intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN MỚI KHỐI KỸ THUẬT – ĐÀI 1090 CỦA CÔNG TY VMS MOBIFONE

Chia sẻ: Nguyen Bao Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

186
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công ty Thông tin di động (Vietnam Mobile Telecom Services Company - VMS) là doanh nghiệp Nhà nước hạng một trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam (VNPT). Được thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm 1993, VMS đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động GSM 900/1800 với thương hiệu mobifone, đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động chính của mobifone là tổ chức thiết kế xây dựng, phát triển mạng lưới và triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN MỚI KHỐI KỸ THUẬT – ĐÀI 1090 CỦA CÔNG TY VMS MOBIFONE

  1. Luận văn NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN MỚI KHỐI KỸ THUẬT – ĐÀI 1090 CỦA CÔNG TY VMS MOBIFONE
  2. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN MỚI KHỐI KỸ THUẬT – ĐÀI 1090 TT NỘI DUNG ĐÀO TẠO - Tổng quan về VMS MobiFone 1 - Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban - Nội quy và thỏa ước lao động đang áp dụng tại công ty VMS Nghiệp vụ: - Các sản phẩm chính của MobiFone - So sánh ưu nhược điểm các sản phẩm của MobiFone so với các nhà khai thác khác trên thị trường hiện tại. 2 - Chế độ chính sách áp dụng cho các thuê bao di động trả trước, trả sau. - Nghiệp vụ thanh toán cước phí - Nghiệp vụ Chăm sóc khách hàng - Quy trình nghiệp vụ ISO đối với nhân viên. Dịch vụ: - Các dịch vụ thuộc MobiFone. - Các dịch vụ ngoài MobiFone. 3 - Thực hành sử dụng dịch vụ. Máy đầu cuối: - Giới thiệu khái quát về máy đầu cuối, cách sử dụng cơ bản máy đầu cuối - Ứng dụng cho các dịch vụ Tổng quan về mạng + trang web giải quyết khiếu nại + các chương trình tra cứu thông 4 tin. Mối liên hệ xử lý Phản ánh và Khiếu nại của KH giữa cửa hàng và Đài Tư vấn Khách 5 hàng 1090 2
  3. Phần I GIỚI THIỆU CHUNG CÔNG TY VMS MOBIFONE I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG VMS 1. Lịch sử phát triển của Công ty thông tin di động - mobifone Công ty Thông tin di động (Vietnam Mobile Telecom Services Company - VMS) là doanh nghiệp Nhà nước hạng một trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam (VNPT). Được thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm 1993, VMS đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động GSM 900/1800 với thương hiệu mobifone, đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động chính của mobifone là tổ chức thiết kế xây dựng, phát triển mạng lưới và triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin di động có công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại và kinh doanh dịch vụ thông tin di động công nghệ GSM 900/1800 trên toàn quốc. Ngày 19 tháng 05 năm 1995, Công ty Thông tin di động đã ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) có hiệu lực trong vòng 10 năm với Tập đoàn Kinnevik/Comvik (Thụy điển). Đây là một trong những hợp đồng hợp tác kinh doanh có hiệu quả nhất tại Việt Nam. Thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC, mobifone đã tranh thủ được các nguồn lực quan trọng để xây dựng, vận hành mạng lưới và cung cấp dịch vụ thông tin di động đầu tiên tại Việt Nam, đó là: vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực. Đến nay, sau 14 năm phát triển và trưởng thành, mobifone đã trở thành mạng điện thoại di động lớn nhất Việt Nam với hơn 8.5 triệu thuê bao, hơn 2.500 trạm phát sóng và 4.200 cửa hàng, đại lý cùng hệ thống 15.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc (tính đến 31/3/2007). MobiFone hiện đang cung cấp trên 40 dịch vụ giá trị gia tăng và tiện ích các loại. mobifone không ngừng nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng và tiềm lực vững chắc, sẵn sàng cho hội nhập và cạnh tranh trên thị trường thông tin di động. Đội ngũ 3.000 cán bộ công nhân viên của mobifone luôn sẵn sàng đáp ứng nhanh nhất và hiệu quả nhất các yêu cầu của khách hàng. Những nỗ lực và cống hiến của MobiFone đã được thị trường ghi nhận. mobifone vinh dự được người tiêu dùng bình chọn là “Mạng điện thoại di động được ưa thích nhất năm 2005” do báo Echip tổ chức và “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2005” do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức. 3
  4. BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG THUÊ BAO MOBIFONE TỪ 1995 ĐẾN NAY: 2. Văn hóa mobifone Đến với mobifone, khách hàng và đối tác sẽ cảm nhận được văn hóa MobiFone. Nét văn hóa này được hình thành từ các nguyên tắc cơ bản: - Dịch vụ chất lượng cao - Lịch sự và vui vẻ - Lắng nghe và hợp tác - Nhanh chóng và chính xác - Tận tụy và sáng tạo 3. Tám cam kết của mobifone với khách hàng Mong muốn khách hàng luôn thoải mái và hài lòng khi sử dụng dịch vụ MobiFone, mỗi thành viên của mobifone cam kết: Mỗi khi gặp khách hàng, chúng ta sẽ: 1. Đón tiếp mỗi khách hàng với lời chào, cử chỉ, nụ cười, ánh mắt thân thiện. Nếu có thể, gọi tên khách hàng; 2. Lắng nghe và phục vụ khách hàng với thái độ tôn trọng; 3. Cố gắng tìm hiểu và dự đoán nhu cầu của khách hàng nhằm đáp ứng hơn những mong đợi của khách hàng; 4. Cung cấp thông tin đúng về tất cả các dịch vụ, sản phẩm của MobiFone và trả lời nhanh chóng, chính xác các câu hỏi của khách hàng; 5. Khi khách hàng có yêu cầu hoặc gặp khó khăn về sử dụng dịch vụ, chúng ta phải có trách nhiệm trước khách hàng và giải quyết hoàn chỉnh các yêu cầu đó cho đến khi khách hàng hài lòng; 6. Giữ lời hứa và trung thực; 7. Đích thân xin lỗi khách hàng khi khách hàng không hài lòng với dịch vụ của chúng ta, cho dù chúng ta có lỗi hay không; 8. Cảm ơn khách hàng và khuyến khích khách hàng đóng góp ý kiến về việc cung cấp dịch vụ mobifone./. 4. Bốn nhất của mobifone  Chất lượng mạng lưới tốt nhất.  Dịch vụ đa dạng nhất. 4
  5.  Chăm sóc khách hàng tốt nhất.  Khuyến mại hấp dẫn nhất. II. CƠ CẤU TỔ CHỨC 1. Cơ cấu tổ chức công ty GIÁM ĐỐC CÔNG TY CÁC P.GIÁM ĐỐC CTY ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO VỀ CHẤT LƯỢNG P.KH BH & MARKETING P.CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG P.TIN HỌC TÍNH CƯỚC P.THANH TOÁN CƯỚC PHÍ P.KT ĐH KHAI THÁC P.QL ĐẦU TƯ XÂY DỰNG P.CNGHỆ & PT MẠNG P.KẾ TOÁN TK TC P.TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH P. XUẤT NHẬP KHẨU TRUNG TÂM TRUNG TÂM TRUNG TÂM TRUNG TÂM BAN QUẢN XÍ NGHIỆP TTDĐ TTDĐ TTDĐ TTDĐ LÝ DỰ ÁN THIẾT KẾ KHU VỰC I KHU VỰC II KHU VỰC III KHU VỰC IV Trụ sở chính của Văn phòng Công ty đặt tại Số 216 đường Trần Duy Hưng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Hiện tại, Công ty thông tin di động có 4 trung tâm thông tin di động tại 4 khu vực có trách nhiệm quản lý, khai thác, kinh doanh mạng thông tin di động do khu vực mình phụ trách. - Trung tâm Thông tin di động khu vực I có trụ sở chính tại số 811A đường Giải Phóng, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực miền Bắc (các tỉnh phía Bắc đến Hà Tĩnh). 5
  6. - Trung tâm Thông tin di động khu vực II có trụ sở chính tại MM18 đường Trường Sơn, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực miền Nam (từ tỉnh Ninh Thuận đến các tỉnh miền Ðông Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh). - Trung tâm Thông tin di động khu vực III có trụ sở chính tại số 263 đường Nguyễn Văn Linh, Thành phố Đà Nẵng, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực miền Trung và Cao Nguyên (từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Khánh Hoà và tỉnh Ðắc Lắc). - Trung tâm Thông tin di động khu vực IV có trụ sở chính tại số 51F đường Nguyễn Trãi, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực 10 tỉnh miền Tây Nam Bộ. - Xí nghiệp thiết kế thành lập ngày 21 tháng 1 năm 1997 có trụ sở tại Hà Nội với nhiệm vụ tư vấn, khảo sát, thiết kế xây dựng các công trình thông tin di động. 2. Cơ cấu tổ chức Trung tâm Thông tin di động KVI Trung tâm Thông tin di động khu vực I (Trung tâm I) chịu trách nhiệm khai thác, quản lý sản xuất kinh doanh mạng thông tin di động khu vực miền Bắc gồm các tỉnh, thành phố phía Bắc đến Hà Tĩnh. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC TRUNG TÂM THÔNG TIN DI ĐỘNG KVI GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM Các Phó Giám đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng TC-Hành chính Kế toán-TK-TC CSKH KH-BH & Mar TT Cước phí KT-KT Phòng KT các Phòng Phòng Đài 1090 Đài Đài DV GTGT TH-TC QLĐT-XD Chuyển mạch Vô tuyến CN Quảng Ninh CN Hải Phòng CN Thanh Hoá & Ninh Bình III.CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG BAN TRUNG TÂM I 1. Phòng Tổ chức Hành chính (TC-HC) - Nghiên cứu, xây dựng, đề xuất bộ máy tổ chức của Trung tâm - Nghiên cứu, đề xuất và triển khai thực hiện công tác quản lý cán bộ theo phân cấp - Điều chuyển cán bộ - Bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ. - Khen thưởng, kỷ luật cán bộ 6
  7. - Nghiên cứu, đề xuất và triển khai thực hiện công tác lao động tiền lương theo phân cấp - Phối hợp trong công tác tổ chức tuyển dụng lao động hoặc tổ chức tuyển dụng lao động khi được Giám đốc Công ty ủy quyền. - Quản lý lao động của toàn Trung tâm - Quản lý và phân bổ quỹ tiền lương của Trung tâm theo đúng quy chế trả lương hiện hành của Công ty. - Đề xuất ký hợp đồng lao động, xếp lương, nâng lương đối với CBCNV của Công ty. - Nghiên cứu, đề xuất và triển khai thực hiện công tác chính sách xã hội - Công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế - Các chế độ chính sách khác đối với người lao động. - Nghiên cứu, đề xuất và triển khai thực hiện công tác tổng hợp, đào tạo, thi đua, khen thưởng. - Triển khai thực hiện công tác bảo vệ an ninh quốc phòng, thanh tra, bảo hộ lao động. - Triển khai thực hiện công tác hành chính, quản trị, y tế, thông tin nội bộ - Triển khai thực hiện công tác Đảng, Công đoàn 2. Phòng Chăm sóc Khách hàng (CSKH) Chức năng: - Trực tiếp quản lý lao động, thiết bị, vật tư, tài sản được giao, sử dụng đúng mục đích, nhiệm vụ theo quy định của Trung tâm, Công ty và Nhà nước. - Chăm sóc và duy trì khách hàng. - Giải quyết khiếu nại của khách hàng. - Quản lý dữ liệu khách hàng. - Quản lý số liệu SIMCARD, kho số thuê bao. Nhiệm vụ: - Trực tiếp quản lý lao động, thiết bị, vật tư, tài sản được giao, sử dụng đúng mục đích, nhiệm vụ theo quy định của Trung tâm, Công ty và Nhà nước. - Quản lý số liệu khách hàng phục vụ công tác tính cước, công tác chăm sóc khách hàng. - Quản lý dữ liệu SIMCARD, kho số thuê bao, phân bổ kho số thuê bao đến các đơn vị liên quan. - Triển khai nghiệp vụ chăm sóc khách hàng - Đề xuất và tổ chức thực hiện các chương trình chăm sóc khách hàng trên toàn trung tâm - Triển khai các công tác liên quan đến RP. - Thực hiện các công tác  Đấu nối, khóa mở và thay đổi bổ sung thông tin thuê bao theo quy định, nhập số liệu khách hàng vào chương trình quản lý.  Quản lý hồ sơ thuê bao trả trước và trả sau  Giải quyết khiếu nại của khách hàng - Nghiên cứu, đề xuất và lập kế hoạch chống thuê bao rời mạng - Triển khai công tác kiểm tra 8 cam kết phục vụ khách hàng trong toàn trung tâm - Triển khai, quản trị, cập nhật nội dung Website của Phòng. - Báo cáo định kỳ, đột xuất với Lãnh đạo Trung tâm về mọi hoạt động và kết quả thực hiện thuộc chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo. - Chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Trung tâm và pháp luật về mọi kết quả hoạt động của đơn vị mình theo chức năng và nhiệm vụ được giao. 3. Phòng Kỹ thuật - Khai thác Chức năng : - Chỉ đạo, điều hành và kiểm tra mọi hoạt động mạng lưới công ty. - Công tác phát triển mạng lưới. - Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới và dịch vụ mới về Thông tin di động. - Quản lý công tác Khoa học - Kỹ thuật sáng kiến hợp lý hoá sản xuất. 7
  8. - Báo cáo thường xuyên, bất thường tất cả các hoạt động, sự vụ Kỹ thuật mạng lưới thuộc khu vực quản lý cho Điều hành Công ty. Nhiệm vụ: - Quản lý lao động, vật tư và toàn bộ các thiết bị thuộc đơn vị mình quản lý và sử dụng đúng mục đích và nhiệm vụ theo quy định của nhà nước, của ngành và của công ty. - Chỉ đạo và điều hành việc vận hành khai thác, bảo dưỡng mạng lưới Thông tin di động. - Quản lý nghiệp vụ khai thác mạng lưới Thông tin di động - Công tác phát triển mạng lưới. - Công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật. - Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Lãnh đạo Trung tâm và Điều hành Công ty về mọi hoạt động và kết quả thực hiện thuộc trách nhiệm, quyền hạn của Phòng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo cáo đó. 4. Phòng Tin học Tính cước Chức năng: - Quản lý, vận hành, khai thác các thiết bị, mạng tin học. - Công tác tính cước và đối soát. - Các chương trình, ứng dụng tin học khác. Nhiệm vụ: - Trực tiếp quản lý lao động, thiết bị, vật tư, tài sản được giao, sử dụng đúng mục đích, nhiệm vụ theo quy định của Trung tâm, Công ty và Nhà nước. - Tổ chức quản lý, vận hành, khai thác, bảo dưỡng toàn bộ mạng tin học và các thiết bị tin học của Trung tâm đảm bảo an toàn và an ninh mạng. - Thực hiện quản lý và khai thác mạng tin học phục vụ quản lý, sản xuất kinh doanh theo qui trình ISO QT 7.5-02. - Chủ trì nghiên cứu, xây dựng phương án và sửa chữa các phần mềm ứng dụng trên mạng tin học phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh của toàn Trung tâm theo qui trình 7.3- 02-Qui định về Phát triển, ứng dụng, nâng cấp các chương trình phần mềm tin học phục vụ công tác quản lý, SXKD của công ty Thông tin di động. - Chủ trì thực hiện công tác tính cước mobifone của Trung tâm bao gồm: + Quản lý, bảo dưỡng, vận hành, khai thác hệ thống tính cước của Trung tâm. + Lưu trữ dữ liệu cước theo quy định Tổng công ty Bưu chính Viễn thông trong quyết định 2934/QĐVT vào ngày 01/8/2001, về việc Quy định nghiệp vụ tính cước, thu cước và quản lý khách hàng. + Xử lý, phân tích, tính toán cước phí của khách hàng đúng, đủ, chính xác, kịp thời và bàn giao số liệu đã tính toán hàng tháng cho phòng Thanh toán cước phí theo quy trình ISO QT7.2-0 + Lập báo cáo sản lượng và doanh thu cước theo đúng quy định của Ngành, Công ty và Trung tâm. + Phối hợp với Công ty định kỳ kiểm tra phần mềm hệ thống tính cước theo quy trình ISO, QT7.6-02. - Khai thác, vận hành, bảo dưỡng các hệ thống, chương trình ứng dụng tin học đang sử dụng tại Trung tâm do Phòng TH-TC quản lý, chủ yếu gồm: + Lĩnh vực tính cước, in cước, thu cước các dịch vụ mạng thông tin di động. + Lĩnh vực đấu nối thuê bao, quản lý hồ sơ, quản lý thông tin khách hàng, chăm sóc khách hàng + Thống kê báo cáo số liệu cước, đối soát sản lượng, lưu lượng, doanh thu. + Báo cáo kết quả SXKD của Trung tâm. + Quản trị mạng tin học, Backup dữ liệu, bảo mật mạng + Các hệ thống dịch vụ giá trị gia tăng khác... - Chủ trì bàn giao số liệu cước công nợ, cước phát sinh cho phòng TTCP và P.KTTKTC theo qui trình ISO QT 7.2-02 8
  9. - Trực tiếp đối soát số liệu cước với các đơn vị trong và ngoài Trung tâm phục vụ ăn chia. - Triển khai, quản trị, cập nhật nội dung Website của Trung tâm. - Báo cáo định kỳ, đột xuất với Lãnh đạo Trung tâm về mọi hoạt động và kết quả thực hiện thuộc chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo. - Chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Trung tâm và pháp luật về mọi kết quả hoạt động của đơn vị mình theo chức năng và nhiệm vụ được giao. 5. Phòng Thanh toán cước phí - Trực tiếp quản lý lao động, thiết bị, vật tư tài sản được giao. Sử dụng đúng mục đích nhiệm vụ theo qui định của Trung tâm, Công ty và nhà nước. - Kiểm tra đối soát số liệu cước hàng tháng với P.THTC, P. KTTKTC theo qui định. Phối hợp với P. TH-TC quản lý và giám sát hệ thống TTCP tại trung tâm. - Thực hiện in, phát hành thông báo cước đúng, đủ, chính xác kịp thời đến tay khách hàng. - Chủ trì triển khai thực hiện việc thu – nộp cước đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu chính xác, kịp thời theo qui định của Trung tâm, Công ty và Nhà nước. - Tập hợp và tư vấn pháp lý cho toàn Trung tâm. - Xác minh, hoàn thiện hồ sơ khởi kiện thanh lý và xóa nợ theo qui định. - Kiểm tra đối soát số liệu trừ nợ với các đơn vị thu cước. Thực hiện việc trừ nợ số liệu cước thu được, cước điều chỉnh cho khách hàng khi được Lãnh đạo phê duyệt. - Phân tích các số liệu về tình hình thanh toán cước và số liệu cước nợ đọng của khách hàng để đề ra biện pháp thu cước và tổ chức triển khai đạt hiệu quả tốt theo các chỉ tiêu thu nợ của Công ty và Trung tâm. - Quản lý số liệu thanh toán cước phí toàn Trung tâm, phối hợp với Phòng KH–BH&Mar đôn đốc, thu nợ và hướng dẫn nghiệp vụ thanh toán cước phí tại các Tỉnh. - Quản lý cấp phát và báo cáo sử dụng hóa đơn VAT cho khách hàng sử dụng dịch vụ MobiFone theo qui định. - Thực hiện nhắn tin, chặn cắt, hoãn cắt thông tin 1 chiều, 2 chiều khách hàng nợ cước theo qui định. Theo dõi quản lý thuê bao cước cao, cước nóng, thuê bao công vụ, nghiệp vụ. Mở lại thông tin cho khách hàng sau khi đã thanh toán cước. - Nghiên cứu các qui định, chế độ chính sách mới của Nhà nước, của Nghành, Công ty và Trung tâm về công tác thu cước để thực hiện đồng thời hướng dẫn các đơn vị liên quan thực hiện. - Thực hiện các chính sách và chương trình chăm sóc khách hàng do Trung tâm và Công ty qui định. - Xây dựng, quản trị và cập nhật thông tin trên trang Web Thanh toán cước phí. - Báo cáo định kỳ, đột xuất với Giám đốc Trung tâm về mọi hoạt động và kết quả thực hiện thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo . - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và pháp luật về mọi kết quả hoạt động của đơn vị mình theo chức năng và nhiệm vụ được giao. 6. Phòng Kế toán – Thống kê – Tài chính - Tổ chức triển khai thực hiện và quản lý công tác kế toán, thống kê tài chính: + Tổ chức công tác kế toán, thống kê tài chính phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Trung tâm và tuân thủ đúng Pháp lệnh Kế toán, thống kê và quy chế tài chính của Ngành, Công ty. + Hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra các đơn vị thuộc Trung tâm trong công tác kế toán, thống kê, tài chính. + Xây dựng kế hoạch tài chính của Trung tâm, tổ chức theo dõi thực hiện kế hoạch tài chính đã được phê duyệt. - Triển khai công tác hạch toán kế toán: 9
  10. + Tổ chức ghi chép, hạch toán phản ánh chính xác trung thực đầy đủ toàn bộ vật tư hàng hóa, tài sản, tiền vốn và các khoản công nợ phải thu, phải trả và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của Trung tâm + Xây dựng các quy định chi phí cho các đơn vị trực thuộc trung tâm theo đúng quy định của Công ty, Ngành và Nhà nước. + Tính toán và trích nộp đầy đủ, kịp thời các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước, phải nộp Công ty. - Công tác quản lý các dự án đầu tư + Thanh toán các dự án theo phân cấp + Chủ trì hướng dẫn kiểm tra đôn đốc các đơn vị thuộc Trung tâm thực hiện Công tác quyết toán vốn đầu tư theo đúng quy định + Tổ chức thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư, kết quả thẩm định của Phòng Quản lý đầu tư – xây dựng theo đúng các quy định của ngành. - Trích lập và quản lý các quỹ của Trung tâm theo đúng quy định của Công ty - Quản lý toán bộ vật tư tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh của Trung tâm. 7. Phòng Kế hoạch – Bán hàng và Marketing Chức năng: - Phòng KH- BH & Marketing là đơn vị trực thuộc Trung tâm Thông tin di động KVI. Tham mưu, giúp Giám đốc Trung tâm chỉ đạo và thực hiện các mặt công tác sau: Công tác kế hoạch, Công tác bán hàng và phối hợp công tác sau bán hàng, Công tác Marketing. Nhiệm vụ: - Trực tiếp quản lý lao động, thiết bị, vật tư, tài sản được giao, sử dụng đúng mục đích, nhiệm vụ theo qui định của Trung tâm, Công ty và Nhà nước. - Xây dựng, theo dõi thực hiện và đề xuất các biện pháp đối với kế hoạch SXKD của Trung tâm. Cụ thể: + Xây dựng kế hoạch SXKD hàng năm của Trung tâm trình Công ty. + Xây dựng kế hoạch SXKD hàng tháng, quý tại Trung tâm. + Lập kế hoạch vật tư hàng hoá phục vụ SXKD của Trung tâm + Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch SXKD của Trung tâm và tổng hợp kết quả thực hiện hàng tháng, quý của các đơn vị trong Trung tâm báo cáo, đề xuất phương án, biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác thực hiện kế hoạch SXKD với lãnh đạo Trung tâm + Theo dõi kế hoạch chi phí cho các đơn vị thuộc Trung tâm. - Nghiên cứu mở rộng mạng lưới phân phối của toàn Trung tâm. Cụ thể: + Khảo sát, lựa chọn vị trí phát triển các loại hình thức Cửa hàng cũng như thay đổi vị trí các Cửa hàng đó phù hợp với tình hình thực tế. + Khảo sát, lựa chọn các đối tác để ký hợp đồng Đại lý nhằm mở rộng mạng lới cung cấp dịch vụ tới khách hàng. + Khảo sát và tổ chức phát triển mở rộng mạng lưới bán hàng trực tiếp. - Quản lý mạng lưới phân phối của toàn Trung tâm. Cụ thể: + Hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ cho các nhân viên bán hàng (bao gồm nhân viên tại Cửa hàng, BHTT và Đại lý). + Tiến hành sửa chữa, cải tạo và trang bị cho các Cửa hàng theo quy định. + Tổ chức triển khai và kiểm tra các Cửa hàng, BHTT và Đại lý trong việc thực hiện các chính sách bán hàng và cung cấp dịch vụ theo đúng qui định của Trung tâm và Công ty. + Tổ chức thực hiện công tác phát triển thuê bao, chăm sóc khách hàng, thu cước tại Cửa hàng và BHTT. + Phối hợp tổ chức giám sát mạng lới và dịch vụ thông tin di động GSM theo quy định. - Tổ chức, quản lý hoạt động Marketing và khuyếch trơng sản phẩm, dịch vụ tại khu vực phía Bắc, bao gồm: + Nghiên cứu thị trờng và các đối thủ cạnh tranh. 10
  11. + Theo dõi, thu thập và phân tích các thông tin để đề xuất thực hiện các chương trình quảng cáo, khuyến mại. + Thực hiện in các ấn phẩm phục vụ công tác bán hàng cũng như giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của Công ty. + Triển khai thực hiện kế hoạch Quảng cáo và khuyến mại của Công ty theo quy định. - Thực hiện báo cáo và đối soát các số liệu SXKD liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng và quy định của Trung tâm. - Xây dựng, quản trị và cập nhật thông tin trên trang Web Kế hoạch- Bán hàng & Marketing. - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và pháp luật về mọi kết quả hoạt động của đơn vị mình theo chức năng và nhiệm vụ được giao. - Báo cáo định kỳ, đột xuất với Giám đốc Trung tâm về mọi hoạt động và kết quả thực hiện thuộc chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo. 8. Phòng Quản lý Đầu tư Xây dựng  Chủ trì triển khai thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển mạng thông tin di động tại Trung tâm. + Điều tra khảo sát lập dự án đầu tư + Khảo sát, thiết kế, lập dự toán, lập hồ sơ thầu, nghiệm thu dự án, lập quyết toán. - Thẩm định trình duyệt các dự án theo phân cấp - Thực hiện công tác giám sát đánh giá đầu tư tại Trung tâm - Phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc lập kế hoạch đầu tư tại trung tâm. - Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình thực hiện Công tác đầu tư của Trung tâm. 9. Phòng Khai thác các Dịch vụ giá trị gia tăng Chức năng: - Quản lý, vận hành, khai thác các hệ thống dịch vụ Mobicards; WAP; chuyển vùng quốc tế và chuyển vùng Quốc gia. - Là đầu mối tiếp nhận và xử lý mọi vấn đề liên quan tới việc vận hành, khai thác hệ thống Mobicard, WAP, chuyển vùng quốc tế , chuyển vùng Quốc gia kể cả các thiết bị và chương trình hỗ trợ cho hệ thống. - Phối hợp với các phòng ba Công ty và các Trung tâm khu vực I, II, III triển khai các hoạt động, dịch vụ có liên quan tới hệ thống Mobicard, WAP, chuyển vùng quốc tế và chuyển vùng Quốc gia. - Nghiên cứu đề xuất cho Giám đốc Trung tâm và Giám đốc Trung tâm báo cáo Giám đốc Công ty các phương án nhằm khai thác hiệu quả các hệ thống dịch vụ trên. Nhiệm vụ: - Quản lý, vận hành, khai thác hệ thống Mobicard - Quản lý, vận hành, khai thác Hệ thống WAP - Quản lý và khai thác hệ thống chuyển vùng quốc tế. - Quản lý và khai thác hệ thống tính cước chuyển vùng quốc gia - Công tác báo mật 10. Đài Chuyển mạch - Trực tiếp quản lý lao động, thiết bị, vật tư, tài sản được giao, sử dụng đúng mục đích theo qui định của Nhà nước, Công ty và Trung tâm. - Tổ chức vận hành, khai thác, đo thử, bảo dưỡng toàn bộ cơ sở hạ tầng và thiết bị thông tin phần chuyển mạch thuộc mạng GSM khu vực I tính từ giao diện A (GSM) và Gb (GPRS), gồm các MSC/VLR, HLR, thiết bị mạng lõi GPRS, SMSC, MMSC, truyền dẫn trung kế liên đài, và trang thiết bị phụ trợ ( nguồn, điều hòa, điện tử bảo vệ…) đảm bảo thông tin liên lac thông suốt theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của nghành. 11
  12. - Chịu trách nhiệm quản lý các nhà trạm MSC, các thiết bị tài sản trên phần mạng chuyển mạch và thực hiện các nghĩa vụ liên quan. - Định kỳ kiểm tra đo thử và thực hiện việc sửa chữa, xử lý, ứng cứu thông tin trên mạng, đảm bảo các tiêu chí chất lượng theo qui định của nghành, công ty ban hành. - Thực hiện việc báo cáo định kỳ, đột xuất về mọi mặt được giao quản lý cho các cấp quản lý và điều hành thông tin theo đúng qui định về vận hành, khai thác mạng thông tin di động GSM _ VMS mà Công ty đã ban hành. - Chủ trì và (hoặc) phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện việc giám sát kỹ thuật, đo thử, nhận nghiệm thu bàn giao các dự án nâng cấp và mở rộng mạng lưới GSM phần chuyển mạch. - Tổ chức triển khai, phát triển, mở rộng và quản lý khai thác các dịch vụ mới của mạng thông tin di động theo sự phân công. - Thường xuyên giám sát các thông số thống kê lưu lượng, chất lượng, căn cứ vào khả năng thiết bị mạng lưới để đề xuất điều chuyển các thiết bị cho phù hợp. Tổ cức triển khai việc điều chuyển khi được Giám đốc phê duyệt. - Xây dựng, quản trị và cập nhật thông tin trên trang WEB Đài chuyển mạch. - Báo cáo định kỳ, đột xuất với Giám đốc Trung tâm về mọi hoạt động và kết quả thực hiện thuộc chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo. - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và pháp luật về mọi kết quả hoạt động của đơn vị mình theo chức năng nhiệm vụ được giao. 11. Đài Vô tuyến Chức năng: - Quản lý, vận hành, khai thác, bảo dưỡng mạng lưới thông tin di động GSM của Trung tâm Thông tin di động KVI tính từ giao diện A Interface đến giao diện Um (Air Interface). - Tổ chức triển khai thông tin phục vụ phòng chống bão lụt, thiên tai và các yêu cầu đột xuất khác của cấp trên. Nhiệm vụ - Trực tiếp quản lý lao động, thiết bị, vật tư, tài sản được giao, sử dụng đúng mục đích theo quy định của Nhà nước, Công ty và Trung tâm. - Tổ chức vận hành, khai thác, đo thử, bảo dưỡng toàn bộ cơ sở hạ tầng và thiết bị thông tin thuộc mạng GSM khu vực I tính từ giao diện A Interface, gồm các BSC, OMCR, TC, MFS, BTS, truyền dẫn và các trang thiết bị phụ trợ (nguồn, điều hoà, điện tử bảo vệ,...) đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành. Chịu trách nhiệm quản lý các nhà trạm, các thiết bị tài sản trên mạng lới tính từ giao diện A Interface và thực hiện các nghĩa vụ liên quan. - Định kỳ kiểm tra, đo thử và thực hiện việc sửa chữa, xử lý, ứng cứu thông tin trên mạng, đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng theo quy định của ngành, công ty ban hành. - Thực hiện việc báo cáo định kỳ, đột xuất về mọi mặt được giao quản lý cho các cấp quản lý và điều hành thông tin theo đúng Quy định về vận hành, khai thác mạng thông tin di động GSM-VMS mà Công ty đã ban hành. - Chủ trì và(hoặc) phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện việc giám sát kỹ thuật, đo thử, nhận nghiệm thu bàn giao các dự án nâng cấp và mở rộng mạng lưới GSM thuộc phần BSS tính từ giao diện A Interface. - Tổ chức triển khai, phát triển, mở rộng và quản lý khai thác các dịch vụ mới của mạng thông tin di động theo sự phân công. - Thường xuyên giám sát các thông số thống kê lưu lượng, chất lượng, căn cứ vào khả năng thiết bị mạng lưới để đề xuất điều chuyển các thiết bị cho phù hợp. Tổ chức triển khai việc điều chuyển khi được Giám đốc phê duyệt. - Xây dựng, quản trị và cập nhật thông tin trên trang Web Đài Vô tuyến. - Báo cáo định kỳ, đột xuất với Giám đốc Trung tâm về mọi hoạt động và kết quả thực hiện thuộc chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo. 12
  13. - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và pháp luật về mọi kết quả hoạt động của đơn vị mình theo chức năng và nhiệm vụ được giao. 12. Đài 1090 Chức năng: - Cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc và tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan đến dịch vụ thông tin di động mobifone qua điện thoại, Email và các kênh thông tin khác. - Hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ của Công ty và Trung tâm. - Tiếp nhận và phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý các phản ánh của khách hàng. Nhiệm vụ - Trực tiếp quản lý lao động, thiết bị, vật tư, tài sản được giao, sử dụng đúng mục đích theo quy định của Nhà nước, của Công ty và Trung tâm. - Tổ chức lực lượng điện thoại viên trực ca 24/24 đảm bảo tiếp nhận và giải đáp, tư vấn cho khách hàng sử dụng các dịch vụ của mobifone qua điện thoại, Email và các kênh thông tin khác nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và lịch sự. - Hỗ trợ, tư vấn khách hàng cài đặt và sử dụng dịch vụ trên các máy điện thoại di động. Thực hiện khóa, mở liên lạc ngoài giờ hành chính. - Hỗ trợ các cửa hàng của đại lý thông tin về chính sách đại lý của Công ty. - Chủ trì (hoặc) phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác xử lý các phản ánh của khách hàng. - Tổ chức và phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác gọi ra nhằm phục vụ công tác chăm sóc, duy trì khách hàng, bán hàng, tiếp thị. - Tập hợp, phân tích phản ánh của khách hàng, kịp thời báo cáo Lãnh đạo Trung tâm và các đơn vi liên quan để xử lý, nâng cao chất lượng dịch vụ, hình ảnh và thương hiệu mobifone. - Xây dựng, quản trị và cập nhật thông tin trên trang Web của Ðài - Quản lý, giám sát chất lượng của các đối tác cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng qua điện thoại. - Quản lý, khai thác hệ thống hỗ trợ trả lời (ACD/IVR), hệ thống giám sát. Thực hiện và phối hợp các đơn vị liên quan cập nhật, xử lý các sự cố liên quan đến các hệ thống trên. - Báo cáo định kỳ, đột xuất với Giám đốc Trung tâm về mọi hoạt động và kết quả thực hiện thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo. - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và pháp luật về mọi kết quả hoạt động của đơn vị mình theo chức năng nhiệm vụ được giao. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC ĐÀI 1090 13
  14. TRƯỞNG ĐÀI Ông Phạm Toàn Thắng Tổ Giám sát Tổ Xử lý IN Tổ trưởng. Tổ trưởng. Nguyễn Thị Thanh Huyền Lê Thị Tuyết Nga Tổ Xử lý PA – Phòng ban Nhóm Đào tạo Tổ trưởng. Trưởng Nhóm. Quánh Hồng Vân Lê Thị Hoài Phương Nhóm Kỹ thuật Nhóm Xử lý Mail Trưởng nhóm. Trưởng nhóm. Hứa Anh Tuấn Nguyễn Thị Mỹ Hà CÁC CHUYÊN VIÊN IV. NỘI QUY VÀ THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẠI VMS_mobifone 1. Thỏa ước lao động tập thể Hiện nay tại công ty thông tin di động VMS đang áp dụng thỏa ước lao động tập thể được ký giữa chủ sử dụng lao động(Giám đốc công ty) với chủ tịch công đoàn ( đại diện cho người lao động). Thỏa ước lao động tập thể gồm 9 chương 31 điều: Chương 1: Thỏa ước chung (Gồm 4 điều) Chương 2: Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi (Gồm 8điều) Chương 3: Tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng (Gồm 1 điều) Chương 4: Tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng (Gồm 6 điều) Chương 5: Định mức lao động (Gồm 3 điều) Chương 6: An toàn vệ sinh lao động (Gồm 2 điều) Chương 7: Bảo hiểm xã hội (Gồm 4 điều) Chương 8: Chính sách xã hội Chương 9: Điều khoản thi hành 2. Nội quy lao động đang áp dụng tại VMS 2.1. Quy định về thời gian làm việc và nghỉ ngơi a. Thời giờ làm việc Điều 1: Thời giờ làm việc hàng ngày: 14
  15. Thời giờ làm việc của viên chức quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, thừa hành phục vụ, các chức danh sản xuất kinh doanh trong điều kiện bình thường được thực hiện theo thông tư số 23/1999- TT-BLĐTBXH ngày 4/10/1999 của Bộ Lao động thương binh xã hội hướng dẫn thực hiện giảm giờ làm việc trong tuần đối với các DNNN, quyết định số: 270/QĐ-HĐQT ngày 6/10/1999 của Hội đồng quản trị Tổng công ty và quyết định số: 2919/QĐ-TCCB ngày 8/10/1999 của Tổng giám đốc Tổng công ty BC-VTVN về việc thực hiện giảm giờ làm việc trong tuần là 8 giờ trong một ngày, 40 giờ trong một tuần, chia thành hai khối: 1.1. Khối làm việc theo giờ hành chính: - Buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 12 giờ. - Buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 16 giờ 30 phút. Người làm việc theo giờ hành chính khi có yêu cầu làm việc theo ca sản xuất, thì phải chấp hành giờ làm việc theo ca sản xuất. 1.2. Khối làm việc theo ca: 1.2.1. Người lao động tham gia trực tiếp trong dây truyền sản xuất vận hành, khai thác, bảo dưỡng, xử lý sự cố tại các trạm thông tin, bảo hành sửa chữa, trả lời khách hàng (1090), giao dịch khách hàng, kể cả các chức danh điều hành thông tin, ứng cứu thông tin đều phải làm việc theo ca sản xuất. 1.2.2. Giám đốc Công ty Thông tin di động quy định chế độ nhiều ca theo nguyên tắc giờ nhiều việc nhiều người, giờ ít việc ít người. Tuỳ theo đặc điểm của từng đơn vị, bộ phận sản xuất để quy định số ca và chế độ đảo ca cụ thể. 1.2.3. Giờ mở cửa hàng ngày của các quầy giao dịch khách hàng quy định như sau: - Mở cửa lúc: 7 giờ 30 phút. - Đóng cửa lúc: 17 giờ 30 phút Tuỳ theo thực tế hoạt động của các cửa hàng, do Giám đốc các Trung tâm quyết định. 1.2.4. Những bộ phận có nhiệm vụ bảo đảm thông tin liên lạc, bảo vệ cơ quan, trả lời khách hàng (1090) làm việc 24/24 giờ/ngày. 1.2.5. Những nơi về ban đêm có khối lượng công việc ít (hoặc không có) thì áp dụng chế độ thường trực. Người lao động ở những nơi này có nhiệm vụ luân phiên thường trực và được hưởng thù lao theo quy định của Nhà nước và của Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam. 1.2.6. Thời gian bắt đầu và kết thúc ca làm việc: Thực hiện theo Điều 70 Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau: - Từ Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc được tính: + Các ca ngày từ 06 giờ đến 22 giờ. + Các ca đêm từ 22 giờ đêm hôm trước đến 06 giờ sáng hôm sau. - Từ Đà Nẵng trở vào phía Nam được tính: + Các ca ngày từ 05 giờ đến 21 giờ. + Các ca đêm từ 21 giờ đêm hôm trước đến 05 giờ sáng hôm sau. 1.3. Mỗi ca làm việc không quá 8 giờ hoặc không quá 40 giờ/tuần, trong đó có 30 phút giao nhận ca và vệ sinh công nghiệp; tuỳ theo từng trường hợp dưới đây được dành 30 phút hoặc 45 phút nghỉ giữa ca. Điều 2: Các chức danh làm việc trong môi trường đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thời gian làm việc được thực hiện theo thông tư số: 16/LĐ-TBXH-TT ngày 23/4/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn với những người làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và các quyết định số 1453/LĐ-TBXH- QĐ ngày 13/10/1995, số 915/LĐ-TBXH-QĐ ngày 30/07/1996 và số 1629/LĐ-TBXH-QĐ ngày 15
  16. 26/12/1996 của Bộ Lao động Thương bình và Xã hội và theo Thỏa ước lao động tập thể năm 2002 của Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam. Điều 3: Người lao động làm các công việc có tính chất đặc thù về thời gian như: Thủ kho, bảo vệ, lái xe con, lái xe phục vụ việc ứng cứu thông tin... tuỳ theo từng loại công việc không nhất thiết quy định mỗi ngày làm việc 8 giờ nhưng tính bình quân không quá 8 giờ/ngày. Điều 4: Những người lao động chuẩn bị nghỉ hưu theo chế độ, thì trong năm cuối cùng - trước khi nghỉ được áp dụng chế độ làm việc không trọn ngày, không trọn tuần và vẫn được hưởng đầy đủ tiền thu nhập lương. Điều 5: Thời gian làm thêm: 5.1. Các đơn vị được tổ chức làm thêm giờ trong trường hợp đột xuất, khối lượng công việc tăng nhanh ngoài kế hoạch, sau khi đã thỏa thuận với người lao động và được Giám đốc chấp thuận. 5.2. Thời gian làm thêm giờ không vượt qua 50% số giờ làm việc theo quy định trong mỗi ngày, tưng ứng với từng loại công việc. Trong trường hợp quy định thời gian làm việc theo tuần thì tổng cộng giờ làm việc bình thường và giờ làm thêm trong 1 ngày bình quân không vượt quá 12 giờ/người. Tổng thời gian làm thêm giờ trong 1 năm không vượt quá số giờ Bộ Luật Lao động quy định. 5.3. Trường hợp phải đối phó khắc phục hậu quả nghiêm trọng do thiên tai, địch hoạ... sau khi đã thỏa thuận với người lao động, Trưởng các đơn vị được tổ chức làm thêm quá số giờ quy định trên, nhưng phải được sự thỏa thuận của người lao động và xin ý kiến Giám đốc Công ty. Điều 6: Thời gian học tập chuyên môn nghiệp vụ: Các đơn vị được sử dụng giờ làm việc để tổ chức học tập nâng cao trình độ của người lao động cụ thể như sau: 6.1. Từ 01 giờ đến 04 giờ/tuần khi được Giám đốc Công ty có chủ trương cho áp dụng kỹ thuật công nghệ, dịch vụ mới vào dây truyền sản xuất. 6.2. Từ 16 giờ đến 30 giờ/năm cho các chức danh công nhân, để bổ túc nghiệp vụ thi nâng bậc và huấn luyện bảo hộ lao động. Các chức danh khác khi có yêu cầu học tập thêm ngoài quy định trên, phải do Giám đốc Công ty xét và quyết định. Điều 7: Thời gian hội họp: 7.1. Hội thảo: Các cuộc hội thảo có nội dung thiết thực phục vụ sản xuất kinh doanh, các đơn vị phải có kế hoạch cụ thể trình Thủ trưởng đơn vị xét duyệt. Nếu được phép tổ chức, các cuộc hội thảo được xem như các buổi làm việc. Mọi người được mời dự phải có mặt đông đủ, đúng thời gian địa điểm quy định và tham gia có tinh thần trách nhiệm. 7.2. Giao ban tác nghiệp: a) Giao ban giữa Giám đốc Công ty và đơn vị trực thuộc với trưởng phòng ban chức năng của Công ty và đơn vị trực thuộc: 03 giờ/tuần. b) Giao ban tại các đơn vị: 02 giờ/tuần c) Họp tổ sản xuất: 01 giờ/tuần. 7.3. Họp sơ kết, tổng kết: a) Văn phòng Công ty và các đơn vị trực thuộc: 04 giờ/06 tháng b) Tổ đội sản xuất: 04 giờ/06 tháng. c) Mỗi năm Công ty được sử dụng 08 giờ để tổng kết công tác năm và triển khai kế hoạch mới. d) Các đơn vị trực thuộc và các tổ sản xuất, hàng năm được phép sử dụng 08 giờ vào việc tổng kết năm. 16
  17. e) Các trường hợp hội họp khác đều phải được Giám đốc Công ty chấp thuận khi có yêu cầu. Điều 8: Thời gian hoạt động công tác Đảng, đoàn thể của người làm công tác Đảng, đoàn thể không chuyên trách được quy định như sau: 8.1. Tại Công ty: a) Công tác Đảng - Công đoàn: 20 giờ/tháng b) Công tác Đoàn Thanh niên: 08 giờ/tháng 8.2. Tại các đơn vị trực thuộc: người làm công tác Đảng - Đoàn thể không chuyên trách được sử dụng 50% số thời gian quy định tại khoản 8.1 của Điều này. Điều 9: Thời gian làm nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật được Giám đốc Công ty chấp thuận khi có yêu cầu. b. Thời gian nghỉ ngơi Điều 10: Nghỉ giữa ca 10.1. Người lao động làm việc liên tục 08 giờ liền trong điều kiện bình thường, hoặc 07 giờ, 06 giờ trong điều kiện nặng nhọc, độc hại được nghỉ giữa ca, tính vào giờ làm việc như sau: a) Nghỉ 45 phút đối với ca đêm b) Nghỉ 30 phút đối với ca ngày 10.2. Đối với những người làm việc tại các dây truyền sản xuất hoạt động cả 24 giờ trong ngày, phi bố trí luân phiên nghỉ giữa ca, không được để dây truyền sản xuất ngắt đoạn, ách tắc thông tin. Điều 11: Nghỉ hàng tuần: Mỗi tuần người lao động được nghỉ 02 ngày (48 giờ liên tục), quy định như sau: 11.1. Đối với khối làm việc theo giờ hành chính nghỉ 2 ngày: thứ bảy và chủ nhật. 11.2. Đối với khối làm việc theo ca: 11.2.1. Người lao động được bố trí nghỉ luân phiên 11.2.2. Trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì được bố trí nghỉ 08 ngày trong 1 tháng. 11.2.3. Trước khi chuyển sang ca khác, được nghỉ trước ít nhất 12 giờ. Điều 12: Thời gian nghỉ ngơi đặc thù của lao động nữ thực hiện theo quy định tại các Điều 114, 115 và 117 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động. Điều 13: Nghỉ hàng năm: 13.1. Người lao động được hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm theo quy định tại các Điều 73, 74, 75, 76 và 77 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động. Do yêu cầu nhiệm vụ, người lao động phi làm thêm trong những ngày nghỉ hàng tuần, lễ, tết thì được hưởng chế độ theo Điều 8 Nghị định 197/CP. 13.2 Giám đốc các đn vị trực thuộc Công ty, Trưởng, phó các phòng, ban chức năng Công ty khi có nhu cầu nghỉ phép hàng năm phi có đn gửi Giám đốc Công ty duyệt. 13.3. Cán bộ công nhân viên khối chức năng qun lý có nhu cầu nghỉ phép thì Trưởng phòng, Ban chức năng sắp xếp và đề nghị, phân cấp do Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính duyệt. 13.4. Trưởng, phó các phòng ban đn vị trực thuộc khi có nhu cầu nghỉ phép năm phi có đn gửi Giám đốc Trung tâm duyệt. 13.5. Cán bộ công nhân viên chức các đơn vị trực thuộc có nhu cầu nghỉ phép thì Trưởng các bộ phận sắp xếp và đề nghị Thủ trưởng đơn vị duyệt. 17
  18. 13.6. Nếu người lao động không có nhu cầu nghỉ phép năm hoặc không có nhu cầu nghỉ hết số ngày theo tiêu chuẩn được hưởng thì không được trả lương cho những ngày không nghỉ đó (trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 76 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật lao động) 13.7. Chế độ nghỉ phép hàng năm thực hiện theo nguyên tắc: phép năm nào giải quyết dứt điểm trong năm đó (trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 76 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động). Trường hợp đặc biệt phải được Giám đốc Công ty đồng ý. Điều 14: Nghỉ không lương: Người lao động khi có nhu cầu nghỉ không lương để giải quyết việc riêng, nhất thiết phải có đơn xin phép và phân cấp xét duyệt như sau: 14.1. Giám đốc các Trung tâm Thông tin khu vực, Xí nghiệp Thiết kế nghỉ quá 03 ngày phải xin ý kiến của Giám đốc Công ty. Việc nghỉ của các cấp phó và CBCNV do giám đốc đơn vị giải quyết. 14.2. Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính Công ty được phân cấp xét duyệt cho cán bộ công nhân viên chức các phòng, ban chức năng của Công ty nghỉ nhiều nhất không quá 03 ngày, trên 03 ngày phải được phép của Giám đốc Công ty. Điều 15: Nghỉ chế độ Bảo hiểm xã hội: Các trường hợp lao động nghỉ việc hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định của Điều lệ Bảo hiểm xã hội. Điều 16: Đối với người lao động có giao kết hợp đồng lao động thời hạn từ 01 đến 02 năm, nếu nghỉ việc có lý do liên tục từ 60 ngày trở lên, thì Công ty sẽ chấm dứt hợp đồng lao động, và trả đầy đủ chế độ chính sách được hưởng (theo quy định) trong thời gian đã làm việc (tuỳ theo từng trường hợp cụ thể để xem xét). 2.2. Quy định về trật tự trong cơ quan Điều 17: Chấp hành mệnh lệnh sản xuất kinh doanh: 17.1. Người lao động có trách nhiệm hoàn thành khối lượng công việc theo định mức được giao. 17.2. Mọi dịch vụ thông tin di động đều phải có thể lệ quy trình khai thác, nếu chưa được Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam ban hành chính thức, thì Công ty xây dựng và ban hành tạm thời để thực hiện. 17.3. Mọi lĩnh vực quản lý đều phải có quy chế làm việc. 17.4. Mỗi loại máy móc, thiết bị đều phải có quy phạm sử dụng, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa. 17.5. Người lao động phải nghiêm chỉnh chấp hành quy trình công nghệ, thể lệ, thủ tục hoặc quy chế làm việc đã được quy định. Đồng thời chấp hành sự phân công lao động của cấp trên trực tiếp quản lý. Nghiêm cấm tự ý thay đổi quy trình công nghệ, quy chế làm việc và sự sắp xếp đã định. Điều 18: Giữ gìn trật tự nơi làm việc: 18.1. Phải có thái độ văn minh, lịch sự đối với khách hàng và đồng nghiệp. 18.2 Không đùa nghịch, gây gổ, lớn tiếng làm mất trật tự nơi làm việc hoặc xúc phạm danh dự của người khác. 18.3 Khi đến làm việc phải đeo thẻ, bảng tên, mặc trang phục trang bị theo quy định. 18.4 Nơi làm việc phải trật tự, vệ sinh, gọn gàng, ngăn nắp. 18.5 Không ăn, uống rượu bia trong giờ làm việc. Những trường hợp ngoại lệ phải được sự đồng ý của cấp trên. Không được đến nơi làm việc khi đã say rượu bia. 18.6 Không tự ý bỏ vị trí sản xuất, công tác đi nơi khác khi không có lệnh của người quản lý trực tiếp. 18.7 Không nói chuyện riêng, làm việc riêng, không được ngủ trong giờ làm việc. 18
  19. 18.8 Không được đến vị trí làm việc của đơn vị khác, khi không có nhu cầu công tác và lúc phòng làm việc của đơn vị bạn không có người. 2.3. An toàn lao động - vệ sinh lao động Điều 19: Tất cả mọi địa điểm sản xuất đều phải đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động. 19.1 Mỗi loại máy móc, thiết bị, vật tư và nơi làm việc đều phải có quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp và đúng quy định của Nhà nước. 19.2 Mọi người đều phải tuân thủ các nội quy, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ của mình. 19.3 Khi giao việc cho người lao động, các đơn vị phải cử người hướng dẫn về an toàn và vệ sinh lao động. Điều 20: Hàng năm các đơn vị phải tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động. Kết thúc khoá huấn luyện phải kiểm tra lý thuyết, thực hành, có đánh giá kết quả một cách nghiêm túc. Điều 21: Hàng năm, mọi người lao động đều được khám, kiểm tra sức khoẻ định kỳ theo quy định: 21.1 Những người làm việc trên cột cao thông tin, làm việc nặng nhọc, độc hại (Theo QĐ số 1453/LĐTBXH ngày 13/10/1995 , số 915/LĐ-TBXH-QĐ ngày 37/7/1996 và số 1629/LĐ- TBXH-QĐ ngày 26/12/1996 của Bộ lao động Thương binh & Xã hội) : 06 tháng một lần khám sức khoẻ. 21.2 Còn lại những người khác: một năm một lần khám sức khoẻ. Điều 22: Giám đốc Công ty và các Trung tâm có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện an toàn lao động. Đồng thời thường xuyên thực hiện các biện pháp để cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Người lao động có trách nhiệm bảo quản và sử dụng tốt các phương tiện được trang bị. Nếu mất mát hư hỏng phải bồi thường. Điều 23: Các máy móc thiết bị, vật tư, nhà xưởng phải được định kỳ kiểm tra bảo dưỡng tu sửa theo quy định chung. Các thiết bị, phương tiện có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, thì các đơn vị phải có trách nhiệm đăng ký, khai báo và xin phép sử dụng của cơ quan thanh tra Nhà nước về an toàn lao động và các cơ quan hữu trách khác. Điều 24: 24.1 Những công việc nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn như thường xuyên tiếp xúc với điện, làm việc trên cao... người lao động phải được huấn luyện kỹ về kỹ thuật an toàn, quy trình an toàn lao động và được cấp thẻ an toàn lao động theo quy định. 24.2 Các phiếu - lệnh công tác (làm những công việc ở Khoản 24.1) phải ghi rõ những điểm nhắc nhở về an toàn lao động và phát tận tay người lao động. 24.3 Đối với việc xây lắp - bảo dưỡng cột cao từ 50 m trở lên, phải có giấy phép đăng ký hợp pháp. Người lao động phải được huấn luyện và cấp thẻ an toàn lao động. Trước khi làm việc phải được kiểm tra sức khoẻ và ghi vào sổ khám bệnh theo quy định. Nếu không đủ các điều kiện nêu trên thì không được phép thi công xây lắp, bảo dưỡng. 24.4 Giám đốc các Trung tâm Thông tin di động có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện an toàn lao động. Nếu thấy không đảm bảo phải ra lệnh ngừng sản xuất cho tới khi làm đầy đủ các điều kiện bảo đảm an toàn lao động. 24.5. Trưởng các đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ tại đơn vị mình theo quy định phân cấp trách nhiệm của Công ty. Điều 25: 19
  20. Người lao động thường xuyên lưu động ngoài đường bằng xe gắn máy, phải được học Luật Giao thông và có giấy phép lái xe gắn máy theo quy định, phải đội mũ bảo hiểm và không sử dụng máy di động khi đang điều khiển xe máy. Điều 26: Người lao động phải báo cáo kịp thời khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm. Tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả khi có lệnh của cấp trên trực tiếp. Điều 27: 27.1 Không được đốt lửa trong nơi làm việc (trừ các bếp ăn tập thể hoặc nhu cầu công tác cần phải đốt lửa phải được phép của lãnh đạo). Nghiêm cấm đốt hương và thờ cúng ở nơi làm việc. 27.2 Không hút thuốc trong phòng làm việc, trong lúc sản xuất. Nếu có nhu cầu thì ra ngoài hút và bỏ tàn đúng nơi quy định. 27.3 Không dùng điện để đun nấu. Những nơi có nhu cầu phải xin phép mới được thực hiện. 27.4 Hết giờ làm việc, không có người trực phải tắt điện, ngắt cầu giao, đóng cửa, chốt khoá trước khi ra về. Điều 28: Bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ - kinh doanh: 28.1 Người lao động có trách nhiệm bảo vệ tài sản của đơn vị và bảo vệ các vật phẩm của cơ quan, nhân dân gửi qua Công ty. Đồng thời phải tuyệt đối giữ bí mật công nghệ, thư từ, công văn, giấy tờ tài liệu, số liệu về hoạt động công tác kinh doanh của đơn vị. 28.2 Không được tự ý cung cấp thông tin liên quan đến công nghệ và hoạt động sản xuất kinh doanh cho bất kỳ người nào khi chưa được phép của cấp trên quản lý trực tiếp. 28.3 Không tự ý mang tài liệu, dụng cụ làm việc, vật tư của đơn vị về nhà. Trường hợp đặc biệt phải được phép của lãnh đạo. 28.4 Không được tự ý đưa người lạ vào cơ quan. Không tiếp khách về việc cá nhân ở nơi làm việc. 2.4. Kỷ luật lao động - trách nhiệm vật chất Điều 29: Người lao động có những hành vi vi phạm những quy định dưới đây được xác định là vi phạm kỷ luật lao động: 29.1 Quy định về thời gian làm việc, nghỉ ngơi. 29.2 Quy định về mệnh lệnh điều hành sản xuất kinh doanh, giữ gìn trật tự nơi làm việc. 29.3 Quy định về quy trình quy phạm, thể lệ, thủ tục, các quy định về nội quy an toàn lao động, vệ sinh lao động. 29.4 Quy định về bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ, kinh doanh thuộc phạm vi trách nhiệm được giao. Điều 30: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động: Người vi phạm kỷ luật lao động, tuỳ theo tính chất mức độ nặng nhẹ bị xử lý theo một trong những hình thức sau đây: 30.1 Khiển trách bằng miệng trước tập thể nếu vi phạm những quy định được nêu ở Khoản 29.1, 29.2 Điều 29 ở mức độ nhẹ. 30.2 Khiển trách trước cơ quan nếu vi phạm lần đầu những quy định được nêu ở Khoản 29.3, 29.4 Điều 29 ở mức độ nhẹ hoặc vi phạm quy định nêu ở Khoản 29.1; 29.2 Điều 29 từ lần thứ 2 trở lên. Nếu vi phạm ở mức độ nặng thì thông báo khiển trách bằng văn bản. 30.3 Chuyển làm công tác khác có mức lương thấp hơn và thông báo toàn cơ quan (trong thời hạn tối đa không quá 06 tháng), nếu đã bị khiển trách bằng văn bản ghi ở Khoản 30.2 mà tái phạm lần thứ hai trở lên, hoặc vi phạm những quy định được nêu ở Khoản 29.3, 29.4 Điều 29: hoặc vi phạm Khoản 29.1, 29.2 quá nhiều lần. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2