intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn

Chia sẻ: Trạc Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

13
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy thực hành và thực trạng bồi dưỡng năng lực đội ngũ GVDN ở các TTGDNN Bắc Kạn, đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN TIẾN CƯƠNG QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY THỰC HÀNH NGHỀ CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY NGHỂ TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN TIẾN CƯƠNG QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY THỰC HÀNH NGHỀ CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY NGHỂ TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TỈNH BẮC KẠN Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền THÁI NGUYÊN - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, chưa từng công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Tiến Cương i
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các thầy, cô giáo Khoa Tâm lý - Giáo dục, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện và tận tình giảng dạy chúng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Huyền - người đã định hướng và tận tình trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Với tình cảm chân thành, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp, trong cơ quan và gia đình đã tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thành việc học tập và nghiên cứu của mình. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, những luận văn không tránh khỏi thiếu sót, tác giả kính mong tiếp tục nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 22 tháng 6 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Tiến Cương ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT..................................................................... iv DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ .................................................................................. v PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Mục đích của đề tài .................................................................................................... 2 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ............................................................................ 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 3 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 3 7. Kết cấu của luận văn ................................................................................................. 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY THỰC HÀNH CHO GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP ............................................................... 5 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 5 1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài ...................................................... 5 1.1.2. Những công tình nghiên cứu ở trong nước ........................................................ 7 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài ................................................................. 10 1.2.1. Quản lý ............................................................................................................. 10 1.2.2. Giáo viên dạy nghề .......................................................................................... 11 1.2.3. Năng lực, năng lực dạy thực hành nghề .......................................................... 12 1.2.4. Bồi dưỡng, bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho giáo viên dạy nghề ......... 14 1.2.5. Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho GV dạy nghề ........................ 15 1.3. Một số vấn đề về bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho GV dạy nghề các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp ..................................................................... 17 1.3.1. Mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho GV dạy nghề ...................... 17 1.3.2. Nội dung bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho GV dạy nghề ..................... 17 iii
  6. 1.3.3. Phương pháp bồi dưỡng NLDTH cho GV dạy nghề ....................................... 17 1.3.4. Hình thức bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho GV dạy nghề ........... 19 1.3.5. Tiêu chí đánh giá năng lực dạy thực hành nghề của GV dạy nghề ................. 20 1.4. Một số vấn đề về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho GV dạy nghề tại các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp ................................................. 22 1.4.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng................................................................................... 22 1.4.2. Tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng .......................................................... 24 1.4.3. Chỉ đạo triển khai hoạt động bồi dưỡng .......................................................... 25 1.4.4. Kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng ............................................................... 26 1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho GV dạy nghề tại các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp.................................... 28 Kết luận chương 1 ....................................................................................................... 31 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY THỰC HÀNH CHO GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TỈNH BẮC KẠN ........................................... 32 2.1. Khái quát về các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn ................... 32 2.1.1. Các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn ........................................ 32 2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng ..................................................................... 33 2.2.1. Mục tiêu khảo sát ............................................................................................. 33 2.2.2. Nội dung khảo sát ............................................................................................ 33 2.2.3. Khách thể khảo sát ........................................................................................... 34 2.2.4. Phương pháp khảo sát ...................................................................................... 34 2.3. Thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho GV dạy nghề các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn............................................................................. 35 2.3.1. Thực trạng về cơ cấu, trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên DTHN các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn............................................................................. 35 2.3.2. Thực trạng năng lực dạy học thực hành nghề của đội ngũ giáo viên dạy nghề các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn .................................................................... 39 2.3.3. Thực trạng về nội dung bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho giáo viên dạy nghề các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn ............................................................. 40 iv
  7. 2.3.4. Thực trạng về phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho giáo viên dạy nghề các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn ............................................. 43 2.3.5. Thực trạng về hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho giáo viên dạy nghề các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn ...................................... 46 2.3.6. Thực trạng về chủ thể thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho giáo viên dạy nghề các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn ..................... 48 2.4. Thực trạng quản lý bồi dưỡng GVDN ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn ........................................................................................ 51 2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng ................................................................. 51 2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng ......................................... 55 2.4.3. Thực trạng chỉ đạo triển khai hoạt động bồi dưỡng......................................... 57 2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng........................................ 59 2.4.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng ........................... 62 2.4.6. Đánh giá về thực trạng ..................................................................................... 63 Kết luận chương 2 ....................................................................................................... 66 Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY THỰC HÀNH CHO GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TỈNH BẮC KẠN ..................................................... 67 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .......................................................................... 67 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước ................. 67 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích ................................................................. 68 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .................................................................. 68 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả................................................................... 69 3.2. Các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho đội ngũ giáo viên dạy nghề ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn................ 70 3.2.1. Tổ chức khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên ở các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn ............................................................................................................ 70 3.2.2. Tổ chức xây dựng chương trình bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề đúng nhu cầu thực tiễn nghề nghiệp địa phương .................................... 72 3.2.3. Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức bồi dưỡng NLDTH theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học viên.................................................. 76 v
  8. 3.2.4. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề ................................................................................................... 79 3.2.5. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn ....................................... 83 3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ........................ 87 3.3.1. Mục đích khảo nghiệm .................................................................................... 87 3.3.2. Nội dung khảo nghiệm ..................................................................................... 87 3.3.3. Phương pháp, đối tượng khảo nghiệm ............................................................. 87 3.3.4. Kết quả khảo nghiệm ........................................................................................ 88 Kết luận chương 3 ....................................................................................................... 90 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................... 91 1. Kết luận ................................................................................................................... 91 2. Khuyến nghị ............................................................................................................ 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 94 PHỤ LỤC................................................................................................................... 97 vi
  9. DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT BD : Bồi dưỡng BDNL : Bồi dưỡng năng lực CBGV : Cán bộ giáo viên CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNKT : Công nhân kỹ thuật CSGDNN : Cơ sở giáo dục nghề nghiệp ĐNGV : Đội ngũ giáo viên GV : Giáo viên GVDN : Giáo viên dạy nghề GVTH : Giáo viên thực hành NLDH : Năng lực dạy học NLDTH : Năng lực dạy thực hành NLDTHN : Năng lực dạy thực hành nghề SPKT : Sư phạm kĩ thuật TC : Tổ chức THN : Thực hành nghề TN : Tay nghề TTGDNN : Trung tâm giáo dục nghề nghiệp iv
  10. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng: Bảng 1.1. Tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của giáo viên thực hành ....... 21 Bảng 1.2. Xếp loại NLDTH của GVDN ....................................................... 22 Bảng 2.1. Đối tượng và địa bàn khảo sát ....................................................... 34 Bảng 2.2. Thực trạng trình độ chuyên môn của GV các TTGDNN Bắc Kạn ..... 36 Bảng 2.3. Thực trạng nghiệp vụ sư phạm của giáo viên các cơ sở GDNN tỉnh Bắc Kạn .................................................................................. 36 Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL và tự đánh giá của GV về thực trạng năng lực dạy thực hành nghề của đội ngũ GV các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn ......................................................................................... 39 Bảng 2.5. Thực trạng bồi dưỡng GVTH trong 5 năm (2013 - 2017) ............ 40 Bảng 2.6. Thực trạng về các nội dung bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho GV các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn ................................... 41 Bảng 2.7. Thực trạng về phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho GV các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn ................................... 44 Bảng 2.8. Thực trạng các hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho GV các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn ........................... 47 Bảng 2.9. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho GV các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn ............................................ 53 Bảng 2.10. Thực trạng chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho đội ngũ GV các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn ............. 57 Bảng 2.11. Kết quả kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn .......................... 61 Bảng 3.1. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp ...................... 88 Biểu đồ: Biểu đồ 2.1. Thực trạng chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho đội ngũ GV các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn ........... 58 Biểu đồ 2.2. Kết quả kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn ........................ 61 v
  11. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” tiếp tục khẳng định vị trí then chốt của giáo dục, đào tạo trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Với quan điểm, định hướng chiến lược được Đảng và Nhà nước đề ra; Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 ngày 27/11/2014 đã thể chế mạnh mẽ chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nói chung, giáo dục nghề nghiệp nói riêng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI, giải quyết nhiều bất cập trong thực tiễn, tạo nên một diện mạo mới của hệ thống giáo dục ở Việt Nam. Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu, tập trung giải quyết nhiều khâu trọng yếu để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực như đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học... và đặc biệt là xây dựng chiến lược đầu tư, phát triển đội ngũ giáo viên. Trong đào tạo nghề, người giáo viên đóng vai trò quan trọng đối với việc hình thành kỹ năng nghề nghiệp của người học. Người giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy học. Hiện nay, để tuyển chọn người lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài) hoặc xuất khẩu lao động, người tuyển dụng đánh giá nhân cách (năng lực, phẩm chất) đối tượng chủ yếu dựa vào năng lực thực hành nghề nghiệp và các hiểu biết xã hội mà cụ thể là kiểm tra thực tế người đó làm được gì, hiểu biết ra sao qua các bài kiểm tra, các cuộc phỏng vấn trực tiếp do nhà quản lý doanh nghiệp tổ chức hơn là kiểm tra các loại văn bằng, chứng chỉ. Để người học có năng lực thực hành nghề nghiệp thực sự, có nhiều yếu tố tác động, trong đó yếu tố năng lực hướng dẫn thực hành của người thầy đóng vai trò quan trọng. Vì 1
  12. vậy trong quá trình đào tạo của các cơ sở dạy nghề, muốn nâng cao chất lượng đào tạo nghề trước hết phải nâng cao năng lực dạy học (NLDH) cho đội ngũ giáo viên dạy nghề (GVDN). Đây được xem như một khâu chủ yếu để nâng cao chất lượng đào tạo, một chiến lược về đầu tư phát triển con người (người thầy) hiện đang được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm. Qua khảo sát thực tế đội ngũ giáo viên tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn cho thấy: Ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, đội ngũ GVDN chủ yếu được tuyển dụng từ một số nguồn khác nhau như: từ công nhân kỹ thuật bậc cao; từ sinh viên tốt nghiệp các trường đại học và cao đẳng kỹ thuật; từ cán bộ, công nhân tốt nghiệp hệ đại học, cao đẳng kỹ thuật...được bồi dưỡng các năng lực cần thiết để làm GVDN. Tuy nhiên, những GVDN này còn thiếu và yếu về NLDTHN. Việc bồi dưỡng NLDTHN cho giáo viên được tuyển dụng từ các nguồn nêu trên chưa được nghiên cứu đầy đủ, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Xuất phát từ những lý do trên, học viên chọn vấn đề “Quản lý Bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục của mình. 2. Mục đích của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy thực hành và thực trạng bồi dưỡng năng lực đội ngũ GVDN ở các TTGDNN Bắc Kạn, đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDTH cho GVDN các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn. - Khách thể nghiên cứu: Hoạt động bồi dưỡng giáo viên dạy nghề ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp. 2
  13. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý BDNL dạy thực hành cho giáo viên dạy nghề tại các TTGDNN. - Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn. - Đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề tại các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn. 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Giới hạn nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDTH cho đội ngũ giáo viên dạy thực hành nghề tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn của Giám đốc Sở Lao động Thương binh xã hội. - Thời gian nghiên cứu: Nguồn số liệu của luận văn chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp từ các báo cáo liên quan đến hoạt động đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2013 -2017. Số liệu điều tra khảo sát trong năm học 2017 - 2018. - Khách thể nghiên cứu: Tiến hành điều tra, khảo sát đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên dạy nghề ở các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên các huyện: Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các tài liệu và văn bản, nhằm xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lịch sử vấn đề, phát hiện và khai thác những khía cạnh mà các công trình nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến để làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo. 6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra: Tiến hành điều tra trên đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn. 3
  14. - Phương pháp quan sát sư phạm: Tìm hiểu những điều kiện bồi dưỡng NLDTH ở các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Quản lý hoạt động bồi dưỡng NLDTH qua các báo cáo thực hiện nhiệm vụ dạy nghề của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, của các các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn. - Phương pháp tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm, lấy ý kiến các chuyên gia có kinh nghiệm trong công tác quản lý bồi dưỡng NLDTH. 6.3. Các phương pháp bổ trợ Phương pháp sử dụng thống kê toán học: - Xử lý các thông tin số liệu điều tra và nghiên cứu các hồ sơ thống kê. - Thiết kế bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị bằng các phần mềm Word, Excel… 7. Kết cấu của luận văn Ngoài Danh mục chữ viết tắt, phần Mở đầu, Danh mục Tài liệu tham khảo và Phụ lục. Luận văn gồm 03 chương. Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho giáo viên dạy nghề ở các TTGDNN. Chương 2. Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho giáo viên dạy nghề trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn. Chương 3. Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho giáo viên dạy nghề các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn. 4
  15. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY THỰC HÀNH CHO GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài Tại Liên Xô (cũ) đã có công trình nghiên cứu của Xukhômlinxki: “Tâm lý học nghề nghiệp” (1972) [32] đề cập đến một số vấn đề về tâm lý trong dạy sản xuất; công trình nghiên cứu của Ia. Batưxep và X.A Sapôrinxki: “Cơ sở giáo dục học nghề nghiệp” (1982) [33] được các giáo viên, các nhà quản lý giáo dục, các hướng dẫn viên thực tập tại nhà máy rất quan tâm, công trình đề cập một cách toàn diện, hệ thống đến tất cả các vấn đề của khoa học giáo dục nghề nghiệp của Liên Xô. Tác giả Petros Kefalas và các cộng sự (2003) trong “Quality assuarance procedures” nghiên cứu về quản lý chất lượng trong đào tạo, theo đó đề xuất quản lý chất lượng đào tạo bao gồm các tiêu chuẩn chất lượng về chương trình học tập, đội ngũ giáo viên, khả năng sử dụng cơ sở hạ tầng sẵn có, phản hồi từ học sinh và sự hỗ trợ từ các bên liên quan [31]. Tác giả Tian Ye (Trung Quốc) đề cập đến chương trình phát triển NLTH cho giảng viên trong các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề ở Bắc Kinh. Đây là một dự án đặc biệt của chính quyền địa phương nhằm mục đích cải thiện việc giảng dạy ở bậc chuyên nghiệp. Trong đó, năng lực thực hành sư phạm của giảng viên được đặc biệt quan tâm. Ủy ban giáo dục thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) và Sở tài chính hợp tác tiến hành các dự án từ năm 2007 đến năm 2010. Chương trình phát triển NLTH bao gồm chín nội dung cần thực hiện, bao gồm: đào tạo tại chức, xây dựng đội ngũ giảng viên, xây dựng cơ sở vật chất, tuyển dụng giảng viên trợ giảng,… Chương trình được tiến hành trong tất cả các trường đào tạo kỹ thuật - dạy nghề ở Bắc Kinh để nâng cao chất lượng và phát triển giáo dục và đào tạo nghề [29]. 5
  16. Tác giả Richard I.Arends (1998) với nghiên cứu “Học để dạy” đề cập nhiều vấn đề dạy và học, lấy giáo viên là trung tâm, đặc biệt là đổi mới cách dạy học lấy học sinh làm trung tâm, do đó đòi hỏi giáo viên cần nâng cao năng lực nghề nghiệp cần phải có năng lực chuyên biệt vận dụng để dạy học “Learning to teach” [30].. Báo cáo “Improving Technical Education and Vocational Training Strategies for Asia” (2004) của ngân hàng phát triển châu Á ADB năm 2004 cung cấp các phân tích về quá trình phát triển kinh tế, và sự thay đổi của cấu trúc của thị trường lao động. Từ đó đặt ra các yêu cầu về nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển kinh tế. Báo cáo đã phân tích cụ thể các giai đoạn phát triển kinh tế và yêu cầu phát triển giáo dục đào tạo tương ứng; Cơ sở lý thuyết; Xu hướng phát triển kĩ năng; Thể chế xây dựng mô hình kĩ năng... cho người lao động [24]. Gunnar Specht và Clemens Aipperpach (2009) “Vai trò của doanh nghiệp trong tổ chức và quản lý dạy nghề ở Việt Nam - Thực trạng và những chính sách cần thiết” đã đưa ra cái nhìn tổng quan về các điều kiện khung để khối doanh nghiệp tham gia vào dạy nghề; xác định những tiềm năng và hạn chế của việc tiếp tục phát triển thị trường đào tạo khu vực tư nhân; nâng cao hiểu biết về phạm vi, đặc điểm, hạn chế và tiềm năng của các cơ sở dạy nghề thuộc doanh nghiệp tại Việt Nam. Bên cạnh đó đề tài nghiên cứu tổng quan về những hình thức hợp tác trong dạy nghề hiện nay và phân tích sự tham gia của khu vực doanh nghiệp trong quản lý dạy nghề. Nghiên cứu nhấn mạnh đến việc đào tạo các kỹ năng thực hành phù hợp với nơi làm việc và việc hợp tác chặt chẽ giữa các cơ sở dạy nghề với các đơn vị sử dụng lao động để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thị trường, các chương trình hợp tác đào tạo hợp tác sẽ được thiết kế phù hợp với khung trình độ quốc gia, các tiêu chuẩn nghề nghiệp và chương trình khung tương ứng [28]. Ấn phẩm “Linking vocational training with the enterprises - Asian Perspectives” năm 2009 của nhóm tác giả từ nhiều quốc gia châu Á đã phân 6
  17. tích các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với giáo dục - đào tạo ở Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc và các kinh nghiệm xây dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa các bên liên quan trong đào tạo nghề. Trong đó đáng chú ý là mô hình hệ thống 2 + 1 (2 + 1 system) của Hàn Quốc; các mô hình “Hợp tác lẫn nhau giữa doanh nghiệp và trường học”, “Mô hình đào tạo theo đơn đặt hàng”, “mô hình kết hợp trường học - nhà máy”, “Mô hình hợp tác quốc tế”... của Trung Quốc; mô hình hợp tác đào tạo nghề ở Thái Lan.. Các mô hình này được phát triển phù hợp với tình hình thực tế của mỗi quốc gia, cung cấp nhiều bài học kinh nghiệm cho phát triển đào tạo gắn với doanh nghiệp tại Việt Nam [26]. Báo cáo “Skilling up Vietnam: Preparing the workforce for a modern market economy” năm 2014 nhấn mạnh bản chất việc làm trong nền kinh tế hiện đại sẽ thay đổi theo hướng coi trọng chất lượng lao động hơn. Hiện nay, các đơn vị sử dụng lao động ở Việt Nam có nhu cầu ngày càng cao về nhân lực kỹ thuật có đủ các kỹ năng, nhận thức, thái độ làm việc. Lực lượng lao động có kỹ năng có ý nghĩa trọng tâm đối với tiến trình hiện đại hóa nền kinh tế. Thông qua phân tích báo cáo chỉ ra khuôn khổ phát triển kỹ năng cho Việt Nam gồm: Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học thông qua phát triển giáo dục mầm non; xây dựng nền tảng nhận thức và hành vi trong giáo dục phổ thông và Phát triển kỹ năng kỹ thuật phù hợp với công việc thông qua một hệ thống được kết nối tốt hơn giữa người sử dụng lao động, sinh viên và các trường Đại học và Dạy nghề [27]. 1.1.2. Những công tình nghiên cứu ở trong nước Trong những năm qua, việc nghiên cứu năng lực đội ngũ GVDN đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về lý luận và thực tiễn công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. đó là: Năm 1991, tác giả Trần Khánh Đức biên soạn tài liệu “Mô hình bồi dưỡng giáo viên dạy nghề” trên cơ sở nghiên cứu kỹ năng cần có cho hoạt động giảng dạy của người giáo viên [8]. 7
  18. Năm 1994, nhóm tác giả Nguyễn Duy Hồ, Nguyễn Văn Sự, Lê Trần Lâm trong tài liệu “Tổng luận giáo viên dạy nghề Việt Nam” đã tổng kết, đánh giá quá trình hình thành, phát triển đội ngũ GVDN; vai trò, nhiệm vụ của GVDN trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội; những thuận lợi và khó khăn trong đào tạo nguồn nhân lực; định hướng phát triển ngành dạy nghề [9]. Năm 2000, tác giả Nguyễn Đức Trí chủ trì đề tài nghiên cứu “Mô hình đào tạo giáo viên kỹ thuật trình độ đại học cho các trường THCN và dạy nghề”. Đề tài đưa ra mô hình nhân cách, mô hình hoạt động của người giáo viên làm cơ sở để xác định mô hình đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCN và dạy nghề [10]. Năm 2003, tác giả Trần Hùng Lượng hoàn thành luận án tiến sỹ với đề tài “Một số giải pháp bồi dưỡng năng lực sư phạm kỹ thuật cho giáo viên dạy nghề Việt Nam hiện nay”. Đề tài khẳng định tính chất quan trọng, quyết định của năng lực sư phạm kỹ thuật trong quá trình tổ chức đào tạo nghề và nêu các giải pháp bồi dưỡng có tính định hướng cho việc bồi dưỡng đội ngũ GVDN toàn quốc [11]. Năm 2011, tác giả Trương Đại Đức hoàn thành luận án tiến sỹ với đề tài “Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc”. Đề tài đã làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao NLDH cho GVTH, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề của giáo viên dạy nghề. Trên cơ sở lý luận bồi dưỡng năng lực giáo viên và thực trạng năng lực đội ngũ GVTH, đề xuất biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc nhằm chuẩn hóa và từng bước nâng cao năng lực cho GVTH [14]. Ngoài ra còn rất nhiều bài viết của các tác giả đề cập đến vấn đề bồi dưỡng đội ngũ giáo viên như tác giả Nguyễn Thanh Hà có bài “Chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học các môn thực hành chuyên môn nghề” [22] đăng trên TCGD số 169 (8/2007), tác giả nêu ra 7 điều kiện cho việc đảm 8
  19. bảo chất lượng dạy học các môn thực hành chuyên môn nghề. Trong đó điều kiện tiên quyết chính là phẩm chất, năng lực của GVTH; tác giả Ngô Tự Thành viết bài “Cơ sở lý luận xây dựng tiêu chí giảng viên giỏi trong xu thế hội nhập” [15] đăng trên TCGD số 181 (1/2008) với một số mô hình, bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực giảng dạy của giáo viên và khẳng định “Giáo viên giỏi phải am hiểu sâu sắc lĩnh vực chuyên môn của mình”; tác giả Phạm Hồng Quang với bài “Giải pháp đào tạo giáo viên theo định hướng năng lực” đăng trên TCGD số 216 (6/2009), tác giả nhấn mạnh “Năng lực giáo viên - yếu tố cơ bản quyết định chất lượng giáo dục” và nêu ra 4 giải pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo quan điểm mới của UNESCO [16]; nhóm tác giả Vũ Quốc Chung và Nguyễn Văn Cường có bài viết “Cải cách đào tạo và bồi dưỡng giáo viên theo định hướng chuẩn và năng lực nghề nghiệp” đăng trên TCGD số 219 (8/2009), trình bày một số quan điểm về thực hiện cải cách đào tạo và bồi dưỡng giáo viên theo định hướng chuẩn và năng lực nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi đào tạo từ niên chế sang đào tạo tín chỉ và học phần (mô đun) [17]; nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Hợi và Thái Văn Thành có bài viết trên TCGD số 224 (10/2009) với tiêu đề “Về quy trình đánh giá chất lượng bồi dưỡng giáo viên”. Các tác giả nêu ra một quy trình tổng quát gồm 3 giai đoạn với 9 bước thực hiện để đánh giá quá trình bồi dưỡng giáo viên. Trong giai đoạn tổ chức đánh giá, các tác giả rất chú trọng đến bước “Giáo viên tự đánh giá sau bồi dưỡng” [7]. Những nghiên cứu trên có các cách tiếp cận khác nhau trong lĩnh vực bồi dưỡng giáo viên dạy thực hành. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về bồi dưỡng NLTH cho giáo viên ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Do vậy, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho giáo viên dạy nghề các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn”. 9
  20. 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Quản lý Quản lý là một hoạt động thiết yếu được hình thành để tổ chức, phối hợp và điều hành các hoạt động của các cá nhân khác nhau trong một nhóm nhỏ hay là tổ chức rộng lớn nhằm đạt mục đích nhất định. Quản lý là một hoạt động phổ biến và cần thiết diễn ra trong mọi lĩnh vực, ở mọi cấp độ và liên quan đến mọi người. Nếu không có quản lý thì sẽ dẫn đến tình trạng tự phát, tuỳ tiện, hỗn loạn trong các tổ chức và hoạt động trở nên kém hiệu quả. Quản lý là hoạt động cần thiết, tất yếu của mọi cơ cấu, loại hình nhóm hay tổ chức lớn nhỏ và là một trong ba yếu tố cơ bản (lao động, tri thức, quản lý) duy trì và thúc đẩy sự phát triển xã hội. Quản lý là sự kết hợp và vận dụng tri thức và lao động để phát triển sản xuất xã hội. Nếu kết hợp tốt thì sẽ thúc đẩy xã hội phát triển, còn ngược lại kết hợp không tốt thì xã hội sẽ bị phát triển chậm lại hoặc trở nên rối ren. Sự kết hợp đó trước hết được thể hiện ở cơ chế; chế độ chính sách; biện pháp quản lý và ở các khía cạnh tâm lý - xã hội khác. Xã hội phát triển thì trình độ tổ chức, điều hành hay trình độ quản lý nói chung cũng được nâng cao và phát triển theo. Có nhiều cách tiếp cận quản lý khác nhau, ở mỗi cách tiếp cận có những cách định nghĩa khác nhau: Theo từ điển Tiếng Việt “Quản lý là tổ chức điều khiển, hoạt động theo những yêu cầu nhất định theo của một đơn vị, cơ quan" [12]. Một số quan niệm khác về quản lí như: Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý là những tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức" [20]. Quản lý có các chức năng cơ bản là kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá. Các chức năng này đồng thời cũng là quy trình của quản lý. Mọi công việc quản lý đều phải bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch tiếp 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2