intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Áp dụng kiểm toán môi trường cho công ty TNHH Sidensticker Việt Nam

Chia sẻ: Mao A Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

44
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu nhằm kiểm chứng các thông số được lựa chọn bởi một chương trình quan trắc môi trường phù hợp với các yêu cầu quy phạm hiện hành, với các chính sách và các tiêu chuẩn nội bô, và với các hạn chế về chỉ tiêu chất lượng môi trường đã được xác lập. So sánh những tác động được dự kiến của dự án với tác động thực tế. Từ đó đánh giá tính chính xác của các dự báo. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Áp dụng kiểm toán môi trường cho công ty TNHH Sidensticker Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------***------------ Vũ Ngọc Liên ÁP DỤNG KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG CHO CÔNG TY TNHH SEIDENSTICKER VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – 2018
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------***------------ Vũ Ngọc Liên ÁP DỤNG KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG CHO CÔNG TY TNHH SEIDENSTICKER VIỆT NAM Chuyên ngành: Khoa học Môi trường Mã số: 8440301.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phạm Thị Việt Anh Hà Nội – 2018
  3. LỜI CẢM ƠN Trong những năm học vừa qua, em đã nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trường Đại học Khoa học Tự nhiên- ĐHQG Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Môi trường. Em xin chân thành cảm ơn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Phạm Thị Việt Anh đã tận tình hướng dẫn về mặt khoa học, học thuật cũng như các kiến thức chuyên môn cho em trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thiện Luận văn Thạc sĩ này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới công ty TNHH Seidensticker Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như cung cấp thông tin, tài liệu để em hoàn thành tốt Luận văn này. Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn ở bên đã luôn ở bên, động viên, ủng hộ em trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm Học viên Vũ Ngọc Liên
  4. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................3 1.1. GIỚI THIỆU VỀ KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG ............................................3 1.1.1. Khái niệm Kiểm toán môi trường .............................................................3 1.1.2. Đối tượng, mục tiêu, phạm vi kiểm toán môi trường .................................5 1.1.3. Phân loại Kiểm toán môi trường ................................................................7 1.1.4. Quy trình tiến hành kiểm toán môi trường ...............................................10 1.1.5. Tình hình áp dụng Kiểm toán môi trường trên thế giới và Việt Nam .....11 1.2. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH SEIDENSTICKER VIỆT NAM .........17 1.2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực công ty .........................................................17 1.2.2. Quy mô và cơ cấu tổ chức của nhà máy...................................................18 1.2.3. Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải tại công ty .....................................19 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................22 2.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................22 2.2. Phạm vi nghiên cứu và trọng tâm kiểm toán. .................................................22 2.3. Cơ sở số liệu và tiêu chuẩn kiểm toán ............................................................23 2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................23 2.4.1 Phương pháp thu thập thông tin nền .........................................................23 2.4.2. Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán .........................................24 2.4.3. Áp dụng phương pháp kiểm toán chất thải và kiểm toán sự tuân thủ. .....25 2.4.4. Phương pháp tính toán .............................................................................26 2.4.5. Phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá các phát hiện kiểm toán.27 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ KIỂM TOÁN VÀ THẢO LUẬN ....................................28 3.1. Kết quả kiểm toán sự tuân thủ các quy định về môi trường. ..........................28 3.1.1. Chất thải rắn ............................................................................................28
  5. 3.1.2. Chất thải nguy hại ....................................................................................31 3.1.3. Môi trường không khí. ..............................................................................33 3.1.4. Môi trường nước. .....................................................................................39 3.2. Đánh giá sự tuân thủ các quy định môi trường...............................................46 3.2.1. So sánh các hoạt động bảo vệ môi trường của công ty với các cam kết thực hiện trong đề án bảo vệ môi trường. ..........................................................46 3.2.2. Sự tuân thủ các thủ tục về môi trường .....................................................50 3.3. Đánh giá tính hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải. ....................................51 3.4. Đánh giá các phát hiện kiểm toán ...................................................................51 3.4.1. Các phát hiện kiểm toán tốt......................................................................51 3.4.2. Các vấn đề còn tồn tại cần khắc phục ......................................................53 3.5. Đề xuất giải pháp khắc phục ...........................................................................55 3.5.1. Giải pháp quản lý .....................................................................................55 3.5.2. Giải pháp công nghệ ................................................................................55 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ........................................................................................57 1. Kết luận. .............................................................................................................57 2. Kiến nghị............................................................................................................58
  6. DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT EA Kiểm toán môi trường EPA Cục bảo vệ môi trường EMAS Chương trình kiểm toán và quản lý sinh thái CTR Chất thải rắn CTNH Chất thải nguy hại HTQL Hệ thống quản lý QCVN Quy chuẩn Việt Nam BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường QĐ Quyết định TT Thông tư HTXLNT Hệ thống xử lý nước thải IIC Viện thương mại quốc tế TNHH Trách nhiệm hữu hạn KTCT Kiểm toán chất thải
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Nhu cầu nguyên liệu của công ty.............................................................. 19 Bảng 2.1. Vị trí quan trắc .......................................................................................... 25 Bảng 3.1. Kết quả điều tra CTR tại công ty từ 2015-2017 ....................................... 28 Bảng 3.2. Thống kê lượng rác thải trung bình 9 tháng đầu năm 2018...................... 29 Bảng 3.3. Khối lượng CTR được thu gom xử lý qua các năm tại công ty ............... 30 Bảng 3.4. Khối lượng chất thải rắn tại thời điểm kiểm toán ..................................... 31 Bảng 3.5. Khối lượng CTNH của công ty................................................................. 32 Bảng 3.6. Kết quả quan trắc và phân tích mẫu khí xung quanh ............................... 34 Bảng 3.7. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh tại thời điểm kiểm toán .......................................................................................................... 35 Bảng 3.8. Hệ số phát thải chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện ...................... 36 Bảng 3.9.Thải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện .... 37 Bảng 3.10. Kết quả quan trắc mẫu khí thải .............................................................. 38 Bảng 3.11. Kết quả phân tích mẫu khí thải lò hơi tại thời điểm kiểm toán .............. 38 Bảng 3.12. Nhu cầu sử dụng nước của công ty......................................................... 40 Bảng 3.13. Thống kê lượng nước thải phát sinh tại công ty trong 2 ngày liên tiếp .. 41 Bảng 3.14. Kết quả quan trắc mẫu nước thải quý 2 năm 2018 ................................. 41 Bảng 3.15. Kết quả mẫu nước thải sản xuất tại thời điểm kiểm toán ....................... 43 Bảng 3.16. Tải lượng ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn ........................................ 45 Bảng 3.17. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn của công ty Seidensticker Việt Nam............................................................................................. 45 Bảng 3.18. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn theo chất lượng của WHO ......................................................................................................................... 46 Bảng 3.19. Tổng hợp các hoạt động cam kết trong cam kết bảo vệ môi trường ...... 47
  8. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ quy trình kiểm toán môi trường ...................................................... 11 Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức nhân sự của công ty............................................................ 18 Hình 1.3. Sơ đồ công nghệ sản xuất.......................................................................... 19 Hình 1.4. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải ................................................................. 21 Hình 3.1. Biểu đồ khối lượng chất thải rắn bình quân theo tháng của công ty qua các năm ............................................................................................................................ 29 Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện phần trăm CTNH của công ty Seidensticker Việt Nam. 33
  9. MỞ ĐẦU Môi trường lâu nay đã trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhất và cũng là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Bởi lẽ, môi trường gắn bó hữu cơ với cuộc sống của con người, cũng như với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Xã hội ngày càng phát triển, con người sẽ càng phải đối mặt nhiều hơn với những hiện tượng ô nhiễm đặc biệt là ô nhiễm phát sinh do hoạt động công nghiệp. Các loại hình công nghiệp phát triển tương đối đa dạng trong đó có các ngành công nghiệp gây ô nhiễm như: Giấy, chế biến thực phẩm tươi sống, chế biến gỗ, luyện kim, may mặc…các chất thải của những ngành này làm cho chất lượng môi trường xấu đi và ngày một phức tạp. Để nâng cao chất lượng môi trường đòi hỏi phải có những giải pháp quản lý các nguồn phát sinh ra chất ô nhiễm và kiểm toán môi trường là một trong những công cụ hữu hiệu. Hiện nay, kiểm toán môi trường không còn là một công cụ mới mẻ với các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đây là công cụ hữu hiệu giúp nâng cao chất lượng quản lý môi trường. Kiểm toán môi trường mang lại nhiều lợi ích như: giúp tăng sức khỏe và điều kiện an toàn trong cơ sở sản xuất, giảm chi phí bảo hiểm; tăng hiệu quả sử dụng nguyên liệu, giảm chi phí sản xuất; tăng doanh số vì sản phẩm sẽ dễ được chấp nhận trên thị trường hơn… Công ty TNHH Seidensticker Việt Nam nằm tại địa chỉ km33, QL18, phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương; hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gia công các sản phẩm may mặc. Công suất hiện tại: 3.997.035 chiếc/năm. Công ty đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương phê duyệt Đề án Bảo vệ môi trường. Sự phát triển của ngành may mặc Việt Nam nói chung và của công ty TNHH Seidensticker nói riêng chung đã tạo cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế xong cũng tiềm ẩn không ít các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Thực hiện mục tiêu phát triển dài hạn, bảo vệ môi trường, kịp thời phát hiện các vấn đề môi trường đã và đang tồn tại, đánh giá về tính hợp lý, hiệu quả của những thủ tục và hệ thống quản lý nội bộ của công ty so với các tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật về bảo vệ sự phát triển bền vững của môi trường, học viên đã cùng công ty tiến hành cuộc kiểm toán môi trường nhằm khảo sát hiện trạng, đề xuất những 1
  10. biện pháp thực tế góp phần cải thiện môi trường và mang lại lợi ích kinh tế cho công ty. Trên cơ sở đó lựa chọn đề tài “Áp dụng kiểm toán môi trường cho công ty TNHH Sidensticker Việt Nam” 2
  11. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. GIỚI THIỆU VỀ KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG 1.1.1. Khái niệm Kiểm toán môi trường Kiểm toán môi trường (EA) hiện nay không còn là một khái niệm mới, nó đã và đang được thực hiện ở các cơ sở công nghiệp và các công ty dưới nhiều dạng và tên gọi khác nhau như: rà soát môi trường, tổng quan môi trường, kiểm soát môi trường và đánh giá tác động môi trường. Kiểm toán môi trường được sử dụng với các đề án đã và đang được thực hiện. Nội dung của nó tập trung vào kiểm tra các vấn đề môi trường như xem xét các hoạt động có liên quan đến vấn đề môi trường hay sự tuân thủ của các cơ sở công nghiệp đối với hệ thống quản lý môi trường…phần lớn dựa trên việc thu thập thông tin từ thực tế sản xuất. Kiểm toán môi trường là một công cụ hữu hiệu giúp các nhà quản lý nhận thức rõ những vấn đề môi trường đang xảy ra; trên cơ sở đó đề ra những biện pháp ngăn ngừa để cải thiện chất lượng môi trường hiệu quả. Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về kiểm toán môi trường. Năm 1998 Viện thương mại Quốc tế ICC đã đưa ra khái niệm ban đầu về `kiểm toán môi trường: “Kiểm toán môi trường là một công cụ quản lý bao gồm việc ghi chép một cách khách quan, công khai công tác tổ chức môi trường, sư vận hành của các thiết bị, cơ sở vật chất với mục đích quản lý môi trường bằng cách trợ giúp quản lý, kiểm soát các hoạt động và đánh giá sự tuân thủ các chính sách của công ty, bao gồm sự tuân thủ theo các tiêu chuẩn môi trường”. Theo nhóm Tư vấn chiến lược thuộc Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế về môi trường: “Kiểm toán môi trường là một quá trình thu được có hệ thống và đánh giá các bằng chứng, để xác định độ tin cậy của việc xác nhận về các khía cạnh môi trường của các hoạt động, các sự kiện và điều kiện, nhằm xác định xem chúng so với các chỉ tiêu đã được thiết lập khác biệt như thế nào và thông tin những kết quả này cho khách hàng”. 3
  12. Theo cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kì (EPA): “Kiểm toán môi trường là sự xem xét có mục đích, theo chu kì, có hệ thống và được chứng minh bằng tư liệu bởi sự tồn tại có nguyên tắc các hoạt động của đơn vị và những vấn đề thực tiễn có liên quan đến việc tuân thủ nguyên tắc môi trường”. Theo cục bảo vệ môi trường nảm 2003: “Kiểm toán môi trường là công cụ quản lý bao gồm một quá trình đánh giá có tính hệ thống, định kì và khách quan được văn bản hóa về việc làm thế nào để thực hiện tổ chức môi trường, quản lý môi trường và trang thiết bị môi trường hoạt động tốt”. Theo Trịnh Thị Thanh và Nguyễn Thị Hà năm 2003 “Kiểm toán môi trường là tổng hợp các hoạt động điều tra, theo dõi có hệ thống theo chu kì và đánh giá một cách khách quan đối với công tác tổ chức quản lý môi trường, quá trình vận hành công nghệ sản xuất,hiện trạng vận hành của trang thiết bị,… với mục đích kiểm soát các hoạt động và đánh giá sự tuân thủ của các đơn vị, các nguồn tạo ra chất thải đối với những chính sách nhà nước về môi trường” Định nghĩa theo tiêu chuẩn ISO 14010 là định nghĩa được xem như là đầy đủ nhất, cụ thể nhất vì nó đã xem xét, tổng hợp và sửa đổi những khái niệm do các tổ chức khác nhau trên thế giới đưa ra như sau: “Kiểm toán môi trường là một quá trình thẩm tra có hệ thống và được ghi thành văn bản, bao gồm việc thu thập và đánh giá một cách khách quan các bằng chứng nhằm xác định những hoạt động, sự kiện, hệ thống quản lý liên quan đến môi trường hay các thông tin về những kết quả của quá trình này cho khách hàng”[1]. Mặc dù các định nghĩa về kiểm toán môi trường có thể khác nhau về ngôn từ và cách diễn đạt, song bản chất của kiểm toán môi trường là: - Quá trình kiểm tra có hệ thống và được ghi thành văn bản - Tiến hành một cách khách quan - Thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán - Xác định các vấn đề xem có phù hợp với tiêu chuẩn kiểm toán hay không? Thông tin các kết quả kiểm toán cho khách hàng 4
  13. 1.1.2. Đối tượng, mục tiêu, phạm vi kiểm toán môi trường 1.1.2.1 Đối tượng của kiểm toán môi trường[1] Đối tượng của kiểm toán môi trường là các cơ sở đang hoạt động. Ngày nay, đối tượng của kiểm toán môi trường ngày càng đa dạng, phong phú. Đó là: Các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp (Nhà máy bí, giấy, dệt nhuộm…) - Bất động sản (Sử dụng trong quy hoạch đô thị) - Các loại tài nguyên thiên nhiên (Khai thác than) - Các bệnh viện lớn - Các cơ quan ban hành chính sách - Các vấn đề sức khỏe, an toàn lao động - Năng lượng - Lò mổ gia súc - Trường học… 1.1.2.2 Mục tiêu của kiểm toán môi trường[1,5]. Kiểm toán môi trường là một công cụ để quản lý môi trường. Vì vậy, mục tiêu của kiểm toán môi trường nhằm: - Tổ chức và giải trình các số liệu quan trắc môi trường nhằm xác lập một biên bản về các thay đổi liên quan đến sự thực hiện một dự án hoạt động của một tổ chức. - Kiểm chứng các thông số được lựa chọn bởi một chương trình quan trắc môi trường phù hợp với các yêu cầu quy phạm hiện hành, với các chính sách và các tiêu chuẩn nội bô, và với các hạn chế về chỉ tiêu chất lượng môi trường đã được xác lập. - So sánh những tác động được dự kiến của dự án với tác động thực tế. Từ đó đánh giá tính chính xác của các dự báo. - Đánh giá tính hiệu quả của hệ thống quản lý môi trường, các hoạt động tác nghiệp và các thủ tục quy định. - Xác định mức độ và quy mô, yêu cầu sửa chữa, biện pháp điều chỉnh. 1.1.2.3. Phạm vi của kiểm toán môi trường[1]. Phạm vi thực hiện kiểm toán môi trường phụ thuộc vào các mục tiêu đề ra. Kiểm toán môi trường có thể áp dụng ở bất cứ giai đoạn nào của một quá trình sản 5
  14. xuất của một cơ sở sản xuất. Vì vậy có thể tiến hành kiểm toán toàn bộ quá trình sản xuất, hoặc chỉ một giai đoạn bất kì; kiểm toán chung cả hệ thống, tất cả các vấn đề chung hoặc đi sâu vào một vấn đề mà chủ thể kiểm toán quan tâm. 1.1.2.4. Ý nghĩa của KTMT [1,5] KTMT là một phần của hệ thống quản lý môi trường chung, trợ giúp trong việc tổ chức và quản lý các chương trình môi trường có hiệu quả. Vì vậy, KTMT có những lợi ích nhất định: - Lợi ích đầu tiên là bảo vệ môi trường., giúp đảm bảo hiệu quả sự tuân thủ đầu tư, tuân theo những chính sách của cơ sở. Hiện nay nhiều công ty đã thiết lập các tiêu chuẩn và hướng dẫn về môi trường nội bộ. Những tiêu chuẩn và những hướng dẫn này đang được áp dụng rất rộng rãi. - KTMT giúp nâng cao trình độ quản lý và nhận thức cũng như trách nhiệm của công dân về vấn đề môi trường, do vậy, đem lại sự quản lý tổng thể tốt hơn. - Tạo điều kiện cho một cuộc thẩm tra độc lập, nhằm xem xét các hoạt động kinh tế hay các chính sách hiện tại có tuân thủ luật môi trường hiện tại và tương lai hay không. - Hỗ trợ trong việc trao đổi thông tin giữa các cơ sở sản xuất (chẳng hạn cùng sản xuất một sản phẩm nhưng nhà máy này đạt tiêu chuẩn theo quy định về môi trường trong khi nhà máy khác thì chưa đạt. Thông qua kết quả sẽ dễ dàng so sánh và tìm ra điểm thiếu sót để đưa ra giải pháp hợp lý cho cơ sở). - Đánh giá chương trình đào tạo và giúp đào tạo cán bộ. - Có được thông tin đầy đủ về hiện trạng môi trường của cơ sở. Các kết quả kiểm toán có thể cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu trong các trường hợp cấp cứu hoặc ứng cứu kịp thời. - Chỉ ra các vấn đề sai sót, nơi quản lý yếu kém không hiệu quả, từ đó đề ra các giải pháp chấn chỉnh có hiệu quả, đảm bảo hiệu suất công nghệ và giảm chất thải. - Ngăn ngừa và tránh các nguy cơ rủi ro về môi trường ngắn hạn cũng như dài hạn. - Tạo hình ảnh đẹp cho cơ sở, củng cố quan hệ với các cơ quan hữu quan. 6
  15. 1.1.3. Phân loại Kiểm toán môi trường Có rất nhiều cách để phân loại kiểm toán môi trường. Theo chủ thể kiểm toán. Có 2 hình thức tiến hành kiểm toán là kiểm toán nội bộ và kiểm toán từ bên ngoài. Kiểm toán nội bộ: Kiểm toán nội bộ được đảm trách bởi chính tổ chức đó. Đây là cách mà một tổ chức tự đánh giá các hoạt động và việc thi hành các quy định về môi trường của mình nhằm mục đích tư rút ra các bài hoạc kinh nghiệm về công tác quản lý môi trường của cơ sở, khắc phục các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và các rủi ro môi trường, cải thiện hệ thống quản lý môi trường của cơ sở mình để nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như chất lượng môi trường. Kiểm toán từ bên ngoài Kiểm toán từ bên ngoài được đảm nhiệm bởi các tổ chức khác độc lập với tổ chức bị kiểm toán. Các cuộc kiểm toán từ bên ngoài có thể được thực hiện với nhiều lí do đa dạng khác nhau bao gồm: - Đánh giá sự thích hợp của hệ thống quản lý môi trường của một cơ quan theo một tiêu chuẩn, chẳng hạn như tiêu chuẩn ISO 14000, để thừa nhận chứng chỉ cấp cho cơ quan đó là hợp lý - Đánh giá dộ tin cậy của một tổ chức có mong muốn thiết lập hay tiếp tục thiết lập những hợp đồng kinh tế với khách hàng. - Kiểm tra xem hệ thống quản lý môi trường và các hoạt động thực tế của nó có đạt hay không đạt các yêu cầu hiệu chỉnh đặc biệt đã đưa ra trong các cuộc kiểm toán trước đó. Theo mục đích kiểm toán Có 3 dạng kiểm toán chính là: Kiểm toán pháp lý, kiểm toán thuộc về tổ chức và kiểm toán kỹ thuật. Kiểm toán pháp lý 7
  16. Mục đích là đánh giá xem xét các chính sách, luật lệ, mục tiêu môi trường ở tầm vĩ mô; khả năng tiếp cận các mục tiêu này như thế nào; việc ban hành các luật pháp có thể được sửa đổi một cách tốt nhất như thế naò? Kiểm toán thuộc về tổ chức Kiểm toán này bao gồm các thông tin về cơ cấu quản lý trong một công ty, các cách truyển đạt thông tin nội bộ và ra bên ngoài, các chương trình đào tạo và rèn luyện. Kiểm toán kỹ thuật Một cuộc kiểm toán kĩ thuật báo cáo các kết quả thu được từ việc đo đạc, quan trắc, nghiên cứu về ô nhiễm, đánh giá các trang thiết bị,máy móc, dây chuyền sản xuất, quá trình vận hành hoạt động của chúng. Các cuộc kiểm toán kỹ thuật là loại kiểm toán phổ biến và rộng rãi, đặc biệt thường được sử dụng để kiểm toán các cơ sở sản xuất công nghiệp như kiểm toán chất thải rắn, kiểm toán chất thải khí Cách phân loại phổ biến nhất hiện nay là phân loại theo đối tượng kiểm toán môi trường. Kiểm toán môi trường được phân loại thành kiểm toán hệ thống quản lý môi trường, kiểm toán chất thải, kiểm toán năng lượng, kiểm toán đánh giá tác động môi trường, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán nguồn thải. Kiểm toán hệ thống quản lý môi trường Kiểm toán hệ thống quản lý môi trường là quá trình thẩm tra có hệ thống và được ghi thành văn bản việc thu thập và đánh giá một cách khách quan các bằng chứng nhằm: Xác định hệ thống quản lý môi trường của một tổ chức có phù hợp với các tiêu chuẩn kiểm toán của hệ thống quản lý môi trường hay không? Xác định xem hệ thống đó được thi hành một cách có hiệu quả hay không và thông báo kết quả cho khách hàng. Kiểm toán chất thải 8
  17. Đối tượng kiểm toán là các loại chất thải rắn, lỏng, khí. Kiểm toán chất thải là việc quan sát, đo đạc, ghi chép các số liệu, thu thập và phân tích các mẫu chất thải, nhằm ngăn ngừa việc phát sinh ra chất thải, giảm thiểu và quay vòng chất thải. Kiểm toán chất thải là bước đầu tiên trong quá trình nhằm tối ưu hóa việc tận dụng triệt để tài nguyên và nâng cao hiệu quả sản xuất. Kỉểm toán năng lượng Đối tượng kiểm toán là các dạng vật chất, năng lượng sử dụng. Mục tiêu của kiểm toán năng lượng hướng tới là: Đánh giá mức độ tiêu hao năng lượng trên một đơn vị sản phẩm cũng như tình trạng sử dụng năng lượng thực tế của dây truyền công nghệ; so sánh kết quả kiểm toán với các tiêu chuẩn và đề xuất các phương án để cải thiện tình hình sử dụng năng lượng tại đơn vị; so sánh hiệu quả sử dụng năng lượng tại các nhà máy khác nhau. Kiểm toán đánh giá tác động môi trường. Kiểm toán đánh giá tá động môi trường là một công cụ sử dụng để kiểm tra đánh giá tác động môi trường có tuân thủ với các yêu cầu luật pháp tối thiểu, cũng như là kiểm tra để đảm bảo quá trình đó làm theo những quy định pháp luật đề ra. Mục đích của nó là giúp kiểm soát hoạt động ĐTM và giảm thiểu những chi phí không cần thiết. Kiểm toán tuân thủ Kiểm toán tuân thủ là một quá trình thu thập, xác minh có hệ thống, khách quan, độc lập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán để xác định xem các tiêu chuẩn, quy định về môi trường có đáp ứng, thực thi đầy đủ hay không. Các tiêu chuẩn có thể là: Các luật, quy định cấp quốc gia; các chỉ tiêu do Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á, các tiêu chuẩn do đặc thù ngành tự quy định… Kiểm toán nguồn thải Kiểm toán nguồn thải là công tác thống kê tải lượng và đặc điểm các nguồn thải chất ô nhiễm trong một khu vực, của một ơ sở sản xuất, kinh doanh để phục vụ mục đích quản lý, dự báo và kiểm soát ô nhiễm môi trường. Kiểm toán nguồn thải 9
  18. cần tiến hành song song với các công việc quan trắc môi trường, phân tích thành phần môi trường và xác lập các tham số của nguồn thải chất ô nhiễm vào môi trường. 1.1.4. Quy trình tiến hành kiểm toán môi trường Mỗi cuộc kiểm toán môi trường được chia ra thành 3 giai đoạn Giai đoạn trước kiểm toán Giai đoạn tiến hành kiểm toán tại cơ sở Giai đoạn sau kiểm toán - Giai đoạn trước kiểm toán (còn được gọi là giai đoạn tiền KTMT): Tiến hành lựa chọn cơ sở kiểm toán, lựa chọn thành viên đội kiểm toán, xây dựng kế hoạch kiểm toán thông qua những công việc chính như: chuẩn bị bảng câu hỏi trước kiểm toán và danh mục kiểm tra, tổng hợp các thông tin nền và các thông tin về điểm kiểm toán, tham quan địa điểm bị kiểm toán, xem xét lại kế hoạch kiểm toán và chuẩn bị công tác hậu cần. - Giai đoạn tiến hành kiểm toán tại cơ sở Giai đoạnh kiểm toán tại cơ sở bao gồm các công việc chính sau: Tìm hiểu quy chế và hệ thống quản lý nội bộ , đánh giá điểm mạnh yếu, thu thập chứng cứ kiểm toán, đánh giá những kết quả thu thập được từ công tác kiểm toán báo cáo những thu thập về công tác KTMT. - Giai đoạn sau kiểm toán: Tiến trình KTMT không dừng lại ở những kết luận trong giai đoạn KTMT. Trong vòng 2 tuần kể từ khi kết thúc giai đoạn kiểm toán chính, trưởng đoàn kiểm toán sẽ lập một báo cáo sơ bộ về những kết quả thu được, chuẩn bị và thực hiện kế hoach hành động. 10
  19. Hình 1.1. Sơ đồ quy trình kiểm toán môi trường 1.1.5. Tình hình áp dụng Kiểm toán môi trường trên thế giới và Việt Nam 1.1.5.1 Tình hình kiểm toán môi trường trên thế giới [1,2,15] Khái niệm kiểm toán môi trường có nguồn gốc từ những năm 70 của thế kỉ XX ở khu vực Bắc Mỹ. Đây là khu vực có nền công nghiệp và kinh tế phát triển mạnh tạo ra nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng. Kiểm toán môi trường thực sự được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp vào cuối những năm 80 ở các nước Bắc Mỹ, Anh, châu Âu. Những nước hoạt động rất có hiệu quả về lĩnh vực này đầu tiên phải kể đến là Mỹ và Canada. Các nước Mỹ, Canada, Anh có những cơ quan tiến hành kiểm toán môi trường chuyên nghiệp với những luật sư, chuyên gia có uy tín, được cấp chứng chỉ chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm toán viên môi trường. 11
  20. Hiện nay, kiểm toán môi trường được xem là công cụ phổ biến và có hiệu quả trong hệ thống quản lý môi trường trên thế giới. Tại Anh Kiểm toán môi trường được thực hiện ở hầu hết các ngành công nghiệp từ những năm 1990 nó giữ một vai trò ngày càng quan trọng trong tất cả các lĩnh vực công nghiệp và thương mại. Hiệp hội công nghiệp Anh quốc (CBI – Confederation Biritish Industry) đã kêu gọi tất cả các công ty thuộc liên hiệp Anh thực hiện kiểm toán môi trường Tại Hoa Kỳ Cục bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) ủng hộ những cuộc kiểm toán môi trường tình nguyện và khuyến khích tham gia tích cực củ ban giám đốc và công ty trong quá trình kiểm toán. Gần đây “ hoạt động kiểm toán đặc quyền của Cục Bảo vệ môi trường Mỹ” đã đẩy mạnh các cuộc kiểm toán nội bộ. Tại khu vực Trung và Nam Mỹ Ở khu vực này có sự thay đổi lớn trong lĩnh vực quản lý môi trường ở Mehico và Brazil, chẳng hạn như các công ty quốc tế (hầu hết liên quan đến lĩnh vực hóa chất) đã đưa ra kinh nghiệm kiểm toán của họ. Tuy nhiên sự cân bằng giữa kinh tế xã hội môi trường vẫn còn là một thách thức lớn. Khu vực Châu Âu: Ủy ban cộng đồng Châu Âu (CEC) Từ tháng 4/1995 trở đi, EMAS tại Cộng đồng Châu Âu (EC) ngày càng trở nên có hiệu lự và phát triển mạnh. Các nhà sản xuất đăng kí thực hiện EMAS phải cam kết thực hiện kiểm toán môi trường và lập báo cáo về môi trường. Các cuộc kiểm toán này phải do các kiểm toán viên độc lập từ bên ngoài thực hiện. Các công ty đã đăng kí thực hiện EMAS sẽ được phép sử dụng các biểu tượng “ thông báo tham gia kiểm toán sinh thái”. Biểu tượng này chỉ ra tất cả các vị trí sản xuất trong một công ty tham gia vào chủ đề EMAS. Trong tháng 3 năm 2001, Hội đồng và Nghị viện châu Âu đã thông qua quy định EMAS đã được chỉnh sửa, nhằm tăng cường và mở rộng phạm vi của chương 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2