intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:216

29
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này nghiên cứu mục tiêu, cấu trúc, nội dung chương “Mắt. Các dụng cụ quang” vật lí 11 để xây dựng hệ thống bài tập cho chương này. Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng bài tập chương “Mắt. Các dụng cụ quang” ở trường trung học phổ thông. Thiết kế tiến trình dạy học một số giờ học bài tập có sử dụng hệ thống bài tập chương “Mắt. Các dụng cụ quang” vật lí 11 đã xây dựng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Quế Minh XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƯƠNG “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG” – VẬT LÍ 11 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Quế Minh XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƯƠNG “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG” – VẬT LÍ 11 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lí Mã số : 8140111 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ANH THUẤN Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục với đề tài: “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương “Mắt. Các dụng cụ quang” - Vật lí 11 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung và kết quả trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Quế Minh
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm, động viên và giúp đỡ rất lớn từ quý Thầy cô, đồng nghiệp, các em học sinh, bạn bè và gia đình. Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của mình đến: Thầy giáo, TS. Nguyễn Anh Thuấn, người đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, tiến hành và hoàn thành luận văn. Ban Giám Hiệu, Phòng Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Vật lí và tổ bộ môn Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lí Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn này. Ban Giám hiệu trường THPT An Nhơn Tây huyện Củ Chi cùng toàn thể quý Thầy cô trong tổ bộ môn Vật lí và các em học sinh lớp 11A2 đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực nghiệm sư phạm. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và toàn thể các bạn học viên lớp cao học K27 đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Do điều kiện thực hiện đề tài này có giới hạn về thời gian và đối tượng nên không thể tránh được các thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý từ quý Thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2018 Tác giả Nguyễn Thị Quế Minh
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình Danh mục các sơ đồ MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ........................................................................................ 6 1.1. Năng lực và vấn đề phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông 6 1.1.1. Khái niệm về năng lực ............................................................................. 6 1.1.2. Các đặc điểm của năng lực .............................................................. 6 1.1.3. Một số năng lực cần phát triển cho học sinh trung học phổ thông .. 7 1.2. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo .................................................... 10 1.2.1. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ........................ 10 1.2.2. Cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ..................... 11 1.2.3. Các biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ............. 12 1.2.4. Các mức độ của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ............... 14 1.2.5. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong quá trình dạy học vật lí ........................................................................................ 17 1.2.6. Tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ............. 20 1.3. Bài tập vật lí .............................................................................................. 22 1.3.1. Khái niệm bài tập vật lí .................................................................. 22 1.3.2. Vai trò, tác dụng của bài tập vật lí ................................................. 22
  6. 1.3.3. Phân loại bài tập vật lí .................................................................... 24 1.3.4. Phương pháp giải bài tập vật lí ...................................................... 28 1.3.5. Xu hướng phát triển của bài tập vật lí ............................................ 33 1.4. Xây dựng hệ thống bài tập vật lí nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí ........................................... 33 1.4.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập vật lí nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh ............................. 33 1.4.2. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập vật lí nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh ................................... 34 1.5. Sử dụng hệ thống bài tập vật lí ................................................................. 34 1.5.1. Định hướng sử dụng bài tập vật lí trong dạy học........................... 34 1.5.2. Nguyên tắc sử dụng hệ thống bài tập vật lí nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh ................................... 37 1.5.3. Quy trình sử dụng hệ thống bài tập vật lí nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh ................................... 37 1.6. Kết luận chương 1 ..................................................................................... 38 Chương 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƯƠNG “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG” NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH ................................................................................. 38 2.1. Tổng quan nội dung và mục tiêu dạy học chương “Mắt. Các dụng cụ quang” vật lí 11 ..................................................................................................... 39 2.1.1. Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “Mắt. Các dụng cụ quang” ........ 39 2.1.2. Kiến thức, kĩ năng cần đạt được chương “Mắt. Các dụng cụ quang” ........................................................................................... 39 2.2. Thực trạng việc dạy học và sử dụng bài tập chương “Mắt. Các dụng cụ quang” vật lí 11 ở trường phổ thông ........................................................ 42 2.2.1. Mục đích tìm hiểu .......................................................................... 42 2.2.2. Đối tượng tìm hiểu ......................................................................... 42 2.2.3. Phương pháp tìm hiểu .................................................................... 43
  7. 2.2.4. Kết quả tìm hiểu ............................................................................. 43 2.2.5. Nguyên nhân của thực trạng .......................................................... 46 2.2.6. Một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn ...................... 47 2.3. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trong dạy học chương “Mắt. Các dụng cụ quang” .................... 47 2.4. Xây dựng hệ thống bài tập chương “Mắt. Các dụng cụ quang” nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh ....................... 50 2.4.1. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập chương “Mắt. Các dụng cụ quang” ........................................................................................... 50 2.4.2. Hệ thống bài tập chương “Mắt. Các dụng cụ quang” .................... 52 2.5. Sử dụng hệ thống bài tập chương “Mắt. Các dụng cụ quang” nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh ....................... 63 2.5.1. Sử dụng bài tập vật lí trong các hoạt động dạy học khác nhau...... 63 2.5.2. Thiết kế tiến trình dạy học một số giờ học bài tập có sử dụng hệ thống bài tập chương “Mắt. Các dụng cụ quang” đã xây dựng .... 64 2.6. Kết luận Chương 2 .................................................................................. 108 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................... 109 3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm .................................. 109 3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm ............................................ 109 3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ........................................... 109 3.2. Nội dung, đối tượng, thời gian, địa điểm tiến hành thực nghiệm sư phạm ....................................................................................................... 110 3.2.1. Nội dung thực nghiệm sư phạm ................................................... 110 3.2.2. Đối tượng, thời gian và địa điểm tiến hành thực nghiệm sư phạm ............................................................................................ 110 3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ....................................................... 111 3.4. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm ............................................................. 111 3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ................................................. 113 3.6. Kết luận chương 3 ................................................................................... 135 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 137
  8. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 139 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Thứ tự Các chữ cái viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 BT Bài tập 2 BTVL Bài tập vật lí 3 GQVĐ Giải quyết vấn đề 4 GV Giáo viên 5 HS Học sinh 6 SBT Sách bài tập 7 SGK Sách giáo khoa 8 SGV Sách giáo viên 9 ST Sáng tạo 10 THPT Trung học phổ thông 11 TK Thấu kính 12 TKHT Thấu kính hội tụ 13 TKPK Thấu kính phân kì 14 TN Thực nghiệm 15 TNSP Thực nghiệm sư phạm
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các năng lực cốt lõi của học sinh trung học phổ thông ................... 7 Bảng 1.2. Các thành tố và chỉ số hành vi của năng lực GQVĐ và ST ........... 12 Bảng 1.3. Biểu hiện của năng lực GQVĐ và ST ............................................ 13 Bảng 1.4. Các mức độ hành vi của năng lực GQVĐ và ST ........................... 14 Bảng 1.5. Phương pháp giải bài tập vật lí ....................................................... 32 Bảng 2.1. Bảng kiểm quan sát dành cho giáo viên ......................................... 48 Bảng 2.2. Hệ thống BT nhằm phát triển các thành phần năng lực GQVĐ và ST............................................................................................... 53 Bảng 2.3. Kế hoạch sử dụng hệ thống BT chương “Mắt. Các dụng cụ quang” ............................................................................................ 64 Bảng 2.4. Tóm tắt việc sử dụng BT trong các hoạt động dạy học ................. 64 Bảng 2.5. Tóm tắt việc sử dụng BT trong các hoạt động dạy học bài tập vật lí ...................................................................................................... 93 Bảng 3.1. Kết quả môn Vật lí học kì I của lớp thực nghiệm ........................ 110 Bảng 3.2. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm ................................................... 112 Bảng 3.3. Kết quả đánh giá chỉ số hành vi năng lực GQVĐ và ST trước TNSP ............................................................................................ 127 Bảng 3.4. Kết quả đánh giá chỉ số hành vi năng lực GQVĐ và ST trong TNSP ............................................................................................ 128 Bảng 3.5. Kết quả điều tra mức độ biểu hiện của HS trước khi TNSP ........ 130 Bảng 3.6. Kết quả điều tra mức độ biểu hiện của HS trong TNSP .............. 132
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Thí nghiệm đo góc lệch cực tiểu của lăng kính ........................... 56 Hình 2.2. Lăng kính ..................................................................................... 67 Hình 2.3. Đường truyền của tia sáng qua lăng kính..................................... 69 Hình 2.4. Đường đi của tia sáng qua lăng kính phản xạ toàn phần ............. 71 Hình 2.5. Quang tâm, trục chính, trục phụ của TKHT ................................ 78 Hình 2.6. Tiêu điểm ảnh chính của TKHT .................................................. 79 Hình 2.7. Tiêu điểm vật chính của TKHT ................................................... 80 Hình 2.8. Quang tâm, trục chính, trục phụ của TKPK................................ 82 Hình 2.9. Tiêu điểm ảnh chính ..................................................................... 82 Hình 2.10. Tiêu điểm vật chính của TKPK.................................................... 82 Hình 2.11. Đường truyền của chùm tia sáng qua kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực ........................................................................................ 90 Hình 2.12. Học sinh làm việc nhóm............................................................. 124 Hình 2.13. Học sinh làm việc cá nhân ......................................................... 125 Hình 2.14. Kết quả đánh giá các chỉ số hành vi của năng lực GQVĐ và ST trước TNSP ................................................................................ 129 Hình 2.15. Kết quả đánh giá các chỉ số hành vi của năng lực GQVĐ và ST trong TNSP................................................................................. 129
  11. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Phân loại bài tập vật lí ............................................................................. 25 Sơ đồ 2.1. Cấu trúc nội dung chương “Mắt. Các dụng cụ quang” ........................... 39 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tạo ảnh qua kính thiên văn ............................................................ 89 Sơ đồ 2.3. Sơ đồ tạo ảnh qua kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực .................. 91
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong những thập kỷ gần đây, nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ với nhiều thành tựu to lớn, cùng với đó là sự phát triển với tốc độ chóng mặt của khoa học - kĩ thuật. Sự phát triển này tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, nên một đòi hỏi vô cùng cấp thiết được đặt ra, đó là phát triển con người phù hợp với thời đại mới này. Để thực hiện yêu cầu đó, ngành Giáo dục – Đào tạo phải có những đổi mới căn bản, mạnh mẽ, đồng bộ về mọi mặt, một trong những đổi mới đó là đổi mới về phương pháp giảng dạy. Theo nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã chỉ rõ “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh...”. Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Chương trình Giáo dục phổ thông ban hành theo quyết định số 16/2006/QĐ - BGD&ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui; hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. Điều đó có nghĩa là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực học tập của người học nhằm giúp học sinh chủ động giải quyết vấn đề, sáng tạo, rèn luyện kỹ năng và thói quen tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và thực tế. Tuy nhiên thực tiễn dạy học ở Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu nêu trên, còn tồn tại phương pháp dạy học giáo điều chưa giúp học sinh vận dụng vào thực tiễn. Đây là vấn đề giáo dục Việt Nam cần quan tâm. Ở các trường Trung học phổ thông ở nước ta, hoạt động sáng tạo chưa được chú ý đúng mức trong quá trình dạy
  13. 2 học. Việc phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Đối với môn vật lí, một trong những hoạt động giúp phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh là hoạt động giải bài tập. Hệ thống bài tập trong sách giáo khoa hầu hết là các bài tập có các dữ kiện cho sẵn đầy đủ; chỉ gợi ý cho học sinh sử dụng một vài công thức hay định luật nào đó là có thể giải quyết được. Do đó việc giải bài tập như thế chưa rèn luyện và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh, chưa làm học sinh hứng thú trong học tập để thấy được lợi ích của việc học vật lí trong đời sống. Nghiên cứu xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học vật lí ở trường phổ thông góp phần nâng cao hiệu quả dạy học là một vấn đề có tính mới mẻ và cấp thiết đối với giáo dục ở nước ta. Những kiến thức về “Mắt và các dụng cụ quang” có ý nghĩa rất lớn trong đời sống và trong kĩ thuật công nghệ. Đã có một số đề tài nghiên cứu về xây dựng và sử dụng bài tập song chưa có đề tài nào nghiên cứu việc nâng cao chất lượng dạy học chương “Mắt. Các dụng cụ quang” thông qua việc xây dựng và sử dụng bài tập một cách phù hợp. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương "Mắt. Các dụng cụ quang" - vật lí 11 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh”. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng hệ thống bài tập chương “Mắt. Các dụng cụ quang” vật lí 11 và sử dụng chúng trong dạy học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: - Những phương pháp dạy học bài tập vật lí ở trường trung học phổ thông. - Các hoạt động dạy và học chương “Mắt. Các dụng cụ quang” vật lí 11. Phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương "Mắt. Các dụng cụ quang" vật lí 11 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh.
  14. 3 - Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT An Nhơn Tây thuộc huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được một hệ thống bài tập chương “Mắt. Các dụng cụ quang” vật lí 11 và sử dụng vào dạy học một cách hợp lí thì sẽ phát triển được năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận về bài tập trong dạy học vật lí, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương “Mắt. Các dụng cụ quang” vật lí 11. Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh. Nghiên cứu mục tiêu, cấu trúc, nội dung chương “Mắt. Các dụng cụ quang” vật lí 11 để xây dựng hệ thống bài tập cho chương này. Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng bài tập chương “Mắt. Các dụng cụ quang” ở trường trung học phổ thông. Thiết kế tiến trình dạy học một số giờ học bài tập có sử dụng hệ thống bài tập chương “Mắt. Các dụng cụ quang” vật lí 11 đã xây dựng. Thực nghiệm sư phạm để xác định tính hiệu quả và tính khả thi của hệ thống bài tập đã đề ra. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Các văn kiện của Đảng và nhà nước, của Bộ giáo dục và đào tạo có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Các tài liệu tham khảo để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài. Các công trình nghiên cứu các vấn đề có liên quan trực tiếp đến đề tài (các luận văn, các chuyên đề). Nghiên cứu chương trình, SGK, SGV, SBT, các tài liệu khác để phân tích cấu trúc, nội dung chương “Mắt. Các dụng cụ quang” vật lí 11.
  15. 4 6.2. Phương pháp quan sát Chủ yếu là dự giờ, quan sát việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh trong quá trình dạy học vật lí. 6.3. Phương pháp điều tra Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng bài tập trong quá trình dạy học chương “Mắt. Các dụng cụ quang” vật lí 11. 6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT để kiểm chứng giả thuyết khoa học và đánh giá tính khả thi của đề tài. 6.5. Phương pháp thống kê toán học Xử lí kết quả điều tra, kết quả thực nghiệm sư phạm bằng công cụ toán học thống kê. 7. Đóng góp mới của luận văn Đóng góp về lí luận: - Hệ thống được cơ sở lí luận về năng lực nói chung, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí ở trường THPT. - Hệ thống được cơ sở lí thuyết xây dựng bài tập vật lí ở trường phổ thông. Đóng góp về thực tiễn: - Xây dựng được một hệ thống bài tập chương “Mắt. Các dụng cụ quang” vật lí 11. - Bổ sung tài liệu tham khảo cho giáo viên vật lí trung học phổ thông, sinh viên các trường Đại học Sư phạm về tiến trình dạy học một số giờ học bài tập chương “Mắt. Các dụng cụ quang” nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh. 8. Cấu trúc luận văn Phần một: Mở đầu. Phần hai: Nội dung nghiên cứu. Chương 1: Cơ sở lí luận của việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí ở trường THPT.
  16. 5 Chương 2: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương “Mắt. Các dụng cụ quang” vật lí 11 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. Phần ba: Kết luận. Tài liệu tham khảo.
  17. 6 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Năng lực và vấn đề phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông 1.1.1. Khái niệm về năng lực Năng lực là khả năng thực hiện thành công và có trách nhiệm các nhiệm vụ, giải quyết các tình huống xác định cũng như các tình huống thay đổi trên cơ sở huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính tâm lí khác như động cơ, ý chí, quan niệm, giá trị,… suy nghĩ thấu đáo và sự sẵn sàng hành động. (Bernd Meier và Nguyễn Cường, 2016) Theo chúng tôi, năng lực là một thuộc tính tâm lí phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kĩ năng, kĩ xảo học được hay sẵn có của cá nhân nhằm xử lí các tình huống hay giải quyết vấn đề do tình huống này đặt ra một cách linh hoạt, có trách nhiệm và hiệu quả dựa trên các phương tiện, biện pháp, cách thức phù hợp. 1.1.2. Các đặc điểm của năng lực Năng lực là khả năng, một tiềm năng (không thể quan sát được) hoặc một đặc tính thường trực của một cá nhân. Năng lực là khả năng của một cá nhân cần huy động, thậm chí cần sử dụng có ý thức những nguồn riêng của mình hay những nguồn đến từ bên ngoài. Việc huy động các nguồn này được thực hiện có ý thức, có nghĩa là được bảo đảm, không thăm dò, không do dự. Các nguồn này được hình thành từ các kiến thức, các kĩ năng, các thái độ. Năng lực được hình thành và bộc lộ trong hoạt động. Năng lực chỉ tồn tại trong quá trình vận động, phát triển của một hoạt động cụ thể. Năng lực vừa là tiền đề, vừa là kết quả, vừa là điều kiện của hoạt động, đồng thời được phát triển trong chính hoạt động đó. Vì vậy, muốn hình thành năng lực, cá nhân nhất thiết phải tham gia vào hoạt động. Năng lực chịu sự chi phối của yếu tố môi trường. Nói đến môi trường là nói đến hệ thống phức tạp, đa dạng các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên và xã hội
  18. 7 xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và sự phát triển của con người. Môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điều kiện cho hoạt động giao lưu của cá nhân, qua đó cá nhân chiếm lĩnh được các kinh nghiệm xã hội loài người để hình thành và phát triển năng lực của mình. 1.1.3. Một số năng lực cần phát triển cho học sinh trung học phổ thông Ở Việt Nam, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau: - Nhóm năng lực chung được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển. - Nhóm năng lực chuyên môn được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định. Những năng lực cốt lõi được thể hiện qua bảng sau (Bộ Giáo dục và đào tạo, 2017). Bảng 1.1. Các năng lực cốt lõi của học sinh trung học phổ thông Nhóm năng lực Năng lực chính Năng lực thành phần cốt lõi Tự lực Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng Năng lực tự chủ Tự kiểm soát tình cảm, thái độ, và tự học Năng lực chung hành vi của mình Tự định hướng nghề nghiệp Tự học, tự hoàn thiện Năng lực giao tiếp Xác định mục đích, nội dung, và hợp tác phương tiện và thái độ giao tiếp
  19. 8 Nhóm năng lực Năng lực chính Năng lực thành phần cốt lõi Thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội; điều chỉnh và hóa giải các mâu thuẫn Xác định mục đích và phương thức hợp tác Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân Xác định nhu cầu và khả năng con người hợp tác Tổ chức và thuyết phục người khác Đánh giá hoạt động hợp tác Hội nhập quốc tế Nhận ra ý tưởng mới Phát hiện và làm rõ vấn đề Hình thành và triển khai ý tưởng Năng lực giải quyết vấn mới đề và sáng tạo Đề xuất, lựa chọn giải pháp Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề Tư duy độc lập Sử dụng tiếng Việt Năng lực ngôn ngữ Sử dụng ngoại ngữ Hiểu biết kiến thức toán học phổ thông, cơ bản Năng lực chuyên Biết cách vận dụng các thao tác môn tư duy, suy luận; tính toán, ước Năng lực tính toán lượng, sử dụng các công cụ tính toán và dụng cụ đo,…; đọc hiểu, diễn giải, phân tích, đánh giá tình huống có ý nghĩa toán học
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2