intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá tài nguyên nước các sông suối lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

26
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn; đánh giá nguồn tài nguyên nước mặt lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá tài nguyên nước các sông suối lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Nguyễn Thị Thanh Hoàng ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƢỚC CÁC SÔNG SUỐI LƢU VỰC SÔNG VU GIA – THU BỒN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội , 2013 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Nguyễn Thị Thanh Hoàng ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƢỚC CÁC SÔNG SUỐI LƢU VỰC SÔNG VU GIA – THU BỒN Chuyên ngành: Sử dụng và Bảo vệ Tài nguyên môi trường Mã số : 60.85.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THỊ THU LAN Hà Nội, 2013 2
  3. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................ii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................. iii BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. iv MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................2 3. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................3 5. Kết quả đạt đƣợc, ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .............................3 6. Cơ sở tài liệu thực hiện luận văn ......................................................................4 7. Cấu trúc của luận văn .......................................................................................5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƢỚC .................. 6 1.1. Khái niệm tài nguyên nƣớc............................................................................6 1.2. Tổng quan các nghiên cứu về tài nguyên nƣớc............................................6 1.2.1. Trên thế giới ..............................................................................................6 1.2.2. Ở Việt Nam ..............................................................................................10 1.2.3. Ở lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn ........................................................12 CHƢƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI LƢU VỰC SÔNG VU GIA - THU BỒN ........................................................................ 14 2.1. Điều kiện địa lý tự nhiên lƣu vực sông Vu Gia – Thu Bồn .......................14 2.1.1. Vị trí địa lý ...............................................................................................14 2.1.2. Đặc điểm khí hậu ....................................................................................15 2.1.3. Đặc điểm các nhân tố mặt đệm ..............................................................19 2.1.3.1. Đặc điểm địa mạo, địa hình ..............................................................19 2.1.3.2. Lớp phủ thổ nhưỡng ..........................................................................23 2.1.3.3. Thảm thực vật ....................................................................................26 1
  4. 2.1.4. Mạng lưới sông suối ...............................................................................27 2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội lƣu vực sông Vu Gia – Thu Bồn ......................33 2.2.1. Cơ cấu kinh tế .........................................................................................33 2.2.2. Hiện trạng các ngành kinh tế.................................................................35 2.2.3. Dân cư – lao động ...................................................................................37 2.2.4. Hạ tầng cơ sở ..........................................................................................39 CHƢƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƢỚC LƢU VỰC SÔNG VU GIA – THU BỒN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN NƢỚC .................................................................................................... 42 3.1. Cơ sở tài liệu..................................................................................................42 3.2. Phân bố tài nguyên nƣớc theo không gian .................................................44 3.2.1. Tài nguyên nước mưa ............................................................................44 3.2.2. Tài nguyên nước mặt ..............................................................................47 3.3. Phân bố tài nguyên nƣớc theo thời gian .....................................................50 3.3.1. Dòng chảy lũ ...........................................................................................51 3.3.2. Dòng chảy kiệt ........................................................................................54 3.4. Phân vùng thủy văn ......................................................................................57 3.5. Đề xuất các giải pháp khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên nƣớc .......63 3.5.1. Cơ sở khoa học cho các đề xuất sử dụng hợp lý tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn .............................................................................64 3.5.1.1. Xác định hiện trạng sử dụng nước trên lưu vực sông .......................64 3.5.1.2. Cân bằng nguồn nước .......................................................................66 3.5.2. Đề xuất các giải pháp công trình ...........................................................67 3.5.3. Đề xuất các giải pháp phi công trình .....................................................69 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 73 Phụ lục Bảng tính tung độ đường cong lũy tích sai chuẩn dòng chảy năm của các trạm trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn......................................................... I 2
  5. LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ khoa học: “Đánh giá tài nguyên nước các sông suối lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn” được hoàn thành tại Khoa Địa Lý thuộc trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Vũ Thị Thu Lan. Học viên xin trân trọng cảm ơn TS. Vũ Thị Thu Lan đã hướng dẫn học viên thực hiện luận văn. Học viên xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các Thầy, Cô giáo trong khoa Địa lý đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho học viên trong quá trình học tập, nghiên cứu. Học viên cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các Thầy Cô, các anh chị đồng nghiệp trong Phòng Địa lý thủy văn, Viện Địa lý đã giúp đỡ học viên rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn này. Cuối cùng học viên xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên học viên rất nhiều trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn Do thời gian và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, học viên rất mong nhận được những đóng góp quý báu từ các Thầy Cô. Xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ i
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Số giờ nắng trung bình các tháng tại một số trạm thuộc lưu vực .............16 Bảng 2.2. Các đặc trưng nhiệt độ không khí tại một số trạm thuộc lưu vực ............16 Bảng 2.3. Tốc độ gió tại một số trạm trên lưu vực ...................................................17 Bảng 2.4. Tần suất hướng gió tại trạm Trà My .........................................................17 Bảng 2.5. Lượng bốc hơi đo bằng ống Piche tại một số trạm trên lưu vực ..............18 Bảng 2.6. Độ ẩm trung bình và thấp nhất tại một số trạm trên lưu vực ....................19 Bảng 2.7. Các kiểu địa hình lưu vực sông Thu Bồn .................................................20 Bảng 2.8. Đặc trưng hình thái lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn ..............................32 Bảng 2.9. Cơ cấu kinh tế của các tỉnh, thành phố thuộc lưu vực (%) .......................34 Bảng 2.10. Thống kê dân số các đơn vị hành chính thuộc lưu vực năm 2010 .........38 Bảng 3.1. Mạng lưới các trạm đo khí tượng - thủy văn ............................................42 Bảng 3.2. Lượng mưa trung bình nhiều năm tại một số vị trí trên lưu vực ..............45 Bảng 3.3. Nguồn nước các sông suối trong lưu vực Vu Gia - Thu Bồn ..................49 Bảng 3.4. Dòng chảy năm Q75% tại Giao Thuỷ, Ly Ly, Ái Nghĩa, Tuý Loan ...........50 Bảng 3.5. Đặc trưng dòng chảy mùa lũ trên lưu vực sông........................................52 Bảng 3.6. Tần suất lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất trên các sông ...................................53 Bảng 3.7. Đỉnh lũ lớn nhất đã quan trắc được tại các trạm thuỷ văn ........................53 Bảng 3.8. Các đặc trưng lũ tiểu mãn trên lưu vực sông ............................................54 Bảng 3.9. Đặc trưng dòng chảy kiệt trên lưu vực sông.............................................55 Bảng 3.10. Đặc trưng thống kê dòng chảy nhỏ nhất các trạm trong lưu vực ...........56 Bảng 3.11. Dòng chảy kiệt nhỏ nhất trạm trong vùng nghiên cứu ...........................56 Bảng 3.12. Các đặc trưng cơ bản của các vùng thuỷ văn lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn ............................................................................................................................62 Bảng 3.13. Tổng nhu cầu dùng nước của lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn .............66 Bảng 3.14. Lượng nước thiếu tại các tiểu vùng ứng với các mức đảm bảo..............67 Bảng 3.15. Tổng hợp hiện trạng công trình thủy lợi theo vùng thủy văn .................68 ii
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1. Vị trí địa lý lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn............................................15 Hình 2.2. Bản đồ địa mạo lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn .....................................22 Hình 2.3. Bảng chú giải bản đồ địa mạo lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn ..............23 Hình 2.4. Bản đồ đất lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn .............................................25 Hình 2.5. Mạng lưới sông suối lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn .............................33 Hình 3.1. Mạng lưới trạm khí tượng - thủy văn trên lưu vực sông ...........................44 Hình 3.2. Phân phối lượng mưa trung bình tháng tại 2 trạm Nông Sơn và Thành Mỹ trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn .........................................................................46 Hình 3.3. Bản đồ đẳng trị mưa năm lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn .....................47 Hình 3.4. Bản đồ đẳng trị mô đun dòng chảy năm lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn......48 Hình 3.5. Đường tích lũy sai chuẩn dòng chảy năm .................................................51 Hình 3.6. Bản đồ phân vùng thủy văn lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn ..................63 iii
  8. BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Đọc là 1 ĐTM Đánh giá tác động môi trường 2 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa 3 GWP Global Water Partership Cộng tác vì Nước toàn cầu 4 KT-XH Kinh tế - xã hội 5 LHQ Liên Hợp Quốc 6 TGXH Thời gian xuất hiện 7 TNN Tài nguyên nước 8 UNDP United Nations Development Programme Chương trình Phát triển Liên hợp quốc 9 WEHAB Water, Energy, Health, Agriculture and Biodiversity Nước, Năng lượng, Y tế, Nông nghiệp và Đa dạng sinh học 10 WWC World Water Council Hội đồng nước thế giới 11 TP Thành Phố iv
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nước có ý nghĩa sống còn đối với cuộc sống con người. Bảo đảm an ninh nguồn nước là vấn đề cực kỳ quan trọng của mọi quốc gia. Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc, tổng lượng nước mưa và nước mặt khá phong phú nếu xét trên lượng nước trung bình trên đầu người, nước ta được xếp vào loại từ đủ đến thừa nước. Tuy nhiên do vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên quy định nên tài nguyên nước của Việt Nam luôn tiềm ẩn những nguy cơ thiếu bền vững; vấn đề suy giảm tài nguyên nước và mất an ninh nguồn nước là nguy cơ không thể xem thường. Trong những năm gần đây, tài nguyên nước của các tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam nói chung và lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn nói riêng có xu hướng suy giảm do phải đối mặt với vấn đề thiên tai ngày càng gia tăng mà nguyên nhân chủ yếu là do biến đổi khí hậu, nước biển dâng và sự bùng nổ đô thị hóa. Lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn với diện tích hứng nước 10.350km2 thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam là một trong 9 lưu vực sông lớn của Việt Nam. Điều kiện địa lý của lưu vực sông đã hình thành nên tiềm năng nguồn nước ở đây được xếp vào loại phong phú nhất Việt Nam nhưng cũng là nơi chịu tác động mạnh mẽ của các loại hình thiên tai, trong đó các thiên tai liên quan đến dòng chảy trên lưu vực sông như lũ lụt, lũ quét, hạn hán… thường xuyên xảy ra. Các thiên tai này đã và đang hạn chế sự phát triển nền kinh tế đồng thời tàn phá môi trường, môi sinh tác động mạnh đến đời sống xã hội trên lưu vực. Vì vậy việc nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn làm cơ sở khoa học cho việc định hướng sử dụng bền vững tài nguyên nước trên lưu vực mang tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng phục vụ cho công cuộc phát triển KT – XH ở khu kinh tế năng động bậc nhất miền Trung. Trên cơ sở những kiến thức đã được các thày cô trang bị, học viên đi vào đánh giá tài nguyên nước trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn trong đề tài luận văn “Đánh giá tài nguyên nước các sông suối lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn”. 1
  10. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn - Đánh giá nguồn tài nguyên nước mặt lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các nghiên cứu về tài nguyên nước trên thế giới, Việt Nam và lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. - Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH ảnh hưởng đến tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. - Đánh giá trữ lượng nguồn nước sông suối vùng nghiên cứu và khả năng thực tế sử dụng nguồn nước. - Thu thập các dữ liệu số, các bản đồ hợp phần (bản đồ mạng lưới sông, bản đồ mạng lưới trạm thủy văn, bản đồ ranh giới lưu vực) làm cơ sở để thành lập các bản đồ đẳng trị mưa, bản đồ đẳng trị mô đun dòng chảy năm và bản đồ phân vùng thủy văn. - Đề xuất các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi lãnh thổ: Lãnh thổ nghiên cứu được giới hạn trong lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn thuộc thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Phạm vi khoa học: - Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước mặt (về trữ lượng) trên các sông suối lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. 2
  11. - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, xây dựng bản đồ tài nguyên nước lưu vực sông, phân vùng thủy văn và đề xuất các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết được các mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra, luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau: - Phương pháp kế thừa: là phương pháp phân tích tiếp thu, sử dụng có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia đi trước. Đây là một trong những phương pháp quan trọng giúp cho luận văn đạt kết quả tốt hơn. - Phương pháp đánh giá tổng hợp: Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố cảnh quan liên quan đến tài nguyên nước. Đây là phương pháp chủ yếu để nghiên cứu sự phân bố tài nguyên nước mặt theo không gian và thời gian. - Phương pháp thống kê - toán lý: Dựa trên cơ sở dữ liệu khí tượng - thủy văn trong thời kỳ quan trắc tại một số trạm khí tượng - thủy văn trong lưu vực sông và vùng phụ cận, luận văn tiến hành đánh giá trữ lượng, đánh giá sự phân bố tài nguyên nước mặt theo thời gian và không gian của lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. - Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS): Các bản đồ được sử dụng trong luận văn bao gồm: Bản đồ địa hình, bản đồ mạng lưới sông suối, bản đồ mạng lưới trạm khí tượng - thủy văn lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. Đồng thời luận văn sẽ tiến hành xây dựng các bản đồ như bản đồ đẳng trị lượng mưa trung bình nhiều năm, bản đồ đẳng trị mô đun dòng chảy năm, bản đồ phân vùng thuỷ văn. Phương pháp bản đồ đã thể hiện kết quả nghiên cứu của luận văn một cách trực quan nhất. 5. Kết quả đạt đƣợc, ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn * Kết quả đạt đƣợc: - Đánh giá được sự phân bố theo không gian và thời gian của nguồn nước (nước mưa, nước mặt) trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. 3
  12. - Xây dựng bản đồ tài nguyên nước (nước mưa, nước mặt) trên lưu vực sông và bản đồ phân vùng thủy văn tỷ lệ 1/100.000. - Đề xuất các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. * Ý nghĩa khoa học: Góp phần hoàn thiện về phương pháp luận đánh giá tài nguyên nước trong khu vực nhiệt đới gió mùa Việt Nam. * Ý nghĩa thực tiễn: Là cơ sở khoa học để các nhà quản lý đề xuất các định hướng khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước. 6. Cơ sở tài liệu thực hiện luận văn Luận văn được thực hiện dựa trên kết quả của các đề tài, dự án đã được thực hiện: - Nguyễn Lập Dân (2005), Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước Nghiên cứu cơ sở khoa học cho các giải pháp tổng thể dự báo phòng tránh lũ lụt ở miền Trung, Mã số KC08.12. - Nguyễn Lập Dân (2008), Đề tài nghiên cứu cơ bản Nghiên cứu dự báo tiềm năng các tai biến thiên nhiên (lũ lụt, lũ quét, lũ bùn đá, hạn kiệt, xói lở bờ sông) cho lưu vực sông Thu Bồn - Vu Gia. Đề xuất các giải pháp phòng tránh, giảm thiểu, Mã số 700506. - Nguyễn Lập Dân (2010), Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước Nghiên cứu cơ sở khoa học quản lý hạn hán và sa mạc hóa để xây dựng hệ thống quản lý, đề xuất các giải pháp chiến lược và tổng thể giảm thiểu tác hại: Nghiên cứu điển hình cho đồng bằng sông Hồng và Nam Trung Bộ, Mã số KC08.23/06-10. - Vũ Thị Thu Lan (2010), Dự án Tiến hành khảo sát thực địa và lập mô hình thủy lực lưu vực sông Thu Bồn tỉnh Quảng Nam. 4
  13. 7. Cấu trúc của luận văn Nội dung của Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận cùng phụ lục, Luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận đánh giá tài nguyên nước Chương 2: Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn Chương 3: Đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn và đề xuất các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên nước 5
  14. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƢỚC 1.1. Khái niệm tài nguyên nƣớc Nước là một loại tài nguyên quí giá và được coi là vĩnh cửu. Không có nước thì không có sự sống trên hành tinh của chúng ta. Nước là động lực chủ yếu chi phối mọi hoạt động dân sinh kinh tế con người. Nước được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện, giao thông vận tải, chăn nuôi thủy sản … Tài nguyên nước là lượng nước trong sông, ao hồ, đầm lầy, biển và đại dương và trong khí quyển, sinh quyển. Trong Luật Tài nguyên nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: “Tài nguyên nước bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ Nghĩa Việt nam”. Nước có hai thuộc tính cơ bản đó là đó là gây lợi và gây hại. Nước là nguồn động lực cho mọi hoạt động kinh tế của con người, song nó cũng gây ra những hiểm họa to lớn không lường trước được đối với con người. Những trận lũ lớn có thể gây thiệt hại về người và của thậm chí tới mức có thể phá hủy cả một vùng sinh thái. Tài nguyên nước là một thành phần gắn với mức độ phát triển của xã hội loài người tức là cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ mà tài nguyên nước ngày càng được bổ sung trong ngân quỹ nước các quốc gia. Thời kỳ nguyên thủy, tài nguyên nước chỉ bó hẹp ở các khe suối, khi con người chưa có khả năng khai thác sông, hồ và các thủy vực khác. Chỉ khi kỹ thuật khoan phát triển thì nước ngầm tâng sâu mới trở thành tài nguyên nước. Và ngày nay có các công nghệ sinh hóa tiên tiến thì việc tạo nước ngọt từ nước biển cũng không thành vấn đề lớn 1.2. Tổng quan các nghiên cứu về tài nguyên nƣớc 1.2.1. Trên thế giới Nghiên cứu tài nguyên nước (TNN) từ lâu đã trở thành hướng nghiên cứu quan trọng của nhiều ngành khoa học. Trong nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nhằm lập kế hoạch và quy hoạch phát triển KT-XH của một đơn vị lãnh thổ, thì đánh giá 6
  15. TNN là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Do nhận thức của con người nên việc nghiên cứu TNN đã có những bước chuyển biến rất lớn theo lịch sử nghiên cứu. Trước đây, cùng với sự hiểu biết về chu trình tuần hoàn nước tự nhiên (mưa - bốc hơi - dòng chảy) và nhu cầu sử dụng nước rất nhỏ của mình, con người đã tự coi nước như một dạng tài nguyên vô hạn. Việc nghiên cứu TNN bấy giờ tập trung kiểm kê, đánh giá và đưa ra các giải pháp sử dụng nước theo nhu cầu sử dụng bằng các công trình cung cấp nước (nhà máy nước, giếng, hồ chứa, trạm bơm, kênh mương, đường ống …). Khi con người khai thác tài nguyên thiên nhiên nói chung và TNN nói riêng ở quy mô lớn, cùng với công nghệ hiện đại bên cạnh việc tạo ra lượng hàng hóa lớn là lượng chất thải tương đương đổ vào môi trường cùng với sự gia tăng dân số, nguồn TNN có những biểu hiện suy thoái. Vì vậy, việc nghiên cứu khai thác gắn liền với bảo vệ TNN đã được đề cập đến. Năm 1977, lần đầu tiên LHQ đưa vấn đề Nước lên diễn đàn quốc tế. Tại Hội nghị Mar Del Plata (Argentina) đã nhấn mạnh về vấn đề quy hoạch nước sạch và vệ sinh, và lấy thập kỷ 80 là “Thập kỷ Quốc tế nước sạch và Vệ sinh”. Năm 1991, tại Hội nghị tư vấn không chính thức về nước họp tại Copenhagen (Đan Mạch) đã đưa ra nguyên lý cơ bản về TNN: - Nước phải được coi là một thứ hàng hóa - TNN cần được quản lý ở cấp thích hợp nhất Những nguyên lý này được khẳng định và làm rõ hơn tại Hội nghị Quốc tế về Nước và môi trường ở DuBlin (Ireland, I/1992) và quy định trong Chương 18 có tiêu đề “Bảo vệ chất lượng và cung cấp nước ngọt: ứng dụng các cách tiếp cận về phát triển, quản lý và sử dụng nước” của chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) với 4 nguyên tắc: - Nước ngọt là tài nguyên có hạn và dễ suy thoái, cần thiết để duy trì sự sống, phát triển môi trường. 7
  16. - Phát triển và quản lý cần dựa trên nguyên tắc cùng tham gia của người dùng nước, người lập kế hoạch và hoạch định chính sách ở mọi cấp. - Phụ nữ có vai trò trung tâm trong việc dự trữ, quản lý và bảo vệ nước. - Nước có giá trị kinh tế trong mọi sử dụng cạnh tranh và cần được thừa nhận là một hàng hóa kinh tế. Năm 1996 ra đời 2 tổ chức, trung tâm hoạt động quốc tế về nước. Đó là: 1. Hội đồng nước thế giới (World Water Council - WWC) là nơi tập hợp các nghiên cứu mang tính lý luận. 2. Cộng tác vì Nước toàn cầu (Global Water Partership - GWP) là mạng lưới hoạt động nhằm đưa các nguyên tắc Dublin vào thực tiễn. Năm Diễn đàn Nước thế giới lần thứ 2 - La Hague thông qua Tầm nhìn an ninh Nước thế giới và khung hành động Nước cho mọi người. Tháng 7 năm 2002, Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất Johannesburg đặt Nước lên hàng đầu trong 5 ưu tiên (WEHAB). Tháng 3 năm 2003, Diễn đàn nước thế giới lần thứ 3 đã được tổ chức tại Kyoto, Shiga và Osaka (Nhật Bản) với chủ đề “nước sạch cho tương lai”. Đây được xem là hội nghị bàn về chủ đề nước lớn nhất thế giới khi nhóm họp được hơn 24.000 đại biểu đại diện đến từ 180 quốc gia và khu vực. Tháng 3 năm 2006, Diễn đàn Nước thế giới kỳ thứ 4 diễn ra ở Mexico City với chủ đề: Nước và văn hóa. Chủ đề này cũng là một phần tiếp nối cho Thập kỷ Hành động Quốc tế 2005 – 2015 để đánh dấu quyết tâm của Liên Hợp Quốc về việc cung cấp nước sạch cho mọi người trên thế giới vào năm 2015. Các chương trình liên quan đến nước của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) là: - Giúp đỡ các quốc gia trong cung cách quản lý nguồn nước; - Thành lập những trung tâm phát triển vùng khô; 8
  17. - Thiết lập hệ thống quản trị nguồn nước ngọt và môi trường như: phẩm chất nước, hệ thống dẫn thủy nhập điền, nước ngầm, quản trị nguồn nước giữa các quốc gia, nước và hệ sinh thái, hạn hán và ngập lụt, và việc quản lý nước trong các thành phố; - Quan trọng hơn cả là khuyến khích tư nhân hợp tác với chính quyền trong việc bảo vệ môi trường nhất là ở các thành phố lớn. Tháng 3 năm 2009, Diễn đàn nước thế giới lần thứ 5 diễn ra tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ với chủ đề “Hàn gắn những bất đồng về vấn đề nước” nhằm chia sẻ nguồn nước, chia sẻ cơ hội giữa các quốc gia với nhau. Ngày 22 tháng 03 năm 2011, Diễn đàn nước thế giới lần thứ 6 diễn ra tại Ninh Thuận, Việt Nam có chủ đề “Nước cho phát triển đô thị”, với mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng quốc tế, chính quyền các cấp và cộng đồng dân cư về những thách thức của tài nguyên nước trong phát triển bền vững các đô thị trong quá trình công nghiệp hóa, biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai. Tuy nhiên với các quốc gia có trình độ phát triển KT-XH và khoa học công nghệ khác nhau thì việc nghiên cứu tài nguyên nước cũng có định hướng không giống nhau. Đối với các nước phát triển (Pháp, Anh, Mỹ, Úc, Nhật...), đầu thế kỷ XX, việc nghiên cứu TNN đã đề ra các quy trình, quy phạm nhằm quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường nước theo lưu vực sông. Nó bao gồm các biện pháp giảm thiểu chất thải bằng việc áp dụng công nghệ sản xuất sạch và kiểm toán chất thải, thu gom tái sử dụng các chất thải, xử lý một phần và xử lý toàn bộ các chất thải, nước thải trước khi đổ vào sông, quy hoạch khai thác hợp lý nguồn nước phục vụ phát triển bền vững KT - XH lưu vực sông, quan trắc lượng và chất lượng môi trường, cảnh báo sự khuếch tán các chất độc hại trong sông và dự báo sinh thái - chất lượng nước trên toàn lưu vực sông. Đối với những nước đang phát triển, việc nghiên cứu TNN mới được quan tâm từ vài trục năm trở lại đây và cũng mới chỉ đạt tới mức kiểm kê, đánh giá và 9
  18. đưa ra các giải pháp sử dụng nước theo nhu cầu sử dụng bằng các công trình cung cấp nguồn nước (nhà máy nước, giếng, hồ chứa, trạm bơm, kênh mương, đường ống ...). Như vậy, ở phạm vi quốc tế, tài nguyên nước đã được tiến hành nghiên cứu kiểm kê và đánh giá cả về trữ lượng, chất lượng, đồng thời cũng hướng tới sử dung tài nguyên nước hợp lý với tiêu chí phát triển bên vững. 1.2.2. Ở Việt Nam Ở nước ta, ngay từ giữa những năm thập kỷ 70, Nhà nước đã chú trọng và quan tâm đầu tư nghiên cứu, điều tra đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường đất, nước theo các vùng sinh thái. Ngoài những đề tài, đề án độc lập, đã hình thành một loạt các chương trình nghiên cứu nhằm từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên, TNTN và môi trường các vùng lãnh thổ phục vụ quy hoạch phát triển KT - XH, giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường. Có thể điểm qua một số chương trình đã triển khai theo các giai đoạn như sau: - Giai đoạn 1976 - 1980: Có 4 chương trình điều tra tổng hợp các vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tây Bắc, Tây Nguyên và ven biển miền Trung, trong đó kiểm kê TNN về lượng nhằm khai thác phục vụ phát triển KT - XH, nhưng chưa đề cập đến các vấn đề về chất lượng nước. - Giai đoạn 1981 - 1985: Đã triển khai 19 chương trình khoa học cấp Nhà nước có liên quan đến tài nguyên và môi trường nhưng vẫn chủ yếu đi vào hướng kiểm kê các nguồn tài nguyên trong đó có TNN. - Giai đoạn 1986 - 1990: Có 13 chương trình khoa học liên quan đến tài nguyên môi trường, trong đó có chương trình 52D riêng về môi trường. Chương trình đã góp phần xây dựng "Kế hoạch Quốc gia về môi trường và phát triển bền vững". - Giai đoạn 1991 - 1995: Đã triển khai 4 chương trình liên quan đến tài nguyên và môi trường. Chương trình KC - 12 nghiên cứu TNN và khai thác sử dụng hợp lý TNN, kết quả nghiên cứu của chương trình KC12 có hiệu quả rất lớn, nó làm 10
  19. cơ sở cho các ngành sử dụng về nước và các cơ quan quản lý hoạch định chiến lược phát triển của ngành một cách hợp lý. Chương trình KT - 02 nghiên cứu riêng về môi trường đã góp phần xây dựng dự thảo “Luật bảo vệ môi trường” và nghiên cứu các giải pháp đánh giá tác động môi trường, tiêu chuẩn môi trường, monitoring. Phương hướng của Nhà nước ta trong Chương trình hành động Quốc gia về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đã nêu rõ trong Luật Môi trường (ban hành năm 1993) và Luật Tài nguyên nước (ban hành năm 1998) để tạo đầy đủ cơ sở pháp lý cho việc quản lý sử dụng bền vững TNN... - Giai đoạn 1996 - 2000: Đã triển khai chương trình KHCN.07: “Sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Các đề tài trong chương trình không chỉ dừng ở việc nghiên cứu hiện trạng tài nguyên môi trường mà còn xác định được hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chí, chỉ thị môi trường, dự báo và đánh giá tác động đối với từng thành phần môi trường, đánh giá tổng hợp đối với môi trường, phân tích đặc điểm KT - XH, phân tích chi phí - hiệu quả đối với các tác động hoặc các giải pháp về bảo vệ môi trường. - Giai đoạn năm 2001 - nay: Cùng với sự phát triển mạnh mẽ KT – XH, đã xuất hiện sự suy thoái tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên nước trên lãnh thổ Việt Nam. Các biểu hiện về biến đổi khí hậu, nước biển dâng cũng tác động rất lớn đến các quy luật tự nhiên thể hiện qua các thiên tai liên tiếp xảy ra như lũ lụt, lũ quét, hạn hán... Vì vậy, việc nghiên cứu các loại hình thiên tai đã được chú trọng song song với triển khai đánh giá tài nguyên. Việc hình thành các công trình thủy điện, thủy lợi mang tầm khu vực đã đặt ra vấn đề nghiên cứu quản lý tổng hợp TNN theo các lưu vực sông... Trong đó, chương trình KC 08 “Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên” đã được hình thành và triển khai đến nay có những kết quả rất đáng kể như sau: + “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho các giải pháp tổng thể dự báo phòng tránh lũ lụt ở miền Trung”, đề tài cấp Nhà Nước năm 2005, KC 08-12 do TS. Nguyễn Lập Dân làm chủ nhiệm. Đề tài đã xác định quy luật hình thành của các tác 11
  20. nhân gây lũ lụt tại miền Trung, xây dựng chương trình dự báo lũ lụt miền Trung, xây dựng luận cứ khoa học cho các giải pháp tổng thể phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai lũ lụt miền Trung. + “Nghiên cứu dự báo nguy cơ các tai biến thiên nhiên (lũ lụt, trượt lở, lũ quét, lũ bùn đá, xói lở bờ sông) lưu vực sông Hương và đề xuất các giải pháp phòng tránh giảm thiểu thiệt hại” đề tài cấp bộ, 2008 do TS Nguyễn Lập Dân làm chủ nhiệm. Đề tài đã xác định được tác động của các yếu tố tự nhiên (khí hậu, địa chất, địa mạo, thổ nhưỡng, thực vật…) và tác động nhân tác gây ra các tai biến thiên nhiên (lũ lụt, trượt lở, lũ quét, lũ bùn đá, xói lở bờ sông) lưu vực sông Hương. Từ đó đã dự báo nguy cơ các dạng tai biến cho lưu vực sông, xây dựng được các bản đồ cảnh báo: ngập lụt, lũ quét, trượt lở, sạt lở bờ sông Hương và đề xuất giải pháp phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại. + “Nghiên cứu đánh giá tác động của các công trình trên dòng chính và giải pháp quản lý sử dụng hiệu quả tài nguyên nước mặt lưu vực sông Hương” đề tài cấp nhà nước KC-08-25/06-10 (2010) do PGS.TS. Nguyễn Quang Trung làm chủ nhiệm đã tiến hành đánh giá tác động của các công trình trên dòng chính sông Hương đến điều kiện thủy văn, thủy lực và tài nguyên nước vùng hạ du, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, đảm bảo phát triển trên lưu vực. Các kết quả nghiên cứu trên có giá trị về đánh giá hiện trạng, quá trình suy thoái tài nguyên môi trường, xác định nguyên nhân, cảnh báo các tai biến tự nhiên... và đã đề xuất được một số giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai xảy ra ở lưu vực sông. Tuy vậy, việc đánh giá tổng hợp các yếu tố tác động trên bề mặt lưu vực đến TNN chưa được triển khai nghiên cứu đánh giá cùng một thời điểm theo lưu vực, việc đề xuất các giải pháp khai thác bền vững TNN còn bị bó hẹp trong phạm vi chuyên ngành. 1.2.3. Ở lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn Là một lưu vực có tiềm năng rất lớn về tài nguyên thiên nhiên, vì vậy trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn đã xuất hiện các khu cụm phát triển KT – XH từ xa 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2