intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong công tác chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Phú Thiện – Gia Lai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:139

40
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu, hệ thống những nội dung cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ; tìm hiểu, làm rõ những vấn đề về cơ bản về quản lý chi NSNN và kiểm soát công tác chi NSNN; đề xuất  một  số giải pháp để khắc phục những mặt hạn chế trong công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN Phú Thiện. Mời các bạn tham khảo tài liệu!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong công tác chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Phú Thiện – Gia Lai

  1. TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA KẾ TOÁN ĐÀO TIẾN DŨNG HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÔNG TÁC CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC PHÚ THIỆN – GIA LAI Chuyên ngành: Kế toán Mã ngành: 60 34 03 01 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 08/2017
  2. i TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA KẾ TOÁN ĐÀO TIẾN DŨNG HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÔNG TÁC CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC PHÚ THIỆN – GIA LAI Chuyên ngành: Kế toán Mã ngành: 60 34 03 01 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 08/2017
  3. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ công tác chi Ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc Phú Thiện – Gia Lai, ngoài sự nỗ lực của bản thân tác giả còn nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ, động viên vô cùng lớn lao từ giảng viên hƣớng dẫn, các thầy cô giáo Trƣờng Đại học Tôn Đức Thắng cũng nhƣ quý đồng nghiệp. Trƣớc tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Hoàng Cẩm Trang đã nhiệt tình hƣớng dẫn, chỉ bảo, động viên và hỗ trợ tác giả trong suốt thời gian và quá trình thực hiện luận văn. Bên cạnh đó, tác giả cũng bày tỏ tấm lòng tri ân tới Quý Thầy, Cô trong Trƣờng Đại học Tôn Đức Thắng đã ủng hộ, giúp đỡ trong quá trình tác giả thực hiện Luận văn. Ngoài ra còn có sự giúp đỡ cả về chuyên môn, thời gian, những ý kiến đóng góp quý báu, chia sẻ kinh nghiệm cũng nhƣ ủng hộ về mặt tinh thần của Ban Giám đốc Kho bạc Nhà nƣớc Phú Thiện cùng với sự hỗ trợ nhiệt tình của các bạn, các anh chị em đồng nghiệp tại Kho bạc Nhà nƣớc Phú Thiện và các Kho bạc huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã giúp đỡ tác giả trong quá trình khảo sát, thu thập số liệu. Một lần nữa, tác giả xin gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công đến Quý thầy cô, quý đồng nghiệp và tất cả anh em, bạn bè đã đồng hành với tác giả để tác giả có thể hoàn thành luận văn này. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 8 năm 2017 Tác giả Đào Tiến Dũng
  4. iii CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và đƣợc sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Hoàng Cẩm Trang. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chƣa công bố bất kỳ hình thức nào trƣớc đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng nhƣ số liệu của các tác giả, cơ quan, tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Trƣờng đại học Tôn Đức Thắng không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có). TP. Hồ Chí Minh, Ngày tháng 8 năm 2017 Tác giả Đào Tiến Dũng Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Cẩm Trang Trường đại học Tôn Đức Thắng Cán bộ phản biện 1:……………………………………………………………… Cán bộ phản biện 2:……………………………………………………………… Luận văn thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG, ngày tháng năm theo Quyết định số /20 /TĐT-QĐ-SĐH ngày / /
  5. iv TÓM TẮT LUẬN VĂN Kho bạc Nhà nƣớc Phú Thiện đƣợc thành lập theo Quyết định số 3505/QĐ- BTC ngày 01/11/2007 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2008 theo Quyết định số 1527/QĐ-KBNN ngày 01/12/2007 của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nƣớc. Trong những ngày đầu thành lập, Kho bạc Nhà nƣớc Phú Thiện đã gặp rất nhiều khó khăn: thiếu thốn về cơ sở hạ tầng, vật chất, đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lƣợng, đa phần là cán bộ trẻ, trình độ, năng lực còn hạn chế. Do đó để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc Đảng và Nhà nƣớc giao phó, đòi hỏi đơn vị phải thực hiện tốt công tác kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa rủi ro, đảm bảo cho các hoạt động của đơn vị theo đúng quy trình đề ra, đạt đƣợc hiệu quả cao. Tuy nhiên qua quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tế, công tác kiểm soát nội bộ tại Kho bạc Nhà nƣớc Phú Thiện còn một số tồn tại cần khắc phục. Luận văn “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ công tác chi Ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc Phú Thiện – Gia Lai” sẽ đóng góp một phần giải pháp giúp Ban lãnh đạo Kho bạc Nhà nƣớc Phú Thiện khắc phục những tồn tại còn hạn chế và nâng cao hiệu quả trong công tác kiểm soát chi Ngân sách Nhà nƣớc tại đơn vị. Luận văn đƣợc dựa trên lý thuyết hƣớng dẫn của INTOSAI 2004 về kiểm soát nội bộ trong khu vực công làm nền tảng cơ sở lý luận. Bên cạnh đó, tác giả còn thực hiện quan sát, phỏng vấn cán bộ công chức Kho bạc Nhà nƣớc 16 huyện, thị xã trong tỉnh cũng nhƣ tìm hiểu các văn bản pháp quy, nội quy cơ quan, các báo cáo thƣờng niên… cũng nhƣ dựa vào các câu hỏi khảo sát lấy ý kiến của 128 cán bộ công chức Kho bạc Nhà nƣớc trong toàn tỉnh để có thể phân tích, đánh giá những ƣu điểm và hạn chế còn tồn tại từ đó có thể đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ công tác chi Ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc Phú Thiện-Gia Lai.dựa vào năm yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ.
  6. v MỤC LỤC Trang phụ bìa ............................................................................................................... i Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii Lời cam đoan ............................................................................................................. iii Tóm tắt luận văn ......................................................................................................... iv Mục lục ........................................................................................................................ v Danh mục các chữ viết tắt .......................................................................................... ix Danh mục các hình vẽ ................................................................................................. x LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................... 4 5. Những đóng góp chủ yếu của luận văn ................................................................... 4 6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .............................................................................................................. 5 1.1. Các bài báo nghiên cứu ngoài nƣớc ..................................................................... 5 1.2. Các bài báo nghiên cứu trong nƣớc ..................................................................... 6 1.3. Nhận xét và xác định khe hổng nghiên cứu ....................................................... 10 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.......................................................................................... 11 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 12 2.1. Sự hình thành và phát triển của KSNB .............................................................. 12 2.2. Sự phát triển của hệ thống KSNB trong khu vực công ...................................... 14 2.2.1. Lịch sử ra đời và phát triển của kiểm soát nội bộ trong khu vực công ........... 14 2.2.2. Khai niệm về kiểm soát nội bộ trong khu vực công ....................................... 16 2.3. Các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB theo INTOSAI ....................................... 18 2.3.1. Môi trƣờng kiểm soát ...................................................................................... 18 2.3.2. Đánh giá rủi ro ................................................................................................ 21
  7. vi 2.3.3. Hoạt động kiểm soát........................................................................................ 22 2.3.4. Thông tin và truyền thông ............................................................................... 25 2.3.5. Giám sát .......................................................................................................... 26 2.4. Ƣu, nhƣợc điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ ................................................ 27 2.4.1. Ƣu điểm ........................................................................................................... 27 2.4.2. Nhƣợc điểm ..................................................................................................... 28 2.5. Sự cần thiết hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc nói chung và Kho bạc Nhà nƣớc Phú Thiện nói riêng ............................. 29 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.......................................................................................... 31 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 32 3.1. Đối tƣợng và mục tiêu khảo sát ......................................................................... 32 3.2. Thiết kế câu hỏi khảo sát .................................................................................... 32 3.2.1. Môi trƣờng kiểm soát ...................................................................................... 33 3.2.2. Đánh giá rủi ro ................................................................................................ 34 3.2.3. Hoạt động kiểm soát........................................................................................ 35 3.2.4. Thông tin và truyền thông ............................................................................... 36 3.2.5. Giám sát .......................................................................................................... 36 3.3. Phƣơng pháp khảo sát ........................................................................................ 37 3.3.1. Phƣơng pháp khái niệm hóa ............................................................................ 37 3.3.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát ....................................................................... 37 3.3.3. Phƣơng pháp tƣ duy ........................................................................................ 41 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.......................................................................................... 42 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................... 43 4.1. Quá trình hình thành và phát triển của KBNN Phú Thiện-Gia Lai ................... 43 4.1.1. Quá trình hình thành hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc trực thuộc Bộ tài chính43 4.1.1.1. Nha Ngân khố Quốc gia trực thuộc Bộ Tài chính trong công cuộc xây dựng nền Tài chính quốc gia non trẻ phục vụ nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc ( giai đoạn 1946-1951) .............................................................................................. 43 4.1.1.2. Cơ quan quản lý quỹ ngân sách nhà nƣớc thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc (giai đoạn 1951-1989) ............................................................................................... 44
  8. vii 4.1.1.3. Quá trình chuẩn bị thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính (giai đoạn 1989 - 1990) ............................................................................................ 44 4.1.2. Giới thiệu về Kho bạc Nhà nƣớc Phú Thiện ................................................... 45 4.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Kho bạc Nhà nƣớc Phú Thiện ........ 45 4.1.2.2. Vị trí và chức năng ....................................................................................... 46 4.1.2.3. Nhiệm vụ ...................................................................................................... 46 4.1.2.4. Quyền hạn .................................................................................................... 48 4.1.2.5. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ cụ thể của các tổ nghiệp vụ ........................... 48 4.1.2.6. Công tác chi NSNN qua KBNN Phú Thiện giai đoạn 2013-2015 ............... 50 4.2. Quy trình chi ngân sách nhà nƣớc ...................................................................... 52 4.2.1. Quy trình chi thƣờng xuyên ............................................................................ 52 4.2.2. Quy trình chi đầu tƣ ........................................................................................ 56 4.3. Khảo sát và phân tích các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ tại Kho bạc Nhà nƣớc Phú Thiện ................................................................................... 68 4.3.1. Kết quả khảo sát chung ................................................................................... 68 4.3.2. Môi trƣờng kiểm soát ...................................................................................... 70 4.3.3. Đánh giá rủi ro ................................................................................................ 83 4.3.4. Hoạt động kiểm soát........................................................................................ 86 4.3.5. Thông tin và truyền thông ............................................................................... 90 4.3.6. Giám sát .......................................................................................................... 93 4.4. Đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ công tác chi NSNN tại Kho bạc Nhà nƣớc Phú Thiện................................................................................................. 96 4.4.1. Ƣu điểm ........................................................................................................... 96 4.4.2. Nhƣợc điểm ..................................................................................................... 98 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4........................................................................................ 102 CHƢƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÔNG TÁC CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC PHÚ THIỆN – GIA LAI .......................................................................... 103 5.1. Quan điểm hoàn thiện ...................................................................................... 103 5.2. Mục tiêu hoàn thiện .......................................................................................... 104
  9. viii 5.3. Giải pháp hoàn thiện ........................................................................................ 105 5.3.1. Môi trƣờng kiểm soát .................................................................................... 105 5.3.2. Đánh giá rủi ro .............................................................................................. 106 5.3.3. Hoạt động kiểm soát...................................................................................... 108 5.3.4. Thông tin và truyền thông ............................................................................. 110 5.3.5. Giám sát ........................................................................................................ 111 5.4. Kiến nghị .......................................................................................................... 112 5.5. Giới hạn của luận văn và đề xuất hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai .............. 113 KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 ...................................................................................... 114 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 116 PHỤ LỤC .................................................................................................................. xi
  10. ix DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBCC : Cán bộ công chức BMS : Thanh toán công trái, trái phiếu ĐTKB : Đầu tƣ kho bạc GPMB : Giải phóng mặt bằng HCSN : Hành chính sự nghiệp KBNN : Kho bạc Nhà nƣớc KSC : Kiểm soát chi KSNB : Kiểm soát nội bộ KTNN : Kế toán nhà nƣớc NSĐP : Ngân sách địa phƣơng NSNN : Ngân sách nhà nƣớc NSTW : Ngân sách Trung ƣơng QLDA : Quản lý dự án TCS : Thu ngân sách TKTG : Tài khoản tiền gửi TTBT : Thanh toán bù trừ TTLNH: Thanh toán liên ngân hàng XDCB : Xây dựng cơ bản
  11. x DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Các yếu tổ của môi trƣờng kiểm soát ..................................................... 21 Bảng 4.1. Tình hình chi NSNN qua KBNN Phú Thiện giai đoạn 2013 – 2015 ....... 51 Bảng 4.2 : Bảng tổng hợp phiếu khảo sát ................................................................ 69 Bảng 4.3 : Bảng thành phần đối tƣợng đƣợc khảo sát ............................................. 69 Bảng 4.4 : Bảng thâm niên công tác của đối tƣợng đƣợc khảo sát .......................... 70 Bảng 4.5 : Bảng thống kê kết quả khảo sát các nhân tố ảnh hƣởng đến môi trƣờng kiểm soát. .................................................................................................................. 70 Bảng 4.6 : Bảng thống kê kết quả khảo sát các nhân tố ảnh hƣởng đến môi trƣờng kiểm soát ( tính chính trực và giá trị đạo đức ). ........................................................ 74 Bảng 4.7 : Bảng thống kê kết quả khảo sát các nhân tố ảnh hƣởng đến môi trƣờng kiểm soát ( chính sách nhân sự và năng lực nhân viên ) ........................................... 76 Bảng 4.8 : Bảng thống kê kết quả khảo sát các nhân tố ảnh hƣởng đến môi trƣờng kiểm soát ( triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo ). .............................................. 78 Bảng 4.9 : Bảng thống kê kết quả khảo sát các nhân tố ảnh hƣởng đến môi trƣờng kiểm soát ( cơ cấu tổ chức ). ..................................................................................... 81 Bảng 4.10 : Bảng thống kê kết quả khảo sát các nhân tố ảnh hƣởng đến đánh giá rủi ro................................................................................................................................ 83 Bảng 4.11: Bảng thống kê kết quả khảo sát các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động kiểm soát. .................................................................................................................. 86 Bảng 4.12 : Bảng thống kê kết quả khảo sát các nhân tố ảnh hƣởng đến thông tin và truyền thông. ............................................................................................................. 90 Bảng 4.13 : Bảng thống kê kết quả khảo sát các nhân tố ảnh hƣởng đến giám sát .. 93
  12. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày 21/08/2007 Thủ tƣớng Chính phủ đã có quyết định số 138/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lƣợc phát triển Kho bạc Nhà nƣớc đến năm 2020 với mục tiêu xây dựng Kho bạc Nhà nƣớc hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy gắn liền với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: quản lý quỹ ngân sách nhà nƣớc và các quỹ tài chính nhà nƣớc; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tăng cƣờng năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nƣớc trên cơ sở thực hiện tổng kế toán nhà nƣớc. Đến năm 2020, các hoạt động Kho bạc Nhà nƣớc đƣợc thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử. Kho bạc Nhà nƣớc đã bắt đầu thí điểm hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc ngày 07/04/2009 tại Hải Phòng. Đến nay, sau gần 10 năm toàn bộ hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc đã và đang sử dụng hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc với mục tiêu cụ thể nhằm xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc tích hợp hiệu quả trong toàn hệ thống KBNN; kết nối với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, các Bộ sử dụng ngân sách, cơ quan tài chính các cấp ( Trung ƣơng và địa phƣơng ). Trong tƣơng lai, Tabmis sẽ đƣợc kết nối đến các đơn vị sử dụng ngân sách tạo điều kiện phát huy hết hiệu quả của một hệ thống quản lý tích hợp ERP ( Enterprise Resourses Plaining – Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) với các quy trình ngân sách khép kín, tự động, thông tin quản lý tập trung, cung cấp báo cáo đầy đủ, toàn diện, kịp thời và minh bạch. Với việc trở thành thành viên của Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO vào năm 2006 và mới đây là tham gia hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng TTP nên nền kinh tế của nƣớc ta có nhiều thay đổi lớn. Nó đặt ra cho chúng ta rất nhiều cơ hội để đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế, cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội thì chúng ta cũng gặp Tên đề tài LVThS: Hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong công tác chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Phú Thiện – Gia Lai
  13. 2 không ít những thách thức. Để vƣợt qua những khó khăn, thách thức đó đỏi hỏi Đảng, Nhà nƣớc phải có những chỉ đạo điều hành kịp thời, đầy đủ để đƣa đất nƣớc vƣợt qua những khó khăn, tiến tới những thành công mới. Đặc biệt trong đó lĩnh vực quản lý thu, chi Ngân sách Nhà nƣớc đang nhận đƣợc sự quan tâm rất lớn của các cấp lãnh đạo và của toàn thể nhân dân. Trong thời gian vửa qua, việc quản lý tình hình thu chi Ngân sách Nhà nƣớc đã đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan. Tuy vậy vẫn còn có nhiều những bất cập, tồn tại trong lĩnh vực thu chi NSNN đặc biệt là lĩnh vực chi NSNN. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những bất cập, tồn tại đó: việc quản lý thu, chi NSNN còn nhiều hạn chế; không áp dụng đúng các quy trình nghiệp vụ đã đƣợc ban hành; năng lực của một bộ phận CBCC còn hạn chế chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu chuyên môn để phục vụ công tác theo xu hƣớng ngày càng đổi mới của đất nƣớc. Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức để góp phần ngăn chặn những sai phạm trong quản lý thu chi NSNN. Để khắc phục những khuyết điểm trên, đáp ứng ngày một tốt hơn trƣớc những yêu cầu của thời đại mới đòi hỏi phải có sự kiểm soát chặt chẽ đối với hệ thống tài chính. Đặc biệt đối với KBNN – đơn vị đƣợc giao trọng trách quản lý chi ngân sách Nhà nƣớc – cần kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ quy trình, cách thức thực hiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nƣớc giao phó. Với yêu cầu đó cần có một hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ vì nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý sai sót, gian lận của các đơn vị hoạt động kinh doanh cũng nhƣ các cơ quan, tổ chức nhà nƣớc. Đã có rất nhiều nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ , tuy nhiên theo sự hiểu biết của tác giả, đối với các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nƣớc thì vấn đề này chƣa đƣợc nghiên cứu sâu rộng hoặc nếu có thì cũng chỉ có nghiên cứu ở một vài bộ phận trong hệ thống. Với đặc thù đang công tác trong hệ thống KBNN, qua tìm hiểu một số nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngành Kho bạc, bản thân tôi nhận thấy các nghiên cứu này còn một số nhƣợc điểm, thiếu sót. Do đó tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại KBNN Phú Thiện – Gia Lai” để làm rõ và khắc phục những vấn đề đó. Tên đề tài LVThS: Hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong công tác chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Phú Thiện – Gia Lai
  14. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: - Tìm hiểu, hệ thống những nội dung cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ. - Tìm hiểu, làm rõ những vấn đề về cơ bản về quản lý chi NSNN và kiểm soát công tác chi NSNN. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát chi NSNN. - Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng về công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN Phú Thiện. - Đề xuất một số giải pháp để khắc phục những mặt hạn chế trong công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN Phú Thiện. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: - Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN Phú Thiện – Gia Lai, trong đó bao gồm công tác chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ xây dựng cơ bản. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Hoạt động kiểm soát chi NSNN trên địa bàn huyện Phú Thiện do KBNN Phú Thiện trực tiếp kiểm soát, thanh toán. - Về thời gian: Do hạn chế về thời gian và năng lực nghiên cứu nên luận văn đƣợc thực hiện dựa trên tài liệu tại KBNN Phú Thiện trong giai đoạn 2010-2015. - Về nội dung : Nghiên cứu quá trình tổ chức, quản lý và thực hiện các hoạt động nghiệp vụ trong kiểm soát chi NSNN tại KBNN Phú Thiện. Nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN Phú Thiện từ đó đƣa ra những nhận định về những nhân tố ảnh hƣởng, những thuận lợi và khó khăn trong lĩnh vực kiểm soát chi NSNN tại địa bàn, từ đó tìm ra đƣợc những điểm hạn chế, yếu kém trong công tác kiểm soát chi NSNN nhằm đƣa ra những giải pháp khắc phục. Tên đề tài LVThS: Hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong công tác chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Phú Thiện – Gia Lai
  15. 4 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu để nghiên cứu về hệ thống KSNB , cụ thể là: - Phƣơng pháp luận : sử dụng khung lý thuyết Intosai 2004 về kiểm soát nội bộ ở khu vực công. Bên cạnh đó là hệ thống văn bản, chính sách, chế độ về công tác kiểm soát chi NSNN. - Phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp đã đƣợc tổng hợp và sử dụng các kết quả nghiên cứu trƣớc đây có liên quan đến đề tài luận văn, sử dụng các nguồn sẵn có nhƣ báo cáo quyết toán hàng năm của KBNN Phú Thiện, của các đơn vị có liên quan… - Phƣơng pháp thống kê, mô tả, quan sát, phỏng vấn các cán bộ công chức Kho bạc trong từng bộ phận và kế toán các đơn vị có giao dịch với Kho bạc. 5. Những đóng góp chủ yếu của luận văn - Hệ thống hóa lý thuyết về hệ thống kiểm soát nội bộ theo Intosai. - Đánh giá đƣợc thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại KBNN Phú Thiện và những khó khăn, vƣớng mắc thƣờng gặp trong quá trình kiểm soát thanh toán chi NSNN tại KBNN Phú Thiện. Đề ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị. - Bổ sung, góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu về hệ thống kiểm soát nội bộ trong lĩnh vực Kho bạc. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, bảng biểu, luận văn có kết cấu 5 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan các nghiên cứu trƣớc có liên quan đến đề tài. Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết. Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận. Chƣơng 5: Các giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong công tác chi Ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc Phú Thiện- Gia Lai. Tên đề tài LVThS: Hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong công tác chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Phú Thiện – Gia Lai
  16. 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các bài báo nghiên cứu ngoài nƣớc Siwangaza and Juan-Pierre (2014), “The Status of Internal Controls in Fast Moving Small Medium and Micro Consumer Goods Enterprises within the Cape Peninsula”, Mediterranean Journal of Social Sciences, Vol 5, No 10. Mục tiêu nghiên cứu của tác giả là xác định việc thực hiện đầy đủ hệ thống kiểm soát nội bộ có ảnh hƣởng tới sự bền vững của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nam Phi nhƣ thế nào. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của bài báo là hệ thống kiểm soát nội bộ của 110 công ty vừa và nhỏ trong ngành công nghiệp hàng tiêu dùng nhanh ở Nam Phi. Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm dựa trên bảng câu hỏi để tiến hành nghiên cứu và cho thấy rằng các công ty vừa và nhỏ đã thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhƣng sự bền vững còn khá hạn chế. Babatundea and Dandago (2014), “Internal control system deficiency and capital project mismanagement in the Nigerian public sector”, Procedia - Social and Behavioral Sciences, 164 . Tác giả nghiên cứu vấn đề này nhằm phân tích những tác động của tình trạng thiếu hệ thống kiểm soát nội bộ về quản lý dự án vốn trong khu vực công ở Nigeria. Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp phân tích phƣơng sai (Anova) và thống kê chi bình phƣơng để phân tích mẫu của 228 dự án vốn. Nghiên cứu này cho thấy sự thiếu hụt hệ thống kiểm soát nội bộ có tác động tiêu cực đáng kể về quản lý dự án vốn trong khu vực công ở Nigeria. Qua đó tác giả đã đề xuất việc tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống kiểm soát nội bộ vì lợi ích tốt nhất của công dân. Stephen and Ganguli (2010), “Voluntary Reporting on Internal Control Systems and Governance Characteristics: An Analysis of Large U.S. Companies”, Journal of Managerial Issues, Vol. 22, No. 3. Tên đề tài LVThS: Hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong công tác chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Phú Thiện – Gia Lai
  17. 6 Tác giả thực hiện bài viết với mục tiêu nghiên cứu là xem xét mối quan hệ giữa các đặc điểm quản trị công ty và các báo cáo quản trị tự nguyện về hệ thống kiểm soát nội bộ. Đối tƣợng nghiên cứu là hệ thống kiểm soát nội bộ đƣợc nghiên cứu từ 2.001 dữ liệu về các công ty công khai lớn nhất tại Mỹ. Tác giả đã sử dụng đồng thời một phƣơng trình và kiểm soát các đặc điểm công ty cụ thể. Qua đó cho ta thấy đƣợc khả năng một công ty tự nguyện báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ của họ là do: có kiểm toán thƣờng xuyên, có liên quan đến quyền sở hữu nội bộ và có những liên quan không đáng kể đến kiểm toán viên, giám đốc điều hành. Onumah and Obeng (2012), “Effectiveness of Internal Control Systems of Listed Firms in Ghana”, Research in Accounting in Emerging Economies, Vol 12 . Mục tiêu nghiên cứu của bài báo là khảo sát hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp niêm yết tại Ghana.Tác giả đã nghiên cứu báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết đối với 33 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Ghana. Bằng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng tác giả đã chỉ ra rằng hệ thống kiểm soát nội bộ cho hiệu quả trung bình, trong đó kiểm soát môi trƣờng cho hiệu quả cao nhất, là một đóng góp cho các hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến kiểm soát nội bộ tại Ghana và đƣa ra những giải pháp nhằm góp phần xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp nhà nƣớc. 1.2. Các bài báo nghiên cứu trong nƣớc Bùi Thanh Huyền ( 2011), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Kho bạc Nhà nƣớc Q10, TP Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh. Mục tiêu nghiên cứu của tác giả là tìm ra các giải pháp để khắc phục những mặt hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ tại KBNN Q10, TP HCM và cung cấp cho ngƣời đọc một tài liệu tham khảo về hệ thống kiểm soát nội bộ tại KBNN quận, huyện. Đối tƣợng nghiên cứu đƣợc tác giả xác định là hệ thống kiểm soát nội bộ tại KBNN Q10, TP HCM. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là hệ thống kiểm soát nội bộ của KBNN Q10. Tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu bao gồm phƣơng pháp quan sát, phỏng vấn các cán bộ công chức trong từng phòng về công việc thực hiện hàng ngày, thu thập tài liệu từ sổ điều chỉnh, sổ từ chối khách hàng, Tên đề tài LVThS: Hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong công tác chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Phú Thiện – Gia Lai
  18. 7 bài viết trên diễn đàn Kho bạc TP HCM. Qua nghiên cứu, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá thực trạng của hệ thống kiểm soát tại KBNN Q10. Nhờ đó tác giả nhận thấy hệ thống kiểm soát nội bộ tại KBNN Q10 còn một số nhƣợc điểm thƣờng hay mắc phải. Chính vì vậy tác giả cũng đã đề ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại KBNN Q10. Trần Việt Lâm (2012), “Kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp nhà nƣớc”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển số 185 tháng 11/2012. Tác giả viết bài báo với mục đích nhằm tìm ra các giải pháp nhằm góp phần xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp nhà nƣớc. Đối tƣợng nghiên cứu của tác giả là hệ thống kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp nhà nƣớc với phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp nhà nƣớc. Tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết để tiến hành nghiên cứu. Qua nghiên cứu của mình, tác giả đa đƣa ra những khái niệm cơ bản về kiểm soát nội bộ, đánh giá đƣợc thực trạng kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhà nƣớc và đƣa ra những giải pháp nhằm góp phần xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp nhà nƣớc. Huỳnh Thị Thanh Dung (2014), “Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ theo chuẩn quốc tế COSO và bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí khoa học và công nghệ, số 5. Mục tiêu nghiên cứu của tác giả nhằm tìm hiểu và xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Đối tƣợng nghiên cứu là hệ thống kiểm soát nội bộ theo COSO. Tác giả đã tập trung nghiên cứu năm yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ bằng phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết. Qua nghiên cứu của mình tác giả đã chỉ ra những khái niệm cơ bản về kiểm soát nội bộ, chỉ ra đƣợc mục tiêu của tổ chức có mối quan hệ chặt chẽ với mỗi bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ và rút ra các bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ theo tiêu chuẩn COSO. Lê Thị Phƣơng Nam ( 2014 ), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Kho bạc Nhà nƣớc Bình Thuận”, luận văn thạc sĩ, Đại học công nghệ TP Hồ Chí Minh. Tên đề tài LVThS: Hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong công tác chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Phú Thiện – Gia Lai
  19. 8 Với mục tiêu phân tích thực trạng KSNB và đề ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại KBNN Bình Thuận, tác giả đã tập trung nghiên cứu vào các đối tƣợng là hệ thống KSNB theo COSO và INTOSAI và hệ thống KSNB tại KBNN Bình Thuận. Trong đó chủ yếu tập trung vào kiểm soát hoạt động nghiệp vụ của KBNN Bình Thuận. Nghiên cứu của tác giả đƣợc thực hiện tại KBNN Bình Thuận và một số đơn vị sử dụng NSNN mở tài khoản tại KBNN Bình Thuận trong khoảng thời gian vào giai đoạn từ 2010 – 2012. Nghiên cứu của tác giả đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp nghiên cứu lý luận nhƣ khái quát hóa thu thập, tổng hợp và phân tích để đƣa ra các nhận định đánh giá cụ thể về những giải pháp đề ra. Nghiên cứu có sự kết hợp giữa lý luận thực tiễn dựa trên những quy luật phát triển khách quan của kinh tế xã hội, các quan điểm và chính sách của nhà nƣớc về hệ thống KSNB. Qua các nghiên cứu đó, tác giả đã đánh giá đƣợc thực trạng hệ thống KSNB tại KBNN Bình Thuận đồng thời đƣa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện 05 bộ phận của hệ thống kiểm soát nội bộ tại KBNN Bình Thuận. Nguyễn Thanh Hiếu ( 2015 ), “Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Kho bạc Nhà nƣớc trên địa bàn TP Hồ Chí Minh thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, luận văn thạc sĩ, Đại học công nghệ TP Hồ Chí Minh. Qua luận văn của mình, tác giả đã tập trung nghiên cứu giải quyết các mục tiêu sau đây: Hệ thống hóa lý luận hệ thống kiểm soát nội bộ trong lĩnh vực tài chính công, đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Kho bạc Nhà nƣớc trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, đƣa ra những tồn tại và giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Kho bạc Nhà nƣớc quận, huyện trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh. Đối tƣợng nghiên cứu của tác giả là thực trạng hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Kho bạc trên địa bàn TP Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ tháng 7/2013 đến tháng 12/2014, khảo sát các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ tại 24 Kho bạc Nhà nƣớc quận, huyện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Tác giả đã tiếp cận hệ thống kiểm soát nội bộ theo 5 bộ phận cấu thành chứ không theo từng chu trình nghiệp vụ nên hệ thống kiểm soát nội bộ đƣợc thể hiện dƣới góc nhìn chung nhất. Tác giả đã dựa trên các tài liệu đã nghiên cứu của các chuyên gia và kế thừa các nghiên cứu khảo sát về hệ thống kiểm soát nội bộ để Tên đề tài LVThS: Hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong công tác chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Phú Thiện – Gia Lai
  20. 9 rút ra các nhân tố cơ bản, từ đó xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và chọn mẫu. Tác giả đã thực hiện phỏng vấn nhóm chuyên gia, bao gồm 30 ngƣời là đại diện của 24 Kho bạc tại TP Hồ Chí Minh. Sau khi nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành nghiên cứu định lƣợng là dùng phƣơng pháp thống kê mô tả, tổng hợp bảng câu hỏi khảo sát để nghiên cứu về những quan điểm nhận thức của cán bộ công chức ở các Kho bạc Nhà nƣớc để đƣa ra kết luận cần thiết. Bảng câu hỏi đƣợc tác giả thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tổ ảnh hƣởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ. Qua các nghiên cứu của mình, tác giả đã đánh giá đƣợc thực trạng tại các Kho bạc Nhà nƣớc nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và đề ra đƣợc các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Nguyễn Đức Thọ (2015), “Đổi mới hoạt động kiểm soát nội bộ về sử dụng ngân sách, tài sản nhà nƣớc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Tài Chính”, luận án tiến sĩ, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ƣơng. Mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm phân tích, đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các giải pháp đổi mới hoạt động kiểm soát nội bộ về sử dụng ngân sách – tài sản nhà nƣớc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc Bộ tài chính. Cụ thể là xác định và luận giải rõ khung lý thuyết của hoạt động kiểm soát nội bộ về sử dụng ngân sách – tài sản nhà nƣớc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, đánh giá đúng thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ về sử dụng ngân sách – tài sản nhà nƣớc từ đó chỉ rõ kết quả, tồn tại và nguyên nhân, đề xuất đƣợc quan điểm, phuơng hƣớng và giải pháp đổi mới hoạt động kiểm soát nội bộ về sử dụng ngân sách – tài sản nhà nƣớc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc bộ tài chính. Đối tuợng nghiên cứu của tác giả là cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động kiểm soát nội bộ về sử dụng ngân sách – tài sản nhà nƣớc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc bộ tài chính. Tác giả nghiên cứu tại các cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc bộ tài chính trong giai đoạn 2006 – 2014. Các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu của tác giả là sử dụng phuơng pháp hệ thống hóa và khái quát hóa, phuơng pháp tổng hợp, phuơng pháp chỉ số, phuơng pháp phân tích kết hợp phuơng pháp tổng hợp, phuơng pháp quy nạp, phuơng pháp nội suy, thống kê toán, phuơng pháp đối chiếu, so sánh và dự Tên đề tài LVThS: Hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong công tác chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Phú Thiện – Gia Lai
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2