intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Đánh giá của sinh viên về hoạt động đào tạo của trường đại học Sài Gòn hiện nay

Chia sẻ: Canhvatxanhbaola | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:96

30
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu hoạt động đào tạo của trường đại học Sài Gòn thông qua đánh giá của sinh viên. Từ đó, tổng hợp những mặt đạt được, những mặt hạn chế trong họat động đào tạo của nhà trường, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo cũng như hiệu quả hoạt động của đội ngũ giảng viên, đội ngũ cán bộ quản lý. Góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Đánh giá của sinh viên về hoạt động đào tạo của trường đại học Sài Gòn hiện nay

  1. 1 MỤC LỤC                                                                                                                                 Trang TRANG PHỤC BÌA.................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................ii LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................iii MỤC LỤC............................................................................................................... 1 DANH TỪ VIẾT TẮC............................................................................................3 DANH MỤC CÁC BẢNG HỎI..............................................................................4 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.................................................................................5 MỞ ĐẦU................................................................................................................8 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI     HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI CÒN..................16        1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN...................................................................16        1.1.1 Khái niệm về đánh giá.................................................................................16  1.1.2 Khái niệm đào tạo.......................................................................................17  1.1.3 Khái niệm hoạt động đào tạo......................................................................17  1.1.4 Khái niệm quản lý đào tạo..........................................................................18  1.1.5 Khái niệm hoạt động giảng dạy.................................................................20  1.2 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH CỦA HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO....................22  1.2.1 Chương trình đào tạo..................................................................................22  1.2.2 Giảng viên...................................................................................................28  1.2.3 Sinh viên......................................................................................................29  1.2.4 Cơ sở vật chất kĩ thuật...............................................................................29  1.2.5 Các yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động đào tạo.............................30        1.3 TIÊU CHÍ SINH VIÊN ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO CỦA        TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN...........................................................................31
  2. 2 1.4 VAI TRÒ ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO         CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN.................................................................32 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN VỀ HOẠT ĐỒNG ĐÀO TẠO  CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN HIỆN NAY..........................................35 2.1 HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN HIỆN NAY. ................................................................................................................... 35             2.2 ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG     ĐẠI HỌC SÀI GÒN ...........................................................................................39   2.2.1 Đánh của của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên.............39  2.2.2 Đánh giá của sinh viên về hoạt động học tập của sinh viên.....................48  2.2.3 Đánh giá của sinh viên về hoạt động quản lý đào tạo..............................58  2.2.4 Đánh giá của sinh viên về hoạt động phục vụ và đảm bảo quá trình đào tạo ............................................................................................................................... 64 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI HOẠT    ĐỘNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN.................................69  2.3.1 Những kết quả đạt được trong hoạt động đào tạo của nhà trường quá đánh   giá của SV............................................................................................................69  2.3.2 Những mặt hạn chế trong hoạt động đào tạo của nhà trường qua đánh giá   của   SV......................................................................................................................... 71  CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT    ĐỘNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN..............................73        3.1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT   ĐỘNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN.................................73  3.1.1 Về cơ sở vật chất kĩ thuật của trường đại học Sài Gòn...........................73         3.1.2 Về người học..............................................................................................74         3.1.3 Về nhà trường ............................................................................................75         3.1.4 Về hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên......................................76
  3. 3   KẾT LUẬN........................................................................................................78  TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................80   PHỤC LỤC.......................................................................................................82 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT SV : sinh viên GV :  giảng viên NCKH : nghiên cứu khoa học GD : giáo dục QP­AN : quốc phòng­ an ninh ĐHSG : đại học Sài Gòn HĐDH : hoạt động dạy học GS : giáo sư PGS : phó giáo sư TS : tiến sĩ   KT­ XH : kinh tế­ xã hội  
  4. 4 DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1 Bảng 2.2.1.1 Mức độ  yêu thích của SV đối với các phong  cách giảng dạy của GV 57
  5. 5 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT TÊN BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.2.1.1: Đánh giá chung của SV về hoạt động giảng  1 dạy của GV 1 39 Biểu đồ 2.2.1.2 Đánh giá của SV về trình độ kiến thức  2 chuyên môn của GV 40 Biểu đồ 2.2.1.3 Đánh giá của VS về nổ lực của nhà trường 3 40 Biểu đồ 2.2.1.4 Đánh giá của SV về tính chuẩn mực trong tác  4 phong nhà giáo 41 Biểu đồ  2.2.1.5 Đánh giá chung của SV về  hoạt động giảng  5 dạy của GV 2 42 Biểu đồ  2.2.1.6 Đánh giá của SV về  khả  năng tổ  chức và  6 quản lý lớp của GV. 42 Biểu đồ  2.2.1.7 Đánh giá của SV về việc sử dụng hiệu quả  7 các phương tiện dạy học của GV 44
  6. 6 Biểu đồ  2.2.1.8 Đánh giá phương pháp giảng dạy của GV   8 ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV. 45 Biểu đồ 2.2.1.9 Đánh giá phong cách giảng dạy của GV. 9 46 Biểu đồ 2.2.2.1 Đánh giá mức độ tìm kiếm tài liệu của SV 10 48 Biểu đồ 2.2.2.2 Đánh giá mức độ chuẩn bị bài trước khi đến  11 lớp của SV. 49 Biểu đồ  2.2.2.3 Đánh giá tính tích cực, chủ  động trong học   12 tập của SV. 50 Biểu đồ  2.2.2.4 Đánh giá mức độ  hỏi GV những vấn đề  SV   13 chưa hiểu. 51 Biểu đồ 2.2.2.5 So sánh mức độ tập trung vào bài học và làm  14 việc riêng của SV 53 Biểu 2.2.2 6 Nguyên nhân làm SV không tập trung vào bài  15 giảng của GV 54 Biểu đồ 2.2.2 7 Thời gian dành cho việc học của SV 16 55 Biểu đồ 2.2.2.8 Đánh giá mức độ đi học đúng giờ của SV 17 56 Biểu đồ  2.2.2.9 Đánh giá mức độ  liên hệ  nội dung bài học  18 vào thực tế của SV. 57 Biểu đồ  2.2.3.1 Đánh giá chung của SV đối với hoạt động  19 quản lý đào tạo 58 Biểu đồ  2.2.3.2 Đánh giá của SV về  phân bố  số  lượng SV  20 giữa các lớp của nhà trường 59
  7. 7 Biểu đồ 2.2.3.3 Đánh giá chương trình đào tạo 21 60 Biểu đồ 2.2.3.4 Mức độ hài lòng của SV về thái độ của   22 nhân viên hành chính 61 Biểu đồ 2.2.3.5 Đánh giá của SV về các hoạt động tổ chức  23 khác của nhà trường 62 Biểu đồ  2.2.4.1 Đánh giá chung của SV về  cơ  sở  vật chất  24 của trường. 64 Biểu đồ 2.2.4.2 Đánh giá số lượng máy tính đáp ứng nhu cầu   25 của SV 65 Biểu đồ  2.2.4.3 Đánh giá của SV về  phòng thí nghiệm của  26 trường 66 Biểu đồ 2.2.4.4 Đánh giá của SV về thư viện và website của  27 trường 67 Biểu đồ  2.2.4.5 Đánh của SV về  đội ngũ phục vụ  của nhà  28 trường 68
  8. 8 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đã từ  lâu, những vấn đề  trong giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng  luôn là đề tài nóng bỏng lôi kéo sự chú ý của báo giới, công luận xã hội cũng như các  chuyên gia và các nhà lãnh đạo.  Trước đây, giáo dục được xem như  một hoạt động sự  nghiệp đào tạo con người  mang tính phi thương mại, phi lợi nhuận nhưng qua một thời gian dài chịu sử   ảnh  hưởng của các yếu tố  bên ngoài, đặc biệt là tác động của nền kinh tế  thị  trường đã  khiến cho tính chất của hoạt động này không còn thuần túy là một phúc lợi công mà  dần thay đổi trở thành “dịch vụ giáo dục”.  Song song với việc chuyển từ  hoạt động phúc lợi công sang dịch vụ  công và tư,  một thị trường giáo dục dần dần hình thành và phát triển trong đó hoạt động trao đổi   diễn ra khắp nơi, tăng mạnh cả về số lượng lẫn hình thức. Các cơ sở giáo dục thi nhau 
  9. 9 ra đời để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng với nhiều mô hình đào tạo khác nhau:  từ  chính quy, tại chức, chuyên tu, đến liên thông, đào tạo từ  xa…Từ  đó nảy sinh các   vấn đề như chất lượng đào tạo kém, sinh viên ra trường không đáp ứng nhu cầu nguồn   nhân lực, sự xuống cấp đạo đức học đường, chương trình và nội dung giảng dạy nặng   nề và không phù hợp với thực tế, đã xuất hiện ngày càng nhiều hơn trên mặt báo, trên  các chương trình thời sự cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng khác. Điều  này dẫn đến sự  hoang mang đối với công chúng, đặc biệt là khi họ  lựa chọn trường   cho con em mình theo học. Theo các chuyên gia thì ngay trong năm 2017 này sẽ  có  khoảng 200.000 cử nhân sẽ  thất nghiệp, đây là một con số đáng để  chúng ta phải suy  nghĩ với câu hỏi: Tại sao số cử nhân này lại không kiếm được việc làm và rơi vào tình   trạng thất nghiệp trong khi họ  đã bỏ  ra 3 đến 4 năm theo đuổi một ngành học, một  trường học mà mình đã lựa chọn trước đó? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng  trên. Thứ  nhất, có thể  do chất lượng đầu vào của nhiều cơ  sở  đào tạo đại học quá  thấp, nhiều trường còn xét tuyển đầu vào bằng học bạ  trung học phổ thông. Thứ  hai,  chương trình đào tạo chậm cải tiến đổi mới, thiếu tính cập nhật, lý thuyết chưa gắn   với thực tiễn, các môn học quá nhiều và cơ  cấu thời lượng chưa hợp lý, dẫn tới sinh   viên Việt Nam học quá nhiều nhưng kiến thức lại chưa phù hợp với thực tiễn. Sinh   viên không chủ động tìm tòi, học hỏi mà còn rất thụ động và phụ thuộc quá nhiều vào  giảng viên. Thứ ba, mặc dù chất lượng và số lượng của lực lượng đội ngũ giảng viên  ngày một nâng cao nhưng phương pháp giảng dạy vẫn chủ  yếu mang tính thuyết  giảng, làm người học tiếp thu một cách thụ  động, nội dung giảng dạy mang nặng lý   thuyết, tính ứng dụng thấp. Thứ tư, có thể do cơ sở vật chất kĩ thuật của nhiều trường   còn chưa đáp  ứng được nhu cầu của người học làm  ảnh hưởng đến chất lượng đào  tạo. Hoặc do bản thân SV chưa thật sự cố gắng trong quá trình học tâp và con đường  theo đuổi những ước mơ, hoài bão của mình…Để đầu ra của SV ở các trường đại học  có chất lượng tốt, thì không chỉ bản thân mỗi SV phải nổ lực, phấn đấu,vươn lên mà  đòi hỏi nhà trường, các cấp quản lý lãnh đạo cũng phải thường xuyên sửa đổi, bổ sung   các chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tiễn, thu thập ý kiến phản hồi của 
  10. 10 SV để  nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo của nhà trường, nâng cao chất lượng  đầu ra của SV ở mỗi khóa.  Là sinh viên trường đại học Sài Gòn, tôi muốn biết suy nghĩ khách quan của các   bạn sinh viên khác trong trường về hoạt động đào tạo của trường mình như  thế  nào?   Cơ  sở  vật chất­ kĩ thuật của trường có đáp  ứng được nhu cầu học tập của sinh viên  hay không? Đội ngũ giảng viên có tận tình, chu đáo, cung cấp đủ  kiến thức cơ  bản,   liên hệ thực tế sinh động trong các tiết dạy để sinh viên có thể học đi đôi với hành, có  thay đổi phương pháp dạy lấy người học làm trung tâm hay chỉ  thầy nói trò nghe và  kết thúc tiết dạy. Chương trình đào tạo có phù hợp với năng lực của sinh viên? Và bản  thân sinh viên đã thật sự  cố gắng trong học tập, có tính chủ  động, sáng tạo, tích cực   trong các hoạt động do lớp, trường tổ  chức hay chưa và học xong các bạn có tự  tin   rằng mình sẽ  kiếm được một công việc phù hợp dựa trên năng lực, sự  cố  gắng của   bản thân trong những năm tháng học tập, tiếp thu kiến thức  ở  ngôi trường này hay  không.  Chính vì muốn biết những câu trả  lời trên, nên tôi chọn đề  tài “Đánh giá của sinh   viên về  hoạt động đạo tào của trường đại học Sài Gòn hiện nay” làm đề  tài nghiên   cứu. Với hy vọng nhằm một ngày nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học Sài   Gòn nói riêng và các trường đại học, cao đẳng, trung cấp khác trên cả nước nói chung. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu  Trong thời gian qua đã có một số  công trình, bài viết, đề  tài nghiên cứu liên quan   đến vấn đề đánh giá hoạt động đào tạo như: Trong bài viết “Một số  giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại  học Nông lâm Thái Nguyên”, tác giả  đã đề  cập những vấn đề   ảnh hưởng đến chất  lượng đào tạo và những biện pháp để nâng cao chất lượng SV đầu ra của trường.   Theo tác giả  Nguyễn Thị  Thanh Hương,  trong bài viết “Nâng cao chất lượng đào  tạo tại các trường đại học khối kinh tế”, tạp chí tài chính kỳ 2 tháng 3/2016, có đề cập 
  11. 11 đến các yếu tố  bên trong (như  trình độ  chuyên môn, phương pháp sư  phạm, sự  tâm   huyết của giảng viên; năng lực của sinh viên; cơ  sở  vật chất phục vụ  công tác đào   tạo…) quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực  đáp ứng yêu cầu của thị trường lao  động hiện nay. Theo tác giả  Nguyễn Thị  Lê Na, trong bài viết “Quản lý công tác khảo sát ý kiến  phản hồi của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại một số trường đại học”, tác giả  đã đề cập đến các tiêu chí đánh giá đối với hoạt động đào tạo, phân tích các yếu tố cấu  thành hoạt động đào tạo tại các trường đại học hiện nay. Trong bài viết “Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học”, của tác giả Nguyễn  Phương Nga, cho thấy được thực trạng hoạt động đào tạo ở các trường đại học trong   thời gian qua, những mặt mạnh, những mặt yếu trong công tác tổ  chức, quản lý của  nhà trường. Bài viết cũng cho thấy được các nguyên nhân  ảnh hưởng đến hoạt động   đào tạo, đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay. Trong “Tạp chí tia sáng” có bài viết “Vài góp ý về  chất lượng giáo dục đại học”,   đã phân tích thực trạng về chất lượng đào tạo đại học hiện nay, từ đó tìm hiểu nguyên  nhân và đưa ra giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.  Một bài viết khác của trường đại học văn hóa Hà Nội với lời tựa “Lời cảnh báo về  con số” có đề  cập vấn đề  chất lượng đội ngũ giảng viên ĐH còn thiếu và yếu nên  cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trường. Cho đến nay, có rất nhiều đề  tài, bài viết liên quan đến chất lượng đào tạo đánh   giá  ở  góc độ  là những nhà lãnh đạo hay các GS, PGS, TS. Nhìn chung các đề  tài theo  hướng nghiên cứu lý luận và nêu những bất cập, những giải pháp chung nhằm nâng  cao chất lượng đào tạo đại học. Cũng có nhiều đề  tài nghiên cứu sâu, cụ  thể  nhưng   chưa có bài viết nào đi sâu tìm hiểu đánh giá về  hoạt động đào tạo qua góc nhìn của  sinh viên. Nên đề tài “Đánh giá của sinh viên về hoạt động đào tạo của trường đại học  Sài Gòn” sẽ cho chúng ta thấy được cách nhìn nhận, đánh giá khách quan của sinh viên  về hoạt động của trường. Là một kênh thông tin để  nhà trường, các cấp quản lý lãnh  đạo, GV tham khảo để nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học Sài Gòn hiện   nay.
  12. 12 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu hoạt động đào tạo của trường đại học Sài Gòn thông qua đánh giá của   sinh viên. Từ đó, tổng hợp những mặt đạt được, những mặt hạn chế trong họat động  đào tạo của nhà trường, tìm hiểu nguyên nhân và đề  xuất một số  biện pháp cơ  bản  nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo cũng như  hiệu quả  hoạt động của đội  ngũ giảng viên, đội ngũ cán bộ quản lý. Góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực  hiện nay. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để  đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề  tài, cần giải quyết được các nhiệm vụ  sau:  + Làm rõ những cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề đào tạo và sự đánh giá kết quả  đào tạo của người học. + Chỉ ra được thực trạng hoạt động của trường đại học Sài Gòn thời gian qua. +Tìm hiểu đánh giá của sinh viên về  hoạt động đào tạo của trường đại học Sài   Gòn. + Xác định được những mặt đạt được và hạn chế  trong quá trình đánh giá hoạt   động đào tạo của trường đại học Sài Gòn. + Đề xuất một số biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo của sinh viên trường   đại học Sài Gòn. 4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ­ Khách thể nghiên cứu: Sinh viên trường đại học Sài Gòn. ­ Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá của sinh viên về hoạt động đào tạo của trường   đại học Sài Gòn. ­  Phạm vi nghiên cứu:      + Không gian: trường đại học Sài Gòn      + Thời gian: 3/2017 – 5/2015 5. Phương pháp nghiên cứu
  13. 13 Để  phục vụ  cho việc nghiên cứ, tác giả  sử  dụng tổng hợp các hệ  thống phương  pháp nghiên cứu sau: 5.1 Phương pháp khảo sát điều tra bằng bảng hỏi Đưa ra giả thuyết và các vấn đề cần được giải quyết trong từng phần của đề  tài.  Từ đó xác định các câu cần hỏi và thiết kế ra bảng hỏi.  a. Cách xác định cỡ mẫu Chọn cỡ  mẫu nghiên cứu: Áp dụng công thức tính cỡ  mẫu đơn giản của Taro   Yamane (2012) Trong đó:  n: Số lượng quan sát mẫu cần xác định cho nghiên cứu điều tra. N: Số lượng tổng thể  e: Sai số cho phép Trong nghiên cứu này, ta cho phép độ tin cậy là 95%, sai số cho phép là ±7%, ta có  được số lượng mẫu cần xác định cho nghiên cứu điều tra là: Vậy số lượng mẫu cần xác định cho nghiên cứu này là 201 mẫu. b. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Ở đề  tài này, tác giả  sẽ phân chia theo khóa học  của sinh viên để làm rõ hơn mục đích nghiên cứu vì tính chất sinh viên ở mỗi khóa có   sự khác nhau. Với số mẫu xác định là 201 mẫu chia ra cho sinh viên ở bốn khóa.  c. Công cụ phân tích
  14. 14 Đề tài sử dụng công cụ phân tích dữ liệu bằng phần mền sử lý SPSS nhằm khẳng   định các yếu tố  cũng như  các giá trị  và độ  tin cậy của các thang đo trong ý kiến đánh   giá của sinh viên về hoạt động đào tạo trường đại học Sài Gòn. 5.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu Thông qua việc thu thập thông tin đọc sách báo, tạp chí, những bài luận văn nhằm   mục đích tìm chọn những khái niệm và tư  tưởng cơ  bản là cơ  sở  cho lý luận của đề  tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán về những thuộc tính của đối tượng nghiên   cứu, xây dựng những mô hình lý thuyết hay thực nghiệm ban đầu 5.3 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết:  Được sử dụng trong toàn bộ quá trình thực hiện đề tài, tổng hợp tất cả những dữ  liệu thu thập, tiến hành phân tích, đánh giá về những yếu tố ảnh cấu thành hoạt động   đào tạo của trường dại học Sài Gòn qua đánh giá của sinh viên. 5.4 Phương pháp phỏng vấn  Phỏng vấn sâu GV để biết được những đánh giá của SV có chính xác với thực tế,   tìm hiểu nguyên nhân ở những vấn đề  gặp phải trong quá trình giảng dạy của GV và   đánh giá của GV đối với thái độ học tập của SV ngày nay. Phỏng vấn SV để  biết những vấn đề  các bạn cần được nhà trường quan tâm,  những trường hợp các bạn gặp phải trong quá trình học tập và cảm thấy chưa hài lòng  để tìm hiểu nguyên nhân đề ra giải pháp đối với những vấn đề đó. Phỏng vấn nhân viên thư viện để biết tình hình thực tế về số lượng sách cũng như  mức độ đến thư viện đọc sách và mượn sách của SV. 5.5 Phương pháp quan sát       Sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp tại thư viện, phòng học, để đối chiếu   với những đánh giá của SV có chính xác về cơ  sở  vật chất của nhà trường. Từ  đó có   cái nhìn  khách quan về vấn đề nay. 5.6 Phương pháp duy vật biện chứng
  15. 15 Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu của đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp này   để làm rõ những đánh giá của SV về hoạt động đào tạo của trường đại học Sài Gòn. 5.7 Phương pháp điều tra trắc nghiệm Dựa vào các phiếu hỏi để  SV đánh giá khách quan ý kiến của bản thân về  hoạt  động đào của trường đại học Sài Gòn 6. Giả thuyết nghiên cứu  ­ Đánh giá của sinh viên về hoạt động đào tạo của trường đại học rất tốt đáp ứng   được yêu cầu của người học, từ nội dung chương trình đến phương hướng, mục tiêu,  kế hoạch. ­  Đánh giá của sinh viên về  hoạt động đào tạo của trường đại học Sài Gòn bên   cạnh những mặt tích cực, cũng còn có những điểm không phù hợp với năng lực và trình  độ của người học. ­  Đánh giá của sinh viên về  cở  sở vật chất của trường hiện đã cũ và chất lượng   kém nên phải từng bước đổi mới và hiện đại. ­ Đánh giá của sinh viên về hoạt động dạy học của GV rất tốt, đội ngũ GV rất tận  tình và chu đáo. 7. Đóng góp của đề tài ­ Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu giúp các nhà quản lý và lãnh đạo trường  đại học Sài Gòn tham khảo nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng hoạt động lấy ý   kiến đánh giá của sinh viên về hoạt động đào tạo của trường. ­ Là tài liệu tham khảo cho GV, SV trường đại học Sài Gòn trong hoạt động lấy ý  kiến đánh giá của sinh viên về hoạt động đào tạo của trường đại học Sài Gòn. 8. Cấu trúc đề tài nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết bài và kiến nghị, mục lục, phụ lục và tài liện tham khảo,   nội dung chính của khóa luận trình bày trong 3 chương:
  16. 16 Chương 1: Cơ sở lí luận về đánh giá của sinh viên đối với hoạt động đào tạo của   sinh viên trường đại học Sài Gòn. Chương 2: Đánh giá của sinh viên về  hoạt động đào tạo của trường đại học Sài  Gòn hiện nay. Chương 3: Giải pháp để  hoạt động đào tào của trường đại học Sài Gòn đạt hiệu  quả cao trong giáo dục.
  17. 17 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG  ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI CÒN 1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1 Khái niệm về đánh giá Theo từ điển tiếng việt (1997) đánh giá được hiểu là: Nhận định giá trị. Để hiểu rõ  khái niệm đánh giá, chúng ta cùng tìm hiểu các khái niệm có liên quan bao gồm: + Đo: Theo Từ điển Tiếng Việt, khái niệm “đo” trong khoa học xã hội, có thể hiểu   là chỉ  sự  so sánh một vật hay một hiện tượng với một th ước đo hoặc chuẩn mực và  khả năng trình bày kết quả về mặt định lượng. + Nhận xét: Nhận xét là đưa ra ý kiến có xem xét và đánh giá về  một đối tượng   nào đó. + Đánh giá: Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phân đoán về  kết   quả  của công việc, dựa vào sự  phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với  những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải  tạo thực trạng, điều chỉnh năng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Trong bài viết của tác giả  Trần Hoàng Nam có nhắc đến định nghĩa đánh giá của   GS.TSKH. Lâm Quang Thiệp như sau: “Đánh giá là việc nhận định sự xứng đáng của   một cái gì đó, chẳng hạn việc đánh giá một chương trình đào tạo của một nhà trường,   một chính sách…” [8,tr56].  Ngoài ra theo tác giả Lê Thị Na đưa ra khái niệm: “Đánh giá là một hình thức chẩn  đoán của việc xem xét chất lượng và đánh giá việc giảng dạy, học tập và chương trình 
  18. 18 đào tạo dựa vào việc kiểm tra chi tiết các chương trình học, cơ  cấu và hiệu quả  của   một cơ sở đào tạo, xem xét bên trong và các cơ chế kiểm tra chất lượng của cơ sở đó”   [6,tr69]. Trên cơ  sở  tổng hợp các khái niệm, theo chúng tôi đánh giá là quá trình thu thập   thông tin vừa thích hợp vừa có giá trị, được sử  dụng để  xem xét chất lượng các khía   cạnh của hoạt động so với những mục tiêu ban đầu đã đề  ra, từ  đó có những quyết   định và điều chỉnh thích hợp. 1.1.2 Khái niệm đào tạo Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam: “Đào tạo là quá trình tác động đến một   con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững các tri thức, kĩ năng, kĩ  xảo...một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả  năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào phát triển xã  hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người”.  Trong bài viết của tác giả Trịnh Thị Việt Hà có đề cập đến khái niệm đào tạo của  TS.Nguyễn Thị Hồng Vân như sau: “Đào tạo là hoạt động truyền thụ kiến thức, huấn   luyện kỹ năng, giáo dục thái độ  nhằm giúp cho người học chiếm lĩnh được một năng   lực nghề  nghiệp hoặc một năng lực liên quan đến một mặt nào đó của cuộc sống”  [3,tr92]. Lê Quang Sơn (2010) cho rằng “Đạo tạo là sự thống nhất hữu cơ giữa hai mặt dạy  và học tiến hành trong một cơ sở giáo dục, mà trong đó tính chất, phạm vi, cấp độ, cấu   trúc, quy trình của hoạt động được quy định một cách chặt chẽ, cụ thể  về mục tiêu,  chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, cơ sở vật chất và thiết bị dạy  học, đánh giá kết quả đào tạo, cũng như về thời gian và đối tượng đào tạo cụ thể”. Như vậy, qua các định nghĩa của các tác giả về đào tạo, tác giả  khóa luận đồng ý  với khái niêm đào tạo của tác giả  Lê Quang Sơn, đó là sự  thống nhất hữu cơ  giữa 2  mặt dạy và học tiến hành trong một cơ  sở giáo dục, mà trong đó tính chất, phạm vi,   cấp độ cấu trúc, quy trình của hoạt động được quy định một cách chặt chẽ, cụ thể về 
  19. 19 mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức tổ  chức, cơ  sở vật chất và   thiết bị dạy học, đánh giá kết quả đào tạo cũng như về thời gian và đối tượng cụ thể. 1.1.3  Khái niệm hoạt động đào tạo Có khá nhiều khái niệm khác nhau về hoạt động đào tạo, phụ  thuộc vào góc nhìn   và quan điểm của các nhà nghiên cứu. Sau khi tìm hiểu nhiều nguồn tài liệu khác nhau,   tác giả đã lựa chọn 3 định nghĩa tiêu biểu để phân tích nhằm làm rõ nội hàm của khái  niệm hoạt động đào tào. Ở  khái niệm đầu tiên, trong bài viết của tác giả  Nguyễn Phương Nga có đề  cấp  đến định nghĩa đào tạo của Lê Thị  Thủy, “Đào tạo là quá trình tác động đến một con  người làm con người đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ  năng, kỹ  xảo một cách có  hệ thống chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và có khả năng nhận một sự  phân công nhất định, góp phần của mình vào sự phát triển xã hội, duy trì và phát triển  nền văn minh loài người. Về cơ bản, đào tạo là giảng dạy và học tập trong nhà trường  gắn với giáo dục đạo đức, nhân cách” [11,tr37]. Trong một định nghĩa khác, ngắn gọn và súc tích hơn, đó là trong bài viết của tác  giả  Trần Hoàng Nam có đề  cập đến định nghĩa hoạt động động đào tạo của Nguyễn   Thị Hồng Vân: “Đào tạo là hoạt động truyền thụ kiến thức, huấn luyện kỹ năng, giáo   dục thái độ  nhằm giúp người học chiếm lĩnh được một năng lực nghề  nghiệp hoặc   một năng lực liên quan đến những mặt khác của cuộc sống.Trong phạm vi một cơ sở   giáo dục đại học, khái niệm hoạt động đào tạo bao gồm 3 hoạt động cơ  bản: Hoạt   động dạy – học là hoạt động trung tâm, có vai trò cốt lõi của hoạt động đào tào; Hoạt   động quản lý đào tạo; Hoạt động phục vụ và đảm bảo quá trình đào tạo” [4,tr43]. Tác giả khóa luận đồng tình với định nghĩa này vì nó rất ngắn ngọn nhưng cụ thể,   rõ ràng và làm nổi bật được bản chất của hoạt động đào tạo là hướng người được đào  tạo đến việc tham gia vào thị trường lao động. Hay tác giả  Trần Thị  Hương Giang cho rằng: “Đào tạo là quá trình hoạt động có   mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng,   kỹ xảo, thái độ...để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề  cho họ  có thể  vào đời, hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả” [7,tr89].
  20. 20 Trên cơ sở, phân tích, đánh giá và tổng hợp những  ưu điểm của 3 định nghĩa trên,   tác giả  khóa luận đưa ra định nghĩa hoạt động đào tạo như  sau: Đào tạo là một hoạt   động nhằm truyền thụ  kiến thức, huấn luyện kỹ  năng, giáo dục thái độ  cho người   được đào tạo (người học); đảm bảo cho họ  có đủ  năng lực chuyên môn để  tham gia   vào thị trường lao động. Hoạt động đào tạo bao gồm 3 hoạt động cơ  bản: Hoạt động  dạy – học là hoạt động trung tâm, có vai trò cốt lõi của hoạt động đào tào; Hoạt động  quản lý đào tạo; Hoạt động phục vụ và đảm bảo quá trình đào tạo. 1.1.4 Khái niệm quản lý đào tạo Khái niệm quản lý Theo Fayel “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ  chức (gia  đình, nhà trường,  doanh nghiệp…) đều có, gồm 5 yếu tố  tạo thành: Kế  hoạch, tổ  chức, chỉ  đạo, điều  chỉnh và kiểm soát” [Dẫn lại: 1,tr25].  Vũ Dũng (2006) cho rằng: “Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có   kế hoạch, và có hệ  thống thông tin của chủ thể đến khách thể  của nó”. Tác giả  khóa   luận đồng ý với khái niệm nay. Theo Fayol khái niệm quản lý: “Quản lý tức là lập kết hoạch, tổ  chức, chỉ  huy,  phối hợp và kiểm tra” [6,tr67]. Từ  các khái niệm trên có thể  hiểu,quản lý là sự  tác động có định hướng, có kế  hoạch của chủ thể đến những đối tượng cụ thể trong một tổ chức nhằm đưa mọi hoạt  động của đối tượng vào nề nếp, có kỉ luật và khen thưởng. Quản lý đào tạo Quản lý là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức của chủ thể quản lý lên  đối  tượng quản lý bằng việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lý, nhằm sử  dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt  ra. Vận dụng khái niệm quản lý vào lĩnh vực đào tạo, có thể  hiểu quản lý đào tạo ở  trường đại học là quá trình tác động có mục đích, có kế  hoạch của chủ  thể  quản lý   (gồm các cấp quản lý khác nhau từ Ban giám hiệu, các Phòng, Khoa, đến Tổ  bộ  môn 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2