intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục ý thức chính trị cho học sinh trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

28
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục ý thức chính trị cho học sinh trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục ý thức chính trị cho học sinh trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội trong giai đoạn tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục ý thức chính trị cho học sinh trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội hiện nay

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÊ THU HOÀI GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CƠ KHÍ I HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÊ THU HOÀI GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CƠ KHÍ I HÀ NỘI Ngành: LL&PPDH Bộ môn Lý luận chính trị Mã số: 8.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Thị Lan Anh THÁI NGUYÊN - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Đề tài luận văn “Giáo dục ý thức chính trị cho học sinh trường Trung cấp nghề cơ khí I” do học viên Lê Thu Hoài thực hiện nghiên cứu độc lập, nghiêm túc với sự hướng dẫn của TS. Ngô Thị Lan Anh, Khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên trong thời gian từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018. Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực chưa hề được sử dụng và công bố ở bất kỳ một công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được xác định rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2018 Tác giả luận văn Lê Thu Hoài i
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện luận văn “Giáo dục ý thức chính trị cho học sinh trường Trung cấp nghề cơ khí I” trước hết tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS. Ngô Thị Lan Anh, người đã tận tình hướng dẫn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy cô giáo Khoa Giáo dục Chính trị, phòng Đào tạo và đặc biệt là các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy các chuyên đề của toàn khoá học đã tạo điều kiện, đóng góp ý kiến cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tới Khoa Giáo dục Chính trị, phòng Đào tạo trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện, giúp đỡ, góp ý cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn anh em, bạn bè, gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn Lê Thu Hoài ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC............................................................................................................iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ iv DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... vi MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................... 3 5. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 4 6. Ý nghĩa khoa học của đề tài............................................................................. 5 7. Kết cấu của đề tài............................................................................................. 5 NỘI DUNG .......................................................................................................... 6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CƠ KHÍ I HÀ NỘI ............................................................................................... 6 1.1. Tổng quan hình nghiên cứu của đề tài.......................................................... 6 1.1.1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài ............................................... 6 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ...................................................... 7 1.2. Cơ sở lý luận của việc giáo dục ý thức chính trị cho học sinh trường Trung cấp nghề .......................................................................................... 9 1.2.1. Khái niệm về giáo dục ý thức chính trị cho học sinh trường trung cấp nghề ......... 9 1.2.2. Vai trò và đặc trưng của giáo dục ý thức chính trị cho học sinh trường trung cấp nghề.............................................................................. 15 1.2.3. Nội dung và phương pháp giáo dục ý thức chính trị cho học sinh.......... 21 1.3. Cơ sở thực tiễn của việc giáo dục ý thức chính trị cho học sinh trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội .............................................................. 25 iii
  6. 1.3.1. Đặc điểm học sinh Trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội .................. 25 1.3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc giáo dục ý thức chính trị cho học sinh trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội.................................... 30 Kết luận chương 1.............................................................................................. 37 Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CƠ KHÍ I HÀ NỘI ................................................................................. 38 2.1. Thực trạng của việc giáo dục ý thức chính trị cho học sinh Trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội .............................................................. 38 2.1.1. Nhận thức của học sinh trường Trung cấp nghề có khí I Hà Nội về tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức chính trị cho học sinh ............. 38 2.1.2. Những thành tựu đạt được trong giáo dục ý thức chính trị cho học sinh trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội và nguyên nhân của những thành tựu ....................................................................................... 43 2.1.3. Những tồn tại, bất cập trong giáo dục ý thức chính trị cho học sinh Trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội và nguyên nhân của những hạn chế đó ................................................................................................ 50 2.2. Những vấn đề đặt ra đối với việc giáo dục ý thức chính trị cho học sinh Trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội ......................................... 54 2.2.1. Sự phù hợp về hình thức và nội dung giáo dục ý thức chính trị cho học sinh trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội trước sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa hiện nay ........................................................ 54 2.2.2. Phẩm chất, năng lực của đội ngũ nhà giáo trong việc thực hiện công tác giáo dục ý thức chính trị cho học sinh trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội ...................................................................................................... 56 Kết luận chương 2.............................................................................................. 59 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CƠ KHÍ I HÀ NỘI HIỆN NAY ............................................................. 60 iv
  7. 3.1. Nguyên tắc để đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ý thức chính trị cho học sinh trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội .............. 60 3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ ............................................................................. 60 3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn ............................................................................ 61 3.1.3. Đảm bảo tính khả thi, hiệu quả ................................................................ 62 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ý thức chính trị cho học sinh Trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội hiện nay ............... 62 3.2.1. Đổi mới nội dung, phương thức giảng dạy ý thức chính trị cho học sinh ....... 62 3.2.2. Phát huy vai trò của các chủ thể giáo dục trong công tác giáo dục ý thức chính trị cho học sinh ...................................................................... 66 3.2.3. Rèn luyện kỹ năng và phát huy tính tự giác trong học tập các môn lý luận chính trị cho học sinh .................................................................. 69 3.3. Khảo nghiệm tính khả thi của giải pháp ..................................................... 72 3.3.1. Về khách thể điều tra ............................................................................... 72 3.3.2. Kết quả khảo nghiệm các giải pháp ......................................................... 73 Kết luận chương 3.............................................................................................. 77 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 78 1. Kết luận .......................................................................................................... 78 2. Khuyến nghị................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 82 PHỤ LỤC ............................................................................................................... v
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GDCD : Giáo dục công dân NQ : Nghị quyết Nxb : Nhà xuất bản THPT : Trung học phổ thông TW : Trung ương iv
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Qui mô đào tạo của trường năm 2016 - 2017 ............................... 27 Bảng 2.1. Nhận thức của học sinh trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội về tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức chính trị cho học sinh.......................................................................................... 38 Bảng 2.2. Đánh giá của giáo viên về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc giáo dục ý thức chính trị cho học sinh trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội ..................................................................... 40 Bảng 2.3. Nhận thức của học sinh về sự phù hợp và thiết thực của các nội dung việc giáo dục ý thức chính trị cho học sinh trường Trung cấp nghề cơ khí I HN.......................................................... 41 Bảng 2.4. Thái độ của học sinh trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội đối với các môn học lý luận chính trị và pháp luật ....................... 45 Bảng 2.5. Kết quả học tập môn Chính trị của học sinh khóa 39 lớp Cơ khí, lớp Hàn và lớp Điện- máy tính............................................... 46 Bảng 2.6. Kết quả học tập và rèn luyện học sinh trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội năm 2016 - 2017.................................................. 47 Bảng 2.7. Mức độ ảnh hưởng của phẩm chất, năng lực giáo viên đến công tác giáo dục ý thức chính trị cho học sinh trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội............................................................... 56 Bảng 3.1: Về khách thể điều tra..................................................................... 72 Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm các giải pháp .............................................. 73 v
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy trường TCN Cơ khí I Hà Nội .................... 26 Hình 3.1. Biểu đồ nhận thức của học sinh về sự phù hợp và thiết thực của các nội dung việc giáo dục ý thức chính trị cho học sinh trường Trung cấp nghề cơ khí I HN .............................................. 41 Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện thái độ của học sinh trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội đối với các môn học lý luận chính trị và pháp luật ..... 45 Hình 3.3. Biểu đồ Kết quả học tập môn Chính trị của học sinh khóa 39 lớp Cơ khí, lớp Hàn và lớp Điện - máy tính ................................. 46 vi
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục ý thức chính trị cho học sinh nói chung và học sinh các trường nghề nói riêng đang là một nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho các nhà trường, nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục mà Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đề ra: “Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. [2,tr 12]. Thực hiện chủ trương của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Quyết định số 1501/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020” của Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành tháng 8/2015; Trường Trung cấp nghề số I Hà Nội đóng trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội đã ý thức được vai trò, vị trí và sứ mệnh chính trị của mình trong thời kì mới. Nhà trường luôn luôn quan tâm đến việc giáo dục ý thức chính trị cho học sinh, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Trong giai đoạn hiện nay, trước sự tác động của nền kinh tế thị trường đã mang đến cho giới trẻ Việt Nam nói chung và cho học sinh trường Trung cấp nghề số I Hà Nội nói riêng, nhiều diện mạo mới đặc biệt trong nhận thức về tư tưởng chính trị, lối sống, cách ứng xử, giao tiếp... Bên cạnh những học sinh tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường phát triển đất nước, sống có trách nhiệm với Tổ quốc, gia đình, bản thân, có ước mơ hoài bão, có đạo đức, 1
  12. văn hóa lành mạnh, tích cực tham gia các hoạt động, vận động mọi người tham gia các hoạt động vì cộng đồng, biết phê phán những tiêu cực, tệ nạn xã hội, các hành vi trái với thuần phong và có ý chí vươn lên trong cuộc sống. Nhiều học sinh của nhà trường đã tích cực khởi nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn một bộ phận học sinh của nhà trường có biểu hiện sa sút về đạo đức, lối sống, thiếu trung thực, lười lao động, thích hưởng thụ; số ít học sinh còn rơi vào tình trạng cờ bạc, rượu bia, game, đặc biệt là nghiện điện thoại di động, đam mê với cuộc sống ảo. Tình trạng bạo lực học đường vẫn xảy ra. Một bộ phận học sinh vẫn chưa nhận thức được đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của mình. Vậy nên trong giai đoạn hiện nay, việc hoàn thiện bản thân của mỗi cá nhân người học là rất cần thiết. Đối với học sinh trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội vấn đề giáo dục ý thức chính trị lại càng trở nên cấp bách. Do đó, cần phải có những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng công tác giáo dục ý thức chính trị cho học sinh nhà trường. Với ý nghĩa và tầm quan trọng như vậy, em lựa chọn đề tài: “Giáo dục ý thức chính trị cho học sinh trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội hiện nay” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Lí luận chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài Phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục ý thức chính trị cho học sinh trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục ý thức chính trị cho học sinh trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội trong giai đoạn tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục ý thức chính trị cho học sinh Trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội hiện nay. 2
  13. - Phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc giáo dục ý thức chính trị cho học sinh trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục ý thức chính trị cho học sinh trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng việc giáo dục ý thức chính trị cho học sinh trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc giáo dục ý thức chính trị cho học sinh khối nghề. Phạm vi đối tượng học sinh lớp 39 cơ khí, 39 điện, 39 ô tô và 39 tin học văn phòng. Phạm vi thời gian năm học 2017 - 2018 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 4.1. Phương pháp luận chung Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để làm sáng tỏ lý luận chung về giáo dục ý thức chính trị cho học sinh trường trung cấp nghề cơ khí 1 Hà Nội THPT hiện nay. 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể * Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp lịch sử - logic: Dựa vào các tài liệu lịch sử liên quan tới công tác giáo dục cho học sinh để nắm bắt được bản chất vấn đề nghiên cứu, thấy được tính logic trong khi tiến hành phân tích các nội dung liên quan đến việc triển khai nhiệm vụ của đề tài. - Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết: trên cơ sở tập hợp dữ liệu thu thập được từ các tài liệu nghiên cứu, luận văn tiến hành phân tích, tổng hợp 3
  14. về mặt lý thuyết để xây dựng cơ sở lý luận cho việc đánh giá công tác giáo dục chính trị cho học sinh các trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội hiện nay. * Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát: Trên cơ sở tham gia làm việc trực tiếp tại các trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội tiến hành quan sát, ghi chép các hình thức, biện pháp, cách thức tổ chức giáo dục chính trị cho học sinh, ghi nhận lại kết quả đã thực hiện được để có cơ sở thực tiễn khi đánh giá chất lượng giáo dục học sinh của trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội. - Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn: Tiến hành gặp gỡ giáo viên, học sinh là đối tượng được lựa chọn khảo sát để trò chuyện, phỏng vấn (thông qua những bảng hỏi đã được chuẩn bị sẵn) nhằm thu thập cơ sở thực tiễn cho công tác nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp điều tra xã hội học bằng Anket: Tiến hành xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến bằng việc soạn thảo hệ thống câu hỏi được chuẩn bị sẵn trên giấy theo những nội dung xác định (gồm câu hỏi đóng và câu hỏi mở) để khảo sát thực trạng công tác giáo dục chính trị cho học sinh trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội làm căn cứ thực tiễn phục vụ cho quá trình nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo các ý kiến của các nhà khoa học, những người làm công tác giáo dục chính trị lâu năm, có kinh nghiệm để xây dựng các căn cứ khoa học khi đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị cho học sinh Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. 4.3. Phương pháp bổ trợ : Sử dụng toán thống kê để xử lý kết quả nghiên cứu. 5. Giả thuyết khoa học Nếu những giải pháp về giáo dục chính trị cho học sinh Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội mà đề tài nêu ra được triển khai và thực hiện đồng bộ sẽ góp 4
  15. phần vào việc nâng cao hiệu quả giáo dục chính trị Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội đáp ứng yêu cầu thực tiễn đất nước trong giai đoạn hiện nay. 6. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn việc giáo dục chính trị cho học sinh trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội hiện nay. - Những giải pháp mà đề tài nêu ra sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị cho học sinh trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội hiện nay. - Đề tài sau khi hoàn thành có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên Khoa Giáo dục Chính trị và đội ngũ cán bộ trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội trong việc tăng cường công tác giáo dục chính trị cho học sinh của nhà trường. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài gồm 3 chương, 8 tiết. 5
  16. NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CƠ KHÍ I HÀ NỘI 1.1. Tổng quan hình nghiên cứu của đề tài Giáo dục ý thức chính trị cho học sinh là một trong những vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt là khi bước vào giai đoạn đổi mới đất nước, vấn đề đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nâng cao ý thức chính trị cho thế hệ trẻ luôn được Đảng và Nhà Nước quan tâm. Đã có rất nhiều công trình của các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề này, cụ thể: 1.1.1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài Ở Trung Quốc, có bài viết của tác giả Vòng Tín Nghiễn (2003), “Ba phương pháp luận trong nghiên cứu vấn đề Trung Quốc hóa triết học mác xít” trên tạp chí Trung Quốc, số 12. Bài viết đề cập đến những vấn đề như: mở rộng tầm nhìn, chỉ rõ nội hàm hoàn chỉnh và ý nghĩa sâu xa của vấn đề Trung Quốc triết học hóa mác xít, mở rộng lĩnh vực, nắm vững nội dung phong phú của vấn đề Trung Quốc hóa triết học mác xít phương pháp sáng tạo, đưa việc nghiên cứu vấn đề Trung Quốc hóa triết học mác xít lên tầm tổng kết quy luật. Bài viết “Những gợi ý từ tuyến đầu giảng dạy lý luận mác xít” trên tạp chí cầu thị số 24/2005 được tác giả Nguyễn Đức Sâm biên dịch trên tạp chí “Những vấn đề chính trị - xã hội số 16/2006”. Bài viết đã được phản ánh những khó khăn, hạn chế trong giáo dục LLCT ở các trường Đại học ở Trung Quốc và nêu lên một số giải pháp nhằm thúc đẩy môn học lí luận mác xít ra khỏi tình trạng luẩn quẩn hiện nay. Ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục LLCT cho cán bộ đảng viên. Tiêu biểu là bài viết của tác giả Bun 6
  17. Nhăng Vo Lạ Chít (2005). “Nâng cao chất lượng xây dựng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới của Đảng” trên tạp chí LLCT- Hành chính Lào (số 1). Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị của Khăm Phăn Mun Chăn My Xay (2008), “Nâng cao năng lực giáo dục LLCT ở các trường chính trị tỉnh Bo Ly Khăm Xay nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay”.... Các công trình nghiên cứu này cũng đã nêu ra những lý luận chung về năng lực giáo dục LLCT, chỉ ra các thành tố của năng lực giáo dục chính trị và tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực giáo dục chính trị cho các chủ thể khi tham gia vào công tác giáo dục. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Bên cạnh các công trình nghiên cứu nước ngoài, giáo dục chính trị cho học sinh còn là nội dung được nhiều nhà khoa học ở trong nước đề cập đến như: - Các sản phẩm nghiên cứu là sách xuất bản bao gồm: “Nhiệm vụ cơ bản của thanh niên Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước” của tác giả Đoàn Văn Thái (2004), Nxb Thanh Niên Hà Nội [30]. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đi sâu nghiên cứu và cung cấp những thông tin cơ bản về tình hình thanh niên, yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và kinh tế tri thức đối với thanh niên. Đồng thời, cũng đặt ra cho thanh niên yêu cầu, nhiệm vụ của việc bồi dưỡng lý tưởng chính trị cách mạng, nhân sinh quan đúng đắn cho bản thân và các cán bộ, đoàn viên, thanh niên. “Công tác giáo dục lý luận chính trị cho học sinh Việt Nam hiện nay”, của tác giả Trần Thị Anh Đào (2010), Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội [14]. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đã tìm ra những giải pháp khả thi để góp phần hữu hiệu vào việc nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho học sinh, đáp ứng nhu cầu càng tốt trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, góp phần làm cho công tác giáo dục lý luận chính trị đạt được hiểu quả. - Các công trình nghiên cứu là các luận văn, luận án, đề tài khoa học: “Báo chí với việc giáo dục ý thức chính trị cho cán bộ cấp cơ sở tỉnh Tây Ninh hiện nay” của tác giả Thành Từ Dũ, Luận văn thạc sỹ Triết học, Học viện 7
  18. Chính trị - quốc gia Hồ Chí Minh [13]. Công trình nghiên cứu đã làm sáng tỏ vai trò to lớn của báo chí đối với việc giáo dục ý thức chính trị cho cán bộ nói chung và cho cán bộ cơ sở ở Tây Ninh nói riêng. “Phát triển ý thức chính trị của sinh viên trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Triết học, Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị của tác giả Bùi Đức Hưng (2005). Ở công trình này, tác giả đã nghiên cứu về cơ sở lý luận chung của việc phát huy ý thức chính trị cho sinh viên. Phân tích được thực trạng phát triển lý luận chính trị của sinh viên của trường Đại học Hàng hải, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác phát triển ý thức chính trị cho sinh viên của nhà trường. - Các công trình nghiên cứu dưới dạng bài báo tạp chí, hội thảo khoa học: “Giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh Thủ đô cần đồng bộ các giải pháp” của tác giả Phạm Đình Khuê, tạp chí Cộng sản điện tử [25]. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu và làm nổi bật được vai trò quan trọng của học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội với việc xây dựng và phát triển thủ đô trong thời gian qua. Từ đó, đề xuất các giải pháp tăng cường nâng cao công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh thủ đô. “Nâng cao nhận thức chính trị, lý tưởng sống đúng đắn, ý thức trách nhiệm với cộng đồng trong thanh niên, xứng đáng truyền thống tự hào của cha anh”, Nguyễn Đắc Vinh, tạp chí cộng sản số tháng 12/2015 [39]. Trong nghiên cứu này, tác giả Nguyễn Đắc Vinh đã khái quát truyền thống vẻ vang của thế hệ trẻ Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử, từ đó nêu bật tầm quan trọng của đối tượng này đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời chỉ ra những khó khăn, thách thức mà thế hệ trẻ Việt Nam đang phải đối mặt. Trên cơ sở đó, tác giả nêu ra những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức chính trị, lý tưởng sống đúng đắn, ý thức trách nhiệm với cộng đồng trong thanh niên. Ngoài ra còn rất nhiều công trình nghiên cứu là các bài báo khoa học, các bài hội thảo, luận văn, luận án của các tác giả trong nước đề cập tới công tác 8
  19. giáo dục ý thức chính trị cho học sinh, sinh viên ở các chiều cạnh khác nhau, cách tiếp cận vấn đề khác nhau. Nhưng tựu chung lại, nội dung của các công trình đều nhằm đề ra một số giải pháp để tăng cường công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng ý thức chính trị cho học sinh, sinh viên; góp phần nâng cao ý thức chính trị, tinh thần đoàn kết, yêu nước chân chính cho thế hệ trẻ Việt Nam. Tuy nhiên chưa có một công trình nghiên cứu khoa học độc lập nào về công tác giáo dục ý thức chính trị cho học sinh trường Trung cấp nghề số I Hà Nội. Vì vậy, tác giả có nhiệm vụ kế thừa của các công trình đi trước để góp phần vào việc làm sáng tỏ vai trò của ý thức chính trị trong phát triển nhân cách của người. 1.2. Cơ sở lý luận của việc giáo dục ý thức chính trị cho học sinh trường Trung cấp nghề 1.2.1. Khái niệm về giáo dục ý thức chính trị cho học sinh trường trung cấp nghề * Khái niệm ý thức chính trị Thuật ngữ “chính trị” có lẽ được nhắc đến đầu tiên trong lịch sử nhân loại bởi Aristotle một triết gia Hi Lạp cổ đại, trong tác phẩm nổi tiếng và nhiều ảnh hưởng của ông trong cuốn “Politics” (Chính trị luận). Tuy nhiên, từ “Chính trị” và các vấn đề chính trị cơ bản như quyền lực và tổ chức nhà nước đã được tiếp cận bởi các triết gia khác nhau cả ở phương Đông và phương Tây như Khổng Tử, Plato... Dù Aristotle đã khẳng định con người là động vật chính trị, mọi công dân có đạo đức (không có nô lệ và phụ nữ) đều có quyền tham gia chính trị, nhưng một quan điểm chung lớn trong lý luận của các triết gia cổ đại này là quyền lực chính trị tốt nhất nên được nắm giữ bởi những ông vua thông thái. Vì thế, chính trị ở đây có nghĩa là nghệ thuật cai trị và quản lý thành bang của một nhà lãnh đạo lỗi lạc, xuất chúng hay là khoa học giành và nắm giữ vương quyền cha truyền con nối trong thiên hạ. Dưới nhãn quan này đại bộ phận dân chúng bị gạt ra bên lề của các cuộc chơi chính trị. Từ đó mặc nhiên chính trị được hiểu như một thứ xấu xa, là đặc quyền của kẻ thống trị, đối kháng với lợi ích và cuộc sống bình dị của người dân. 9
  20. Theo Từ điển Triết học: “Chính trị là sự tham gia vào các công việc của nhà nước, quyết định những hình thức nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước, quản lý đất nước, lãnh đạo các giai cấp, vấn đề đấu tranh đảng phái... Những lợi ích căn bản của các giai cấp và những quan hệ qua lại của các giai cấp và những quan hệ qua lại của các giai cấp biểu hiện ra trong chính trị, chính trị cũng biểu hiện những quan hệ giữa các dân tộc và giữa các quốc gia (chính sách đối phó)” [34,tr.85]. Chính trị xuất hiện từ khi xã hội có sự phân chia giai cấp. Theo C. Mác: chính trị là hoạt động thực hiện lợi ích giai cấp, khi lợi ích giai cấp khác nhau thì mục đích chính trị khác nhau. Lênin cho rằng: “Chính trị có tính logic khách quan của nó, nó không phụ thuộc vào những dự tính cá nhân này hay cá nhân khác, của Đảng này hay Đảng khác” [36, tr.246]. Ngoài ra, chính trị còn được hiểu là: những hoạt động giáo dục về mục đích, đường lối, nhiệm vụ đấu tranh của một giai cấp, một chính đảng nhằm nâng cao giác ngộ và tổ chức cho quần chúng thực hiện những nhiệm vụ nhất định. Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế, đồng thời nó ảnh hưởng lớn đến kinh tế và các lĩnh vực khác. Giai cấp nào chiếm địa vị thống trị về kinh tế thì sẽ trở thành giai cấp thống trị xã hội về mặt chính trị. Nhà nước là công cụ chủ yếu để thực hiện và đảm bảo lợi ích các giai cấp thống trị, trong đó lợi ích kinh tế là khâu cơ bản và quyết định chính trị. Cấu trúc chính trị được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau. Theo đó, chính trị bao gồm: ý thức chính trị và hành vi chính trị. Chính trị còn là: ý thức chính trị, quan hệ chính trị, các tổ chức, thể chế chính trị. Như vậy, ý thức chính trị là mặt tinh thần, mặt ý thức của chính trị. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng “ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người” [3, tr.52]. Ý thức là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm những quan điểm, tư tưởng 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2