intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Biến đổi khí hậu: Đánh giá phát thải khí nhà kính từ chất thải tại Hà Nội và đề xuất các giải pháp quản lý

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

85
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của đề tài là tính toán được lượng phát thải khí nhà kính từ chất thải của thành phố Hà Nội để có những giải pháp quản lý nhằm giám sát được mức độ phát thải khí nhà kính cũng như giảm phát thải KNK cho thành phố Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Biến đổi khí hậu: Đánh giá phát thải khí nhà kính từ chất thải tại Hà Nội và đề xuất các giải pháp quản lý

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH TRƢƠNG HỒNG HẠNH ĐÁNH GIÁ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TỪ CHẤT THẢI TẠI HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Hà Nội, 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH TRƢƠNG HỒNG HẠNH ĐÁNH GIÁ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TỪ CHẤT THẢI TẠI HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: Biến đổi khí hậu Mã số: 8900201.01QTD Người hướng dẫn khoa học: TS. Trƣơng Đức Trí Hà Nội, 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trương Đức Trí, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Hà Nội, ngày… tháng 5 năm 2020 Học viên Trƣơng Hồng Hạnh i
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài luận văn này ngoài nỗ lực của bản thân tôi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, cơ quan, bạn bè đồng nghiệp và gia đình. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Trương Đức Trí, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu trong quá trình tôi thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo Khoa các khoa học liên ngành - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tận tình trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi cũng xin cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện, giúp đỡ cho tôi thu thập số liệu và thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả đồng nghiệp, bàn bè và người thân đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bài luận văn “Đánh giá phát thải khí nhà kính từ chất thải tại Hà Nội và đề xuất các giải pháp quản lý”. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày… tháng 5 năm 2020 Học viên Trƣơng Hồng Hạnh ii
  5. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. vi DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ ix CÔNG THỨC HÓA HỌC .................................................................................. x MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Đặt vấn đề ...................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 2 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 4 1.1. Phát thải khí nhà kính trên thế giới và Việt Nam ....................................... 4 1.1.1. Phát thải khí nhà kính quy mô toàn cầu................................................... 4 1.1.2. Phát thải KNK trong lĩnh vực chất thải tại một số nước ......................... 6 1.1.3. Phát thải KNK tại Việt Nam .................................................................... 7 1.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu (thành phố Hà Nội) ................................ 12 1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ....................................................... 12 1.2.3. Tổng quan hiện trạng chất thải của thành phố Hà Nội .......................... 17 1.2.4. Thách thức và cơ hội của BĐKH đối với thành phố Hà Nội ................ 20 1.3. Phát thải KNK trong lĩnh vực chất thải .................................................... 23 1.3.1. Phát thải KNK trong lĩnh vực chất thải rắn ........................................... 23 CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP VÀ NGUỒN SỐ LIỆU ................................ 29 2.1. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ....................................... 29 2.1.1. Phương pháp luận .................................................................................. 29 2.1.2. Các phương pháp nghiên cứu của luận văn ........................................... 29 2.2. Phương pháp tính toán phát thải khí nhà kính cho lĩnh vực chất thải ở Việt Nam .................................................................................................................. 29 2.2.1. Tính toán phát thải KNK cho các tiểu lĩnh vực chất thải của IPCC...... 29 iii
  6. 2.2.2. Phương pháp tính toán phát thải trong kiểm kê KNK trong lĩnh vực chất thải của Việt Nam ............................................................................................ 30 2.3. Các công thức áp dụng cho tính toán lượng KNK của các tiểu lĩnh vực chất thải cho thành phố Hà Nội ....................................................................... 35 2.3.1. Phát thải CH4 từ các bãi chôn lấp chất thải ........................................... 35 2.3.2. Phát thải CO2 từ quá trình đốt chất thải ................................................. 38 2.3.3. Phát thải N2O từ chất thải của con người .............................................. 39 2.3.4. Phát thải CH4 từ nước thải công nghiệp ................................................ 39 2.3.5. Phát thải CH4 từ xử lý nước thải sinh hoạt ............................................ 41 2.4. Nguồn số liệu hoạt động cho tính toán phát thải KNK của Hà Nội ......... 42 2.4.1. Các nguồn số liệu phục vụ tính toán KNK cho đốt chất thải rắn .......... 42 2.4.2. Các nguồn số liệu năm 1995 phục vụ tính toán KNK cho chất thải rắn y tế ....................................................................................................................... 42 2.4.3. Các nguồn số liệu phục vụ tính toán N2O ............................................. 43 2.4.4. Các nguồn số liệu phục vụ tính toán KNK từ nước thải công nghiệp... 43 2.4.5. Các nguồn số liệu phục vụ tính toán KNK từ nước thải sinh hoạt ........ 43 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ TỔNG HỢP VÀ NGHIÊN CỨU .......................... 44 3.1. Kết quả tổng hợp tính toán kiểm kê KNK từ lĩnh vực chất thải cho thành phố Hà Nội ....................................................................................................... 44 3.1.1. Kết quả tính toán phát thải CH4 từ các bãi chôn lấp chất thải ............... 44 3.1.2. Phát thải CO2 từ quá trình đốt chất thải ................................................. 49 3.1.3. Phát thải N2O từ chất thải của con người .............................................. 50 3.1.4. Phát thải CH4 từ nước thải công nghiệp ................................................ 51 3.1.5. Phát thải CH4 từ xử lý nước thải sinh hoạt ............................................ 52 3.2. So sánh và đánh giá kết quả tính toán phát thải KNK của thành phố Hà Nội năm 2015................................................................................................... 54 3.2.1. Tổng hợp kết quả tính toán lượng phát thải KNK của thành phố Hà Nội năm 2015 .......................................................................................................... 54 3.2.2. Đánh giá kết quả tính toán lượng phát thải KNK của Hà Nội năm 201555 3.3. Kết quả phát thải KNK của thành phố Hà Nội năm 2015 ........................ 56 iv
  7. 3.3.1. Kết quả tính toán phát thải CH4 từ các bãi chôn lấp chất thải ............... 56 3.3.2. Phát thải CO2 từ quá trình đốt chất thải ................................................. 56 3.3.3. Phát thải CH4 từ nước thải công nghiệp ................................................ 56 3.3.4. Phát thải N2O từ chất thải của con người .............................................. 56 3.4. Đề xuất các giải pháp giảm phát thải KNK cho lĩnh vực chất thải thành phố Hà Nội ....................................................................................................... 56 3.4.1. Các giải pháp kỹ thuật ........................................................................... 56 3.4.2. Các giải pháp quản lý chất thải cho Hà Nội .......................................... 64 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 73 v
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AD Số liệu hoạt động BAU Kịch bản phát thải thông thường BCL Bãi chôn lấp BĐKH Biến đổi khí hậu Bộ NNPTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn BOD Nhu cầu oxy sinh học BUR Báo cáo cập nhật 2 năm một lần CDM Cơ chế phát triển sạch CLCSTNMT Chiến lược chính sách tài nguyên môi trường COD Nhu cầu oxy hóa học CTR Chất thải rắn CTRSHĐT Chất thải rắn sinh hoạt đô thị CTRSHNT Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn CTNH Chất thải nguy hại DOC Cacbon hữu cơ phân hủy DOCF Tỉ lệ DOC bị dị hóa EF Hệ số phát thải Hướng dẫn thực hành tốt và quản lý không chắc GPG 2000 chắn của IPCC về kiểm kê khí nhà kính quốc gia GSO Tổng cục thống kê INDC Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định IPCC Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu ISAG Nhóm tư vấn khoa học về kiểm kê KNK ISTC Ủy ban khoa học và công nghệ về kiểm kê KNK JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản KHKTTVMT Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường KNK KNK KP Nghị định Kyoto KTTVBĐKH Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu LULUCF Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp MCF Hệ số điều chỉnh Mêtan MRV Giám sát, Báo cáo và Thẩm định vi
  9. MSW Chất thải rắn đô thị Hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù NAMA hợp với điều kiện quốc gia NIR Báo cáo kiểm kê KNK quốc gia OX Hệ số oxy hóa QA Giám sát chất lượng QC Kiểm soát chất lượng SWDS Bãi chôn lấp chất thải rắn TBQG Thông báo quốc gia TCMT Tổng cục môi trường TNMT Tài nguyên và Môi trường UBQGBĐKH Ủy ban quốc gia về Biến đổi khí hậu Công ước khung của Liên Hợp quốc về Biến đổi UNFCCC khí hậu VSMT Vệ sinh môi trường BVMT Bảo vệ môi trường C1 Chi phí cố định C2 Chi phí vận hành C3 Chi phí môi trường đối với khu vực lân cận C4 Chi phí phát thải KNK vii
  10. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tỷ trọng phát thải khí nhà kính các nguồn chính của lĩnh vực chất thải của Việt Nam năm 2013 (BUR2, 2015) ........................................... 10 Bảng 1.2. Tổng phát thải KNK năm 2014 phân theo các loại khí ...................... 10 Bảng 1.3. Phát sinh CTR tại khu vực đô thị thành phố Hà Nội .......................... 18 từ năm 1995 đến năm 2003 ................................................................................. 18 Bảng 1.4. Khối lượng CTR đô thị được xử lý tại các bãi chôn lấp .................... 18 từ năm 2004 - năm 2015 ..................................................................................... 18 Bảng 1.5. Thành phần của chất thải (trung bình) ................................................ 19 Bảng 1.6. khối lượng CTR sinh hoạt được xử lý tại các bãi chôn lấp khu vực nông thôn từ năm 1995 - 2015 .......................................................... 20 Bảng 1.7: Tỷ lệ thành phần các khí chủ yếu sinh ra từ bãi chôn lấp .................. 24 Bảng 3.1. Phát sinh CTR tại khu vực đô thị thành phố Hà Nội .......................... 44 từ năm 1995 đến năm 2003 ................................................................................. 44 Bảng 3.2. Khối lượng CTR đô thị được xử lý tại các bãi chôn lấp .................... 45 từ năm 2004 đến năm 2015 ................................................................................. 45 Bảng 3.3. Thành phần của chất thải (trung bình) ................................................ 45 Bảng 3.4. Tính khối lượng CTR sinh hoạt được xử lý tại các bãi chôn lấp khu vực nông thôn từ năm 1995 - 2015 ................................................... 46 Bảng 3.5. Khối lượng CTR công nghiệp được xử lý tại các bãi chôn lấp .......... 48 giai đoạn năm 2006 - 2010 .................................................................................. 48 Bảng 3.6. Khối lượng CTR y tế nguy hại được đốt từ năm 2006 - 2015 ........... 49 Bảng 3.7. Sản phẩm của các ngành công nghiệp quan trọng của thành phố Hà Nội trong năm 2015 .......................................................................... 51 (Nguồn: Bộ Công thương) .................................................................................. 51 Bảng 3.8. Nước thải tính trên sản lượng một số ngành công nghiệp .................. 51 quan trọng của thành phố Hà Nội trong năm 2015 ............................................. 51 Bảng 3.9. Nồng độ COD (nhu cầu oxy hóa học) trong nước thải của một số ngành công nghiệp quan trọng của thành phố Hà Nội trong năm 201552 Bảng 3.10. Dân số thành phố Hà Nội từ năm 1995 đến năm 2015 .................... 53 Bảng 3.11: Tỷ trọng phát thải khí nhà kính các nguồn chính của lĩnh vực chất thải của thành phố Hà Nội năm 2015 ............................................... 54 Bảng 3.12: So sánh tỷ trọng phát thải KNK các nguồn chính của lĩnh vực chất thải của thành phố Hà nội với thành phố Hồ Chí Minh và quốc gia 55 viii
  11. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Bản đồ địa giới hành chính thành phố Hà Nội...................................... 3 Hình 1.2: Mức độ đóng góp gây nóng lên toàn cầu do phát thải KNK theo các hoạt động chính của con người ........................................................... 5 Hình 1.3: Sơ đồ phân bố phát thải KNK theo quốc gia năm 2006 ....................... 6 Hình 1.4. Hiện trạng phát thải KNK theo các lĩnh vực tại Việt Nam trong giai đoạn 1994-2013 (BUR2, 2017) .......................................................... 8 Hình 1.5: Tỷ trọng phát thải KNK các lĩnh vực chính năm 2013 ......................... 9 của Việt Nam (BUR2, 2017) ................................................................................. 9 Hình 1.6. Phát thải KNK của các lĩnh vực năm 2014 ......................................... 11 Hình 1.7. Tỷ lệ phát thải KNK của các lĩnh vực năm 2014 ................................ 11 (Nguồn:Bộ TNMT) ............................................................................................. 19 Hình 1.8. Diễn biến CTRSH đô thị xử lý tại các bãi chôn lấp............................ 19 Hình 3.1. Diễn biến CTRSH đô thị xử lý tại các bãi chôn lấp............................ 45 Hình 3.2. Diễn biến khối lượng CTR khu vực nông thôn xử lý tại bãi chôn lấp đến năm 2015 .................................................................................... 47 Hình 3.3. Diễn biến CTR công nghiệp xử lý tại các bãi chôn lấp ...................... 48 (nguồn: Bộ TNMT) ............................................................................................. 48 Hình 3.4. Phát thải khí nhà kính từ dự án sản xuất phân compost từ chất thải rắn Cầu Diễn ........................................................................................... 58 Hình 3.5. Tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính từ dự án sản xuất phân compost từ chất thải rắn Cầu Diễn.................................................... 59 Hình 3.6. Phát thải khí nhà kính từ dự án xử lý kỵ khí chất thải hữu cơ có thu hồi khí cho phát điện tại chợ đầu mối Bình Điền ................................... 60 Hình 3.7. Tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính từ dự án xử lý kỵ khí chất thải hữu cơ có thu hồi khí cho phát điện tại chợ đầu mối Bình Điền ...... 61 Hình 3.8. Phát thải khí nhà kính từ dự án sản xuất RDF bằng công nghệ Seraphin tại Sơn Tây ......................................................................... 62 Hình 3. 9. Tiềm năng giảm nhẹ phát thải khí nhà kính từ dự án sản xuất RDF bằng công nghệ Seraphin tại Sơn Tây .............................................. 62 ix
  12. CÔNG THỨC HÓA HỌC C Các-bon CH4 Mêtan CO Các-bon mô-nô-xít CO2 Các-bon-níc NOx Ố xít Ni-tro-gen N2O Ô xít Nitơ SO2 Sun-phua-rơ ĐƠN VỊ °C Độ C CO2tđ Các-bon-níc tương đương Kg Ki-lô-gam Tg Tetra gam = Triệu tấn T tấn x
  13. MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Biến đổi khí hậu được xem là một trong những thách thức lớn đối với sự phát triển và tồn tại của nhân loại trong thế kỷ 21. Theo các đánh giá của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu là do sự phát thải khí quá mức; các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của con người là nguồn phát thải chính. Khí nhà kính (KNK) được định nghĩa là các loại khí trong thành phần của khí quyển như CO2, CH4, NO2..., được tạo ra do tự nhiên và các hoạt động của con người. Chúng có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài được phản xạ từ bề mặt Trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái đất, gây nên hiệu ứng nhà kính. Tiếp tục phát thải KNK sẽ tăng cường thêm những thay đổi của khí hậu toàn cầu cũng như những ảnh hưởng tiêu cực đến tự nhiên và con người. Sự phát thải KNK là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây BĐKH, làm ảnh hưởng lớn đến kinh tế, xã hội và đời sống con người. Để đánh giá hiện trạng phát thải KNK cũng như lượng hoá được các hoạt động giảm phát thải KNK, IPCC đã xây dựng phương pháp luận để tính toán các KNK phát thải ra khí quyển do các hoạt động sống và sản xuất của mỗi quốc gia hoặc một cộng đồng, một dự án. Trong năm lĩnh vực phát thải KNK chính theo hướng dẫn của IPCC bao gồm năng lượng, các quá trình công nghiệp, nông nghiệp, chất thải, sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF), mặc dù KNK phát sinh từ chất thải chiếm tỷ lệ nhỏ so với các lĩnh vực còn lại. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế, công nghiệp, đô thị hóa và gia tăng dân số, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển, lượng chất thải phát sinh hàng năm không ngừng tăng lên dẫn đến lượng phát thải KNK từ lĩnh vực này cũng tăng theo. Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng phát triển, tỉ lệ thuận với phát sinh rác thải, nước thải làm gia tăng KNK. Do đó, việc cân bằng giữa lợi ích kinh tế, môi trường và phát triển của thành phố Hà Nội đưa ra các giải pháp đầu tư, đổi mới công nghệ nâng cao năng lực bảo đảm môi trường, hướng tới phát triển bền vững lâu dài. 1
  14. Trên cơ sở những hiện trạng và nhu cầu thực tế, nghiên cứu khoa học “Đánh giá phát thải KNK từ chất thải tại Hà Nội và đề xuất các giải pháp quản lý” được xem là một bước tiếp cận quan trọng trong công tác nghiên cứu khoa học cũng như có thể sớm áp dụng trong thực tế dựa trên kết quả tính toán. Trên cơ sở đó, nghiên cứu có thể để xuất giải pháp quản lý hợp lý để giảm phát thải KNK trong tương lai cho thành phố Hà Nội. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung: Tính toán được lượng phát thải KNK từ chất thải của thành phố Hà Nội để có những giải pháp quản lý nhằm giám sát được mức độ phát thải KNK cũng như giảm phát thải KNK cho thành phố Hà Nội. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Tính toán lượng phát thải, trong lĩnh vực nước thải (sinh hoạt và công nghiệp) và rác thải (bãi chôn lấp rác thải và đốt chất thải). - Đề xuất được các giải pháp quản lý để giảm lượng phát thải. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Lượng các khí nhà kính (CO2, CH4, N2O) phát thải ra từ chất thải rắn và nước thải tại khu vực nội thành và ngoại thành của thành phố Hà Nội 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn thành phố Hà Nội (Hình 1.1) 2
  15. Hình 1.1. Bản đồ địa giới hành chính thành phố Hà Nội 3
  16. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Phát thải khí nhà kính trên thế giới và Việt Nam 1.1.1. Phát thải khí nhà kính quy mô toàn cầu Nồng độ khí nhà kính CO2 cao là một trong những nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính khiến không khí Trái đất nóng lên, đồng thời làm gia tăng tình trạng biến đổi khí hậu. Năm 2013, đài quan sát Mauna Loa lần đầu tiên ghi nhận nồng độ CO2 trong khí quyển Trái đất vượt ngưỡng 400 ppm. Trong hơn 100 năm công nghiệp hóa và phát triển, các hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch (xăng, dầu, than đá, khí đốt tự nhiên), phá rừng và thay đổi sử dụng đất như phát triển đô thị, sản xuất, làm đường…đã thải một lượng lớn KNK vào trong khí quyển, như CO2, CH4, CFC và N2O. Sự gia tăng KNK đẩy mạnh hiệu ứng nhà kính làm cho trái đất nóng hơn - hay còn gọi là ấm lên toàn cầu. Theo báo cáo đánh giá lần thứ tư của Ủy Ban Liên Chính Phủ về BĐKH (IPCC), phát thải KNK toàn cầu tăng từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng năm 1750) và tăng 70% trong giai đoạn 1970 - 2004. Hàm lượng CO2, CH4 và N2O trong khí quyển do hoạt động của con người từ năm 1750 đến nay, đã vượt xa mức tích tụ tự nhiên trong hàng nghìn năm. Căn cứ theo số liệu nghiên cứu lõi băng ở Greenland và Nam cực, đến năm 2005, nồng độ khí CO2 và CH4 trong khí quyển cao hơn gấp nhiều lần so với 650 năm trước. Cụ thể về các nguồn phát thải và mức đóng góp vào việc làm nóng trái đất như sau: Gia tăng CO2 chủ yếu do sử dụng nhiên liệu hóa thạch (trong ngành năng lượng, công nghiệp, giao thông...) và có sự đóng góp đáng kể của việc thay đổi sử dụng đất, phá rừng; Gia tăng CH4, N2O do hoạt động nông nghiệp và sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Riêng CO2 là loại KNK chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lượng phát thải do hoạt động của con người, chủ yếu là do sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đóng góp gần một nửa (46%) vào việc gây ấm lên toàn cầu. Lượng khí CO2 phát thải hàng năm toàn cầu tăng 80% từ năm 1970 đến năm 2004 và chiếm 77% tổng lượng KNK phát thải của năm 2004. 4
  17. Hình 1.2: Mức độ đóng góp gây nóng lên toàn cầu do phát thải KNK theo các hoạt động chính của con người (Nguồn: IPCC, 2013) Từ năm 1840 đến năm 2004, tổng lượng phát thải khí CO2 của các nước phát triển là các quốc gia thuộc phụ lục I theo phân loại của Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (UNFCCC) chiếm tới 70% tổng lượng phát thải khí CO2 trên toàn cầu. Thứ tự các nước phát thải cao năm 2004 như sau: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên Bang Nga, Ấn độ, Nhật Bản, CHLB Đức, Canada, Anh. Tốc độ phát thải khí CO2 của các nước đang phát triển cũng tăng khá nhanh trong khoảng 15 năm qua. Tuy nhiên, sự chênh lệch lớn về dân số và mức phát thải giữa các nước phát triển giàu có và các nước đang phát triển, đa phần là nghèo khó; Các nước phát triển: chiếm 15% dân số thế giới, tổng lượng phát thải chiếm 45% tổng lượng phát thải toàn cầu. Các nước châu Phi và cận Sahara: chiếm 11% dân số thế giới, tổng lượng phát thải chiếm 2% tổng lượng phát thải toàn cầu. Các nước kém phát triển: chiếm 1/3 dân số thế giới, tổng lượng phát thải chiếm 7% tổng lượng phát thải toàn cầu. 5
  18. Hình 1.3: Sơ đồ phân bố phát thải KNK theo quốc gia năm 2006 (Nguồn: IPCC, 2013) Đây là điều mà nhóm các nước đang phát triển đưa ra nhằm yêu cầu các nước phát triển phải tăng cường các cam kết giảm nhẹ phát thải KNK tại các kỳ họp đàm phán trong phạm vi của Công ước khí hậu và Nghị định thư Kyoto (KP). Chính vì thế, một nguyên tắc cơ bản, đầu tiên được ghi trong UNFCCC là: “các bên phải bảo vệ hệ thống khí hậu vì lợi ích của các thế hệ hôm nay và mai sau của nhân loại, trên cơ sở công bằng, phù hợp với trách nhiệm chung nhưng có phân biệt và bên các nước phát triển phải đi đầu trong việc đấu tranh chống BĐKH và những ảnh hưởng có hại của chúng”. Việt Nam tham gia UNFCCC và KP về kiểm soát KNK là cơ hội lớn để thực hiện quá trình ngăn chặn sự nóng lên của khí hậu toàn cầu. Tuy nhiên, để giảm lượng KNK theo UNFCCC và KP, Việt Nam cần đưa ra các chính sách về quản lý, các giải pháp về khoa học công nghệ phù hợp vừa bảo đảm tăng trưởng kinh tế vừa kiểm soát hiệu quả lượng KNK. 1.1.2. Phát thải KNK trong lĩnh vực chất thải tại một số nước 1.1.2.1 Hiện trạng kiểm kê KNK của Nhật Bản: Trong lĩnh vực chất thải, phát thải KNK từ xử lý và loại bỏ chất thải được ước tính cho xử lý CTR trên đất, xử lý nước thải, đốt rác thải và các chất thải khác. Ở Nhật Bản, lượng rác thải hàng năm là khoảng 600.000 tấn và nó hầu như không thay đổi kể từ năm tài chính 1990. Như những kết quả mới nhất (số liệu năm tài chính 2008) từ Báo cáo thường niên về môi trường ở Nhật Bản 6
  19. (Bộ Môi trường Nhật Bản) cho thấy, chất thải sinh học, chất thải có nguồn gốc hoá thạch, kim loại và chất thải phi kim loại chiếm 55%, 3% và 42% tổng lượng chất thải. Theo thống kê tái chế chất thải năm tài chính 2008, đối với các hoạt động có nguồn gốc hoá thạch, tái chế, giảm thể tích và xử lý cuối cùng lần lượt chiếm 39%, 48% và 13%. Số tiền xử lý cuối cùng ở Nhật Bản đã giảm dần theo từng năm. 1.1.2.2. Hiện trạng kiểm kê KNK của Malaysia Ở Malaysia, theo kịch bản chất thải tăng từ 28.217 nghìn tấn CO2 (năm 2014) lên 39.287 nghìn tấn CO2 (năm 2030); trong đó, chất thải rắn đóng góp 36%, nước thải đóng góp 56%. Do đó, để giảm phát thải theo kịch bản, chính phủ Malaysia đặt mục tiêu cắt giảm 40% bao gồm 22% tái chế và 18% chất thải được thu gom xử lý đến năm 2030. 1.1.2.3. Hiện trạng kiểm kê KNK của Singapore: Khí nhà kính phát thải lớn nhất tại Singapore chủ yếu là ngành nhiên liệu hóa thạch để tạo năng lượng sử dụng cho ngành công nghiệp, xây dựng, sinh hoạt, giao thông… đóng góp cho KNK khoảng 33,4%, còn lại 66,6% là chất thải. Theo báo cáo cập nhập 2 năm/lần, năm 2018 cho thấy chất thải gây hiệu ứng KNK là các chất khí CO2 chiếm 95,51%, N2O là 0,89%, CH4 là 0,393%. Để giảm phát thải KNK chính phủ Singapore chuyển đổi đổi công nghệ từ nhiên liệu hóa thạch sang nhiên liệu hỗn hợp. Bên cạnh đó chính phủ tích cực đầu tư phát triển ngành năng lượng sạch và năng lượng tái tạo… 1.1.3. Phát thải KNK tại Việt Nam 1.1.3.1. Hệ thống kiểm kê khí nhà kính quốc gia Hệ thống kiểm kê KNK quốc gia là một hệ thống quốc gia bao gồm các sắp xếp thể chế, luật pháp và các thủ tục được ban hành tại mỗi nước nhằm tính toán lượng phát thải KNK phát sinh từ các hoạt động của con người và lượng KNK được hấp thụ bởi các nguồn hấp thụ [13]. Đây là một hệ thống động bao gồm: Sắp xếp thể chế và chức năng nhiệm vụ cho các đơn vị liên quan; Phương pháp tính toán và biểu mẫu báo cáo kiểm kê KNK; Quá trình QA/QC hoạt động 7
  20. kiểm kê KNK, lưu trữ thông tin và cải thiện chu trình kiểm kê KNK. Hiện nay, Việt Nam đã có hệ thống kiểm kê KNK quốc gia từ năm 2015 theo quyết định số 2359/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giảm phát thải khí nhà kính toàn cầu và mức độ ảnh hưởng đến sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia, Việt Nam đã ký Nghị định thư Kyoto năm 1998 và phê chuẩn năm 2002; đã thành lập Ban chỉ đạo quốc gia thực hiện Công ước Khí hậu và Nghị định thư Kyoto; đã gửi Ban thư ký Công ước Khí hậu Thông báo quốc gia lần thứ nhất (2003), Thông báo quốc gia lần thứ hai (2010), Báo cáo Cập nhật hai năm một lần lần thứ nhất (2014), phản ánh những nỗ lực mới nhất về ứng phó với BĐKH và kiểm kê KNK. 1.1.3.2. Kết quả kiểm kê KNK tại Việt Nam. Trong giai đoạn từ 1994 đến 2013, tổng lượng phát thải KNK ở Việt Nam (bao gồm LULUCF) tăng hơn hai lần, từ 103,8 triệu tấn CO2tđ lên 259,0 triệu tấn CO2tđ. Phát thải trong lĩnh vực năng lượng tăng nhanh nhất, gấp gần sáu lần từ 25,6 triệu tấn CO2tđ lên 151,4 triệu tấn CO2tđ do nhu cầu năng lượng tăng nhanh chóng. Lĩnh vực LULUCF đã chuyển từ phát thải sang hấp thụ KNK vào năm 2010 và tiếp tục tăng hấp thụ lên 34,2 triệu tấn CO2tđ vào năm 2013 do thực hiện tốt các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng trong thời gian gần đây. Hình 1.4. Hiện trạng phát thải KNK theo các lĩnh vực tại Việt Nam trong giai đoạn 1994-2013 (BUR2, 2017) 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2