intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008-2010

Chia sẻ: Kim Khanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:25

856
lượt xem
350
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, xuất khẩu là một ngành nghề được đánh giá cao trong việc mang lại nguồn ngoại tệ không nhỏ cho quốc gia, góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển đất nước. Đã từ lâu cây lúa luôn giũ một vị trí trung tâm trong ngành nông nghiệp và nền kinh tế của Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008-2010

  1. Luận văn: Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008-2010
  2. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 4 1.Mục tiêu nghiên cứu:................................................................................................... 6 2.1.Mục tiêu chung:.................................................................................................... 6 3.1 Phương pháp thu thập số liệu: ............................................................................... 6 3.2 Phương pháp phân tích số liệu: ............................................................................. 6 2. Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................................... 6
  3. LỜI CẢM TẠ      Trong suốt thời gian thực hiện chuyên đề, em gặp không ít khó khăn nhưng dưới sự tận tâm hướng dẫn của các cô đã giúp em hoàn thành chuyên đề. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo của các cô Bùi Lê Thái Hạnh và cô Nguyễn Thị Kim Phượng.Các cô đã tận tình chỉ bảo, giúp em nhận ra những sai sót và học hỏi thêm được nhiều điều trong quá trình thực hiện chuyên đề. Tuy nhiên, vì kiến thức bản thân cũng nh ư kinh nghiệm thực hiện chuyên đề còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Mong các cô bỏ qua và góp ý chân thành để em nhận ra khuyết điểm và khắc phục. Kính chúc các cô luôn dồi dào sức khỏe, thành công trong công việc cũng như cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn. Ngày 14 tháng 03 năm 2011 Sinh viên thực hiện Bùi Định Nghĩa LỜI CAM ĐOAN    
  4. Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày 14 tháng 03 năm 2011 Sinh viên thực hiện Bùi Định Nghĩa PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, xuất khẩu là một ngành nghề được đánh giá cao trong việc mang lại nguồn ngoại tệ không nhỏ cho
  5. quốc gia, góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển đất nước. Đã từ lâu cây lúa luôn giũ một vị trí trung tâm trong ngành nông nghiệp và nền kinh tế của Việt Nam. Hình ảnh đất Việt thường được mô tả như là một chiếc đòn gánh khổng lồ với hai đầu là hai vựa thóc lớn đó là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là hai đồng bằng châu thổ có mật độ dân cư và thâm canh sản xuất nông nghiệp thuộc loại cao nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết khí hậu và địa lý thích hợp cộng thêm đất đai màu mỡ đã tạo một môi trường lý tưởng cho sản xuất lúa gạo, từ đó đã giúp gạo trở thành mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam.Hiện nay, ngoài việc đảm bảo an ninh lương thực trong nước, nước ta ngày càng đẩy mạnh việc xuất khẩu gạo, vì thế mà nước ta liên tục nằm trong tốp các n ước dẫn đầu về xuất khẩu mặt hàng này.Năm 2010 Việt Nam bán ra thị trường quốc tế khoảng 6,9 triệu tấn gạo đứng vị trí thứ 2 chỉ sau Thái Lan (nước xuất khẩu khoảng 9,03 triệu tấn), tiếp tục giữ vững vị trí là một trong hai nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới.Nhưng liệu việc xuất khẩu gạo nhiều như vậy có thực sự là tốt hay không ? Thực tế cho thấy, mặc dù an ninh lương thực trong nước vẫn được đảm bảo, nhưng vẫn còn tồn tại một số bất cập trong việc quản lí và điều hành xuất khẩu, xuất hiện dấu hiệu đầu cơ làm cho giá gạo trong nước tăng lên, người tiêu dùng trong nước tiếp tục chịu thiệt. Mặc khác, nước ta vẫn chủ yếu chú trọng đến năng suất mà ít quan tâm đến các giống gạo ngon có giá trị xuất khẩu cao (những giống gạo th ường cho năng suất thấp).Ngoài ra, việc phát triển nghề trồng lúa và có những biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu mà đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, để nước ta giữ vững vị trí xuất khẩu trên thương trường quốc tế là vấn đề luôn được nhà nước xem trọng. Để nhìn lại thực trạng xuất khẩu gạo của nước ta trong thời gian qua, em quyết định thực hiện đề tài “Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008 -2010 ” và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cũng như sản lượng gạo xuất khẩu để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trong thời gian tới.
  6. 2.Mục tiêu nghiên cứu: 2.1.Mục tiêu chung: Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008-2010 và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng gạo xuất khẩu. 2.2 Mục tiêu cụ thể:  Tìm hiểu thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008-2010.  Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc cung ứng nguồn gạo cho xuất khẩu.  Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng gạo xuất khẩu. 3. Phương pháp nghiên cứu: 3.1 Phương pháp thu thập số liệu: Từ nguồn số liệu thứ cấp: báo, tạp chí nghiên cứu khoa học và internet. 3.2 Phương pháp phân tích số liệu:  Mục tiêu 1: sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm 2008-2010.  Mục tiêu 2: sử dụng phương pháp phân tích để phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc cung ứng nguồn gạo cho xuất khẩu.  Mục tiêu 3: từ mô tả và phân tích trên sử dụng phương pháp tự luận để đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất l ượng và sản lượng gạo xuất khẩu trong thời gian tới. 4. Phạm vi nghiên cứu: 4.1 Phạm vi không gian: Chuyên đề được nghiên cứu trên lãnh thổ Việt Nam. 4.2 pham vi thời gian: Chuyên đề nghiên cứu tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008-2010. 4.3 Phạm vi nội dung:
  7. Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008-2010, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và sản lương gạo xuất khẩu. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2008-2010 1.1 Vấn đề an ninh lương thực trong nước. Lịch sử Việt Nam ghi nhận nạn đói kinh hoàng năm 1945, đã cướp đi sinh mạng của hơn 2 triệu người Việt Nam.Mặc dù nạn đói xảy ra do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan nhưng nó đã dóng lên một hồi chuông cảnh báo về vấn đề an ninh lương thực quốc gia.Nước ta với dân số hơn 86 triệu dân, và cứ tăng trung bình hơn 1 triệu người qua mỗi năm, cùng với quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị
  8. thu hẹp dần thì vấn đề đảm bảo an ninh lương thực trong nước luôn được Đảng và Nhà nước ta đặt lên hàng đầu. Trong giai đoạn 2008-2010 an ninh lương thực quốc gia được đảm bảo khá tốt:Năm 2008, hậu quả nặng nề của cơn bão lớn vùng trọng điểm lúa ở Mi-an-ma và động đất ở Trung Quốc đã làm giảm lượng cung, tăng cầu lương thực và ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường giá cả lương thực châu á và thế giới cả năm 2008. Thực tế đó cho thấy, khủng hoảng l ương thực thế giới còn diễn biến phức tạp, khó lường nên vấn đề xuất khẩu gạo của nước ta cũng cần tính toán thận trọng. Nếu tiếp tục xuất khẩu 4 triệu tấn gạo (8 triệu tấn lúa) cả năm 2008 nh ư Bộ Công Thương đã đề nghị thì lượng lúa còn lại để tiêu dùng cho mọi yêu cầu trong nước (lương thực cho người, chăn nuôi, để giống, dự trữ...) còn khoảng 28 triệu tấn, bình quân 321,8kg/người/năm và 26,8 kg/người/tháng (tương đương 15 kg gạo).Với mức này thì an ninh lương thực trong nước vẫn được bảo đảm.Bước sang năm 2009 sản lượng lúa gạo thu hoạch tiếp tục lập kỷ lục, với sản lượng 38,9 triệu tấn lúa, lượng gạo xuất khẩu cả năm đạt 5,8 triệu tấn. Nhờ vậy, mặc d ù xuất khẩu gạo tăng tốc nhanh về sản l ượng, nhưng vẫn đảm bảo đủ lượng gạo tiêu dùng trong nước. Năm 2010 sản lượng lúa đạt xấp xỉ 40 triệu tấn, lượng gạo xuất khẩu đạt gần 6,9 triệu tấn.Trong năm 2010, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã chỉ đạo 30 doanh nghiệp thành viên mua 1 triệu tấn gạo dự trữ để bình ổn giá lúa vụ đông xuân tại Đồng bằng sông Cửu Long.Trong khi đó Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo Bộ Tài chính mua 50.000 tấn gạo để bổ sung lương thực dự trữ quốc gia năm 2010. 1.2 Thực trạng xuất khẩu gạo của nước ta trong những năm gần đây. Xuất khẩu gạo của nước ta trong vài năm trở lại đây đã có những bước phát triển đáng kể về kim ngạch cũng như thị trường xuất khẩu.Theo hiệp hội lương thực Việt Nam, kể từ khi bắt đầu xuất khẩu từ năm 1989 đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 70 triệu tấn gạo ra trường quốc tế, mang về kim ngạch khoảng 20 tỷ đô la, đóng góp không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu cả nước.Tình hình cụ thể như sau: 1.2.1.Về sản lượng. Bảng 1 – SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 Năm Khối lượng xuất khẩu Chênh lệch
  9. (1000 tấn) +/- % 2006 4.600 - - 2007 4.558 -42 -0,91 2008 4.830 272 5,97 2009 6.052 1.222 25,30 2010 6.890 838 13.85 . Nguồn AGROINFO, 2010 Từ bảng thống kê sản lượng xuất khẩu gạo trên cho thấy sản lượng xuất khẩu gạo của nước ta liên tục tăng qua các năm trong giai đoạn 2008 – 2010.Năm 2008 xuất được 4.830 nghìn tấn gạo tăng lên 6.052 nghìn tấn vào năm 2009, đánh dấu bước nhảy vọt của xuất khẩu gạo Việt Nam, tăng 25,30% so với năm 2008 tương ứng 1.222 nghìn tấn.Bước sang năm 2010 nước ta xuất ra thị trường quốc tế 6.890 nghìn tấn, tăng 838 nghìn tấn, tương ứng 13,85% so năm 2009. Xuất khẩu lúa gạo nước ta ngày càng tăng trước hết là do sự phát triển của khoa học-công nghệ đã cải thiện công tác giống, chăm sóc lúa, phòng ngừa sâu bệnh...giúp tăng năng suất lúa, nâng cao nguồn cung lúa gạo trong nước.Việc giữ vững và gia tăng sản lượng lúa của cả nước là tiền đề tốt cho việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cũng như đẩy mạnh xuất khẩu gạo trên các thị trường trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, do quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng ở nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới làm cho diện tích đất canh tác bị thu hẹp.Điển hình như Ấn Độ, Philipines từng là những nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới cũng trở thành nước nhập khẩu gạo.Nguồn cung trên thế giới bị thu hẹp đã tạo cơ hội cho ngành xuất khẩu gạo Việt Nam phát triển. 1.2.2.Về kim ngạch và giá cả Trong nhiều năm qua, giá trị hạt gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới được nâng cao.Giá gạo được cải thiện và có xu hướng tăng qua các năm, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu gạo cũng có xu hướng tăng theo.
  10. Hình 1 – Biểu đồ thể hiện sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam từ 2006 đến 6th/2010 Nguồn AGROINFO, 2010 Sản lượng xuất khẩu và giá xuất khẩu bình quân có xu hướng tăng giảm trái ngược nhau.Khối lượng tăng thì giá giảm, khi giá tăng thì khối lượng xuất khẩu lại giảm.Trong khi đó kim ngạch xuất khẩu gạo lại phụ thuộc vào hai yếu tố trên, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu trong từng năm không thể tăng cao do luôn chịu sự ảnh hưởng từ sự sụt giảm của một trong hai yếu tố đó.Chỉ có ri êng năm 2008, vừa đạt được mức tăng về khối lượng và giá xuất khẩu nên trong năm này kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh. Bảng 2 – KIM NGẠCH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2006 ĐẾN 6th/2010
  11. Nguồn AGROINFO, 2010 Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu tăng từ 1.490 triệu USD năm 2007 lên 2.910 triệu USD, tăng 95,3% tương ứng 1.420 triệu USD đem về nguồn ngoại tệ không nhỏ cho ngành xuất khẩu gạo nói riêng, xuất khẩu cả nước nói chung.Đạt được sự tăng trưởng cao như vậy là do khối lượng xuất khẩu trong năm tăng, cùng với mức tăng giá xuất khẩu.Năm 2007 giá xuất khẩu bình quân chỉ đạt 295 USD/tấn, thì đến năm 2008 giá xuất khẩu là 614 USD/tấn, tăng hơn 2 lần so với mức giá xuất khẩu năm trước. Nếu năm 2007 có khối lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng, thì ngược lại năm 2009 là năm đạt kỉ lục về xuất khẩu gạo so với những năm trước, nhưng kim ngạch lại giảm 15,36% so với cùng kì năm 2008.Nguyên nhân chủ yếu là do giá xuất khẩu bình quân sau khi tăng đột biến năm 2008 đã hạ nhiệt, giảm xuống còn 400 USD/tấn, với mức giảm 214 USD/tấn so với năm 2008. Ngoài ra sự giảm giá còn do sự can thiệp của chính phủ Thái Lan – nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đẩy mạnh xuất khẩu gạo trong các kho dự trữ với ước tính khoảng 7 triệu tấn. Kim ngạch 6 tháng đầu năm 2010 đạt 1.730 triệu USD, giảm 1,0% so với 6 tháng đầu năm 2009.Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do giá sàn gạo liên tục tăng trong
  12. thời gian qua theo sự điều tiết của chính phủ để đảm bảo nông dân có l ãi, trong khi đó chất lượng gạo nước ta còn thấp nên khi giá tăng cao, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong ký hợp đồng với đối tác làm giảm khối lượng gạo xuất khẩu. 1.2.3.Về thị trường xuất khẩu a.Năm 2008 Năm 2008 được xem là năm xuất khẩu gạo gặt hái được thành công nhất trong giai đoạn này.Nếu năm 2007, gạo n ước ta xuất khẩu hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ thì năm 2008 con số này đã tăng lên 128 quốc gia và vùng lãnh thổ.
  13. Nguồn AGROINFO, 2010 Philipines vẫn là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của nước ta.Năm 2008, nước này nhập khẩu 1.800 nghìn tấn, với kim ngạch 1.400 triệu USD, chiếm gần 40% lượng gạo xuất khẩu của nước ta. Trong tốp 10 thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất năm 2008 thì có có 3 thị trường đứng đầu bảng là thị trường truyền thống, chiếm 63,8% về giá trị và 54,8% về lượng.Bảy thị trường còn lại là các thị trường mới, chiếm 18,4% về giá trị và 23,3% vê lượng,trong đó thị trường châu phi chiếm 11,7% về giá trị và 14,5% về lượng, có tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu lớn nhất. b.Năm 2009 Năm 2009 gạo Việt Nam xuất sang 20 thị tr ường chính, nhưng chủ yếu vẫn là xuất sang Philipines, Malaysia, Cuba, Singapore.
  14. Xuất khẩu gạo sang thị trường Philipines vẫn giữ vị trí đầu bảng với khối lượng hơn 1,7 triệu tấn, trị giá hơn 917 triệu USD, đóng góp hơn một nửa thị phần của toàn khu vực châu Á, chiếm tới 35% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam nă m 2009.Tiếp theo là Malaysia, Cuba, Singapore, Đài Loan, Iraq. Năm 2009 gạo vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang châu Phi, đạt kim ngạch 587 triệu USD, chiếm 44% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng gấp đôi so với 22% của năm 2008. c.6 tháng đầu năm 2010
  15. Các thị trường xuất khẩu gạo của nước ta 6 tháng đầu năm 2010 nhìn chung không thay đổi nhiều so với năm 2009.Nhưng có sự thay đổi về vị trí giữa các thị trường. Philipines vẫn là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của nước ta với khối lượng 1.278 nghìn tấn, trị giá gần 820 triệu USD, giảm 18,26% về khối l ượng và giảm 3,42% về kim ngạch so với cùng kì năm trước.Tiếp đến là Singapore với khối lượng 339.046 tấn, kim ngạch đạt gần 139 triệu USD, Đài Loan với khối lượng 288.874 tấn đạt kim ngạch hơn 111 triệu USD.Mặt khác, khối lượng và kim ngach xuất khẩu sang 2 nước Malaysia và Cuba lại sụt giảm so với cùng kỳ năm trước.Malaysia giảm 47,77% về giá trị, Cuba giảm 42,22%. Nhìn chung 6 tháng đầu năm 2010, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo ở hầu hết các thị trường đều giảm.Chỉ có Singapore, Đài Loan, Hồng Công là tăng mạnh. 1.3 Những bất cập còn tồn tại.
  16. 1.3.1 Công tác quản lí và điều hành xuất khẩu gạo Thời gian vừa qua, hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam đã có các bước tiến lớn, trở thành một trong những ngành kinh tế có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong nước cũng như trên trường quốc tế. Về cơ bản, an ninh lương thực được giữ vững, thu nhập của người nông dân từ lúa gạo ngày càng được cải thiện, vị thế xuất khẩu được khẳng định trên thị trường thế giới. Công tác điều hành xuất khẩu gạo thời gian qua mặc dù đạt được những kết quả đáng ghi nhận nhưng những yếu kém, hạn chế trong công tác tổ chức điều phối, nhất là phương thức thu mua, dự trữ, quản lý thị trường lương thực trong nước của Nhà nước, cụ thể là các tổng công ty lương thực nhà nước đã bộc lộ những tồn tại và thách thức sau: Thứ nhất, chưa xác định rõ trách nhiệm của thương nhân xuất khẩu gạo với các nhiệm vụ chính trị và kinh tế của đất nước, với người nông dân sản xuất lúa gạo, với việc bình ổn giá thu mua lúa cho người nông dân và giá bán gạo cho người tiêu dùng trong nước. Thứ hai, với cơ chế điều hành xuất khẩu gạo hiện nay tất cả các doanh nghiệp đều có quyền kinh doanh xuất khẩu gạo.Doanh nghiệp xuất khẩu thừa số lượng nhưng chất lượng không đồng đều:Theo số liệu của Bộ Công Thương, hiện nay cả nước có khoảng 205 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo, nhưng trong đó chỉ có 11 doanh nghiệp chủ lực chiếm đến 68% thị phần, trong khi đó có đến 82 doanh nghiệp xuất khẩu gạo có qui mô sản l ượng dưới 1.000 tấn/năm, 41 doanh nghiệp xuất khẩu khoảng 200 tấn/năm; số doanh nghiệp còn lại xuất khẩu được rất ít. Trong số các doanh nghiệp là thành viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam có không ít doanh nghiệp chưa đảm bảo đủ thực lực về vốn, cơ sở xay xát, kho bãi, lại nằm xa vùng nguyên liệu, nhưng lại được xuất khẩu trực tiếp với số lượng lớn. Trong khi đó có nhiều doanh nghiệp ngoài thành viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam có vốn lớn, có đủ điều kiện về cơ sở xay xát, kho bãi, gần vùng nguyên liệu, nhưng lại không được xuất khẩu trực tiếp. Số l ượng doanh nghiệp xuất khẩu gạo nhiều và năng lực hoạt động không đồng đều như vậy dẫn đến tình trạng vừa độc quyền vừa tản mạn, cạnh tranh không lành mạnh.
  17. Có những doanh nghiệp không có kho t àng, không có cơ sở chế biến, không kinh doanh chuyên sâu về ngành lương thực, chỉ tham gia xuất khẩu khi thị trường thuận lợi. Nhiều doanh nghiệp không dự trữ đủ lượng gạo cần thiết cho xuất khẩu, khi ký được hợp đồng xuất khẩu mới tổ chức thu mua. Kinh doanh xuất khẩu gạo mới thực hiện phần ngọn của quá trình sản xuất, chế biến, lưu thông, xuất khẩu gạo. Từ đó dẫn tới tình trạng tới mùa thu hoạch nông dân phải chờ doanh nghiệp ký được hợp đồng xuất khẩu, thương lái mới đến mua. Khi thị trường xuất khẩu thuận lợi nông dân bán được lúa với giá cao. Khi thị trường xuất khẩu khó khăn nông dân lại rơi vào tình cảnh được mùa rớt giá. Thứ ba, Do có điều kiện tiếp cận với các mối quan hệ cấp Chính phủ, tiếp xúc với các đối tác nước ngoài nên các doanh nghiệp lớn có được các lợi thế hơn đối với các hợp đồng tập trung, cũng như ký được nhiều hợp đồng thương mại. Khi có được độc quyền xuất khẩu thì có quyền xác định giá mua lúa trong nông dân. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu lớn này còn được hưởng một lợi thế nữa từ chủ trương giữ ổn định thị trường, bảo đảm chỉ số giá tiêu dùng của Chính phủ, doanh nghiệp sẽ không lo mua lúa với giá cao, mặc dù có thời điểm giá xuất khẩu gạo có cao.Đối với các doanh nghiệp có qui mô nhỏ, năng lực yếu nh ưng số lượng quá nhiều, trong thực tế đã xảy ra tình trạng tranh giành khách hàng bằng cách hạ giá bán gạo (thường là đối với các hợp đồng thương mại) và tất nhiên là sẽ mua lúa trong nông dân với giá thấp hơn. Thứ tư, việc khống chế lượng gạo xuất khẩu theo chỉ tiêu hướng dẫn hàng quý cũng gây ra những bức xúc trong xã hội khi thị trường xuất khẩu được giá cao do bị khống chế số lượng xuất khẩu nên người nông dân không bán được lúa với giá cao. Trong khi Nhà nước chưa tổ chức được lượng gạo dự trữ lưu thông cần thiết để can thiệp bình ổn giá bán gạo cho người tiêu dùng trong nước khi có biến động về thị trường giá cả thì trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo không được quy định rõ ràng cụ thể. Thứ năm, thị trường gạo vốn biến động, bất ổn, các tín hiệu cần được theo sát thường xuyên. Nhưng thời gian qua, do thiếu nguồn thông tin dự báo sớm, và sự
  18. phối hợp trong công tác thông tin còn bất cập nên việc điều hành xuất khẩu và giao dịch ký kết hợp đồng chưa được như mong muốn. Thứ sáu, Chính phủ cũng như Hiệp hội Lương thực Việt Nam còn can thiệp quá sâu vào công việc kinh doanh, xuất khẩu gạo, làm cho thị trường lúa gạo bị méo mó. Sự can thiệp của Chính phủ có thể bắt nguồn từ lý do an ninh l ương thực, cân nhắc việc kiềm chế lạm phát, không để cho giá lúa gạo tăng quá cao. Sự can thiệp của Hiệp hội Lương thực Việt Nam có thể từ lý do các công ty kinh doanh không đủ năng lực, kinh doanh thường bán giá thấp, gây thiệt hại cho đất nước, ảnh hưởng tới hiệu quả xuất khẩu chung. Cuối cùng các rủi ro lẽ ra phải được phân tán ở các doanh nghiệp thì lại đổ dồn lên cấp vĩ mô, và bắt người nông dân phải gánh lấy trách nhiệm “an ninh lương thực”, nhưng quyền lợi thì không được hưởng tương xứng. 1.3.2 Dấu hiệu đầu cơ Trong bất cứ ngành nghề nào cũng vậy, một khi thị trường diễn biến theo xu hướng cung không đủ cầu thì tất nhiên sẽ xảy ra tình trạng đầu cơ tích trữ nhằm đẩy giá lên cao.Thực tế là vậy, nhưng cũng không ít trường hợp tình trạng đầu cơ tích trữ lại xảy ra xuất phát từ yếu tố chủ quan – sự thiếu thông tin của người dân cùng với sự lơ là của các cơ quan chức năng.Một ví dụ điển hình là năm 2008, thông qua những hình ảnh từ báo đài, tạp chí, internet người dân ta chứng kiến cảnh người dân Hoa Kì đổ xô nhau xếp hàng mua gạo về dự trữ vì sợ thiếu gạo ăn, dẫn đến tâm trạng hoang mang, cùng lúc đó xuất phát từ việc ngày 25/4, gạo nếp từ miền tây về TPHCM đột nhiên giảm từ 230 tấn một ngày xuống còn 200 tấn.Dân bán gạo rỉ tai nhau tin đồn miền tây hết gạo càng làm cho tâm lý của người dân hoang mang thêm.Tin đồn này đánh vào tâm lý sợ hết gạo ăn trong dịp lễ và ngại giá gạo tiếp tục tăng cao của người dân, từ đó mới có chuyện gạo bị làm giá.Lợi dụng cơ hội đó, các tiểu thương đầu nậu, cố ý ghìm gạo lại không bán ra thị trường, còn các vựa gạo tại các chợ đầu mối đã nhân cơ hội ngàn vàng, đóng cửa không bán tiếp cho cửa hàng nhỏ để chờ khi hàng quá hút lập tức bung ra bán với giá cao gấp 2, thậm chí là 3 lần giá bình thường.
  19. Thực tế đó chỉ ra rằng, nếu như người dân ta không rơi vào tình trạng thiếu thông tin, còn các cơ quan chức năng không lơ là thì ngay từ khi có những thông tin về cuộc khủng hoảng lúa gạo thế giới, các cơ quan chức năng có thể dự báo được diễn biến và có những thông tin, công bố kịp thời và mạnh mẽ đến người dân về tình hình lương thực trong nước, bình tĩnh không đổ xô đi mua gạo tích trữ trong thời gian ngắn thì chắc chắn không ai có đủ sức gom gạo ghìm giá tạo nên cơn sốt ảo hiện tại. CHƯƠNG 2: NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC CUNG ỨNG NGUỒN GẠO XUẤT KHẨU 2.1.Những thuận lợi Đất nước ta hình thành và phát triển trên cái nôi của nền văn minh lúa nước, ngoài yếu tố kinh nghiệm được ông cha ta truyền lại qua các thế hệ, thì nước ta cũng hội tụ nhiều điều kiện rất thuận lợi để phát triển ngành lúa nước: - Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng hàng đầu của canh tác lúa gạo, độ phì nhiêu của đất chi phối sâu sắc đến khả năng thâm canh và giá thành sản phẩm. Nước ta có nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ thích hợp để canh tác nông nghiệp, đặc biệt là canh tác lúa nước.Trong đó quan trọng nhất là Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long .Mặc dù hai vùng châu thổ này chỉ chiếm khoảng 15% tổng diện tích nhưng đã tạo ra trên 2/3 sản lượng gạo của cả nước: Toàn vùng Đồng Bằng Sông Hồng với tổng diện tích 15.000 km² chiếm 4,5% diện tích của cả nước, trong
  20. đó tổng diện tích trồng lúa hơn 1 triệu ha; Đồng Bằng Sông Cửu Long với tổng diện tích gần 40000 km², tổng diện tích trồng lúa đạt gần 4 triệu ha, cùng với điều kiện khí hậu cận xích đạo nên rất thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp (mưa nhiều, nắng nóng ), đặc biệt là phát triển trồng lúa nước.Là vùng có sản lượng lúa hàng năm chiếm đến 55% sản lượng lúa của cả nước và cung ứng trên 95% sản lượng gạo xuất khẩu - là nơi đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia.Với diện tích và sản lượng thu hoạch chiếm hơn 50% so với cả nước.Bình quân lương thực đầu người gấp 3 lần so với lương thực trung bình cả nước.Nhờ vậy Đồng Bằng Sông Cửu Long được xem là vựa lúa của cả nước. - Tài nguyên khí hậu đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, cung cấp nguồn năng lượng và các yếu tố khác như độ ẩm và gió mưa. Khí hậu nước ta có điều kiện lý tưởng đối với cây lúa do có sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố trên. - Một lợi thế nổi bật của nghề trồng lúa ở Việt Nam là nguồn tài nguyên nước rất dồi dào nhờ có hệ thống sông ngòi chằng chịt. - Hơn nửa dân số nước ta xuất thân từ nhà nông dẫn đến nguồn lực dồi dào không chỉ có ưu thế về số lượng mà còn về chất lượng, về sự tinh thông, am hiểu nghề trồng lúa.Lịch sử sản xuất lúa của n ước ta đã trải qua hơn 6000 năm kể từ thưở cộng đồng nguyên thủy người Việt cho đến khi ra đời nhà nước Văn Lang và cho tới nay, đã để lại cho các thế hệ sau nhiều kinh nghiệm, tri thức quí báu. Kho tàng kinh nghiệm đó thực sự là một lợi thế đặc biệt, nó cho phép khai thác triệt để những lợi thế thông thường của các tài sản thiên nhiên như tài sản đất, tài sản nước, taì sản khí hậu. - Chính sách cơ cấu lại giống lúa được quan tâm hơn và bước đầu đã đem lại hiệu quả, nâng cao năng suất lúa. - Tăng trưởng xuất khẩu gạo chưa vượt quá ngưỡng an toàn lương thực quốc gia xem như đã đảm bảo được an ninh lương thực trong nước, nên có thể đẩy mạnh xuất khẩu. - Bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã tham gia vào thị trường sản xuất, chế biến, xuất khẩu gạo và đã có ít nhiều kinh nghiệm. 2.2 Những khó khăn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2