intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua đồng dao

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:149

32
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận, hình thành khung lý luận của đề tài; khảo sát tìm hiểu thực trạng sử dụng đồng dao nhằm phát triển vốn từ cho trẻ MG 3-4 tuổi ở trường MN, từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục những bất cập của thực trạng, nâng cao hiệu quả phát triển vốn từ cho trẻ MG 3-4 tuổi thông qua đồng dao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua đồng dao

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Huyền Anh BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI THÔNG QUA ĐỒNG DAO LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Huyền Anh BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI THÔNG QUA ĐỒNG DAO Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục Mầm non) Mã số : 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ PHAN THU HƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là do tác giả tự thu thập, phân tích một cách trung thực, khách quan và chưa từng công bố ở trong bất kì nghiên cứu khoa hoc học nào khác. Mọi thông tin trích dẫn trong luân văn đã được ghi rõ nguồn gốc và được phép công bố. Tác giả Nguyễn Thị Huyền Anh
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các giảng viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy trong suốt quá trình tôi học tập và nghiên cứu khoa học tại trường. Tôi cũng xin được cảm ơn quý Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học trường Đại học Sư phạm TP.HCM; Ban Giám hiệu, các giáo viên đang công tác tại các trường MN Họa mi 1 (Quận 5), trường MN 19/5 Thành phố (Quận 1) và trường MN Nhật Quỳnh (Gò Vấp) đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Võ Phan Thu Hương – Giảng viên Khoa Giáo dục mầm non, trường Đại học Sài Gòn đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo, các giảng viên, đồng nghiệp đang công tác tại khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sài Gòn đã tạo điều kiện, giúp đỡ, chia sẻ và luôn động viên trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn này. Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn./. Tác giả Nguyễn Thị Huyền Anh MỤC LỤC
  5. Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục những chữ viết tắt trong đề tài Danh mục các bảng Danh mục biểu đồ MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI THÔNG QUA ĐỒNG DAO ................................................................................ 5 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 5 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài ...................................... 5 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam ......................................... 7 1.2. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................. 11 1.2.1. Khái niệm phát triển vốn từ ......................................................... 11 1.2.2. Đồng dao ..................................................................................... 14 1.2.3. Biện pháp phát triển vốn từ thông qua đồng dao ........................ 15 1.3. Vai trò của đồng dao trong quá trình giáo dục trẻ .......................................... 16 1.4. Đồng dao và sự phát triển vốn từ của trẻ MG 3 – 4 tuổi ................................ 20 1.4.1. Đặc điểm đặc trưng của thể loại đồng dao .................................. 20 1.4.2. Nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 -4 tuổi ở trường mầm non ..................................................................................... 23 1.4.3. Đặc điểm tiếp nhận đồng dao của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi .......... 29 1.4.4. Những tác động tích cực của đồng dao đối với việc phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi...................................................... 31 Tiểu kết Chương 1 ........................................................................................ 33 Chương 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐỒNG DAO NHẰM PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI
  6. Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................. 34 2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng ............................................................................ 34 2.1.1. Mục đích khảo sát........................................................................ 34 2.1.2. Đối tượng, phạm vi và thời gian khảo sát ................................... 34 2.1.3. Nội dung khảo sát ........................................................................ 35 2.1.4. Phương pháp khảo sát ................................................................. 35 2.1.5. Thời gian điều tra ........................................................................ 36 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng ............................................................................. 36 2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về vấn đề sử dụng đồng dao nhằm phát triển vốn từ cho trẻ MG 3 – 4 tuổi trong hoạt động chăm sóc – giáo dục ở trường mầm non. ............................................. 36 2.2.2. Thực trạng sử dụng đồng dao nhằm phát triển vốn từ cho trẻ MG 3 -4 tuổi ở trường mầm non........................................................ 41 Tiểu kết Chương 2 ........................................................................................ 46 Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI THÔNG QUA ĐỒNG DAO Ở TRƯỜNG MẦM NON ............................................................. 47 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ......................................................................... 47 3.1.1. Lựa chọn và sử dụng đồng dao trong quá trình phát triển vốn từ cho trẻ MG 3 - 4 tuổi cần phải góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và nội dung phát triển vốn từ cho trẻ nói riêng ............................................................................................ 47 3.1.2. Lựa chọn và sử dụng đồng dao phải phù hợp với đặc điểm phát triển, đặc điểm vốn từ của trẻ MG 3-4 tuổi ................................ 48 3.1.3. Nguyên tắc phát triển vốn từ cho trẻ phải đảm bảo tính trực quan, cụ thể .......................................................................................... 48 3.2. Các biện pháp .................................................................................................. 49 3.2.1. Biện pháp 1: Sử dụng hệ thống các bài đồng dao phù hợp mục đích phát triển vốn từ cho trẻ MG 3-4 tuổi ........................................ 49
  7. 3.2.2. Biện pháp 2: Sử dụng phối hợp các biện pháp trực quan, dùng lời và thực hành trong quá trình tổ chức hoạt động học, chơi với đồng dao nhằm phát triển vốn từ cho trẻ MG 3-4 tuổi ........................ 51 3.2.3. Biện pháp 3: Sử dụng các trò chơi kết hợp với đồng dao nhằm củng cố, làm giàu vốn từ cho trẻ MG 3-4 tuổi .................................... 53 3.3. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất .................. 56 3.3.1. Tổ chức khảo sát.......................................................................... 56 3.3.2. Kết quả khảo sát .......................................................................... 57 3.4. Tổ chức thử nghiệm biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua đồng dao tại trường mầm non ............................................... 59 3.4.1. Mục đích thử nghiệm .................................................................. 59 3.4.2. Mẫu và thời gian thử nghiệm ...................................................... 59 3.4.3. Nội dung, cách thức thực hiện..................................................... 59 3.4.4. Điều kiện tổ chức thử nghiệm ..................................................... 60 3.4.5. Tiêu chí và thang đánh giá .......................................................... 61 3.4.6. Cách tiến hành thử nghiệm.......................................................... 68 3.4.7. Kết quả thử nghiệm ..................................................................... 68 Tiểu kết chương 3 ......................................................................................... 84 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 88 PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI ĐC Đối chứng GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDMN Giáo dục mầm non GVMN Giáo viên mầm non MG Mẫu giáo MN Mầm non NN Ngôn ngữ PTVT Phát triển vốn từ TN Thử nghiệm TPVH Tác phẩm văn học
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Mức độ cần thiết của việc PTVT cho trẻ MG 3 – 4 tuổi ............36 Bảng 2.2. Quan điểm của giáo viên về mức độ cần thiết trong việc sử dụng đồng dao nhằm PTVT cho trẻ ........................................................39 Bảng 2.3. Mục đích sử dụng đồng dao trong các hoạt động CS – GD trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non ................................................................42 Bảng 2.4. Số lượng bài đồng dao được sử dụng trong các hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ ở trường mầm non .........................................44 Bảng 2.5. Những khó khăn của giáo viên trong việc sử dụng đồng dao nhằm phát triển vốn từ cho trẻ ..................................................................45 Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ MG 3-4 tuổi thông qua đồng dao .................................57 Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ MG 3-4 tuổi thông qua đồng dao ......................................58 Bảng 3.3. Mức độ phát triển vốn từ của trẻ 3 - 4 tuổi cả hai nhóm TN và ĐC trước thử nghiệm hình thành. .........................................................69 Bảng 3.4. Mức độ phát triển vốn từ của trẻ MG 3 – 4 tuổi cả hai nhóm trước và sau thử nghiệm. ...........................................................................72 Bảng 3.5. Mức độ hứng thú của trẻ cả hai nhóm TN và nhóm ĐC sau thử nghiệm hình thành. ..........................................................................75 Bảng 3.6. Điểm trung bình của các nhóm trước và sau thử nghiệm. ..........77 Bảng 3.7. Kiểm định kết quả thử nghiệm của các nhóm trước và sau TN .82
  10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Mức độ cần thiết của các loại vốn từ cần cung cấp cho trẻ 37 Biểu đồ 2.2. Biện phápPTVT cho trẻ MG 3-4 tuổi ................................. 38 Biểu đồ 2.3. Tần xuất sử dụng đồng dao trong các hoạt động phát triển vốn từ trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non ..................................... 41 Biểu đồ 2.4. Mức độ sử dụng các biện pháp giáo viên dùng để dạy đồng dao nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi trong trường mầm non .............................................................................. 43 Biểu đồ 3.1. Mức độ phát triển vốn từ của trẻ MG 3 - 4 tuổi cả hai nhóm TN và ĐC trước thử nghiệm ............................................... 71 Biểu đồ 3.2. Mức độ phát triển vốn từ của trẻ MG 3 - 4 tuổi cả hai nhóm TN và ĐC sau thử nghiệm hình thành ................................ 73 Biểu đồ 3.3. Mức độ phát triển vốn từ của trẻ MG 3 – 4 tuổi ở nhóm TN trước và sau thử nghiệm ...................................................... 78 Biểu đồ 3.4. Mức độ phát triển vốn từ của trẻ MG 3 - 4 tuổi ở nhóm ĐC trước và sau thử nghiệm. ..................................................... 80
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngôn ngữ nói đặc biệt quan trọng đối với trẻ trong việc tạo các mối quan hệ xã hội và kiểm soát hành vi của bản thân. Song vốn từ là một trong những thành tố quan trọng, là chất liệu cơ bản của ngôn ngữ. Đối với trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi, lĩnh hội vốn từ là điều kiện quan trọng để giúp trẻ dễ dàng giao tiếp với những người xung quanh, đồng thời giải quyết nhiệm vụ tích lũy và chính xác hóa biểu tượng, hình thành khái niệm, phát triển trí tuệ. Đặc điểm nổi bật của trẻ mẫu giáo là khả năng nắm bắt nghĩa của từ gắn liền với sự phát triển nhận thức tư duy. Đó là quá trình phát triển liên tục, lâu dài cùng với các hoạt động giao tiếp. Do đó, phát triển ngôn ngữ cho trẻ không chỉ giúp cho tư duy của trẻ phát triển mà còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện về nhân cách - đạo đức. Tác giả Đinh Hồng Thái cũng đã khẳng định: “Học tiếng mẹ đẻ là sự học tập quan trọng nhất, cần thiết nhất, bắt đầu sớm nhất và cần được quan tâm nhất” [27]. Vấn đề phát triển vốn từ cho trẻ như thế nào cho hiệu quả bền vững là nhiệm vụ hàng đầu của giáo viên mầm non. Dạy trẻ một cách cứng nhắc, ồ ạt là một phương pháp giáo dục không phù hợp đối với trẻ mẫu giáo, trẻ không tiếp thu vì trẻ vừa học vừa chơi. Dó đó, đề tài nghiên cứu về việc phát triển vốn từ cho trẻ, tìm ra biện pháp hiệu quả đề trẻ nhớ lâu, bền vững thông qua nguồn ngữ điệu đồng dao hoàn toàn phù hợp với trẻ mẫu giáo. Ở trường mầm non hiện nay, việc giáo dục ngôn ngữ nói chung và phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nói riêng rất được quan tâm thông qua các hoạt động với nhiều phương tiện khác nhau. Việc sử dụng đồng dao trong các hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non vẫn được tổ chức thường xuyên. Tuy nhiên, việc tận dụng kho tàng đồng dao như một phương tiện nhằm cung cấp vốn từ cho trẻ mẫu giáo trong hoạt động giáo dục ngôn ngữ vẫn chưa được các giáo viên thực hiện một cách có hiệu quả.
  12. 2 Với những lý do nêu trên, đề tài: “Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua đồng dao” được lựa chọn nghiên cứu nhằm xây dựng các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo một cách hiệu quả và bền vững thông qua kho tàng đồng dao Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề lý luận, hình thành khung lý luận của đề tài; khảo sát tìm hiểu thực trạng sử dụng đồng dao nhằm phát triển vốn từ cho trẻ MG 3-4 tuổi ở trường MN, từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục những bất cập của thực trạng, nâng cao hiệu quả phát triển vốn từ cho trẻ MG 3-4 tuổi thông qua đồng dao. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua đồng dao. 4. Giả thuyết khoa học Phát triển vốn từ là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ MN nói chung và trẻ MG 3-4 tuổi. Đồng dao là thể loại gần gũi với trẻ thơ, đã được sử dụng khá phổ biến ở trường MN, song việc sử dụng đồng dao như một phương tiện phát triển vốn từ cho trẻ vẫn chưa được quan tâm thích đáng, việc sử dụng đồng dao chưa hỗ trợ nhiều cho nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ. Nếu xây dựng được hệ thống cơ sở lý luận khoa học, tin cậy; tìm hiểu, đánh giá đúng thực trạng sử dụng đồng dao nhằm phát triển vốn từ cho trẻ MG 3-4 ở trường MN, sẽ xây dựng được các biện pháp phù hợp, giúp giáo viên MN dễ dàng sử dụng đồng dao trong việc phát triển vốn từ cho trẻ. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu, hệ thống hóa những vấn đề làm cơ sở lý luận cho đề tài 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng việc sử dụng đồng dao nhằm phát triển vốn từ cho trẻ MG 3 – 4 tuổi ở một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
  13. 3 5.3. Đề xuất một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua đồng dao; tổ chức khảo sát, thử nghiệm nhằm bước đầu đánh giá hiệu quả của các biện pháp đề xuất. 6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại một số trường mầm non ở Thành phố Hồ Chí Minh thuộc khu vực: nội thành, ngoại thành và ven thành phố. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Thu thập tài liệu, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa những nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm xây dựng khung lý luận của đề tài nghiên cứu. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát Quan sát công tác phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi và thực trạng sử dụng đồng dao trong việc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ tại một số trường mầm non thành phố Hồ Chí Minh nhằm hỗ trợ cho quá trình thực nghiệm. 7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Sử dụng phiếu hỏi thu thập ý kiến của giáo viên mầm non trực tiếp dạy trẻ 3 – 4 tuổi nhằm tìm hiểu về thực trạng phát triển vốn từ của trẻ 3 – 4 tuổi ; thực trạng giáo viên mầm non sử dụng đồng dao nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3 -4 tuổi. 7.2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Nhằm kiểm nghiệm một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua đồng dao và đánh giá hiệu quả của những biện pháp đó. 7.2.4. Phương pháp thống kê toán học Xử lý các số liệu thu thập được trong điều tra bằng phương pháp thống kê toán học. 8. Những đóng góp của đề tài - Hệ thống cơ sở lý luận về việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua đồng dao.
  14. 4 - Xây dựng một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua đồng dao. - Bộ sưu tập các bài đồng dao và mục đích sử dụng; bộ câu hỏi sử dụng đồng dao nhằm PTVT cho trẻ và bộ trò chơi – đồng dao nhằm PTVT cho trẻ MG 3-4 tuổi.
  15. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI THÔNG QUA ĐỒNG DAO 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là một bộ phận quan trọng trong giáo dục học mầm non, đặc biệt là phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo được xem là một trong những nhiệm vụ cơ bản trong việc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ. Cùng với sự hình thành và phát triển của khoa học giáo dục mầm non, ngày càng có nhiều các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau: tâm lý học, xã hội học, giáo dục học…. quan tâm và tham gia nghiên cứu vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Với những quan điểm khác nhau, các nhà khoa học nghiên cứu ở các lứa tuổi khác nhau và các góc độ khác nhau. Theo Nguyễn Đức Dân dẫn trong tác phẩm “Ngôn ngữ học: khuynh hướng – lĩnh vực – khái niệm”, trường phái ngôn ngữ học miêu tả Mỹ bắt đầu từ L.Bloomfield với công trình nổi tiếng “Language” – 1933 được xây dựng trên thuyết hành vi trong tâm lý học của J. B. Watson. Quan điểm ngôn ngữ học của ông cho rằng “mọi hành vi ngôn ngữ của con người đều tùy thuộc vào những chuỗi nguyên nhân và hậu quả có kích thích có phản ứng”, ngôn ngữ của trẻ được “hình thành thông qua sự bắt chước” [35]. Nhà giáo dục học người Nga - E.I.Tikhêva (1867 – 1943) đã mất rất nhiều năm cho việc nghiên cứu phương pháp phát triển ngôn ngữ trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo một cách có hệ thống. Tác phẩm “Phát triển ngôn ngữ trẻ em (dưới tuổi đến trường phổ thông)” là một thành tựu to lớn cho nền GDMN nói chung và cho sự nghiệp phát triển NN của trẻ MG nói riêng. Bà cho rằng để mở rộng vốn từ cho trẻ không có con đường nào khác ngoài con đường kinh nghiệm và quan sát bởi lẽ ứng với một từ là một khái niệm, một biểu tượng. Do đó, các phương pháp để giúp trẻ phát triển NN
  16. 6 dễ dàng nhất là phương pháp trực quan bao gồm tham quan, quan sát vật thật, tranh ảnh, đọc thơ, kể chuyện v.v.. và biện pháp sử dụng trò chơi. Thông qua việc làm quen với vật thể và các đặc tính của nó rồi nhân đó cho các em nhớ những từ chỉ vật thể và đặc tính của nó [30]. Theo E.I.Tikhêva, việc mở rộng khối lượng từ cho các em trước hết là từ - biểu tượng chứ không phải là từ - âm thanh. Vì vậy càng cung cấp cho trẻ nhiều biểu tượng bao nhiêu thì NN của trẻ càng phát triển bấy nhiêu. Tiếp tục kế thừa và phát triển công trình của bà, các nhà giáo dục trên thế giới bắt đầu quan tâm, nghiên cứu về các đặc điểm về vốn từ, ngữ âm, ngữ pháp theo từng lứa tuổi và bước đầu xây dựng những phương pháp, biện pháp cho từng nhiệm vụ trong quá trình giáo dục ngôn ngữ cho trẻ như A. Xôkhina với tác phẩm “Phát triển lời nói cho trẻ mẫu giáo”, M. M. Kônxôva với “Dạy trẻ nói trước tuổi học”. Mối quan hệ giữa đặc điểm phát triển ngôn ngữ và đặc điểm giao tiếp của trẻ mầm non được tác giả E. Smirnôva đề cập đến trong bài viết “Phát trển lời nói cho trẻ - Nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên”. Tác giả cho rằng trẻ lĩnh hội các chuẩn mực ngôn ngữ, tiếp thu và mở rộng vốn từ thông qua việc giao tiếp với người lớn. Tuy nhiên, những từ ngữ trẻ nghe thấy có thể trở nên thụ động và không bao giờ được sử dụng. Chính việc giao tiếp với bạn giúp cho vốn từ thụ động của trẻ trở nên tích cực thông qua những tình huống cụ thể nhất định. Theo Chomsky (1965) và một số tác giả khác cho rằng trẻ có khả năng lĩnh hội ngôn ngữ bẩm sinh. Quá trình lĩnh hội ngôn ngữ phát triển một cách hiệu quả trong suốt những năm đầu đời của trẻ với tốc độ khá nhanh, vốn từ vựng mà trẻ tiếp nhận gia tăng từ 5 – 10 từ đến khoảng 24 tháng tuổi, mặc dù ngay tại thời điểm ấy trẻ chỉ mới nói được vài từ có nghĩa. Nhiều vấn đề khác liên quan đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ở các giai đoạn lứa tuổi đã được đề cập trong quyển “Trẻ em và thế giới của chúng ta” do Đỗ Thanh Hương dịch của tác giả Kak – Hai – Nơdich. Phân tích về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, nhà tâm lý học Thụy Sĩ, Jean Piaget cho rằng ngôn ngữ và tư duy có sự tác động qua lại lẫn nhau, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ đi từ lời nói có tính cá nhân đến lời nói có tính xã hội [4]. Theo Piaget, những thao tác vận động của trẻ là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển
  17. 7 của tư duy và ngôn ngữ. Có thể thấy, ông đề cao vai trò của các hành động thực tiễn đối với sự phát triển tư duy của trẻ. Tuy nhiên, đóng góp to lớn của ông trong việc nghiên cứu ngôn ngữ của trẻ đó là J. Piaget cho ngôn ngữ của trẻ ở thời kì đầu có tính “duy kỉ”, là thứ ngôn ngữ mang tính cá nhân và dần dần mới được “xã hội hóa”. Đồng quan điểm với J. Piaget, nghiên cứu về việc hình thành và phát triển lời nói, nhà tâm lí học người Nga L.S. Vygotski (1896-1934) cũng đã xác định rằng tư duy và ngôn ngữ tuy có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau nhưng chúng không đồng nhất, giữa chúng có sự độc lập tương đối [4]. Nhưng trong phát sinh lời nói cá thể, L.S.Vygotski cho rằng ngôn ngữ của trẻ ngay từ đầu đã mang tính “xã hội”. Ông đề cao vai trò của ngôn ngữ trong quá trình phát triển tư duy của trẻ. Thuyết “Vùng phát triển gần nhất”, giáo dục đảm bảo việc đi trước và đón đầu sự phát triển của trẻ là một trong những đóng góp quan trọng cho ngành giáo dục nói chung và giáo dục ngôn ngữ cho trẻ MN nói riêng. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về vấn đề phát triển NN đã được quan tâm từ rất lâu. Điển hình là những nghiên cứu của các tác giả: Nguyễn Huy Cẩn, Nguyễn Xuân Khoa, Đinh Hồng Thái, Hà Nguyễn Kim Giang, Lã Thị Bắc Lý, Lê Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Thu Thủy, Ngô Thị Thái Sơn...; trong những năm gần đây đã xuất hiện những luận án tiến sĩ về lĩnh vực nghiên cứu này của các tác giả Lưu Thị Lan, Võ Phan Thu Hương, Hồ Lam Hồng, Trần Nguyễn Nguyên Hân... Tác phẩm “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” của Nguyễn Xuân Khoa đề cập đến một cách toàn diện các vấn đề liên quan đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo đặc biệt là những nội dung PTVT cho trẻ từ 3 – 6 tuổi. Theo ông, việc mở rộng vốn từ cho trẻ cần phải có một hệ thống các phương pháp, biện pháp để phát triển từ ngữ cho trẻ MG ở trường mầm non. Dựa trên những thành tựu nghiên cứu trước đây và cập nhật những kết quả nghiên cứu gần đây trong lĩnh vực này, tác giả Đinh Hồng Thái đã cho thấy vai trò của việc phát triển NN đối với sự phát triển của trẻ trong giáo trình “Phương pháp phát triển lời nói trẻ em”. Trong nội dung hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ
  18. 8 mẫu giáo, tác giả yêu cầu cần nắm vững những đặc điểm, nhiệm vụ, mội dung và những biện pháp, hình thức phát triển vốn từ cho trẻ MG ở từng độ tuổi. Trong bài viết “Mở rộng vốn từ và dạy học nghĩa từ cho học sinh tiểu học” của tác giả Vũ Thị Ân trên tạp chí khoa học trường ĐHSP TP. HCM bàn về việc mở rộng vốn từ trong sự tích hợp với việc dạy học nghĩa từ, tác giả cho rằng “quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ nói chung... là một quá trình liên tục, từ đơn giản đến phức tạp”, phụ thuộc vào nhiều yếu tố và “sự lĩnh hội về từ vựng – một đơn vị ngôn ngữ nằm trong quy luật ấy”. Vì vậy, tác giả nhận định việc “vận dụng linh hoạt các cách thức cụ thể với thao tác đơn giản trong mở rộng vốn từ và dạy nghĩa của từ là những vấn đề mà giáo viên cần quan tâm một cách thường xuyên, liên tục và tích hợp trong... dạy học các môn học khác nói chung” [1]. TPVH được nhiều tác giả cho rằng có ý nghĩa trong việc giáo dục trẻ. Với những tác phẩm: “Giáo dục trẻ mẫu giáo qua truyện và thơ” của Nguyễn Thu Thủy, giáo trình “Phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với tác phẩm văn học” của Ngô Thị Thái Sơn, giáo trình “Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học” của Lã Thị Bắc Lý và Lê Thị Ánh Tuyết ...các tác giả đã cho thấy văn học có vai trò quan trọng trong việc góp phần mở rộng sự hiểu biết về thế giới xung quanh, đồng thời góp phần phát triển năng lực trí tuệ. Có thể nói rằng, quá trình lĩnh hội và tiếp nhận TPVH cũng giúp trẻ phát triển khả năng nghe, nói và phát triển vốn từ cả về số lượng và chất lượng [24]. Tác giả Hà Nguyễn Kim Giang trong “Phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” đã khái quát những nét đặc trưng trong việc tiếp nhận văn học của trẻ mẫu giáo, những nguyên tắc, hình thức, phương pháp cơ bản tổ chức hoạt động làm quen với TPVH, trong đó có đề cập đến việc tổ chức hoạt động dạy trẻ học ca dao, tục ngữ, đồng dao. Có thể nhận thấy rằng, phát triển NN cho trẻ mẫu giáo là một nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết ở trường mầm non hiện nay thông qua những thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học từ trước đến nay. Đồng thời, các công trình đóng góp đã khái quát những đặc điểm, nguyên tắc, sử dụng đa dạng các phương tiện và vận dụng hệ
  19. 9 thống những phương pháp, biện pháp hiệu quả trong việc giáo dục NN nói chung và PTVT cho trẻ mẫu giáo nói riêng. Lịch sử nghiên cứu về thể loại đồng dao đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ Có thể nói Nguyễn Văn Vĩnh là một trong những tác giả nghiên cứu và sưu tầm đồng dao sớm nhất ngay từ năm 1943, ông đã đưa ra định nghĩa, bản chất đặc trưng của thể loại đồng dao, trong bài viết Trẻ con hát trẻ con chơi, ông không dùng thuật ngữ “đồng dao” mà gọi là “Trẻ con hát trẻ con chơi”. Năm 1968, Dương Quảng Hàm cũng đã bàn về thể loại đồng dao trong cuốn “Việt Nam văn học sử yếu” và đồng nhất với Nguyễn Văn Vĩnh “đồng dao là các bài hát trẻ con”. Năm 1969, tác giả Doãn Quốc Sỹ cũng đã đăng tải những nghiên cứu về đồng dao trong “Ca dao nhi đồng”. Tác giả không chỉ đưa ra định nghĩa về đồng dao mà còn đưa ra cách phân loại đồng dao dựa trên nội dung phản ánh và hình thức thể hiện. Theo tác giả, đồng dao phản ánh nhiều lĩnh vực khác nhau và bao gồm nhiều thể loại như ca dao, tục ngữ, câu đố…. của cả tác giả dân gian lẫn có tên. Chỉ từ sau cách mạng tháng Tám 1945, đồng dao mới được để ý hơn. Sau sưu tầm của Vũ Ngọc Phan, cuốn “Hợp tuyển thơ văn Việt Nam – Văn học dân gian” (1972) đã in 17 trang dành cho hai mục: Hát vui chơi trẻ em và Hát ru em [22, tr 277- 293]. Có những nghiên cứu tác giả chỉ đi sâu tìm hiểu một bài đồng dao cụ thể, như trong bài viết “Mấy điều ghi nhận về đồng dao Việt Nam” của Vũ Ngọc Khánh đăng trên Tạp chí Văn học số 4 (1977), tác giả chủ yếu nghiên cứu về ý nghĩa lịch sử của bài đồng dao “Chi chi chành chành” [11]. Công trình tập thể của Viện Văn hóa dân gian – “Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt” đi sâu phân loại và đánh giá khá đầy đủ về đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt. Công trình được các tác giả tập hợp và hệ thống lại các bài đồng dao từ 39 quyển sách cũng như các bài nghiên cứu về đồng dao được công bố trên các tạp chí, sách báo. Chỉ riêng số lượng đồng dao cổ đã lên đến 577 bài [15].
  20. 10 Năm 1997, Nhà xuất bản Giáo dục cho ra cuốn “Đồng dao Việt Nam” (tái bản lần hai năm 2004) đã giới thiệu 176 bài đồng dao và chia thành năm chủ đề lớn. (Trần Gia Linh, Tái bản lần 2 năm 2004). Đến năm 2007, tác giả Trần Gia Linh tuyển chọn và giới thiệu trong quyển “Kho tàng đồng dao Việt Nam” gồm 279 bài đồng dao được biên soạn trước đó với sáu chủ đề lớn: đồng dao về thiên nhiên, đất nước; đồng dao với trò chơi của tuổi thơ; đồng dao – những bài ca tập làm người lao động; đồng dao – cái nhìn ngộ nghĩnh của trẻ thơ; đồng dao – những câu đó lý thú và cuối cùng là những bái hát ru [14]. Luận án tiến sĩ Văn hóa học “Nghiên cứu, ứng dụng trò chơi - đồng dao người Việt cho trẻ em lứa tuổi mầm non và tiểu học” của tác giả Đỗ Thị Minh Chính đã khái quát những đặc điểm cơ bản của trò chơi – đồng dao xưa của người Việt, đồng thời tìm hiểu sự kế thừa và phát huy các khúc hát đồng dao trong sáng tác các bài hát đồng dao, trò chơi đồng dao cho trẻ em [5]. Trong bài viết “Bước đầu tìm hiểu đồng dao trong hệ thống nghiên cứu thơ cho nhi đồng”, Lã Thị Bắc Lý cũng dựa trên sự khảo sát về nhịp điệu, tiết tấu cũng như việc phân tích nội dung, rút ra ý nghĩa quan trọng của đồng dao. Từ đây tác giả cho rằng cần phổ biến rộng rãi những bài đồng dao truyền thống cho các em, đồng thời phải dựa trên nền cũ để sáng tác thêm nhiều đồng dao mới cho các em [16]. Liên quan đến vấn đề sử dụng đồng dao như thế nào trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, tác giả Nguyễn Thái Hòa đã đề cập trong bài viết “Đồng dao – nhìn từ góc độ dạy tiếng” một cách rõ ràng và khái quát “dạy tiếng kết hợp với trò chơi, với học hát là cách dạy phù hợp với tâm lý lứa tuổi, phù hợp với trình độ, gây được hứng thú, không làm cho trẻ khó chịu, mệt mỏi”. Điều đáng lưu ý là tác giả cho rằng, thông qua đồng dao việc dạy từ gắn với dạy câu và qua hệ thống từ vựng mà phát triển tri thức vốn sống. Ngoài ra, luận văn thạc sĩ “Thể loại đồng dao ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Mười đã tìm hiểu về những đặc điểm thể loại đồng dao Việt Nam, tình hình thực trạng sử dụng đồng dao ở một số trường mầm non. Tác giả cho rằng đây là thể loại có triển vọng trong việc giáo dục trẻ mầm non.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2