y tế. Mô hình Indonesia Tổ chức quản lý KHHGĐ ở Indonesia đã có 3 giai đoạn phát triển. (1) Giai đoạn 1: Năm 1957, Hiệp hội KHHGĐ một tổ chức chi Chính phủ được thành lập và đảm nhận. (2) Giai đoạn 2: Chính phủ đảm nhận một phần. Năm 1968, UBQG về KHHGĐ được thành lập đảm nhận một phần công tác KHHHGĐ. (3) Giai đoạn 3: Năm 1970, thành lập Uỷ ban điều phối quốc gia về KHHGĐ (BKKBN). Uỷ ban này có chức năng điều phối các hoạt động KHHGĐ trong cả nước và có trách nhiệm báo cáo trực tiếp với Tổng thống về vấn đề này. Uỷ ban có hệ thống tổ chức ở 5 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện, tổng, xã. Năm 1990, hệ thống BKKBN có 42.000 nhân viên bao gồm: 1000 người ở Trung ương, 16000 ở Tỉnh/huyện/tổng; cấp xã: 25000 người. BKKBN phối hợp hoạt động với các Bộ, ngành như: Tổng cục Thống kê, Bộ kế hoạch phát triển quốc gia, Bộ Dân cư và môi trường, Bộ Y tế, Bộ giáo dục… Nhiều nước có mô hình tương tự Indonesia, tức là Chương trình KHHGĐ được phụ trách bởi cơ quan Nhà nước nằm ngoài Bộ Y tế, như Trung Quốc (Uỷ ban Nhà nước về KHHGĐ), Pakistan (Uỷ ban Nhà nước về KHHGĐ), Philippin (Uỷ ban của Chính phủ về KHHGĐ), Việt Nam (Uỷ ban quốc gia về DS – KHHGĐ). Chú ý rằng, các nước áp dụng mô hình tổ chức ngoài Y tế, đều là các nước nghèo, đông dân vào bậc nhất của Châu á và dân số vẫn tăng nhanh. 3. Mô hình hỗn hợp – Mô hình Thái Lan
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2