intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn ở các Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp Tỉnh Thái Bình

Chia sẻ: Ganuongmuoiot | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

25
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý thực hiện quy chế chuyên môn ở các Trung tâm GDTX&HN Tỉnh Thái Bình, đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý thực hiện quy chế chuyên môn ở các Trung tâm GDTX&HN Tỉnh Thái Bình, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của Trung tâm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn ở các Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp Tỉnh Thái Bình

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM THỊ HỒNG PHƯƠNG QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN VÀ HƯỚNG NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM THỊ HỒNG PHƯƠNG QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN VÀ HƯỚNG NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Tính THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận văn Phạm Thị Hồng Phương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN i http://www.lrc.tnu.edu.vn
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, với tình cảm và sự biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn: Khoa Tâm lý giáo dục, Phòng Sau đại học, Hội đồng khoa học, các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tận tình tham gia giảng dạy lớp thạc sỹ Quản lý giáo dục khoá 2014 - 2016 của trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, các thầy cô đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện, quan tâm và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Đặc biệt tôi xin bày tỏ và biết ơn sự giúp đỡ tận tình của Phó Giáo sư - Tiến sỹ - Nguyễn Thị Tính là người trực tiếp hướng dẫn đã quan tâm, chỉ bảo và giúp đỡ tôi một cách thiết thực nhất trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình, các đồng chí Giám đốc, Phó Giám đốc, các cán bộ quản lý, các thầy giáo, cô giáo đang công tác, trực tiếp giảng dạy tại năm Trung tâm GDTX&HN Tỉnh Thái Bình đã tận tình giúp đỡ, cung cấp đầy đủ các số liệu theo yêu cầu, tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành khoá học và bản luận văn này. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2016 Tác giả luận văn Phạm Thị Hồng Phương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN ii http://www.lrc.tnu.edu.vn
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................... iii NHỮNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN .................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. v MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 2 4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3 6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 8. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN VÀ HƯỚNG NGHIỆP .............................................................................................. 5 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 5 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về quản lý thực hiện quy chế chuyên môn trên thế giới ................................................................................................................. 5 1.1.2. Nghiên cứu về quản lý thực hiện quy chế chuyên môn ở Việt Nam ........ 5 1.2. Các khái niệm công cụ.................................................................................. 7 1.2.1. Quy chế chuyên môn ................................................................................. 7 1.2.2. Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn .................................................... 8 1.2.3. Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp ................................................................... 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iii http://www.lrc.tnu.edu.vn
  6. 1.3. Những vấn đề cơ bản về quản lý thực hiện quy chế chuyên môn tại các Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp ....................................... 10 1.3.1.Cơ sở pháp lý của quản lý thực hiện quy chế chuyên môn ở Trung tâm Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp ....................................... 10 1.3.2. Vai trò của quản lý thực hiện quy chế chuyên môn đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục............................................................................................ 12 1.3.3. Đặc điểm của Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp ..... 13 1.3.4. Nội dung quản lý thực hiện quy chế chuyên môn ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp ........................................................................ 14 1.4. Giám đốc trong quản lý thực hiện quy chế chuyên môn ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp ................................................................. 27 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thực hiện quy chế chuyên môn ........... 33 1.5.1. Các yếu tố chủ quan................................................................................. 33 1.5.2. Các yếu tố khách quan ............................................................................. 34 Kết luận Chương 1 ............................................................................................. 34 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN MÔN TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN VÀ HƯỚNG NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH .......................................................... 35 2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng ....................................................................... 35 2.1.1. Vài nét về các Trung tâm Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp Tỉnh Thái Bình ....................................................................................... 35 2.1.2. Mục tiêu khảo sát ..................................................................................... 36 2.1.3. Nội dung khảo sát .................................................................................... 37 2.1.4. Khách thể khảo sát ................................................................................... 37 2.1.5. Phương pháp khảo sát .............................................................................. 37 2.2. Thực trạng thực hiện quy chế chuyên môn ở các Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp Tỉnh Thái Bình .............................................. 37 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
  7. 2.2.1. Nhận thức của giáo viên về thực hiện quy chế chuyên môn ở các Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp Tỉnh Thái Bình ........................ 37 2.2.2. Thực trạng thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên ở các Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp Tỉnh Thái Bình ............................... 38 2.3. Thực trạng quản lý thực hiện quy chế chuyên môn ở các Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp Tỉnh Thái Bình ....................................... 44 2.3.1. Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học ở các Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp Tỉnh Thái Bình ................................................................................................. 44 2.3.2. Thực trạng quản lý sinh hoạt của tổ chuyên môn ở các Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp Tỉnh Thái Bình ....................................... 45 2.3.3. Thực trạng quản lý thực hiện nề nếp chuyên môn của giáo viên trong việc soạn bài, lên lớp ở các Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp Tỉnh Thái Bình ....................................................................................... 47 2.3.4. Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học của giáo viên ở các Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp Tỉnh Thái Bình ........................................................................................ 48 2.3.5. Thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng của giáo viên ở các Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp Tỉnh Thái Bình................................................................................................. 50 2.3.6. Thực trạng quản lý việc thực hiện nền nếp của giáo viên ở các Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp Tỉnh Thái Bình ............................... 51 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thực hiện quy chế chuyên môn ở các Trung tâm Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp Tỉnh Thái Bình..............52 2.4.1. Các yếu tố chủ quan .............................................................................................52 2.4.2. Các yếu tố khách quan .........................................................................................53 2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý thực hiện quy chế chuyên môn ở các Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp Tỉnh Thái Bình .....................54 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn
  8. 2.5.1. Những ưu điểm ........................................................................................ 54 2.5.2. Những hạn chế ......................................................................................... 55 Kết luận chương 2.............................................................................................. 56 Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN VÀ HƯỚNG NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH ......................................................... 57 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp .............................................................. 57 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích ......................................................... 57 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế hoạch, tính hệ thống .................................. 57 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả .......................................................... 57 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển......................................................... 58 3.2. Các biện pháp quản lý ................................................................................ 58 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về việc chấp hành quy chế chuyên môn ........................................................................................................ 58 3.2.2. Thường xuyên hoàn thiện quy chế chuyên môn và tổ chức thực hiện quy chế chuyên môn ................................................................................................. 60 3.2.3. Chỉ đạo tổ chuyên môn đổi mới sinh hoạt của tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, tăng cường sinh hoạt chuyên đề chuyên môn ................... 65 3.2.4. Xây dựng cơ chế giám sát hoạt động chuyên môn của giáo viên 3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp ...................................................................................... 66 3.2.5. Huy động các nguồn lực kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chuyên môn và hoạt động của giáo viên ................................................................................ 76 3.2.6. Phát huy vai trò tự kiểm tra, đánh giá của tổ chuyên môn, giáo viên trong thực hiện quy chế chuyên môn .......................................................................... 78 3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp .......................... 81 3.3.1. Mục đích khảo nghiệm ............................................................................ 81 3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm ........................................................................... 81 3.3.3. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................... 81 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN vi http://www.lrc.tnu.edu.vn
  9. Kết luận chương 3.............................................................................................. 84 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 85 1. Kết luận .......................................................................................................... 85 2. Khuyến nghị................................................................................................... 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................88 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN vii http://www.lrc.tnu.edu.vn
  10. NHỮNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN BGD&ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo CBQL : Cán bộ quản lý CC-VC : Công chức - Viên chức CM : Chuyên môn CNTT : Công nghệ thông tin CSTĐ : Chiến sỹ thi đua ĐDDH : Đồ dùng dạy học DH : Dạy học GD : Giáo dục GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo GDTX&HN : Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp GV : Giáo viên GVDG : Giáo viên dạy giỏi HĐ : Hoạt động NCKH : Nghiên cứu khoa học PPCT : Phân phối chương trình PPDH : Phương pháp dạy học QCCM : Quy chế chuyên môn SGK : Sách giáo khoa SKKN : Sáng kiến kinh nghiệm TBDH : Thiết bị dạy học Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê chất lượng học lực của học viên BT.THPT tại 5 Trung tâm GDTX&HN Tỉnh Thái Bình trong các năm học............................... 36 Bảng 2.2. Thực trạng thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học của giáo viên ở các Trung tâm GDTX&HN ............................................ 38 Bảng 2.3. Thực hiện quy chế lên lớp của giáo viên ở TTGDTX&HN tỉnh Thái Bình .......................................................................................... 40 Bảng 2.4. Quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình, kế hoạch giảng dạy của các Giám đốc TTGDTX&HN Tỉnh Thái Bình .............................. 44 Bảng 2.5. Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn của các Giám đốc TTGDTX&HN Tỉnh Thái Bình .................................................................................. 46 Bảng 2.6. Thực trạng quản lý thực hiện nề nếp chuyên môn của giáo viên trong việc soạn bài, lên lớp ......................................................................... 47 Bảng 2.7. Quản lý đổi mới phương pháp của giáo viên ở các TTGDTX&HN Tỉnh Thái Bình .................................................................................. 49 Bảng 2.8. Các biện pháp kiểm tra đánh giá thực hiện nề nếp của giáo viên ở các TTGDTX& HN Tỉnh Thái Bình ....................................................... 51 Bảng 3.1. Tiêu chí để kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn ........ 68 Bảng 3.2. Phiếu đánh giá, xếp loại một tiết dạy theo công văn Số 10227/THPT của Bộ GD&ĐT, ngày 11/9/2001 về hướng dẫn đánh giá và xếp loại giờ dạy ............................................................................................... 73 Bảng 3.3. Bảng theo dõi kết quả thực hiện các tiêu chí về việc thực hiện QCCM của GV ............................................................................................... 75 Bảng 3.4. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết .................................................. 82 Bảng 3.5. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi ..................................................... 83 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn
  12. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở Việt Nam giáo dục được xác định là quốc sách hàng đầu và đã có một sự đầu tư đáng kể. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chất lượng giáo dục của Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh giá về tồn tại của giáo dục là chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp, nhiều vấn đề hạn chế, yếu kém chậm được khắc phục. Trong đó công tác quản lý giáo dục, đào tạo chậm đổi mới và còn nhiều bất cập. Những hiện tượng tiêu cực, như bệnh thành tích, thiếu trung thực trong đánh giá kết quả giáo dục, trong học tập, tuyển sinh, thi cử, cấp bằng và tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan kéo dài, chậm được khắc phục. Đại hội đã đề ra một số định hướng phát triển ngành giáo dục và đào tạo trong đó nhấn mạnh việc tăng cường công tác quản lý giáo dục, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục và đào tạo, chống bệnh thành tích. Hoạt động chuyên môn là hoạt động cơ bản, chủ yếu trong trường học nó quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên chất lượng hoạt động chuyên môn phụ thuộc vào chất lượng quản lý chuyên môn, đặc biệt là quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn. Trong hoạt động quản lý của nhà trường thì quản lý thực hiện quy chế chuyên môn là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và được đặt lên hàng đầu trong công tác quản lý. Biện pháp quản lý thực hiện quy chế chuyên môn có vai trò đặc biệt vì nó tác động trực tiếp đến đội ngũ giáo viên, yếu tố quyết định chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường. Thực tế ở các Trung tâm GDTX&HN Tỉnh Thái Bình đã có những đổi mới nhất định về công tác quản lý thực hiện quy chế chuyên môn, song kết quả đạt được chưa cao. Những biện pháp quản lý thực hiện quy chế chuyên môn đã áp dụng vào công tác quản lý hầu hết là do kinh nghiệm bản thân hoặc kinh nghiệm của người đi trước truyền lại cho người đi sau hoặc thông qua tự học là chính. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chuyên môn ở các Trung tâm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 1 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  13. GDTX&HN Tỉnh Thái Bình nhằm đưa ra các biện pháp quản lý thực hiện quy chế chuyên môn phù hợp với phát triển nền giáo dục trong thời kỳ đổi mới của đất nước là vấn đề cấp thiết. Xuất phát từ những lý do nêu trên tôi chọn nghiên cứu đề tài: "Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn ở các Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp Tỉnh Thái Bình". 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý thực hiện quy chế chuyên môn ở các Trung tâm GDTX&HN Tỉnh Thái Bình, đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý thực hiện quy chế chuyên môn ở các Trung tâm GDTX&HN Tỉnh Thái Bình, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của Trung tâm. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động quản lý của Giám đốc ở các Trung tâm GDTX&HN 3.2 Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp quản lý của Giám đốc đối với việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV ở các Trung tâm GDTX&HN Tỉnh Thái Bình. 4. Giả thuyết khoa học Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn ở các Trung tâm GDTX&HN Tỉnh có vai trò quan trọng, có tác dụng tạo động lực và khung pháp lý cho hoạt động chuyên môn đạt hiệu quả cao, trong những năm qua các Trung tâm GDTX&HN Tỉnh Thái Bình đã quan tâm tới việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên và đã đưa ra nhiều biện pháp quản lý thực hiện quy chế chuyên môn ở các Trung tâm do mình quản lý, bước đầu đã thu được những kết quả tốt. Tuy nhiên vẫn còn có những bất cập, vướng mắc trong quá trình quản lý hoạt động này, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý thực hiện quy chế chuyên môn phù hợp với thực tiễn hoạt động của Trung tâm thì sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục của các Trung tâm GDTX&HN. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 2 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  14. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý thực hiện quy chế chuyên môn ở các Trung tâm GDTX&HN 5.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý thực hiện quy chế chuyên môn ở các Trung tâm GDTX&HN Tỉnh Thái Bình. 5.3. Đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý thực hiện quy chế chuyên môn ở các Trung tâm GDTX&HN Tỉnh Thái Bình. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn nội dung, đối tượng nghiên cứu 6.1.1. Hoạt động chuyên môn ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp Tỉnh Thái Bình gồm hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục trong đó có hoạt động giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề, trong điều kiện và thời gian có hạn, tác giả luận văn chỉ nghiên cứu về quản lý thực hiện quy chế chuyên môn dạy học văn hóa của giáo viên đối với hệ giáo dục học vấn phổ thông ở các Trung tâm GDTX&HN Tỉnh Thái Bình. 6.1.2. Nghiên cứu tại các Trung tâm GDTX&HN Tỉnh Thái Bình, các số liệu điều tra được lấy từ năm học 2012-2013 đến năm 2014-2015, điều tra trên 5 Trung tâm. 6.2. Giới hạn khách thể khảo sát 40 cán bộ quản lý và 120 giáo viên của các Trung tâm GDTX&HN Tỉnh Thái Bình 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu, văn bản có liên quan đến quản lý thực hiện quy chế chuyên môn nhằm xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra giáo dục Chúng tôi sử dụng các bảng hỏi dành cho Giám đốc, Phó Giám đốc, cán bộ quản lý đào tạo, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, học sinh để thu thập Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 3 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  15. thông tin về thực trạng quản lý thực hiện quy chế chuyên môn ở các Trung tâm GDTX&HN Tỉnh Thái Bình. 7.2.2. Phương pháp quan sát Quan sát hoạt động quản lý của cán bộ quản lý, hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh ở các Trung tâm GDTX&HN Tỉnh Thái Bình để thu thập thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn trực tiếp các Giám đốc về công tác quản lý thực hiện quy chế chuyên môn ở các Trung tâm GDTX&HN Tỉnh Thái Bình. 7.2.3. Phương pháp chuyên gia Thu thập ý kiến đánh giá của Giám đốc để khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đề tài đề xuất. 7.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm Nghiên cứu các sản phẩm của quản lý đó là hệ thống các văn bản về quản lý chuyên môn và sản phẩm của giáo viên triển khai thực hiện. 7.3. Phương pháp bổ trợ Sử dụng các công thức thống kê toán học trong khoa học giáo dục với sự hỗ trợ của phần mềm nhập số liệu EPIDATA3.1 và phần mềm phân tích số liệu SPSS22.0 để xử lý kết quả nghiên cứu. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài danh mục ký hiệu, chữ viết tắt, phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thực hiện quy chế chuyên môn ở các Trung tâm GDTX&HN. Chương 2: Thực trạng quản lý thực hiện quy chế chuyên môn ở các Trung tâm GDTX&HN Tỉnh Thái Bình. Chương 3: Biện pháp quản lý thực hiện quy chế chuyên môn ở các Trung tâm GDTX&HN Tỉnh Thái Bình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 4 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  16. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN VÀ HƯỚNG NGHIỆP 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về quản lý thực hiện quy chế chuyên môn trên thế giới Trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, các nhà nghiên cứu giáo dục đã đi sâu nghiên cứu về vai trò và trách nhiệm của đội ngũ CBQL trong việc quản lí HĐ dạy học trong nhà trường. V.A.Xukhomlinxki, V.P. Xtrezicondin, Jaxapob đã nghiên cứu và đề ra một số vấn đề quản lí của HT ở trường phổ thông như vấn đề phân công nhiệm vụ giữa HT và PHT. Các tác giả đã thống nhất và khẳng định HT phải là người lãnh đạo toàn diện và chịu trách nhiệm trong công tác quản lí nhà trường. P.V. Zimin, M.I.Konđakôp đã đi sâu nghiên cứu công tác lãnh đạo hoạt động giáo dục, giáo dục trong nhà trường và xem đây là khâu then chốt trong công tác quản lí của HT [20]. Tác giả đề xuất các biện pháp quản lý nói chung và biện pháp quản lý chuyên môn nói riêng. 1.1.2. Nghiên cứu về quản lý thực hiện quy chế chuyên môn ở Việt Nam Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn là nhiệm vụ trọng tâm của người quản lý các cơ sở giáo dục, đồng thời cũng là nội dung quan trọng nhất trong công tác quản lý trường học. Chính vì vậy vấn đề quản lý thực hiện quy chế chuyên môn luôn được các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà quản lý giáo dục đề cập trong các công trình nghiên cứu khoa học, giáo trình giảng dạy của các trường Đại học sư phạm, các luận văn chuyên ngành quản lý giáo dục. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu, chủ yếu về mặt lý luận như vai trò của Hiệu trưởng trường phổ thông trong quản lý trường học nói Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 5 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  17. chung và quản lý chuyên môn nói riêng, các công trình đó có thể kể đến là các công trình của các tác giả: Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Ngọc Quang, Hà Sỹ Hồ, Nguyễn Văn Lê, Lê Tuấn ...trong các công trình đó các tác giả đã nhấn mạnh vai trò của quản lý trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Tác giả Hà Sỹ Hồ cho rằng "Trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo việc quản lý chuyên môn là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường" [12]. Biện pháp giáo dục chính trị tư tưởng cho giáo viên và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để xây dựng tiềm lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên cũng là biện pháp được tác giả Nguyễn Văn Lê, chú trọng trong các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng. [14 ]. Về vai trò công tác quản lý trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, tác giả Lê Ngọc Trà, Nguyễn Ngọc Thanh cũng nhấn mạnh trong tài liệu Giáo dục tiểu học- những vấn đề đặt ra ở các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương như sau: Các nhà làm công tác quản lý giáo dục phải không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng điều hành và quản lý của mình để qua đó tác động có hiệu quả vào quá trình cải tiến chất lượng ở các khâu, các bộ phận của hệ thống giáo dục ở cấp vi mô cũng như vĩ mô. Các công trình khoa học này với tầm vóc quy mô cũng như ý nghĩa, lý luận và thực tiễn nhất định trong quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường học, tuy nhiên các công trình này chủ yếu chỉ nghiên cứu về mặt lý luận. song vấn đề nghiên cứu các biện pháp quản lý thực hiện quy chế chuyên môn, nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn của giáo viên phổ thông đặc biệt là cấp THCS, chưa được đề cập cụ thể, đầy đủ và chi tiết trong khoa học giáo dục. Gần đây một số luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục chuyên ngành quản lý giáo dục bước đầu tổ chức nghiên cứu thực trạng và hệ thống được một số vấn đề về quản lý cũng như đề xuất một số biện pháp quản lý trường học như đề tài: "Biện pháp quản lý hoạt động dạy và giao lưu thầy trò nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh THPT tỉnh Gia Lai" của Trần Ngọc Chi (1997); "Một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 6 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  18. số biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng nhằm góp phần nâng cao kết quả học tập cho học sinh THPT thị xã Sơn La" của Nguyễn Khắc Tâm (2000); Quản lý hoạt động dạy học của Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với các trường THCS ở huyện Ý Yên tỉnh Nam Định” của Bùi Anh Đào (2012)…, Có nhiều đề tài luận văn thạc sĩ đã quan tâm đến vai trò của tổ chuyên môn trong quản lý hoạt động chuyên môn đó là các công trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Thu Hà, Triệu Thị Chính, Nguyễn Thị Oanh đã khai thác vấn đề quản lý hoạt động của tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy học. Gần đây tác giả Nguyễn Thị Thúy nghiên cứu “ Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn ở Trường THCS Thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh” và đã chỉ ra những biện pháp của Hiệu trường trong quản lý thực hiện quy chế chuyên môn. Nhìn chung các đề tài đã tập trung nghiên cứu các vấn đề về: lý luận quản lý; quản lý giáo dục; quản lý trường học, đã khảo sát được thực trạng công tác quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng và đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng. Kết quả nghiên cứu các đề tài trên đã đóng góp vào việc làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của giáo viên và phổ biến một số kinh nghiệm quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý ở từng địa phương. Tuy nhiên với mô hình đặc thù quản lý chuyên môn ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp thì có thiếu vắng những đề tài nghiên cứu, chính vì lý do trên nên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp. 1.2. Các khái niệm công cụ 1.2.1. Quy chế chuyên môn Quy chế chuyên môn được hiểu là một văn bản pháp luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, quy định các hoạt động CM mà GV phải thực hiện, là cơ sở để các nhà quản lý trường học thực hiện các hoạt động kiểm tra đánh giá CM đối với GV. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 7 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  19. 1.2.2. Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn Là việc sử dụng các chức năng quản lý để làm cho các hoạt động chuyên môn đi đúng theo quĩ đạo, đảm bảo các yêu cầu nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên trong nhà trường. 1.2.3. Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp Quản lý là những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng và khách thể quản lý nhằm chỉ huy điều hành mọi hoạt động của tổ chức, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ tổ chức đã đề ra nâng cao chất lượng hiệu quả công việc. Giám đốc Trung tâm GDTX&HN là người đứng đầu nhà trường, chịu trách nhiệm trước cấp trên và nhà trường về quản lý Trung tâm GDTX&HN với việc thực hiện có hiệu quả những chức năng, nhiệm vụ của nhà trường. Giám đốc Trung tâm GDTX&HN phải thực hiện hàng loạt các hoạt động quản lý như quản lý hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, quản lý tài chính, cơ sở vật chất trường học, quản lý giáo viên, học sinh vv… Trong các nội dung quản lý nêu trên có một nội dung quản lý giữ vai trò quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng dạy học, giáo dục của giáo viên và nhà trường đó là quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên ở Trung tâm GDTX&HN. Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp hướng tới mục tiêu xây dựng nề nếp chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy và học, đảm bảo tính kỷ cương, kỷ luật trong trường học. Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên là những tác động có mục đích, có kế hoạch của Giám đốc đến giáo viên và các hoạt động chuyên môn của giáo viên nhằm giúp giáo viên thực hiện đúng những quy định có tính pháp quy về hoạt động chuyên môn ở Trung tâm GDTX&HN, thông qua đó tạo ra tính kỷ cương, kỷ luật đơn vị nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động dạy học, giáo dục của trung tâm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 8 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  20. Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên ở Trung tâm GDTX&HN có một số đặc điểm sau đây: Có nội dung quản lý gắn với nội dung chuyên môn dạy và học, nó theo sát quá trình dạy học của người giáo viên nên mục tiêu quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên là nâng cao chất lượng dạy học. Nó mang tính hành chính và tính sư phạm: Tính hành chính của quản lý thực hiện quy chế chuyên môn là nó mang những đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước về giáo dục - đào tạo, nó tuân thủ những nguyên tắc, phương pháp của quản lý hành chính nhà nước. Tính sư phạm là nó phải phù hợp với những quy luật khách quan của quá trình dạy học đó là những quy luật sau đây: + Quy luật về sự thống nhất giữa dạy và học, giữa thầy và trò + Quy luật về sự thống nhất biện chứng giữa dạy học và phát triển. + Quy luật về sự thống nhất giữa dạy học và giáo dục + Quy luật về sự thống nhất biện chứng giữa mục tiêu nội dung, chương trình dạy học với phương pháp, hình thức tổ chức dạy học vv… Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên mang tính pháp luật và mang tính cưỡng chế buộc giáo viên phải tuân thủ vì nó phải tuân thủ theo những quy định về hoạt động chuyên môn của Bộ Giáo dục - Đào tạo, của Sở Giáo dục - Đào tạo, của Phòng Giáo dục - Đào tạo và quy chế hoạt động của Trung tâm, quy định của bộ môn trong Trung tâm GDTX&HN. Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên phụ thuộc vào năng lực chuyên môn của Giám đốc, năng lực chính trị và năng lực quản lý của Giám đốc, phụ thuộc vào hoạt động kiểm tra, giám sát quy chế chuyên môn của Trung tâm trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 9 http://www.lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2