intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng mô hình B-learning vào dạy học chương Cảm ứng điện từ - Vật lí 11 THPT với sự hỗ trợ của Google Classroom nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:142

49
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này được nghiên cứu với mục đích nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh khi vận dụng mô hình B-learning vào dạy học chương Cảm ứng điện từ - Vật lí 11 THPT với sự hỗ trợ của Google Classroom. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng mô hình B-learning vào dạy học chương Cảm ứng điện từ - Vật lí 11 THPT với sự hỗ trợ của Google Classroom nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Đoàn Thanh Trúc VẬN DỤNG MÔ HÌNH B-LEARNING VÀO DẠY HỌC CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” - VẬT LÍ 11 THPT VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA GOOGLE CLASSROOM NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Đoàn Thanh Trúc VẬN DỤNG MÔ HÌNH B-LEARNING VÀO DẠY HỌC CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” - VẬT LÍ 11 THPT VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA GOOGLE CLASSROOM NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lí Mã số : 8140111 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN GIA ANH VŨ Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi, các số liệu và kết quả thu được trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố bởi bất kì tác giả nào khác. Tác giả Nguyễn Đoàn Thanh Trúc
  4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, cho phép tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy hướng dẫn - TS. Phan Gia Anh Vũ. Thầy đã dành nhiều thời gian để chỉ bảo, dìu dắt và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các thầy cô của trường THPT Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau Đại học, các thầy cô khoa Vật lí Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn đến gia đình vì đã luôn bên cạnh chăm sóc và cổ vũ tinh thần cho tôi trong suốt quá trình tôi học tập và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Nguyễn Đoàn Thanh Trúc
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình ảnh Danh mục các biểu đồ, sơ đồ, đồ thị MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG MÔ HÌNH B-LEARNING NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA GOOGLE CLASSROOM .................................................................. 7 1.1. Khái niệm về mô hình B-learning ....................................................................... 7 1.2. Các thành phần của mô hình B-learning ............................................................. 8 1.3. Các kiểu dạy học trong mô hình B-learning........................................................ 9 1.3.1. Xoay vòng theo trạm (Station - Rotation) ................................................... 10 1.3.2. Xoay theo phòng chức năng (Lab - Rotation) ............................................. 11 1.3.3. Xoay vòng theo cá nhân (Individual - Rotation) ......................................... 11 1.3.4. Lớp học đảo ngược (Flipped - Classroom) ................................................. 12 1.3.5. Linh hoạt (Flex) ........................................................................................... 13 1.3.6. Tự kết hợp (Self - Blend) ............................................................................ 14 1.3.7. Nâng cao từ xa (Enriched - Virtual) ............................................................ 14 1.4. Đặc điểm của mô hình B-learning ..................................................................... 15 1.5. Thực trạng về việc vận dụng mô hình B-learning vào dạy học ........................ 15 1.6. Năng lực tự học ................................................................................................. 17 1.6.1. Khái niệm về năng lực ................................................................................ 17 1.6.2. Khái niệm về tự học và năng lực tự học ..................................................... 18 1.6.3. Hệ thống kĩ năng tự học .............................................................................. 19
  6. 1.6.4. Biểu hiện của năng lực tự học của HS ........................................................ 21 1.7. Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển NLTH của học sinh ....................... 23 1.8. Các giai đoạn vận dụng mô hình B-learning để phát triển NLTH cho HS ở trường THPT .................................................................................................... 25 1.9. Vai trò của mô hình B-learning trong việc phát triển năng lực tự học của học sinh ............................................................................................................ 26 1.10. Thực trạng về việc tự học của học sinh THPT ................................................ 26 1.11. Google Classroom............................................................................................ 29 1.11.1. Giới thiệu về Google Classroom ............................................................... 29 1.11.2. Các tính năng cơ bản của Google Classroom ........................................... 30 1.12. Sử dụng Google Classroom ............................................................................. 32 1.13. So sánh GC với các hệ LMS ........................................................................... 35 1.14. Ưu và nhược điểm của Google Classroom so với các công cụ khác .............. 36 1.15. Vai trò của Google Classroom trong mô hình B-learning............................... 37 1.16. Thực trạng sử dụng Google Classroom vào dạy học ...................................... 38 Kết luận chương 1................................................................................................... 41 Chương 2. VẬN DỤNG MÔ HÌNH B-LEARNING VÀO DẠY HỌC CHƯƠNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ - VẬT LÍ 11 VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA GOOGLE CLASSROOM .............................................. 42 2.1. Cấu trúc chương Cảm ứng điện từ .................................................................... 42 2.2. Phân tích nội dung kiến thức chương Cảm ứng điện từ .................................... 43 2.2.1. Bài 23: “Từ thông. Cảm ứng điện từ” ......................................................... 43 2.2.2. Bài 24: “Suất điện động cảm ứng” .............................................................. 43 2.2.3. Bài 25: “Tự cảm” ........................................................................................ 44 2.3. Mục tiêu dạy học chương Cảm ứng điện từ ...................................................... 45 2.4. Xây dựng tiến trình dạy học các bài trong chương Cảm ứng điện từ theo mô hình B-learning với sự hỗ trợ của Google Classroom ....................................... 46 2.4.1. Hướng dẫn HS sử dụng Google Classroom và các phương pháp để phát triển NLTH .................................................................................................. 47 2.4.2. Tiến trình dạy học bài 23 “Từ thông. Cảm ứng điện từ” ............................ 49
  7. 2.4.3. Tiến trình dạy học bài 24 “Suất điện động cảm ứng” ................................. 60 2.4.4. Tiến trình dạy học bài 25 “Tự cảm” ........................................................... 65 2.5. Xây dựng rubric đánh giá năng lực tự học ........................................................ 77 Kết luận chương 2................................................................................................... 80 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................. 81 3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm .................................................................. 81 3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ................................................................. 81 3.3. Thời gian, đối tượng thực nghiệm sư phạm ...................................................... 81 3.4. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực nghiệm sư phạm ................ 81 3.4.1. Thuận lợi ..................................................................................................... 81 3.4.2. Khó khăn ..................................................................................................... 82 3.5. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ....................................................................... 82 3.6. Tóm tắt diễn biến của quá trình TNSP .............................................................. 82 3.7. Đánh giá về mặt định tính ................................................................................. 85 3.8. Đánh giá về mặt định lượng .............................................................................. 87 3.8.1. Đánh giá kết quả học tập ............................................................................. 87 3.8.2. Đánh giá năng lực tự học ............................................................................ 92 Kết luận chương 3................................................................................................. 100 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI .................................. 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 103 PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 BL B-learning 2 CNTT Công nghệ thông tin 3 GV Giáo viên 4 GC Google Classroom 5 HS Học sinh 6 NLTH Năng lực tự học 7 SGK Sách giáo khoa 8 TNSP Thực nghiệm sư phạm 9 THPT Trung học phổ thông 10 VN Việt Nam
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Biểu hiện của năng lực tự học .................................................................. 22 Bảng 1.2. Kết quả khảo sát câu hỏi 1 ....................................................................... 27 Bảng 1.3. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng Google Classroom ......................... 39 Bảng 2.1. Bảng tổng quan các trạm học tập bài 23 .................................................. 52 Bảng 2.2. Bảng tổng quan các trạm học tập bài 25 .................................................. 68 Bảng 2.3. Rubric đánh giá năng lực tự học .............................................................. 78 Bảng 3.1. Kết quả khảo sát sau thực nghiệm ........................................................... 86 Bảng 3.2. Bảng tổng hợp các tham số thống kê ....................................................... 87 Bảng 3.3. Bảng thống kê điểm số học kì 1 và học kì 2 ............................................ 87 Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất tích lũy .............................................................. 88 Bảng 3.5. Bảng điểm tổng hợp theo rubric đánh giá NLTH của 3 bài học .............. 92 Bảng 3.6. Điểm số qui đổi thành điểm chuẩn z ........................................................ 95 Bảng 3.7. Điểm số qui đổi theo thang điểm 10 ........................................................ 97
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Lý thuyết mô hình BL ................................................................................ 8 Hình 1.2. Các thành phần của mô hình BL ................................................................ 9 Hình 1.3. Các kiểu dạy học trong mô hình BL ......................................................... 10 Hình 1.4. Kiểu xoay vòng theo trạm ........................................................................ 11 Hình 1.5. Kiểu xoay vòng theo phòng chức năng .................................................... 11 Hình 1.6. Kiểu xoay vòng theo cá nhân ................................................................... 12 Hình 1.7. Kiểu lớp học đảo ngược ........................................................................... 13 Hình 1.8. Kiểu linh hoạt ........................................................................................... 13 Hình 1.9. Kiểu tự kết hợp ......................................................................................... 14 Hình 1.10. Kiểu nâng cao từ xa ................................................................................ 14 Hình 1.11. Thông báo về thời hạn nộp bài trên GC ................................................. 31 Hình 1.12. Thông báo HS trễ hạn nộp bài trên GC .................................................. 31 Hình 1.13. Tìm kiếm ứng dụng GC trên máy tính ................................................... 32 Hình 1.14. Nội dung bảng thông báo trên GC .......................................................... 33 Hình 1.15. Chấm điểm cho HS trên GC ................................................................... 34
  11. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Kết quả khảo sát câu hỏi 2 ................................................................... 28 Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân phối tần số ...................................................................... 88
  12. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Thành tố của NLTH và các tiêu chí đánh giá tương ứng ........................ 23 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ các kiến thức chương Cảm ứng điện từ ........................................ 42 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ vị trí các trạm học tập bài 23 ........................................................ 51 Sơ đồ 2.3. Sơ đồ vị trí các trạm học tập bài 25 ........................................................ 68
  13. DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Đồ thị 3.1. Đồ thị phân phối tần suất tích lũy .......................................................... 89 Đồ thị 3.2. Điểm số đánh giá NLTH của HS qua 3 bài học ..................................... 99
  14. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Phát triển năng lực của người học là một trong những quan tâm hàng đầu về giáo dục của nước ta hiện nay. Năng lực tự học là một năng lực quan trọng góp phần quyết định vào sự thành bại của người học không những trong thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường mà trong sự nghiệp suốt đời. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”. Nếu như trước đây, HS chỉ có sách vở làm nguồn tài liệu chính để tự học thì ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT thì việc tự học trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Năng lực tự học của HS có điều kiện để phát triển hơn bao giờ hết. Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại phát triển rực rỡ của CNTT, với CNTT cuộc sống của chúng ta trở nên nhanh, tiện lợi và tiết kiệm thời gian hơn so với trước đây. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra hiện nay đó chính là kỷ nguyên vạn vật được kết nối bởi Internet. Trong bối cảnh đó, nền giáo dục Việt Nam cũng đang từng bước chuyển mình để bắt kịp với xu hướng giáo dục của thế giới. Một trong những mô hình học tập ứng dụng CNTT và truyền thông đã được phát triển mạnh mẽ là mô hình E-learning, với E-learning người học có thể học bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Để sử dụng E-learning, người học chỉ cần có một thiết bị kết nối được với Internet. Người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng xã hội, thư điện tử, diễn đàn,... Ưu điểm lớn nhất của E-learning là tác động được đến nhiều giác quan của người học thông qua hình ảnh, âm thanh, đoạn phim..., góp phần tạo hứng thú rất lớn cho người học. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vượt bậc của E-learning, vẫn còn tồn tại những bất cập khó tránh khỏi. Đối với những môn học cần yếu tố kĩ năng và thực nghiệm như Vật lí, Hóa học, Âm nhạc, v.v, thì dường như mô hình E-learning vẫn còn gặp nhiều trở ngại so với mô hình dạy học truyền thống. Trong Vật lí, HS không những phải nắm vững kiến thức mà còn phải thành thạo các thao tác thí nghiệm, biết sử dụng các thiết bị thí nghiệm một cách hiệu quả, đó là điều mà E- learning chưa thể đáp ứng được.
  15. 2 Sau nhiều thập kỷ vận dụng E-learning vào dạy học, để khắc phục những nhược điểm của E-learning, mô hình B-learning được đưa ra như là một sự kết hợp giữa dạy học truyền thống và E-learning. B-learning hội tụ đầy đủ các ưu điểm của hai cách dạy nói trên. Nếu như trong dạy học truyền thống học sinh lĩnh hội kiến thức một cách thụ động, thì với mô hình B-learning học sinh đóng vai trò là trung tâm và làm chủ kiến thức của mình. Giáo viên có vai trò là người hướng dẫn cho học sinh cũng như giúp đỡ các em khi các em gặp những vướng mắc trong quá trình học. Bên cạnh đó, để mô hình B-learning phát huy hết tiềm năng vốn có của nó, đồng thời cũng là kênh tương tác giữa người dạy và người học thì trên thị trường hiện nay xuất hiện khá nhiều nền tảng và công cụ để hỗ trợ, phải kể đến như: Google Classroom, Edmodo, Moodle, ... Nhưng nhìn chung, Google Classroom được nhiều người dùng săn đón và sử dụng vì nó tích hợp các công cụ của Google nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, giúp giáo viên đơn giản hóa công việc giảng dạy và quản lí lớp học, học sinh tiếp cận với tri thức một cách khoa học hơn. Vì những lí do đó, chúng tôi đã chọn đề tài “Vận dụng mô hình B-learning vào dạy học chương Cảm ứng điện từ - Vật lí 11 THPT với sự hỗ trợ của Google Classroom nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh” để nghiên cứu và triển khai thực hiện. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT và chú trọng việc vận dụng CNTT vào dạy học của nước ta, trong những năm gần đây mô hình B-learning đang được các nhà giáo dục đặc biệt quan tâm. Trên thế giới, có một số công trình nghiên cứu về mô hình B-learning và đã thống kê các số liệu cho thấy việc vận dụng mô hình B-learning vào dạy học mang lại những kết quả khả quan. Đơn cử như nghiên cứu: “Blended learning: The Evolution of Online and Face-to-Face Education from 2008-2015” (Powell và c.s., 2015). Kết quả nghiên cứu thu được như sau: Sau khi vận dụng mô hình B-learning vào hệ thống trường học tại Pennsylvania, điểm số của học sinh đều tăng lên ở tất cả các khối lớp và môn học. So sánh các điểm số thu được ở giữa năm học 2012-2013 (dạy học truyền thống) và 2013-2014 (mô hình B-learning) cho thấy: tỉ lệ học sinh đạt điểm Khá và Giỏi đã tăng
  16. 3 từ 61,4% lên 85,4% cho điểm môn Toán và tăng từ 63% lên 90% cho điểm môn Khoa học. Bên cạnh đó, điểm Trung bình và điểm Yếu giảm 8% so với lớp dạy học truyền thống. Từ kết quả nghiên cứu trên, có thể thấy mô hình B-learning mang lại kết quả tích cực và khả quan cho giáo dục. Một vài trường Đại học lớn trên thế giới đã vận dụng thành công mô hình B-learning vào dạy học như: trường Đại học Western Sydney (Saliba, Rankine, & Cortez, 2013), trường Đại học Griffith,... Trong nghiên cứu “Getting started with Blended learning” (Bath & Bourke, 2010) của trường Đại học Griffith, họ đã xây dựng qui trình vận dụng mô hình B-learning vào dạy học và hướng dẫn cho người học cách tiếp cận mô hình này. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng trình bày các cách đánh giá kết quả học tập trong mô hình B-learning và cách sử dụng hệ thống trực tuyến E-learning. Trong nước, có nhiều luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về mô hình B-learning, phải kể đến như: “Vận dụng mô hình B-learning vào dạy học một số kiến thức chương “các định luật bảo toàn”– Vật lí 10 trung học phổ thông” (Đỗ Như Thiên, 2015). Trong luận văn này, tác giả đã đề xuất qui trình vận dụng mô hình B-learning vào dạy học chương “Các định luật bảo toàn” để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS và tác giả sử dụng phần mềm Moodle để làm kênh tương tác giữa GV và HS. Luận văn Thạc sĩ: “Xây dựng mô hình học kết hợp để dạy sinh học 10 (THPT) nâng cao với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle” (Phạm Xuân Lam, 2010). Trong luận văn này, tác giả đã tiếp cận mô hình B-learning như một hình thức tổ chức dạy học. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất lộ trình triển khai việc học kết hợp thông qua ba bước, đó là: làm quen, thử nghiệm và triển khai. Nhưng trong luận văn, tác giả chỉ tập trung thực hiện bước 1 và bước 2, tức là chỉ giúp HS làm quen với phần mềm hỗ trợ và tiến hành triển khai thí điểm một số nội dung sau đó xem xét kết quả và rút ra một số nhận định làm cơ sở cho sự điều chỉnh, cải tiến. Ngoài ra, có các bài báo khoa học nghiên cứu về mô hình B- learning như: “Dạy học kết hợp – Một hình thức tổ chức dạy học tất yếu của một nền giáo dục hiện đại” (Tô Nguyên Cương, 2012). Trong bài báo này, tác giả đã đưa ra những luận điểm chứng minh mô hình B-learning sẽ là xu thế tất yếu cần được nghiên cứu và phát triển nhằm tối ưu hóa quá trình học tập của HS, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học. Bài báo: “Blended learning trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ
  17. 4 thông” (Nguyễn Hoàng Trang, 2017) đã đề xuất qui trình tổ chức dạy học Blended learning chủ đề “Phân bón hóa học”. Bài báo cũng kết luận việc vận dụng mô hình này giúp HS ngoài việc nắm vững và áp dụng được kiến thức vào thực tiễn còn phát huy được những phẩm chất cá nhân như chủ động tìm kiếm, tổng hợp thông tin qua mạng Internet, vận dụng được các kĩ năng sử dụng CNTT trong học tập … Bên cạnh đó, nắm bắt được tầm quan trọng của việc phát triển NLTH của HS, nhiều nhà giáo dục đã nghiên cứu về năng lực này. Đơn cử như các luận văn Thạc sĩ sau đây: “Tổ chức dạy học chương “Cảm ứng điện từ” – Vật lí 11 theo hướng phát triển năng lực tự học của học sinh” (Lộ Ngọc Huynh, 2016). Trong luận văn này, tác giả đã xây dựng được bảng rubric đánh giá NLTH của HS thông qua việc tổ chức dạy học chương “Cảm ứng điện từ”. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu cụ thể các biện pháp giúp phát triển NLTH của HS. Cũng có nhiều bài báo khoa học nghiên cứu về NLTH nói chung và phát triển NLTH nói riêng như: “Phát triển năng lực tự học cho học sinh – Một năng lực cốt lõi của công dân thế kỉ XXI” (Trần Ngọc Lan & Huỳnh Thái Lộc, 2016); “Tổ chức bài học Vật lí theo định hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh với sự hỗ trợ của bản đồ tư duy” (Lê Văn Giáo, Trần Trọng Công, & Lê Thanh Huy, 2016); “Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông” (Nguyễn Thị Nhị & Trần Ngọc Thắng, 2015). Trước đây có nhiều đề tài luận văn nghiên cứu và sử dụng website để làm nơi tương tác giữa thầy và trò. Ngày nay, các nền tảng CNTT hỗ trợ cho việc dạy và học ngày càng gia tăng giúp cho sự lựa chọn của các nhà giáo dục được dễ dàng hơn, các công cụ như Moodle, Edmodo, v.v cũng được lựa chọn nhiều hơn. Hiện tại, theo như chúng tôi tìm hiểu thì chưa có đề tài luận văn nào nghiên cứu về công cụ Google Classroom và cũng chưa có nghiên cứu nào liên quan đến việc: “Vận dụng mô hình B-learning vào dạy học chương Cảm ứng điện từ - Vật lí 11 THPT với sự hỗ trợ của Google Classroom nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh”. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài này được nghiên cứu với mục đích nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh khi vận dụng mô hình B-learning vào dạy học chương Cảm ứng điện từ - Vật lí 11 THPT với sự hỗ trợ của Google Classroom.
  18. 5 4. Đối tượng nghiên cứu Quá trình dạy và học chương Cảm ứng điện từ - Vật lí 11 THPT khi vận dụng mô hình B-learning. 5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được thực hiện trong phạm vi nội dung kiến thức chương Cảm ứng điện từ - Vật lí 11 THPT và thực hiện với đối tượng là học sinh lớp 11A4, trường THPT Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận, văn kiện của Đảng và Bộ giáo dục về việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực. - Làm sáng tỏ hơn về cơ sở lí luận của năng lực tự học đối với học sinh THPT. - Nghiên cứu mô hình B-learning và vận dụng nó vào dạy học chương “Cảm ứng điện từ” - Vật lí 11 THPT. - Thiết kế một số tiến trình dạy học cụ thể thông qua mô hình B-learning. - Nghiên cứu cách sử dụng Google Classroom. - Điều tra về tình hình tự học của HS THPT, điều tra việc vận dụng mô hình B-learning vào dạy ở của GV. - Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính đúng đắn của đề tài. 7. Giả thuyết khoa học Nếu vận dụng mô hình B-learning vào dạy học chương “Cảm ứng điện từ” - Vật lí lớp 11 THPT với sự hỗ trợ của Google Classroom thì có thể phát triển được năng lực tự học của học sinh. 8. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp nghiên cứu lí luận - Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến phương pháp dạy và học, các văn kiện của Đảng và của Bộ giáo dục về việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, năng lực của học sinh đặc biệt là năng lực tự học. - Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến mô hình B-learning, việc sử dụng CNTT trong dạy - học.  Phương pháp điều tra - Điều tra về tình hình tự học của học sinh trước khi TNSP.
  19. 6 - Điều tra về việc vận dụng mô hình B-learning vào dạy học của GV. - Điều tra về tình hình sử dụng Google Classroom. - Điều tra về ý kiến của học sinh sau khi TNSP.  Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tiến hành dạy – học theo mô hình B-learning nhằm đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu.  Phương pháp thống kê toán học Thống kê toán học dùng để xử lí các số liệu thu được sau khi tiến hành thực nghiệm sư phạm, từ đó có thể kết luận về tính đúng đắn của đề tài. 9. Đóng góp của đề tài - Trình bày cơ sở lí luận về năng lực tự học, các thành tố của năng lực tự học và các tiêu chí đánh giá tương ứng. - Trình bày cơ sở lí luận về mô hình B-learning thông qua các kiểu dạy học. - Vận dụng mô hình B-learning vào dạy học chương “Cảm ứng điện từ” với sự hỗ trợ của Google Classroom. - Đánh giá thực trạng về việc tự học của HS THPT và thực trạng việc vận dụng mô hình B-learning vào dạy học. - Nghiên cứu các tính năng, cách sử dụng Google Classroom và vận dụng nó vào quá trình dạy học. 10. Cấu trúc luận văn MỞ ĐẦU NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng mô hình B-learning nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh với sự hỗ trợ của Google Classrooom Chương 2: Vận dụng mô hình B-learning vào dạy học chương “Cảm ứng điện từ”- Vật lí 11 THPT với sự hỗ trợ của Google Classroom Chương 3: Thực nghiệm sư phạm KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  20. 7 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG MÔ HÌNH B-LEARNING NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA GOOGLE CLASSROOM E-learning là một bước đột phá của nền giáo dục thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Những lợi ích mà E-learning mang lại cho giáo dục là vô cùng to lớn, song vẫn còn tồn tại những bất cập mà E-learning vẫn chưa khắc phục được như việc phát triển kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp,... thì E-learning chưa đáp ứng được yêu cầu đó. Dạy học truyền thống giải quyết được các khó khăn nói trên của E-learning. Nhưng với dạy học truyền thống, người học chỉ tiếp thu kiến thức một cách thụ động, thầy giảng trò nghe và không làm chủ được việc học của mình. Bên cạnh đó, GV không có đủ thời gian để theo dõi hoặc hướng dẫn cho từng HS trong lớp nếu lớp học có đông HS. Mô hình B-learning ra đời như là một giải pháp kết hợp dạy học truyền thống và E-learning để khắc phục các nhược điểm và khó khăn nói trên. 1.1. Khái niệm về mô hình B-learning B-learning là tên viết tắt của “Blended Learning” (BL). “Blended” có nghĩa là pha trộn, kết hợp hoặc hỗn hợp. Blended Learning có nghĩa là học tập hỗn hợp hay học tập kết hợp. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về mô hình này và mô hình đã được áp dụng rộng rãi từ các trường tiểu học cho đến các trường đại học, tiêu biểu như: Rocketship Public Schools, KIPP LA Schools, Summit Public Schools (Bernatek, Cohen, Hanlon, & Wilka, 2012), School District of Philadelphia (Beaver, Hallar, Westmaas, & Englander, 2015) … Có nhiều cách định nghĩa về mô hình BL, theo Stacker và B. Horn thì: BL là một chương trình giáo dục mà ở đó HS học một phần nội dung bài học theo dạng trực tuyến và một phần nội dung bài học theo dạng truyền thống, mặt đối mặt (Staker, 2011; Staker & Horn, 2012). Tác giả Garrison đã định nghĩa: BL là một phương pháp được thiết kế để tích hợp các điểm mạnh của học tập trực tiếp và trực tuyến (Garrison & Vaughan, 2007).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2