intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học Milk feed trong chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn thịt tại trại lợn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

32
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này nghiên cứu xác định ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học Milk feed đến năng suất sinh sản của lợn nái Landrace giai đoạn từ ngày chửa thứ 84 đến cai sữa lợn con. Xác định định ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học Milk feed đến khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của lợn nuôi thịt. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học Milk feed trong chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn thịt tại trại lợn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM PHƯƠNG THẢO NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC MILK FEED TRONG CHĂN NUÔI LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN THỊT TẠI TRẠI LỢN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI Thái Nguyên - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM PHƯƠNG THẢO NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC MILK FEED TRONG CHĂN NUÔI LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN THỊT TẠI TRẠI LỢN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 8.62.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN VĂN THĂNG Thái Nguyên - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019 Tác giả Phạm Phương Thảo
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian nghiên cứu, để hoàn thành luận văn của mình, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa Chăn nuôi thú y, Phòng Đào tạo (Bộ phận Sau đại học). Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, cổ vũ của bạn bè, người thân trong gia đình. Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Trần Văn Thăng đã rất tận tình và trực tiếp giúp đỡ tôi thực hiện thành công công trình nghiên cứu này. Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi và cho phép tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi Thú y, Phòng Đào tạo (Bộ phận Sau đại học) đã tạo điều kiện giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến Cán bộ và công nhân trại chăn nuôi lợn, Trường Đại học Nông Lâm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất để tôi thực hiện thành công các thí nghiệm trong luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới người thân, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, cổ vũ, động viên cho tôi trong suốt thời gian hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn những sự giúp đỡ đó! Thái Nguyên, ngày tháng 11 năm 2019 Học viên Phạm Phương Thảo
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................ viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2 3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ....................................................................... 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài........................................................................ 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4 1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu...................................................... 4 1.1.1. Sinh lý tiêu hóa của lợn và hệ vi sinh vật đường ruột của lợn................ 4 1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá về sinh sản của lợn nái ......................................... 6 1.1.3. Sự sinh trưởng và các chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng của lợn ........... 9 1.1.4. Chế phẩm sinh học và ứng dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi.. 10 1.1.5. Thành phần chế phẩm sinh học Milk feed ............................................ 17 1.2. Tổng quan kết quả nghiên cứu ở trong và ngoài nước ............................ 17 1.2.1. Kết quả nghiên cứu trên thế giới ........................................................... 17 1.2.2. Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................... 21 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 23 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................... 23 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 23
  6. iv 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 24 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 24 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24 2.3.1. Nội dung 1. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học Milk feed đến năng suất sinh sản của lợn nái Landrace giai đoạn từ ngày chửa thứ 84 đến cai sữa lợn con............................................................................... 24 2.3.2. Nội dung 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Milk feed đến khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của lợn nuôi thịt............................. 27 2.3.3. Xử lý số liệu .......................................................................................... 30 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 30 3.1. Khả năng sinh sản của lợn nái.................................................................. 30 3.1.1. Các chỉ tiêu về số lượng đàn con .......................................................... 30 3.1.2. Các chỉ tiêu về khối lượng đàn con ....................................................... 32 3.2. Khả năng sinh trưởng của lợn con ........................................................... 34 3.2.1. Sinh trưởng tích lũy của lợn con ........................................................... 34 3.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con ......................................................... 37 3.2.3. Sinh trưởng tương đối của lợn con ....................................................... 38 3.3. Tiêu tốn thức ăn của lợn nái thí nghiệm .................................................. 40 3.3.1. Tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng lợn con cai sữa ................................... 40 3.3.2. Chi phí thức ăn/kg khối lượng lợn con cai sữa ..................................... 42 3.4. Khả năng sinh trưởng của lợn thịt thí nghiệm ......................................... 44 3.4.1. Sinh trưởng tích lũy của lợn thịt thí nghiệm ......................................... 44 3.4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm ............................................. 46 3.4.3. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm ............................................ 48 3.5. Khả năng chuyển hóa thức ăn của lợn thịt thí nghiệm............................. 50 3.5.1. Tiêu tốn thức ăn cho kg tăng khối lượng của lợn thịt thí nghiệm......... 50 3.5.2. Tiêu tốn năng lượng trao đổi/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm .. 52
  7. v 3.5.3. Tiêu tốn protein/ kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm ..................... 53 3.5.4. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng cho một lợn thịt thí nghiệm ......... 54 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 57 1. Kết luận ....................................................................................................... 57 2. Đề nghị ........................................................................................................ 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 59 MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI ........................................................... 67
  8. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADF: Acid Detergent Fibre BĐ: Bắt đầu cs: Cộng sự ĐC: Đối chứng ĐVT: Đơn vị tính KHKT: Khoa học kỹ thuật KL: Khối lượng NDF: Neutral Detergent Fibre NLTĐ: Năng lượng trao đổi NTĐC: Nghiệm thức đối chứng NTTN: Nghiệm thức thí nghiệm Nxb: Nhà xuất bản SS: Sơ sinh TA: Thức ăn TN: Thí nghiệm TT: Tiêu tốn TTTA: Tiêu tốn thức ăn
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 ................................................................ 25 Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng thức ăn cho lợn nái và lợn con ................ 25 Bảng 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 ................................................................ 27 Bảng 2.4. Thành phần dinh dưỡng thức ăn cho lợn thịt.................................. 28 Bảng 3.1. Các chỉ tiêu về số lượng đàn con .................................................... 31 Bảng 3.2. Các chỉ tiêu về khối lượng đàn con ................................................ 32 Bảng 3.3. Sinh trưởng tích lũy của lợn con (kg/con) ...................................... 34 Bảng 3.4. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con (g/con/ngày) ............................. 37 Bảng 3.5. Sinh trưởng tương đối của lợn con (%) .......................................... 39 Bảng 3.6. Tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng lợn con cai sữa ............................. 40 Bảng 3.7. Chi phí thức ăn/kg khối lượng lợn con cai sữa............................... 43 Bảng 3.8. Sinh trưởng tích lũy của lợn thịt thí nghiệm (kg/con) .................... 45 Bảng 3.9. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) ................. 47 Bảng 3.10. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%) ............................ 48 Bảng 3.11. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm ............. 50 Bảng 3.12. Tiêu tốn NLTĐ/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm .............. 52 Bảng 3.13. Tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm.............. 53 Bảng 3.14. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng cho một lợn thịt thí nghiệm . 55
  10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Biểu đồ sinh trưởng tích lũy của lợn con ........................................ 35 Hình 3.2. Biểu đồ so sánh sinh trưởng tích lũy giữa 2 nghiệm thức .............. 36 Hình 3.3. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn con (g/con/ngày) ................ 37 Hình 3.4. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn con (%) ............................. 39 Hình 3.5. Biểu đồ tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng lợn con cai sữa ................. 41 Hình 3.6. Biểu đồ so sánh chi phí thức ăn/kg khối lượng lợn con cai sữa ..... 42 Hình 3.7. Biểu đồ sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm (kg/con) ............. 45 Hình 3.8. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) ..... 48 Hình 3.9. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%) .................. 49 Hình 3.10. Biểu đồ so sánh tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng giữa hai nghiệm thức (%) ................................................................................................................... 51 Hình 3.11. Biểu đồ so sánh tiêu tốn năng lượng trao đổi/kg tăng khối lượng giữa hai nghiệm thức ....................................................................................... 52 Hình 3.12. Biểu đồ so sánh tiêu tốn Protein/kg tăng khối lượng giữa hai nghiệm thức .................................................................................................................. 54 Hình 3.13. Biểu đồ so sánh chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng giữa hai nghiệm thức .................................................................................................................. 56
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong chăn nuôi lợn nái, nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng lợn con sơ sinh và khả năng sinh trưởng của lợn con sau khi sinh. Khi nghiên cứu về quy luật sinh trưởng của lợn, các nhà khoa học (Dương Mạnh Hùng và cs., 2017); Trần Văn Phùng và cs., 2004) đã chỉ ra rằng nếu chia thời kỳ có chửa của lợn ra làm ba thời kỳ bằng nhau thì thời kỳ đầu bào thai chỉ chiếm 2%, thời kỳ giữa bào thai chiếm 24% và thời kỳ cuối bào thai chiếm 74% so với khối lượng lợn con sơ sinh. Như vậy, giai đoạn chửa cuối từ ngày chửa thứ 84 đến khi đẻ, lợn mẹ đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng rất cao nếu như người chăn nuôi không cung cấp đủ dinh dưỡng cho lợn mẹ trong thời kỳ này thì lợn con sơ sinh sẽ có khối lượng sơ sinh bé, sinh trưởng và phát dục chậm sau khi sinh. Đây là cơ sở khoa học quan trọng giúp người chăn nuôi lợn nái sinh sản không những cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho lợn nái chửa ở thời kỳ này mà còn giúp lợn mẹ chuyển hóa thức ăn tốt hơn để có đầy đủ chất dinh dưỡng cho bào thai phát triển. Cho nên giải pháp cung cấp chế phẩm sinh học vào thức ăn cho lợn mẹ ở giai đoạn chửa cuối và giai đoạn nuôi con là giúp lợn mẹ chuyển hóa thức ăn tốt hơn nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nuôi thai và làm cho chất lượng sữa tốt hơn ở giai đoạn nuôi con. Trong chăn nuôi lợn, các hướng nghiên cứu nhằm tìm kiếm các chất an toàn, thân thiện với môi trường để thay thế kháng sinh giảm nguy cơ kháng thuốc và cải thiện tính an toàn cũng như chất lượng, hương vị cho người tiêu dùng đã và đang được nghiên cứu ứng dụng. Theo Tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) (FAO/WHO, 2002) định nghĩa probiotics là những vi sinh vật sống khi bổ sung với liều lượng thích hợp vào thức ăn thì có lợi cho sức khỏe vật chủ.
  12. 2 Chế phẩm Milk feed do Công ty sản xuất chế phẩm của Hàn Quốc sản xuất. Milk feed là chế phẩm sinh học được dùng làm thức ăn bổ sung bao gồm hỗn hợp các vi sinh vật lên men hữu hiệu và sản phẩm phụ nông nghiệp như cám gạo và bột ngô. Khi dùng chế phẩm này bổ sung vào thức ăn chăn nuôi có tác dụng làm tăng năng suất chăn nuôi, tăng hiệu quả chuyển hóa thức ăn và tăng sức đề kháng của vật nuôi đối với bệnh. Mặc dù chế phẩm sinh học Milk feed đã được thử nghiệm và dùng đại trà trong chăn nuôi lợn và chăn nuôi gia cầm tại Hàn Quốc đem lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi vì làm tăng khối lượng nhanh, giảm tiêu tốn thức ăn và cảm nhiễm bệnh tật, nhưng sản phẩm này vẫn chưa được thử nghiệm và dùng trong chăn nuôi lợn và gia cầm trong điều kiện chăn nuôi của Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học Milk feed trong chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn thịt ở nước ta là một thử nghiệm do Công ty sản xuất chế phẩm của Hàn Quốc đề xuất nhằm chỉ rõ cơ sở khoa học và khuyến cáo người chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn thịt ứng dụng sản phẩm này trong thực tiễn chăn nuôi lợn tại Việt Nam để đem lại hiệu quả kinh tế cao. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học Milk feed trong chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn thịt tại trại lợn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” . 2. Mục tiêu của đề tài - Xác định ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học Milk feed đến năng suất sinh sản của lợn nái Landrace giai đoạn từ ngày chửa thứ 84 đến cai sữa lợn con. - Xác định định ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học Milk feed đến khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của lợn nuôi thịt.
  13. 3 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học về việc ứng dụng các chế phẩm sinh học nói chung và chế phẩm sinh học Milk feed nói riêng trong chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn thịt. Đây là tài liệu có ý nghĩa khoa học quan trọng, giúp cho giảng viên, sinh viên ngành chăn nuôi và đặc biệt là người chăn nuôi lợn tham khảo, sử dụng trong thực tiễn chăn nuôi để tăng năng suất chăn nuôi lợn. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đưa ra những bằng chứng khoa học và khuyến cáo thuyết phục người chăn nuôi sử dụng chế phẩm sinh học Milk feed trong chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn thịt.
  14. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Sinh lý tiêu hóa của lợn và hệ vi sinh vật đường ruột của lợn 1.1.1.1. Sinh lý tiêu hóa của lợn Lợn là loài gia súc ăn tạp với dạ dày trung gian giữa dạ dày kép và dạ dày đơn. Bộ máy tiêu hóa lợn bao gồm: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già. Ở miệng trong nước bọt tiết ra men amilaza để tiêu hóa tinh bột, vì lợn ăn nhanh nuốt liên tục nên tiêu hóa ở miệng là rất ít mà chủ yếu là tẩm ướt thức ăn rồi đẩy xuống dạ dày, ruột để tiêu hóa. Dạ dày tiết ra dịch vị, các men tiêu hóa, khi thức ăn xuống dạ dày, cơ trơn nhào trộn thức ăn, cùng với đó là các men tiêu hóa ngấm vào thức ăn. Men pepsinogen nhờ tác dụng của HCl trở thành pepsin hoạt động, men này thủy phân protid thành axit amin và pepton để dạ dày và ruột non hấp thu. Ở dạ dày lợn nhu động yếu nên thức ăn có hiện tượng xếp lớp, do vậy những thức ăn bên ngoài được tiêu hóa trước. Hàm lượng HCl trong dịch vị tăng dần lên để dần đạt tới sự ổn định gắn liền với sự hoàn chỉnh về cấu tạo và chức năng của dạ dày lợn. Ở lợn con hàm lượng HCl là 0,005 - 0,15%, lợn 90 ngày tuổi 0,2 - 0,25% còn ở lợn trưởng thành hàm lượng HCl là 0,35 - 0,4% (Nguyễn Thiện và cs., 1998). Ruột non của lợn dài 14 - 18 m, tiêu hóa ở ruột non chủ yêu do tác dụng của dịch tiêu hóa như: dịch tụy, dịch ruột, dịch mật và các dịch tiết ra từ cơ quan tiêu hóa đưa xuống. Lợn có khối lượng 100 kg tiết 8 lít dịch tụy trong một ngày đêm và sự phân tiết này phụ thuộc vào các loại thức ăn, cách chế biến và cách cho ăn...
  15. 5 Các nghiên cứu kỹ lưỡng về đặc điểm phân tiết các loại dịch tiêu hóa, các nhân tố ảnh hưởng...đã được tiến hành bởi các tác giả: Trần Cừ và Cù Xuân Dần (1975) và đi tới các nhận xét có tính ứng dụng đó là: Số lượng và chất lượng dịch tiêu hóa của lợn thay đổi phụ thuộc vào loại thức ăn, phương pháp cho ăn và nhất là cách chế biến thức ăn. Nếu thức ăn được chế biến tốt sẽ nâng cao được hiệu suất tiêu hóa. Phần cuối cùng của bộ máy tiêu hóa là ruột già, ruột già dài khoảng 4 - 5 m bao gồm manh tràng, kết tràng và trực tràng. Ở ruột già chủ yếu xảy ra quá trình tiêu hóa chất xơ do vi sinh vật ở manh tràng phân giải tạo ra các sản phẩm chính là axit lactic có tác dụng ức chế vi khuẩn gây thối và các sinh vật có hại khác. Ruột già chủ yếu hấp thu khoáng và nước. Với protein còn lại trong thức ăn chưa được tiêu hóa hết, đến ruột già sẽ bị vi khuẩn ở ruột già phân giải thành các chất Crerol, Indol có tính độc, chúng hấp thu vào máu và được giải độc ở gan. Phần cặn bã đi vào kết tràng, trực tràng và tạo thành phân ra ngoài. 1.1.1.2. Hệ vi sinh vật đường ruột ở lợn Hệ vi sinh vật ở trong đường tiêu hóa ở lợn con đóng vai trò nâng cao việc sử dụng thức ăn đồng thời nâng cao sức đề kháng ở cơ thể lợn. Sự phát triển của các vi khuẩn sinh axit và vi khuẩn tổng hợp các chất có hoạt tính sinh học, đồng thời ức chế vi khuẩn gây thối là một quá trình có lợi cho cơ thể (Đào Trọng Đạt và Phan Thanh Phượng,1996). Ở dạ dày và ruột non của động vật mới sinh chưa có vi khuẩn, sau vài giờ thấy một vài loại vi khuẩn và từ đó chúng bắt đầu sinh sản dần. Hàng ngày, một số loại vi khuẩn khác theo thức ăn vào ruột, sống và sinh sôi nảy nở ở đó, chúng có thể biến đổi nhưng cơ bản chúng sống ở đó cho đến khi con vật chết. Thành phần và số lượng vi sinh vật phụ thuộc vào loại thức ăn. Có thể chia vi sinh vật thành 2 loại “vi sinh vật tùy tiện” thay đổi theo tùy loại thức ăn và “vi sinh vật bắt buộc” là loại vi sinh vật thích nghi ngay được với môi trường đường ruột, dạ dày trở thành loại định cư vĩnh viễn. Hệ vi
  16. 6 sinh vật bắt buộc bao gồm: Lactic, lactobacterium, acid ophilum, trực khuẩn lactic, E. coli (trực khuẩn ruột già), trực khuẩn đường ruột. Trong đường ruột và dạ dày là môi trường có độ ẩm, dinh dưỡng thuận tiện cho vi sinh vật phát triển, tuy nhiên sự phát triển của chúng có giới hạn vì trong dạ dày và ruột có chất kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn đường ruột và vi khuẩn gây thối như mật, dịch vị và các tác động đối kháng của các vi khuẩn khác. Theo Đào Trọng Đạt và Phan Thanh Phượng (1996) trong hệ tiêu hóa của động vật, hệ vi sinh vật luôn luôn ổn định, đảm bảo cân bằng cho hệ tiêu hóa. Khi sự cân bằng bị phá vỡ thì những vi khuẩn có hại cạnh tranh phát triển gây rối loạn tiêu hóa, gây tiêu chảy (nhất là lợn con theo mẹ). 1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá về sinh sản của lợn nái 1.1.2.1. Các chỉ tiêu về số lượng đàn con * Số con sơ sinh/lứa (con) Là số con được sinh ra của ổ kể cả con sống và con chết, được tính khi lợn mẹ đẻ xong con cuối cùng. * Số con sơ sinh còn sống đến 24 giờ/lứa (con) Đây là chỉ tiêu kinh tế rất quan trọng. Nó phụ thuộc vào khả năng đẻ nhiều hay ít của giống, trình độ kỹ thuật của dẫn tinh viên và điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc nái chửa. Trong vòng 24 giờ sau khi sinh ra, những lợn con không đạt khối lượng sơ sinh trung bình của giống (quá bé), không phát dục hoàn toàn, dị dạng… thì sẽ bị loại thải. Ngoài ra, do lợn con mới sinh, chưa nhanh nhẹn, dễ bị lợn mẹ đè chết. * Số lợn con đẻ ra để lại nuôi/lứa (con) Là số con sau khi sinh ra được chọn để nuôi. Lợn nái thường có 12 - 16 vú, phổ biến là 14 vú. Nếu số con sinh ra nhiều thì người ta thường để lại nhiều nhất là số con bằng số vú, nhưng tốt nhất là số con để lại nuôi nhỏ hơn số vú. Vì khả năng tiết sữa của lợn mẹ và số con để lại nuôi có mối tương quan chặt chẽ với nhau, khi số con để lại nuôi càng ít thì khả năng tiết sữa của lợn mẹ
  17. 7 càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, cũng không để nuôi quá ít vì hiệu quả kinh tế thấp và không đánh giá hết tiềm năng sinh sản thực của nái. * Số lợn con cai sữa/lứa (con) Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng, quyết định năng suất trong chăn nuôi. Nó phụ thuộc vào kỹ thuật chăn nuôi lợn con bú sữa, khả năng tiết sữa, khả năng nuôi con của lợn mẹ và khả năng hạn chế các yếu tố gây bệnh cho lợn con. * Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) Là tỷ lệ phần trăm giữa số con còn sống đến cai sữa và số con để lại nuôi. Thông thường tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa càng cao thì càng tốt. Tỷ lệ này cho biết kỹ thuật chăm sóc lợn con theo mẹ và khả năng nuôi con của lợn mẹ. 1.1.2.2. Các chỉ tiêu về chất lượng đàn con * Khối lượng sơ sinh/con (kg) Là khối lượng từng con được cân sau khi sinh ra. * Khối lượng sơ sinh toàn ổ (kg) Khối lượng sơ sinh toàn ổ được cân sau khi lợn con được đẻ ra, cắt rốn, lau khô và cho bú sữa đầu. Khối lượng toàn ổ sơ sinh là chỉ tiêu nói lên khả năng nuôi dưỡng thai của lợn mẹ, kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc quản lý và phòng bệnh cho lợn nái chửa của cơ sở chăn nuôi. Khối lượng sơ sinh càng cao càng tốt, vì lợn sẽ tăng trọng nhanh ở các giai đoạn phát triển sau. * Khối lượng cai sữa/con (kg) Là khối lượng của lợn con sau khi cai sữa. Khối lượng cai sữa (KLCS) được xác định là trung bình khối lượng lợn con cai sữa của ổ. KLCS = khối lượng lợn con toàn ổ khi cai sữa/số lợn con. * Khối lượng cai sữa toàn ổ (kg)
  18. 8 Ngoài chỉ tiêu số con cai sữa trên lứa, khối lượng toàn ổ lúc cai sữa cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá đầy đủ năng suất chăn nuôi lợn nái. Khối lượng lợn con cai sữa phụ thuộc rất lớn vào khối lượng sơ sinh và là cơ sở cho việc nâng cao khối lượng xuất chuồng sau này. * Khả năng tiết sữa (kg) Khả năng tiết sữa là một chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá sức sản suất của lợn nái, vì nó ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống cũng như khối lượng cai sữa của lợn con sau này. Quy luật tiết sữa của lợn mẹ có đặc điểm là năng suất sữa tăng dần từ lúc mới đẻ và đạt sản lượng cao nhất vào lúc 21 ngày tuổi, sau đó giảm dần. Căn cứ vào đặc điểm này, trong thực tế sản xuất người ta lấy khối lượng lợn con toàn ổ lúc 21 ngày tuổi để đánh giá khả năng tiết sữa của lợn mẹ. Qua theo dõi, sản lượng và chất lượng sữa ở các vị trí vú khác nhau cũng không giống nhau. Các vú ở phía trước ngực sản lượng sữa cao, phẩm chất tốt còn các vú phía sau nhìn chung thấp. Theo Trương Lăng (2003) thì vú trước lượng sữa tiết ra nhiều hơn. Trong chu kỳ tiết sữa, lợn con bú vú sau được 32 – 39 kg sữa thì lợn con bú vú trước được khoảng 36 – 45 kg sữa, vì oxytoxin theo máu đến tuyến vú phía trước sớm hơn, kéo dài hơn nên vú trước nhiều sữa hơn. Trần Văn Thịnh (1982) cho rằng: Thức ăn đầu tiên của lợn con là sữa đầu. Sữa đầu có màu trong hơi vàng và đặc, tiết ra trong 2 – 3 ngày đầu khi đẻ. Trong sữa đầu, các thành phần hoá học đều cao hơn sữa thường như: lượng protein gấp 3 lần sữa thường (17 – 18 % so với 5 – 6 %). Trên 50 % protein của sữa đầu là globulin, đặc biệt là  -globulin. Hàm lượng  - globulin giảm rất nhanh, sau 12 giờ đã giảm đi 3/4,  - globulin là thành phần quan trọng tạo nên sức đề kháng chống đỡ bệnh tật của lợn con sơ sinh. Theo Từ Quang Hiển và cs. (2001), nhất thiết lợn con sơ sinh cần phải được bú sữa đầu giúp cho lợn con có sức đề kháng chống bệnh. Trong sữa đầu có
  19. 9 albumin và globulin cao hơn sữa thường, đây là các chất chủ yếu giúp cho lợn con có sức đề kháng. Vì thế cần cho lợn con bú sữa trong ba ngày đầu, đảm bảo toàn bộ số con trong ổ được bú hết lượng sữa đầu của lợn mẹ. Khả năng tiết sữa của lợn mẹ giảm rõ rệt sau 3 tuần tiết sữa nuôi con. Đồng thời, hàm lượng các chất khoáng đặc biệt là sắt và canxi còn rất ít, không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của lợn con. Lúc này mâu thuẫn giữa khả năng cung cấp sữa của lợn mẹ và nhu cầu dinh dưỡng của lợn con nảy sinh. Đó cũng là lúc ta cần bổ sung thức ăn sớm cho lợn con (Từ Quang Hiển và cs, 2001). Để lợi dụng khả năng tiết sữa của lợn mẹ, người ta thường cho lợn con cai sữa sớm vào ngày thứ 21 hoặc ngày thứ 28, hoặc ngày thứ 42… tuỳ theo trình độ chăn nuôi của từng cơ sở. Sản lượng sữa của lợn mẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng… Vì vậy, trong giai đoạn lợn mẹ nuôi con thì thức ăn cho lợn mẹ cần đủ chất dinh dưỡng. Chăm sóc lợn mẹ ăn với khẩu phần đầy đủ chất dinh dưỡng không ngừng nâng cao sản lượng sữa mà còn giảm tỷ lệ hao mòn của lợn mẹ. * Độ đồng đều Đây là chỉ tiêu nói lên khả năng kỹ thuật chăm sóc của người nuôi dưỡng và kỹ thuật nuôi con của lợn mẹ. Người chăn nuôi cần phải cân khối lượng sơ sinh của lợn con sau đó có hướng chăm sóc ưu tiên cho các con nhỏ, khi cố định đầu vú cần cố định những con nhỏ ở vú phía trước ngực, ở đây vú thường nhiều sữa hơn. Tỷ lệ đồng đều được tính bằng tỷ lệ phần trăm về khối lượng giữa cá thể nhỏ nhất so với cá thể lớn nhất trong đàn. Sự chênh lệch khối lượng giữa hai cá thể này càng ít thì tỷ lệ đồng đều càng cao. 1.1.3. Sự sinh trưởng và các chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng của lợn - Khái niệm về sự sinh trưởng:
  20. 10 Sự sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, chiều ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật. Thực chất của sinh trưởng chính là sự tăng trưởng và sự phân chia của các tế bào trong cơ thể (Trần Đình Miên và cs., 1975; Dương Mạnh Hùng và cs., 2017). Quá trình phát triển của cơ thể là quá trình đồng hóa các vật chất dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng lấy vào cơ thể vừa là điều kiện để tế bào sinh sôi, nảy nở, vừa là cơ sở để hình thành chất trong tế bào và giữa các tế bào, đó là protein, lipit, gluxit và các chất khoáng… (Đàm Văn Tiệm và Lê Văn Thọ, 1992). - Các chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng: Sinh trưởng tích lũy là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn bộ cơ thể hay của từng bộ phận cơ thể tại các thời điểm thực hiện phép cân, đo. Sinh trưởng tuyệt đối: là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn bộ cơ thể hay từng bộ phận cơ thể tăng lên trong một đơn vị thời gian (TCVN, 1977). Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của lợn có dạng Parabol. Sinh trưởng tương đối: là phần khối lượng, kích thước, thể tích của toàn bộ cơ thể hay từng bộ phận cơ thể tại thời điểm sinh trưởng sau tăng lên so với thời điểm sinh trưởng trước (TCVN, 1977). Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn có dạng Hyperbol và sinh trưởng tương đối của lợn giảm dần theo tuổi. 1.1.4. Chế phẩm sinh học và ứng dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi Thuật ngữ “Probiotics” dịch sang tiếng Việt, chúng ta có thể hiểu là hỗn hợp những vi sinh vật sống. Vậy probiotics là gì và tác dụng của probiotics ra sao khi sử dụng sản phẩm này trong chăn nuôi là câu hỏi cần được làm rõ. Theo Parker (1974) probiotics là những vi sinh vật và là những chất giúp cho việc cân bằng vi khuẩn đường ruột. Theo Fuller (1989) định nghĩa probiotics là một chất chứa những vi khuẩn sống bổ sung vào thức ăn có tác dụng hữu ích cho động vật chủ bằng cách cải thiện sự cân bằng vi khuẩn đường ruột. Probiotic là
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2