intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Nghiên cứu một số hình thức thanh toán trong thương mại điện tử

Chia sẻ: Tomjerry001 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

45
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là một số hình thức và kỹ thuật thanh toán trong thương mại điện tử phổ biến hiện nay. Áp dụng kết quả nghiên cứu để triển khai hệ thống thanh toán qua ví điện tử cho hệ thống đăng ký học trực tuyến của trường đại học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Nghiên cứu một số hình thức thanh toán trong thương mại điện tử

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LÝ THU TRANG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ HÌNH THỨC THANH TOÁN TRONG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HÀ NỘI - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LÝ THU TRANG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ HÌNH THỨC THANH TOÁN TRONG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ngành: Công nghệ thông tin Chuyên ngành: Quản lý hệ thống thông tin Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Đỗ Năng Toàn HÀ NỘI - 2015
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung Luận văn không sao chép từ các luận văn khác và sản phẩm của luận văn là của chính bản thân tôi nghiên cứu xây dựng. Đƣợc thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát tình hình thực tiễn, dƣới sự hƣớng dẫn của các thầy cô giáo, cùng những đóng góp của các anh chị khóa trên. Tôi đã tham khảo một số tài liệu đƣợc nêu trong phần “Tài liệu tham khảo”, và một số trang web thanh toán trực tuyến uy tín trên internet. Tôi xin cam đoan những lời trên là đúng, nếu có thông tin sai lệch tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng. T giả u n văn Lý Thu Trang
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt Luận văn với đề tài “Nghiên cứu một số hình thức thanh toán trong thương mại điện tử” ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân không thể thiếu sự hỗ trợ của các thầy cô cùng với gia đình. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn đến: Các thầy cô giáo trong, ngƣời đã cung cấp cho tôi rất nhiều kiến thức cũng nhƣ kỹ năng cần thiết trong quá trình học vừa qua. Thầy giáo PGS.TS. Đỗ Năng Toàn, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và giúp tôi có định hƣớng đúng trong việc lựa chọn cũng nhƣ thực hiện đề tài. Tôi cũng xin cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi để tôi có điều kiện tốt nhất để hoàn thành bài Luận văn tốt nghiệp này. Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã cố gắng nhƣng do hạn chế về thời gian cũng nhƣ kiến thức nên đề tài còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đề tài có thể ứng dụng vào thực tế hiệu quả nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn! T giả u n văn Lý Thu Trang
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................................v DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU ................................................................................vi MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƢƠNG 1. TÔNG QUAN VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ VẤN ĐỀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ .............................................................................................................3 1.1. Thƣơng mại điện tử ...............................................................................................3 1.1.1. Khái niệm thƣơng mại điện tử ........................................................................ 3 1.1.2. Đặc trƣng thƣơng mại điện tử ......................................................................... 3 1.1.3. Các loại hình thƣơng mại điện tử ................................................................... 4 1.2. Thanh toán trong thƣơng mại điện tử....................................................................4 1.2.1. Khái niệm thanh toán điện tử .......................................................................... 4 1.2.2. Đặc điểm của thanh toán điện tử .................................................................... 5 1.2.3. Các mô hình thanh toán điện tử ...................................................................... 6 1.2.4. Một số hệ thống thanh toán điện tử ................................................................ 9 1.2.5. Thực trạng thanh toán điện tử ở Việt Nam ................................................... 13 1.3. Một số kỹ thuật sử dụng trong thanh toán điện tử ..............................................16 1.3.1. Kỹ thuật mã hóa ............................................................................................ 16 1.3.2. Kỹ thuật chữ ký số ........................................................................................ 19 1.3.3. Các giao thức bảo mật .................................................................................. 21 CHƢƠNG 2. MỘT SỐ HÌNH THỨC THANH TOÁN TRONG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .......................................................................................................................24 2.1. Thanh toán qua thẻ ..............................................................................................24 2.1.1. Giới thiệu thẻ thanh toán .............................................................................. 24 2.1.2. Giao dịch với thẻ thanh toán ......................................................................... 28 2.2. Thanh toán qua tiền điện tử .................................................................................32 2.2.1. Khái niệm tiền điện tử .................................................................................. 33 2.2.2. Phân loại tiền điện tử .................................................................................... 34
  6. iv 2.2.3. Giao dịch với tiền điện tử ............................................................................. 35 2.2.4. Một số hệ thống tiền điện tử ......................................................................... 37 2.3. Ví điện tử .............................................................................................................41 2.3.1. Khái niệm ví điện tử ..................................................................................... 41 2.3.2. Lợi ích của ví điện tử .................................................................................... 42 2.3.3. Quy trình nghiệp vụ thanh toán bằng ví điện tử. .......................................... 44 CHƢƠNG 3. ỨNG DỤNG THANH TOÁN CHO HỆ THỐNG ĐĂNG KÝ HỌC TRỰC TUYẾN ..............................................................................................................48 3.1. Trƣờng Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông ......................................48 3.1.1. Giới thiệu ...................................................................................................... 48 3.1.2. Hệ thống đăng ký học trực tuyến tại nhà trƣờng .......................................... 48 3.1.3. Vấn đề thanh toán các khoản phí tại nhà trƣờng .......................................... 50 3.2. Bài toán thanh toán trực tuyến ............................................................................51 3.2.1. Phân tích bài toán.......................................................................................... 51 3.2.2. Giải quyết bài toán ........................................................................................ 51 3.3. Phân tích thiết kế .................................................................................................52 3.3.1. Tác nhân của hệ thống .................................................................................. 52 3.3.2. Biểu đồ phân rã chức năng ........................................................................... 52 3.3.3. Biểu đồ luồng dữ liệu.................................................................................... 53 3.3.4. Phân tích quy trình sử dụng ví điện tử ICT .................................................. 54 3.4. Giao diện chức năng............................................................................................58 3.4.2. Giao diện chức năng đăng ký học trực tuyến ............................................... 59 3.4.3. Giao diện chức năng nạp tiền vào tài khoàn ................................................. 59 3.4.4. Giao diện chức năng kiểm tra lịch sử giao dịch ........................................... 60 3.4.5. Giao diện chức năng chuyển tiền trong ví .................................................... 61 3.5. Đánh giá hệ thống ...............................................................................................62 KẾT LUẬN ...................................................................................................................63 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................64
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Viết đầy đủ 1 ATM Automatic Teller Machine 2 C Ciphetext 3 CA Certificate authority 4 D Decrytion 5 E Encrytion 6 K Key 7 P Plaint text 8 POS Point of Sale / Point of service 9 SSL Secure Socket Layer 10 DES Data Encryption Standard 11 HTTP Hyper Text Transport Protocol 12 HTTPS Hyper Text Transport Protocol Secure 13 OTP One time password 14 PIN Personal Identification Number 15 NSA National Security Agency 16 OTP One time password 17 SSL Secure Sockets Layer 18 SET Secure Electronic Transaction 19 TCP Transmission Control Protocol 20 TMĐT Thƣơng mại điện tử
  8. vi DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU Hình 1.1. Mô hình trả sau ................................................................................................7 Hình 1.2. Mô hình trả trƣớc .............................................................................................8 Hình 1.3. Quy trình thanh toán chuyển tiền điện tử [15] ..............................................11 Hình 1.4. Chuyển tiền điện tử tại điểm bán hàng [15] ..................................................12 Hình 1.5. Thống kê tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong thanh toán .........................................13 Hình 1.6. Thống kê số tài khoản ngân hàng ..................................................................14 Hình 1.7. Tỷ lệ thanh toán sử dụng tiền mặt .................................................................15 Hình 1.8. Cơ cấu giao dịch qua các phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong quý 3 năm 2012 .............................................................................................................15 Hình 1.9. Tỷ lệ website cung cấp dịch vụ TMĐT có chứng năng thanh toán trực tuyến.....15 Hình 1.10. Giải pháp thanh toán trực tuyến đƣợc nhiều doanh nghiệp lựa chọn ..........16 Hình 1.11. Những hình thức thanh toán trực tuyến đƣợc sử dụng ................................16 Hình 1.12. Mô hình mã hóa khóa bí mật .......................................................................17 Hình 1.13. Mô hình mật mã khóa công khai .................................................................19 Hình 2.1. Thẻ khắc chữ nổi ...........................................................................................26 Hình 2.2. Thẻ băng từ ....................................................................................................26 Hình 2.3. Thẻ thông minh..............................................................................................27 Hình 2.4. Mô hình quy trình giao dịch thanh toán tiền điện tử cùng ngân hàng ...........35 Hình 2.5. Mô hình quy trình giao dịch thanh toán tiền điện tử liên ngân hàng ............36 Hình 3.1. Giao diện đăng nhập hệ thống đăng ký học trực tuyến .................................49 Hình 3.2. Giao diện đăng ký học trực tuyến..................................................................49 Hình 3.3. Sơ đồ phân rã chức năng hệ thống đăng ký học trực tuyến...........................52 Hình 3.4. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh.........................................................53 Hình 3.5. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh ....................................................................53 Hình 3.6. Quy trình nạp tiền vào ví từ tài khoản ngân hàng .........................................54 Hình 3.7. Quy trình thanh toán học phí qua ví điện tử ..................................................56 Hình 3.8. Quy trình chuyển tiền giữa các tài khoản ví ..................................................57 Hình 3.9. Giao diện đăng nhập hệ thống .......................................................................58 Hình 3.10. Giao diện chức năng đăng ký học trực tuyến ..............................................59
  9. vii Hình 3.11. Giao diện chức năng nạp tiền ví điện tử ......................................................60 Hình 3.12. Giao diện kiểm tra lịch sử giao dịch ví........................................................60 Hình 3.13. Giao diện chuyển tiền trong ví ....................................................................61 Hình 3.14. Giao diện nhập thông tin chuyển tiền ..........................................................61
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Cơ sở khoa học và tính cấp thiết của đề tài Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin con ngƣời có thể mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua mạng máy tính toàn cầu một cách dễ dàng trong mọi lĩnh vực thƣơng mại rộng lớn. Sự phát triển mạnh mẽ của thƣơng mại điện tử trên thế giới đã góp phần thay đổi cách thức kinh doanh, giao dịch truyền thống và đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội. Sự ra đời của thƣơng mại điện tử đã đánh dấu sự bắt đầu của một hệ thống tạo ra của cải vật chất mới, là cơ hội thƣơng mại tuyệt vời để phát triển kinh tế. Nhƣ chúng ta đã biết, một trong những điều kiện cơ bản và có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển thƣơng mại điện tử là việc hoàn thiện các dịch vụ thanh toán điện tử. Thực tế đã chứng minh thanh toán điện tử là một trong những điều kiện cốt lõi để phát triển thƣơng mại điện tử, với vai trò là một khâu không thể tách rời của quy trình giao dịch và trong nhiều trƣờng hợp còn là biện pháp xác thực việc ký kết hợp đồng giữa ngƣời bán và ngƣời mua trong một giao dịch thƣơng mại điện tử trên môi trƣờng Internet, Việc hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử có ý nghĩa to lớn và có tác động tới nhiều đối tƣợng: góp phần giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, tiết kiệm thời gian, chi phí cho khách hàng… từ đó hoàn thiện thƣơng mại điện tử. Để tiếp cận và góp phần đẩy mạnh sự phổ biến của thƣơng mại điện tử ở Việt Nam tác giả đề xuất luận văn “Nghiên cứu một số hình thức thanh toán trong thƣơng mại điện tử” nhằm nghiên cứu và ứng dụng một số hình thức thanh toán trong thƣơng mại điện tử hiện nay, và tác giả ứng dụng vào thanh toán học phí cho sinh viên trƣờng Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông - Thái Nguyên. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Đề tài nghiên cứu một số hình thức và kỹ thuật thanh toán trong thƣơng mại điện tử phổ biến hiện nay. - Áp dụng kết quả nghiên cứu để triển khai hệ thống thanh toán qua ví điện tử cho hệ thống đăng ký học trực tuyến của trƣờng đại học. 3. Ý nghĩa khoa học của đề tài Nghiên cứu một số hình thức thanh toán trong thƣơng mại điện tử, giúp các doanh nghiệp có tài liệu có định hƣớng khi muốn xây dựng một hệ thống thanh toán trực tuyến nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp. Áp dụng các kết quả đã nghiên cứu để xây dựng, cài đặt thử nghiệm hệ thống thanh toán qua ví điện tử gồm những chức năng: Chuyển tiền, thanh toán, và nạp tiền
  11. 2 4. Phƣơng ph p nghiên ứu Thu thập, phân tích các tài liệu và những thông tin liên quan đến đề tài Tìm hiểu các mô hình thanh toán trong thƣơng mại điện tử của một số Website trong và ngoài nƣớc. Kết hợp nghiên cứu đã có trƣớc đây của các tác giả trong nƣớc cùng với sự chỉ bảo, góp ý của thầy hƣớng dẫn để hoàn thành nội dung nghiên cứu. 5. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu một số hình thức thanh toán điện tử ở Việt Nam Do có những hạn chế nhất định về cơ sở vật chất và điều kiện tiếp cận thực tế với lĩnh vực an toàn và bảo mật trong thanh toán điện tử nên việc cài đặt các ứng dụng chủ yếu mang tính thử nghiệm. 6. Các kết quả nghiên cứu dự kiến cần đạt đƣợc Nghiên cứu một số hình thức thanh toán điện tử, quy trình thanh toán trong thƣơng mại điện tử. Cài đặt thử nghiệm chức năng thanh toán trực tuyến thông qua môi trƣờng web. 7. Bố cục của lu n văn Phần nội dung chính của luận văn sẽ đƣợc bố cục thành 3 chƣơng chính nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan về thƣơng mại điện tử và vấn đề thanh to n điện tử Chƣơng đầu của luận văn sẽ nghiên cứu, tìm hiểu lý thuyết tổng quan về thƣơng mại điện tử, và vấn đề thanh toán điện tử, tìm hiểu lợi ích cũng nhƣ tầm quan trọng của thanh toán điện tử. Bên cạnh đó tác giả cũng nghiên cứu một số hệ thống thanh toán trực tuyến phổ biến nhất hiện nay. Chƣơng 2. Một số hình thứ thanh to n trong thƣơng mại điện tử Trong chƣơng 2 của luận văn, tác giả đi nghiên cứu một số hình thức thanh toán cụ thể: Thẻ thanh toán, tiền điện tử, ví điện tử. Chƣơng 3: Ứng dụng thanh toán cho hệ thống đăng ký học trực tuyến Chƣơng 3 của luận văn xây dựng hệ thống thanh toán trực tuyến, cụ thể với hình thức thanh toán qua ví điện tử cho hệ thống đăng ký học trực tuyến của trƣờng Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – Thái Nguyên
  12. 3 CHƢƠNG 1. TÔNG QUAN VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ VẤN ĐỀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 1.1. Thƣơng mại điện tử 1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử Thƣơng mại điện tử không chỉ bắt đầu từ khi có Web, ngay từ những năm 70 thƣơng mại điện tử đã có thể coi nhƣ đã tồn tại khi có nhiều mua bán giữa các doanh nghiệp đƣợc thực hiện bằng giao thức EDI (Electronic Data Interchange) thông qua các mạng VAN (Value-Added Networks). Tuy nhiên thƣơng mại điện tử thực sự phát triển kể từ khi có mạng Internet. Rất nhiều hình thức thƣơng mại điện tử sử dụng internet nhƣ chuyển tiền điện tử (electronic funds transfer), quản lý dây chuyền cung ứng, Maketing qua mạng internet, xử lý giao dịch trực tuyến trao đổi dữ liệu số, mua bán qua mạng.[10] Thƣơng mại điện tử (Electronic commerce – EC) là một khái niệm đƣợc dùng để mô tả quá trình mua và bán hoặc trao đổi sản phẩm, dịch vụ và thông tin thông qua mạng máy tính, kẻ cả internet. Thuật ngữ “Thƣơng mại” đƣợc nhiều ngƣời hiểu là một số giao dịch đƣợc thực hiện giữa các đối tác kinh doanh. Vì vậy, thƣơng mại điện tử cũng thƣờng đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp là mua và bán trên mạng, hay mua bán thông qua các phƣơng tiện điện tử [14]. 1.1.2. Đặc trưng thương mại điện tử So với thƣơng mại truyền thống, thƣơng mại điện tử có một số đặc trƣng nhƣ sau: - Các bên tiến hành giao dịch trong thƣơng mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trƣớc. Các bên chỉ cần có máy tính điện tử là có thể dễ dàng trao đổi thông tin giao dịch thông qua mạng truyền thông, mà không cần phải gặp mặt trực tiếp nhƣ trong thƣơng mại truyền thống. - Các giao dịch thƣơng mại truyền thống đƣợc thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biến giới quốc gia, còn Thƣơng mại điện tử đƣợc thực hiện trong một thị trƣờng không có biên giới (thị trƣờng thống nhất toàn cầu). Thƣơng mại điện tử trực tiếp tác động tới môi trƣờng cạnh tranh toàn cầu. - Trong hoạt động giao dịch thƣơng mại điện tử đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể. Trong đó có một bên không thể thiếu đƣợc đó là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực.
  13. 4 - Đối với thƣơng mại truyền thống thì mạng lƣới thông tin chỉ là phƣơng tiện để trao đổi dữ liệu, còn với thƣơng mại điện tử thì mạng lƣới thông tin chính là thị trƣờng giúp các bên kinh doanh, mua bán hàng hóa, dịch vụ. 1.1.3. Các loại hình thương mại điện tử Trong thƣơng mại điện tử các giao dịch diễn ra bên trong và giữa ba nhóm tổ chức chủ yếu là: doanh nghiệp, các cơ quan nhà nƣớc (Chính phủ) và ngƣời tiêu dùng [5]. Dựa vào các chủ thể tham gia giao dịch thƣơng mại điện tử ngƣời ta phân thành các loại mô hình giao dịch thƣơng mại điện tử, bao gồm:  Doanh nghiệp với doanh nghiệp (business to business - B2B).  Doanh nghiệp với cơ quan nhà nƣớc (business to government -B2G).  Doanh nghiệp với ngƣời tiêu dùng (business to consumer - B2C).  Cơ quan nhà nƣớc với cơ quan nhà nƣớc (Government to Government G2G).  Cơ quan nhà nƣớc với ngƣời tiêu dùng ( Government to consumer G2C).  Ngƣời tiêu dùng với ngƣời tiêu dùng (consumer to comsumer - C2C). 1.2. Thanh to n trong thƣơng mại điện tử Thanh toán là một trong những vấn đề phức tạp của hoạt động thƣơng mại điện tử. Thƣơng mại điện tử chỉ phát huy đƣợc ƣu điểm khi áp dụng đƣợc những hình thức thanh toán điện tử. 1.2.1. Khái niệm thanh toán điện tử Thanh toán điện tử (Electronic Payment) là việc thanh toán dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, trong đó sử dụng máy tính nối mạng để truyền các thông điệp điện tử, chứng từ điện tử giúp cho quá trình thanh toán nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Thanh toán điện tử là việc thanh toán qua thông điệp điện tử thay vì thanh toán tiền mặt. [14][19] Quá trình thanh toán điện tử có sử dụng các phƣơng tiện điện tử và công nghệ thanh toán tài chính (ví dụ nhƣ mã hóa số thẻ tín dụng, sec điện tử hoặc ví điện tử) giữa ngân hàng, trung gian và các bên tham gia hợp pháp. Việc thanh toán đƣợc thực hiện qua mạng máy tính kết nối với các đơn vị thành viên tham gia thanh toán. Việc sử dụng mạng để chuyền những chứng từ điện tử, dữ liệu tài chính điện tử giúp cho việc thực hiện thanh toán nhanh chóng, mở rộng khoảng cách và phạm vi thanh toán giữa các ngân hàng, doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng trên phạm vi quốc gia và toàn thể giới. Về mặt mô hình, một phƣơng thức thanh toán nói chung là một mô tả hoạt động của một hệ thống xử lý phân tán có nhiều bên tham gia, trong đó có hai bên cơ bản là
  14. 5 bên mua và bên bán. Các bên đƣợc đại diện bởi các máy tính của mình nối với nhau qua mạng máy tính, sử dụng chúng để thực hiện các giao thức thanh toán. Hệ thống thanh toán có thể có các tổ chức tài chính (ví dụ nhƣ ngân hàng) đại diện cho mỗi bên. Trong một số hệ thống thanh toán lại sử dụng một thực thể khác đóng vai trò là ngƣời môi giới, đảm nhiệm việc phát hành những hình thức của tiền hoặc một vật thể nào đó mang giá trị trao đổi thanh toán thƣờng đƣợc gọi là tiền điện tử hoặc séc điện tử và có thể đƣợc đổi lại thành tiền mặt . - Những bên tham gia trong thanh toán điện tử Ngƣời bán: Là ngƣời cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và là cơ sở chấp nhận thẻ thanh toán, chấp nhận các hình thức thanh toán điện tử. Ngƣời mua: Là ngƣời sở hữu thẻ thanh toán hay các tiện ích trong thanh toán điện tử. Ngƣời mua sử dụng tiện ích thanh toán điện tử để trả tiền cho các giao dịch thƣơng mại. Các ngân hàng: Gồm có ngân hàng của ngƣời bán và ngân hàng của ngƣời mua. Các tổ chức phát hành phƣơng tiện thanh toán: Là các tổ chức cung cấp thẻ, cung cấp các phƣơng tiện thanh toán điện tử. 1.2.2. Đặc điểm của thanh toán điện tử Hệ thống thanh toán điện tử dựa trên cơ sở kỹ thuật số, chúng đƣợc xây dựng và phát triển để thực hiện các thanh toán trên internet. Về bản chất, các hệ thống thanh toán điện tử là phiên bản điện tử của các hệ thống thanh toán truyền thống nhƣ tiền mặt, séc và các loại thẻ tín dụng. Tuy nhiên, so với thanh toán truyền thống, các hệ thống thanh toán điện tử có hai điểm khác biệt: Thứ nhất, các hệ thống thanh toán điện tử đƣợc thiết kế để có thể thực thi các việc mua-bán điện tử trên mạng internet. Việc sử dụng công nghệ thông tin và các phƣơng tiện điện tử với khai thác cho phép quá trình giao dịch và công cụ giao dịch đƣợc số hóa và đƣợc ảo hóa bằng những chuỗi bit. Thứ hai, trong thanh toán truyền thống chỉ ngân hàng mới có quyền phát hành tiền và các giấy tờ có giá trị khác. Trong thanh toán điện tử, các công ty và các tập đoàn tài chính cũng đƣợc phép phát triển các phần mềm đóng vai trò là các công cụ thanh toán. Vì vậy, trong thanh toán điện tử, khách hàng có thể lựa chọn 1 trong nhiều cách thức thanh toán khác nhau trên cơ sở phần mềm của các công ty và các tập đoàn
  15. 6 tài chính. Về hình thức, các cách thức thanh toán này cơ bản giống nhau, chúng chỉ khác về mặt logic, về quy trình thanh toán và một số dịch vụ đi cùng. Một hệ thống thanh toán điện tử phải đảm bảo đƣợc những yếu tố sau: Tính an toàn: Hệ thống thanh toán điện tử cần đảm bảo đƣợc tính toàn vẹn cho giao dịch. Để đạt đƣợc điều này, hệ thống phải đảm bảo không có “bên thứ 3” nào có thể thay đổi đƣợc nội dung các thông điệp trong phiên giao dịch, hệ thống có thể chống mọi gian lận từ các bên tham gia dịch nhằm đảm bảo giao dịch an toàn và hợp lệ. Chi phí giao dịch thấp và tốc độ thanh toán nhanh: Chi phí giao dịch và thời gian thanh toán là những yếu tố mà ngƣời mua luôn quan tâm. Họ sẽ không cảm tháy ƣa thích hình thức toán này nếu phải chịu một chi phí giao dịch quá cao, chiếm tỷ lệ lớn trên giá trị hàng hóa và thủ tục thanh toán quá phức tạp, rắc rồi gây mất nhiều thời gian cho họ. Chấp nhận các giao dịch nhỏ: Hệ thống thanh toán cho phép ngƣời mua cho thể thanh toán đƣợc những mặt hàng với số tiền nhỏ. Đảm bảo tính bí mật: Vấn đề đảm bảo tính bí mật cho khách hàng là một yếu tố mà hệ thống thanh toán điện tử cần phải có, bởi vì giao dịch thanh toán đƣợc thực hiện trên Internet, nơi có rất nhiều nguy cơ xâm nhập trái phép. Đảm bảo công bằng cho các bên tham gia: Đảm bảo cho cả hai bên tham gia là bên mua và bên bán không bị thiệt hại do lỗi của thống hay sự gian lận của các bên tham gia. Thân thiện với người sử dụng: Hệ thống phải có cơ chế thanh toán đơn giản và dễ hiểu để phù hợp với nhiều đối tƣợng sử dụng. Dễ dàng tích hợp: Hệ thống thanh toán điện tử phải có khả năng tƣơng thích với các hệ thống khác để đảm bảo thực hiện thanh toán an toàn. 1.2.3. Các mô hình thanh toán điện tử Hệ thống thanh toán điện tử cung cấp khả năng thanh toán hàng hóa và dịch vụ qua thời gian, bằng cách cho phép ngƣời mua trả tiền ngay, trả tiền sau hoặc trả tiền trƣớc khi nhận hàng hóa, dịch vụ từ ngƣời bán. Nghĩa là khi khách hàng có nhu cầu mua hàn hóa từ ngƣời bán, khách hàng có thể gửi tiền sau khi nhận hàng hóa từ ngƣời bán, hoặc trả tiền trƣớc khi nhận hàng hóa từ ngƣời bán. [21] - Mô hình trả sau Trong mô hình trả sau, thời điểm mà tiền của ngƣời mua đƣợc rút khỏi tài khoản và chuyển sang tài khoản của ngƣời bán xảy ra ngay hoặc sau giao dịch mua
  16. 7 bán. Ví dụ: Khách hàng đặt mua một chiếc áo, khách hàng đặt lệnh thành công, giao dịch thành công thì tiền từ tài khoản của khách hàng mới đƣợc chuyển đến tài khoản của ngƣời bán với số tiền tƣơng ứng. Hoạt động của hệ thống theo mô hình trả sau dựa trên nguyên tắc tín dụng. Mô hình nhƣ sau: Hình 1.1. Mô hình trả sau Với mô hình này, ngƣời mua sẽ thanh toán cho ngƣời bán thông qua một chứng từ tín dụng. Đầu tiên, ngƣời mua gửi cho ngƣời bán một chứng tử tín dụng để thanh toán cho giao dịch mua hàng. Sau khi nhận đƣợc chứng từ, ngƣời bán có hai lựa chọn: + Chấp nhận giá trị của chứng từ tín dụng đó và liên lạc với ngân hàng của mình sau này. + Liên lạc với ngân hàng của mình trong quá trình mua bán, và việc chuyển khoản sẽ xảy ra ngay trong quá trình giao dịch. Tiếp theo, ngƣời đƣợc thanh toán (ngƣời bán) sẽ yêu cầu chuyển khoản với ngân hàng đại diện của mình. Ngân hàng của ngƣời bán sẽ liên lạc với ngân hàng đại diện của ngƣời mua để thực hiện kiểm tra/chấp nhận chứng từ tín dụng do ngƣời mua đã cung cấp, khi đó tiền từ tài khoản ngƣời mua sẽ đƣợc chuyển sang cho ngƣời bán. Kết thúc quá trình thanh toán, ngân hàng đại diện bên mua sẽ gửi thông báo tới cho ngƣời mua thông tin về giao dịch thành công. Chứng từ ở đây là do ngƣời mua tự tạo ra với những thông tin thanh toán, giống với việc chúng ta sử dụng Séc trong thanh toán truyền thống.
  17. 8 - Mô hình trả trước Khác với mô hình trả sau, trong mô hình trả trƣớc này, tiền rút ra khỏi tài khoản của ngƣời mua xảy ra trƣớc quá trình giao dịch. Nghĩa là, ngƣời mua phải thanh toán một lƣợng tiền tƣơng ứng trƣớc để mua một chứng từ/ tiền điện tử và sau đó, sử dụng đồng tiền này để thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ. Cụ thể nhƣ sau: Đầu tiên, ngƣời mua liên hệ với ngân hàng đại diện của mình để có đƣợc một chứng từ hoặc tiền điện tử do ngân hàng phát hành. Chứng từ hay tiền điện tử này đƣợc ngân hàng đại diện đảm bảo, và có thể sử dụng để thanh toán các giao dịch với những ngƣời bán chấp nhận và có xác lập thanh toán với ngân hàng. Khi ngƣời mua yêu cầu ngân hàng phát hành chứng từ hay tiền điện tử, thì tài khoản của ngƣời mua sẽ bị trừ đi một lƣợng tiền tƣơng ứng với giá trị thanh toán của chứng từ đó. Nhƣ vậy, nghĩa là ngƣời mua phải trả tiền trƣớc khi ngƣời mua sử dụng chứng từ đó để thực hiện giao dịch mua hàng hóa và dịch vụ. Chứng từ ở đây không phải là do khách hàng tạo ra mà do ngân hàng tạo ra, phục vụ cho mục đích thanh toán. Và chứng từ này có thể sử dụng giống nhƣ tiền mặt, do đó mô hình này còn đƣợc gọi là mô hình mô phỏng tiền điện tử Tiếp theo, ngƣời mua thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ với ngƣời bán, ngƣời mua sử dụng chứng từ đó để thanh toán. Ngƣời bán sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ hay tiền điện tử đó. Nếu chứng từ không hợp lệ, ngƣời bán có thể dừng giao dịch. Và ngƣợc lại, ngƣời bán chấp nhận chứng từ và liên hệ với ngân hàng đại diện của mình để chuyển tiền vào tài khoản của mình số tiền tƣơng ứng với chứng từ hay tiền điện tử. Mô hình mô phỏng trả trƣớc nhƣ sau: Hình 1.2. Mô hình trả trước
  18. 9 Tiền điện tử hay chứng từ ở mô hình trả trƣớc không phải do ngƣời mua tạo ra, mà do ngân hàng của ngƣời mua tạo ra. Ngƣời mua phải thanh toán trƣớc một khoản tiền tƣơng ứng để có đƣợc chứng từ hay tiền điện tử đó. 1.2.4. Một số hệ thống thanh toán điện tử 1.2.4.1. Hệ thống thanh toán thẻ + Thẻ tín dụng (Credit Card) Giao dịch thanh toán bằng thẻ tín dụng trong thƣơng mại điện tử cũng tƣơng tự nhƣ hệ thống thanh toán thẻ tín dụng trong thƣơng mại truyền thống. Trong giao dịch thẻ tín dụng trên Internrt , khách hàng “xuất trình” thẻ tín dụng và ngƣời bán kiểm tra tính xác thực của thẻ thanh toán. Ngƣời bán hàng thông qua ngân hàng phát hành thẻ kiểm tra số tiền trong tài khoản của khách hàng để đảm bảo khả năng thanh toán và thực hiện các thủ tục để nhận khoản tiền thanh toán của khách hàng. Toàn bộ quá trình giao dịch hoặc thanh toán thẻ tín dụng có thể đƣợc xử lý trực tuyến theo 2 cách: - Gửi số thẻ tín dụng chƣa mã hóa trên internet: toàn bộ các thông tin liên quan đến giao dịch bao gồm các thông tin giới thiệu về hàng hóa mẫu đơn đặt hàng (từ phía ngƣời bán hàng) hợp đồng mua hàng (từ phía ngƣời mua) đều đƣợc chuyển phát trên internet dƣới dạng ngôn ngữ liên kết siêu văn bản (http) không mã hóa, cách giao dịch này không an toàn và độ bảo mật thông tin thẻ thấp. - Mã hóa các thông tin chi tiết về thẻ tín dụng trƣớc khi thực hiện một giao dịch: Các thông tin liên quan đến giao dịch và các thông tin liên quan đến thẻ thanh toán đƣợc mã hóa trƣớc khi truyền đi trên Internet. Nếu toàn bộ thông tin truyền phát giữa ngƣời mua và ngƣời bán đều đƣợc mã hóa, ngƣời bán đƣợc phép giải mã các thông tin chi tiết liên quan đến việc đặt hàng để hoàn tất quá trình đặt hàng. + Thẻ ghi nợ (Debit Card) Là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi. Loại thẻ này khi đƣợc sử dụng để mua hàng hoá hay dịch vụ, giá trị những giao dịch sẽ đƣợc khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn... đồng thời chuyển ngân lập tức vào tài khoản của cửa hàng, khách sạn. Thẻ ghi nợ còn đƣợc sử dụng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động. Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuôc vào số dƣ hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ
  19. 10 + Thẻ rút tiền mặt Là loại thẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hoặc ở ngân hàng. Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, yêu cầu đặt ra đối với loại thẻ này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gởi vào tài khoản ngân hàng hoặc chủ thẻ đƣợc cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng đƣợc. 1.2.4.2. Hệ thống thanh toán bằng ví điện tử Ví điện tử là một dịch vụ về thanh toán trực tuyến cho phép ngƣời dùng sử dụng số tiền có trong ví để mua hàng hoặc trả phí tại các website thƣơng mại điện tử đồng thời cho phép các giao dịch chuyển tiền, nạp tiền, rút tiền, theo dõi lịch sử giao dịch… Bên cạnh đó, Ví điện tử doanh nghiệp với các chức năng dành cho “ngƣời bán” sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động bán hàng trực tuyến và rút ngắn quy trình thanh toán, giao nhận hàng hóa nhƣ quản lý đơn hàng, tích hợp website bán hàng, quản trị các phƣơng thức vận chuyển… Ví điện tử là một loại tài khoản dùng để thanh toán trong các giao dịch nhƣng tiền trong ví chỉ là tiền ảo, khác với tài khoản trong ngân hàng là tiền thật. Nó giống nhƣ một ngƣời giữ tiền trung gian đứng ra thay mặt ngân hàng thực hiện thanh toán cho ngƣời sử dụng trong các hoạt động thƣơng mại điện tử. Ngƣời dùng chỉ cần đăng ký tài khoản ví điện tử qua website dịch vụ của nhà cung cấp, rồi tiến hành nạp tiền vào ví từ tài khoản ngân hàng, tài khoản thẻ ATM, thẻ trả trƣớc... Sau đó có thể dùng ví điện tử để thanh toán các giao dịch áp dụng hình thức thanh toán này. Đơn vị cung cấp ví điện tử có trách nhiệm đảm bảo qu yền lợi cân bằng giữa các bên. Chẳng hạn khi mua hàng, ngƣời dùng thanh toán bằng ví điện tử thì tổ chức phát hành ví điện tử có trách nhiệm thông báo với bên bán hàng là đã nhận đƣợc tiền và yêu cầu bên bán giao hàng cho ngƣời dùng. Ngƣời dùng nhận hàng nhƣng nếu không vừa ý, không đúng nhƣ thỏa thuận khi mua có thể thông báo lại với “ngƣời giữ tiền trung gian” và “ngƣời” này có trách nhiệm không thanh toán lại cho nơi bán hàng hay đòi lại tiền nếu đã thanh toán. Chính vì điều này làm ví điện tử trở nên an toàn hơn so với tài khoản ngân hàng khi dùng để thanh toán. 1.2.4.3. Hệ thống thanh toán bằng chuyển khoản điện tử Hệ thống chuyển khoản điện tử đƣợc thiết kế để chuyển một khoản tiền cụ thể từ tài khoản này tới tài khoản khác. Phƣơng thức thanh toán này đã có từ lâu trƣớc khi thƣơng mại điện tử ra đời. Các thiết bị sử dụng là các máy giao dịch tự động máy tính cá nhân và các thiết bị điện thoại. Các ngân hàng sử dụng mạng giá
  20. 11 trị gia tăng chuyên biệt để giao dịch với nhau qua trung tâm bù trừ tự động (ACH – Automated Clearing house). Đặc điểm khác nhau giữa chuyển khoản điện tử trong thƣơng mại truyền thống và chuyển khoản điện tử trên Internet là ở chỗ trong chuyển khoản điện tử trên Internet là thông tin phải qua các cổng thanh toán (GateWaypayment). Cổng thanh toán nằm giữa mạng công cộng và mạng ngân hàng truyền thống. Chức năng chủ yếu của nó là giải mã gói số liệu do mạng công cộng truyền đến đồng thời đóng gói lại số liệu theo giao thức thông tin trong nội bộ hệ thống ngân hàng. Tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía ngân hàng chuyển đổi số liệu thành format số liệu rồi chuyển đƣa lên mạng truyền thống, đồng thời tiến hành bảo mật dữ liệu.Nhƣ vậy cổng thanh toán chủ yếu là để thông tin chuyển đổi giao thức và mã hóa, giải mã dữ liệu, bảo vệ nội bộ ngân hàng. - Chuyển tiền điện tử tại địa điểm bán hàng EFTPOS (Electronic Funds Transfer at Point of Sale) là một dạng của EFT áp dụng khi khách hàng thực hiện các hoạt động mua hàng tại các địa điểm bán vật lý. EFTPOS đƣợc thiết kế cho phép sử dụng các loại thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ trong thanh toán. Đối với thẻ ghi nợ, giá trị của giao dịch mua bán ngay lập tức đƣợc ghi nợ vào một tài khoản của ngân hàng đang tồn tại, với các loại thẻ tín dụng, EFTPOS sẽ kiểm tra tính hợp lệ tại thời điểm hiện tại sau đó ghi vào bên có tài khoản thẻ tín dụng khoản tiền tƣơng đƣơng với giá trị của giao dịch mua bán. - Mua hàng tại cửa hàng - Thanh toán thẻ - Thông tin từ cửa hàng tới ngân hàng để kiểm tra - Ngân hàng kiểm tra tài khoản và tính hợp lệ của giao dịch - EFT từ ngân hàng của ngƣời mua tới ngân hàng của ngƣời bán. Quy trình thanh toán: Hình 1.3. Quy trình thanh toán chuyển tiền điện tử [15]
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2