intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường phồ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Chia sẻ: Tiểu Ngư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:129

40
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường PTDTBT THCS nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này, góp phần giúp các em tự biết bảo vệ bản thân trước nguy cơ và thoát hiểm khi bị xâm hại tình dục.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường phồ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM VĂN LỢI QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỒ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM VĂN LỢI QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỒ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHÍ THỊ HIẾU THÁI NGUYÊN - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn Phạm Văn Lợi i
  4. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới Lãnh đạo trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các Thầy giáo Cô giáo đã tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trường. Đặc biệt, với tấm lòng thành kính, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Phí Thị Hiếu, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Ban giám hiệu và các thầy cô giáo ở các trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai cùng bạn bè, người thân đã tạo điều kiện cả về thời gian, vật chất, tinh thần cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù bản thân em đã luôn cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết.Kính mong được sự góp ý, chỉ dẫn của các Thầy, các Cô và các bạn đồng nghiệp. Em xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn Phạm Văn Lợi ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 3 5. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 3 6. Giới hạn nghiên cứu.................................................................................................. 3 8. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ ........................................ 5 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 5 1.1.1. Trên thế giới ....................................................................................................... 5 1.1.2. Ở Việt Nam ...................................................................................................... 10 1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài ............................................................... 16 1.2.1. Quản lý ............................................................................................................. 16 1.2.2. Xâm hại, xâm hại tình dục, phòng chống xâm hại tình dục ............................ 17 1.2.3. Kỹ năng sống, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục ................................... 19 1.2.4. Học sinh Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở ....................................... 20 1.2.5. Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở ........................................................................ 20 1.2.6. Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở .............................................................. 20 iii
  6. 1.3. Một số vấn đề lý luận về giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở ..................... 21 1.3.1. Đặc điểm của học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trụng học cơ sở ..... 21 1.3.2. Mục đích, ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở ........ 23 1.3.3. Nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở ........................................... 24 1.3.4. Phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở ..................... 25 1.4. Một số vấn đề lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở .... 28 1.4.1. Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở với công tác quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh .......... 28 1.4.2. Nội dung quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở ................................ 29 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở .......................................................................................................... 36 1.5.1. Yếu tố khách quan ............................................................................................ 36 1.5.2. Yếu tố chủ quan ................................................................................................ 40 Kết luận chương 1 ....................................................................................................... 43 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI ................................................................................ 44 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ..................................................................... 44 2.1.1. Vài nét về khách thể khảo sát .......................................................................... 44 2.1.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ............................................................................. 45 2.2. Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai ............................................................................................................. 47 iv
  7. 2.2.1. Thực trạng nhận thức về xâm hại tình dục và kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục của học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai ...................................................................... 47 2.2.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ....... 50 2.2.3. Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai ............................................................................................................. 51 2.3. Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai................................................................................................ 59 2.3.1. Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở ........ 59 2.3.2. Thực trạng quản lý nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai ............................................................................................................. 61 2.3.3. Thực trạng quản lý phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở ............... 63 2.3.4. Thực trạng quản lý hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa ...................................................................................................... 65 2.3.5. Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai ...................................................................... 67 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai ........................................................................... 69 2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai ................................................................................ 71 v
  8. 2.5.1. Về ưu điểm........................................................................................................ 71 2.5.2. Hạn chế ............................................................................................................. 71 2.5.3. Nguyên nhân của thực trạng ............................................................................. 72 Kết luận chương 2 ....................................................................................................... 73 Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI ................................................................................ 74 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ................................................................... 74 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích ................................................................. 74 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .................................................................. 74 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ..................................................................... 75 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, toàn diện .................................................. 75 3.2. Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. ............ 75 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về vai trò và tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở .................................... 75 3.2.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở dựa trên các văn bản pháp lý, phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông; đặc điểm môi trường bán trú và học sinh người dân tộc thiểu số........................................... 77 3.2.3. Bồi dưỡng cho giáo viên phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em .............. 80 3.2.4. Chỉ đạo phát huy thế mạnh của các môn học chiếm ưu thế và hoạt động ngoại khóa trong giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở ............................................... 82 3.2.5. Xây dựng môi trường bán trú an toàn, lành mạnh, phòng chống xâm hại tình dục học sinh .............................................................................................. 85 3.2.6. Phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở ................................................................................................................. 87 vi
  9. 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất ............................................................. 88 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất ....................... 89 3.4.1. Tính cần thiết của các biện pháp....................................................................... 90 3.4.2. Tính khả thi của các biện pháp đề xuất............................................................. 91 Kết luận chương 3 ....................................................................................................... 94 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................... 95 1. Kết luận ................................................................................................................... 95 2. Khuyến nghị ............................................................................................................ 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 100 PHỤ LỤC vii
  10. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBQL : Cán bộ quản lý CSVC : Cơ sở vật chất GD : Giáo dục GV : Giáo viên HS : Học sinh KSN : Kỹ năng sống PCXHTD : Phòng chống xâm hại tình dục PTDTBT : Phổng thông dân tộc bán trú THCS : Trung học cơ sở iv
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Quy ước xử lý thông tin thực trạng giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai ...........47 Bảng 2.2. Nhận thức về xâm hại tình dục của học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở ................................................................47 Bảng 2.3. Thực trạng kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục của học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai (tính theo %) ...............................................................................49 Bảng 2.4. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ......................... 51 Bảng 2.5. Thực trạng mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của các nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở ...................................52 Bảng 2.6. Thực trạng mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở (theo đánh giá của CBQL, GV).........56 Bảng 2.7. Thực trạng mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của những hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở (theo đánh giá của CBQL, GV) ..................58 Bảng 2.8. Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa (theo đánh giá của CBQLGD, GV) .....................................59 Bảng 2.9. Thực trạng quản lý nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở .........................................................................................................61 Bảng 2.10. Thực trạng quản lý phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa..............................................................................64 v
  12. Bảng 2.11. Thực trạng quản lý hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa ....................................................................................66 Bảng 2.12. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở .............................................................................68 Bảng 2.13. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở ...................................................................................70 Bảng 3.1. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Sa Pa ................................................90 Bảng 3.2. Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai ...........92 vi
  13. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lứa tuổi học sinh THCS (tuổi thiếu niên) có vị trí, ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự phát triển tâm lý của trẻ em. Trước tiên, lứa tuổi này có sự phát triển nhảy vọt cả về thể chất lẫn tinh thần, làm xuất hiện những cấu tạo tâm lý mới, đánh dấu giai đoạn chuyển tiếp của các em từ tuổi ấu thơ sang tuổi trưởng thành, tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển: thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… Đồng thời, đây cũng là giai đoạn phát triển đầy khó khăn, phức tạp và chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Do đó, mọi tổn thương về thể chất và tinh thần ở lứa tuổi này có thể để lại dấu ấn trong suốt cuộc đời đứa trẻ. Theo số liệu từ thống kê của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, chỉ trong vòng 2 năm, từ 2014 - 2016, có tới hơn 4.000 trẻ em tại Việt Nam bị xâm hại tình dục. Trong đó, 80% nạn nhân là trẻ em nữ, các trẻ từ 13 - 16 tuổi chiếm nhiều nhất trong tổng số này. Theo thống kê của Bộ công an, riêng năm 2016 cơ quan công an đã phát hiện 1.641 vụ gồm 1.807 đối tượng, xâm hại 1.627 em. Trong đó xâm hại tình dục trẻ em là 1.248 vụ, chiếm 76,5% số vụ xâm hại trẻ em nói chung. Riêng 6 tháng đầu năm 2017, cơ quan công an phát hiện 696 vụ với 716 đối tượng, xâm hại 710 em. So với cùng kỳ năm 2016 tăng 43 vụ (7%), 56 đối tượng (8 vụ) và 22 nạn nhân (3%). Năm 2018 toàn quốc phát hiện 1269 vụ xâm hại tình dục 1141 trẻ em. Đáng chú ý, trẻ em bị xâm hại tình dục bởi người thân trong gia đình (bố đẻ, bố dượng, anh, em họ...) là 21,3%, bởi thầy giáo, nhân viên nhà trường là 6,2%, bởi người quen, hàng xóm là 59,9%, người lạ là 12,6%. Nhiều nạn nhân là trẻ em dưới 10 tuổi, còn quá non nớt, không có khả năng tự vệ, dễ dàng bị đối tượng lợi dụng dụ dỗ, cưỡng bức xâm hại. Tháng 4 năm 2019, dư luận cả nước chấn động trước vụ việc một thầy giáo ở tỉnh Lào Cai xâm hại tình dục học sinh lớp 8 nhiều lần dẫn đến mang thai. Trước báo động về nạn xâm hại tình dục ở trẻ em, hầu hết các trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai đều đã lồng ghép chủ đề phòng, chống xâm hại tình dục trong các bài học, hoạt động ngoại khóa, các buổi học về kỹ năng sống. Tại các trường học trên địa bàn huyện Sa Pa, thông qua các tiết chào cờ, học ngoại khóa, kỹ năng sống, nhà trường đều chú trọng lồng ghép chủ đề về trang bị kiến thức về sức khỏe giới tính, phòng chống xâm hại tình 1
  14. dục... cho học sinh. Đặc biệt, nhà trường còn tổ chức các buổi tọa đàm, mời các chuyên gia tâm lý, Trung tâm Dân số - kế hoạch hóa giá đình về nói chuyện, trả lời những thắc mắc của các em về vấn đề xâm hại tình dục ở trẻ em. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải trường nào cũng chủ động triển khai vấn đề này một cách bài bản, khoa học và hiệu quả. Với văn hóa phương Đông truyền thống, đối với nhiều người, thậm chí cả giáo viên và phụ huynh còn xem công tác giáo dục giới tính, phòng, chống xâm hại tình dục là vấn đề “nhạy cảm”. Khi đề cập đến vấn đề giáo dục giới tính, trong đó có phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh, nhất là bậc tiểu học, không ít phụ huynh vẫn còn lảng tránh. Hiện nay trường phổ thông dân tộc bán trú THCS ở các huyện vùng cao nói chung và huyện Sa Pa nói riêng là mô hình được đánh giá là phù hợp, góp phần nâng cao tỷ lệ chuyên cần hàng ngày và nâng cao chất lượng học sinh. Bên cạnh đó việc huy động các em về ở tại trường từ đầu tuần tới cuối tuần cũng đặt ra thực trạng học sinh dễ trở thành đối tượng bị xâm hại tình dục. Việc tìm ra các biện pháp để phát huy những kết quả tích cực đã đạt được, khắc phục hạn chế trong quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa là rất cần thiết, nhằm góp phần giúp các em có thêm kiến thức và kỹ năng tự phòng vệ để bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị xâm hại tình dục. Xuất phát từ những lý do trên tác giả chọn đề tài: “Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường PTDTBT THCS nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này, góp phần giúp các em tự biết bảo vệ bản thân trước nguy cơ và thoát hiểm khi bị xâm hại tình dục. 2
  15. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường THCS. 4.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. 4.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. 5. Giả thuyết khoa học Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường học trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai trong những năm gần đây đã được quan tâm thực hiện, tuy nhiên kết quả chưa được như mong muốn, điều này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thuộc về yếu tố quản lý. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường phổ thông dân tộc bán trú, phù hợp đặc điểm học sinh người dân tộc thiểu số các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa thì sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh, góp phần phòng tránh và giảm thiểu việc học sinh bị xâm hại tình dục. 6. Giới hạn nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh của Hiệu trưởng các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa theo cách tiếp cận nội dung: quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục, kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS. Đề tài được triển khai nghiên cứu tại 06 trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, bao gồm các trường PTDTBT THCS: Bản Phùng, Sa Pả, Thanh Kim, Suối Thầu, Trung Chải, Bản Hồ. 3
  16. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết để nghiên cứu các văn bản, tài liệu, công trình khoa học có liên quan đến đề tài, từ đó xây dựng cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường PTDTBT THCS. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra: Sử dụng hệ thống câu hỏi để khảo sát trên CBQL, GV và HS các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa nhằm tìm hiểu thực trạng giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh. 7.2.2. Phương pháp đàm thoại:Trò chuyện với một số CBQL, GV và học sinh với nội dung xoay quanh vấn đề giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục, quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh. 7.2.3. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia, những nhà giáo dục trực tiếp làm công tác giáo dục học sinh về các biện pháp quản lý hoạt động GDKNPCXHTD cho HS. 7.3. Phương pháp sử dụng toán thống kê để xử lý kết quả nghiên cứu Sử dụng công thức tính tỷ lệ, tần suất để xử lý các dữ kiện thu được phục vụ cho việc phân tích số liệu trong quá trình nghiên cứu. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở. Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường PDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. 4
  17. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới Quản lý giáo dục kỹ năng sống nói chung và quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em được quan tâm nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới. Các công trình đó không phản ảnh mặt trái xã hội mà gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh lỗ hổng công tác giáo dục. Có thể kể đến một số nghiên cứu sau đây về giáo dục kỹ năng sống và phòng chống xâm hại tình dục như sau: Tầm quan trọng của kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống được khẳng định và nhấn mạnh trong Kế hoạch hành động DaKar về giáo dục cho mọi người (Senegan 2000). Theo đó, mỗi quốc gia cần đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo dục kỹ năng sống phù hợp. Khi đề cập đến đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống đã có một số chương trình hành động, tài liệu, công trình nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích mà có thể kể đến các công trình như sau: + Tại diễn đàn giáo dục thế giới Dakar trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện chiến lược và chương trình giáo dục với UNESCO tại Hà Nội; + Trong việc thực hiện Công ước Quyền trẻ em; + Trong Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển và giáo dục cho mọi người. + Trong Tuyên bố về cam kết của Tiểu ban đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS (Nguồn: Unicef life skills). Từ những năm 90 của thế kỉ XX, thuật ngữ “Kỹ năng sống” đã xuất hiện trong một số chương trình giáo dục của UNICEF, trước tiên là chương trình “giáo dục những giá trị sống” với 12 giá trị cơ bản cần giáo dục cho thế hệ trẻ. Những nghiên cứu về kỹ năng sống trong giai đoạn này mong muốn thống nhất được một quan niệm chung về kỹ năng sống cũng như đưa ra được một bảng danh mục các kỹ năng sống cơ bản mà thế hệ trẻ cần có. Phần lớn các công trình nghiên cứu về kỹ năng sống ở 5
  18. giai đoạn này quan niệm về kỹ năng sống theo nghĩa hẹp, đồng nhất nó với các kỹ năng xã hội. - Nghiên cứu xâm hại tình dục dưới góc độ sinh học Quan tâm đến tác động của những cơ quan trong cơ thể là hướng nghiên cứu chính của các học giả nghiên cứu về xâm hại tình dục dưới góc độ sinh học. Đó là việc giải thích về hành vi tình dục như lượng hooc - môn hay quá trình hình thành các nhiễm sắc thể trong cơ thể; bên cạnh đó là các kích thích tố nam thúc đẩy bản năng tình dục, khoái cảm tình dục và điều khiển tình dục, nhận thức, tình cảm và tính cách của nam giới. Khi nam giới đến tuổi dậy thì, lượng kích thích tố sinh dục nam tăng lên và động cơ tình dục sẽ tăng mạnh trong giai đoạn này. Để giải thích mang tính thuyết phục, các nhà khoa học Đức đã mổ xẻ não những người mắc chứng ấu dâm nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu ở bộ phận y học tình dục của Trung tâm Y khoa Trường Đại học Schleswig-Holstein (UKSH) tại thành phố Kiel (Kiel là thủ phủ bang Schleswig-Holstein của Đức) đã công bố những phát hiện mới nhất về bộ não của những người mắc chứng ấu dâm với kỹ thuật cộng hưởng từ (MRT). Thế nhưng, những công trình nghiên cứu các chức năng của não bộ còn quá ít. Y học xếp ấu dâm là một chứng rối loạn về tình dục đối với trẻ vị thành niên. Theo hệ thống xếp hạng mới của khoa bệnh học tâm thần Mỹ, chỉ những người có ham muốn tình dục lâu dài và liên tục đối với trẻ em mới được coi là người mắc bệnh ấu dâm. Trái lại, theo bác sĩ Ponseti, nếu có ham muốn tình dục lệch lạc đó nhưng không thực hiện hành vi ấu dâm thì gọi là thiên hướng tình dục. “Kỹ thuật MRT cho phép chúng ta biết ai mắc chứng ấu dâm nhưng thật không may, nó không thể giải thích tại sao con người mắc bệnh đó” [21]. - Quan điểm của thuyết hành vi về xâm hại tình dục Theo lý thuyết hành vi thì hành vi tình dục lệch chuẩn là kết quả của một quá trình học hỏi. Còn lý thuyết tình cảm gắn bó thì cho rằng, con người thường hình thành các mối quan hệ tình cảm chặt chẽ với người khác. Nếu bố mẹ quan tâm đầy đủ, giảng giải, hướng dẫn con trong giai đoạn dậy thì, con trai sẽ có nhận thức tốt để kiểm soát hành vi tình dục và tính cách của mình. Nam giới có quan hệ tình dục với 6
  19. trẻ em thường có kỹ năng sống kém và không có sự tự tin cần thiết để xây dựng các mối quan hệ thân thiết với bạn bè đồng trang lứa. Vì vậy, những người này có thể tìm kiếm cảm giác tình dục với những người nhỏ tuổi [21]. - Lý thuyết nhận thức và hành vi về xâm hại tình dục Lý thuyết này nghiên cứu suy nghĩ của người xâm hại tình dục trẻ em có tác động như thế nào đến hành vi của họ. Theo đó, khi một người có hành vi lệch chuẩn về tình dục, họ cố gắng xua đi cảm giác tội lỗi và xấu hổ bằng việc suy nghĩ lệch lạc hoặc méo mó về hành vi. Và thông thường, những người này sẽ chối bỏ hoàn toàn việc họ đã có hành vi đó, cho rằng người bị hại tự xây dựng nên câu chuyện hoặc đơn giản nói rằng họ không nhớ chuyện gì đã xảy ra hoặc chối bỏ phần nào trách nhiệm bằng việc cho rằng nạn nhân cố tình hoặc gợi ý có hành vi tình dục với họ, hoặc chống cự không theo cách là họ không đồng ý… bên cạnh đó, họ có xu hướng hiểu sai về lời nói hoặc hành động của trẻ em theo nhiều cách khác nhau. Họ coi đó là những hành động tình cảm tự nhiên có sẵn, chính trẻ em khuấy động, chính trẻ em tò mò về tình dục, muốn biết về tình dục và họ giảng dạy cho chúng bằng chính những trải nghiệm thực tế [21]. - Mô hình lý thuyết về xâm hại tình dục của David Finkelhor Nội dung mô hình này cho rằng 4 yếu tố: cảm xúc, khoái cảm tình dục, sự cản trở và việc mất đi phản xạ có điều kiện. Yếu tố cảm xúc ở đây là mối liên hệ giữa nhu cầu tình cảm của người xâm hại tình dục trẻ em với tính cách của đứa trẻ. Ví dụ, một người xem mình giống như một đứa trẻ hoặc có nhu cầu tình cảm như đứa trẻ nên anh ta muốn xây dựng mối quan hệ với một đứa trẻ. Và nếu anh ta không có đầy đủ các kỹ năng sống để phát triển các mối quan hệ bình thường, anh ta có thể cảm thấy thoải mái hơn nếu anh ta có mối quan hệ với trẻ em do có cảm giác về quyền lực và kiểm soát. Yếu tố khoái cảm tình dục đánh giá nguyên nhân tại sao trẻ em lại gợi khoái cảm tình dục ở một người lớn (trích lại từ Tony Ward và Richard J.Seigert, 2002). Để giải thích hiện tượng này, ông đã sử dụng thuyết học hỏi xã hội. Theo đó, người có hành vi xâm hại tình dục trẻ em đã từng bị lạm dụng khi còn là một đứa trẻ và khi lớn lên người đó lại tìm đến trẻ em để lạm dụng. Yếu tố cản trở ở đây muốn nói đến khả năng của người xâm hại tình dục trẻ em cảm thấy nhu cầu tình cảm và tình dục 7
  20. không được thỏa mãn trong mối quan hệ với người lớn. Ông sử dụng lý thuyết phân tích tâm lý và lý thuyết tình cảm gắn bó để giải thích về yếu tố này. Lý thuyết phân tích tâm lý mô tả những kẻ gạ gẫm trẻ em là những người bất hòa sâu sắc với mẹ khiến họ không thể hiểu và gắn bó được với phụ nữ. Trong mối quan hệ với những người lớn, những người này không có đầy đủ các kỹ năng xã hội và sự tự tin cần thiết để xây dựng các mối quan hệ. Finkelhor chia sự cản trở thành 2 loại là sự cản trở về mặt phát triển và sự cản trở về mặt hoàn cảnh. Sự cản trở về mặt phát triển là việc một cá nhân bị cản trở về mặt tâm lý khi bước vào giai đoạn phát triển tình dục. Sự cản trở về hoàn cảnh muốn nói đến việc một cá nhân có những nhu cầu tình dục trưởng thành bị cản trở thể hiện tình dục bình thường do những mất mát trong một mối quan hệ, hoặc do một sự kiện nào đó xảy ra khiến họ bị khủng hoảng về tinh thần. Yếu tố cuối cùng của mô hình là mất đi phản xạ có điều kiện, ở đây có nghĩa là có những yếu tố thúc đẩy người xâm hại tình dục trẻ em vượt qua những suy nghĩ thông thường của mình và tự cho phép mình có hành vi gạ gẫm xâm hại tình dục trẻ em. Như vậy, với sự kết hợp của 4 yếu tố trong mô hình này có thể thấy người ta có thể có những suy nghĩ ủng hộ sự lạm dụng tình dục, và như vậy nó làm tăng nguy cơ gây ra hành vi xâm hại tình dục trẻ em bởi vì hệ thống niềm tin của họ đã vượt qua được những chế ngự về tình cảm và đạo đức (trích lại từ Tony Ward và Richard J. Seigert, 2002) (dẫn theo [21]). Tác giả Grandy Ron’’O, chuyên gia của tổ chức ECPAT - một tổ chức hoạt động vì mục tiêu chống nạn lạm dụng tình dục ở trẻ em vào những năm 1990 tại Thái Lan, đã viết trong cuốn sách “Lạm dụng tình dục ở Trẻ em - nỗi phẫn uất của cộng đồng/ The rape of innocent”: có một cái gì đó rất nghiêm trọng đang xảy ra trong xã hội châu Á. Và điều nghiêm trọng ấy chính là nạn lạm dụng tình dục trẻ em. Cuốn sách của Grandy Ron”O là bức tranh miêu tả sắc nét thực tế đáng sợ mà tất cả chúng ta buộc phải thừa nhận, hàng nghìn trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái trên khắp châu Á đang trở thành nạn nhân của vấn nạn lạm dụng tình dục. Hầu hết các câu chuyện mà Grandy Ron’’O phơi bày trong cuốn sách của mình đều là những câu chuyện chân thật về những đứa bé nghèo, bị lừa, bị bán vào các ổ mại dâm. Từ Mianma cho tới Thái Lan, từ Ấn Độ sang đến Pakistan, Bangladesh, từ Philipin cho đến Trung Quốc, Hồng Kông, Ma cao… trong bất kỳ một nhà chứa nào, chúng ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh của những đứa trẻ đang bị 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2