intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Nghiên cứu, đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khu vực Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:156

47
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là: Xây dựng luận cứ khoa học phục vụ cho định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày (cà phê chè) và cây ăn quả (vải, na và nhãn) của lãnh thổ Hữu Lũng một cách hợp lý trên cơ sở nghiên cứu cảnh quan, đánh giá kinh tế sinh thái.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Nghiên cứu, đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khu vực Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ NGUYỄN MINH THẢO Kinh tế tư nhân Việt Nam thực trạng và giải pháp LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI, 2003
  2. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hóa nông thôn, việc xây dựng một nền nông nghiệp theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền là cần thiết. Quản lý và sử dụng tổng hợp tài nguyên thiên nhiên sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội trên từng đơn vị lãnh thổ cụ thể là một trong những vấn đề đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Hữu Lũng là một khu vực nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lạng Sơn, với tổng diện tích tự nhiên là 80.466 ha. Đây là địa bàn chung sống của 23 dân tộc với số dân khoảng 101.232 ngƣời (1999), trong đó dân tộc ít ngƣời chiếm trên 58%. Hữu Lũng có 1 thị trấn và 26 xã, là một vùng có tiềm năng về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phong phú. Hầu hết các hộ ở đây đã biết tận dụng lợi thế về đất đai, khí hậu, nhân lực... để phát triển nông, lâm nghiệp. Huyện cũng đã có định hƣớng cho việc mở rộng diện tích trồng cây dài ngày (trong đó có cây ăn quả) và coi đó là chiến lƣợc phát triển của Hữu Lũng. Tuy nhiên, do việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nhất là tổ chức không gian sản xuất còn thiếu cơ sở khoa học, nên một số cây trồng dài ngày trong những năm gần đây chỉ đƣợc mở rộng về diện tích, nhƣng năng suất và chất lƣợng chƣa cao. Ngoài ra, do công tác quy hoạch trồng cây dài ngày chƣa đƣợc tiến hành một cách đồng bộ nên ở đây chƣa hình thành những vùng chuyên canh mang tính chất sản xuất hàng hóa. Thực trạng nêu trên không những làm cho kinh tế của khu vực phát triển chậm, mà còn gây khó khăn trong việc xây dựng một nền nông nghiệp tiên tiến theo quan điểm sinh thái cho chiến lƣợc công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông thôn. Việc nghiên cứu đặc điểm sinh thái cảnh quan phục vụ cho định hƣớng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả nhằm sử dụng hợp lý lãnh thổ trở nên vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay và lâu dài. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nói trên và với lòng mong muốn đƣợc góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở một khu vực thuộc vành đai trung du Bắc Bộ đã thúc đẩy Nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá điều kiện
  3. 2 sinh thái cảnh quan phục vụ định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khu vực Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn ". 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI * Mục tiêu của đề tài Để phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc ở khu vực Hữu Lũng thì không thể có cách nào khác là phải đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp. Do đó, mục tiêu nghiên cứu của luận án là: Xây dựng luận cứ khoa học phục vụ cho định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày (cà phê chè) và cây ăn quả (vải, na và nhãn) của lãnh thổ Hữu Lũng một cách hợp lý trên cơ sở nghiên cứu cảnh quan, đánh giá kinh tế sinh thái. * Nhiệm vụ của đề tài. Nhằm đạt đƣợc mục tiêu trên, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ chính sau: - Nghiên cứu đặc điểm, sự phân hoá các điều kiện sinh thái và cảnh quan khu vực Hữu Lũng. - Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái của cây công nghiệp dài ngày (cà phê chè) và cây ăn quả (vải, na, nhãn) đối với các dạng cảnh quan. - Phân tích hiệu quả kinh tế và tính bền vững môi trƣờng, xã hội của việc phát triển các cây trồng nói trên ở địa bàn nghiên cứu. - Định hƣớng khai thác, sử dụng hợp lý lãnh thổ phục vụ phát triển nhóm cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khu vực Hữu Lũng. 3. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Giới hạn không gian: khu vực nghiên cứu nằm trong phạm vi huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn, có diện tích không lớn nhƣng phân hoá phức tạp, đa dạng về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. - Phạm vi nghiên cứu: Với mục tiêu và nhiệm vụ đã đặt ra, luận án chỉ giới hạn nghiên cứu trong phạm vi những vấn đề sau: - Tập trung nghiên cứu, phân tích cấu trúc, sự phân hoá các điều kiện sinh thái và cảnh quan khu vực Hữu Lũng. - Đánh giá kinh tế sinh thái của các dạng cảnh quan đối với nhóm cây công nghiệp dài ngày (cà phê chè) và cây ăn quả (vải, na và nhãn).
  4. 3 - Xây dựng định hƣớng khai thác, sử dụng hợp lý lãnh thổ đối với nhóm cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả theo quan điểm sinh thái cảnh quan, ở mức độ khái quát theo từng đơn vị cảnh quan. 4. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN - Xác định vai trò của các nhân tố hình thành cảnh quan, phân tích đặc điểm phân hoá lãnh thổ thể hiện qua bản đồ cảnh quan khu vực Hữu Lũng tỷ lệ 1:50.000. - Xác lập hƣớng đánh giá tổng hợp - đánh giá kinh tế sinh thái của các đơn vị cảnh quan đối với nhóm cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. - Định hƣớng phân bố hợp lý các cây trồng theo không gian lãnh thổ trên cơ sở khoa học của phƣơng pháp đánh giá tổng hợp cảnh quan. 5. CÁC LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ - Luận điểm 1: Nằm trong phụ lớp cảnh quan núi thấp, Hữu Lũng có diện tích lãnh thổ không lớn thuộc kiểu cảnh quan rừng nhiệt đới mƣa mùa có mùa đông lạnh và khô trung bình nhƣng do nền tảng rắn phức tạp đã phân hoá cảnh quan lãnh thổ thành 2 phụ kiểu, 9 hạng với 66 dạng cảnh quan. Trong đó phụ kiểu 1 có cấu trúc phức tạp nhất gồm 5 hạng, 16 nhóm dạng với 47 dạng cảnh quan; còn phụ kiểu 2 có cấu trúc đơn giản hơn chỉ gồm 4 hạng, 9 nhóm dạng và 19 dạng cảnh quan. Dạng cảnh quan đƣợc chọn là đơn vị cơ sở cho đánh giá kinh tế sinh thái phục vụ định hƣớng khai thác sử dụng hợp lý lãnh thổ Hữu Lũng. - Luận điểm 2: Đánh giá kinh tế sinh thái các dạng cảnh quan từ đánh giá thích nghi sinh thái, hiệu quả kinh tế, tính bền vững môi trƣờng và phân tích ảnh hƣởng xã hội cho phép xác lập cơ sở khoa học phục vụ định hƣớng khai thác sử dụng hợp lý lãnh thổ Hữu Lũng. Dựa trên kết quả đánh giá tổng hợp đã xác định đƣợc: trong phụ kiểu 1 có 10 dạng cảnh quan ƣu tiên phát triển trồng vải, 3 dạng cảnh quan ƣu tiên trồng nhãn, 3 dạng cảnh quan thuận lợi cho trồng cà phê chè. Trong phụ kiểu 2 đã xác định đƣợc 5 dạng cảnh quan ƣu tiên phát triển trồng na. 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN - Ý nghĩa khoa học: kết quả nghiên cứu của luận án đã làm sáng tỏ cơ chế của sự phân hoá lãnh thổ để tạo nên các đơn vị cảnh quan ở một khu vực thuộc vành
  5. 4 đai trung du Bắc Bộ, đồng thời góp phần hoàn thiện phƣơng pháp luận nghiên cứu cảnh quan học ứng dụng phục vụ khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. - Ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứu của luận án là các tƣ liệu khoa học quan trọng đối với việc tổ chức và quản lý lãnh thổ cho mục đích phát triển nhóm cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả, phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững. 7. CƠ SỞ TÀI LIỆU Nguồn tài liệu đƣợc sử dụng cho luận án chủ yếu là những tài liệu nghiên cứu của Nghiên cứu sinh tham gia và chủ trì theo các đề tài khoa học cấp trƣờng, cấp Đại học Quốc gia, các tài liệu nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận án từ năm 1997 đến 2002 và nhiều tài liệu khác. Bao gồm: - Tài liệu từ quá trình thực hiện các đề tài nhƣ: “Nghiên cứu đánh giá điều kiện sinh thái cảnh phục vụ phát triển một số cây trồng cạn ngắn ngày ở huyện Hữu Lũng” do Nghiên cứu sinh tham gia thực hiện năm 1986-1987, Đề tài cấp Đại học Quốc gia mã số QT.99.14 do Nghiên cứu sinh chủ trì đã tiến hành trong 2 năm từ 1999 đến 2001, Đề tài cấp trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên mã số TN-02-23 do Nghiên cứu sinh chủ trì tiến hành thực hiện trong năm 2002, Kết quả nghiên cứu của Nghiên cứu sinh thuộc phạm vi lãnh thổ Hữu Lũng đã đƣợc công bố trên các tạp chí chuyên ngành. - Kết quả điều tra thu thập qua các đợt khảo sát thực địa về các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội: đào trên 140 phẫu diện đất với 85 mẫu phân tích các chỉ tiêu lý hoá của đất và 250 phiếu điều tra kinh tế hộ gia đình cùng các dữ liệu khác. - Tài liệu thu thập đƣợc trong quá trình thực hiện chỉnh lý, bổ xung và hoàn thiện bản đồ thổ nhƣỡng huyện Hữu Lũng từ hệ thống phân loại đất theo phát sinh của miền Bắc Việt Nam năm 1984, do Nghiên cứu sinh thực hiện năm 2001. - Ngoài ra trong luận án còn sử dụng các kết quả nghiên cứu của các đề tài khoa học khác, các báo cáo và tài liệu thống kê có liên quan đến lãnh thổ nghiên cứu. 8. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện nhiệm vụ đã đặt ra, đề tài luận án đã áp dụng tổng hợp các phƣơng pháp truyền thống và hiện đại trong nghiên cứu địa lý nhƣ phƣơng pháp
  6. 5 điều tra tổng hợp, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn, phƣơng pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS), phƣơng pháp phân tích kinh tế. 9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án đƣợc trình bày trong 4 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu cảnh quan phục vụ định hƣớng phát triển nông nghiệp khu vực Hữu Lũng. Chương 2: Nghiên cứu đặc điểm các nhân tố hình thành và sự phân hoá cảnh quan khu vực Hữu Lũng. Chương 3: Đánh giá, phân hạng mức độ thích nghi sinh thái của các dạng cảnh quan khu vực Hữu Lũng đối với cây công nghiệp dài ngày (cà phê chè) và cây ăn quả (vải, na, nhãn). Chương 4: Đề xuất định hƣớng sử dụng hợp lý lãnh thổ Hữu Lũng đối với cây cà phê chè, vải, na và nhãn. Toàn bộ luận án đƣợc trình bày trong 175 trang đánh máy vi tính, trong đó có 27 bảng số liệu, 32 hình - sơ đồ - bản đồ, kèm theo danh mục 97 tài liệu tham khảo, .24 bảng phụ lục và 4 ảnh minh hoạ.
  7. 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KHU VỰC HỮU LŨNG 1.1. TIẾP CẬN SINH THÁI TRONG NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN PHỤC VỤ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KHU VỰC HỮU LŨNG Hiện nay, xu hƣớng tiếp cận sinh thái trong cảnh quan ứng dụng nhằm xây dựng định hƣớng lãnh thổ sản xuất nông nghiệp đã đƣợc nghiên cứu và bƣớc đầu tỏ ra có hiệu quả. Thực chất, đây là hƣớng sinh thái hoá cảnh quan, coi mỗi đơn vị cảnh quan là một hệ sinh thái [P.H. Hải và nnk, 1997]. Nghiên cứu mối quan hệ tƣơng hỗ giữa 2 hợp phần vật chất là các hợp phần hữu cơ và vô cơ, cụ thể là giữa sinh vật với các điều kiện sinh thái trong các đơn vị cảnh quan là cơ sở khoa học xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững. 1.1.1. Một số vấn đề về tiếp cận sinh thái trong nghiên cứu cảnh quan Vấn đề sinh thái cảnh quan đã đƣợc một số học giả Liên Xô cũ nhƣ D. L Armand đề cập đến, trong đó nhấn mạnh việc nghiên cứu sinh thái trong cảnh quan và đƣa ra những chiều hƣớng sinh thái tự nhiên trong cảnh quan. Chính D. L Armand đã nhấn mạnh, địa lý học phải nghiên cứu sinh thái học và phải tiếp cận đến sinh thái học bằng cảnh quan học [4]. Hiện nay, hƣớng nghiên cứu sinh thái cảnh quan đã phát triển rộng rãi trên thế giới. Nghiên cứu sinh thái cảnh quan có thể hiểu là nghiên cứu những đặc điểm sinh thái của các đơn vị cảnh quan. Và để làm rõ điều đó, nhiều tác giả theo hƣớng nghiên cứu này đã khuyến cáo cần phải nghiên cứu sinh thái trên các trạm nghiên cứu cảnh quan đã đƣợc chọn theo giới hạn các khoanh vi ở các cấp cảnh quan với mục tiêu thử nghiệm. Nhƣ đã biết, sinh thái học là khoa học nghiên cứu về mối quan hệ tƣơng hỗ giữa các cá thể sinh vật với nhau và với môi trƣờng xung quanh. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của cảnh quan là nghiên cứu mối quan hệ tƣơng hỗ giữa sinh vật và môi trƣờng cảnh quan, tức là giữa sinh vật với tất cả các hợp phần của cảnh quan.
  8. 7 Xu thế sinh thái hóa cảnh quan là cần thiết và có thể thực hiện đƣợc. Đây là một giai đoạn phát triển nhận thức về tự nhiên bằng cách đƣa các nghiên cứu định lƣợng, sinh thái vào các công trình nghiên cứu cảnh quan. Theo Bauer H. J. (1973) quan niệm sinh thái cảnh quan đƣợc nghiên cứu theo hai khía cạnh, thứ nhất nghiên cứu mối quan hệ giữa yếu tố sinh vật với các yếu tố môi trƣờng, thứ hai nghiên cứu cấu trúc hình thái của cảnh quan. K. Troll (1971) cho rằng sinh thái cảnh quan nghiên cứu chức năng, tác động tƣơng hỗ giữa các hợp phần, cân bằng vật chất và năng lƣợng của cảnh quan. Điều đó có nghĩa nghiên cứu cảnh quan đƣợc chia làm hai phần: nghiên cứu hình thái cảnh quan và nghiên cứu sinh thái cảnh quan. Nhƣ vậy, một trong các nhiệm vụ quan trọng nhất của sinh thái cảnh quan là nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ để tạo nên các đơn vị cảnh quan, đồng thời phân tích cấu trúc, chức năng và định lƣợng hóa đặc điểm sinh thái của các đơn vị cảnh quan. Từ đó giải quyết các vấn đề nhƣ: đánh giá thích nghi sinh thái của từng đơn vị cảnh quan cho các loại hình sử dụng đất nhằm nâng cao năng suất của các hệ sinh thái phục vụ cho phát triển bền vững. Nghiên cứu sinh thái cảnh quan khu vực Hữu Lũng nhằm làm rõ sự phân hoá các điều kiện sinh thái, trƣớc hết tiến hành phân tích cấu trúc cảnh quan khu vực, định lƣợng hoá các đặc điểm sinh thái của từng đơn vị cảnh quan phục vụ cho bƣớc đánh giá kinh tế sinh thái, làm cơ sở khoa học tin cậy cho việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên của lãnh thổ. 1.1.2. Mối liên hệ giữa sinh thái cảnh quan và hệ sinh thái nông nghiệp Do nhu cầu thực tiễn ngày càng cao và đa dạng nên sinh thái cảnh quan không dừng lại ở việc mô tả các nhân tố sinh thái và cấu trúc cảnh quan lãnh thổ, mà tiến tới phân tích chức năng, đánh giá chúng phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nông, lâm nghiệp nói riêng. Từ vài chục năm trở lại đây, trong sinh thái học nông nghiệp đã xuất hiện một hƣớng mới, đó là nông nghiệp sinh thái. Đây là nền nông nghiệp tổ chức sản xuất bằng cách khai thác và sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên cùng với kỹ thuật canh tác hài hòa nhằm tạo ra các nông sản có chất lƣợng cao và hạn chế sự suy thoái môi trƣờng. Trong hệ sinh thái nông nghiệp, cây trồng là một thành phần
  9. 8 chủ yếu và chúng có mối quan hệ chặt chẽ với điều kiện ngoại cảnh (Đào Thế Tuấn, 1977). Vì vậy, khi xác lập các mô hình kinh tế sinh thái nông nghiệp cần phải đi sâu phân tích cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái theo sự trao đổi vật chất năng lƣợng trong chính bản thân từng mô hình và giữa các mô hình với bên ngoài. Từ đó, nó giúp ta thấy đƣợc xu thế vận động của hệ thống mà có biện pháp điều khiển phù hợp với quy luật khách quan và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hệ sinh thái nông nghiệp là một hệ sinh thái nhân tạo mà đặc trƣng của nó là nhận năng lƣợng mặt trời để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp cho xã hội. Khi xác lập các hệ sinh thái nông nghiệp nếu không có sự hiểu biết về các chức năng của từng cấu trúc và không tuân theo quy luật khách quan trong cấu trúc sinh thái cảnh quan thì chắc chắn sẽ bị thất bại. Vì vậy, nhiệm vụ lâu dài của Địa lý học là giúp cho con ngƣời hiểu đƣợc quy luật cấu trúc đích thực của cảnh quan trên từng khu vực, từng vùng địa lý cụ thể để phát triển kinh tế - xã hội đạt hiệu quả cao mà không làm suy thoái tài nguyên và môi trƣờng. Trong các hệ sinh thái nông nghiệp, vòng tuần hoàn vật chất - năng lƣợng vận chuyển theo một phƣơng hƣớng và cƣờng độ đặc trƣng cho từng địa tổng thể, trong đó quang hợp là điểm khởi đầu và con ngƣời là mắt xích cuối cùng trong các hệ kinh tế sinh thái. Chính D. L. Armand đã từng nhận xét là không có gì đáng tự hào hơn khi chúng ta biết lợi dụng đƣợc các quy luật tự nhiên phục vụ cho con ngƣời hơn là đi cải tạo, chinh phục nó. Việc xây dựng các hệ sinh thái nông nghiệp hợp lý đồng nghĩa với việc tạo ra các cảnh quan nhân sinh có hiệu quả kinh tế cao nhƣng nó lại mang chính các cấu trúc cơ bản và chức năng gốc của cảnh quan tự nhiên trong từng khu vực với tính ổn định cao và chỉ thay đổi tổ thành sinh vật tự nhiên bằng tập đoàn giống cây trồng - vật nuôi và vận động theo thời gian của chu trình kinh tế tài nguyên mà con ngƣời mong muốn. Do đó, khi xây dựng các hệ sinh thái nông nghiệp cũng nhƣ quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp phải dựa trên các luận cứ sau: - Điều kiện tự nhiên tồn tại và diễn biến theo các quy luật tự nhiên. Trên cơ sở hiểu biết quy luật tự nhiên, con ngƣời chỉ có thể khai thác các thế mạnh và tránh các mặt hạn chế để phát triển kinh tế - xã hội.
  10. 9 - Việc xác lập các hệ sinh thái nông nghiệp và khôi phục các tài nguyên thiên nhiên phải tuân theo những quy luật vốn có của tự nhiên, nghĩa là trên cơ sở các quy luật mà mô phỏng, xây dựng các mô hình kinh tế sinh thái sẽ dễ dàng tạo nên những tƣơng đồng, ít tốn kém nhất. - Phải nắm bắt các quy luật tự nhiên nhƣng phải nhìn nhận những thực thể có lợi nhất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế và môi trƣờng trong từng thời đại kỹ thuật, phục vụ lợi ích từng thời kỳ. - Hƣớng kinh tế sinh thái có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp. Các hệ sinh thái đều vận động và phát triển theo các chu trình vật chất - năng lƣợng. Để phát triển kinh tế, con ngƣời có thể lợi dụng các chu trình này nhƣng phải tuân theo quy luật của nó. - Ở tầm vĩ mô, cần hiểu vai trò của tiềm năng sinh thái đối với việc hình thành thị trƣờng để tạo lập hƣớng sản xuất có thị trƣờng tiêu thụ. Nhƣ vậy, cơ sở khoa học và mục tiêu cơ bản của việc xây dựng các hệ sinh thái nông nghiệp là tôn trọng các quy luật phát triển của tự nhiên và chọn một số mắt xích có lợi nhất cho các hoạt động kinh tế, đồng thời hạn chế các hoạt động có hại của tự nhiên ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Nền kinh tế của khu vực Hữu Lũng chủ yếu bao gồm nông nghiệp và lâm nghiệp - những ngành sản xuất phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên. Do vậy để phát triển bền vững trong sản xuất nông, lâm nghiệp của khu vực cần thiết phải phân tích cấu trúc, chức năng của các hệ sinh thái nông, lâm nghiệp, từ đó đề ra các biện pháp khai thác, sử dụng tài nguyên lãnh thổ phù hợp với quy luật tự nhiên. 1.1.3. Ảnh hƣởng của nhóm nhân tố sinh thái trong cấu trúc cảnh quan đến đối tƣợng cây trồng Các nhân tố sinh thái tác động tƣơng hỗ với nhau thể hiện thông qua dòng vật chất và năng lƣợng trong cảnh quan. Kết quả tác động lâu dài của các nhân tố sinh thái tạo nên những đặc trƣng riêng của cây trồng thể hiện ở xu thế phát triển (hiện trạng phân bố), nhịp điệu (thời vụ phát triển) và cƣờng độ (năng suất thu hoạch). * Ảnh hƣởng của nhóm nhân tố nền tảng nhiệt ẩm
  11. 10 Nhiệt độ. Nguồn nhiệt của Trái đất đƣợc tạo ra bởi sự cân bằng bức xạ nhiệt. Trong cảnh quan, nhiệt độ là nhân tố sinh thái giới hạn rất quan trọng quyết định đến sự phân bố và quy mô phát triển của sinh vật. Nhiệt độ ảnh hƣởng đến quá trình quang hợp của cây trồng thông qua các tác động đến diệp lục tố và khí khổng. Đối với đa số cây trồng thì nhiệt độ quá cao làm biến dạng diệp lục tố, làm giảm cƣờng độ quang hợp của thực vật. Ở các ngƣỡng nhiệt trên 280C thì thực vật bắt đầu bị rối loạn quang hợp, dƣới 160C thì quang hợp chậm dần cho đến 100C thì ngừng quang hợp. Đối với khí khổng khi nhiệt tăng hoặc giảm thì khí khổng khép lại, bảo đảm cân bằng nƣớc, nhận CO2 và thải O2. Nhiệt độ ảnh hƣởng đến quá trình hô hấp: trong biên độ nhiệt thì khi nhiệt tăng kích thích quá trình hô hấp, nhiệt độ giảm dẫn đến quá trình hô hấp giảm. Nước và độ ẩm. Nƣớc và độ ẩm đóng vai trò rất lớn đối với đời sống cây trồng, có tới 50-98% khối lƣợng cơ thể cây trồng là nƣớc. Nƣớc tham gia tổng hợp chất hữu cơ, vận chuyển muối khoáng và dinh dƣỡng, duy trì sức căng tế bào chống nóng, điều hoà nhiệt. Nƣớc cùng với nhiệt độ tạo thành nhóm nhân tố nhiệt-ẩm chi phối sự phân bố các đới sinh vật trên Trái đất. Chỉ có 0,5% lƣợng nƣớc đƣợc dùng trong quang hợp, 99,5% còn lại để chống hạn bằng quá trình bốc thoát hơi, chống nóng, làm hạ nhiệt độ của lá thực vật. Nói chung để tổng hợp đƣợc 1g chất khô, thì cần từ 250 đến 400g nƣớc, hệ số này thấp ở vùng lạnh, cao ở vùng khô và nóng. Trong hệ sinh thái nông nghiệp để đảm bảo đƣợc năng suất cao và ổn định cần phải bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với các ngƣỡng nhiệt ẩm theo không gian lãnh thổ. * Ảnh hƣởng của nhóm nhân tố nền tảng vật chất rắn và dinh dƣỡng Sự tƣơng tác giữa hoàn lƣu khí quyển với nền địa chất-địa hình và sinh vật đã tạo nên nền tảng dinh dƣỡng trong cảnh quan và đƣợc đặc trƣng bởi các nguyên tố hoá học, có vai trò tham gia vào cấu trúc và hoạt động sống của tế bào thực vật. Nguyên tố đa lƣợng chiếm khoảng 10-4 đến 10-1 trọng lƣợng khô thực vật, chủ yếu gồm lƣu huỳnh, phôtpho, kali, canxi, magiê..., có vai trò quan trọng trong cấu trúc cơ thể và sinh trƣởng phát triển của thực vật. Những nguyên tố vi lƣợng chỉ chiếm từ 10-7 đến 10-5 trọng lƣợng khô, có vai trò là yếu tố sinh thái tối thiểu và yếu tố điều khiển, tham gia cấu trúc các enzim điều khiển các hoạt động sống của sinh vật.
  12. 11 Các nguyên tố đa lƣợng và vi lƣợng tồn tại trong thành phần hoá học của đất, mỗi nhóm cây trồng có nhu cầu sinh thái riêng về dinh dƣỡng. Khả năng điều tiết dinh dƣỡng cho cây trồng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ môi trƣờng, thành phần dung dịch đất, cơ giới và chế độ nhiệt của đất. Trong hệ sinh thái nông nghiệp thì khả năng cung cấp dinh dƣỡng cho cây trồng đƣợc thể hiện thông qua độ phì là chỉ tiêu mang tính chất hàm chứa của nhiều yếu tố nhƣ nhiệt ẩm, dinh dƣỡng. 1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN 1.2.1. Lịch sử nghiên cứu Cho đến nay đã có nhiều công trình đề cập tới những khía cạnh khác nhau có liên quan với lãnh thổ và đề tài nghiên cứu. Trong số những tài liệu tham khảo có thể chia làm 2 nhóm chính sau đây. * Các tài liệu liên quan đến các vấn đề lý thuyết của đề tài luận án: Hiện nay có rất nhiều tài liệu liên quan đến đề tài luận án, trong đó có thể chia ra các loại : - Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và lãnh thổ: Công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản các hợp phần tự nhiên ở Việt Nam bắt đầu từ rất sớm nhƣ: nghiên cứu và thành lập sơ đồ đất tổng quát Việt Nam (V. M. Fridland và F. R. Moorman, 1958, 1960), nghiên cứu những loại đất chính ở miền Bắc Việt Nam của Vũ Ngọc Tuyên, Trần Khải, Phạm Gia Tu (1963), nghiên cứu về đất và vỏ phong hóa nhiệt đới ẩm (V. M. Fridland, 1973). Nghiên cứu về đặc điểm khí hậu Việt Nam cũng đƣợc một số tác giả quan tâm nhƣ: Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1975), Nguyễn Đức Ngữ, Nguyền Trọng Hiệu (1988), Nguyễn Can (1994); nghiên cứu về thảm thực vật rừng miền Bắc Việt Nam của Trần Ngũ Phƣơng (1970), Thái Văn Trừng (1978)... Hƣớng nghiên cứu đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên phục vụ sản xuất đã đƣợc nhiều tác giả đề cập đến [23], [53], [57]... - Nghiên cứu về cảnh quan: Có rất nhiều công trình trong và ngoài nƣớc nghiên cứu về cảnh quan cũng nhƣ đánh giá tổng hợp chúng nhằm mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên lãnh thổ và bảo vệ môi trƣờng. Trong số này có một số công trình nghiên cứu lý thuyết và đặt nền móng cơ sở cho khoa học cảnh quan nhƣ: D. L. Arman [4], A. G. Ixatsenco [25], Vũ Tự Lập [33], và cũng có nhiều công trình
  13. 12 mang tính chất lý thuyết cảnh quan ứng dụng nhƣ: Phạm Hoàng Hải và nnk. [18], Nguyễn Cao Huần [24]... Hƣớng nghiên cứu “sinh thái hóa cảnh quan” cũng đƣợc thể hiện ở một số công trình của Phạm Quang Anh [2]... và ở một mức độ nhất định các kết quả nghiên cứu này vừa làm phong phú thêm lý luận về cảnh quan học, vừa có ý nghĩa ứng dụng thực tế. Trong quá trình nghiên cứu đặc điểm sinh thái cảnh quan lãnh thổ khu vực Hữu Lũng, các công trình đã dẫn này đƣợc coi là những tài liệu tham khảo chủ yếu. - Tổng kết kinh nghiệm và xây dựng mô hình kinh tế sinh thái: Gần đây, do nhu cầu thực tiễn nên nhiều nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu về kinh tế hộ gia đình ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó kinh tế hộ gia đình ở trung du và miền núi đƣợc đặc biệt quan tâm [3], [6], [37], [54], [70], [86]. Tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp đã đƣợc con ngƣời nhận thức từ lâu, nhƣng muốn có kết quả cao thì phải dựa vào sự nỗ lực của hệ thống các hộ sản xuất nông nghiệp. Chính điều này đã đƣợc C. Mác nêu rõ: “Ngay ở nƣớc Anh với nền công nghiệp phát triển, hình thức sản xuất nông nghiệp có lợi nhất không phải là các xí nghiệp nông nghiệp quy mô lớn mà là các trang trại gia đình không sử dụng lao động làm thuê”, và muốn phát triển sản xuất, tăng sản lƣợng lƣơng thực và không hủy hoại môi trƣờng tự nhiên thì phải duy trì một nền “nông nghiệp bền vững”. Những vấn đề này đã đƣợc các nhà khoa học Việt Nam và thế giới làm rõ [13], [14], [30], [31], [39], [45], [64], [79], [86]. Kinh nghiệm của nhiều nơi đã cho thấy kinh tế hộ gia đình và trang trại là loại hình kinh tế có hiệu quả nhất và là lực lƣợng kinh tế chủ yếu trong quá trình phát triển nền sản xuất hàng hóa hiện đại. Tuy nhiên, đây là loại hình kinh tế tƣơng đối mới mẻ nên các chủ gia đình còn nhiều bỡ ngỡ trong việc xác lập mô hình hợp lý. Để giúp cho các chủ hộ và chủ trang trại tổ chức tốt các hoạt động kinh tế của mình nên đã có một số công trình nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm xây dựng mô hình [11], [22], [28], [55], [59], [68], [69]. Các công trình này đƣợc coi là những tài liệu tham khảo có giá trị khi tiến hành xác lập mô hình kinh tế sinh thái nông hộ hợp lý ở Hữu Lũng. * Nhóm các tài liệu liên quan đến lãnh thổ nghiên cứu:
  14. 13 Song song với nhóm tài liệu liên quan đến những vấn đề lý thuyết của đề tài luận án, còn có một số tài liệu liên quan đến lãnh thổ nghiên cứu: Nghiên cứu và thành lập bản đồ thổ nhƣỡng huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn tỷ lệ 1/50.000 (Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 1984) [83], “Thảm thực vật rừng Việt Nam” (Thái Văn Trừng, 1978) [71], “Nghiên cứu đánh giá điều kiện sinh thái cảnh phục vụ phát triển một số cây trồng ngắn ngày ở huyện Hữu Lũng” (Bộ môn Sinh thái cảnh quan và môi trƣờng Khoa Địa lý - Địa chất Trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1986 - 1987) [8], [9], “Địa lý địa phƣơng tỉnh Lạng Sơn” (Vũ Tự Lập, 1996) [35], quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hữu Lũng đến năm 2010 (1998-1999) [48], [78]. Gần đây, Nghiên cứu sinh và cộng sự đi sâu xây dựng cơ sở định lƣợng cho thành lập bản đồ đơn vị đất đai và tiến hành đánh giá thích nghi, phân tích hiệu quả kinh tế của một số loại sử dụng đất trồng cây ăn quả ở huyện Hữu Lũng [75], [76]. 1.2.2. Quan điểm tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu cảnh quan phục vụ khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên lãnh thổ Hữu Lũng 1.2.2.1. Quan điểm tiếp cận a. Quan điểm lịch sử. Đối với nhà địa lý, khi nghiên cứu và đánh giá tài nguyên cho việc phát triển sản xuất ở một lãnh thổ nào đó thì việc xem xét lịch sử diễn biến đã xẩy ra trong quá khứ có tầm quan trọng đặc biệt. Thiên nhiên là một chỉnh thể thống nhất và là tổng hòa của các mối quan hệ tƣơng tác. Trong đó có sự tƣơng tác giữa con ngƣời với tự nhiên mà hiện trạng sản xuất và mô hình sản xuất hiện tại là một tấm gƣơng phản ảnh lịch sử lựa chọn của con ngƣời để tạo nên sự tƣơng thích của đối tƣợng cây trồng - vật nuôi với quỹ sinh thái lãnh thổ địa phƣơng cũng nhƣ phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng. Vì vậy, để có những phƣơng án quy hoạch khả thi, cần phải xác định đƣợc các loại hình sử dụng đất trong quá khứ và hiện tại. Do đó, việc nghiên cứu lịch sử phát triển các mô hình hiện trạng nông nghiệp cây trồng - vật nuôi trong quá trình sử dụng đất đai là không thể thiếu đƣợc. Nói cách khác, nghiên cứu quá khứ và hiện tại của các mô hình sản xuất cũng là cơ sở khoa học vững chắc cho việc đánh giá tài nguyên và định hƣớng quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ,
  15. 14 đồng thời trên cơ sở của lịch sử đó có thể đƣa ra những dự báo về kinh tế, sinh thái và môi trƣờng một cách hữu hiệu. b. Quan điểm hệ thống và tổng hợp. Quan điểm hệ thống chính là vận dụng sự hiểu biết về quy luật cấu trúc hệ thống vốn có của tự nhiên trong từng địa tổng thể vào nghiên cứu, đánh giá các đối tƣợng sản xuất phức tạp có liên quan với cấu trúc địa hệ. Hệ thống cấu trúc của địa tổng thể tuy rất phức tạp, nhƣng vẫn có chung một số tính chất, đó là: - Hệ thống cấu trúc địa tổng thể bao gồm nhiều hợp phần tự nhiên cấu tạo nên và có mức độ tổ chức vận hành vật chất và năng lƣợng nội tại cao. - Qua sự vận hành vật chất và năng lƣợng nói trên, các bộ phận cấu thành nên hệ thống đều có những mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau thông qua quá trình trao đổi và chuyển hoá vật chất, liên kết ảnh hƣởng lẫn nhau theo một phản ứng dây truyền (chẳng hạn: khi ta phá rừng thì khí hậu sẽ thay đổi, mực nƣớc ngầm sẽ hạ thấp, đất đai sẽ bị xói mòn, thoái hóa...). Nhƣ vậy đặc trƣng của hệ thống là tính cấu trúc. Đối với một đơn vị lãnh thổ, ngƣời ta phân biệt hai loại cấu trúc là cấu trúc không gian (cấu trúc đứng và cấu trúc ngang) và cấu trúc thời gian. Khi đƣa tập đoàn giống cây trồng - vật nuôi vào một đơn vị lãnh thổ thì cây trồng - vật nuôi là một hợp phần nhân tạo cùng với đá mẹ, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, đất ở đó tạo thành một cấu trúc đứng mới đã bị biến đổi nhiều hay ít sau khi con ngƣời đã loại bỏ quần thể sinh vật tự nhiên ... Từ đó nhịp điệu và cƣờng độ thành tạo vật chất - năng lƣợng trong nông nghiệp ở đây tốt hay xấu phụ thuộc vào sự hiểu biết của con ngƣời và có tạo đƣợc sự tƣơng thích giữa cây trồng - vật nuôi với các điều kiện tự nhiên vốn có của địa tổng thể hay không. Tóm lại quan điểm hệ thống trong tổ chức sản xuất là vận dụng tính hệ thống trong địa lý học để tạo ra mối liên hệ liên ngành trong từng đơn vị lãnh thổ và tạo ra thế phối hợp liên vùng khi xét ở tầm vĩ mô. Trong tính hệ thống đó, cách nhìn của nhà nghiên cứu là bao quát toàn bộ mọi hợp phần liên đới trong quá trình vận động - đây cũng là nội dung của quan điểm tổng hợp, vì nếu tổng hợp mà không theo một logic hệ thống thì khó mà tíếp
  16. 15 cận, khó hiểu và cũng khó giải quyết một vấn đề riêng lẻ. Nói một cách khác, tính hệ thống là cơ sở của cách nhìn và xem xét vấn đề một cách tổng hợp. Tính tổng hợp từ lâu đã đƣợc xem là tiêu chuẩn hàng đầu để xem xét, đánh giá giá trị khoa học của các công trình nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Thông thƣờng, trong các tƣ liệu cơ sở lý luận của khoa học địa lý, tính tổng hợp đƣợc xem xét dƣới những góc độ khác nhau, nhƣng có thể khái quát hoá nhƣ sau: - Tổng hợp với nghĩa là nghiên cứu đồng bộ, toàn diện về các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cũng nhƣ những mối quan hệ tƣơng tác lẫn nhau giữa các hợp phần của tổng thể địa lý. - Tổng hợp là sự kết hợp có quy luật, có hệ thống trên cơ sở phân tích đồng bộ và toàn diện các yếu tố hợp phần của các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên, đồng thời phát hiện và xác định những đặc điểm đặc thù của các thể tổng hợp lãnh thổ địa lý. Nhƣ vậy, trong nghiên cứu đánh giá phải dựa trên cơ sở những kết quả phân tích đồng bộ, toàn diện và tổng hợp địa lý, đồng thời cả hai quan niệm này phải đƣợc sử dụng phối hợp chặt chẽ với nhau. Quan điểm hệ thống và tổng hợp sẽ đƣợc vận dụng và thể hiện ở các chƣơng nội dung của công trình này. 1.2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu Để thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ của luận án đặt ra, có các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu đã đƣợc áp dụng nhƣ: - Phƣơng pháp điều tra tổng hợp. - Phƣơng pháp thống kê. - Phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn. - Phƣơng pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS). - Phƣơng pháp phân tích kinh tế. a. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRA TỔNG HỢP Luận án đã sử dụng phƣơng pháp điều tra tổng hợp để tiến hành điều tra khảo sát thực địa về tất cả các hợp phần tự nhiên cũng nhƣ đặc điểm kinh tế - xã
  17. 16 hội và kết hợp với việc nghiên cứu phân tích trong phòng chỉ ra sự phân hoá lãnh thổ về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ cho mục tiêu của đề tài luận án. * Giai đoạn khảo sát thực địa. là giai đoạn cần thiết khi nghiên cứu chi tiết bất kỳ một lãnh thổ để tìm ra sự phân hoá, bao gồm: -Tiến hành khảo sát, nghiên cứu đặc điểm và sự phân hoá của tất cả các hợp phần tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhƣỡng, sinh vật) và kinh tế xã hội (sự phân bố dân cƣ, dân tộc, hiện trạng sử dụng đất...) - Nghiên cứu các hiện tƣợng tự nhiên và mối quan hệ giữa chúng đối với nhau cũng nhƣ mối quan hệ giữa tự nhiên và con ngƣời. - Kiểm định và khẳng định những kết quả đạt đƣợc từ quá trình phân tích hay tính toán trong phòng. Để nghiên cứu đặc điểm các nhân tố hình thành cảnh quan và xác định sự phân hóa lãnh thổ khu vực Hữu Lũng, việc khảo sát thực địa đã đƣợc tiến hành theo 4 tuyến chủ yếu từ trung tâm huyện đi Hòa Lạc, Quyết Thắng, Hữu Liên và Minh Sơn. Trên các tuyến này đề tài đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát qua các dạng địa hình khác nhau, đào trên 140 phẫu diện đất để lấy mẫu phân tích cũng nhƣ xác định lại ranh giới các loại đất. Việc khảo sát hiện trạng thảm thực vật đƣợc tiến hành trên các ô tiêu chuẩn và khoanh vẽ theo sƣờn đối diện. Ngoài ra, để xác định sự phân hóa về chế độ nhiệt - ẩm, việc quan trắc vi khí hậu đã đƣợc tiến hành tại 3 điểm định vị chìa khóa ở xã Minh Sơn, Hòa Lạc và Yên Bình. * Giai đoạn nghiên cứu trong phòng. Giai đoạn nghiên cứu trong phòng nhằm mục đích phân tích, đánh giá các kết quả điều tra ngoài thực địa, từ đó tìm ra qui luật phân hoá lãnh thổ nghiên cứu cả về định tính và định lƣợng. + Phân tích đặc tính lý - hoá học của đất trong phòng thí nghiệm: phân tích pHKCl bằng phƣơng pháp pHmet; phân tích Ca++, Mg++ đo bằng AAS - quang phổ hấp phụ nguyên tử; phân tích CEC đo bằng quang kế ngọn lửa; phân tích tổng lƣợng hữu cơ (OM%) bằng phƣơng pháp Walkley Black; phân tích Nitơ tổng số bằng phƣơng pháp Kenđan; phân tích K2O tổng số bằng phƣơng pháp công phá với HF + HClO4 đo bằng quang kế ngọn lửa; phân tích P2O5 tổng số bằng phƣơng pháp
  18. 17 công phá với H2SO4 + HClO4 so màu; phân tích K2O dễ tiêu theo phƣơng pháp Matlova đo bằng quang kế ngọn lửa; phân tích P2O5 dễ tiêu theo phƣơng pháp Oniani so màu; phân tích thành phần cơ giới bằng phƣơng pháp ống hút Robinson. Kết quả phân tích đƣợc thực hiện tại phòng thí nghiệm phân tích đất trƣờng Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. + Phân tích liên hợp các loại bản đồ đơn tính phục vụ thành lập bản đồ cảnh quan. Ngoài ra, việc phân tích, đối chiếu các loại bản đồ để làm rõ mối liên hệ giữa các hiện tƣợng, các thành phần và tìm ra quy luật của chúng phục vụ cho việc định hƣớng sử dụng hợp lý lãnh thổ cũng đƣợc thực hiện với sự trợ giúp của các phần mềm GIS chuyên dụng nhƣ: Mapinfo, MicroStation,... + Tổng hợp và xử lý các phiếu điều tra kinh tế hộ gia đình cũng nhƣ đánh giá khả năng thích nghi sinh thái và phân tích hiệu quả kinh tế của từng loại hình sử dụng đất theo mục tiêu của đề tài luận án. Phƣơng pháp điều tra tổng hợp dựa trên kết quả nghiên cứu và phân tích hệ thống của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội từ các giai đoạn khảo sát thực địa và nghiên cứu trong phòng cho phép xác định tính phân dị chung nhất của lãnh thổ. Bằng cách này các đơn vị cảnh quan cũng đã đƣợc tổ hợp ma trận để xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan khi thành lập bản đồ cảnh quan khu vực Hữu Lũng, làm cơ sở cho việc đánh giá, phân hạng mức độ thích nghi sinh thái đối với cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. b. PHƢƠNG PHÁP THỐNG KÊ Các số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của lãnh thổ Hữu Lũng là những thông tin khái quát ban đầu về khu vực nghiên cứu. Bên cạnh đó, để việc thực hiện các nội dung nghiên cứu theo một chuẩn mẫu định sẵn, các loại bản đồ, tài liệu... cần thu thập đã đƣợc hệ thống hóa theo đề cƣơng đã vạch ra từ trƣớc để tránh thiếu sót những dữ liệu cần thiết cho bƣớc tổng hợp sau này. Nguồn dữ liệu đƣợc thống kê bao gồm: - Thống kê qua tài liệu, báo cáo và sổ sách lƣu trữ. - Thống kê qua các số liệu khảo sát, đo đạc ngoài thực địa. - Thống kê qua đo đạc, tính toán trên bản đồ.
  19. 18 - Thống kê qua các bảng điều tra nông hộ với hệ thống chỉ tiêu đã định. Thực tế cho thấy rằng đây là phƣơng pháp không thể thiếu đƣợc, vì các số liệu thu thập theo phƣơng pháp này có tính đồng bộ cao và giảm bớt thời gian đi thực địa. c. PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NHANH NÔNG THÔN CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƢỜI DÂN Trong những năm gần đây, phƣơng pháp đánh giá nhanh đã đƣợc đƣa vào sử dụng trong các cuộc nghiên cứu phát triển. Phƣơng pháp này sử dụng ngày càng nhiều nhƣ là một công cụ bổ sung cho các phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống. Đánh giá nhanh nông thôn (RRA) là một phƣơng pháp đánh giá nhanh đƣợc sử dụng trong đề tài cho ra một cách nhìn tổng thể đối với khu vực nghiên cứu. Cơ sở của phƣơng pháp là tiếp cận với ngƣời dân địa phƣơng để thu thập thông tin phục vụ mục đích nghiên cứu. Có nhiều hình thức đánh giá nhanh nông thôn, nhƣng đề tài luận án sử dụng hai hình thức chính sau: + Dùng phiếu điều tra: phiếu điều tra là bảng hỏi có in sẵn các thông tin để thu thập số liệu phù hợp với nội dung của luận án. Luận án đã thực hiện điều tra tại 250 hộ gia đình trong khu vực, thu thập các thông tin về mức đầu tƣ và nguồn thu nhập từ các loại hình sử dụng đất trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả (cây cà phê chè, vải, na, nhãn), cụ thể là giống, phân bón, nƣớc tƣới, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, năng suất, sản lƣợng, phân loại chất lƣợng sản phẩm, giá bán sản phẩm và các nguồn thu khác. + Phương pháp phỏng vấn: đây là phƣơng pháp để ngƣời nghiên cứu hiểu đƣợc đặc điểm của vùng nghiên cứu thông qua những cƣ dân trong vùng và những quan sát tại địa điểm nghiên cứu. Ngoài ra còn thực hiện lấy ý kiến của một số cán bộ lãnh đạo ở các cấp tỉnh, huyện, xã và các sở, phòng, ban có liên quan. d. PHƢƠNG PHÁP BẢN ĐỒ VÀ HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) Để xác lập sự đồng nhất hay phân dị lãnh thổ của các nhân tố sinh thái cũng nhƣ việc thể hiện chúng thì không còn cách nào khác là phải sử dụng bản đồ. Bản đồ đƣợc coi là “ngôn ngữ của địa lý học”, vì chúng có khả năng thể hiện rõ nhất, trực quan nhất các đặc trƣng không gian của các đối tƣợng nghiên cứu. Trên cơ sở
  20. 19 các loại bản đồ nhƣ: địa mạo, thổ nhƣỡng, thủy văn và hiện trạng sử dụng đất mà tính toán tiềm năng, sức chứa cũng nhƣ khả năng phục hồi của lãnh thổ. Đặc biệt để đánh giá tổng hợp tài nguyên theo đơn vị lãnh thổ thì vấn đề không thể thiếu đƣợc là phải thành lập bản đồ cảnh quan. Bản đồ này đƣợc xây dựng theo phƣơng pháp phân tích liên hợp các bản đồ thành phần nhƣ: bản đồ địa chất, bản đồ địa mạo, bản đồ thổ nhƣỡng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất... Ngoài ra, phƣơng pháp bản đồ còn là phƣơng pháp duy nhất thể hiện sự phân bố không gian các phƣơng án quy hoạch và thiết kế lãnh thổ, đồng thời giúp cho các nhà quản lý đƣa ra những quyết định về tổ chức sử dụng lãnh thổ một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn nhiều so với việc đọc các bảng thống kê dài. Trong giai đoạn hiện nay, ngoài việc sử dụng phƣơng pháp bản đồ truyền thống, còn đƣợc hỗ trợ bởi Hệ thống thông tin Địa lý (GIS), đặc biệt trong phân tích và biến đổi thông tin, phân tích mô hình hoá không gian nhằm trả lời các bài toán địa lý và thành lập các bản đồ đánh giá tổng hợp. e. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KINH TẾ * Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích: đã sử dụng kết quả điều tra nhanh nông thôn, tiến hành lƣợng hoá các chỉ tiêu điều tra thành tiền cho 1 hecta sản xuất, sau đó phân tích chi phí-lợi ích tƣơng ứng với các mức độ thích nghi sinh thái của các cây trồng nghiên cứu. Trên cơ sở đánh giá và phân hạng mức thích nghi của các loại hình sử dụng đất trồng cây vải, na, nhãn đã tiến hành thu thập các số liệu, thông tin liên quan tới quá trình sản xuất trên các dạng cảnh quan tƣơng ứng với các mức thích nghi (S1, S2, S3) bằng phƣơng pháp điều tra nhanh nông thôn. Các dữ liệu gồm: - Các số liệu về đầu tƣ: giống, phân bón (phân tổng hợp, hữu cơ, đạm, lân, kali), nƣớc tƣới, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động (trồng, chăm sóc và bảo vệ). - Các số liệu về nguồn thu: năng suất, sản lƣợng, giá thị trƣờng của sản phẩm, các nguồn thu khác (bán cây giống, cho vay, ... ). Từ 250 phiếu điều tra, đã tiến hành định lƣợng hoá các số liệu trên thành tiền cho 1 ha sản xuất. Để đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng các chỉ tiêu sau: lợi nhuận hiện thời (NPV) và tỷ suất lợi ích - chi phí (R) (đối với sản xuất nông nghiệp là tỷ suất thu nhập - đầu tƣ), thể hiện qua các công thức sau:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2