intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Ninh Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

25
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội "Dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Ninh Bình" nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng dịch vụ công tác xã hội cho người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Ninh Bình hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Ninh Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Ninh Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG-THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI DƢƠNG XUÂN THÀNH DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƢỜI CAO TUỔI TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÀ NỘI - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG-THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI DƢƠNG XUÂN THÀNH DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƢỜI CAO TUỔI TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH NINH BÌNH Chuyên ngành : Công tác xã hội Mã ngành : 8760101 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM NGỌC LINH HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Phạm Ngọc Linh. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. TÁC GIẢ Dƣơng Xuân Thành
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của giáo viên hƣớng dẫn, của các tập thể, cá nhân, sự động viên của bạn bè và gia đình. Trƣớc tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Ngọc Linh ngƣời đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để truyền đạt kiến thức, hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi có thể hoàn thành bài luận văn của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Ninh Bình, các cán bộ và những ngƣời cao tuổi tại trung tâm đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, tƣ liệu khách quan, tham gia khảo sát giúp tôi hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình cùng bạn bè thân thiết - những ngƣời đã luôn ở bên cạnh tôi, động viên và cổ vũ tinh thần cho tôi trong suốt thời gian làm luận văn. Mặc dù tôi đã cố gắng hết sức nhƣng do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên bài luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc các ý kiến đóng góp từ phía các thầy, cô giáo trong Hội đồng phản biện để bài luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 6 năm 2020 Tác giả luận văn Dƣơng Xuân Thành
  5. I MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ IV DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. V DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ............................................................. VI LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ....... Error! Bookmark not defined. 2. Tổng quan vê vấn đề nghiên cứu ............................................................... 3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 9 4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ............................................. 10 5. Ý nghĩa nghiên cứu ................................................................................... 10 6. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 11 7. Kết cấu luận văn........................................................................................13 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ........ 14 1.1. Một số khái niệm công cụ ...................................................................... 14 1.1.1. Khái niệm ngƣời cao tuổi ...................................................................... 14 1.1.2. Khái niệm dịch vụ ................................................................................. 15 1.1.3. Khái niệm công tác xã hội..................................................................... 15 1.1.4. Khái niệm dịch vụ công tác xã hội........................................................ 16 1.1.5. Khái niệm dịch vụ công tác xã hội với ngƣời cao tuổi ......................... 17 1.2. Các dịch vụ công tác xã hội với ngƣời cao tuổi ................................... 18 1.2.1. Dịch vụ trợ giúp khẩn cấp ..................................................................... 18 1.2.2. Dịch vụ tham vấn .................................................................................. 21 1.2.3. Dịch vụ quản lý trƣờng hợp .................................................................. 23 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến dịch vụ công tác xã hội với ngƣời cao tuổi ......................................................................................................................... 27
  6. II 1.3.1. Yếu tố trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ nhân viên công tác xã hội .................................................................................................................... 27 1.3.2. Yếu tố thuộc về ngƣời cao tuổi ............................................................. 28 1.3.3. Yếu tố thuộc về cơ sở cung cấp dịch vụ Công tác xã hội .......................... 28 1.3.4. Yếu tố văn hóa ...................................................................................... 29 1.3.5. Yếu tố chính sách, pháp luật ................................................................. 30 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................... 32 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƢỜI CAO TUỔI TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH NINH BÌNH ............................................................................... 33 2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ............... 33 2.1.1. Giới thiệu về Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Ninh Bình ......... 33 2.1.2. Khách thể nghiên cứu............................................................................ 39 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng các dịch vụ công tác xã hội với Ngƣời cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Ninh Bình ......... 43 2.2.1. Dịch vụ trợ giúp khẩn cấp ..................................................................... 43 2.2.2. Dịch vụ tham vấn .................................................................................. 51 2.2.3. Dịch vụ quản lý trƣờng hợp .................................................................. 58 2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng khi triển khai dịch vụ công tác xã hội hỗ trợ Ngƣời cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Ninh Bình ....................................................................................................... 66 2.3.1. Yếu tố trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ nhân viên công tác xã hội .................................................................................................................... 66 2.3.2. Yếu tố thuộc về ngƣời cao tuổi ............................................................. 68 2.3.3. Yếu tố thuộc về Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Ninh Bình ......................................................................................................................... 69 2.3.4. Yếu tố văn hóa ...................................................................................... 71
  7. III 2.3.5. Yếu tố chính sách, pháp luật ................................................................. 72 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................... 76 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƢỜI CAO TUỔI TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ....................................................................................................... 78 3.1. Định hƣớng chung về nâng cao chất lƣợng dịch vụ Công tác xã hội với Ngƣời cao tuổi ......................................................................................... 78 3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ Công tác xã hội với Ngƣời cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Ninh Bình ......................................................................................................................... 80 3.2.1. Giải pháp đẩy mạnh truyền thông về hoạt động cung cấp dịch vụ Công tác xã hội với ngƣời cao tuổi ........................................................................... 80 3.2.2. Đào tạo, nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ, nhân viên, cộng tác viên CTXH........................................................................................ 81 3.2.3. Đầu tƣ, hoàn thiện cơ sở vật chất, tổ chức bộ máy của trung tâm .............. 81 3.2.4. Nâng cao chất lƣợng công tác quản lý về cung cấp dịch vụ Công tác xã hội tại trung tâm .............................................................................................. 84 3.2.5. Giải pháp về chính sách, pháp luật của nhà nƣớc ................................. 85 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................... 88 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................95 PHỤ LỤC
  8. IV DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Dịch nghĩa 1 BTXH Bảo trợ xã hội 2 CTXH Công tác xã hội 3 NCT Ngƣời cao tuổi 4 NVCTXH Nhân viên công tác xã hội 5 TC Thân chủ
  9. V DANH MỤC CÁC BẢNG TRANG Bảng 2.1: Đặc điểm của khách thể nghiên cứu..........................................40 Bảng 2.2: Các nhu cầu giải trí chủ yếu của NCT.......................................42 Bảng 2.3: Số liệu ngƣời cao tuổi đƣợc bảo vệ khẩn cấp............................43 Bảng 2.4: Số liệu tham vấn ,kết nối và can thiệp hỗ trợ NCT ...................51 Bảng 2.5: Nội dung tham vấn với NCT......................................................54 Bảng 2.6: Số liệu quản lý trƣờng hợp đối tƣợng NCT năm 2019 ..............59 Bảng 2.7: Các chính sách, dịch vụ NCT đang đƣợc hƣởng từ Đảng và Nhà nƣớc tại Trung tâm Bảo trợ và CTXH Ninh Bình.......................................73
  10. VI DANH MỤC BẢNG BIỂU TRANG Biểu đồ 2.1: Các hoạt động dịch vụ trợ giúp khẩn cấp với NCT...............47 Biểu đồ 2.2: Cảm nhận NCT về dịch vụ trợ giúp khẩn cấp.......................48 Biểu đồ 2.3: Mức độ hài lòng của NCT về dịch vụ trợ giúp khẩn cấp.......49 Biểu đồ 2.4: Thực hiện quy trình tham vấn...............................................55 Biểu đồ 2.5: Thái độ của NVCTXH khi thực hiện tham vấn.....................56 Biểu đồ 2.6: Cảm nhận NCT khi sử dụng dịch vụ tham vấn......................57 Biểu đồ 2.7: Mức độ hài lòng của NCT về dịch vụ tham vấn....................58 Biểu đồ 2.8: Đánh giá NCT về giai đoạn tiếp nhận và đánh giá................61 Biểu đồ 2.9: Đánh giá của NCT về đánh giá và lập kế hoạch....................62 Biểu đồ 2.10: Đánh giá của NCT về giai đoạn thực hiện kế hoạch............63 Biểu đồ 2.1: Đánh giá của NCT sau khi sử dụng dịch vụ quản lý trƣờng hợp..............................................................................................................64 Biểu đồ 2.12: Mức độ hài lòng của NCT về dịch vụ quản lý trƣờng hợp..65 Biểu đồ 2.13: Yếu tố thuộc về nhân viên CTXH ảnh hƣởng đến dịchvụ CTXH với NCT......................................................................................................67 Biểu đồ 2.14: Yếu tố thuộc về ngƣời cao tuổi ảnh hƣởng đến dịch vụ CTXH với NCT......................................................................................................69 Biểu đồ 2.15: Yếu tố thuộc về Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Ninh Bình...................................................................................................70 Biểu đồ 2.16: Yếu tố văn hóa ảnh hƣởng đến dịch vụ CTXH với NCT....72 Biểu đồ 2.17: Yếu tố chính sách, pháp luật ảnh hƣởng đến dịch vụ CTXH với NCT............................................................................................................73
  11. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Già hóa dân số đang là một trong những vấn đề xã hội dành đƣợc nhiều sự quan tâm của nhiều nƣớc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo đánh giá của quỹ dân số Liên Hợp Quốc, Việt Nam là một trong mƣời quốc gia có tỷ lệ già hóa dân số nhanh nhất thế giới[41]. Già hóa dân số tác động đến toàn bộ khía cạnh đời sống xã hội của thế giới và từng quốc gia. Một mặt thì dân số già đƣợc coi là hệ quả tích cực của phát triển kinh tế, chăm sóc y tế và phúc lợi xã hội. Mặt khác thì già hóa dân số tạo sức ép về kinh tế - tài chính, tác động tiêu cực đến các chƣơng trình chăm sóc sức khỏe và hƣu trí. Theo báo cáo của Bộ Y Tế về chăm sóc sức khỏe NCT(2018) thì đời sống vật chất của NCT còn gặp nhiều khó khăn khi 68% sống ở nông thôn là nông dân và làm nông nghiệp. Hơn 72% ngƣời già sống với con cháu trong khi xu hƣớng quy mô gia đình Việt Nam đang chuyển dần từ gia đình truyền thống sang gia đình hạt nhân. Tình trạng NCT sống không có vợ/chồng chiếm tỷ lệ cao, số cụ bà cô đơn cao gấp 5,44 lần so với cụ ông; phụ nữ cao tuổi sống ly hôn, ly thân gấp 2,2 lần so với nam giới[36]. Với sức khỏe NCT còn nhiều hạn chế thì việc phải sống một mình là điều rất bất lợi với họ khi về già.Trƣớc thực trạng đó, Đảng và nhà nƣớc ta cần phải quan tâm nhiều hơn đến công cuộc đổi mới công tác chăm sóc NCT, hoàn thiện hơn hệ thống chính sách trợ cấp xã hội và tăng cƣờng quản lý các dịch vụ CTXH trong đó có dịch vụ CTXH dành cho NCT tại trung tâm Bảo trợ xã hội. Ở nƣớc ta trong những năm gần đây, công tác chăm sóc NCT nói chung và công tác cung cấp dịch vụ xã hội cho NCT nói riêng bƣớc đầu đã có những chuyển biến tích cực. Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thƣơng binh xã hội công bố cuối năm 2016, cả nƣớc đã có 144 trung tâm Bảo trợ xã hội hoặc trung tâm Công tác xã hội có cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho ngƣời cao
  12. 2 tuổi. Trong đó có 112 trung tâm tổng hợp; 32 trung tâm chuyên biệt dành cho ngƣời cao tuổi và sẽ tiếp tục tiến hành mở rộng thêm các trung tâm Bảo trợ xã hội; trung tâm chuyên biệt dành cho NCT trong thời gian tới[37]. Tuy nhiên nhìn chung hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho NCT cũng còn nhiều hạn chế, đặc biệt chất lƣợng cuộc sống của NCT tại các trung tâm Bảo trợ xã hội mới chỉ ở mức độ đáp ứng những nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở và sinh hoạt tinh thần. Do nguồn kinh phí nhà nƣớc bảo trợ còn hạn hẹp nên chất lƣợng cuộc sống cả về tinh thần và vật chất của NCT còn chƣa cao. Vì vậy, việc đổi mới cung cấp các loại hình dịch vụ theo nhu cầu, nguyện vọng của NCT trong trung tâm Bảo trợ xã hội đóng góp vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng cuộc sống của NCT. Đồng thời sẽ góp phần tạo nên hiệu quả của CTXH từ đó cải thiện, nâng cao chất lƣợng dịch vụ CTXH hƣớng tới phát triển dịch vụ CTXH dành cho NCT mang tính chuyên nghiệp hơn nhất là trong bối cảnh hiện nay. Nhà nƣớc đang có chính sách đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa công tác trợ giúp các đối tƣợng bảo trợ xã hội; mở rộng các loại hình dịch vụ trợ giúp xã hội, nhất là loại hình dịch vụ chăm sóc tự nguyện, có đóng góp kinh phí. Thời gian qua, trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Ninh Bình đã tích cực đổi mới phƣơng thức lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, qua đó làm tốt vai trò tham mƣu giúp Ban Giám Đốc Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình; cung cấp các dịch vụ công tác xã hội; tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dƣỡng các đối tƣợng ngƣời cao tuổi cô đơn không nơi nƣơng tựa, ngƣời khuyết tật đặc biệt nặng, trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình[38], trong đó ngƣời cao tuổi chiếm 57,1%. Đối với ngƣời cao tuổi tại trung tâm, trung tâm đã có nhiều sự quan tâm, chăm lo đời sống mọi mặt của ngƣời cao tuổi nhƣ: tổ chức mừng thọ cho các cụ vào dịp đầu năm, tổ chức các buổi giao lƣu, nói chuyện chuyên đề đáp ứng nhu
  13. 3 cầu, nguyện vọng của đông đảo ngƣời cao tuổi,… Đặc biệt từ khi Luật Ngƣời cao tuổi và Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/03/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về Phê duyệt đề án phát triển nghề Công tác xã hội[25] đƣợc đƣa vào tổ chức, thực hiện, công tác chăm sóc ngƣời cao tuổi nói chung và công tác cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho ngƣời cao tuổi bƣớc đầu đã có một số chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, do các điều kiện kinh tế xã hội của trung tâm vẫn có nhiều khó khăn nên các dịch vụ chăm sóc, giúp đỡ ngƣời cao tuổi còn nhiều hạn chế. Từ đó, rất cần có những biện pháp nhằm phát triển các dịch vụ công tác xã hội với ngƣời cao tuổi, qua đó góp phần hỗ trợ, nâng cao đời sống cho ngƣời cao tuổi tại trung tâm ở mọi phƣơng diện. Vì vậy, tác giả đã tiến hành tìm hiểu nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Ninh Bình ” làm đề tài cho luận văn của mình . 2. Tổng quan vê vấn đề nghiên cứu Vấn đề về NCT luôn luôn là một trong những vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu ở các quốc gia vì thế mà đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới về NCT. Có thể kể đến một số công trình sau: 2.1. Tổng quan trên thế giới Trên thế giới, dịch vụ công tác xã hội với ngƣời cao tuổi đƣợc chia thành hai xu hƣớng chủ yếu là chăm sóc trong ngƣời cao tuổi các cơ sở chăm sóc ngƣời già hoặc trung tâm dƣỡng lão và dịch vụ chăm sóc ngƣời cao tuổi tại gia đình và cộng đồng. Cơ cấu các DVCTXH có sự kết hợp của các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ. Mối quan hệ này khác nhau giữa các nƣớc do lịch sử phát triển của hệ thống phúc lợi xã hội, yếu tố văn hóa, xã hội và kinh tế chính trị của mỗi nƣớc.
  14. 4 Ruth E Dunkle (2008) Journal of Gerontological Social Work. Nghiên cứu đã cung cấp một cái nhìn về việc tạo ra các dịch vụ xã hội để đáp ứng nhu cầu của NCT. Bài viết cho thấy rằng sự phát triển vai trò của NVXH với NCT vẫn nhất quán trong lịch sử. Sự khác biệt trong nghề nghiệp từ năm 1990 không ảnh hƣởng đến các dịch vụ cho NCT vì họ có nhóm khách hàng khác nhau. Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra các chính sách xã hội thời điểm đó đƣợc thiết kế để cung cấp dịch vụ cho NCT nhƣng lại chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của họ.[32] IASW(2011) The Role of the social worker with older person. Báo cáo đã đƣa ra những quan điểm lý thuyết về CTXH với NCT từ đó làm nổi bật vai trò quan trọng và ngày càng tăng của NVXH chuyên nghiệp làm việc với NCT trong nhiều cơ quan khác nhau. Báo cáo đã phân tích đƣợc nhu cầu và quyền lợi của NCT từ đó nhấn mạnh lên nhiệm vụ của CTXH với NCT. Trong báo cáo này cũng đã có những đánh giá ngắn gọn về pháp luật trong vấn đề lạm dụng NCT. [34] VNFPA(2012) Già hóa trong thế kỷ 21: Thành tựu và thách thức. Trong báo cáo đã phân tích đƣợc thực trạng của NCT, rà soát tiến độ thực hiện chính sách và hành động của chính phủ, các cơ quan liên quan kể từ khi Hội nghị thế giới lần thứ 2 về NCT. Việc thực hiện kế hoạch hành động quốc tế Madrid về NCT nhằm đáp ứng với những cơ hội và thách thức của một thế giới đang già hóa và các mối quan tâm của NCT. Ngoài ra, báo cáo cũng xác định đƣợc các khoảng trống và đồng thời đƣa ra các khuyến nghị về định hƣớng tƣơng lai nhằm đảm bảo mọi ngƣời ở mọi lứa tuổi trong xã hội bao gồm: NCT và giới trẻ đều có cơ hội góp phần xây dựng xã hội cũng nhƣ đƣợc hƣởng các phúc lợi xã hội đó. Điểm nổi bật của báo cáo này chính là tiếng nói của NCT đƣợc ghi lại thông qua các thông số thể hiện ở trong báo cáo. [35]
  15. 5 Daniel Kaplan, Barbara Brkma (2015) The OxFord hand book of Social Workin Health and Agin. Nghiên cứu đã đề cập đến bối cảnh chăm sóc sức khỏe liên ngành đang phát triển và môi trƣờng thực hành CTXH về sức khỏe với NCT. Nghiên cứu cũng chỉ ra các cải tiến gần đây trong các lý thuyết về NCT; đổi mới trong các can thiệp lâm sàng; những phát triển lớn trong các chính sách xã hội và tài trợ chăm sóc sức khỏe cho NCT; các dịch vụ chăm sóc cao cấp. Ƣu điểm nghiên cứu đã đề cập đến nhiều nhóm dân số mà NVCTXH phục vụ và các nơi mà họ đến thực hành. Trên cơ sở đó đƣa ra các khuyến nghị chi tiết về cách thực hành tốt nhất cho các loại tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần. Thêm vào đó là sự đa dạng về xu hƣớng chăm sóc sức khỏe và ý nghĩa đối với thực tiễn, nghiên cứu và chính sách. [33] Andrew, Scharlach(2015) Social Work with Older Adults in the United States. Nghiên cứu đã chỉ ra những hạn chế khả năng đáp ứng nhu cầu của NCT của các dịch vụ công tác xã hội với NCT ở Hoa Kỳ và Các tiểu bang đƣợc cung cấp, tài trợ thông qua một nền kinh tế hỗn hợp bao gồm Chính phủ, khu vực tự nguyện và thị trƣờng tƣ nhân. Bao gồm: Sự phối hợp giữa các dịch vụ kém, sự chênh lệch kinh tế - xã hội giữa những ngƣời cao tuổi ở Hoa Kỳ, thiếu nhân lực công tác xã hội và trình độ của đội ngũ nhân viên công tác xã hội còn hạn chế chƣa đƣợc đào tạo bài bản về lĩnh vực NCT,...Đồng thời trong nghiên cứu đã chỉ ra và phân tích những tiến bộ gần đây trong giáo dục công tác xã hội với NCT ở Hoa Kỳ đƣợc thiết kế đào tạo, bài bản nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên công tác xã hội thông qua các sáng kiến liên quan đến phát triển chƣơng trình giảng dạy về lão hóa, đào tạo, phát triển tổ chức, và học bổng .[31] Các kết quả nghiên cứu, báo cáo trên thế giới hầu hết đều đã chỉ ra đƣợc thực trạng về già hóa dân số và các vấn đề khó khăn mà NCT gặp phải cũng nhƣ những rào cản khiến NCT gặp khó khăn trong tiếp cận dịch vụ công tác xã
  16. 6 hội. Đồng thời các nghiên cứu, báo cáo cũng góp phần làm rõ hơn thực tế cung cấp các mô hình, dịch vụ công tác xã hội cho NCT. Tuy nhiên các mô hình, dịch vụ công tác xã hội cung cấp cho NCT trong các nghiên cứu báo cáo trên chủ yếu áp dụng vào các nƣớc phát triển. Chính vì vậy, việc áp dụng vào nƣớc ta vẫn còn rất nhiều hạn chế . 2.2. Một số nghiên cứu về NCT ở Việt Nam Hiện nay ở Việt Nam, cùng với sự phát triển ngành CTXH, các nghiên cứu về CTXH với NCT trong nƣớc đang có sự gia tăng về số lƣợng và chất lƣợng. Trong thời gian qua, đã có nhiều bài viết, sách, báo cáo, các công trình đề tài nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực CTXH với NCT nhƣ: Hƣớng nghiên cứu về dịch vụ Công tác xã hội: Đề tài“Đánh giá nhu cầu về dịch vụ công tác xã hội và xây dựng kế hoạch thiết lập mô hình và hệ thống cung cấp dịch vụ từ trung ương đến cộng đồng” đƣợc thực hiện năm 2011 bởi một nhóm các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Lao động Xã hội do Ths. Đặng Kim Chung chủ trì [9]. Đề tài tiến hành nghiên cứu nhu cầu và khả năng đáp ứng về dịch vụ công tác xã hội của các nhóm đối tƣợng ở Việt Nam trong đó có ngƣời cao tuổi, đồng thời đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Năm 2014, Nguyễn Văn Hồi với đề tài “ Đề xuất mô hình trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội ở Việt Nam”[13]. Đề tài đã trình bày khái quát những kết quả nghiên cứu đánh giá về thực trạng hoạt động cung cấp dịch vụ CTXH của mạng lƣới các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH ở Việt Nam (Gồm các Trung tâm BTXH công lập và ngoài công lập) trong đó nhấn mạnh đến những hạn chế và đƣa ra một số đề xuất về các mô hình trợ giúp CTXH ở Việt Nam.
  17. 7 Nguyễn Thị Thái Lan và cộng sự Chu Thị Huyền Yến, Đỗ Ngọc Bích với nghiên cứu “ Chuyên nghiệp hóa các dịch vụ Công tác xã hội ở Việt Nam: Thực trạng và nhu cầu’’[14] tại hội thảo khoa học Quốc tế ở Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đã phân tích sâu về thực trạng và nhu cầu cần chuyên nghiệp hóa các dịch vụ CTXH ở Việt Nam. Từ đó nghiên cứu đƣa ra những đề xuất xây dựng và phát triển các dịch vụ này nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn và đảm bảo chất lƣợng các dịch vụ. Hƣớng nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hôi với ngƣời cao tuổi: Nguyễn Văn Dũng (2016) có luận văn nghiên cứu về “ Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn trung tâm Bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa thành phố Hồ Chí Minh”[10]. Đề tài đã đánh giá thực trạng về triển khai các dịch vụ công tác xã hội với ngƣời cao tuổi đồng thời chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế khi triển khai các dịch vụ đó của trung tâm từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ công tác xã hội với ngƣời cao tuổi tại trung tâm. Đỗ Ngọc Sơn (2016) với đề tài “ Dịch vụ CTXH với NCT từ thực tiễn tỉnh Yên Bái’’[23]. Đề tài đã nêu bật các nhu cầu của NCT và quy mô các dịch vụ chăm sóc NCT tại cộng đồng, đề tài cũng đã chỉ ra các yêu cầu cần thiết đối với NVXH khi làm việc với NCT. Ngô Thị Tâm Tình (2016) có nghiên cứu về “ Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn tỉnh Hà Tĩnh’’[24]. Đề tài cho thấy cần phải thực hiện những dịch vụ của CTXH với những phƣơng pháp đặc thù của CTXH nhằm hỗ trợ nâng cao đời sống vật chất , tinh thần cho ngƣời cao tuổi trên mọi phƣơng diện. Năm 2017, Phạm Thị Thúy Mùi có luận văn nghiên cứu về “ Dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh Thái Bình’’[18]. Luận văn chủ yếu tập trung vào 3 mô hình dịch
  18. 8 vụ của trung tâm đó là: Dịch vụ chăm sóc dài hạn do nhà nƣớc chi trả phí dịch vụ; dịch vụ chăm sóc dài hạn theo cơ chế tự nguyện, có nộp phí và dịch vụ chăm sóc ban ngày cho đối tƣợng NCT ở trung tâm chứ chƣa đi sâu nhiều vào đánh giá tình trạng sử dụng các dịch vụ công tác xã hội với NCT tại trung tâm. Năm 2018, Đặng Phƣơng Liên có nghiên cứu về “ Dịch vụ CTXH trong chăm sóc sức khỏe NCT thuộc hộ nghèo từ thực tiễn huyện Yên Minh , Hà Giang’’[15]. Nghiên cứu đã làm rõ đƣợc thực trạng các dịch vụ CTXH đối với NCT thuộc hộ nghèo tại địa phƣơng, chỉ ra đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến việc triển khai cung cấp dịch vụ CTXH trên địa bàn. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ CTXH trong chăm sóc sức khỏe NCT thuộc hộ nghèo tại địa phƣơng. Năm 2019, Nguyễn Thị Hiền có nghiên cứu về “ Dịch vụ Công tác xã hội với người cao tuổi tại trung tâm Bảo trợ xã hội 3, Quận Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội” [12]. Đề tài đã hệ thống hóa đƣợc những vấn đề lý luận liên quan đến dịch vụ CTXH với NCT và chỉ ra đƣợc các nhu cầu của NCT. Đề tài tập trung nghiên cứu vào 3 mô hình dịch vụ ở trung tâm đó là : Dịch vụ chăm sóc dài hạn do nhà nƣớc chi trả phí dịch vụ; dịch vụ chăm sóc dài hạn theo cơ chế tự nguyện, có nộp phí và dịch vụ chăm sóc ban ngày tại các trung tâm bảo trợ xã hội từ đó cho thấy sự chênh lệch về tiếp cận các dịch vụ công tác xã hội đã đƣợc triển khai với ngƣời cao tuổi thuộc 3 mô hình dịch vụ của trung tâm. Từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển dịch vụ công tác xã hội với ngƣời cao tuổi tại trung tâm Bảo trợ xã hội. Nhƣ vậy, đã có nhiều nghiên cứu liên quan về khía cạnh CTXH với NCT, các công trình nghiên cứu đã chỉ rõ tầm quan trọng của CTXH với NCT, thực trạng hoạt động CTXH với NCT và những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động CTXH với NCT. Đồng thời đề cập đến những giải pháp nâng cao
  19. 9 hiệu quả hoạt động CTXH với NCT. Một số công trình nghiên cứu cũng đề cập đến dịch vụ CTXH với NCT. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu về dịch vụ CTXH với NCT tại trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Ninh Bình. Vì vậy, đề tài nghiên cứu không trùng với các công trình nghiên cứu đã công bố. Ngoài việc kế thừa, chọn lọc từ các thành tựu nghiên cứu đã có, nghiên cứu đi sâu vào việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về dịch vụ CTXH với NCT tại trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Ninh Bình. Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ CTXH với NCT tại trung tâm. 3. Mục đích,nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng dịch vụ công tác xã hội cho ngƣời cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Ninh Bình hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Ninh Bình. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận về dịch vụ công tác xã hội với ngƣời cao tuổi thông qua việc nghiên cứu các văn bản, tài liệu liên quan đến NCT và dịch vụ CTXH với NCT. - Phân tích thực trạng dịch vụ công tác xã hội với ngƣời cao tuổi tại trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Ninh Bình. - Các yếu tố ảnh hƣởng đến dịch vụ Công tác xã hội tại Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội tỉnh Ninh Bình. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ CTXH với NCT tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Ninh Bình. 4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu
  20. 10 Dịch vụ công tác xã hội với ngƣời cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Ninh Bình. 4.2. Khách thể nghiên cứu - NCT tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Ninh Bình ( 60 ngƣời ). - Cán bộ, nhân viên tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Ninh Bình(5 ngƣời) 4.3. Phạm vi nghiên cứu 4.3.1. Phạm vi về nội dung Các dịch vụ CTXH với NCT tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội gồm nhiều dịch vụ khác nhau. Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng 3 dịch vụ công tác xã hội là: - Dịch vụ trợ giúp khẩn cấp - Dịch vụ tham vấn - Dịch vụ quản lý trƣờng hợp Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ công tác xã hội với Ngƣời cao tuổi tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội. 4.3.2. Phạm vi về không gian Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Ninh Bình 4.3.3. Phạm vi về thời gian Nghiên cứu về dịch vụ Công tác xã hội với Ngƣời cao tuổi đƣợc thực hiện từ năm 2018 đến năm 2020. 5. Ý nghĩa nghiên cứu 5.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận về dịch vụ CTXH đối với NCT: Khái niệm NCT, dịch vụ CTXH với NCT, dịch vụ công tác xã hội với NCT tại
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2