intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học các bài thơ thuộc văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 theo hướng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho học sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

35
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tìm ra cách thức dạy học các bài thơ thuộc văn học Trung đại Việt Nam ở lớp 11 theo hướng hình thành năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho HS. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học các bài thơ thuộc văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 theo hướng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho học sinh

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ HỒNG CHUYÊN DẠY - HỌC CÁC BÀI THƠ THUỘC VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN LỚP 11 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ THẨM MỸ CHO HỌC SINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2017
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ HỒNG CHUYÊN DẠY - HỌC CÁC BÀI THƠ THUỘC VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN LỚP 11 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ THẨM MỸ CHO HỌC SINH Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt Mã số: 60.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG HỮU BỘI THÁI NGUYÊN - 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hoàng Hữu Bội. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Chuyên XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA KHOA CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN TS. Hoàng Hữu Bội i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp cuối khóa, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau Đại học, Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Đặc biệt, với tất cả tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn TS. Hoàng Hữu Bội - Người đã hết lòng tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người thân yêu đã luôn bên em, động viên, khích lệ em trong những ngày học tập ở trường. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 10 tháng 9 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Chuyên ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC .......................................................................................................... iii DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 3 2.1. Tình hình nghiên cứu dạy học thơ trữ tình trung đại Việt Nam..................... 3 2.2. Tình hình nghiên cứu dạy - học thơ trung đại Việt Nam theo hướng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho học sinh ..................................................... 5 3. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 10 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 10 5.1. Phương pháp nghiên lí thuyết ..................................................................... 10 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ............................................................. 10 6. Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 11 NỘI DUNG ....................................................................................................... 12 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI...... 12 1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 12 1.1.1. Lý thuyết về tiếp nhận thẩm mỹ .............................................................. 12 1.1.2. Dạy đọc hiểu văn bản văn chương theo hướng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho học sinh .................................................................................. 14 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 19 1.2.1. Đặc điểm các bài thơ thuộc Văn học Trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1................................................................................................. 19 iii
  6. 1.2.2. Giáo viên với việc dạy học thơ Trung đại Việt Nam ở sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1............................................................................................... 23 1.2.3. Học sinh lớp 11 với việc cảm thụ thơ trữ tình trung đại Việt Nam đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1 ........................................... 27 Chương 2 ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC CÁC BÀI THƠ THUỘC VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 11 THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC CẢM THỤ THẨM MỸ CHO HS ............................................................................................................ 36 2.1. Định hướng chung ...................................................................................... 36 2.2. Định hướng riêng cho từng bài thơ ............................................................ 37 2.2.1. Về bài thơ Tự tình (Bài II) của Hồ Xuân Hương .................................... 37 2.2.2. Về bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến .................. 40 2.2.3. Về bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương ............................................. 43 2.2.4. Về bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ ........................... 48 2.2.5. Về bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca) của Cao Bá Quát......... 54 Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM........................................................ 59 3.1. Dạy học bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến .............................. 59 3.1.1. Phương án dạy học bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến của sách giáo viên (Ngữ văn 11 tập 1, NXB GD, 2007, GS. Phan Trọng Luận tổng chủ biên). .................................................................................................................. 59 3.1.2. Định hướng dạy học bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến do luận văn đề xuất ......................................................................................................... 63 3.2. Dạy học bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương ....................................... 67 3.2.1. Phương án dạy học bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương trong sách giáo viên (Ngữ văn 11 tập 1, NXB GD,2007, GS Phan Trọng Luận tổng chủ biên) ... 67 3.2.2. Định hướng dạy học bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương do luận văn đề xuất ................................................................................................................ 72 3.3. Dạy học thực nghiệm đối chứng bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương ...... 85 iv
  7. 3.3.1. Mục đích .................................................................................................. 85 3.3.2. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................ 85 3.3.3. Kế hoạch thực nghiệm ............................................................................. 85 3.3.4. Phương pháp tiến hành thực nghiệm ....................................................... 86 3.3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm ................................................................. 87 3.2.6. Kết luận chung về thực nghiệm ............................................................... 89 PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 94 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 98 v
  8. DANH MỤC VIẾT TẮT GD : Giáo dục Gs : Giáo sư GV : Giáo viên HS : Học sinh NL : Năng lực NXB : Nhà xuất bản SGK : Sách giáo khoa T.S : Tiến sĩ THPT : Trung học phổ thông iv
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tâm lý HS THPT với các bài thơ trữ tình Trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1 ........................................ 28 Bảng 1.2. Năng lực cảm thụ các bài thơ trữ tình Trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1 của HS THPT ................ 32 v
  10. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong quan niệm và phương pháp dạy học của hệ thống giáo dục lâu đời ở nước ta, bộ môn Ngữ văn luôn chiếm một vị trí quan trọng. Bởi nó không chỉ là một bộ môn khoa học xã hội với nguồn kiến thức đa dạng, phong phú về đời sống, xã hội, văn hóa, lịch sử, nghệ thuật... trong nước và quốc tế mà còn có ý nghĩa, vai trò to lớn trong giáo dục nhân cách đạo đức con người. Giáo dục phổ thông nước ta hiện nay đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Do vậy, phương pháp dạy học cũng phải chuyển từ lối truyền thụ một chiều sang lối dạy cách học, cách vận dụng kiến thức vào thực tiễn để hình thành ở học sinh (HS) năng lực và phẩm chất. Vấn đề dạy học Ngữ văn nhằm phát triển năng lực HS đã được các nhà giáo dục bàn đến từ lâu. Trong cuốn Những bài giảng văn ở đại học,1982, GS Lê Trí Viễn đã viết: "Giảng văn tốt phải nhằm góp phần đào tạo con người theo mục tiêu cải cách giáo dục. Môn Văn có lợi thế để giáo dục tư tưởng, tình cảm, giáo dục cái đẹp, đặc biệt rèn luyện óc thông minh sáng tạo" [47]. Ngữ Văn là một trong các môn học bắt buộc trong chương trình học của HS. Học văn - cảm thụ tác phẩm là cả một quá trình tìm tòi, khám phá tiếp cận với tác phẩm mới hiểu được giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật. Để tiếp cận một tác phẩm văn học có rất nhiều phương pháp như thuyết trình, phát vấn, đàm thoại… Để nền giáo dục nước nhà phát triển và theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới, Bộ Giáo dục thường xuyên có chủ trương đổi mới phương pháp dạy học. Những năm gần đây, vấn đề dạy học phát triển NL cho HS đã được xác định cụ thể hơn, đặc biệt là môn học Ngữ văn, ngoài những NL chung cần thiết qua quá trình dạy học thì dạy học Ngữ văn còn nhằm phát triển NL thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mỹ ở HS. Năng lưc̣ cảm thụ thẩ m mi ̃ thể hiê ̣n khả năng của mỗ i cá nhân trong viê ̣c nhâ ̣n ra đươ ̣c các giá 1
  11. tri ̣ thẩ m mi ̃ của sự vâ ̣t, hiê ̣n tươ ̣ng, con người và cuô ̣c số ng, thông qua những cảm nhâ ̣n, rung đô ̣ng trước cái đe ̣p và cái thiê ̣n, từ đó biế t hướng những suy nghi,̃ hành vi của mình theo cái đe ̣p, cái thiê ̣n… Dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS là cách dạy mới mà chúng ta đang áp dụng hiện nay chúng tôi thấy khá hiệu quả. Trong thời điểm này, giáo dục không chỉ giữ vai trò cung cấp kiến thức cho người học mà cần giúp người học hình thành và phát triển các năng lực cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Như vậy, giáo dục đã trở thành xu thế tất yếu. Với mục tiêu chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, việc dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông vừa góp phần giúp HS có khả năng tự sử dụng thuần thục kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề của thực tiễn, vừa làm công cụ để tư duy, tìm tòi và sáng tạo trong cuộc sống. Chúng tôi muốn thực thi lối dạy học hình thành năng lực và phẩm chất cho HS vào dạy học cụ thể những bài thơ có trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn 11 tập 1 để mong có thể rút ra được một điều gì đó cho phương pháp dạy học thơ theo định hướng mới của chương trình. Bởi vậy, chúng tôi chọn đề tài: Dạy học các bài thơ thuộc văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 theo hướng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho học sinh để nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả dạy, học môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông (THPT). 1.2. Thực tiễn dạy học môn Ngữ văn nói chung và dạy học thơ nói riêng trong nhà trường THPT Việt Nam lâu nay vẫn dạy theo hướng truyền thụ kiến thức và kĩ năng là chủ yếu, chưa thật sự coi trọng việc dạy thơ để hình thành ở HS năng lực cảm thụ thẩm mỹ. Khi thực thi phương pháp dạy học thơ theo hướng mới này chắc chắn giáo viên và học sinh sẽ không tránh khỏi những khó khăn. Bởi vậy, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu này với hi vọng phát hiện ra những khó khăn đó cùng với những giải pháp để khắc phục. 2
  12. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Tình hình nghiên cứu dạy học thơ trữ tình trung đại Việt Nam Văn học trung đại Việt Nam tính từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX là một trong những giai đoạn hình thành và phát triển rực rỡ của văn học Việt Nam. Trong chương trình văn học phổ thông, văn học trung đại đưa vào giảng dạy và học tập chiếm một phần không nhỏ. Chính vì vậy việc dạy học thơ trữ tình trung đại Việt Nam sao cho có hiệu quả đang là mục tiêu phấn đấu của hầu hết các giáo viên đang giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Đã có nhiều công trình, tài liệu nghiên cứu đến vấn đề dạy học thơ cổ, có thể kể đến những công trình và tài liệu của các tác giả sau: Tác giả Phạm Luận và Hoàng Hữu Bội trong cuốn Dạy và học thơ cổ ở trường phổ thông cấp 2 và cấp 3 miền núi đã cho rằng: “Muốn hiểu thơ cổ, trước tiên phải hiểu nghĩa của từ cổ” [51]. Theo các tác giả, để lĩnh hội nghĩa ngôn từ thơ cổ, người học cần phải chú ý tới các vấn đề: phải tích lũy cho mình vốn từ phong phú, đa dạng, có tri thức về những cách dùng từ trong thơ cổ. Ngoài việc nắm vững nghĩa của từ, các tác giả lưu ý trong dạy học thơ cổ phải chú ý đến nhịp điệu trong thơ. Người viết chỉ rõ: “thơ trữ tình tiết tấu có chức năng quan trọng, thơ có thể bỏ vần, bỏ đối, bỏ quan hệ đầu đàn về số chữ, nhưng tiết tấu thì không thể bỏ được”[51] bởi trong thơ trữ tình nhịp thể hiện những diễn biến của trạng thái tâm hồn. Trong công trình này, các tác giả đã cung cấp những tri thức cần thiết giúp những người dạy học văn có thêm kiến thức về thơ cổ. Theo tác giả Nguyễn Sĩ Cẩn, dạy học thơ cổ phải xuất phát từ kết cấu, xuất phát từ ngôn ngữ thơ Đường và phải xuất phát từ đặc điểm tổng hợp trong thơ cổ. Trong hướng xuất phát từ kết cấu, tác giả cho rằng: “Với thơ Đường luật nên áp dụng theo phương pháp bổ ngang dựa theo kết cấu mà phân tích” [49]. Ở hướng xuất phát từ ngôn ngữ thơ Đường luật tác giả chỉ rõ: “Thơ xưa hàm súc nên việc nghiên cứu và giảng dạy cần coi trọng khai thác từng tiếng, 3
  13. từng từ” [51]. Riêng điểm xuất phát từ đặc trưng thẩm mỹ có tính tổng hợp trong thơ cổ thì: “Việc đọc phải được coi trọng đúng mức”[51]. Đây là công trình mà tác giả đã giải quyết vấn đề trên cả hai bình diện: lý luận và thực tiễn khá triệt để và sâu sắc. Về mặt lý thuyết tác giả đã trình bày một số đặc điểm thẩm mỹ của thơ văn cổ. Về thực tiễn, đã có những đề xuất về phương pháp dạy học văn cổ khá chi tiết. Qua công trình này, tác giả đã góp một phần lớn cho việc giảng dạy văn học cổ nói chung. Tuy nhiên, tác giả chỉ đi vào nghiên cứu việc dạy thơ văn nói chung, còn mảng trữ tình chưa được tách riêng để nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết. Gs. Nguyễn Thanh Hùng trong bài Tác phẩm trữ tình và phương pháp giảng dạy đã khẳng định vị trí của thể loại trữ tình trong lịch sử, bản chất, khả năng tác động và đặc trưng riêng của thể loại trữ tình. Từ đó, tác giả nêu ra những kết luận về phương pháp: “Cần phải lưu ý đặc biệt đến nhà thơ – tác giả khi dạy tác phẩm trữ tình và cần phải quan tâm đến bình diện diễn đạt ngôn ngữ nghệ thuật [50]. Theo tác giả, tất cả những phương pháp trên đều nhằm mục đích hướng HS vào những vấn đề như: làm thế nào để thông qua chủ thể trữ tình, người đọc lĩnh hội, nếm trải “hiện thực xã hội”, làm thế nào để HS hiểu được “hiện thực nghệ thuật” của tác phẩm. Như vậy, tác giả đã đặt ra vấn đề giảng dạy tác phẩm trữ tình gắn với đặc trưng thể loại của tác phẩm, song chưa đặt ra vấn đề giảng dạy tác phẩm trữ tình trung đại Việt Nam một cách cụ thể. Trong cuốn Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại của nhóm tác giả Trần Thanh Đạm, Hoàng Như Mai, Huỳnh Lý, Phan Sĩ Tấn, Đàm Gia Cẩn có bài viết Thơ và giảng dạy thơ tác giả Trần Thanh Đạm đã đề cập đến đặc điểm của thơ. Trong phần Đi tìm đặc trưng của thơ ông viết: "Thơ là một hiện tượng phong phú, phức tạp, thơ có một hàm nghĩa rất rộng. Người ta thường xác định vị trí của thơ bằng cách phân ranh giới giữa thơ và văn xuôi. 4
  14. Sự phân biệt này cũng có chỗ khó. Bởi vì có văn xuôi giàu chất thơ và có cả thơ bằng văn xuôi" [10, tr.35]. Về việc giảng dạy thơ, tác giả Trần Thanh Đạm cũng nêu rõ: Xác định đặc trưng chủ yếu của thơ có ý nghĩa về mặt phương pháp giảng dạy và học tập thơ trong nhà trường. Trước hết cần nhận thấy tác dụng lớn lao của thơ đối với việc giáo dục con người. Hiện nay ở trường phổ thông, ta thấy có hiện tượng các em HS còn thờ ơ, lãnh đạm với thơ. Các em còn ít hiểu, ít yêu thơ. Giáo viên thì còn băn khoăn về phương pháp dạy thơ, nghĩa là băn khoăn tìm ra con đường làm cho các em hiểu và yêu thơ. Thầy giáo có hiểu thơ, yêu thơ mới làm cho HS hiểu thơ, yêu thơ được. Từ sự hiểu biết sẽ sinh ra tình yêu. Xuất phát từ đặc trưng của thơ, người thầy phải biết hé ra cho HS thấy thế giới tư tưởng, tình cảm, sự sống chứa đựng trong hình tượng ngôn ngữ lắng đọng và ngân vang của những bài thơ. Cùng với giọng đọc, lời giảng của giáo viên sẽ dẫn đường cho thơ đi vào tâm hồn của HS. Mỗi một bài thơ có một nội dung và nghệ thuật độc đáo, đòi hỏi một lời giảng, cách giảng riêng, thích hợp với nó. Không có lời giảng, cách giảng nào phổ biến, áp dụng cho mọi bài thơ. Nắm được đặc trưng của thơ, chúng ta sẽ có phương hướng chung để đi vào nắm được quy luật chung, tìm ra phương pháp cơ bản của việc giảng dạy thơ. 2.2. Tình hình nghiên cứu dạy - học thơ trung đại Việt Nam theo hướng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho học sinh Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2014 cũng đã nêu ra lý thuyết về dạy học vượt trội được sử dụng trong giáo dục hiện nay đó là thuyết kiến tạo của J. Bruner và định hướng thiết kế bài học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực HS và tiến trình của việc dạy học theo thuyết kiến tạo. Tư tưởng cốt lõi của thuyết kiến tạo là: con người kiến tạo những sự hiểu biết và tri thức về thế giới thông qua trải nghiệm và phản ánh… Trong mô hình 5
  15. kiến tạo, HS được tạo cơ hội để hoạt động trong tiến trình học tập của mình. Giáo viên đóng vai trò như là người cố vấn, giúp HS phát triển và đánh giá những hiểu biết về việc học tập của các em, một công việc lớn nhất của GV khi vận dụng thuyết kiến tạo vào dạy học là biết cách “hỏi những câu hỏi tốt”. Tiến trình của dạy học kiến tạo bao gồm 3 bước: Bước 1: Làm bộc lộ quan niệm của HS Bước 2: Tổ chức điều khiển HS thảo luận Bước 3: Tổ chức điều khiển HS vận dụng kiến thức Theo tinh thần trên, tài liệu cũng đưa ra việc thiết kế bài học trong tài liệu hướng dẫn theo mô hình trường học mới VNEN. Theo mô hình VNEN, thiết kế bài học được biên soạn theo các chủ đề, tổ chức hoạt động cho HS theo 5 bước, bao gồm: Bước 1: Hoạt động trải nghiệm Bước 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới Bước 3: Hoạt động thực hành Bước 4: Hoạt động ứng dụng Bước 5: Hoạt động bổ sung Trong mỗi chủ đề, các đơn vị kiến thức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo một hệ thống gồm các hoạt động cá nhân và hoặc hoạt động nhóm; hoạt động của GV và gia đình. Mỗi hoạt động trong tiến trình học tập được xây dựng với mục tiêu, nội dung và cách thức cụ thể. Định hướng thiết kế bài học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực cho HS cấp THPT trên là một hướng đi mới. Tham khảo định hướng này là một việc làm cần thiết để đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THPT hiện nay. Ts. Nguyễn Thị Hồng Vân (Dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông – Hoàng Hòa Bình chủ biên) trong bài “Phát triển năng lực cảm xúc cho HS phổ thông qua dạy học tác phẩm văn học” đã nêu rõ về cảm xúc thẩm mỹ và các năng lực cảm xúc và các biểu hiện của năng lực cảm xúc: Nhận thức được các cảm xúc của bản thân; Làm chủ các cảm xúc của bản thân; Nhận biết các cảm xúc của 6
  16. người khác và những biểu hiện của cuộc sống từ phương diện thẩm mỹ; Làm chủ những liên hệ, những giá trị của con người và cuộc sống;... Phát triển năng lực cảm xúc qua dạy học tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông tác giả cũng nhấn mạnh: “Gắn với nội dung về văn học, mạch kỹ năng đọc cũng nhấn mạnh đến nội dung dạy đọc hiểu ý nghĩa của từ, câu, hình ảnh, giá trị nghệ thuật, ý nghĩa thẩm mỹ của văn bản văn học.Đây chính là yếu tố để hình thành nên năng lực cảm xúc…”. Cùng với đó, tác giả đã đưa ra một số biện pháp nhằm phát triển năng lực cảm xúc cho HS qua dạy học tác phẩm văn học: Đọc diễn cảm văn bản tác phẩm; Khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng trong việc phân tích, khám phá hình tượng thẩm mỹ của tác phẩm; Tạo cơ hội, tình huống để HS được trải nghiệm trong việc đọc tác phẩm văn chương; Đa dạng hóa phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá giúp HS phát huy năng lực cảm xúc, khả năng sáng tạo trong cảm thụ tác phẩm văn học. Theo tác giả, tất cả những phương pháp trên đều nhằm mục đích hướng HS phát triển năng lực cảm xúc cho HS phổ thông qua dạy học tác phẩm văn học, tuy nhiên, tác giả chưa đặt ra vấn đề giảng dạy tác phẩm trữ tình trung đại Việt Nam một cách cụ thể. Trong cuốn Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại của nhóm tác giả Trần Thanh Đạm, Hoàng Như Mai, Huỳnh Lý, Phan Sĩ Tấn, Đàm Gia Cẩn có bài viết Thơ và giảng dạy thơ tác giả Trần Thanh Đạm đã đề cập đến đặc điểm của thơ. Trong phần Đi tìm đặc trưng của thơ ông viết: "Thơ là một hiện tượng phong phú, phức tạp, thơ có một hàm nghĩa rất rộng. Người ta thường xác định vị trí của thơ bằng cách phân ranh giới giữa thơ và văn xuôi. Sự phân biệt này cũng có chỗ khó. Bởi vì có văn xuôi giàu chất thơ và có cả thơ bằng văn xuôi" [10, tr.35]. Về việc giảng dạy thơ, tác giả Trần Thanh Đạm cũng nêu rõ: Xác định đặc trưng chủ yếu của thơ có ý nghĩa về mặt phương pháp giảng dạy và học tập thơ trong nhà trường. Trước hết cần nhận thấy tác dụng lớn lao của thơ đối với 7
  17. việc giáo dục con người. Hiện nay ở trường phổ thông, ta thấy có hiện tượng các em HS còn thờ ơ, lãnh đạm với thơ. Các em còn ít hiểu, ít yêu thơ. Giáo viên thì còn băn khoăn về phương pháp dạy thơ, nghĩa là băn khoăn tìm ra con đường làm cho các em hiểu và yêu thơ. Thầy giáo có hiểu thơ, yêu thơ mới làm cho HS hiểu thơ, yêu thơ được. Từ sự hiểu biết sẽ sinh ra tình yêu. Xuất phát từ đặc trưng của thơ, người thầy phải biết hé ra cho HS thấy thế giới tư tưởng, tình cảm, sự sống chứa đựng trong hình tượng ngôn ngữ lắng đọng và ngân vang của những bài thơ. Cùng với giọng đọc, lời giảng của giáo viên sẽ dẫn đường cho thơ đi vào tâm hồn của HS. Mỗi một bài thơ có một nội dung và nghệ thuật độc đáo, đòi hỏi một lời giảng, cách giảng riêng, thích hợp với nó. Không có lời giảng, cách giảng nào phổ biến, áp dụng cho mọi bài thơ. Nắm được đặc trưng của thơ, chúng ta sẽ có phương hướng chung để đi vào nắm được quy luật chung, tìm ra phương pháp cơ bản của việc giảng dạy thơ. GS. Lê Trí Viễn (Những vấn đề bài giảng văn ở Đại học - NXB GD, H.1982) thì cho rằng: Giảng văn tốt cũng như dạy bất cứ môn gì tốt phải nhằm góp phần đào tạo con người theo mục tiêu cải cách giáo dục với chức năng của mình. Hơn bất kỳ môn học nào thì môn Ngữ văn có lợi thế để giáo dục tư tưởng, tình cảm, giáo dục cái đẹp, đặc biệt là rèn luyện óc thông minh sáng tạo. Giảng văn là một cơ hội có một không hai để rèn luyện cho HS óc thông minh sáng tạo ấy. Văn thơ là sự sống đã đọng lại im lìm trong chữ nghĩa. Tìm hiểu và cảm thụ là dựng lại sự sống ấy. Chỗ nào cũng là phát hiện, suy nghĩ, xúc cảm, chỗ nào cũng là vận dụng óc thông minh để tái tạo, mà tái tạo là một hình thái sáng tạo [47]. Giảng văn không chỉ là phát huy trí lực, không chỉ kêu gọi những tính năng của trí tuệ mà là cả con người. Bởi lẽ, giảng văn không chỉ là phán đoán, suy luận, phân tích, tổng hợp, tưởng tượng tái tạo và sáng tạo, mà còn là lắng mình nghe cho được nhịp đập của sự sống nằm im trong chữ nghĩa, để tim mình rung cảm trở lại cái rung cảm của tác giả, cũng vui buồn, căm giận, thương nhớ, chờ đợi, nâng mình lên, xúc cảm với cái đẹp trong hình tượng thơ văn, nghe nhạc mà thấy mùi hương, nghe tiếng động mà cảm thấy tĩnh mịch, 8
  18. thấy bóng đèn mà bóng tối hóa thâm u… Tóm lại, đi vào thế giới tinh vi của thơ văn bằng cả con người thông minh, nhạy cảm tinh vi của mình. Tác giả cũng cho rằng: đã dạy văn thơ hay là phải dạy được những cái đó, nói rõ hơn, phải từng bước rèn luyện được cho HS những cái trên. Được như vậy mới gọi là dạy văn, mới giáo dục được tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ bằng văn thơ. Như vậy là dạy được cái hay, dạy hay là đạt yêu cầu tối đa của giảng văn tốt. Cũng theo GS. Lê Trí Viễn (Đến với bài thơ hay - NXB GD, H.2004), “Cảm thụ văn học là hoạt động nhận thức thẩm mỹ có tính đặc thù. Nó vừa có tính chủ quan vừa có tính khách quan. Nó là một hoạt động tích cực và sáng tạo của chủ thể cảm thụ. Nó huy động nhiều năng lực bên trong của con người. Nó đặt yêu cầu là phải đi tới sự cảm xúc hóa nội dung cảm thụ. Nó cũng đòi hỏi con người vượt giới hạn của mình để thật sự đạt khoái cảm thẩm mỹ, vô tư” [48, tr.31]. GS cũng cho rằng, đối với người đọc thơ, quá trình từ tri giác ngôn ngữ, vận dụng vốn sống để liên tưởng, tưởng tượng, cảm xúc, suy tưởng đến khái quát lên vấn đề của cuộc sống từ tác phẩm là cần nhưng chưa đủ. Phát hiện ra cái hay nằm ở chỗ nào, vì sao mà hay thì cần phải có một sự lóe sáng, một sự bùng nổ trong tâm lý cảm thụ… Việc dạy học văn thơ trung đại nói chung và thơ trung đại nói riêng đã được các nhà nghiên cứu và nhiều giáo viên quan tâm. Các tác giả trong các công trình nghiên cứu đã đóng góp những kiến thức bổ ích giúp người giáo viên vận dụng, cảm thụ, giảng dạy thơ cổ một cách có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, vấn đề làm thế nào để phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho HS trong dạy học thơ cổ chưa được bàn kỹ. Nghiên cứu đề tài này chúng tôi muốn đi sâu vào việc dạy – học một số bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam theo hướng phát triển năng lực thẩm mỹ cho HS qua một số bài thơ trung đại Việt Nam cụ thể trong SGK Ngữ văn lớp 11, tập 1. 3. Mục đích nghiên cứu - Tìm ra cách thức dạy học các bài thơ thuộc văn học Trung đại Việt Nam ở lớp 11 theo hướng hình thành năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho HS. 9
  19. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Phương hướng và cách thức dạy học các bài thơ thuộc văn học Trung đại Việt Nam trong SGK Ngữ văn lớp 11 theo hướng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho HS. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 5.1. Phương pháp nghiên lí thuyết - Phương pháp hồi cứu tư liệu: Chúng tôi đã sử dụng phương pháp này để nghiên cứu các tài liệu trước đó có đề cập đến nhằm nghiên ứu lịch sử vấn đề và cơ sở lí luận của đề tài - Phương pháp chuyên gia: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để xin ý kiến chuyên gia về phương pháp dạy học Văn và chuyên gia giáo dục ở trường phổ thông về thực trạng và định hướng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh trong dạy học thơ trung đại. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để phân tích các kết quả đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu, khảo sát và tổng hợp đánh giá, đề xuất về định hướng Dạy học bài thơ Thương vợ (SGK Ngữ văn 11, tập 1) theo chương theo hướng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho học sinh. Phân tích kết quả thực nghiệm để đánh giá tính khả thi của những đề xuất khoa học trong đề tài. - Phương pháp so sánh đối chiếu: So sánh, đối chiếu kết quả khảo sát và kết quả thực nghiệm nhằm rút ra những kết luận khoa học về tính khả thi của đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra khảo sát Chúng tôi sử dụng phương pháp này để điều tra, trưng cầu ý kiến của GV và HS, khảo sát giáo án, dự giờ của GV THPT. Qua đó, nắm được thực trạng 10
  20. dạy học các bài thơ trung đại (SGK Ngữ văn 11) ở trường THPT. Từ đó nghiên cứu đề tài một cách tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học ở nhà trường THPT. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm Phương pháp này được chúng tôi sử dụng trong thực nghiệm dạy học. - Xây dựng cơ sở thực nghiệm sư phạm thông qua các bài thiết kế nội dung dạy học. Cơ sở thực nghiệm được xác định dựa vào các tri thức về giáo dục, tâm lý, về trình độ nhận thức của từng đối tượng và căn cứ vào hệ thống tri thức về thơ trung đại ở chương trình Ngữ văn lớp 11. - Tổ chức thực hiện giảng dạy ở trường phổ thông. - Thông qua quá trình thực hiện giảng dạy, đánh giá nhận thức của học sinh từ đó đưa ra một số phương pháp, cách thức, hình thức, kĩ năng và kĩ xảo về việc giảng dạy bài Thương vợ (SGK Ngữ văn 11), đồng thời khẳng định mức độ thành công của đề tài. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. 1.1. Cơ sở lý luận. 1.2. Cơ sở thực tiễn. Chương 2: Dạy học cụm thơ Văn học trung đại Việt Nam lớp 11 theo hướng hình thành năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho HS. 2.1. Định hướng chung 2.2. Dạy học bài thơ Câu cá mùa thu. 2.3. Dạy học bài thơ Thương vợ. Chương 3. Thực nghiệm sư phạm. 3.1. Thiết kế dạy học bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương. 3.2. Dạy thực nghiệm đối chứng bài thơ Thương vợ Trần Tế Xương. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2