intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí giáo dục môi trường cho học sinh Tiểu học ở các trường ven biển thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: Chuheodethuong10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

45
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là giáo dục môi trường là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sống, phòng chống biến đổi khí hậu. Trên cơ sở nghiên cứu và khảo sát thực tế, luận văn đề xuất một số biện pháp QL GDMT cho HS TH ở một số trường ven biển thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí giáo dục môi trường cho học sinh Tiểu học ở các trường ven biển thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THỊ THU TRÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở CÁC TRƯỜNG VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THỊ THU TRÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở CÁC TRƯỜNG VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THU HẰNG THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Trần Thị Thu Trà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN i http://www.lrc.tnu.edu.vn
  4. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các thầy cô giáo Phòng Sau đại học cùng các thầy cô giáo trong và ngoài khoa Tâm lý - Giáo dục, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Thị Thu Hằng - Người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Ninh, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hạ Long, Ban giám hiệu và đồng nghiệp các trường TH & THCS thành phố Hạ Long đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện luận văn này. Do điều kiện thời gian và phạm vi nghiên cứu, kiến thức có hạn, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được ý kiến chỉ dẫn quí báu của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015 Học viên Trần Thị Thu Trà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN ii http://www.lrc.tnu.edu.vn
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................... i Lời cảm ơn ....................................................................................................... ii Mục lục ........................................................................................................... iii Danh mục các từ viết tắt .................................................................................. iv Danh mục các bảng........................................................................................... v MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu............................................................... 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3 5. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 4 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4 7. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 4 8. Cấu trúc của Luận văn .................................................................................. 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ..................................................... 6 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................... 6 1.1.1. Thế giới .................................................................................................. 6 1.1.2.Việt Nam ................................................................................................. 7 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài ............................................................ 9 1.2.1. Môi trường, giáo dục môi trường cho HS TH ........................................ 9 1.2.2. Quản lí và quản lý giáo dục MT ............................................................ 11 1.2.3. Vai trò, ý nghĩa, mục tiêu và nội dung GDMT trong trường TH ........... 15 1.3. Quản lý GDMT cho HS TH ở các nhà trường............................................... 19 1.3.1. Yêu cầu về QL GDMT cho HS TH ở các nhà trường ................................. 19 1.3.2. Quản lý xây dựng kế hoạch và lựa chọn hình thức GDMT cho HS TH........ 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iii http://www.lrc.tnu.edu.vn
  6. 1.3.3. Quản lý việc tổ chức GDMT cho HS TH ................................................ 20 1.3.4. Quản lý việc chỉ đạo thực hiện GDMT cho HS TH ............................... 21 1.3.5. Quản lý việc kiểm tra đánh giá hoạt động GD, BVMT.......................... 21 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GDMT cho HS TH ............................ 22 1.4.1. Đặc điểm tâm lí của HS tiểu học ........................................................... 22 1.4.2. Trình độ, năng lực của CBQL, GV ....................................................... 23 1.4.2. Các yếu tố khác ..................................................................................... 23 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................... 24 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở CÁC TRƯỜNG VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH ..................................................... 25 2.1. Khái quát đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và Giáo dục - Đào tạo thành phố Hạ Long ............................................................................ 25 2.1.1.Khái quát đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội .......................................... 25 2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục của thành phố Hạ Long ....................... 26 2.2. Thực trạng QL GDMT ở các trường ven biển thành phố Hạ Long ........... 27 2.2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL về GDMT và QL GDMT cho HS TH ở các trường ven biển thành phố Hạ Long ................................................ 30 2.2.2. Thực trạng quản lý các nội dung GDMT ở các trường ven biển thành phố Hạ Long ................................................................................................... 34 2.2.3. Thực trạng rèn luyện kỹ năng QL GDMT cho GV TH ở các trường ven biển thành phố Hạ Long ........................................................................... 42 2.2.4. Thực trạng phối hợp các lực lượng QL GDMT ở các trường ven biển thành phố Hạ Long ......................................................................................... 47 2.3. Đánh giá về thực trạng QL GDMT của HT các trường ven biển thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ....................................................................... 50 2.3.1. Ưu điểm ................................................................................................ 50 2.3.2. Một số hạn chế trong QL GDMT của HT các trường ven biển thành phố Hạ Long ................................................................................................... 51 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
  7. Tiểu kết chương 2 ........................................................................................... 53 Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GDMT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở CÁC TRƯỜNG VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH ................................................................................... 55 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .................................................................. 55 3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu .......................................................................... 55 3.1.2. Đảm bảo tính khả thi ............................................................................. 55 3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả .......................................................................... 56 3.2. Một số biện pháp quản lý GDMT cho HS TH các trường ven biển - TP Hạ Long Tỉnh Quảng Ninh ............................................................................. 56 3.2.1. Nâng cao nhận thức về QL GDMT ....................................................... 56 3.2.2. Tăng cường quản lý các nội dung GDMT cho HS TH ở các trường ven biển ............................................................................................. 61 3.2.3. Tăng cường rèn luyện kĩ năng tổ chức GDMT cho GV ......................... 66 3.2.4. Tăng cường quản lý CSVC ................................................................... 70 3.2.5.Tăng cường phối hợp các lực lượng QL GDMT .................................... 72 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................... 73 3.4. Kết quả thăm dò về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ......... 73 3.4.1. Mục đích thăm dò ................................................................................. 73 3.4.2. Đối tượng thăm dò ................................................................................ 74 3.4.3. Phương pháp thăm dò ........................................................................... 74 3.4.4. Kết quả thăm dò .................................................................................... 74 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................... 77 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 78 1. Kết luận ...................................................................................................... 78 2. Khuyến nghị ............................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Kí hiệu Nội dung BGH Ban giám hiệu BVMT Bảo vệ môi trường CBQL Cán bộ quản lý CSVC Cơ sở vật chất GD Giáo dục GDMT Giáo dục môi trường GV Giáo viên HS Học sinh HT Hiệu trưởng MT Môi trường Nxb Nhà xuất bản QL Quản Lý QLGD Quản lý giáo dục TH Tiểu học THCS Trung học sơ sở TNXH Tự nhiên xã hội TPT Tổng phụ trách Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Nhận thức về mục tiêu giáo GDMT cho học sinh tiểu học của CBQL ............................................................................................. 31 Bảng 2.2. Nhận thức về mục tiêu GDMT cho HS tiểu học của GV ................. 32 Bảng 2.3. Đánh giá về việc xác định các nội dung GDMT khi lập kế hoạch của GV trong nhà trường của CBQL.................................................................35 Bảng 2.4. Đánh giá về việc xác định các nội dung GDMT khi lập kế hoạch của GV trong nhà trường của GV .......................................................................36 Bảng 2.5. Đánh giá về việc thực hiện các hình thức GDMT ở các trường TH & THCS ven biển thành phố Hạ Long của CBQL .................... 39 Bảng 2.6. Đánh giá về việc thực hiện các hình thức GDMT ở trường TH & THCS ven biển thành phố Hạ Long của GV ................................... 40 Bảng 2.7. Kết quả khảo sát việc QL các hình thức GDMT cho HS TH ở 4 trường ven biển thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh .................... 41 Bảng 2.8. Kết quả khảo sát việc QL nội dung bồi dưỡng GDMT của BGH đối với đội ngũ GV ......................................................................... 43 Bảng 2.9. Kết quả khảo sát nhận thức về hành vi BVMT của HS TH 4 trường ven biển thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ..........................................46 Bảng 2.10. Kết quả khảo sát CBQL về QL CSVC cho GDMT ở 4 trường ven biển thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ............................... 48 Bảng 2.11. Kết quả khảo sát việc QL GD con em BVMT của phụ huynh..............49 Bảng 3.1. Kết quả thăm dò mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý GDMT ....74 Bảng 3.2. Kết quả thăm dò mức độ khả thi của các biện pháp quản lý GDMT............ 75 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI Ngày 4 tháng 11 năm 2013 đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW với nội dung về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trong mục tiêu tổng quát đã xác định việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo”. Đồng thời “phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”. Để hoàn thành tốt trọng trách của mình, những năm qua giáo dục Việt Nam đang không ngừng đổi mới sâu sắc và toàn diện đối với tất cả các bộ môn văn hoá, các hoạt động giáo dục nói chung trong đó có giáo dục môi trường nói riêng và đã có những bước tiến đáng ghi nhận. Gần đây, cùng với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, sự phát triển như vũ bão của công nghiệp, sự gia tăng dân số đã tác động không nhỏ đến môi trường dẫn đến nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến cuộc sống con người như: ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên, động đất, sóng thần, cháy rừng, sạt lở đất, nước biển dâng... cướp đi hàng triệu sinh mạng vô tội, biến những người sống sót thành vô gia cư. Những hệ lụy đó có nguyên nhân sâu xa từ ý thức, thái độ và hành vi của con người với môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường không phải là vấn đề mới nhưng là một vấn đề hết sức cần thiết đối với thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước. Các em học sinh tiểu học ở các trường ven biển Thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh hiện nay đang được học tập và sinh sống bên cạnh một di sản - một kì quan thiên nhiên của thế giới. Môi trường trong sạch của kì quan Vịnh Hạ Long gần đây ngày càng có xu thế biến đổi do những tác động của con Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 1 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  11. người trong đó có người dân sinh sống trên địa bàn và du khách đến thăm quan, điều đó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Thực tế là nhiều chủ trương, chính sách và các quy định pháp luật về BVMT cho đến nay vẫn chưa đến được với toàn thể nhân dân. Người dân chưa biết hoặc biết rất ít những kiến thức về MT và BVMT; chưa nắm rõ được quyền và nghĩa vụ của mình đối với công tác BVMT. Nhận thức về tầm quan trọng của MT và công tác BVMT còn hết sức hời hợt và mơ hồ, vấn đề đặt ra là phải tích cực công tác giáo dục BVMT cho mọi tầng lớp nhân dân đặc biệt là từ lứa tuổi cắp sách đến trường ngay bậc TH trong các nhà trường. Môi trường không chỉ là nơi con người sinh sống mà còn tạo cơ hội cho con người phát triển nhưng nếu môi trường khắc nghiệt (thiên tai, lũ lụt, hạn hán, núi lửa, sóng thần..), ô nhiễm (nhiều rác thải, khói bụi, bức xạ, tiếng ồn, hóa chất) sẽ khiến con người phát sinh bệnh tật (ung thư, nhiễm trùng, các loại bệnh về hô hấp...) thì sự phát triển sẽ ngắn lại. Trong thực tế hiện nay những mối nguy hiểm đe dọa sức khỏe con người luôn xảy ra trong bất kì môi trường nào. GDMT giúp thế hệ trẻ có cơ hội được học tập và sinh sống trong một môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn đó là một nơi không rác thải, xa tiếng ồn và có nhiều cây xanh bóng mát. Thông qua giáo dục môi trường HS tiểu học còn biết cách giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường ở gia đình, trong nhà trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng phó với thiên tai một cách chủ động. GDMT sẽ giúp các em hình thành ý thức, hành vi, thói quen bảo vệ môi trường và trở thành những tuyên truyền viên tích cực góp phần nâng cao ý thức BVMT đến các thành viên trong gia đình và cộng đồng. GDMT ở các nhà trường đã được các cấp các ngành quan tâm xong việc tổ chức còn mang tính hình thức, tính thời điểm, đặc biệt cách thức quản lý chỉ đạo tổ chức hoạt động cụ thể cho các em học sinh còn nhiều bất cập và hạn chế, nhất là các em HS TH. Nhiều em chưa hình thành thói quen khi tham gia các hoạt động GDMT của lớp, của trường, hoặc tham gia thiếu tự tin, thiếu nhiệt tình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 2 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  12. Quản lý GDMT ở các trường TH như thế nào cho khoa học để thu hút được số lượng đông đảo các em học sinh tham gia, giúp các em hình thành thói quen, thể hiện thành hành động BVMT nâng cao chất lượng MT sống mỗi ngày là điều trăn trở của nhiều GV và không ít các bậc QLGD, đặc biệt ở các trường ven biển, ở gần khu du lịch như thành phố Hạ Long. Với mong muốn hình ảnh đẹp của quê hương được ghi lại trong tâm hồn các em, trong mắt du khách và bạn bè quốc tế đến với Hạ Long. Chúng tôi quyết định chọn đề tài “Quản lí giáo dục môi trường cho học sinh Tiểu học ở các trường ven biển thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Giáo dục môi trường là yếu tố quan trọng trong việc BVMT sống, phòng chống biến đổi khí hậu. Trên cơ sở nghiên cứu và khảo sát thực tế, luận văn đề xuất một số biện pháp QL GDMT cho HS TH ở một số trường ven biển thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Giáo dục môi trường cho HS TH ở các trường TH & THCS ven biển. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý giáo dục môi trường cho học sinh Tiểu học của Hiệu trưởng ở các trường ven biển. 3.3. Khách thể điều tra - Cán bộ quản lý GD: 23 - Cán bộ quản lý môi trường:7 - Giáo viên tiểu học: 75 - Học sinh tiểu học: 680 - Phụ huynh học sinh: 60 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu lý luận về quản lý giáo dục môi trường cho học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 3 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  13. 4.2. Đánh giá thực trạng về giáo dục môi trường và quản lí giáo dục môi trường cho học sinh Tiểu học ở các trường ven biển TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. 4.3. Đề xuất một số biện pháp quản lí giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học ở các trường ven biển TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. 5. Giả thuyết khoa học Quản lý giáo dục môi trường ở các trường ven biển TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua đã được các cấp quan tâm và đạt được những kết quả đáng khích lệ, bên cạnh đó vẫn còn bộc lộc nhiều bất cập, hạn chế. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý giáo dục môi trường phù hợp, khả thi thì công tác quản lý GDMT ở các trường ven biển sẽ có nhiều thay đổi. Nhất là khi áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để phát huy được tính tích cực, tự giác của học sinh trong việc BVMT thì chất lượng môi trường sẽ được nâng cao. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu những biện pháp quản lý giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học của các trường ven biển TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. (Trường TH & THCS Hùng Thắng, Trường TH & THCS Tuần Châu, Trường TH & THCS Bãi Cháy 2, Trường TH & THCS Minh Khai). 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận. Thu thập và nghiên cứu các tài liệu, các văn bản pháp qui, các công trình nghiên cứu khoa học về quản lí, tổ chức hoạt động giáo dục môi trường; phân tích, tổng hợp các nội dung để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp quan sát: Phương pháp này sử dụng để thu thập dữ kiện từ thực tiễn quản lý giáo dục môi trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 4 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  14. - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: + Bảng hỏi dành cho giáo viên trực tiếp tham gia tổ chức giáo dục môi trường về những công việc, những biện pháp quản lí và làm việc với học sinh. + Bảng hỏi dành cho (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, TPT Đội) về công tác quản lí giáo dục môi trường. - Phương pháp phỏng vấn: + Phỏng vấn GV để làm rõ thực trạng quản lí tổ chức giáo dục môi trường của hiệu trưởng. + Phỏng vấn học sinh làm rõ thực trạng quản lí tổ chức giáo dục môi trường của giáo viên. - Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn các chuyên gia và cán bộ quản lý có kinh nghiệm quản lý giáo dục môi trường. 7.3. Nhóm các phương pháp bổ trợ. Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu và phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu thực trạng; sử dụng phương pháp kiểm định giả thuyết để đánh giá tính khoa học, khả thi của kết quả nghiên cứu. 8. Cấu trúc của Luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học. Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học ở các trường ven biển TP Hạ Long Tỉnh Quảng Ninh. Chương 3: Một số biện pháp quản lý giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học ở các trường ven biển TP Hạ Long Tỉnh Quảng Ninh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 5 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  15. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Thế giới Thuật ngữ: “Giáo dục môi trường” đã được sử dụng từ rất sớm, năm 1948 tại Pari trong cuộc họp của Liên Hiệp Quốc về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Từ những năm 1960 con người đã ý thức được về những ảnh hưởng có hại của mình đối với môi trường sống. Trong tuyên bố của Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về “Môi trường và con người” tổ chức tại Stockhom Thụy Điển từ ngày 5 - 6/6/1972 nguyên tắc 19 đã nêu rõ “Việc giáo dục môi trường cho thế hệ trẻ cũng như người lớn làm sao để họ có được trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường và cải thiện môi trường”. Thể hiện sự tiến bộ của những nhận thức của con người đối với môi trường và cũng từ đó ngày mùng 5 tháng 6 được lấy làm “Ngày môi trường thế giới” hàng năm. Ở nhiều quốc gia trên thế giới GDMT được đưa vào dạy ở hệ thống các trường phổ thông ngay từ những năm đầu của thập kỉ 70 như: Mỹ, Mehicô, Liên Xô cũ, chủ đề môi trường được lồng ghép vào các môn học có liên quan đến môi trường như: sinh học, địa lý, hoá học, giáo dục công dân, đạo đức, thẩm mỹ…. Trong các nước ASEAN, Brunei, Indonexia, Thái Lan là những nước đưa giáo dục môi trường một cách có hệ thống vào các bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông, còn lại chủ yếu là lồng ghép vào các môn học truyền thống về tự nhiên và xã hội. Những năm 1960 giáo dục bảo vệ môi trường ở Nhật Bản được bắt đầu bằng việc chống ô nhiễm môi trường và BVMT tự nhiên. Đến cuối những năm 1980, ý thức được tầm quan trọng của MT với đời sống con người GDMT thực sự đã có chỗ đứng trong nền giáo dục Nhật Bản. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 6 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  16. Cho đến nay GDMT đã phát triển mạnh mẽ ở tất cả các châu lục, các quốc gia, nhiều thông điệp và những cuốn sáchvề BVMT được đưa ra mỗi năm: Jay Withgot, Matthew Laposata (2011), Môi trường cần thiết (Essential Environment), Gregory M. Anderson, Richard C.Haul, PhD and Tom William (2013), Môi trường 24/7 (Environment 24/7), Joana Yarrow, 1001 cách bảo vệ trái đất (1001 ways to save the earth), hay tác giả Diane Gow Mc.Dilda với 365 cách sống xanh (365 ways to live Green)... nhằm cứu vãn sự suy thoái môi trường thế giới ngày càng trở nên bức thiết. Từ kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy vai trò của nhà trường hết sức quan trọng đối với GDMT ở tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân. 1.1.2.Việt Nam Ở Việt Nam phong trào trồng cây xanh cải tạo môi trường được phát triển rộng rãi kể từ năm 1962, sau khi Bác Hồ khai sinh ra “Tết trồng cây”. Sau đó, những năm 1980 đã có nhiều tác giả nghiên cứu về giáo dục môi trường và BVMT cho các nhà trường: Hoàng Đức Nhuận “Về giáo dục môi trường trong các môn học ở trường Phổ thông” (1982), Nguyễn Dược với “Giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường Phổ thông” (1986)… Đảng và nhà nước ta cũng như các cấp, các ngành đã quan tâm đến công tác GDMT cụ thể là nhiều chủ trương chính sách về BVMT đã được ban hành: Luật BVMT đã được thông qua tháng 12 năm 1993. Chỉ thị số 36/1998/CT-TW của bộ chính trị ngày 25 tháng 6 năm 1998 trong số 8 giải pháp được nêu ra thì giải pháp đầu tiên là thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường. Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục của tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 7 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  17. Đề án 1363/QĐ-TTg đã được Chính phủ phê duyệt ngày 17 tháng 10 năm 2001 về việc đưa các nội dung GDMT vào hệ thống giáo dục quốc dân với mục tiêu giáo dục học sinh, sinh viên có hiểu biết về chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước về BVMT, có kiến thức về môi trường để tự giác thực hiện BVMT đồng thời đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy, GV, cán bộ nghiên cứu khoa học công nghệ và CBQL về BVMT. Quyết định số 6621/QĐ-BGDĐT-KHCN ngày 30 tháng 12 năm 2002 của Bộ giáo dục đào tạo cũng đã đề cập đến GDMT trong trường phổ thông giai đoạn 2001-2010. Ngoài ra rất nhiều các dự án lớn nhỏ trong nước và quốc tế, nhiều chiến dịch BVMT cũng đã được triển khai ở nhiều địa phương trên khắp cả nước. Con người cần nhận thức và thay đổi cách cư xử của mình với thiên nhiên để tồn tại và phát triển bền vững đồng thời cần kết hợp lợi ích cá nhân với lợi ích của cộng đồng để nâng cao chất lượng cuộc sống. GDMT gồm hai phạm vi chủ yếu: Giáo dục trong nhà trường và giáo dục ngoài cộng đồng. Hai lĩnh vực này không thể tách rời nhau mà phải kết hợp chặt chẽ, bổ sung cho nhau. GDMT ở Việt Nam được đưa vào theo phương thức lồng ghép với các môn học tự nhiên và xã hội, sau Cải cách giáo dục (năm 1986-1992) nội dung GDMT đã được chú trọng đưa vào giảng dạy cho học sinh ở các trường phổ thông ở một số môn học: Sinh, Địa, Khoa học… Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện nay GDMT được tích hợp lồng ghép ở nhiều môn học văn hóa ở trên lớp và được tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ học. GDMT là một bộ phận quan trọng trong hoạt động GD phổ thông góp phần thực hiện mục tiêu GD. Nó là cầu nối giữa các môn học với hoạt động GD, là điều kiện và phương tiện để phát huy sức mạnh cộng đồng cùng tham gia vào sự phát triển của nhà trường và vào sự nghiệp GD. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 8 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  18. GDMT giúp HS có thêm hiểu biết về tự nhiên xã hội, con người, rèn luyện cho HS phẩm chất, nhân cách, hình thành các mối quan hệ giữa con người với đời sống xã hội, với thiên nhiên và với MT sống. GDMT giúp nhà trường phát huy vai trò của GV trong công tác tổ chức, tuyên truyền, huy động các lực lượng trong và ngoài nhà trường, cộng đồng xã hội tham gia vào công tác GD. Vấn đề GDMT đã được đề cập trong một số luận văn thạc sĩ nhưng chủ yếu về hoạt động quản lý của HT các trường THCS, THPT như: - Tác giả Nguyễn Văn Tâm với luận văn: Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục môi trường ở các trường THPT huyện Thạch Thất tỉnh Hà Tây (2005). - Tác giả Nguyễn Tý với luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục môi trường ở các trường THCS trên địa bàn quận Thanh Khê Thành phố Đà Nẵng (2012). Chúng tôi sẽ nghiên cứu về QL GDMT của người hiệu trưởng trên một đối tượng khác là HS tiểu học ở các trường ven biển thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phù hợp với điều kiện hiện nay ở địa phương. 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Môi trường, giáo dục môi trường cho học sinh Tiểu học 1.2.1.1. Môi trường Khái niệm về môi trường được trình bày trong Luật BVMT đã được Quốc hội thông qua tháng 12 năm 1993: “Môi trường gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người, thiên nhiên”. “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” [11]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 9 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  19. Theo UNEP định nghĩa: “Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế xã hội, tác động lên từng cá thể hay cả cộng đồng” [dẫn theo 45]. Còn định nghĩa của UNESCO (1981): “Môi trường sống của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, trong đó con người sống và bằng lao động của mình, khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân tạo thỏa mãn nhu cầu của con người” [dẫn theo 45]. Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, sự phát triển và sinh sản của sinh vật và được hiểu là tập hợp các yếu tố tự nhiên: không khí, ánh sáng mặt trời, núi rừng, sông suối... môi trường xã hội trực tiếp liên quan đến chất lượng cuộc sống con người: các mối quan hệ, các tổ chức, đoàn thể..., môi trường nhân tạo gồm các yếu tố do con người tạo nên: những tiện nghi trong cuộc sống, nơi ở, làng mạc, thành phố... có mối quan hệ chặt chẽ mật thiết có tác động qua lại với con người, ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của con người, làm cho cuộc sống của con người thêm phong phú. Môi trường là không gian sinh tồn của con người. Giống như mọi sinh vật khác, để tồn tại và phát triển về mặt sinh lý, tâm lý và tinh thần con người cần có một không gian sống với những yêu cầu nhất định về chất và lượng của nó [28]. Tóm lại: Môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. Môi trường luôn biến động dưới sự tác động tiến hóa của tự nhiên và hoạt động của các sinh vật, trong đó có con người đang có tác động mạnh nhất. Con người không thể giữ MT nguyên dạng nhưng phải bảo vệ ba chức năng của MT là: không gian sinh tồn, nơi cung cấp tài nguyên và nơi chứa đựng và xử lý chất thải. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 10 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  20. 1.2.1.2. Giáo dục môi trường cho HS TH Giáo dục môi trường cho học sinh TH là một quá trình thường xuyên thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp các em có ý thức, sự hiểu biết về MT từ đó hình thành thái độ, tình cảm ý thức trách nhiệm với MT và vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào gìn giữ, bảo tồn, sử dụng môi trường theo cách thức bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Qua các phương tiện truyền thông, qua các hình ảnh, thông tin cập nhật GDMT giúp học sinh, cộng đồng nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen tiêu dùng, đồng thời tuyên truyền nhắc nhở, hướng dẫn họ tham gia cùng thực hiện hành động BVMT. Thông qua GDMT trong và ngoài nhà trường, chính khóa và ngoại khóa mỗi nhà trường sẽ trở thành một trung tâm văn hóa Xanh- Sạch - Đẹp, đồng thời là nơi tạo tiền đề tổ chức các hoạt động BVMT ở các khu dân cư trên địa bàn, cộng đồng. 1.2.2. Quản lí và quản lý giáo dục môi trường 1.2.2.1. Quản lí Cho đến nay khái niệm QL vẫn là một vấn đề phức tạp, nhiều ý kiến tuy nhiên QL được định nghĩa là một công việc mà một người lãnh đạo học suốt đời và cũng là sự khởi đầu của những gì họ nghiên cứu. Quản lý được giải thích như là nhiệm vụ của một nhà lãnh đạo thực thụ, nhưng không phải là sự khởi đầu để họ triển khai công việc. Như vậy, có bao nhiêu nhà lãnh đạo thì có bấy nhiêu kiểu định nghĩa và giải thích về QL. Theo “Từ điển Tiếng Việt”: “Quản lý là trông, coi, giữ gìn theo những yêu cầu nhất định” hoặc “quản lý là tổ chức điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định”.[40, tr.772] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 11 http://www.lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2