intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ: Đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Chia sẻ: Mr Ham Hoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

280
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn thạc sĩ đề tài Đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian vùng Đồng bằng Sông Cửu Long được nghiên cứu với các mục tiêu: Xác định cơ sở hình thành đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL, phân tích và đề xuất được những tiêu chí cơ bản để nhận diện các tác phẩm truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL, xác lập được các loại, các tiểu loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL, phân tích và xác định đặc trưng của thể loại truyền thuyết dân. gian vùng ĐBSCL

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ: Đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

1<br /> <br /> ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> <br /> ĐỖ THỊ HỒNG HẠNH<br /> <br /> ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI TRUYỀN THUYẾT<br /> DÂN GIAN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br /> <br /> LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN<br /> <br /> TP Hồ Chí Minh – 2013<br /> <br /> 2<br /> <br /> ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> <br /> ĐỖ THỊ HỒNG HẠNH<br /> <br /> ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI TRUYỀN THUYẾT<br /> DÂN GIAN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br /> <br /> Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC<br /> Mã số: 62.22.32.01<br /> <br /> LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> PGS. TS. NGUYỄN TẤN PHÁT<br /> <br /> TP Hồ Chí Minh – 2013<br /> <br /> 3<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Truyền thuyết là một thể loại tự sự dân gian có vị trí quan trọng trong<br /> nền văn học của mỗi dân tộc. Nghiên cứu về truyền thuyết cũng chính là<br /> nghiên cứu về lịch sử, văn hóa của dân tộc, quốc gia. Việc phân loại và<br /> nghiên cứu về đặc trưng của hệ thống các tác phẩm truyền thuyết dân gian<br /> vùng ĐBSCL là chưa được đặt ra.<br /> Nghiên cứu về thể loại truyền thuyết dân gian của người Việt ở vùng<br /> ĐBSCL là việc làm cần thiết và có ý nghĩa đối với giảng viên, giáo viên, sinh<br /> viên và học sinh trong quá trình giảng dạy, học tập phần văn học địa phương<br /> tại các trường phổ thông, cao đẳng, đại học trong khu vực ĐBSCL.<br /> 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu<br /> Vì đề tài có liên quan đến vấn đề lý thuyết thể loại truyền thuyết nên ở<br /> phần này chúng tôi sẽ đề cập đến những công trình nghiên cứu liên quan<br /> đến vấn đề đặc trưng của thể loại truyền thuyết và những công trình nghiên<br /> cứu về thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL.<br /> 3. Đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là truyền thuyết dân gian người<br /> Việt được hình thành và lưu truyền ở vùng ĐBSCL.<br /> 3.2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Luận án hướng tới những mục tiêu chính sau đây: Xác định cơ sở hình<br /> thành đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL; Phân tích và đề xuất<br /> được những tiêu chí cơ bản để nhận diện các tác phẩm truyền thuyết dân<br /> gian vùng ĐBSCL; Xác lập được các loại, các tiểu loại truyền thuyết dân gian<br /> vùng ĐBSCL; Phân tích và xác định đặc trưng của thể loại truyền thuyết dân<br /> gian vùng ĐBSCL.<br /> 3.3. Phạm vi nghiên cứu<br /> LA chủ yếu giới hạn sự nghiên cứu ở việc xác định đặc trưng thể loại<br /> truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL dựa trên việc khảo sát và phân tích đặc<br /> <br /> 4<br /> <br /> trưng cấu tạo cốt truyện và việc tổ chức các yếu tố tự sự của hai loại truyền<br /> thuyết có số lượng văn bản lớn đó là: Truyền thuyết địa danh và truyền<br /> thuyết nhân vật.<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu:<br /> Phương pháp nghiên cứu liên ngành; Phương pháp thống kê; Phương pháp<br /> so sánh; Phương pháp sưu tầm điền dã.<br /> 5. Đóng góp của luận án: Luận án có những đóng góp cụ thể như sau:<br /> - Xác định được những cơ sở lịch sử - xã hội, cơ sở văn hóa góp phần<br /> hình thành nên những đặc trưng của thể loại truyền thuyết dân gian vùng<br /> ĐBSCL.<br /> - Xác lập được một số tiêu chí cơ bản để nhận diện và phân loại truyền<br /> thuyết dân gian nói chung, truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL nói riêng.<br /> - Tổng hợp và giới thiệu được bức tranh tổng quan và mô tả đặc điểm<br /> của các tài liệu sưu tầm, sưu khảo, các công trình nghiên cứu về thể loại<br /> truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL.<br /> - Hệ thống và phân loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL (gồm 3 loại<br /> và 11 tiểu loại). Bổ sung vào kho tàng truyền thuyết Việt Nam 210 tác phẩm<br /> truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL.<br /> - Là công trình đầu tiên tìm ra những đặc trưng của thể loại truyền<br /> thuyết dân gian vùng ĐBSCL trong một chỉnh thể vừa đa dạng vừa thống<br /> nhất. Từ đó góp phần khẳng định giá trị, vị trí của thể loại truyền thuyết dân<br /> gian vùng ĐBSCL trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.<br /> Chương 1<br /> TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG –<br /> CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐẶC TRƯNG VÀ MỘT SỐ TIÊU CHÍ<br /> ĐỂ NHẬN DIỆN THỂ LOẠI<br /> 1.1. Cơ sở hình thành đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian<br /> vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)<br /> 1.1.1. Cơ sở lịch sử - xã hội: Luận án (LA) đã xác định được những cơ<br /> sở lịch sử - xã hội cơ bản góp phần hình thành đặc trưng thể loại truyền<br /> thuyết dân gian vùng ĐBSCL như đặc điểm dân cư và thành phần dân tộc,<br /> <br /> 5<br /> <br /> lịch sử hình thành vùng đất, lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm v.v.<br /> 1.1.2. Cơ sở văn hóa: LA đã tiến hành nghiên cứu các đặc điểm dân<br /> cư, thành phần dân tộc, đặc điểm tâm lý, tính cách, đặc điểm tôn giáo, đặc<br /> điểm môi trường tự nhiên của vùng ĐBSCL. Những đặc điểm này đã có tác<br /> động, ảnh hưởng đến quá trình sáng tạo, lưu truyền, tiếp nhận đồng thời góp<br /> phần tạo nên những đặc trưng của thể loại truyền thuyết dân gian trên vùng<br /> đất mới phía Nam.<br /> 1.2. Một số tiêu chí nhận diện thể loại truyền thuyết dân gian vùng<br /> ĐBSCL<br /> 1.2.1. Cơ sở xác định các tiêu chí để nhận diện thể loại truyền thuyết<br /> dân gian<br /> LA khảo sát và phân tích các tài liệu, các công trình nghiên cứu bàn về<br /> vấn đề đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian để làm cơ sở xác định các<br /> tiêu chí nhận diện thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL.<br /> 1.2.2. Một số tiêu chí để nhận diện thể loại truyền thuyết dân gian vùng<br /> ĐBSCL<br /> Thứ nhất, xét về mặt nội dung, truyền thuyết dân gian ở vùng ĐBSCL<br /> phải chứa đựng nội dung dân tộc – lịch sử. Thứ hai, trong thể loại truyền<br /> thuyết, tác giả dân gian bao giờ cũng thể hiện những quan điểm, thái độ, tình<br /> cảm của mình đối với các nhân vật lịch sử, các vấn đề, các sự kiện lịch sử<br /> trong quá khứ. Thứ ba, mặc dù ở thể loại truyền thuyết có vấn đề thiêng hóa<br /> thực tại, có các yếu tố kỳ ảo nhờ các biện pháp nghệ thuật hư cấu, tưởng<br /> tượng, phóng đại của tác giả dân gian trong quá trình kể lại diễn biến cốt<br /> truyện nhưng ở thể loại truyện này, bao giờ cũng phải chứa đựng các yếu tố<br /> thuộc về niềm tin. Thứ tư, một điểm cơ bản được coi như là một tiêu chí để<br /> nhận diện thể loại truyền thuyết dân gian ở vùng ĐBSCL đó là nội dung dân<br /> tộc - lịch sử của truyền thuyết phải được thể hiện cụ thể bằng những vấn đề<br /> có liên quan đến lịch sử cộng đồng vùng ĐBSCL.<br /> Tiểu kết chương 1<br /> Những đặc điểm mang tính đặc trưng của vùng ĐBSCL như trong LA<br /> đã phân tích là cơ sở hình thành hệ thống các tác phẩm văn học dân gian,<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2