intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Ganuongmuoiot | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:176

55
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ ở trường mầm non, đề tài xác định thực trạng công tác quản lí hoạt động phòng tránh TNTT của Hiệu trưởng các trường mầm non quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động phòng tránh TNTT, đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đinh Thị Bích Chi QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN TÂN BÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đinh Thị Bích Chi QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN TÂN BÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Quản lí giáo dục Mã số : 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ TUYẾT MAI Thành phố Hồ Chí Minh - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Trần Thị Tuyết Mai. Các tài liệu được sử dụng trong luận văn này đều được trích dẫn đầy đủ, chính xác và được ghi trong phần danh mục tài liệu tham khảo. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa từng được công bố trên tạp chí khoa học dưới bất cứ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Người thực hiện Đinh Thị Bích chi
  4. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Khoa học Giáo dục, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã dìu dắt, dạy dỗ tôi trong suốt quá trình học đại học và cao học. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Trần Thị Tuyết Mai, người đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Phạm Thị Phước - nguyên Phó Phòng GD & ĐT quận Tân Bình, các chuyên viên Phòng GD & ĐT quận Tân Bình, Ban Giám hiệu, tập thể giáo viên các trường Mầm non công lập quận Tân Bình, TP.HCM đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực tế phục vụ cho đề tài luận văn. Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn. TP.HCM, ngày … tháng … năm 2020 Người thực hiện Đinh Thị Bích Chi
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục bảng Danh mục biểu đồ, hình vẽ MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON ............................................................. 10 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................. 10 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài................................................................. 10 1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ....................................................... 11 1.2. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................... 13 1.2.1. Tai nạn thương tích ................................................................................ 13 1.2.2. Hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích ........................................... 13 1.2.3. Quản lí, quản lí giáo dục, quản lí trường mầm non ............................... 13 1.2.4. Quản lí giáo dục ..................................................................................... 14 1.2.5. Quản lí hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích ............................... 16 1.3. Hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích trong trường mầm non.............. 17 1.3.1. Đặc điểm sinh lý trẻ trong độ tuổi mầm non ........................................ 17 1.3.2. Mục đích hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non .................................................................................... 19 1.3.3. Nhiệm vụ phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non ................................................................................................ 19 1.3.4. Nội dung hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ trong trường mầm non ................................................................................................ 21 1.3.5. Nguyên tắc hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ trong trường mầm non ................................................................................................ 23
  6. 1.4. Quản lí hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích trong trường mầm non ...................................................................................................... 26 1.4.1. Tầm quan trọng của quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ ở trường mầm non ........................................................................... 26 1.4.2. Chức năng quản lí hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non ...................................................................... 27 1.4.3. Phương pháp quản lý hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ ở trường mầm non .............................................................................. 38 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích tại các trường mầm non quận Tân Bình ................................... 42 1.5.1. Năng lực quản lí của cán bộ quản lí ....................................................... 42 1.5.2. Đội ngũ giáo viên ................................................................................... 43 1.5.3. Cơ sở vật chất ......................................................................................... 43 1.5.4. Mối quan hệ phối hơp giữa nhà trường và gia đình trẻ.......................... 44 Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 45 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .... 46 2.1. Khái quát tình hình về các trường mầm non quận Tân Bình, TP. HCM ...... 46 2.1.1. Đặc điểm về địa lý tự nhiên quận Tân Bình .......................................... 46 2.1.2. Quy mô trường, lớp và cán bộ, giáo viên, học sinh ............................... 46 2.1.3. Chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non ................................................. 47 2.1.4. Cơ sở vật chất – trang thiết bị – kỹ thuật ở các trường mầm non .......... 47 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng .......................................................................... 48 2.2.1. Mục tiêu khảo sát ................................................................................... 48 2.2.2. Nội dung khảo sát................................................................................... 48 2.2.3. Phương pháp khảo sát ............................................................................ 49 2.2.4. Mẫu khảo sát .......................................................................................... 49 2.2.5. Cách thức xử lí kết quả khảo sát ............................................................ 51
  7. 2.3. Thực trạng hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại các trường mầm non quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh .................................. 52 2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL và giáo viên về hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích ....................................................................... 52 2.3.2. Thực trạng hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ ở trường mầm non ................................................................................................ 55 2.4 Thực trạng quản lí hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích tại các trường mầm non quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh. .................................. 66 2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch phòng tránh TNTT cho trẻ ............................. 66 2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện phòng tránh TNTT cho trẻ ...................... 73 2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện phòng tránh TNTT cho trẻ ...................... 79 2.4.4. Thực trạng kiểm tra đánh giá thực hiện phòng tránh TNTT cho trẻ...... 89 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ tại các trường mầm non quận Tân Bình ............................... 94 2.6. Đánh giá chung thực trạng quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ tại các trường mầm non quận Tân Bình, TP. HCM. ............................. 97 2.6.1. Mặt mạnh ............................................................................................... 97 2.6.2. Mặt hạn chế ............................................................................................ 97 2.6.3. Nguyên nhân của thực trạng .................................................................. 98 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 99 Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................................................ 100 3.1. Cơ sở và nguyên tắc đề xuất biện pháp ....................................................... 100 3.1.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ....................................................................... 100 3.1.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .............................................................. 101 3.2. Biện pháp nâng cao công tác quản lí hoat động phòng tránh TNTT cho trẻ ........................................................................................................ 103 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .................................................................. 115
  8. 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .................... 115 3.4.1. Phương pháp khảo sát .......................................................................... 115 3.4.2. Đối tượng khảo sát ............................................................................... 116 3.4.3. Cách thức mã hóa và xử lý kết quả khảo sát ........................................ 116 3.4.5. Kết quả khảo sát ................................................................................... 116 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 130 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................................... 131 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 136 PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Stt Tên viết tắt Viết đầy đủ Ghi chú 1 ATTP An toàn thực phẩm 2 BGH Ban giám hiệu 3 CBQL Cán bộ quản lý 4 CMHS Cha mẹ học sinh 5 CS-GD Chăm sóc-giáo dục 6 CSVC Cơ sở vật chất 7 CNV Công nhân viên 8 GD Giáo dục 9 GDMN Giáo dục mầm non 10 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 11 GV Giáo viên 12 GVMN Giáo viên mầm non 13 MN Mầm non 14 NV Nhân viên 15 QLGD Quản lí giáo dục 16 TNTT Tai nạn thương tích 17 TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
  10. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Chi tiết mẫu khảo sát ............................................................................... 50 Bảng 2.2. Quy ước số liệu và định khoảng trung bình ............................................ 51 Bảng 2.3. Nhận thức về mục đích của hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ......... 54 Bảng 2.4. Thực trạng hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non công lập quận Tân Bình TP. Hồ Chí Minh.................. 55 Bảng 2.5. Ý kiến của CBQL, GV về lập kế hoạch phòng tránh TNTT cho trẻ ..... 67 Bảng 2.6. Thực trạng tổ chức thực hiện phòng tránh TNTT ................................... 73 Bảng 2.7. Thực trạng chỉ đạo thực hiện phòng tránh TNTT cho trẻ ....................... 80 Bảng 2.8. Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ ...... 89 Bảng 2.9. Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ............................................................. 95 Bảng 3.1. Quy ước mã hóa và định khoảng trung bình ......................................... 116 Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp nâng cao nhận thức cho giáo viên và nhân viên ............................................ 117 Bảng 3.3. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp đổi mới xây dựng kế hoạch phòng tránh TNTT cho trẻ theo hướng phù hợp với thực tế của từng trường ........................................................... 119 Bảng 3.4. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi biện pháp đổi mới hoạt động triển khai kế hoạch gắn với quy định trách nhiệm cho từng cá nhân quản lí .............................................................................. 122 Bảng 3.5. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp chỉ đạo sự phối hợp thực hiện và xử lý tình huống............................................ 124 Bảng 3.6. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi biện pháp nâng cao năng lực thực hiện và xử lý tình huống ................................................. 125 Bảng 3.7. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ .......... 128
  11. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Thực trạng nhận thức CBQL, giáo viên và cha mẹ học sinh về hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ ............................................... 53 Biểu đồ 2.2. Mức độ yên tâm của CMHS về hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ.................................................................................................. 64
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi hình thành những nền tảng ban đầu cho sự phát triển nhân cách. Chính vì vậy, trẻ vô cùng hiếu động, tò mò, ham hiểu biết và luôn sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh trẻ. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này trẻ rất dễ gặp phải những tai nạn bởi trẻ chưa làm chủ tốt được vận động của bản thân, vận động thô cũng như vận động tinh. Trẻ phối hợp tay chân mắt và thăng bằng chưa tốt, sức đề kháng kém, cấu tạo và các chức năng trong cơ thể chưa hoàn thiện, nên các nguy cơ xảy ra tai nạn với trẻ là rất cao. Theo báo cáo của tổ chức UNICE, tai nạn thường gặp ở trẻ em nói chung và trẻ mầm non nói riêng đang có xu hướng tăng cao. Nghiêm trọng hơn là tỉ lệ tỷ vong vì bệnh tật ở trẻ chỉ chiếm 12-13% trong khi đó tỉ lệ tử vong do tai nạn lại chiếm đến 75%. Không chỉ vậy, báo cáo còn cho thấy các tai nạn thường gặp ở trẻ mầm non là ngã chiếm đến 86,5%, ngạt do dị vật gây tắt đường thở chiếm 11,3%, tai nạn do các vật sắc nhọn chiếm 4,5%, do ngộ độc, đuối nước, bỏng và các nguyên nhân khác chiếm 2,3%. Những số liệu trên cho thấy việc đảm bảo môi trường trường, lớp và an toàn của trẻ em lứa tuổi mầm non cần được đặt lên vị trí ưu tiên hàng đầu (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016). Ngày 15 tháng 4 năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thông tư số 13/2010/TT-BGD&ĐT quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích (TNTT) trong cơ sở giáo dục mầm non, nêu rõ những nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT để đảm bảo an toàn cho trẻ, khi trẻ được chăm sóc, nuôi, dạy tại các cơ sở giáo dục mầm non (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2012). Và vào ngày 20 tháng 2 năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị số 505/CT-BGDĐT tới các Sở GD&ĐT nhằm “tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục”. Công tác phòng tránh TNTT trong các cơ sở giáo dục không chỉ có tác động tới sức khoẻ và tính mạng của trẻ ở lứa tuổi mầm non mà còn là yếu tố đảm bảo cho trẻ phát triển toàn diện. Trường mầm non có nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố
  13. 2 đầu tiên của nhân cách. Hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Vì thế tạo môi trường thật sự an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ hoạt động, vui chơi…. là điều thiết yếu nhất. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có rất nhiều TNTT xảy ra cho trẻ tại các trường mầm non. Những tai nạn này để lại những hậu quả không tốt cho trẻ thậm chí đã ảnh hưởng đến an toàn tính mạng của trẻ cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lí của những người thân trong gia đình trẻ. Một trong các nguyên nhân dẫn đến các tai nạn nói trên là do sự chủ quan của một số giáo viên trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, chưa chú trọng trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, không giám sát trẻ chặt chẽ. Vì vậy, trẻ có thể tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây TNTT một cách dễ dàng, mặt khác một số giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm, thiếu kỹ năng xử lí tình huống, không được hướng dẫn cách sơ cứu cho trẻ và không có kĩ năng xử trí các TNTT thường gặp. Tại quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh công tác quản lí việc phòng tránh tai nạn thương tích của Hiệu trưởng ở các trường mầm non còn nhiều bất cập, thể hiện lỏng lẻo trong quản lí, chưa sâu sát trong công tác kiểm tra, phát hiện nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sự an toàn cho trẻ. Chính vì thế, tại hội nghị tổng kết năm học 2017-2018 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2018-2019 Phòng GD&ĐT quận Tân Bình đã nhấn mạnh công tác phòng tránh TNTT tuyệt đối cho trẻ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành GDMN trong năm học mới. Ông Trần Khắc Huy, Trưởng phòng GD quận Tân Bình, chỉ đạo cho các trường mầm non: Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ. Quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lí, giáo viện, cha mẹ trẻ trong công tác đảm bảo an toàn cho trẻ (Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình, 2018). Từ thực tế đó cho thấy rằng công tác quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ trong các trường mầm non trên địa bàn quận Tân Bình cần được chú trọng, đảm bảo cho trẻ được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục an toàn, hiệu quả. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ ở các trường mầm non quận
  14. 3 Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh” với mong muốn đóng góp những góc nhìn chân thực và sâu sắc hơn về thực trạng quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ ở các trường mầm non quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động phòng tránh TNTT ở các trường mầm non trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ ở trường mầm non, đề tài xác định thực trạng công tác quản lí hoạt động phòng tránh TNTT của Hiệu trưởng các trường mầm non quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động phòng tránh TNTT, đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể Công tác quản lí hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ tại các trường mầm non Quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh. 4. Giả thuyết nghiên cứu Công tác quản lí hoạt động hoạt động phòng tránh TNTT của Hiệu trưởng ở các trường mầm non quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh đã được thực hiện và bước đầu đạt kết quả nhất định về việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong công tác tránh TNTT cho trẻ và việc xây dựng kế hoạch an toàn trường học, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Tuy nhiên, công tác quản lí hoạt động phòng tránh TNTT còn nhiều bất cập, thể hiện sự lỏng lẻo trong quản lí, chưa sâu sát trong công tác kiểm tra, phát hiện nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sự an toàn cho trẻ. Nếu đánh giá đúng thực trạng quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ tại các trường mầm non Quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh, thì đề tài sẽ đề xuất được các biện pháp có tính cần thiết và khả thi cao nhằm nâng cao chất lượng quản lí hoạt động phòng tránh TNTT, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại các trường mầm non của địa phương.
  15. 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài đặt ra ba nhiệm vụ nghiên cứu như sau: 5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lí hoạt động phòng tránh TNTT của Hiệu trưởng trường mầm non. 5.2 Khảo sát thực trạng công tác quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ ở các trường mầm non quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. 5.3. Đề xuất các biện pháp nhằm góp phần cải tiến công tác quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Về địa bàn nghiên cứu: Đề tài khảo sát 08 trường mầm non (MN) công lập của quận Tân Bình, TP. HCM: trường MN Quận, trường MN 2, trường MN Vườn Hồng; trường MN 4, trường MN 9, trường MN 10, trường MN11, trường MN 12. 6.2. Thời gian nghiên cứu: đề tài nghiên cứu thực trạng phòng tránh TNTT và quản lí hoạt động phòng tránh TNTT từ năm học 2017-2018 đến năm học 2018- 2019. 6.3. Nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực trạng công tác quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ tại các trường mầm non công lập quận Tân Bình dưới sự điều hành, lãnh đạo của hiệu trưởng nhà trường. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận 7.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc: Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc vào đề tài này, người nghiên cứu có thể nghiên cứu thực trạng công tác quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ mầm non trong mối quan hệ với công tác quản lí các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ mầm non. Trong đó, nghiên cứu công tác quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ mầm non cần nghiên cứu một hệ thống bao gồm những yếu tố cấu thành như: chủ thể quản lí; đối tượng quản lí; mục tiêu quản lí; chức năng quản lí; nội dung quản lí; phương pháp quản lí; công cụ quản lí; kết quả quản lí.
  16. 5 Khi đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ ở các trường mầm non, các biện pháp được sắp xếp trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau và theo một chỉnh thể thống nhất. 7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic: Người nghiên cứu thực hiện quá trình nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ ở các trường mầm non bằng cách tìm hiểu, phát hiện sự nảy sinh, phát triển của vấn đề tại những khoảng thời gian và không gian xác định, với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể để điều tra thu thập số liệu chính xác nhằm phát hiện những ưu điểm cần phát huy và những tồn tại cần khắc phục, từ đó xây dựng một số biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ ở các trường mầm non. Sau đó, trình bày công trình nghiên cứu theo một trật tự logic. 7.1.3. Quan điểm thực tiễn Vận dụng quan điểm thực tiễn vào đề tài này, người nghiên cứu phân tích và đánh giá công tác quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ ở các trường mầm phải đặt trong điều kiện cụ thể của từng trường mầm non. Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ ở các trường mầm phải dựa vào điều kiện thực tiễn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực và các điều kiện khác để đưa ra các biện pháp quản lí mang tính khả thi góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ mầm non. 7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 7.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá, khái quát hoá những vấn đề lý luận từ các giáo trình, bài báo, tạp chí chuyên ngành, văn bản chỉ đạo từ trung ương đến địa phương của ngành GD&ĐT, công trình nghiên cứu... có liên quan đến công tác quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ mầm non làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. 7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp quan sát
  17. 6 * Mục đích: Thu thập thông tin để đánh giá thực trạng hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ ở một số trường mầm non trên địa bàn quận Tân Bình, TP.HCM làm cơ sở để xây dựng phiếu hỏi, phiếu phỏng vấn và đối chiếu thông tin giữa số liệu quan sát và kết quả của phiếu hỏi, phỏng vấn. * Đối tượng và nội dung: Quan sát các hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ tại 8 trường mầm non tại quận Tân Bình, TP.HCM. Quan sát điều kiện CSVC, môi trường trong lớp học (bao gồm cả khu vực ăn uống, vệ sinh và học tập, sinh hoạt của trẻ) của các lớp thuộc 2 độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo và môi trường chung của trường (bao gồm các khu vực được sử dụng chung như hành lang, cầu thang, sân trường...). * Thời gian tiến hành: Chia làm 2 đợt quan sát: Tháng 1/2019 trước khi lập phiếu hỏi để định hướng cho thiết kế bảng hỏi và câu hỏi phỏng vấn tìm hiểu thực trạng. Tháng 6/2019 sau khi xử lý số liệu từ phiếu hỏi đã thu thập, tiến hành quan sát để kết nối, bổ sung thêm nhưng thông tin làm căn cứ nhận định thực trạng một cách chính xác hơn. * Công cụ hỗ trợ: Giấy, bút, máy ảnh, bảng quan sát (xem bảng quan sát ở phụ lục). 7.2.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi * Mục đích: Cùng với quan sát, phương pháp này nhằm giải quyết nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu là khảo sát thực trạng hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ và thực trạng công tác quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ ở các trường mầm non tại quận Tân Bình, TP.HCM. * Đối tượng và nội dung: Đối tượng điều tra là CBQL, giáo viên, nhân viên và CMHS (thuộc cả 2 khối nhà trẻ và mẫu giáo) của các trường Mầm non tại quận Tân Bình, TP.HCM. - Nội dung điều tra gồm: Đánh giá của CBQL, giáo viên, nhân viên và CMHS đối với thực trạng hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ ở các trường mầm non tại quận Tân Bình, TP.HCM và thực trạng quản lí hoạt động phòng tránh TNTT
  18. 7 cho trẻ ở các trường mầm non (xét theo các nội dung quản lí). * Thời gian tiến hành: Thời gian tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi từ tháng 2/2019- 3/2019. * Công cụ điều tra: Mẫu phiếu hỏi gồm (1) CBQL, giáo viên, nhân viên; (2) CMHS (xem mẫu phiếu hỏi ở phụ lục). 7.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn * Mục đích: Sử dụng phương pháp phỏng vấn nhằm hỗ trợ cho quá trình quan sát và điều tra bằng phiếu hỏi để tìm hiểu thêm về thực trạng hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ và thực trạng công tác quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ ở các trường mầm non tại quận Tân Bình, TP.HCM. * Đối tượng và nội dung: - Đối tượng phỏng vấn là 4 CBQL (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng), 3 GV (trong đó có GV khối nhà trẻ và GV khối mẫu giáo). - Nội dung phỏng vấn là thực trạng hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ ở các trường mầm non tại quận Tân Bình, TP.HCM và thực trạng quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ ở các trường mầm non tại quận Tân Bình, TP.HCM. * Thời gian tiến hành: Thời gian tiến hành phỏng vấn từ tháng 4/2019 - 6/2019 * Công cụ hỗ trợ: Giấy, bút, máy ghi âm, câu hỏi phỏng vấn (xem ở phụ lục) 7.2.2.4. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ. * Mục đích: Thu thập thông tin để đánh giá chính xác hơn về thực trạng hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ ở các trường mầm non và thực trạng quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ ở các trường mầm non tại quận Tân Bình, TP.HCM.
  19. 8 * Đối tượng và nội dung: Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu của CBQL về công tác phòng tránh TNTT cho trẻ ở các trường mầm non tại quận Tân Bình, TP.HCM như: kế hoạch, các văn bản chỉ đạo, báo cáo sơ kết, tổng kết, biên bản họp về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non... * Thời gian tiến hành: Thời gian tiến hành nghiên cứu hồ sơ từ tháng 1/2019 - 6/2019. Tiến hành song song với phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi và phương pháp phỏng vấn. * Công cụ hỗ trợ: Giấy, bút, máy ảnh, USB. 7.2.3. Nhóm các phương pháp xử lý số liệu 7.2.3.1. Phương pháp thống kê toán học * Mục đích: Phương pháp này nhằm xử lý và phân tích các số liệu định lượng thu được từ phiếu hỏi để đánh giá thực trạng và làm cơ sở đề xuất biện pháp. * Đối tượng và nội dung: Các phiếu trả lời thu được từ điều tra bằng phiếu hỏi. * Thời gian tiến hành: Thời gian xử lý số liệu từ tháng 3/2019 - 4/2019. Tiến hành sau khi thu thập những phiếu hỏi đã được trả lời. * Công cụ hỗ trợ: Phần mềm SPSS 22 để tính số liệu phần trăm, điểm trung bình, độ tin cậy của thang đo, hệ số tương quan. 7.2.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu định tính * Mục đích: Phương pháp này nhằm xử lý và phân tích các dữ liệu định tính thu được từ những phương pháp thu thập dữ liệu làm cơ sở giải thích nguyên nhân của thực trạng từ đó đề xuất biện pháp phù hợp. * Đối tượng và nội dung:
  20. 9 Những dữ liệu thu được từ phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn và các câu trả lời từ những câu hỏi mở của phiếu hỏi. * Thời gian tiến hành: Thời gian xử lý số liệu từ tháng 6/2019 - 7/2019. Tiến hành sau khi thực hiện những phương pháp thu thập số liệu ở trên. * Công cụ hỗ trợ: Phần mềm Excel 2010 8. Đóng góp mới của luận văn 8.1. Về lí luận Hệ thống hóa được các vấn đề lí luận về quản lí hoạt động phòng tránh TNTT ở trường mầm non trong bối cảnh hiện nay. 8.2. Về thực tiễn Làm rõ thực trạng quản lí hoạt động phòng tránh TNTT ở các trường mầm non quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất được một số biện pháp quản lí hoạt động phòng tránh TNTT ở các trường mầm non quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận và Kiến nghị, luận văn được chia làm ba chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ tại các trường mầm non. Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ tại các trường mầm non quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ tại các trường mầm non quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2