intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:133

660
lượt xem
86
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở thành phố Hồ Chí Minh khảo sát và phân tích nguyên nhân thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh ở một số trường tiểu học ở TP. HCM từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Lành BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Lành BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Giáo dục học (Tiểu học) Mã số: 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ THANH CHUNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Tác giả xin chịu trách nhiệm về Nội dung của Luận văn. Tác giả Luận văn
  4. LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành bởi sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ tận tình của Thầy cô giáo, anh chị đồng nghiệp, các em học sinh và những người thân trong gia đình. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Lê Thị Thanh Chung, Người đã giúp em có được những định hướng rõ ràng, tận tình hướng dẫn, hỗ trợ khi em gặp khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài và luôn tạo cơ hội để em có thể phát huy hết khả năng của mình trong việc nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban lãnh đạo, cùng các thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức và thực hiện thành công khóa đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục học ( Tiểu học) khóa 23 để em có những điều kiện, nâng cao trình độ và lĩnh vực mà em tâm huyết. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo và các em trường Tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều anh chị đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực nghiệm. Xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Sau Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi để luận văn thực hiện. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 9 năm 2014 Nguyễn Thị Lành
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài........................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................... 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 3 5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3 6. Giả thuyết khoa học .................................................................................. 3 7. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 4 8. Điểm mới của luận văn ............................................................................. 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................ 6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................... 6 1.1.1. Các tác giả nước ngoài.......................................................................................... 6 1.1.2. Các tác giả trong nước .......................................................................................... 7 1.2. Một số vấn đề chung về đạo đức và GDĐĐ cho HS ........................... 10 1.2.1. Khái niệm về đạo đức ......................................................................................... 10 1.2.2. Khái niệm về hành vi đạo đức ........................................................................... 11
  6. 1.2.3. Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và XH ........... 11 1.2.4. Giáo dục đạo đức học sinh Tiểu học ................................................................. 12 1.2.5. Nội dung giáo dục đạo đức học sinh Tiểu học ................................................. 15 1.3. Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho HS Tiểu học................... 17 1.3.1. Một vài nét tổng quan về địa bàn khảo sát ....................................................... 17 1.3.2. Mẫu khảo sát........................................................................................................ 20 1.3.3. Tiến trình khảo sát............................................................................................... 22 1.3.4. Kết quả khảo sát .................................................................................................. 22 1.3.5. Kết luận về thực trạng hoạt động GDĐĐ HS ở một số trường Tiểu học tại TP. HCM ................................................................................................................... 46 1.3. 6. Nguyên nhân của thực trạng ............................................................................. 47 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 48 Chương 2: CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở TP.HCM ............................. 50 2.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho HS Tiểu học ở TP. HCM ............................... 50 2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 50 2.1.2. Cơ sở pháp lý ....................................................................................................... 50 2.1.3. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................... 51 2.2. Các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học ở TP.HCM .................................................................................... 52 2.2.1. Nhóm biện pháp về nhận thức GDĐĐ cho HS tiểu học ................................. 53 2.2.2. Nhóm biện pháp về tổ chức hoạt động GDĐĐ cho HS tiểu học ................... 54 2.2.3. Nhóm biện pháp về rèn luyện hành vi đạo đức cho HS tiểu học ................... 56
  7. 2.3. Một số giáo án thực nghiệm ................................................................. 61 2.3.1. Giáo án 1 .............................................................................................................. 61 2.3.2. Giáo án 2 .............................................................................................................. 65 2.3.3. Giáo án 3 .............................................................................................................. 68 2.3.4. Giáo án 4 .............................................................................................................. 71 2.3.5. Giáo án 5 .............................................................................................................. 74 2.3.6. Giáo án 6 .............................................................................................................. 78 2.3.7. Giáo án 7 .............................................................................................................. 81 2.3.8. Giáo án 8 .............................................................................................................. 82 2.3.9. Giáo án 9 .............................................................................................................. 85 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 87 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................... 89 3.1. Mục đích thực nghiệm ......................................................................... 89 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm .......................................................... 89 3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm ........................................................... 89 3.4. Thời gian và đối tượng, địa bàn thực nghiệm sư phạm ....................... 90 3.5. Phương pháp thực nghiệm ................................................................... 91 3.6. Tiến hành thực nghiệm......................................................................... 92 3.7. Kết quả thực nghiệm, phân tích, đánh giá ........................................... 93 3.7.1. Xử lí kết quả thực nghiệm .................................................................................. 93 3.7.2. Kết quả đánh giá tháng 3 .................................................................................... 94 3.7.3. Kết quả đánh giá tháng 4 và 5............................................................................ 96 3.8. Nhận xét quá trình thực nghiệm sư phạm ............................................ 97
  8. 3.9. Nhận xét của GV sau khi tham gia thực nghiệm ................................. 98 Tiểu kết chương 3 ....................................................................................... 99 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 100 1. Kết luận ................................................................................................. 100 2. Hướng phát triển của đề tài ................................................................... 101 3. Kiến nghị ............................................................................................... 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 105 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 109
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBQL : cán bộ quản lý ĐTNCSHCM : Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ĐC : đối chứng GDĐĐ : Giáo dục đạo đức GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo G : giỏi GV : giáo viên HS : học sinh K : khá NXB : nhà xuất bản PHHS : phụ huynh học sinh PL : phụ lục QL : quản lý SHTT : sinh hoạt tập thể STT : số thứ tự TB : trung bình TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TN : Thực nghiệm
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Mẫu khảo sát ............................................................................... 21 Bảng 1.2 Mức độ thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức trong trường Tiểu học ...................................................................................... 22 Bảng 1.3. Hiệu quả tổ chức hoạt động giáo dục của các lực lượng ............ 26 Bảng 1.4. Yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến hình thành ý thức đạo đức của HS lứa tuổi Tiểu học ..................................................... 28 Bảng 1.5. Mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân đối với hoạt động GDĐĐ ở trường Tiểu học ........................................................... 29 Bảng 1.6. Mức độ thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức trong trường Tiểu học ...................................................................................... 31 Bảng 1.7. Hiệu quả tổ chức hoạt động giáo dục của các lực lượng ............ 35 Bảng 1.8. Yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến hình thành ý thức đạo đức của HS lứa tuổi tiểu học ....................................................... 40 Bảng 1.9. Mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân đối với hoạt động GDĐĐ ở trường Tiểu học ........................................................... 41 Bảng 1.10. Các yếu tố tác động đến hình thành ý thức và hành vi đạo đức của HSTH............................................................................. 44 Bảng 1.11. Mức độ phối hợp của nhà trường và gia đình............................. 45 Bảng 1.12. Mức độ phối hợp của gia đình và nhà trường............................. 45 Bảng 3.1. Danh sách các GV, các lớp của trường Tiểu học Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP. HCM tham gia thực nghiệm ............ 90 Bảng 3.3. Số nhận xét của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thực hiện 5 nhiệm vụ của HS Tiểu học............................................... 96 Bảng 3.4. Khảo sát Tiêu chí đánh giá giáo án thực nghiệm ....................... 98
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Biểu đồ so sánh điểm TB giữa đánh giá của CBQL và GV về “Xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho HS trong nhà trường” .............. 33 Hình 1.2. Biểu đồ so sánh điểm TB giữa đánh giá của CBQL và GV về “Tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ” .......................................... 34 Hình 1.3. Biểu đồ so sánh điểm TB giữa đánh giá của CBQL và GV về “Chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ” .......................................... 34 Hình 1.4. Biểu đồ so sánh điểm TB giữa đánh giá của CBQL và GV về “Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch GDĐĐ” .................. 35 Hình 1.6. Biểu đồ so sánh điểm TB giữa đánh giá của CBQL và GV về “Hiệu quả giáo dục của Đội Thiếu niên Tiền phong HCM” ........ 38 Hình 1.7. Biểu đồ so sánh điểm TB giữa đánh giá của CBQL và GV về “Hiệu quả tổ chức hoạt động giáo dục của các lực lượng khác” ............................................................................................. 39 Hình 1.8. Biểu đồ so sánh điểm TB giữa đánh giá của CBQL và GV “Yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến hình thành ý thức đạo đức của HS lứa tuổi Tiểu học”...................................................... 41 Hình 1.9. Biểu đồ so sánh điểm TB giữa đánh giá của CBQL và GV về các nguyên nhân ảnh hưởng đối với hoạt động GDĐĐ ở trường Tiểu học ............................................................................. 43 Hình 3.1. Đồ thị So sánh số nhận xét của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thực hiện 5 nhiệm vụ của học sinh Tiểu học. .................... 95 Hình 3.2. Đồ thị so sánh số nhận xét của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thực hiện 5 nhiệm vụ của học sinh Tiểu học ..................... 97
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hồ Chủ Tịch đã dạy: “Dạy cũng như học phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, là cái gốc quan trọng, nếu không có đạo đức cách mạng thì tài cũng vô dụng”. Giáo dục đạo đức là hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm góp phần hình thành nhân cách toàn diện của con người. Cấu trúc nhân cách bao gồm hai mặt thống nhất nhau là phẩm chất và năng lực, hay là đức và tài. Qua đó, cho thấy vai trò của đạo đức đối với sự phát triển nhân cách[31]. Điều đó đã thể hiện rất rõ một trong những tư tưởng đổi mới GD& ĐT hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục 2010 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên và đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.’’ Trong đó, mục tiêu của giáo dục tiểu học là: “Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.’’(Điều 27- Luật Giáo dục) [35]. Trong thời gian gần đây các kênh thông tin đã đưa những báo động đỏ về sự sai lệch nhận thức và hành vi đạo đức của HS. Đó là: Trong gia đình, con cái không nghe lời cha mẹ, sống theo ý thích của bản thân, không quan tâm đến những người xung quanh mình. Trong các nhà trường nói chung và trường tiểu học ở TP.HCM nói riêng
  13. 2 có dấu hiệu HS có những biểu hiện sa sút về đạo đức tình trạng đánh nhau, nói tục, trộm cắp, trốn học vẫn xảy ra, các hành vi nói đẹp lời hay chưa được phổ biến. Trong xã hội, tình trạng sống vội, sống gấp, sống theo trào lưu không có mục đích, không thiết tha việc trao dồi và nuôi dưỡng đạo đức ngày càng gia tăng ở HS. Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là vấn đề cần thiết trước hết vì vị trí của trẻ em tương lai nước nhà, làm cho các em trở thành những công dân tốt, đủ phẩm chất đạo đức và năng lực trí tuệ gánh vác vận mệnh của dân tộc. Đó là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của nhà trường nói chung và trường Tiểu học nói riêng. Đây là việc làm có sự phối hợp chặt chẽ của nhà trường, gia đình và xã hội. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh” với mong muốn giúp CBQL và GV ở các trường tiểu học sẽ hiểu rõ hơn về cơ sở lý luận, thực tiễn và tính khả thi các biện pháp GDĐĐ cho HS tiểu học nhằm nâng cao chất lượng cuả hoạt động GDĐĐ. 2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát và phân tích nguyên nhân thực trạng GDĐĐ cho HS ở một số trường Tiểu học ở TP. HCM từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS tiểu học. Lựa chọn phương pháp giáo dục: nêu gương, rèn luyện, khuyến khích, trách phạt kịp thời và kiểm tra đánh giá thường xuyên với hình thức ngoài giờ lên lớp thông qua tiết sinh hoạt tập thể để làm thực nghiệm sư phạm. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1.Khách thể nghiên cứu Quá trình GDĐĐ cho học sinh ở trường Tiểu học. 3.2.Đối tượng nghiên cứu
  14. 3 Một số biện pháp nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS tiểu học ở TP.HCM. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu về cơ sở lý luận GDĐĐ cho HS tiểu học ở TPHCM. 4.2. Khảo sát thực trạng GDĐĐ cho HS tiểu học ở TPHCM; tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng. 4.3. Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS tiểu học ở TPHCM. Từ đó lựa chọn một số phương pháp giáo dục: nêu gương, rèn luyện, khuyến khích, trách phạt kịp thời và kiểm tra đánh giá thường xuyên với hình thức ngoài giờ lên lớp thông qua tiết sinh hoạt tập thể để làm thực nghiệm sư phạm. 5. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Một số biện pháp nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS ở trường tiểu học. Từ đó lựa chọn các biện pháp : nêu gương, rèn luyện, khuyến khích, trách phạt kịp thời và kiểm tra đánh giá thường xuyên với hình thức ngoài giờ lên lớp thông qua tiết sinh hoạt tập thể để làm thực nghiệm sư phạm.ss - Địa bàn nghiên cứu: Một số trường tiểu học ở TPHCM. - Thời gian nghiên cứu: 12/2013 -8/2014. 6. Giả thuyết khoa học Hoạt động GDĐĐ cho HS ở trường tiểu học ở TP.HCM còn những mặt hạn chế : - Đội ngũ nhân sự thực hiện hoạt động GDĐĐ HS chưa qua đào tạo hoặc ít được đào tạo thực hiện công việc GDĐĐ có hiệu quả. - Hình thức hoạt động ngoài theo chủ điểm tiết sinh hoạt chủ nhiệm GV sử dụng một số phương pháp để rèn luyện hành vi đạo đức cho HS. Song các phương pháp đó chưa đa dạng, phong phú và khích lệ động viên không cao trong quá trình giáo dục.
  15. 4 Với những vấn đề nêu trên, nếu có sự khảo sát, đánh giá trên cơ sở khoa học về thực trạng GDĐĐ cho học sinh ở một số trường tiểu học TP.HCM thì sẽ xây dựng được hệ thống biện pháp GDĐĐ để nâng cao chất lượng của thực trạng nêu trên. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu lý thuyết, các văn bản của Đảng và Nhà Nước nhằm tìm ra cơ sở lý luận để khảo sát và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động này. 7.2. Nhóm phương pháp thực tiễn: - Phương pháp quan sát: Quan sát những hoạt động của nhà trường, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt theo chủ điểm để quan sát GV ghi nhận chứng cứ của HS trong việc thực hiện 5 nhiệm vụ của HS Tiểu học bằng cách ghi chép vào sổ theo dõi hàng tuần, hàng tháng. - Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn CBQL, GV chủ nhiệm, tổng phụ trách đội, PHHS ở một số trường tiểu học ở TP. HCM để biết hướng chỉ đạo của CBQL và phương pháp giáo dục của GV chủ nhiệm trong tiết sinh hoạt tập thể theo chủ điểm. - Phương pháp điều tra bằng hỏi: Khảo sát thực trạng GDĐĐ cho HS ở một số trường tiểu học ở TP.HCM để tìm thực trạng và nguyên nhân GDĐĐ cho HS tiểu học ở TP. HCM. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: lấy ý kiến của CBQL và GV về tính khả thi của một số biện pháp thực hiện các giải pháp đề xuất về biện pháp nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS tiểu học ở TP.HCM. 7.3. Nhóm phương pháp toán học: xử lí số liệu, các thông số thống kê mô tả được quan tâm bao gồm: tần số, tỷ lệ%, điểm trung bình để xử lí số liệu khảo sát thực trạng về GDĐĐ cho HS tiểu học ở TP.HCM.
  16. 5 8. Điểm mới của luận văn - Làm rõ thực trạng GDĐĐ cho HS ở trường Tiểu học tại TP.HCM. - Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ ở một số trường tiểu học ở TP. HCM. - Thiết kế 9 giáo án dành cho GV với hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp thông qua tiết sinh hoạt tập thể theo chủ điểm. Các giáo án nêu trên được thiết kế để làm thực nghiệm sư phạm với các đề xuất nhóm biện pháp có sử dụng phương pháp nêu gương; khuyến khích và trách phạt; rèn luyện; kiểm tra và đánh giá thường xuyên.
  17. 6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong lịch sử, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội được hình thành từ rất sớm. Đạo đức được mọi xã hội, mọi giai cấp, mọi thời đại quan tâm. GDĐĐ cho con người là vấn đề quan trọng từ thời xa xưa và luôn đổi mới để thích ứng với mọi thời đại. Trong nhà trường, vấn đề GDĐĐ cho học sinh luôn được quan tâm, đặc biệt ở nhà trường Tiểu học. GDĐĐ cho HS trong nhà trường luôn là vấn đề quan trọng nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện người công dân, vì thế đây cũng là vấn đề được nhiều nhà giáo dục nước ngoài và trong nước quan tâm. 1.1.1. Các tác giả nước ngoài Từ thời phong kiến Trung Hoa, Khổng Tử (551 - 479 Trước công nguyên) đã rất coi trọng việc GDĐĐ trong nhân cách con người. Đó là việc giáo dục lòng nhân ái và biết sống có trên dưới, trung thực, thủy chung, có kỷ cương từ gia đình đến xã hội, nhằm giữ trọn bổn phận của tôi đối với vua, vợ đối với chồng, con cái đối với cha mẹ, em đối với anh, trò đối với thầy, bạn bè đối với nhau, có được như vậy thì gia đình sẽ yên ấm, xã hội sẽ được bình an [41, tr.62]. Nhà triết học Socrate ( 470 -399 TCN ) đã hướng triết học vào mục đích giáo dục con người sống có đạo đức. Socrate cho rằng đạo đức hay cái thiện cũng là một loại tri thức, mà ta có thể tự trau dồi. Một kẻ ác đơn giản chỉ là một kẻ dốt nát, chứ bản chất anh ta không ác. Đó là quan điểm tiến bộ vào thời bấy giờ. Tiến bộ vì theo ông, con người có thể tự hoàn thiện bản thân qua giáo dục và việc “ tự suy xét”. Bởi thế, triết học của ông quan tâm nhiều đến con người, dạy đạo đức cho con người.[5] J.A.Cômenxki (1592 -1670) – đóng góp của ông trong lĩnh vực này
  18. 7 không chỉ bằng tấm gương về đạo đức của đời mình mà phương pháp GDĐĐ của ông rất chú trọng đến hành vi và động cơ đạo đức [41,tr.88]. Petxtalodi (1746 – 1827) cho rằng nhiệm vụ trung tâm của giáo dục là GDĐĐ cho trẻ em trên cơ sở chung nhất là tình yêu về con người. Tình yêu ấy bắt nguồn từ gia đình, trước hết là đối với cha mẹ, anh chị em rồi đến bạn bè và mọi người trong xã hội. Tình yêu thương con người của trẻ em sớm hình thành trong gia đình sẽ tiếp tục được củng cố và phát triển trong trường học [41, tr.117]. Anto Makarenko (1888 -1939) trong tác phẩm “ Bài ca sư phạm” đã đặc biệt nhấn mạnh vai trò của GDĐĐ và các biện pháp giáo dục đúng đắn như sự nêu gương, nguyên tắc giáo dục tập thể và thông qua tập thể [41, tr.216]. 1.1.2. Các tác giả trong nước Từ ngàn xưa, dân tộc Việt Nam đã luôn coi trọng việc GDĐĐ, giáo dục lễ nghĩa, đối nhân xử thế cho con em mình. Chính vì thế công tác GDĐĐ có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Khẩu hiệu trong các trường học: “Tiên học lễ, hậu học văn” đã thể hiện rất rõ vai trò quan trọng đó. Năm 938, dân tộc Việt Nam khôi phục nền độc lập xây dựng nhà nước phong kiến. Nền giáo dục lúc bấy giờ là nền giáo dục phong kiến rất coi trọng luân lý, lễ nghĩa đã góp phần cơ bản xây dựng nền tảng đạo đức xã hội. Từ khi khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định tầm quan trọng của công tác giáo dục, coi trọng việc trồng người và nêu tư tưởng chiến lược “Vì lợi ích mười năm trồng cây,vì lợi ích trăm năm trồng người”. Người đặc biệt quan tâm đến việc GDĐĐ cách mạng cho thanh niên. Trong mối quan hệ giữa “đức – tài”, Hồ Chí Minh coi đạo đức là cái gốc của người cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa quyết định của việc xây dựng con người mới. Người nói: “Cũng như con sông thì có nguồn mới
  19. 8 có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.” Năm 1979, Bộ Chính trị và Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra nghị quyết về cải cách giáo dục Trung ương đã ra quyết định tăng cường GDĐĐ cách mạng trong trường học, đã ghi rõ: “Nội dung đạo đức cần được giáo dục cho HS từ mẫu giáo đến Đại học”, nội dung chủ yếu dựa vào 5 điều Bác Hồ dạy. Tác giả Đặng Vũ Hoạt với bài “Đổi mới công tác của giáo viên chủ nhiệm với việc GDĐĐ cho học sinh”. Bài viết khẳng định vai trò của GV chủ nhiệm trong việc GDĐĐ cho HS đồng thời đề xuất phương pháp đổi mới công tác chủ nhiệm theo hướng tích cực hóa hoạt động tự giáo dục cho HS [18]. Ở góc độ pháp luật, đã có nhiều văn bản của Nhà nước đề cập đến GDĐĐ cho HS như: - Luật bảo vệ, chăm sóc & giáo dục trẻ em, số 25/ 2004/ QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15/6/2004 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2005, điều 28 khoản 2 qui định “Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm thực hiện giáo dục toàn diện về đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động hướng nghiệp cho trẻ em, chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” [36]. - Luật giáo dục của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2010, điều 2 qui định: “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [35].
  20. 9 - Quyết định số 51/2007/GD –BGD, ngày 31/8/2007 của Bộ GD &ĐT quy định 5 nhiệm vụ của HS tiểu học, đó là căn cứ để HS rèn luyện đạo đức và cũng là những tiêu chí GV đánh giá hạnh kiểm của HS theo từng học kỳ và cả năm học. GDĐĐ cũng là đề tài được nhiều tác giả chọn làm đề tài làm luận văn. Luận văn “Thực trạng quản lý công tác giáo dục đạo đức qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường Tiểu học huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh” (2011) Trần Hồng Nhung đã tiến hành khảo sát các đối tượng CBQL, GV về quản lý công tác GDĐĐ qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường Tiểu học huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh qua đó cũng đề ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động này [32]. Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở “ Thực trạng hoạt động quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở một số trường Tiểu học Thành phố Hồ Chí Minh” (2012) TS Lê Thị Thanh Chung đã tiến hành khảo sát CBQL, GV, PHHS về hoạt động quản lí giáo dục đạo đức cho HS Tiểu học ở TP.HCM, tìm ra nguyên nhân của thực trạng và cũng đưa ra các biện pháp để nâng cao chất lượng của hoạt động mà đề tài đã đề ra[9]. Như vậy, có thể nói, mảng nghiên cứu về biện pháp nâng cao GDĐĐ học sinh Tiểu học dù đã được tìm hiểu nhưng chưa có một nghiên cứu đặc chuyên biệt nào về vấn đề này, đặc biệt đối với đối tượng HS Tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh. Kế thừa những nghiên cứu trong nước và ngoài nước về các lĩnh vực liên quan GDĐĐ cho HS và đồng thời có nghiên cứu sâu, mở rộng hơn về tổ chức GDĐĐ cho HS trường tiểu học chúng tôi mong rằng “Biện pháp nâng cao chất lượng GDĐĐ học sinh Tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh” có thể giúp cho các nhà QL, GV các trường tiểu học nói chung trong đó có TP. HCM tham khảo để nâng cao hiệu quả hoạt động này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2