intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống lúa chất lượng mới tại huyện Mỹ Đức, Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

22
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm theo dõi đặc điểm hình thái và sinh lý của các giống lúa tham gia thí nghiệm. Đánh giá tình hình nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các giống lúa tham gia thí nghiệm. Đánh giá năng suất và chất lượng của các giống lúa tham gia thí nghiệm. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống lúa chất lượng mới tại huyện Mỹ Đức, Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------------------------- NGUYỄN THỊ LOAN NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG MỚI TẠI HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Thái Nguyên - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------------------------- NGUYỄN THỊ LOAN NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG MỚI TẠI HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Khoa học cây trồng Mã số ngành: 8.62.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Lân Thái Nguyên - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao động của chính tác giả. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc./. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Loan Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Lân, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài cũng như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp! Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Phòng Đào tạo, Khoa Nông học trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên; CBVC Phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức (phòng Nông nghiệp &PTNT huyện Mỹ Đức), Trạm Trồng trọt - Bảo vệ thực vât huyện; UBND xã Đốc Tín, UBND thị trấn Đại Nghĩa đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng tôi xin biết ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã ủng hộ, động viên khích lệ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu! Mỹ Đức, tháng 9 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Loan Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Cụm từ viết tắt đầy đủ FAO :Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc NSLT : Năng suất lý thuyết NSTT : Năng suất thực thu NXB : Nhà xuất bản P1000 hạt : Khối lượng 1000 hạt PTNT : Phát triển nông thôn TGST : Thời gian sinh trưởng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. iv MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề 3 2. Mục tiêu chung 3 3. Mục tiêu cụ thể 3 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 5 1.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt Nam 6 1.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới 6 1.2.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam 12 1.2.3. Tình hình sản xuất lúa của thành phố Hà Nội 15 1.2.4. Tình hình sản xuất lúa của huyện Mỹ Đức 16 1.3. Tình hình nghiên cứu về giống lúa chất lượng trên thế giới và ở Việt Nam 19 1.3.1. Tình hình nghiên cứu về giống lúa chất lượng trên thế giới 19 1.3.2. Tình hình nghiên cứu về giống lúa chất lượng ở Việt Nam 20 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 25 CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu 25 2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 27 2.3. Nội dung nghiên cứu 27 2.4. Phương pháp nghiên cứu 27 2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 27 2.4.2. Quy trình kỹ thuật 28 2.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 29 2.5. Phương pháp xử lý số liệu 36 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37 3.1. Khả năng sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm, vụ Xuân năm 37 2018 tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội 3.1.1. Một số đặc điểm sinh trưởng phát triển giai đoạn mạ của các 37 giống lúa thí nghiệm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. v 3.1.2. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống lúa tham 39 gia thí nghiệm 3.1.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống tham gia thí 44 nghiệm 3.1.4. Động thái tăng trưởng số nhánh của các giống lúa tham gia thí 50 nghiệm 3.2. Một số đặc điểm nông sinh học của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 55 năm 2018 tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội 3.2.1. Chiều cao cây và khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí 55 nghiệm 3.2.2. Một số đặc điểm nông sinh học khác 57 3.3. Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các giống lúa thí 59 nghiệm, vụ Xuân năm 2018 tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội 3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí 61 nghiệm vụ Xuân năm 2018 tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội 3.4.1. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa thí nghiệm 61 3.4.2. Năng suất của các giống lúa tham gia thí nghiệm 65 3.5. Một số chỉ tiêu chất lượng của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân năm 68 2018 tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội 3.5.1. Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng thương trường của các 68 giống lúa tham gia thí nghiệm 3.5.2. Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng gạo của các giống lúa 69 tham gia thí nghiệm 3.5.3. Đánh giá chất lượng cảm quan của các giống lúa tham gia thí 71 nghiệm KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 73 1. KẾT LUẬN 73 2. ĐỀ NGHỊ 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. vi DANH MỤC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ Bảng 2.1. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng lúa trên thế giới 8 Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các châu lục năm 2017 9 Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của 10 nước đứng đầu thế 10 giới năm 2017 Bảng 2.4. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa nước ta từ năm 2011-2017 12 Bảng 2.5. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của một số vùng trồng lúa 14 chính của Việt Nam năm 2017 Bảng 2.6. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của thành phố Hà Nội giai 15 đoạn 2011 – 2017 Bảng 2.7. Tình hình sản xuất lúa của huyện Mỹ Đức giai đoạn 2012 – 17 2017 Bảng 2.8. Cơ cấu giống lúa của huyện Mỹ Đức giai đoạn 2012 – 2017 18 Bảng 3.1. Chất lượng mạ của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân năm 2018 38 tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội Bảng 3.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống lúa thí 40 nghiệm vụ Xuân 2018 tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội Bảng 3.3. Động thái tăng trưởng chiều cao các giống lúa thí nghiệm vụ 49 Xuân năm 2018 tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội Bảng 3.4. Động thái tăng trưởng số nhánh các giống lúa thí nghiệm vụ 55 Xuân năm 2018 tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội Bảng 3.5. Chiều cao cây và khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí 55 nghiệm vụ Xuân 2018 tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội Bảng 3.6. Một số đặc tính nông học khác các giống lúa thí nghiệm, vụ 58 Xuân năm 2018 tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội Bảng 3.7. Tình hình bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2018 60 tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội Bảng 3.8. Tổng số hạt, số hạt chắc/bông và tỷ lệ hạt chắc của các giống 62 lúa thí nghiệm vụ Xuân năm 2018 tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội Bảng 3.9. Số bông/m2 và khối lượng 1000 hạt của các giống lúa tham gia 64 thí nghiệm vụ Xuân 2018 tại huyện Mỹ Đức Bảng 3.10. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống lúa thí 66 nghiệm vụ Xuân 2018 tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. vii Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu về kích thước hạt gạo của các giống lúa thí 68 nghiệm vụ Xuân 2018 tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội Bảng 3.12. Một số chỉ tiêu chất lượng gạo của các giống lúa thí nghiệm vụ 69 Xuân 2018 tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội Bảng 3.13. Kết quả đánh giá cảm quan cơm của các giống lúa thí nghiệm 71 vụ Xuân 2018 tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội Đồ thị 67 Đồ thị 1.1. Năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2018 68 tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Lúa gạo là nguồn lương thực chính cung cấp 60% năng lượng trong khẩu phần ăn của con người. Gạo có thành phần dinh dưỡng chủ yếu là tinh bột chiếm khoảng 80%, protein 7 - 10%, lipit 1 - 3%, ngoài ra còn có các loại vitamin, các loại khoáng khác, đặc biệt là vitamin B1, vitamin B2. Lúa là cây lương thực có tầm quan trọng rất lớn trong đời sống hàng ngày và sự phát triển của toàn xã hội. Trên thế giới có khoảng 40% dân số coi lúa gạo là nguồn lương thực chính, 25% sử dụng lúa gạo trên 2/1 khẩu phần lương thực hàng ngày, ở các nước nhiệt đới Châu Á: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia, Philippin có hơn 80% dân số sống bằng nghề trồng lúa. Đối với Việt Nam cây lúa có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu an ninh lương thực đối với Quốc gia và hàng năm đóng góp phần lớn vào kim ngạch xuất khẩu nông sản. Chính vì tầm quan trọng của lúa gạo, thời gian qua Việt Nam luôn đặt phát triển lúa gạo là nhiệm vụ trọng tâm của phát triển nông nghiệp và đã có những đầu tư thích đáng cho phát triển sản xuất lúa cùng với sự lao động sáng tạo áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, đặc biệt công tác về giống lúa năng suất cao được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất đã đưa sản lượng lương thực của Việt Nam ngày càng tăng cao. Nhìn lại 30 năm qua, sản xuất lúa ở Việt Nam đã có những thành tựu đặc biệt ấn tượng, từ một nước thiếu lương thực đến nay Việt Nam liên tục đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu lúa gạo với sản lượng từ 19 triệu tấn tăng lên trên 40 triệu tấn, xuất khẩu gạo từ 1,6 triệu tấn tăng lên 6,7 triệu tấn. Theo thống kê của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn: năm 2017 diện tích trồng lúa cả nước đạt 7,708 triệu ha, sản lượng đạt 42,763 triệu tấn. Thành phố Hà Nội nằm trong vùng Đồng Bằng Sông Hồng, là vùng trọng điểm sản xuất lúa của cả nước. Năm 2017 với diện tích 189,9 nghìn ha. cơ cấu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. 2 nhóm giống lúa chất lượng chiếm 16,8% diện tích. Trong những năm gần đây tình hình sản xuất lúa gạo gặp nhiều khó khăn do sức ép của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, ảnh hưởng của dịch bệnh và biến đổi khí hậu, hiệu quả của người sản xuất không cao. Bên cạnh đó, Hà Nội có dân số đông, nhu cầu tiêu thụ lúa gạo lớn, đời sống người dân ngày càng cao, cho nên phần lớn người dân lựa chọn gạo chất lượng cao để sử dụng. Chính vì vậy UBND thành phố Hà Nội đã xây dựng Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” và xây dựng Chương trình “Phát triển sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao giai đoạn 2016-2020 thành phố Hà Nội”. Huyện Mỹ Đức có tổng diện tích đất tự nhiên là 22.619,93 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 13.969,29 ha chiếm 61,76% diện tích đất tự nhiên. Diện tích trồng được hai vụ lúa trong năm là 7.500 ha. Năm 2017, diện tích trồng các giống lúa lai chiếm 13,2%, lúa thuần và lúa thuần mới năng suất cao chiếm 70,30%, diện tích trồng lúa chất lượng chỉ chiếm 9%diện. Chính vì vậy, huyện Mỹ Đức xây dựng Đề án “số 383-ĐA/HU ngày 30/12/2016 về đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp, hiệu quả, phát triển bền vững trên địa bàn huyện giai đoạn 2016- 2020”. Trong đó phấn đấu đến năm 2020 diện tích lúa chất lượng phải đạt 28,5% diện tích. Đứng trước những sức ép cạnh tranh cũng như nhu cầu sử dụng gạo chất lượng của người dân ngày càng tăng. Mặt khác một số giống lúa chất lượng cao chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và thị trường, khả năng thích ứng còn hạn hẹp, nhiễm nhiều loại sâu bệnh, khả năng chống chịu với các yếu tố thời tiết không cao,... nên việc mở rộng diện tích sản xuất lúa chất lượng vẫn khó khăn. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, nhằm lựa chọn các giống lúa năng suất chất lượng mới có khả năng thích ứng với điều kiện của địa phương giới thiệu cho sản xuất tôi thực hiện Đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống lúa chất lượng mới tại huyện Mỹ Đức, Hà Nội”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. 3 2. Mục tiêu chung Chọn được 1 – 2 giống lúa có triển vọng cho chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện sinh thái tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. 3. Mục tiêu cụ thể - Theo dõi khả năng sinh trưởng của các giống lúa tham gia thí nghiệm; - Theo dõi đặc điểm hình thái và sinh lý của các giống lúa tham gia thí nghiệm; - Đánh giá tình hình nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các giống lúa tham gia thí nghiệm; - Đánh giá năng suất và chất lượng của các giống lúa tham gia thí nghiệm. 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 4.1. Ý nghĩa khoa học - Đề tài bổ sung thêm dữ liệu khoa học về các giống lúa mới ở huyện Mỹ Đức nói chung và Hà Nội nói riêng. - Xác định được đặc tính nông học, khả năng chống chịu với một số loại sâu, bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất thuận, tiềm năng năng suất của các giống lúa mới chọn tạo. - Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác chuyển giao kỹ thuật cho sản xuất. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài lựa chọn được giống lúa chất lượng mới có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, chống chịu tốt, cho năng suất cao và ổn định, thích nghi với điều kiện huyện Mỹ Đức và các huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội, góp phần mở rộng diện tích các giống lúa chất lượng mới làm tăng hiệu quả sản xuất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. 4 - Đề tài góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm khai thác hết tiềm năng đất đai, tạo vùng sản xuất lớn thực hiện chương trình sản xuất lúa hàng hóa, quảng bá giới thiệu sản phẩm lúa chất lượng mang thương hiệu của huyện Mỹ Đức, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho các hộ nông dân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Giống là yếu tố quyết định hàng đầu về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Trong những thập niên qua, nhờ các biện pháp lai tạo, xử lý đột biến tạo đa bội thể và chọn lọc, các nhà nông học đã có nhiều thành công trong việc chọn tạo ra những giống lúa có năng suất cao, ổn định, chất lượng tốt, chống chịu với điều kiện ngoại cảnh, sâu bệnh góp phần tăng năng suất đáng kể. Tuy nhiên, các giống cây trồng có tính khu vực rất cao đối với các vùng sinh thái nhất định. Một giống được đánh giá là tốt ở điểm này, nhưng tỏ ra không thích hợp với nơi khác. Do đó, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa chọn tạo giống, khảo nghiệm, so sánh và đánh giá để tìm ra bộ giống lúa mới có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt thích hợp với từng vùng sinh thái khác nhau. Ngày nay, sản xuất lúa muốn phát triển theo hướng hàng hoá với chất lượng cao, quy mô lớn nhằm phục vụ nhu cầu thị trường, cần phải thay thế các giống cũ, năng suất/chất lượng thấp bằng các giống mới năng suất/chất lượng cao, chống chịu tốt sẽ góp phần phát huy hiệu quả kinh tế của giống. Cây lúa chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện thời tiết, khí hậu cũng như đất đai. Tùy từng giống cụ thể mà yêu cầu điều kiện sinh thái khác nhau. Do vậy mà việc nghiên cứu xác định giống thích hợp nhằm đạt năng suất/chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhất, để cây trồng phát triển trong điều kiện thuận lợi nhất để phát huy hết tiềm năng của giống là hết sức cần thiết. Hiện nay, một số giống lúa mới cho năng suất và chất lượng cao đã được công nhận và đang phát triển phổ biến trong sản xuất như: Giống lúa LTH31 (là giống lúa thơm do Bộ môn chọn tạo giống lúa chất lượng và đặc sản – Trung tâm Nghiên cứu và phát triển lúa thuần, Viện Cây lương thực và cây thực Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. 6 phẩm); Giống lúa Koshihikari (giống lúa thuần chất lượng có nguồn gốc từ Nhật Bản); Giống lúa QJ4 ( là giống lúa thuần chất lượng có nguồn gốc từ Nhật Bản); Giống lúa Hương Việt 3 (Do TS. Vũ Hồng Quảng, Viện nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam chọn tạo); Giống lúa Đài thơm 8 ( giống lúa thơm chất lượng cao do Công ty Giống cây trồng miền Nam (SSC) nghiên cứu, lai tạo và chọn lọc; Công ty Cổ phần Giống cây trồng Trung ương phân phối); Giống lúa RVT (Công ty Cổ phần Giống cây trồng Trung ương sở hữu sản xuất và kinh doanh). Tuy nhiên, những giống mới kể trên chưa được gieo trồng trên địa bàn huyện Mỹ Đức, vì vậy cần triển khai nghiên cứu khả năng thích ứng của giống lúa mới tại địa bàn của huyện. Xuất phát từ những cơ sở khoa học trên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài này. 1.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới Theo thống kê của tổ chức lương thực thế giới FAO (2017), cây lúa chiếm một vị trí quan trọng trên Thế giới, đặc biệt là ở khu vực Châu Á. Hiện có 114 nước trên thế giới trồng lúa, nhưng chỉ 18 nước có diện tích sản xuất lớn hơn 1.000.000 ha và đều tập trung ở Châu Á, bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam, Philippines... Đồng thời với việc gia tăng về diện tích thì năng suất lúa cũng không ngừng tăng nhanh nhờ việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chọn giống và thâm canh, năng suất bình quân trên thế giới đã tăng thêm khoảng 1,4 tấn/ha trong vòng 24 năm từ năm 1961 đến 1985, đặc biệt sau cuộc cách mạng xanh của thế giới vào những năm 1965 - 1970, với sự ra đời của các giống lúa thấp cây, ngắn ngày, không cảm quang, mà tiêu biểu là giống lúa IR5, IR8. Diện tích trồng lúa ở châu Á dẫn đầu về thế giới, nhưng năng suất lúa không cao, đạt trên 5 tấn/ha chỉ có ở Việt Nam và Trung Quốc. Từ năm 1990 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. 7 đến nay, năng suất lúa thế giới vẫn liên tục tăng và trung bình đạt 4,38 tấn/ha năm 2010. Mặc dù năng suất lúa ở các nước Châu Á còn thấp, nhưng do có diện tích sản xuất lớn nên Châu Á vẫn là khu vực đóng góp lúa gạo chủ yếu và quan trọng trên thế giới (trên 90%). Theo dự đoán của chuyên gia dân số thế giới thì dân số thế giới đến năm 2030 là 8,47 tỷ người. Với dân số như vậy thì vấn đề an ninh lương thực luôn là vấn đề cấp bách, trong đó, lúa đóng một vai trò quan trọng số một. Nhu cầu gạo nhập khẩu của thị trường trên thế giới cũng tương đối khác nhau, châu Âu, châu Mỹ thường có nhu cầu nhập khẩu gạo chất lượng cao, trong khi đó châu Phi lại có nhu cầu nhập khẩu gạo chất lượng trung bình và thấp. Trong những năm qua, Inđônêxia là nước luôn có nhu cầu nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới. Hiện nay, lượng gạo trao đổi trên thị trường thế giới chiếm tỷ trọng thấp trong tổng cung (dưới 4%) và giá gạo chịu ảnh hưởng rất lớn vào lượng mua vào của một số nước nhập khẩu chính như: Inđônêxia, Philippine, Trung Quốc,... Năm 2035, tổng sản lượng thóc phải tăng thêm so với bây giờ là 114 triệu tấn. Năng suất trung bình có xu hướng đứng lại (hoặc tăng rất chậm). Nhưng có 3 điều đáng lo: đất lúa mất dần, người lao động trồng lúa giảm dần, nước tưới cho lúa thiếu, khiến cho mục tiêu tăng thêm 114 triệu tấn: trở nên vô cùng khó khăn. Điều đáng lo nữa là chỉ có ít hơn 5% vật liệu di truyền trong ngân hàng gen của IRRI được sử dụng trong các chương trình cải tiến giống lúa (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2014). Do xác định được tầm quan trọng của cây lúa trong nền kinh tế - xã hội nên nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triển đặc biệt quan tâm chú trọng đẩy mạnh sản xuất phát triển cây lúa, những năm gần đây khi khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, làm cho diện tích được mở rộng, năng suất sản lượng lúa tăng nhanh, điều đó thể hiện qua bảng 2.1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. 8 Bảng 2.1. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng lúa trên thế giới Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (triệu ha) (tạ/ha) ( triệu tấn) 2010 161,564 43,402 701,228 2011 162,713 44,348 721,604 2012 162,264 45,174 733,013 2013 164,262 44,996 739,119 2014 162,717 45,569 741,477 2015 160,762 46,036 740,084 2016 159,807 46,366 740,961 2017 167,249 46,019 769,657 Nguồn: FAOSTAT, 2019 Qua bảng số liệu trên ta thấy: Diện tích trồng lúa tuy có biến động giữa các năm nhưng mức độ tăng giảm không nhiều, cụ thể; - Từ năm 2010-2012, diện tích trồng lúa trên Thế giới vẫn có xu hướng tăng lên nhưng tốc độ tăng chậm và không ổn định. - Năm 2013, diện tích tăng vọt hẳn lên 164,262, tăng sấp xỉ 2 triệu ha so với những năm trước. - Năm 2014, diện tích trồng lúa trên thế giới giảm, gần trở về mức diện tích của 2012, 2011. Nguyên nhân trong giai đoạn này, việc mở rộng diện tích trồng lúa trên Thế giới có nhiều hạn chế do quỹ đất canh tác hầu như đã được khai thác. Bên cạnh đó hầu hết các nước có diện tích trồng lúa lớn đều là các nước đang phát triển, quá trình xây dựng, phát triển đô thị, quá trình phát triển các ngành sản xuất khác đặc biệt là công nghiệp đã và đang lấy đi một diện tích lớn đất sản xuất nông nghiệp, làm cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp, nhất là diện tích sản xuất cây lúa có xu hướng giảm trong những năm qua. Ngoài ra, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. 9 do hậu quả của sự biến đổi khí hậu toàn cầu, các thiên tai, các kiểu thời tiết bất thường như lũ, hạn hán, ngập úng, do quá trình sản xuất ở nhiều nước gặp phải thiên tai và dịch hại.… bên cạnh đó hình việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả cũng đang trực tiếp làm cho diện tích canh tác lúa trên Thế giới bị thu hẹp. - Năm 2015 – 2016, diện tích trồng lúa trên thế giới có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên năng suất bình quân tạ/ha có xu hướng tăng 0,79 tạ/ha so với năm 2014, nguyên nhân do áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. - Năm 2017, diện tích trồng lúa trên thế giới lại có xu hướng tăng lên và tăng hơn hẳn so với 8 năm trở lại đây, Đặc biệt tăng hơn 7,4 triệu ha so với năm 2016. Năng suất bình quân của thế giới tăng liên tục qua các năm. Năm 2010, năng suất lúa đạt 43,402 tạ/ha, đến năm 2016 năng suất lúa đạt cao nhất là 46,366 tạ/ha, tăng 2,96 tạ/ha so với năm 2010. Năm 2017 năng suất lúa giảm nhẹ so với năm 2016, đạt 46,019 tạ/ha. Sản lượng lúa trên thế giới tăng liên tục qua các năm. Năm 2010 sản lượng lúa của Thế giới đạt 701,228 triệu tấn. Năm 2017, tuy năng suất lúa giảm nhẹ so với năm 2016 nhưng do diện tích trồng lúa tăng nên sản lượng đạt cao nhất là 769,657 triệu tấn, tăng 68,429 triệu tấn so với năm 2010. Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các châu lục năm 2017 Diện tích Năng suất Sản lượng Các châu lục (triệu ha) (tạ/ha) ( triệu tấn) Thế giới 167,249 46,019 769,657 Châu Á 145,539 47,588 692,590 Châu Âu 0,642 63,01 4,051 Châu Mỹ 6,013 59,196 35,634 Châu Phi 14,959 24,439 36,560 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  19. 10 Châu Đại Dương 0,08744 93,792 0,820 Nguồn: FAOSTAT,2019 Qua bảng 2.2 cho thấy: Diện tích canh tác lúa toàn thế giới năm 2017 là 167,249 triệu ha, năng suất bình quân 46,019 tạ/ha, sản lượng 769,657 triệu tấn. Trong đó Châu Á là vùng đông dân cư và cũng là vùng có diện tích trồng lúa cao nhất 145,539 triệu ha, năng suất bình quân đạt 47,588 tạ/ ha, sản lượng đạt 692,590 triệu tấn, chiếm 89,98% lượng gạo trên thế giới. Châu Phi có diện tích trồng lúa đứng thứ 2, đạt 14,959 triệu ha chiếm 8,9% diện tích lúa thế giới; châu Mỹ diện tích có 6,013 triệu ha chiếm 3,59% diện tích lúa thế giới. Châu Đại Dương có diện tích trồng lúa thấp nhất là 0,08744 triệu ha, chỉ chiếm 0,05% diện tích lúa thế giới nhưng năng suất bình quân lại cao nhất so với các châu lục khác; cao gấp 1,97 lần năng suất lúa Châu Á, gấp 3,83 lần so với Châu Phi. Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của 10 nước đứng đầu thế giới năm 2017 Diện tích Năng suất Sản lượng TT Tên nước (triệu ha) (tạ/ha) (triệu tấn) 1 Ấn độ 43,789 38,480 168,50 2 Trung quốc 31,035 69,093 214,43 3 Indonesia 15,788 51,547 81,382 4 Bangladesh 11,272 43,453 48,98 5 Thái Lan 10,614 31,45 33,38 6 Việt Nam 7,708 55,476 42,763 7 Myanmar 6,745 37,989 25,624 8 Brazin 2,008 62,096 12,469 9 Nhật Bản 1,466 66,712 9,780 10 Australia 0,0822 98,208 0,807 Nguồn: FAOSTAT 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. 11 Qua bảng 2.3 cho ta thấy: Trong 10 quốc gia sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới có đến 9/10 quốc gia thuộc khu vực Châu Á, chiếm sản lượng cao so với toàn thế giới, và chỉ có một đại diện thuộc Châu lục khác, đó chính là Brazin đứng thứ 10 về diện tích trong bảng thống kê. Ấn Độ là nước có diện tích trồng lúa lớn nhất thế giới. Năm 2017, diện tích trồng lúa của Ấn Độ là 43,789 triệu ha, chiếm 26,18% diện tích trồng lúa cả thế giới. Sản lượng lúa đạt 168,5 triệu tấn, chiếm 21,9% sản lượng lúa của thế giới. Ấn Độ cũng là nước khá thành công trong việc chọn tạo giống lúa lai là một trong những nước đi đầu trong cuộc cách mạng xanh. Trung Quốc là quốc gia có diện tích trồng lúa gạo đứng thứ hai trên thế giới. Năm 2017, Trung Quốc trồng được 31,035 triệu ha nhưng do năng suất lúa cao nhất nên sản lượng lúa đứng đầu thế giới, đạt 214,43 triệu tấn chiếm 27,9%. Đây là hai quốc gia có trình độ thâm canh lúa cao nhất và đi đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất lúa lai. Tuy nhiên cả Trung Quốc và Ấn độ đều là những nước đông dân, mặc dù có sản lượng lúa gạo đứng số 1, số 2 trên thế giới nhưng tính bình quân lương thực theo đầu người của 2 quốc gia này thấp, sản xuất lúa gạo chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước (riêng Ấn Độ vẫn được xuất khẩu gạo). Xét trên thị trường thế giới, chỉ có khoảng 4% sản lượng lúa gạo được giao thương trên thị trường thế giới. Trong đó Việt Nam (chiếm 15% xuất khẩu gạo thế giới), Thái Lan (chiếm 26%) và Hoa Kì (chiếm 11%) là những nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Có ba quốc gia nhập khẩu gạo nhiều đó là Inđônexia (nhập khẩu 14%); Bangladesh (nhập khẩu 4%) và Brazin (nhập khẩu 3%) (FAOSTAT, 2017). Trong bảng 2.3, ta còn thấy có Australia, tuy là một nước có diện tích và sản lượng lúa rất thấp nhưng vẫn được đưa vào bảng vì đây là nước có năng suất lúa cao nhất trên thế giới, đạt 98,208 tạ/ha. Điều này chứng tỏ Australia là nước có nền nông nghiệp phát triển và đáng để các nước trên thế giới phải học hỏi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2