intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản chủ lực tỉnh Đồng Nai

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:156

61
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản chủ lực tỉnh Đồng Nai giới thiệu về cơ sở lí luận năng lực cạnh tranh và nông sản chủ lực; hiện trạng năng lưc cạnh tranh của nông sản chủ lực tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua; định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản chủ lực Đồng Nai trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản chủ lực tỉnh Đồng Nai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Bùi Thị Lệ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NÔNG SẢN CHỦ LỰC TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Bùi Thị Lệ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NÔNG SẢN CHỦ LỰC TỈNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 62 31 05 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS ĐẶNG VĂN PHAN Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
  3. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Đặng Văn Phan, Trưởng khoa Quản trị Kinh Doanh trường Đại học Cửu Long đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo rất tận tình trong suốt quá trình tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành cảm gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô của Khoa Địa Lý, Phòng Sau Đại Học Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc học tập, trang bị kiến thức để tác giả có thể hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Cục thống kê, chi Cục, phòng ban của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Sở Công Thương, Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Đồng Nai đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp số liệu, tư liệu tham khảo quý báu để tác giả hoàn thành tốt luận văn. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh ủng hộ, động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả Bùi Thị Lệ
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, các trích dẫn khoa học và tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc xác thực. Luận văn của tôi không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu và luận văn nào đã công bố. TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 09 năm 2014 Tác giả
  5. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ PHẦN 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................... 7 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ NÔNG SẢN CHỦ LỰC........................................................................................................................ 7 1.1. Lý luận về cạnh tranh............................................................................................ 7 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh................. 7 1.1.2. Năng lực cạnh tranh của nông sản chủ lực .................................................. 15 1.2. Vai trò của cạnh tranh và phương pháp xây dựng, lựa chọn giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh .................................................................................................... 30 1.2.1. Vai trò của cạnh tranh .................................................................................. 30 1.2.2. Các công cụ, phương pháp để xây dựng và lựa chọn giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ................................................................................................ 33 Chương 2: HIỆN TRẠNG NĂNG LƯC CẠNH TRANH CỦA NÔNG SẢN CHỦ LỰC TỈNH ĐỒNG NAI TRONG THỜI GIAN QUA.................................................. 36 2.1. Khái quát về các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của Đồng Nai . 36 2.1.1. Các nguồn lực về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .................. 36 2.1.2. Các đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội .................................................. 45 2.2. Hiện trạng năng lực cạnh tranh của nông sản chủ lực tỉnh Đồng Nai ................ 61 2.2.1. Khái quát chung về ngành nông nghiệp Đồng Nai ...................................... 61 2.2.2. Năng lực cạnh tranh của một số nông sản chủ lực của Đồng Nai trong thời gian qua .................................................................................................................. 64 2.3. Kết luận chung về năng lực cạnh tranh của nông sản chủ lực tỉnh Đồng Nai .... 94
  6. 2.3.1. Những mặt mạnh .......................................................................................... 94 2.3.2. Khó khăn - thách thức .................................................................................. 96 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NÔNG SẢN CHỦ LỰC ĐỒNG NAI TRONG THỜI GIAN TỚI ....... 98 3.1. Định hướng ......................................................................................................... 98 3.1.1. Cơ sở định hướng ......................................................................................... 98 3.1.2. Mục tiêu và định hướng ............................................................................. 111 3.2. Giải pháp ........................................................................................................... 113 3.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách ........................................................ 113 3.2.2. Nhóm giải pháp về đổi mới loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp ........ 117 3.2.3. Nhóm giải pháp về xây dựng và chuyển giao các mô hình nông nghiệp thuộc chương trình phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực ................................... 118 3.2.4. Nhóm giải pháp về thành lập một số tổ chức tư vấn hỗ trợ nông dân ....... 119 3.2.5. Nhóm giải pháp về hoàn thiện hệ thống CSHT phục vụ phát triển nông sản chủ lực .................................................................................................................. 121 3.2.6. Nhóm giải pháp về xây dựng cánh đồng lớn, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản theo Quyết định 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ. ............................................................................................................ 122 3.2.6.1. Xây dựng cánh đồng lớn ......................................................................... 122 3.2.7. Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh nông sản chủ lực ........................................................................... 127 3.2.8. Nhóm giải pháp về đầu tư ứng dụng khoa học - công nghệ mới ............... 128 3.2.9. Nhóm giải pháp về đầu tư phát triển cơ giới hóa nông nghiệp .................. 131 3.2.10. Nhóm giải pháp về xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường ............. 132 3.2.10.1. Giải pháp về tăng cường hoạt động của hệ thống thông tin, xây dựng Website về nông nghiệp tỉnh Đồng Nai ............................................................... 132 3.2.11. Nhóm giải pháp về tăng cường hợp tác và mở rộng liên doanh liên kết với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận ....................................................... 135 PHẦN III: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ....................................................................... 137 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 139 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ CN Công nghiệp DT Diện tích ĐNB Đông Nam Bộ DVNN Dịch vụ nông nghiệp EU Liên minh châu Âu GAP Good Agricultural Practices GTSX Giá trị sản xuất nông nghiệp H Huyện HTX Hợp tác xã KHKT Khoa học kỹ thuật KTTĐPN Kinh tế trọng điểm phía Nam KT - XH Kinh tế xã hội NN Nông nghiệp NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn PGS. TS Phó giáo sư, tiến sĩ TCLT Tổ chức lãnh thổ TP Thành phố TT Thị trấn TX Thị xã SP Sản phẩm UBND Uỷ ban nhân dân WTO Tổ chức thương mại thế giới
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Stt Bảng Nội dụng Trang 1 2.1 Tần suất xuất hiện các loại hạn 41 Diễn biến giá trị tổng SP theo ngành trên địa bàn tỉnh (giá so 2 2.2 46 sánh 2010) 3 2.3 Diễn biến thu chi ngân sách qua các năm 49 4 2.4 Năng lực phục vụ của các công trình thủy lợi 0B 53 5 2.5 Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông sản 55 6 2.6 GTSX và tốc độ tăng GTSX nông, lâm nghiệp 61 Cơ cấu và GTSXNN theo giá hiện hành phân theo ngành kinh 7 2.7 63 tế Quy mô, năng suất, sản lượng cà phê tỉnh Đồng Nai qua các 8 2.8 67 năm 9 2.9 Phân bố diện tích trồng cà phê theo đơn vị hành chính tỉnh 68 Diện tích - năng suất - sản lượng cà phê của các tỉnh niên vụ 2011 10 2.10 69 – 2012 11 2.11 Quy mô, năng suất, sản lượng hồ tiêu Đồng Nai qua các năm 69 12 2.12 Phân bố diện tích trồng hồ tiêu theo đơn vị hành chính 76 13 2.13 Quy mô diện tích, sản lượng, năng suất bưởi tỉnh Đồng Nai 81 Quy mô diện tích, năng suất bưởi đặc sản tỉnh Vĩnh Long và 14 2.14 Bến Tre năm 2012 81 Quy mô, tốc độ gia tăng số lượng đàn heo và thịt heo hơi tỉnh 15 2.15 88 Đồng Nai Quy mô, tỷ trọng đàn heo Đồng Nai so với các tỉnh vùng 16 2.16 88 ĐNB, năm 2012. 17 2.17 Giá trị sản xuất và tỷ trọng của heo so với ngành chăn nuôi 89 18 3.1 Nhu cầu lương thực - thực phẩm cho dân số Đồng Nai 102 19 3.2 Dự báo quỹ đất nông nghiệp qua các năm 108
  9. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Stt Sơ đồ Nội dung Trang Vị trí vùng tỉnh Đồng Nai trong vùng ĐNB, Duyên hải Nam 1 Sơ đồ 2.1 36 Trung Bộ và Tây Nguyên 2 Sơ đồ 2 Các mối liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản 124 DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ Stt Bản đồ Nội dung Trang 1 1 Hành chính Đồng Nai 38 2 2 Bản đồ phân bố một số cây trồng, vật nuôi chủ lực đồng Nai 66 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Stt Biểu đồ Nội dung Trang Diễn biến cơ cấu giá trị tổng SP trên địa bàn tỉnh theo giá thực 1 2.1 47 tế 2 2.2 Cơ cấu giá trị sản xuất NN theo giá hiện hành 63 3 2.3 Sản lượng cà phê xuất khẩu tỉnh Đồng Nai qua các năm 70 Tỷ trọng đàn heo Đồng Nai so với các tỉnh vùng ĐNB, năm 4 2.4 2012 89
  10. 1 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một vấn đề rất quan trọng mang tính chất quyết định đối với sự tồn tại của bất kỳ doanh nghiệp nào. Trong tình hình hiện nay, xuất phát từ tình hình cạnh tranh thực tế, câu hỏi đặt ra là các nghành sản xuất phải làm thế nào để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt và có ý nghĩa sống còn này, đó là một câu hỏi có nhiều ý kiến và giải đáp khác nhau. Tuy nhiên, câu trả lời nằm ở chỗ khả năng cạnh tranh của từng ngành. Với khả năng cạnh tranh tốt, điều này giúp cho ngành đứng vững hoặc vượt qua một cuộc cạnh tranh dễ dàng hơn. Nó có thể làm chậm hoặc ngưng sự xói mòn của thị trường. Nó tạo ra một thương hiệu mạnh và làm tăng sức lôi cuốn của sản phẩm với các thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việt nam là nước có nhiều thế mạnh và tiềm năng cho phép phát triển nhiều loại nông sản nhiệt đới có giá trị kinh tế cao. Hàng năm, mặt hàng nông sản thu về một lượng ngoại tệ lớn, tạo ra việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần đảm bảo cho an sinh xã hội. Như vậy có thể thấy đối với Việt Nam ngành nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng, tuy nhiên trong thời gian qua ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển chưa ngang tầm với tiềm năng vốn có. Năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam còn nhiều khó khăn cần phải giải quyết. Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khá thuận lợi để phát triển nông nghiệp hàng hóa. Trong thời gian qua tỉnh đã hình thành những vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, phát triển cả về năng suất và chất lượng, đáp ứng nhu cầu trong nước, Đã hình thành một số vùng chuyên canh cây trồng chủ lực: Bưởi Tân Triều (Vĩnh Cửu); xoài La Ngà, Phú Ngọc (Định Quán), Xuân Hưng, Suối Cao (Xuân Lộc); sầu riêng Long Khánh, Xuân Lộc; cà phê Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Long Khánh; tiêu Xuân Thọ (Xuân Lộc), Tân Phú… Một số sản phẩm đã xuất hiện trên thị trường thế giới như Điều Donafoods, Xoài Suối Lớn, Sầu Riêng Dona và nhiều sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu. Trong lĩnh vực chăn nuôi có các vật nuôi chủ lực như heo, gà: Chất lượng đàn giống ngày càng được nâng cao, đa số giống gốc được ngoại nhập và khai thác ngày
  11. 2 càng có hiệu quả. Việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến đã góp phần quan trọng trong việc phòng chống dịch bệnh, tạo ra sản phẩm an toàn cho con người. Nhìn chung việc phát triển nông sản chủ lực tỉnh Đồng Nai đã có nhiều bước tiến đáng khích lệ. Nhưng thực trạng phát triển trong thời gian vừa qua đã thực sự tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh? Phải làm sao để thúc đẩy sản xuất, góp phần nâng cao đời sống nông dân, xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, có thương hiệu, nâng cao khả năng cạnh tranh, tham gia tốt vào thị trường nội địa và xuất khẩu? Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên tôi đã quyết đinh chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản chủ lực tỉnh Đồng Nai” để nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp nhằm đi sâu tìm hiểu về thực trạng năng lực cạnh tranh của các nông sản chủ lực tỉnh Đồng Nai, từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn đề tài 2.1. Mục tiêu đề tài Dựa trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một số nông sản chủ lực tiêu biểu, luận văn tìm ra những thế manh và hạn chế của nông sản chủ lực tỉnh Đồng Nai. Luận văn đề xuất và kiến nghị những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản chủ lực tỉnh Đồng Nai. 2.2. Nhiệm vụ đề tài Để đạt những mục tiêu trên nhiệm vụ của đề tài được xác định như sau: - Nghiên cứu lý luận tổng quan về năng lực cạnh tranh và nông sản chủ lực. - Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh một số nông sản chủ lực tỉnh Đồng Nai. - Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh các nông sản chủ lực của Đồng Nai. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản chủ lực trên địa bàn tỉnh. 2.3. Giới hạn đề tài - Nội dung: Luận văn chủ yếu tập trung vào những nội dung chính sau
  12. 3 + Thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một số nông sản chủ lực trên địa bàn tỉnh như: Cà phê, tiêu, bưởi, xoài, heo và gà + Đề xuất một số giải pháp quan trọng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các nông sản chủ lực. - Không gian: Địa bàn tỉnh Đồng Nai - Thời gian: + Luận văn tập trung nghiên cứu hiện trạng phát triển của nông sản chủ lực từ năm 2005 đến năm 2012 + Phần định hướng và giải pháp đến năm 2020 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của một số loại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam như: “Tính cạnh tranh, quan niệm về các khuôn khổ phân tích” (Võ Trí Thành, 1999); “Khảo sát sức cạnh tranh của hàng hóa” (Vụ kế hoạch, Bộ thương mại, 1999); “Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ Việt Nam” (Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, 2002); “Nâng cao năng lực cạnh tranh” (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương, 2002); … Đề án “Chiến lược phát triển nông nghiệp – nông thôn trong công nghiệp hóa hiện đại hóa thời kỳ 2001 – 2010” (Bộ NN & PTNT, 2000). Đề án này đã phân chia khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản của Việt Nam thành ba nhóm: Nhóm có năng lực cạnh tranh cao (gạo, hạt điều, cà phê), nhóm có năng lực cạnh tranh trung bình (chè, cao su, lạc), nhóm có năng lực cạnh tranh yếu (đường, sữa, bông). Báo cáo khoa học về “Nghiên cứu những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy lợi thế nâng cao khả năng cạnh tranh và thị trường xuất khẩu nông sản trong thời gian tới: cà phê, gạo, cao su, chè, điều” (2001), của Bộ Bộ NN & PTNT, do TS. Nguyễn Đình Long làm chủ biên đề tài. Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác đã nghiên cứu từng loại nông sản xuất khẩu riêng biệt của nước ta như: “Lúa gạo Việt Nam trước thiên niên kỷ mới – hướng xuất khẩu” của TS. Nguyễn Trung Văn; “Cà phê Việt Nam và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới” của TS. Nguyễn Tiến; …
  13. 4 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm 4.1.1. Quan điểm hệ thống Do Địa lý kinh tế nghiên cứu tổng hợp về lãnh thổ sản xuất trong một hệ thống các mối quan hệ tác động qua lại với nhau và tác động với môi trường xung quanh. Vì vậy khi nghiên cứu đề tài tôi luôn xem xét vấn đề trong một hệ thống kinh tế - xã hội thống nhất, luôn đánh giá mối tương quan của đối tượng nghiên cứu với các thành phần khác trong hệ thống nhằm đưa ra những nhận xét, đánh giá phù hợp và khoa học nhất. 4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Áp dụng quan điểm này khi nghiên cứu đối tượng tôi luôn xem xét nó trong một chỉnh thể chung về lãnh thổ của vùng, của cả nước; giải quyết mối quan hệ giữa sự phát triển với việc nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đồng thời tìm kiếm những mặt tối ưu, định ra những biện pháp cụ thể nhằm phát huy lợi thế của đối tượng nghiên cứu dưới cái nhìn khách quan và tổng hợp tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội chung. 4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Sản xuất nông nghiệp luôn luôn vận động và phát triển không ngừng theo thời gian, tùy theo từng giai đoạn nhất định mà nó có các thế mạnh phát triển riêng. Vận dụng quan điểm lịch sử - viễn cảnh trong nghiên cứu nhằm tìm hiểu nguồn gốc phát sinh, các quá trình phát triển theo thời gian và không gian từ đó có thể giúp đánh giá đúng chiều hướng phát triển, xu hướng thay đổi của ngành. Đây là tiền đề thuận lợi giúp ta có thể dự báo viễn cảnh cho sự phát triển của ngành trong tương lai và có thể xây dựng những giải pháp phù hợp nhất. 4.1.4. Quan điểm kinh tế và phát triển bền vững Quan điểm kinh tế rất được coi trọng trong nghiên cứu địa lý kinh tế - xã hội, quan điểm này thể hiện thông qua một số chỉ tiêu kinh tế cụ thể như tốc độ tăng trưởng, hiệu quả kinh tế… Trong cơ chế thị trường, sản xuất phải đem lại hiệu quả song cần phải tránh việc cần phải đạt mục tiêu kinh tế bằng mọi cách. Quan điểm phát triển bền vững cũng luôn được vận dung trong luận văn vì đối tượng nghiên cứu có sự phụ thuốc rất lớn và điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
  14. 5 nhiên. Mà những yếu tố này tồn tại trong tự nhiên không phải là vô hạn nên để đảm bảo sự phát triển lâu dài trong tương lai luôn cần chú trọng đến vấn để phát triển trong sự bền vững. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thu thập – thống kê Đây là phương pháp quan trọng trong quá trình nghiên cứu, từ các số liệu thu thập từ các nguồn thống kê như: Niên giám thống kê, sở công thương, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở tài nguyên môi trường … qua tổng hợp, phân tích, xử lý làm cơ sở cho việc nghiên cứu. Đồng thời dựa vào các lý luận, quan điểm, chính sách định hướng phát triển của Đảng, nhà nước ta có thể cơ sở để đánh giá, làm rõ các vấn đề nghiên cứu. 4.2.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp Khi thu thập được tài liệu, cần phải phân tích tổng hợp tài liệu để thấy được những đặc điểm cần nghiên cứu cho đề tài. Tuy nhiên mức độ thu thập tài liệu hạn chế, nhiều số liệu cần cho đề tài nhưng không có trực tiếp do đó cần phải phân tích tổng hợp. 4.2.3. Phương pháp điều tra thực địa Trong quá trình thu thập thông tin, số liệu tôi đã nhiều lần trực tiếp đi khảo sát thực địa tại các vùng cây trồng, chăn nuôi tập trung, một số nông hộ trên địa bản của tỉnh. Các nơi khảo sát đều được ghi nhận những thôn tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thực trạng phát triển để đánh giá. Ngoài ra tại các điểm khảo sát còn tham khảo ý kiến các chuyên gia, các nhà quản lý và nông dân địa phương… Các ý kiến sẽ được chọn lọc, đánh giá và rút ra nhận định sát với thực tế nhất. 4.2.4. Phương pháp so sánh Các nguồn thông tin thu thập được sắp xếp, phân loại, so sánh với nhau. Cần phải sử dụng phương pháp này vì các số liệu thu thập được từ rất nhiều nguồn nên sẽ có khi thiếu tính thống nhất, sai lệch. Bên cạnh việc so sánh ta có thể đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng một cách tổng quát.
  15. 6 5. Những đóng góp chính của luận văn Luận văn nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của một số nông sản chủ lực tỉnh Đồng Nai trên cơ sở phân tích các yếu tố bên trong, bên ngoài, các điểm mạnh, điểm yếu để làm cơ sở đưa ra các giải pháp thích hợp nhất. Những giải pháp nêu trong luận văn có thể vận dụng trong thực tiễn nhằm phát huy tối đa điểm mạnh, hạn chế điểm yếu để giúp cho các nông sản chủ lực tỉnh nhà tiếp cận được nhiều thời cơ phát triển, cũng như hạn chế những rủi ro. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và nông sản chủ lực Chương 2: Hiện trạng năng lực cạnh tranh của một số nông sản chủ lực tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản chủ lực Đồng Nai trong thời gian tới
  16. 7 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ NÔNG SẢN CHỦ LỰC 1.1. Lý luận về cạnh tranh Cạnh tranh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển nền kinh tế xã hội. Trong mọi phương diện của cuộc sống, ý thức vươn lên luôn là yếu tố chủ đạo hướng suy nghĩ và hành động của con người. Hoạt động sản xuất kinh doanh là một mảng quan trọng trong đời sống xã hội, trong đó ý thức vươn lên không đơn thuần là tham vọng trở thành người đứng đầu mà có thể chỉ là sự thành công trong một lĩnh vực nào đó hay là sự đạt được một mục tiêu. Suy nghĩ và hành động trong sản xuất kinh doanh luôn bị chi phối nhiều bởi tính kinh tế khắc nghiệt. Trong giai đoạn hiện nay, yếu tố được coi là khắc nghiệt nhất chính là cạnh tranh. Việc nghiên cứu hiện tượng cạnh tranh đã xuất hiện từ rất sớm với các trường phái nổi tiếng như: lý thuyết cạnh tranh cổ điển, lý thuyết cạnh tranh tân cổ điển và lý thuyết cạnh tranh hiện đại. 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh 1.1.1.1. Cạnh tranh a) Khái niệm Cạnh tranh xuất hiện từ khi có nền sản xuất hàng hóa vào thế kỷ XIV – XV, cho đến nay cạnh tranh là vấn đề phổ biến và luôn được quan tâm nghiên cứu. Cạnh tranh là một quy luật vận hành của nền kinh tế thị trường. Nó luôn luôn xuất hiện trong mọi lĩnh vưc của đời sống xã hội, trong đó hoạt động sản xuất kinh doanh là một lĩnh vực quan trọng. Có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ cạnh tranh và sự cạnh tranh cũng chia ra các cấp độ áp dụng, có thể ở cấp quốc gia, ngành, doanh nghiệp hay sản phẩm. Theo quan điểm triết học: Cạnh tranh là hiện tượng tự nhiên, là mâu thuẫn quan hệ giữa các cá thể có chung một môi trường sống đối với điều kiện nào đó mà các cá thể cùng quan tâm. Trong hoạt động kinh tế, đó là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, người tiêu dùng) nhằm giành lấy những vị thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất với nhau hoặc có thể xảy ra giữa người sản xuất
  17. 8 với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn bán hàng hóa với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được với giá thấp. Theo quan điểm kinh tế chính trị: Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hoá nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hoá để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng (Người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua rẻ); giữa người tiêu dùng với nhau để mua được hàng rẻ hơn, tốt hơn; giữa những người sản xuất để có những điều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ. Các biện pháp cạnh tranh chủ yếu: cạnh tranh giá cả (giảm giá ...) hoặc phi giá cả (quảng cáo... ). Theo giáo trình Kinh tế Chính trị học Mac - Lenin 2002, “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất - kinh doanh với nhau nhằm giành lấy những điều kiện thuận lợi trong sản xuất - kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn nhất, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh” Theo nhà kinh tế học Michael Porter của Mỹ thì: Cạnh tranh (kinh tế) là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi. Theo nhà kinh tế học P.Samuelson định nghĩa: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng, thị trường”, chú trọng hơn đến tính chất cạnh tranh và phương pháp cạnh tranh, Giáo sư Tôn Thất Nguyễn Thiêm cho rằng: “Cạnh tranh trên thương trường phải là cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh không phải là diệt trừ đối thủ của mình mà là cho khách hàng những giá trị tăng cao hơn hoăc/và mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không phải đối thủ của mình.” Các giá trị gia tăng vượt trội dưới cái nhìn của khách hàng có thể được tạo ra thông qua một số yếu tố như: Chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, chất lượng thương hiệu, chất lượng giá cả,…
  18. 9 Còn khi xem xét cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh thì Từ điển Kinh doanh của Anh xuất bản năm 1992 đã định nghĩa cạnh tranh như sau : "Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình". Theo từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung - cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.” Dù có rất nhiều khái niệm khác nhau về cạnh tranh nhưng tựu chung lại đều thống nhất ở các điểm sau: + Mục tiêu cạnh tranh: Tìm kiếm lợi nhuận và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thương trường đồng thời làm lạnh mạnh hóa các quan hệ xã hội. + Phương pháp thực hiện: Tạo ra và vận dụng những lợi thế so sánh trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác, + Thời gian: Trong bất kỳ tuyến thị trường hay sản phẩm nào, vũ khí cạnh tranh thay đổi theo thời gian. Chính vì thế cạnh tranh được hiểu là sự liên tục trong cả quá trình. Ngày nay hầu như tất cả các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh, coi cạnh tranh là một tất yếu khách quan. Ở Việt Nam, cùng với việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, cạnh tranh đã từng bước được tiếp nhận như một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức quản lý và điều khiển nền kinh tế quốc dân nói chung, trong tổ chức và điều hành kinh doanh trong các doanh nghiệp nói riêng. Cạnh tranh không những là môi trường và động lực của sự phát triển mà còn là một yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, tạo động lực cho sự phát triển. Tóm lại: Có nhiều quan điểm khác nhau về cạnh tranh, nó phụ thuộc vào phạm vi, đối tượng, và cách tiếp cận khái niệm: từ phạm vi vĩ mô đến phạm vi từng yếu tố, từ lĩnh vực kinh doanh đến lĩnh vực chính trị, xã hội, tự nhiên… Tuy nhiên ở đây chúng ta chỉ chú trọng đến khái niệm cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế. Trong lĩnh vực kinh tế thì cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là một trong những động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, tích cực nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹ thuật, hoàn
  19. 10 thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế. Đó chính là cạnh tranh lành mạnh. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ, kém phát triển. Từ những nhận định trên, khái niệm cạnh tranh trong kinh doanh có thể hiểu như sau: Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt được mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng, cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi. b) Phân loại Dựa vào các tiêu thức khác nhau, cạnh tranh được chia ra thành nhiều loại. - Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường cạnh tranh được chia thành 3 loại. + Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Người bán muốn bán hàng hoá của mình với giá cao nhất, còn người mua muốn mua với giá thấp nhất. Cả hai bên đều muốn tối ưu hóa lợi nhuận của mình, giá cả cuối cùng được hình thành sau quá trình thương lượng giữ hai bên. + Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào quan hệ cùng cầu trên thị trường. Khi cung nhỏ hơn cầu thì cuộc cạnh tranh trở nên gay gắt, giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ tăng lên, người mua phải chấp nhận giá cao để mua được hàng hoá hoá mà họ cần. + Cạnh tranh giữa những nguời bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh nhằm giành giật khách hàng và thị trường, kết quả là giá cả giảm xuống và có lợi cho người mua. Trong cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào tỏ ra đuối sức, không chịu được sức ép sẽ phải rút lui khỏi thị trường, nhường thị phần của mình cho các đối thủ mạnh hơn. Đây là cuộc cạnh tranh gay go và quyết liệt nhất, chiếm đa số trên thị trường. - Căn cứ theo phạm vi nghành kinh tế cạnh tranh được phân thành hai loại. + Cạnh tranh trong nội bộ nghành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá hoặc dịch vụ. Kết quả của cuộc cạnh tranh này là làm cho kỹ thuật phát triển.
  20. 11 + Cạnh tranh giữa các nghành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các nghành kinh tế với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Trong quá trình này có sự phận bổ vốn đầu tư một cách tự nhiên giữa các nghành, kết quả là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân. - Căn cứ vào tính chất cạnh tranh cạnh tranh được phân thành 3 loại. + Cạnh tranh hoàn hảo: Là hình thức cạnh tranh giữa nhiều người bán trên thị trường trong đó không người nào có đủ ưu thế khống chế giá cả trên thị trường. Các sản phẩm bán ra đều được người mua xem là đồng thức, tức là không khác nhua về quy cách, phẩm chất mẫu mã. Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh các doanh nghiệp buộc phải tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành hoặc làm khác biệt hoá sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh. + Cạnh tranh không hoàn hảo: Là hình thức cạnh tranh giữa những người bán có các sản phẩm không đồng nhất với nhau. Mỗi sản phẩn đều mang hình ảnh hay uy tín khác nhau cho nên để giành đựơc ưu thế trong cạnh tranh, người bán phảo sử dụng các công cụ hỗ trợ bán như: Quảng cáo, khuyến mại, cung cấp dịch vụ, ưu đãi giá cả, đây là loại hình cạnh tranh phổ biến trong giai đoạn hiện nay. + Cạnh tranh độc quyền: Trên thị trường chỉ có một hoặc một số ít người bán một sản phẩm hoặc dịch vụ vào đó, giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ đó trên thị trường sẽ do họ quyết định không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu. - Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh chia cạnh tranh thành: + Cạnh tranh lành mạnh: Là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với chuẩn mực xã hội và được xã hội thừa nhận, nó thường diễn ra sòng phẳng, công bằng và công khai. + Cạnh tranh không lành mạnh: Là cạnh tranh dựa vào kẽ hở của luật pháp, trái với chuẩn mực xã hội và bị xã hội lên án (như trốn thuế buôn lậu, móc ngoặc, khủng bố vv...) 1.1.1.2. Năng lực cạnh tranh Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh trên các cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Và hiện chưa có một lý thuyết nào hoàn toàn có tính thuyết phục về vấn đề này, do đó không có lý thuyết “chuẩn” về năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, hai hệ thống lý thuyết với hai phương pháp đánh giá được các quốc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2