intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động tự học chương sóng ánh sáng cho học sinh THPT với sự hỗ trợ của mạng xã hội học tập Edmodo

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

18
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vận dụng các quan điểm hiện đại về lý luận dạy học vào việc tổ chức môi trường học tập trực tuyến thông qua mạng xã hội Edmodo, nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh THPT. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động tự học chương sóng ánh sáng cho học sinh THPT với sự hỗ trợ của mạng xã hội học tập Edmodo

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ HIỀN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CHƯƠNG SÓNG ÁNH SÁNG CHO HỌC SINH THPT VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA MẠNG XÃ HỘI HỌC TẬP EDMODO LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thái Nguyên, năm 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ HIỀN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CHƯƠNG SÓNG ÁNH SÁNG CHO HỌC SINH THPT VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA MẠNG XÃ HỘI HỌC TẬP EDMODO Ngành : Lý luận và phương pháp dạy học Vật lý Mã số : 8.140.111 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Minh Tân Thái Nguyên, năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan những nội dung trình bày trong luận văn này là kết quả đạt được của của tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một tạp chí hay một công trình khoa học nào khác. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hiền i
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Thầy Nguyễn Minh Tân đã luôn quan tâm, động viên, đôn đốc và giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cảm ơn Ban giám hiệu; quý Thầy, Cô tổ Vật lí; trường THPT Ngô Mây, Thị trấn Ngô Mây – Huyện Phù Cát – Tỉnh Bình Định, đã nhiệt tình giúp đỡ, trao đổi và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tế và kiểm nghiệm đề tài. Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và làm việc. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hiền ii
  5. MỤC LỤC Trang TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN .................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN VĂN ............................... vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài: .............................................................................................. 1 2. Mục tiêu đề tài. .................................................................................................. 1 3. Giả thiết khoa học của đề tài. ............................................................................. 1 4 . Phạm vi nghiên cứu. ......................................................................................... 1 5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. ...................................................................... 2 6. Đối tượng nghiên cứu của đề tài. ....................................................................... 2 7. Phương pháp nghiên cứu. .................................................................................. 2 8. Sản phẩm và đóng góp cụ thể của đề tài. ........................................................... 2 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CĂN CỨ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ...... 4 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .................................................................... 4 1.2. Cơ sở lí luận của đề tài. .................................................................................. 6 1.3. Căn cứ khoa học của dạy học tích cực............................................................ 7 1.3.1. Đặc trưng chung của các PPDH tích cực ..................................................................... 7 1.3.2. Một số phương pháp dạy học tích cực .......................................................................... 7 1.4. Cơ sở phương pháp luận của Dạy - tự học .................................................. 10 1.4.1. Đặc điểm và bản chất của dạy - tự học ....................................................................... 10 1.4.2. Các đặc trưng của dạy - tự học .................................................................................... 12 1.4.3. Tổ chức triển khai dạy - tự học:................................................................................... 13 1.5. Vai trò của CNTT trong việc hỗ trợ Dạy - Tự học ....................................... 15 1.5.1. Ứng dụng CNTT và mạng truyền thông trong Dạy học trên thế giới. .................... 15 iii
  6. 1.5.2. Ứng dụng CNTT và mạng truyền thông trong dạy học Việt Nam .......................... 17 Kết luận chương 1: ............................................................................................. 19 Chương 2. XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH TỰ HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC CỦA CHƯƠNG “SÓNG ÁNH SÁNG” ..................................................................... 20 2.1. Đặc điểm; vị trí, vai trò; nội dung; chuẩn kiến thức, kỹ năng, cấu trúc logic của chương “sóng ánh sáng” trong chương trình Vật Lý phổ thông. ............ 20 2.1.1. Đặc điểm: ....................................................................................................................... 20 2.1.2. Vị trí, vai trò: ................................................................................................................. 20 2.1.3. Phân tích nội dung dạy học của chương: .................................................................... 21 2.1.4. Chuẩn kiến thức, kỹ năng............................................................................................. 22 2.1.5. Cấu trúc logic của chương “Sóng ánh sáng”.............................................................. 24 2.2. Nghiên cứu tính năng và công dụng của mạng xã hội học tập Edmodo. ..... 24 2.2.1. Giới thiệu về mạng XHHT Edmodo........................................................................... 24 2.2.2. Các tính năng cơ bản của mạng XHHT Edmodo. ..................................................... 26 2.2.3. Ưu và nhược điểm của Edmodo.................................................................................. 29 2.2.4. Truy cập, tạo và quản lý tài khoản trên Edmodo. ...................................................... 29 2.2.5. Thiết kế trang Edmodo hỗ trợ tự học nội dung “Chương sóng ánh sáng”. ............. 33 2.2.6. Nghiên cứu quy trình, cách thức tổ chức môi trường học tập Edmodo. ................. 39 2.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu học tập chương “sóng ánh sáng”. ........................... 44 2.3.1. Tài liệu sách giáo khoa: ................................................................................................ 46 2.3.2. Bài giảng điện tử: .......................................................................................................... 47 2.3.3. Bài giảng dạng video clip (Hình 2.18):....................................................................... 47 2.3.4. Giáo án: .......................................................................................................................... 48 2.3.5. Thí nghiệm minh họa: .................................................................................................. 49 2.3.6. Hướng dẫn ôn tập: ........................................................................................................ 49 2.3.7. Ngân hàng câu hỏi và phần mềm trắc nghiệm trực tuyến. ....................................... 50 2.3.8. Tạo các diễn đàn tương tác và thảo luận nhóm trực tiếp. ......................................... 51 2.3.9. Hình ảnh......................................................................................................................... 52 2.4. Đề xuất tiến trình dạy – tự học chương “sóng ánh sáng” với sự hỗ trợ của trang mạng XH Edmodo. ........................................................................................ 54 iv
  7. 2.5. Tìm hiểu thực tế dạy và học chương "Sóng ánh sáng"- SGKVật lí 12 nâng cao ở trường THPT Ngô Mây: ............................................................................. 56 2.5.1. Mục đích: ....................................................................................................................... 56 2.5.2. Đối tượng khảo sát:....................................................................................................... 56 2.5.3. Nội dung khảo sát: ........................................................................................................ 56 2.5.4. Kết quả khảo sát: ........................................................................................................... 57 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................... 59 Chương 3. TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ ................................ 60 3.1. Mục đích: ...................................................................................................... 60 3.2. Phương pháp tiến hành ................................................................................. 60 3.3. Cách thức tiến hành: ..................................................................................... 60 3.4. Đối tượng thử nghiệm ................................................................................... 61 3.5. Nội dung triển khai : ..................................................................................... 61 3.6. Đánh giá kết quả TNSP ................................................................................ 62 3.6.1. Đánh giá định tính......................................................................................................... 62 3.6.2. Đánh giá định lượng ..................................................................................................... 65 3.6.3. Đánh giá chung về TNSP: ........................................................................................... 70 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................... 71 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 72 1. Kết luận ............................................................................................................ 72 2. Kiến nghị.......................................................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 73 Phụ lục v
  8. CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Từ viết tắt Ý nghĩa BDNLTH Bồi dưỡng năng lực tự học CNTT Công nghệ thông tin CSLL Cơ sở lý luận CSDL Cơ sở dữ liệu DH Dạy học GDĐT Giáo dục đào tạo GDPT Giáo dục phổ thông GV Giáo viên HS Học sinh NĐC Nhóm đối chứng NTN Nhóm thực nghiệm NLTH Năng lực tự học NCKH Nghiên cứu khoa học PPDH Phương pháp dạy học PPGD Phương pháp giáo dục PTDHS Phương tiện dạy học số THPT Trung học phổ thông TNSP Thực nghiệm sư phạm THCVĐ Tình huống có vấn đề TLĐTDH Tài liệu điện tử dạy học TLGKĐT Tài liệu giáo khoa điện tử SV Sinh viên XHHT Xã hội học tập iv
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN Trang Bảng 3.1. Tác động tích cực của việc sử dụng Edmodo trong dạy học ....................63 Bảng 3.2: Bảng thống kê điểm số (Xi) các bài kiểm tra tự luận ...............................65 Bảng 3.3: Bảng thống kê điểm số (Xi) các bài kiểm tra trắc nghiệm .......................65 Bảng 3.4: Bảng thống kê điểm số (Xi) cả 2 bài kiểm tra ..........................................66 Bảng 3.5: Phân bố tần xuất điểm ..............................................................................67 Bảng 3.6: Kết quả xử lí số liệu ..................................................................................68 v
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN VĂN Trang Hình 2.1: Giao diện trang chủ Edmodo ....................................................................30 Hình 2.2: Mẫu đăng ký thông tin cá nhân .................................................................30 Hình 2.3: Mẫu cập nhật thông tin GV. ......................................................................31 Hình 2.4: Trang cập nhật thông tin GV. ...................................................................31 Hình 2.5: Mẫu cập nhật thông tin GV. ......................................................................31 Hình 2.6a: Trang cài đặt thông tin cá nhân của GV ..................................................32 Hình 2.6b: Trang cài đặt thông tin cá nhân của GV .................................................32 Hình 2.7a,b: Mẫu tạo một lớp học. ...........................................................................34 Hình 2.8: Các chức năng hỗ trợ dạy học của Edmodo..............................................35 Hình 2.9: Tạo một bài khảo sát .................................................................................36 Hình 2.10 :Các bước giao bài tập trực tuyến. ...........................................................37 Hình 2.11: Cách tạo bài kiểm tra trắc nghiệm. .........................................................37 Hình 2.12: Các thông số của bài kiểm tra trắc nghiệm. ............................................38 Hình 2.13: Cơ sở dữ liệu học tập chương “sóng ánh sáng” .....................................45 Hình 2.14a, Hình 2.14b: Tài liệu sách giáo khoa trên Edmodo. ...............................46 Hình 2.15a, Hình 2.15b: Bài giảng dạng trình chiếu. ...............................................47 Hình 2.16 : Bài giảng dạng video clip. .....................................................................48 Hình 2.17: Các file trong mục giáo án. .....................................................................48 Hình 2.18: Các file trong mục thí nghiệm mô phỏng. ..............................................49 Hình 2.19: Các file trong mục hướng dẫn ôn tập. .....................................................49 Hình 2.20a: Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm và bài tập. ...........................................50 Hình 2.20b: Các dạng bài tập và phương pháp giải. .................................................50 Hình 2.20c: Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm. ............................................................51 Hình 2.20d: Bài tập tự luận .......................................................................................51 Hình 2.21: Tính năng cộng tác hiệu quả trên Edmodo. ............................................52 Hình 2.22: Diễn đàn thảo luận, tương tác theo các chủ đề trên Edmodo .................52 Hình 2.23: Các file trong mục hình ảnh ....................................................................53 Hình 2.24: Các hình ảnh trong file tia hồng ngoại, tia tử ngoại................................53 vi
  11. Hình 3.1: Biểu đồ phân bố điểm ...............................................................................66 Hình 3.2: Đồ thị phân bố điểm ..................................................................................66 Hình 3.3: Biểu đồ phân bố tần suất ...........................................................................67 Hình 3.4: Đồ thị phân bố tần suất .............................................................................67 Sơ đồ 1.1: Tiến trình giải quyết vấn đề .......................................................................9 Sơ đò 2.1: Cấu trúc logic của chương “sóng ánh sáng” ............................................24 Sơ đồ 2.2: Mô hình dạy học truyền thống đã áp dụng PPDH tích cực. ....................40 Sơ đồ 2.3: Mô hình dạy – tự học với sự hỗ trợ của mạng XHHT Edmodo. .............41 Sơ đồ 2.4: Tiến trình dạy học GQTHCVĐ ...............................................................55 vii
  12. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: 1. Thực hiện Nghị quyết số 29/NQ/TW ngày 4/11/2013 của BCH Trung ương khóa XI, về việc đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục- Đào tạo Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. [2] 2. Cụ thể hóa quan điểm chủ đạo và nhất quán của Đảng, Nhà nước và Bộ GD- ĐT trong đổi mới PPDH là: Lấy HS làm trung tâm, coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh. 3. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ giáo dục hiện đại, ứng dụng CNTT nhằm đáp ứng nhu cầu học tập linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với xu thế thời đại. 4. Hiện thực hóa chủ trương đổi mới chương trình GDPT do Bộ GD-ĐT sắp triển khai, trong đó nhấn mạnh định hướng phát triển 10 năng lực của học sinh phổ thông như: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực công nghệ, năng lực tin học vv...[6] 5. Kịp thời thực hiện Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT, ngày 8/8/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm 2017-2018 của ngành GDĐT (Điểm c, d, mục 5).[3] Kết luận: Việc lựa chọn đề tài “Tổ chức hoạt động tự học chương sóng ánh sáng cho học sinh THPT với sự hỗ trợ của mạng xã hội học tập Edmodo” là cần thiết, có căn cứ, và khả thi. 2. Mục tiêu đề tài. Vận dụng các quan điểm hiện đại về lý luận dạy học vào việc tổ chức môi trường học tập trực tuyến thông qua mạng xã hội Edmodo, nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh THPT. 3. Giả thuyết khoa học của đề tài. NẾU tổ chức tốt hoạt động học tập trực tuyến với sự trợ giúp của mạng xã hội học tập Edmodo THÌ năng lực tự học của học sinh THPT sẽ được cải thiện và dần nâng cao. 4 . Phạm vi nghiên cứu. - CHƯƠNG VI: SÓNG ÁNH SÁNG - CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 12. 1
  13. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. - NV1: Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc đổi mới phương pháp dạy học, cụ thể:  CSLL của việc đổi mới PPDH  Một số PPDH tích cực phổ biến hiện nay.  Cơ sở khoa học của tự học.  Căn cứ thực tiễn của việc học tập trực tuyến. - NV2: Nghiên cứu thực tiễn việc ứng dụng CNTT hỗ trợ dạy học: - NV 3: Nghiên cứu tính năng, công dụng của mạng XH học tập Edmodo. Cụ thể:  Tìm hiểu về tính năng, công dụng chính của mạng XHHT Edmodo.  Nghiên cứu quy trình, cách thức tổ chức môi trường học tập của Edmodo. - NV4: Thiết kế trang Edmodo hỗ trợ tự học nội dung “ Sóng ánh sáng” (Vật lý 12 THPT). Cụ thể:  Cài đặt, thiết lập hệ thống, tạo tài khoản và phân quyền quản trị, truy cập.  Xây dựng Cơ sở dữ liệu học tập nội dung “Sóng ánh sáng”  Xây dựng ngân hàng câu hỏi và phần mềm trắc nghiệm trực tuyến  Thiết kế các diễn đàn tương tác và thảo luận nhóm trực tuyến - NV 5: Tổ chức các lớp học, nhóm học tập thông qua sản phẩm đã thiết kế. - NV 6: Thử nghiệm (TNSP), đánh giá sản phẩm. 6. Đối tượng nghiên cứu của đề tài. Quá trình dạy học môn Vật lý và các PPDH tích cực ở bậc PTTH. 7. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lí luận. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp thực nghiệm. 8. Sản phẩm và đóng góp cụ thể của đề tài. 8.1. Đóng góp về mặt lý luận - Bổ sung một số luận cứ khoa học về ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học ở bậc PTTH. - Đề xuất một quy trình có tính nguyên tắc về phương pháp sử dụng mạng XHHT nhằm bồi dưỡng năng lực tự học cho HS bậc PTTH. 2
  14. 8.2 . Đóng góp về mặt thực tiễn Sản phẩm của đề tài là một công cụ dạy học trực tuyến bao gồm: - Cơ sở dữ liệu học tập được cấu trúc theo phương pháp dạy học tích cực. - Một trang học tập trực tuyến, sử dụng mạng XHHT Edmodo, cho phép Thầy và Trò truy cập, tương tác (Khai thác thông tin học tập, thảo luận nhóm, truy vấn, tra cứu, kiểm tra kiến thức… ) 3
  15. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CĂN CỨ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Một trong số những điểm mới của nền giáo dục tiên tiến là xây dựng “Công nghệ giáo dục” với nội hàm là “Một tập hợp gắn bó chặt chẽ những phương pháp, phương tiện và kĩ thuật học tập...” [1]. Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP, ngày 02 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ đã xác định mục tiêu đến 2020 là: Đổi mới PPGD theo 3 tiêu chí: Phát huy tính chủ động của người học; Sử dụng CNTT trong hoạt động dạy và học; Khai thác các nguồn học liệu giáo dục mở và nguồn học liệu trên mạng Internet...” [17]. Các nghiên cứu cụ thể về đổi mới PPDH theo hướng tích cực rất đa dạng và phong phú. Điển hình cho các nghiên cứu về đổi mới giáo dục, các mô hình phát triển giáo dục, các phương pháp tiếp cận giá trị trong khoa học giáo dục Việt Nam là các công trình nghiên cứu của Thái Duy Tuyên (Mục tiêu giáo dục và các mô hình giáo dục hiện đại) [22], Nguyễn Cảnh Toàn (Quá trình dạy - tự học) [21], Lê Thạc Cán (các mô hình giáo dục trong thế kỉ 21) [5], và nhiều nhà giáo dục khác như: Hoàng Tụy, Nguyễn Ngọc Lanh... Trong lĩnh vực đổi mới PPDH môn Vật lý, một số nhà khoa học có đóng góp lớn như: Pai Obanya, Juma Shabani, Peter Okebukola, Renikop, A.V. Perưskin ... , Nguyễn Đức Thâm, Lê Khánh Bằng, Phạm Xuân Quế, Phạm Hữu Tòng, Trần Đức Vượng, Lê Công Triêm, Nguyễn văn Khải, Tô Bình, Đỗ Hương Trà ... Ứng dụng công nghệ dạy học định hướng bồi dưỡng năng lực tự học cũng phát triển mạnh mẽ, có thể kể ra nghiên cứu của các tác giả: Jef peeraer (2011) về CNTT cho dạy học tích cực[13], Michiko Kaya (2003) về Hiện đại hóa DH Nhật bản [14], Lê Khánh Bằng (2000), Tô Văn Bình (2011), Vũ văn Tảo (2000), Nguyễn Minh Tân (2014), ... về Công nghệ DH và xu thế đổi mới giáo dục Đại học. Gần đây, một số đề tài, luận án tiến sĩ và luận văn cao học cũng đã tập trung nghiên cứu về việc ứng dụng Internet và các mạng xã hội học tập để hỗ trợ hoạt động 4
  16. dạy học nói chung và tự học nói riêng. Có thể nêu ra một số nghiên cứu gần đây nhất như: - “Tổ chức hoạt động DH Vật lí đại cương trong các trường ĐH theo học chế tín chỉ với sự hỗ trợ của E.learning” (Luận án Tiến sĩ giáo dục học của Lê Thanh Huy, Trường ĐHSP - Đại học Huế, 2013); [11] - “Xây dựng và sử dụng tài liệu giáo khoa điện tử hỗ trợ DH phần cơ - nhiệt vật lí 10 THPT (Luận án Tiến sĩ giáo dục học của Phan Nhật Khánh, Đại học Huế. 2012); [12] - “Sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong DH một số kiến thức cơ - nhiệt THPT”, (Luận án Tiến sĩ giáo dục của Trần Huy Hoàng, đại học Sư phạm Vinh. 2006); [10] - “Thí nghiệm thực hành ảo ứng dụng trong DH kỹ thuật công nghiệp lớp 12 THPT”, (Luận án Tiến sĩ giáo dục học của Lê Huy Hoàng, đại học Sư phạm Hà Nội 2005); [9] - “Nghiên cứu sử dụng MVT với Multimedia thông qua việc xây dựng và khai thác website dạy học vật lý 6 THCS”, (Luận án tiến sĩ Giáo dục của Vương Đình Thắng, Đại học Vinh, Nghệ An 2004); [20] - “Xây dựng và sử dụng Tài liệu điện tử dạy học nội dung về các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học, hỗ trợ dạy học môn Lí sinh y học cho sinh viên ngành y” (Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục học của Nguyễn Minh Tân, Đại học Thái Nguyên 2014) [ 18 ] ... Quan điểm chung của các công trình nghiên cứu nêu trên là đều thống nhất khẳng định nền tảng của lí luận dạy học hiện đại là: biến hoạt động học tập thành quá trình tự tìm tòi, nghiên cứu, rèn luyện, chú trọng bồi dưỡng năng lực tự học, phát huy tính tự lực, tích cực và sáng tạo của người học bằng cách ứng dụng CNTT vào dạy và học. Cụ thể: Người dạy có thể xây dựng các bài giảng, giáo trình điện tử, với nhiều chức năng tiện ích khác nhau; Xây dựng ngân hàng câu hỏi và phần mềm trắc nghiệm khách quan; Xây dựng các phần mềm mô phỏng, phòng thí nghiệm ảo, giúp người dạy và người học có thể tiến hành và quan sát được các thí nghiệm phức tạp, nguy hiểm hay những thí nghiệm xảy ra quá chậm;…Còn người học có thể học một cách 5
  17. dễ dàng, thuận tiện qua các trang web học tập, cũng có thể sử dụng các ứng dụng khác nhau để hỗ trợ việc học của mình như các ứng dụng nhằm xử lý số liệu, tính toán, đồ họa,…bằng cách ứng dụng CNTT này, người học có thể học bất cứ nơi đâu, bất kể thời gian nào mà không gò bó hay áp lực. Cùng với sự phát triển của CNTT và những tiến bộ của cơ sở hạ tầng thì ngày nay, các ứng dụng tiện ích, các trang web giành riêng cho học tập ngày càng nhiều, ví dụ như: Dropbox, Driver, và các mạng xã hội toàn cầu như Youtube, Twitler, Facbook, Instagram, Edmodo,… các ứng dụng này đều rất thân thuộc với người học từ bậc Đại học trở lên còn đối với đại đa các em học sinh thì ngoài Facebook ra, các ứng dụng khác có phần còn hơi xa lạ. Do đó, để học sinh có thể hứng thú hơn trong học tập giống như việc sử dụng Facebook, tác giả xin đề xuất một hướng nghiên cứu mới đó là “ ứng dụng trang mạng xã hội Edmodo để bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh”. Bởi Edmodo là một trang mạng xã hội giành riêng cho học tập, có giao diện vô cùng thân thiện, rất giống với Facebook. Tuy nhiên, không giống như Facebook, Edmodo được tổ chức dựa trên các mối quan hệ chứ không chỉ là bạn bè. Để tránh tình trạng bắt nạt nhau qua mạng, học sinh chỉ được phép đăng bài lên các lớp học. Ngoài ra, Edmodo còn rất nhiều tính năng hữu ích khác, tác giả xin trình bày bên dưới. Vì vậy, Edmodo là một ứng dụng vô cùng tuyệt vời để Giáo viên và học sinh có thể sử dụng để hỗ trợ cho việc dạy và học của mình. 1.2. Cơ sở lí luận của đề tài. Từ nhiều năm nay, nền giáo dục của hầu hết các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều hướng đến việc bồi dưỡng ý thức tự lực trong học tập, năng lực tự học, phát triển tư duy, tạo điều kiện cho người học tham gia vào các hoạt động nhận thức, rèn luyện kỹ năng... Hầu hết các nhà quản lí và nghiên cứu giáo dục đều thống nhất quan điểm lấy người học làm trung tâm, trong đó coi trọng hoạt động tự học, học theo nhóm với sự điều hành và hướng dẫn của GV là một trong những phương thức rất được coi trọng. Đây là phương thức đưa hoạt động Dạy - Học về với đúng nghĩa: Người học chủ động, tự giác, tích cực tham gia quá trình học tập, tìm tòi, sáng tạo. 6
  18. Quan điểm dạy học tích cực nêu trên có cơ sở lí luận là các đặc điểm về nội dung, đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, PPDH mang tính định hướng nghề nghiệp theo khung chương trình GDPT do Bộ GDĐT mới ban hành, và đặc biệt là trong điều kiện KH&KT nói chung, những ứng dụng của CNTT nói riêng đã có nhiều tiến bộ vượt bậc. 1.3. Căn cứ khoa học của dạy học tích cực. 1.3.1. Đặc trưng chung của các PPDH tích cực  Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS  Dạy học chú trọng rèn luyện PP tự học  Tăng cường học tập cá thể , phối hợp với học tập hợp tác theo nhóm  Kết hợp đánh giá của thày với tự đánh giá của trò 1.3.2. Một số phương pháp dạy học tích cực Có rất nhiều quan điểm, cách phân loại khác nhau về phương pháp dạy học tích cực, Có thể nêu ra những phương pháp dạy học tích cực phổ biến hiện nay như:  Phương pháp nêu và giải quyết tình huống có vấn đề  Phương pháp dạy học theo hướng nghiên cứu  Phương pháp dạy học theo dự án  Phương pháp dạy học kiến tạo  Phương pháp dạy học tích hợp  Phương pháp dạy học định hướng hành động  Phương pháp dạy học theo hợp đồng vv... Mỗi PPDH đều có những ưu điểm và hạn chế, không có phương PPDH nào là phương pháp tối ưu. Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ xin trình bày vắn tắt đặc điểm, cách thức tổ chức thực hiện 1 trong số phương pháp kể trên mà tác giả vận dụng trong tiến trình tổ chức dạy học trong phạm vi nghiên cứu, đó là: Phương pháp dạy học giải quyết tình huống có vấn đề. Đây cũng là phương pháp tác giả dùng để giảng dạy. DH-GQTHCVĐ là một PPDH nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo và năng lực GQVĐ của HS. Trong phương pháp này, HS được đặt trong một tình huống có 7
  19. vấn đề, thông qua việc GQVĐ sẽ giúp HS tự chiếm lĩnh được tri thức, rèn luyện cho bản thân các kĩ năng, phát triển tư duy, tính sáng tạo... Tổ chức dạy học thông qua việc GQTHCVĐ là một quan điểm dạy học, mà ở đó việc dạy học được tổ chức theo những chủ đề phức hợp gần giống với các tình huống trong thực tế. Phương pháp này được xây dựng dựa trên cơ sở lí thuyết kiến tạo.  Các đặc trưng của dạy học giải quyết tình huống có vấn đề:  Nội dung dạy học xuất phát từ một vấn đề phức hợp  Tạo ra những khả năng vận dụng đa dạng , phong phú.  Sử dụng việc đặt vấn đề gắn với thực tế cuộc sống.  Tạo cho người học khả năng trình bày những điều đã học và suy nghĩ về điều đó.  Tạo điều kiện để người học có thể trao đổi lẫn nhau và trao đổi với GV.  Các kiểu tình huống có vấn đề thường gặp trong quá trình dạy học gồm:  Tình huống phát triển, hoàn chỉnh: Một tình huống mà trong đó vấn đề chỉ mới được giải quyết một phần, trong phạm vi hẹp, cần tiếp tục phát triển, hoàn chỉnh, mở rộng sang phạm vi rộng hơn hoặc lĩnh vực mới hơn.  Tình huống lựa chọn: Vấn đề có mang một số dấu hiệu quen thuộc, liên quan tới một số kiến thức đã biết nhưng chưa chắc chắn dùng kiến thức nào để giải quyết . Trong phương pháp này, học sinh sẽ được đặt trong các tình huống có vấn đề trong học tập và họ sẽ phải vận dụng những kinh nghiệm và kiến thức đã có, trên cơ sở tư duy, suy luận, diễn dịch và quy nạp, phân tích và tổng hợp… để giải quyết vấn đề, nói cách khác, hoạt động học tập của học sinh được phỏng theo tiến trình giải quyết vấn đề của nhà khoa học  Tiến trình giải quyết tình huống có vấn đề:  Đặt vấn đề, xây dụng bài toán nhận thức: Giáo viên cần giúp để HS tự mình nêu được ý nghĩa của vấn đề, hiểu mục đích cần đạt được. Quá trình này có thể gồm:  Tạo ra các tình huống vấn đề  Phát biểu, nhận dạng vấn đề nảy sinh  Phát biểu vấn đề cần giải quyết 8
  20.  Giải quyết vấn đề đặt ra, gồm các bước:  Đề xuất các cách giải quyết.  Lập kế hoạch giải quyết  Thực hiện kế hoạch giải quyết  Kết luận  Thảo luận kết quả và đánh giá.  Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết  Đề xuất giả thuyết mới.  Phát biểu kết luận. Sơ đồ 1.1: Tiến trình giải quyết vấn đề 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2