intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại các trường tiểu học Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Ganuongmuoiot | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:162

34
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng về hoạt động xã hội hóa giáo dục và quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại trường tiểu học.Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại các trường tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại trường tiểu học Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại các trường tiểu học Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Tất Bình QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Tất Bình QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên ngành : Quản lí giáo dục Mã số : 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VĂN Y Thành phố Hồ Chí Minh – 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đề tài “Quản lý hoạt động XHHGD tại các trường tiểu học Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được sử dụng trong luận văn đều là kết quả điều tra thực tế của tôi tại các trường tiểu học Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào. Tác giả Nguyễn Tất Bình
  4. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Đào tạo Sau Đại học và Quý Thầy Cô Trường Đại học Sư phạm đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi học tập trong suốt thời gian theo học chương trình đào tạo Cao học chuyên ngành Quản lí giáo dục khóa K28. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Y, người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu – hoàn thành luận văn. Những lời cảm ơn sau cùng, tôi trân trọng gửi đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp – những người đã luôn nâng đỡ, chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua. Xin chân thành gửi đến Ban Giám hiệu, Quý Thầy Cô cùng gia đình, bạn bè, đồng nghiệp của tôi lời chúc sức khỏe và thành công trong cuộc sống. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2019 Nguyễn Tất Bình
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục biểu đồ, sơ đồ MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XHHGD TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................................................... 6 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 6 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................... 6 1.2.2. Các nghiên cứu trong nước ....................................................................... 7 1.2. Các khái niệm cơ bản ....................................................................................... 10 1.2.1. Quản lý ................................................................................................... 10 1.2.2. Quản lý giáo dục ..................................................................................... 11 1.2.3. Xã hội hóa ............................................................................................... 13 1.2.4. XHHGD .................................................................................................. 14 1.2.5. Quản lý hoạt động XHHGD tại các trường tiểu học .............................. 16 1.3. Hoạt động XHHGD tại các trường tiểu học .................................................... 17 1.3.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hoạt động XHHGD................................................................................................. 17 1.3.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động XHHGD tại trường tiểu học .................................................................................................. 19 1.3.3. Mục tiêu hoạt động XHHGD tại trường tiểu học .................................. 21 1.3.4. Những nguyên tắc cơ bản của hoạt động XHHGD tại trường tiểu học .................................................................................................. 23 1.3.5. Nội dung hoạt động XHHGD tại trường tiểu học ................................. 24
  6. 1.3.6. Đánh giá kết quả xã hội hóa tại các trường tiểu học ............................. 27 1.4. Quản lý hoạt động XHHGD tại các trường tiểu học ....................................... 28 1.4.1. Tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động XHHGD ......................... 28 1.4.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Giáo dục và Đào tạo ............................................................................................. 28 1.4.3. Quản lý hoạt động XHHGD của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo .................................................................................................. 29 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động XHHGD tại trường tiểu học ........................................................................................................... 32 1.5.1. Các yếu tố khách quan ............................................................................ 32 1.5.2. Các yếu tố chủ quan................................................................................ 34 Kết luận chương 1 ................................................................................................... 35 Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XHHGD TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................................................. 36 2.1. Giới thiệu tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, giáo dục và đào tạo của quận ............................................................................................... 36 2.1.1. Giáo dục và Đào tạo Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh ........................ 36 2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục tiểu học Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh................................................................................................ 39 2.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng....................................................................... 41 2.2.1. Mục đích khảo sát ................................................................................... 41 2.2.2. Nội dung khảo sát ................................................................................... 41 2.2.3. Đối tượng khảo sát.................................................................................. 41 2.2.4. Địa bàn khảo sát ..................................................................................... 41 2.2.5. Phương pháp khảo sát ............................................................................. 41 2.2.6. Cách thức xử lí số liệu và quy ước mã hóa ............................................ 42 2.3. Thực trạng hoạt động XHHGD tại các trường tiểu học Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................. 43
  7. 2.3.1. Những chủ trương chính sách của địa phương và ngành giáo dục đối với hoạt động XHHGD trường tiểu học. ......................................... 43 2.3.2. Mục tiêu hoạt động XHHGD tại trường tiểu học. ................................. 45 2.3.3. Những nguyên tắc cơ bản của hoạt động XHHGD tại trường tiểu học ......................................................................................................... 46 2.3.4. Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, nhân dân và cán bộ quản lý giáo dục đối với hoạt động XHHGD........................................................................................ 49 2.3.5. Vai trò của phòng giáo dục trong công tác XHHGD. ........................... 51 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động XHHGD tại các trường tiểu học Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. .................................................................... 54 2.4.1. Thực trạng về tổ chức bộ máy quản lý hoạt động XHHGD ở trường tiểu học. ..................................................................................... 55 2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động xây dựng kế hoạch xã hội hóa giáo dục ................................................................................................. 57 2.4.3. Thực trạng quản lý việc tổ chức thực hiện, điều hành hoạt động XHHGD................................................................................................. 60 2.4.4. Thực trạng quản lý, chỉ đạo hoạt động XHHGD. ................................. 66 2.4.5. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động XHHGD. ................. 72 2.5. Thực trạng mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động XHHGD .............................................................................................. 78 2.5.1. Các yếu tố khách quan ............................................................................ 78 2.5.2. Các yếu tố chủ quan................................................................................ 80 2.6. Đánh giá chung về thực trạng .......................................................................... 81 2.6.1. Điểm mạnh của thực trạng...................................................................... 81 2.6.2. Điểm yếu của thực trạng ......................................................................... 82 2.6.3. Nguyên nhân của điểm yếu .................................................................... 83 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 85
  8. Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................................ 86 3.1. Cơ sở và nguyên tắc đề xuất các biện pháp ..................................................... 86 3.1.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ......................................................................... 86 3.1.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ................................................................ 87 3.2. Nhóm các biện pháp nhằm năng cao hoạt động quản lý công tác XHHGD. ........................................................................................................ 89 3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các đối tượng tham gia công tác XHHGD ........................................................................................... 89 3.2.2. Biện pháp 2: Nâng cao vai trò của phòng giáo dục đối với công tác XHHGD ........................................................................................... 92 3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức hợp lí bộ máy vận động công tác XHHGD. ...... 94 3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường công tác điều hành của các cấp quản lí về hoạt động XHHGD ........................................................................... 96 3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động XHHGD của trường ..................................................................... 98 3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường quản lí các điều kiện ảnh hưởng đến công tác XHHGD của trường .............................................................. 100 3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ......... 101 3.3.1. Quy ước xử lí số liệu ............................................................................ 101 3.3.2. Kết quả khảo cứu .................................................................................. 102 Kết luận chương 3 ................................................................................................. 121 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................................... 122 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 127 PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BCHTW Ban chấp hành Trung ương CBQL Cán bộ quản lý CNH Công nghiệp hóa ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam GD Giáo dục GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDTH Giáo dục tiểu học HĐH Hiện đại hóa HĐND Hội đồng nhân dân KT-XH Kinh tế xã hội PCGD Phổ cập giáo dục QLGD Quản lý giáo dục TH Tiểu học TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa XHH Xã hội hóa XHHGD XHHGD
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Quy ước khoảng điểm số và mã hóa số liệu ....................................... 42 Bảng 2.2. Nhận định của phụ huynh về những chủ trương chính sách của địa phương và ngành giáo dục đối với hoạt động XHHGD ..................... 43 Bảng 2.3. Đánh giá về nhận thức của CBQLG GV về mục tiêu hoạt XHHGD ............................................................................................................. 45 Bảng 2.4. Đánh giá về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện những nguyên tắc cơ bản của hoạt động XHHGD tại trường tiểu học ....................... 47 Bảng 2.5. Đánh giá nhận thức và tổ chức hoạt động của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, nhân dân về hoạt động XHHGD ..................................................................................... 50 Bảng 2.6. Đánh giá mức độ thực hiện vai trò của phòng giáo dục trong công tác XHHGD tại các trường tiểu học hiện nay ..................................... 52 Bảng 2.7. Đánh giá về mức độ tổ chức bộ máy quản lý hoạt động XHHGD ở trường tiểu học ................................................................................. 55 Bảng 2.8. Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động xây dựng kế hoạch XHHGD .............................................................................................. 57 Bảng 2.9. Đánh giá của phụ huynh về thực trạng quản lý việc tổ chức thực hiện, điều hành hoạt động XHHGD.................................................... 60 Bảng 2.10. Đánh giá của cán bộ quản lí giáo viên hực trạng quản lý việc tổ chức thực hiện, điều hành hoạt động XHHGD ................................... 63 Bảng 2.11. Phụ huynh đánh giá thực trạng quản lý, chỉ đạo hoạt động XHHGD .............................................................................................. 66 Bảng 2.12. CBQL, GV đánh giá thực trạng quản lý, chỉ đạo hoạt động XHHGD .............................................................................................. 69 Bảng 2.13. Phụ huynh đánh giá thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động XHHGD ..................................................................................... 72 Bảng 2.14. Cán bộ quản lí, giáo viên đánh giá thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động XHHGD .............................................................. 75 Bảng 2.15. Các yếu tố khách quan có ảnh hưởng đến công tác quản lí ................ 78
  11. Bảng 2.16. Các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng đến công tác quản lí .................... 80 Bảng 3.1. Quy ước mã hóa và định khoảng trung bình..................................... 102 Bảng 3.2. Khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp Nâng cao nhận thức cho các đối tượng tham gia công tác XHHGD ................ 103 Bảng 3.3. Khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp nâng cao vai trò của phòng giáo dục đối với công tác XHHGD ...................... 106 Bảng 3.4. Khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp tổ chức hợp lí bộ máy truyền thông vận động công tác XHHGD ................. 109 Bảng 3.5. Khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp tăng cường công tác điều hành của các cấp quản lí về hoạt động XHHGD ............................................................................................ 112 Bảng 3.6. Khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động XHHGD của các trường ................................................................................................ 115 Bảng 3.7. Khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp tăng cường quản lí các điều kiện ảnh hưởng đến công tác XHHGD của trường ........................................................................................................... 118
  12. DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1. Cơ cấu đối tượng khảo sát .................................................................... 41
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, vấn đề này đã và đang được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta hết sức quan tâm. Để đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì việc đầu tư cho giáo dục và đào tạo nhân lực có chất lượng cao luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo đồng thời xác định định hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo. Đặc biệt, Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4 tháng 11 năm 2013, của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã xác định rõ các quan điểm, mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo trong thời gian tới; các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo; định hướng các mục tiêu, đối tượng cần ưu tiên đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và đổi mới chính sách, cơ chế tài chính để huy động sự tham gia đóng góp của xã hội vào phát triển giáo dục và đào tạo, góp phần hoàn thành mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Điều 12 của Luật Giáo dục năm 2005 có quy định: “Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của nhà nước và toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp Giáo dục. Để tạo hành lang pháp lý cho các nguồn lực của xã hội đầu tư nhiều hơn vào giáo dục, đào tạo và tạo thuận lợi cho các cơ sở giáo dục được hưởng chính sách ưu đãi xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Nghị định số 59/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Trong
  14. 2 đó, nhà đầu tư thực hiện xã hội hóa được hưởng nhiều chính sách ưu đãi, như được nhà nước giao đất, cho thuê đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng; được hỗ trợ kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án đầu tư đã tự thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng; được hưởng mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp; được tham gia cung cấp các dịch vụ công do nhà nước tài trợ, đặt hàng; tham gia đấu thầu nhận các hợp đồng, dự án sử dụng nguồn vốn trong và ngoài nước phù hợp với chức năng, nhiệm vụ hoạt động theo quy định của pháp luật; được đối xử bình đẳng đối với các sản phẩm và dịch vụ của cơ sở thực hiện xã hội hóa,... Để phát triển giáo dục mầm non khu công nghiệp, khu chế xuất, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg, ngày 20-3-2014, về phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020 và gần đây nhất Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 8 năm 2018 Quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Với những định hướng khuyến khích XHHGD nêu trên, giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần nâng tỷ lệ huy động trẻ, học sinh trong độ tuổi ra lớp, phổ cập giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển loại hình trường, lớp, chương trình chất lượng cao đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, giảm gánh nặng cho ngân sách. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, nhiều người nhận thức chưa đúng, thậm chí còn hiểu sai về khái niệm và bản chất của XHHGD, họ cho rằng XHHGD chỉ là đóng góp các loại tiền cho giáo dục, chỉ là sự huy động vật lực mà thôi. Ở một số địa phương, cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể chưa hiểu được ý nghĩa to lớn và vai trò vô cùng quan trọng của hoạt động XHHGD, còn coi đó là trách nhiệm của nhà trường. Chính vì vậy nên trong thời gian qua, chúng ta chưa thu hút được nhiều sự đầu tư của các nguồn lực xã hội cho giáo dục mà chủ yếu trông chờ vào ngân sách, sự chỉ đạo của nhà nước. Đây là một lý do cơ bản làm cho cơ sở vật chất của giáo dục xuống
  15. 3 cấp và lạc hậu, động lực của người dạy và người học giảm sút, sự phát triển của giáo dục không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đối với các trường tiểu học, XHHGD vừa là chủ trương, vừa là giải pháp để các trường tham mưu với địa phương trong việc huy động mọi nguồn lực phục vụ cho các hoạt động giảng dạy, tạo điều kiện cho nhà trường ngày càng phát triển và đi lên. Hoạt động XHHGD tại các trường tiểu học Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Việc huy động các nguồn lực tham gia XHHGD ở mỗi trường, mỗi địa phương chưa thật sự đồng bộ; công tác tổng kết, đánh giá có những mặt phản ánh chưa đầy đủ, cụ thể và thường xuyên dẫn đến kết quả chưa cao. Điều đó, xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Đến nay chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào thật đầy đủ, hoàn chỉnh về lý luận và thực tiễn về hoạt động XHHGD phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là hoạt động quản lý XHHGD của hiệu trưởng các trường tiểu học. Thực tế, ở các trường tiểu học việc quản lý hoạt động XHHGD của nhà trường còn nhiều bất cập. Chính vì vậy, việc tổ chức quản lý hoạt động XHHGD của nhà trường cần phải có những biện pháp quản lý khoa học mới góp phần thực hiện hiệu quả hơn hoạt động xã hội hóa giáodục ở các trường tiểu học tại địa bàn nghiên cứu. Xuất phát từ những cơ sở trên tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động XHHGD tại các trường tiểu học Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh” là cần thiết để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng về hoạt động XHHGD và quản lý hoạt động XHHGD tại trường tiểu học.Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động XHHGD tại các trường tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng quản lý hoạt động XHHGD tại trường tiểu học Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
  16. 4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động quản lý XHHGD của hiệu trưởng trường tiểu học. 3.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động XHHGD và quản lý hoạt động XHHGD tại các trường tiểu học Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. 3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động XHHGD tại các trường tiểu học Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Giả thuyết khoa học XHHGD là một trong những chủ trương đúng đắn nhằm tạo cơ hội cho các thành phần kinh kế tham gia đóng góp vào lĩnh vực giáo dục, đồng thời giảm một phần gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, quản lý hoạt động này có vai trò rất quan trọng. Nếu xây dựng được các biện pháp quản lý hoạt động XHHGD phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động XHHGD tại các trường tiểu học Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh 5. Khách thể - Đối tượng nghiên cứu – Phạm vi nghiên cứu 5.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động quản lý XHHGD của Hiệu trưởng các trường tiểu học. 5.2. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động XHHGD tại các trường tiểu học Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. 5.3. Phạm vi nghiên cứu 5.3.1. Về đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động XHHGD tại các trường tiểu học Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. 5.3.2. Về khách thể khảo sát Cán bộ quản lý; Các tổ trưởng chuyên môn; giáo viên; Cha Mẹ học sinh trường tiểu học: Nguyễn Thái Sơn, Phan Đình Phùng; Nguyễn Sơn Hà; Trần Quang Diệu,Trần Quốc Thảo Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. 5.3.3. Thời gian khảo sát: Năm học 2018-2019.
  17. 5 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Mục đích: Sử dụng các phương pháp: Phân tích- tổng hợp, phân loại tài liệu, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu có liên quan để phân tích và làm rõ lý luận về hoạt động quản lý của hiệu trưởng trong việc XHHGD tại các trường tiểu học. Nội dung: Trên cơ sở đó xác định các khái niệm công cụ và xây dựng khung lý thuyết cho đề tài. Đối tượng: Hồ sơ quản lý hoạt động XHHGD của 05 trường tiểu học Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Mục đích: Thu thập các thông tin, số liệu về thực trạng quản lý hoạt động XHHGD tại các trường tiểu học. Nội dung: Thực trạng tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá quản lý hoạt động XHHGD tại các trường tiểu học. Đối tượng: Giáo viên,Cha Mẹ học sinh tại các trường tiểu học. 6.3. Phương pháp thống kê toán học Mục đích: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu, kết quả nghiên cứu thu thập được trong quá trình nghiên cứu. Nội dung: Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý. Đối tượng: Các thông tin thu thập được từ các phương pháp điều tra sau khi mã hóa. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn dự kiến gồm có 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động XHHGD tại các trường tiểu học Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 2: Thực trạng về quản lý hoạt động XHHGD tại các trường tiểu học Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động XHHGD tại các trường tiểu học Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
  18. 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài XHHGD không phải là vấn đề hoàn toàn mới. Đó là bước phát triển của một chủ trương giáo dục được thực thi qua nhiều năm. Ở nước ngoài, hoạt động XHHGD đã được quan tâm và nghiên cứu từ rất sớm. Các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Singgapo đến Pháp, Nga, Đức…đều khẳng định XHHGD (là vấn đề vô cùng quan trọng). Trong quá trình toàn cầu hóa ngày nay, nhiều quốc gia phương Tây càng chú trọng phát triển giáo dục, coi đấy như một nhiệm vụ quan trọng của nhà nước trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Họ ý thức rất rõ rằng trong thế giới ngày càng trở nên “phẳng” và mọi thứ đều giống nhau, một dân tộc muốn “nhận diện” được so với các dân tộc khác chỉ có thể dựa vào bản sắc dân tộc và nếu bản sắc dân tộc không còn thì điều đó đồng nghĩa với thảm họa dân tộc ấy sẽ bị xóa sổ, hòa tan. Tại Cộng Hoà Liên Bang Đức học sinh, sinh viên ở đây từ cấp phổ thông đến đại học đều được hưởng chế độ miễn học phí. Ngoài ra, riêng những học sinh, sinh viên nghèo (không đủ điều kiện vật chất sống tối thiểu) còn được nhà nước trợ cấp, “bù” thêm tài chính để họ có thể an tâm sống và học tập. Ngoài hệ thống trường công lập, tại Đức có tới 2.500 trường tư. Trong số ấy, theo quy định của pháp luật, bất kỳ trường tư nào được nhà nước công nhận văn bằng có giá trị tương đương trường công thì nhà nước có nghĩa vụ cung cấp toàn bộ tài chính cho hoạt động của trường đó. Điều này cho thấy giáo dục trong mọi trường hợp là nhiệm vụ không thể tách rời của nhà nước, kể cả khi giáo dục được xã hội hóa và cho tư nhân tham gia. Ở Đức, trong hội đồng xét chọn chương trình của trường cũng như ở cấp thành phố, ngoài thành phần thầy cô, bắt buộc phải có đại diện học sinh tham gia. Ngoài ra, mỗi trường đều có một hội đồng riêng của học sinh, sinh viên (để đánh giá, góp ý cho nhà trường về chương trình, phương pháp giảng dạy…) và vì nó giúp cho nhà nước thực hiện tốt
  19. 7 hơn nhiệm vụ của mình nên hoạt động của hội đồng này cũng nằm trong số đối tượng mà nhà nước có nghĩa vụ hỗ trợ, đặc biệt là về mặt tài chính (Nguyễn Vân Nam, 2009). 1.2.2. Các nghiên cứu trong nước Từ Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986) đất nước chuyển sang thời kỳ mới, trong đó có giáo dục cũng đã bước vào một giai đoạn phát triển thuận lợi. Đường lối đổi mới đã mở đầu cho sự phát triển mới trong tư duy giáo dục. Giáo dục đứng trước thử thách buộc phải phát triển với một trình độ mới để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Bài học lịch sử của sự phát triển giáo dục được khơi dậy và nâng cao trên tầm tư duy mới. Đến Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã đặt dấu mốc quan trọng trong lịch sử xây dựng và phát triển nển giáo dục Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng thảo luận và ra Nghị quyết về sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Cũng từ sau Đại hội lần thứ VII, trên các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các tài liệu khoa học giáo dục, trên sách báo chúng ta thường gặp thuật ngữ “xã hội hóa” đối với các lĩnh vực hoạt động như chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, dân số - kế hoạch hóa gia đình, thể dục thể thao, giáo dục và đào tạo v.v…. Cũng trong thời kỳ đổi mới này, nhiều nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục đã bàn luận nhiều về XHHGD. Đặc biệt, tác giả Phạm Minh Hạc đã viết nhiều tài liệu về XHHGD, nhiều bài phát biểu chỉ đạo phong trào XHHGD. Trong cuốn “Xã hội hóa công tác giáo dục” xuất bản năm 1997 do ông làm tổng chủ biên, đã khẳng định: “Xã hội hóa công tác giáo dục là một tư tưởng chiến lược, một bộ phận của đường lối giáo dục, một con đường phát triển giáo dục nước ta” (Phạm Minh Hạc, 1997). Trong cuốn “Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI”, tác giả Phạm Minh Hạc một lần nữa khẳng định: “Sự nghiệp giáo dục không phải chỉ là của Nhà nước, mà là của toàn xã hội: mọi người cùng làm giáo dục, Nhà nước và xã hội, trung ương và địa phương cùng làm giáo dục, tạo nên một cao trào học tập trong toàn dân (Phạm Minh Hạc, 1999).
  20. 8 Tác giả Phạm Tất Dong trong cuốn “Xã hội hóa công tác giáo dục” đã làm rõ nội hàm khái niệm xã hội hóa công tác giáo dục và coi xã hội hóa là một khái niệm đã vận động trong thực tiễn đấu tranh cách mạng ở Việt Nam, qua mỗi giai đoạn, khái niệm đó lại được phát triển thêm, nội hàm phong phú hơn. Trong lời giới thiệu cuốn sách “Những nhân tố mới về giáo dục trong công cuộc đổi mới” Phạm Tất Dong đã nhấn mạnh “phát triển giáo dục theo tinh thần xã hội hóa”. Ông đề cao việc huy động toàn dân vào sự nghiệp cách mạng, coi đó là một tư tưởng chiến lược của Đảng, “tư tưởng đó được tổng kết lại không chỉ là một bài học kinh nghiệm tầm cỡ lịch sử, mà trở thành một nguyên lý của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng “xã hội hóa” giáo dục được thừa nhận như là một nhân tố mới trong sự nghiệp giáo dục hiện nay. Hơn thế “với tư cách là nhân tố mới của sự phát triển giáo dục, tư tưởng “xã hội hóa” công tác giáo dục lại tạo ra những điều kiện để xuất hiện những nhân tố mới khác trong quá trình vận động đi lên của các phong trào giáo dục. Những điều kiện đó chính là những kinh nghiệm rút ra từ thực tế sinh động của giáo dục, trên cơ sở đó tư duy giáo dục trở nên sâu sắc, nhờ đó, nhiều bài toán giáo dục – đào tạo đã được giải một cách hợp lý (Tập thể tác giả, 1996). Viện khoa học giáo dục đã triển khai khá nhiều năm một hệ thống đề tài về XHHGD, tổng kết kinh nghiệm, phát triển lý luận, đề xuất cơ chế XHHGD. Năm 1999 cuốn sách “Xã hội hóa công tác giáo dục - Nhận thức và hành động” của Viện khoa học giáo dục do tập thể tác giả Bùi Gia Thịnh, Võ Tấn Quang, Nguyễn Thanh Bình, là một bước hoàn thiện về nhận thức lý luận và hướng dẫn thực tiễn. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có “Đề án XHHGD và đào tạo”, đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp XHHGD ở tầm vĩ mô, nhằm tạo ra những chuyến biến cơ bản trong giáo dục – đào tạo, chuẩn bị tốt nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong hai chục năm đầu của thế kỷ XXI (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 1998). Nhân kỷ niệm 40 năm thành lập Viện Khoa học giáo dục năm 2001, từ góc độ giáo dục, cuốn sách “XHHGD” do Võ Tấn Quang chủ biên cùng tập thể các tác giả Trần Kiểm, Nguyễn Thanh Bình, Lê Đức Phúc, Thái Duy Tuyên, Nguyễn Văn Đản, Đào Huy Ngận đã khẳng định: Xã hội hóa công tác giáo dục- một phương thức thực
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2