intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Chọn lọc cây trội và xây dựng vườn giống Keo lá liềm (Acacia crassicarpa) tại Thừa Thiên Huế và Ba Vì – Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

24
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là chọn lọc cây trội có khả năng sinh trưởng nhanh và các chỉ tiêu chất lượng tốt (độ thẳng thân, cành nhánh nhỏ, không sâu bệnh...). Khảo nghiệm Keo lá liềm tại 2 vườn giống trên hai lập địa (Ba vì - Hà Nội và Thừa Thiên Huế). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Chọn lọc cây trội và xây dựng vườn giống Keo lá liềm (Acacia crassicarpa) tại Thừa Thiên Huế và Ba Vì – Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ DÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ---------------------- NGUYỄN THUẬN PHƯỚC CHỌN LỌC CÂY TRỘI VÀ XÂY DỰNG VƯỜN GIỐNG KEO LÁ LIỀM (ACACIA CRASSICARPA) TẠI THỪA THIÊN HUẾ VÀ BA VÌ – HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội- 2010
  2. 1 MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu về gỗ cũng gia tăng trong khi tài nguyên rừng ngày càng suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Từ đó đặt ra một yêu cầu cho các nhà nghiên cứu giống trong lâm nghiệp là làm thế nào để đáp ứng nhu cầu về gỗ đồng thời phải đảm bảo chất lượng giống để nâng cao chất lượng rừng trồng. Trong lâm nghiệp diện tích kinh doanh lớn, lực lượng lao động ít, cây sống dài ngày, việc tác động vào điều kiện hoàn cảnh chỉ có thể thực hiện tốt ở giai đọan vườn ươm và một số năm đầu khi trồng, ít có điều kiện chăm sóc đến lúc khai thác như đối với cây nông nghiệp, nên vai trò của chọn giống và cải thiện giống càng quan trọng. Không có giống được cải thiện theo mục tiêu kinh tế thì không thể đưa năng suất rừng lên cao được. Cải thiện giống cây rừng chỉ có hiệu quả khi nó kết hợp được sự khéo léo các biện pháp kỹ thuật lâm sinh và chọn giống để sản xuất ra những sản phẩm cây rừng có năng suất và chất lượng cao. Để thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp Chính phủ đã có quyết định số 661/QĐ –TTg về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và sản xuất 1 triệu m3 ván nhân tạo. Trong đó việc chọn loài cây trồng hợp lý là vấn đề hết sức quan trọng. Trong tập đoàn các loài cây được chọn thì các loài keo nói chung và Keo lá liềm nói riêng là một trong những loài cây có nhiều giá trị và công dụng để phát triển rộng rãi và đáp ứng nhiều mục đích quan trọng như phủ xanh, chống xói mòn, cung cấp nguyên liệu làm bột giấy, ván nhân tạo. Keo ( Acacia) là một chi thực vật họ phụ Trinh nữ (Mimosoideae) thuộc họ Đậu (Leguminosae) bao gồm khoảng 1.200 loài có phân bố rộng ở Châu Á, và Châu Đại Dương. Riêng Australia có khoảng 850 loài keo (
  3. 2 Acacia) với hàng trăm loài có lá giả (Pedley, 1987). Keo lá liềm có tên khoa học Acacia crassicarpa hay còn có tên gọi khác là Keo lưỡi liềm, Keo lưỡi mác, thuộc họ Đậu (Fabaceae), Bộ Đậu (Leguminosa). Keo lá liềm phân bố tự nhiên ở vùng Bắc Queensland, bao gồm cả các quần đảo ở Torres Strait, và New Guinea. Ở Queensland, Keo lá liềm phân bố chủ yếu trên đất cát, vùng đất thấp, vùng duyên hải hoặc vùng đụn cát ven biển. Ở New Guinea, Keo lá liềm phân bố ở vùng đất thấp phía Nam từ Tây nam Irian Jaya, Indonesia tới Oriomo River của Papua New Guinea. Ở Việt Nam, Keo lá liềm được nhập nội vào nước ta khoảng 25 năm trở lại đây. Một số khảo nghiệm loài và xuất xứ trên vùng đồi cho thấy Keo lá liềm sinh trưởng nhanh hơn Keo lá tràm và Keo tai tượng. Keo lá liềm là cây đa tác dụng, ngoài cung cấp gỗ, củi, nguyên liệu giấy, nó còn có tác dụng cải tạo đất, cải tạo môi trường sinh thái và là một trong những loài cây tiên phong phủ xanh đất trống đồi núi trọc. So với các loài Keo khác như Keo lá tràm và Keo tai tượng, Keo lá liềm là một loài cây được nhập nội muộn hơn. Đồng thời cũng chưa có được nhiều sự quan tâm thích đáng của các tổ chức trồng rừng. Xuất phát từ thực tế đó đề tài: “ Chọn lọc cây trội và xây dựng vườn giống Keo lá liềm ( Acacia crassicarpa) tại Thừa Thiên Huế và Ba vì - Hà Nội” được thực hiện.
  4. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu Nhu cầu của xã hội ngày càng tăng không chỉ về số lượng mà còn yêu cầu phong phú về chủng loại, đòi hỏi các ngành sản xuất trong đó có lâm nghiệp cần nâng cao năng suất, chất lượng nhằm đáp ứng các nhu cầu đó. Để giải quyết được vấn đề này sản xuất lâm nghiệp ngày càng phải có nhiều giống tốt hơn nữa. Thực tế cho thấy trong lúc ở nước ta năng suất rừng tự nhiên chỉ đạt 2-3 m3/ha/năm, năng suất rừng trồng từ giống chưa được cải thiện chỉ đạt 5- 10 m3/ha/năm. Vì vậy, các nhà chọn giống cây trồng một mặt vừa ứng dụng các biện pháp chọn lọc truyền thống, vừa nghiên cứu lai tạo giống mới, nhất là đối với những loài cây được trồng rừng rộng rãi, có giá trị kinh tế cao. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ sinh học người ta có thể tạo ra nhiều dạng cây trồng bằng con đường khác nhau như gây đột biến, đa bội hóa, vv…, song lai giống và chọn lọc giống lai vẫn là phương pháp chủ yếu để tạo ra các giống cây trồng mới có năng suất cao trên thế giới Mục tiêu của các chương trình cải thiện giống là tạo ra nguồn giống có năng suất và chất lượng cao. Kết quả đó không chỉ dừng lại ở chỗ có được những giống được cải thiện mà điều quan trọng hơn nữa là phải sản xuất được những giống đó trên qui mô lớn để phục vụ lâu dài cho các chương trình trồng rừng. Có thể sản xuất vật liệu giống tốt từ những giống được cải thiện thông qua sinh sản hữu tính hoặc sinh sản sinh dưỡng. Vì thế xây dựng rừng giống và vườn giống vẫn là một biện pháp quan trọng để cung cấp giống có chất lượng cao cho các chương trình trồng rừng[14]. Nhờ nghiên cứu theo hướng chọn lọc cây trội, nhân giống khảo nghiệm giống mà trong thời gian qua một số giống có năng suất cao đã được trồng ở nhiều vùng sinh thái của nước ta. Theo Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng
  5. 4 (1996), quá trình nâng cao năng suất, chất lượng rừng dựa trên cải thiện giống cây rừng được tiến hành theo các bước sau: Khảo nghiệm loài Khảo nghiệm xuất Chọn lọc cây trội (chọn loài) xứ ( chọn xuất xứ) Lai giống Rừng tự nhiên và rừng trồng Khảo nghiệm giống Rừng giống Vườn giống Chuyển hóa rừng giống Vật liệu giống ( Hạt, hom….) Rừng trồng mới Hình 1.1: Sơ đồ chung của cải thiện giống cây rừng Theo sơ đồ này thì cải thiện giống cây rừng là một quá trình liên tục trong nhiều thế hệ. Tác động tích cực vào bất cứ một khâu nào trong sơ đồ này cũng góp phần không ngừng làm tăng năng suất rừng. Song, việc chọn lọc cây trội có thể được coi là khâu quan trọng nhất và có tính chất quyết định. Cây trội là nền tảng của các chương trình chọn giống. Cây trội là những cây có sinh trưởng nhanh nhất trong quần thể chọn giống, có đoạn thân dưới cành dài nhất, hình dáng thân cây tròn đều, cành nhánh nhỏ. Vì thế thường là những cây có tỷ lệ gỗ sử dụng cao nhất. Tuy vậy, cây trội mới chỉ là những cây có kiểu hình ưu trội về sinh trưởng, hình dạng thân, chất lượng gỗ và các
  6. 5 đặc tính mong muốn khác, đồng thời có tính thích ứng tốt với hoàn cảnh, không bị sâu bệnh, nhưng muốn biết các cây trội này có thật sự di truyền các đặc tính tốt cho đời sau hay không thì phải qua khảo nghiệm. Cùng với khảo nghiệm loài và xuất xứ thì chọn lọc cây trội kết hợp với lai giống và khảo nghiệm giống là những khâu có tính chất quyết định trong các chương trình cải thiện giống cây rừng. Chọn lọc không tạo ra biến dị, song có tác dụng phát hiện và tích lũy biến dị có định hướng theo những mục tiêu nhất định, nên đã làm cho giống được cải thiện từng bước và phân hóa thành những hướng khác nhau. 1.2. Cở sở khoa học của chọn lọc cây trội và khảo nghiệm hậu thế Cải thiện giống cây rừng là áp dụng các nguyên lý di truyền học và các phương pháp chọn giống để nâng cao năng suất và chất lượng rừng theo mục tiêu kinh tế cùng với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng rừng cao sản. Chọn lọc là giai đoạn đầu tiên và là phần then chốt của bất kỳ một chương trình cải thiện giống cây rừng nào. Công cuộc tuyển chọn các cá thể trội trong một chương trình cải thiện giống là hết sức quan trọng mà là cơ sở của chọn lọc cây trội dựa trên sự biến dị cá thể. Có cây trội được chọn lọc cẩn thận, được khảo nghiệm hậu thế để đánh giá và từ đó xây dựng các rừng giống, vườn giống để cung cấp cây rừng mới từng bước được cải thiện, năng suất và chất lượng rừng mới được nâng cao đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của sản xuất xã hội, sau khi đã xác định được các xuất xứ thích hợp cho mỗi vùng thì quá trình nâng cao năng suất và chất lượng rừng có thể được trình bày theo sơ đồ sau:
  7. 6 Quần thể sản xuất Cây trội được chọn lọc - Nhân giống sinh dưỡng - Nhân giống hàng loạt Trồng rừng - Khảo nghiệm dòng vô tính - Khảo nghiệm Nhân giống hàng loạt Vườn giống ( công nghệ mô và hom) Hình 1.2: Quá trình nâng cao năng suất và chất lượng rừng Khảo nghiệm xuất xứ là một trong những giai đoạn quan trọng của chương trình cải thiện giống cây rừng, vì mỗi loài cây rừng đều có một khu phân bố địa lý nhất định. Những loài có khu phân bố rộng thường có biến dị di truyền lớn hơn so với những loài có phân bố hẹp. Những loài có phạm vi phân bố cây rộng trong điều kiện sinh thái khác biệt thì càng có nhiều biến dị địa lý và khả năng chọn được những xuất xứ có giá trị kinh tế cao, so với những loài có khu phân bố hẹp. Trong điều kiện thử nghiệm tại địa phương thì giai đoạn tiếp theo là chọn lọc các lâm phần tốt hoặc các xuất xứ tốt có một số đặc tính trội hơn xuất xứ khác của cùng một loài và quản lý chúng như các lâm phần giống hoặc chọn các cá thể tập trung vào vật liệu di truyền là các cá thể chọn lọc vào vườn giống hữu tính hoặc vô tính. Sau khi xác định được các loài có giá trị kinh tế phù hợp nhất với mục tiêu kinh doanh, có đặc tính sinh thái học phù hợp với nơi gieo trồng, các xuất xứ tốt nhất trong loài đó các lâm phần tốt trong các xuất xứ tốt ấy, thì bước tiếp theo của một chương trình cải thiện giống cây rừng sẽ là công tác chọn lọc cá thể và xây
  8. 7 dựng vườn giống. Chương trình cải thiện giống với sơ đồ đầy đủ như vậy sẽ lợi dụng được triệt để nguồn biến dị tự nhiên sẵn có của các loài cây rừng. 1.2.1.Cơ sở khoa học chọn lọc cây trội a. Biến dị cá thể Trong lâm nghiệp, việc lựa chọn các tính trạng của cây làm mục tiêu cải thiện cũng như việc lựa chọn thích hợp đối với tính trạng cần cải thiện sẽ chỉ được tiến hành một cách có hiệu quả khi đã hiểu về bản chất di truyền của các tính trạng đó. Biến dị cá thể là sự phân hoá về mặt di truyền giữa các cá thể trong cùng quần thể và được thể hiện ra kiểu hình. Biến dị cá thể có thể do điều kiện sống gây nên và thường không có ý nghĩa di truyền. Vì vậy, người ta chú ý đến biến dị cá thể sống trong cùng một điều kiện hoàn cảnh và nó được tạo bởi nhân tố di truyền và đây là cơ sở chọn lọc cây trội. Trong các loại biến dị đó, người ta thường chú ý trước tiên đến các biến dị có liên quan đến năng suất của cây như tốc độ sinh trưởng, dạng tán cây, thân cây, khả năng tỉa cành tự nhiên. Những biến dị cá thể nhất là biến dị có liên quan đến sản lượng cây là khó phát hiện, những biến dị này gây nên bởi những tính trạng số lượng do sự tác động của đa gen. Cần có dung lượng quan sát đủ lớn, đồng thời phải dựa trên phương pháp thống kê toán học để phát hiện và đánh giá. Tuy nhiên, nếu tìm ra được những biến dị tốt sẽ có ý nghĩa lớn và đỡ tốn kém hơn con đường tạo ra các loại biến dị này. b. Cơ sở di tuyền các tính trạng chủ yếu trong chọn giống cây rừng Các yếu tố gây nên biến dị giữa các cá thể, quần thể (kiểu hình: P) có thể được tách làm hai nguồn: nhân tố di truyền (G) và điều kiện hoàn cảnh (E). P=G+E
  9. 8 Các nhân tố này có thể tự biến đổi để gây nên sự khác biệt giữa các cá thể, trong đó sự biến đổi của môi trường có thể là sự biến đổi về độ dày tầng đất, độ màu mỡ, độ ẩm của tầng đất từ cây này đến cây khác trong một khu rừng. Các nhân tố di truyền lại thay đổi theo bộ gen được thu nhận từ các bố mẹ của chúng thông qua quá trình sinh sản hữu tính. Đối với công tác chọn giống nói chung cũng như chọn giống cây rừng nói riêng thì chỉ có những biến dị cá thể nào được gây nên bởi các yếu tố di truyền (biến dị di truyền) mới thực sự có ý nghĩa, còn những biến dị được gây nên bởi các nhân tố hoàn cảnh thì chỉ là kết quả phản ứng của cơ thể trước điều kiện sống, nó không giữ lại ở hậu thế qua sinh sản hữu tính hay vô tính. Bằng phương pháp đồng nhất hóa điều kiện môi trường sống người ta có thể dựa vào kiểu hình để tiến hành chọn cây trội. Dùng phương pháp loại trừ ảnh hưởng tốt của điều kiện môi trường sống trong việc hình thành tính trội bằng khảo nghiệm hậu thế hay khảo nghiệm dòng vô tính, sẽ cho phép đánh giá được phẩm chất di truyền của cây trội để chọn ra cây ưu việt. Cây trội là vốn quí trong cải thiện giống cây rừng. Những cây trội được tuyển chọn với độ vượt trội lớn sẽ là đối tượng cung cấp nguồn hạt giống có phẩm chất di truyền được cải thiện ở mức độ thấp cho sản xuất trên qui mô lớn. Theo kết quả nghiên cứu của một số nước thì sử dụng hạt được lấy trực tiếp từ những cây này cũng có thể góp phần làm tăng sản lượng đời sau lên 10- 20% so với giống đại trà. Ngoài tác dụng cung cấp nguồn giống cho sản xuất, cây trội còn là nguồn gen quý để phục vụ cho công tác gây tạo giống mới ( bằng kỹ thuật lai hữu tính) cây trội cũng đồng thời là cơ sở để ứng dụng công nghệ sinh học ở mức độ cao bằng việc tạo ra các giống cây rừng có tính chống chịu sâu bệnh, chịu nóng, chịu hạn…Đặc biệt trong tương lai thì những cây trội bằng công nghệ gen có thể tạo nên những giống cây có khả năng cố định đạm.
  10. 9 Sau khi đã chọn lọc được cây trội công việc tiếp theo trong một chương trình cải thiện giống là phải đánh giá đặc tính tốt của mình cho đời sau bằng khảo nghiệm hậu thế. Khảo nghiệm hậu thế được tiến hành thông qua cây sinh dưỡng ( cây mô, cây hom…) được gọi là khảo nghiệm dòng vô tính, thông qua quá trình khảo nghiệm hậu thế để xác định những cây trội có khả năng di truyền các đặc tính tốt cho đời sau. Những cá thể không có khả năng di truyền các đặc tính tốt cho đời sau cần phải loại bỏ khỏi chương trình chọn giống. Sau khi đã khảo nghiệm và được đánh giá là những cây trội có khả năng di truyền tốt các đặc tính tốt cho đời sau thì cây trội sẽ là đối tượng cung cấp nguồn vật liệu sinh dưỡng cho các vườn giống hoặc nguồn vật liệu cho công nghệ mô hom tạo ra hàng loạt các bản sao giống nhau trên quy mô công nghiệp phục vụ cho trồng rừng các dòng vô tính cao sản. Kết quả của công tác chọn lọc cây trội kết hợp với khảo nghiệm hậu thế cho các loài cây bước đầu đã đưa lại hiệu quả thiết thực cho công tác chọn giống cây rừng đang còn rất mới mẻ ở Việt Nam. 1.2.2. Xây dựng vườn giống Vườn giống là nơi trồng những dòng vô tính hoặc cây con từ hạt của những cây trội đã được chọn lọc và đánh giá, được bố trí cây giống để hạn chế tới mức thấp nhất sự tự thụ phấn giữa các cây cùng dòng hoặc cùng một gia đình, được cách ly nhằm hạn chế hoặc tránh những nguồn hạt phấn bên ngoài và được quản lý, chăm sóc tốt để sản xuất nhiều hạt giống một cách ổn định, dễ thu hoạch, có phẩm chất di truyền cao. Cây trồng trong vườn giống có thể là cây có nguồn gốc từ hạt hoặc cây sinh dưỡng, nhưng điều quan trọng nhất là chúng phải được lấy từ những cây trội đã được tuyển chọn và đánh giá hoặc đã được hội đồng giống của ngành Lâm nghiệp công nhận.
  11. 10 Cây giống của các dòng cây mẹ tham gia xây dựng vườn giống phải được bố trí theo một sơ đồ định sẵn nhằm hạn chế tới mức thấp nhất hiện tượng thụ phấn giữa các cây cùng dòng. Những vườn giống như vậy không chỉ có mục đích cải thiện chất lượng di truyền cho những đặc tính mong muốn của giống mà còn để sản xuất ra nhiều hạt giống thích nghi với những điều kiện trồng riêng biệt. 1.3. Nghiên cứu trên thế giới Lịch sử khảo nghiệm được đánh dấu bằng khảo nghiệm loài và xuất xứ đầu tiên trong lâm nghiệp do Vilmorin tiến hành cho Thông châu Âu (Pinus silvesstris) tại Les Bares của Pháp vào năm 1821. Sau đó là khảo nghiệm xuất xứ cho Thông rụng lá châu Âu (Larix decidua) do Cieslar tiến hành tại Vienerwald ở Áo vào năm 1887 (Mangini, 1974). Cuối những năm 1950 hàng loạt khảo nghiệm loài và xuất xứ cho những loài cây trồng rừng quan trọng nhất đã được xây dựng ở nhiều nước trên thế giới. Trong những năm 1980- 1990 khảo nghiệm xuất xứ được tập trung cho các loài keo nhiệt đới như Keo tai tượng (A.mangium), Keo lá tràm (A. auriculiformis), Keo lá liềm (A.crassicarpa) v..v…[16]. Keo lá liềm (Acacia crassicarpa) thuộc họ đậu (Fabacae), bộ Đậu (Leguminosa). Tên thường gọi: Keo lá liềm, Keo lưỡi liềm, Keo lá liềm là cây gỗ thường xanh, cao 20m, đôi khi cao 30m, thân cây đơn trục, vỏ màu xám nâu đến màu tối, nứt dọc sâu. Lá giả cong hình lưỡi liềm, màu xanh xám. Hoa tự chùm, đuôi sóc, hoa nhỏ màu vàng sáng. Quả màu nâu, vỏ cứng, hóa gỗ. Hạt đen Gỗ giác màu nâu nhạt gỗ lõi màu nâu vàng ánh đỏ, khối lượng gỗ khô không khí 720 kg/m3, khối lượng gỗ ở độ ẩm cơ bản (12%) là 620 kg/m3, thích hợp cho gỗ xây dựng , đồ mộc, đóng thuyền, làm gỗ dán, làm củi [3] [20] [21].
  12. 11 Keo lá liềm phân bố tự nhiên ở dọc bờ biển Tây Bắc Queensland Australia, Nam Papua New Guinea và Irian Jaya của Indonesia từ vĩ độ 8 0N đến 200N. Độ cao từ 0- 200m, có khi đến 700m. Keo lá liềm thích ứng được với các loại đất cát nội đồng, đất đồi feralit, đất phù sa cổ, đất bồi tụ thoát nước, độ sâu tầng đất >40cm [22] [27]. Keo lá liềm là loài cây sinh trưởng nhanh, có khả năng cố định đạm tự nhiên, sinh trưởng được trên nhiều loại đất khác nhau, là cây chịu lửa, chịu gió, cát, cạnh tranh được với cỏ dại, sinh trưởng được trên đất nghèo dinh dưỡng, được sử dụng phổ biến trồng rừng ở các vùng đất bị suy thoái [26]. Ở Australia Keo lá liềm được tìm thấy ở các đồi cát, các sườn dốc của các đụn cát cố định, trên các đụn cát ven biển và các chân đồi. Chúng xuất hiện trên các loại đất khác nhau kể cả cát biển (chứa nhiều Canxi và Kali), đất cát vàng trên đá Granit, đất đỏ phát triển trên núi lửa, đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch, đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch, đất bị xói mòn và đất phù sa [28]. Ở Papua New Guinea và Indonesia chúng xuất hiện trên địa hình không ổn định của phù sa cổ vùng cao nguyên Oriomo. Hầu hết chúng được tìm thấy trên địa hình thoát nước tốt, đất có tính axit mạnh. Tuy nhiên, Keo lá liềm cũng xuất hiện trên những vùng không thoát nước, thậm chí cả những vùng ngập úng trong mùa mưa và nhanh chóng khô vào mùa khô, đất đỏ vàng glay hóa và đỏ vàng sét. Người ta sử dụng A.crassicarpa làm gỗ đóng đồ gia dụng, thuyền, ván sàn, gỗ củi, bột giấy…[27]. Tại Thái Lan, một số nghiên cứu cho thấy với rừng trồng A.crassicarpa xuất xứ Papua New Guinea sau 3 năm đạt 207 tấn sinh khối khô/ha. Ở vùng khô hơn là Ratchaburi- Thái Lan sau 3 năm có năng suất ngang bằng Keo lá tràm 40 tấn sinh khối khô/ha. Nghiên cứu với 23 xuất xứ của 12 loài keo từ Australia và một số nước khác được tiến hành trên 6 vùng sinh thái khác nhau
  13. 12 được thực hiện vào năm 1985, sau 36 tháng tuổi sinh trưởng của các loài này có sự sai khác rõ rệt, Keo lá liềm (A.crassicarpa ) là một trong 3 loài cho sinh trưởng nhanh nhất [7]. Malaixia, sau khi đã gây trồng khá thành công Keo tai tượng và Keo lá tràm, Malaixia đã thử nghiệm với một số loài keo khác trong đó có Keo lá liềm, thông báo gần đây nhất của Awang, Jamahari, Zukilfi and Shukor (1997) cho biết thêm kết quả khảo nghiệm này ở Malaixia các xuất xứ có triển vọng nhất: Smalleberr, Irian Jaya; Oliver River, Qld; Jardine River, Qld…[14]. Tại Philippines, 13 xuất xứ của 11 loài keo được thí nghiệm tại tỉnh Cebu. Kết quả cho thấy Keo lá liềm (A.crassicarpa ) xuất xứ 17604 và 17948 là một trong những loài triển vọng nhất. Qua các khảo nghiệm tại Talisay và Tabuelan cũng cho thấy A.crassicarpa là một trong những loài có tỷ lệ sống cao nhất (100%)[7]. Tương tự, Yang Minquan and Zeng Yutian cũng đã xác định có sự sai khác rõ ràng về sinh trưởng đường kính và chiều cao giữa các loài và xuất xứ trong một khảo nghiệm tại Hải Nam, Trung Quốc. Xuất xứ Mata (PNG) của A.crassicarpa có chiều cao cao nhất 14.3m [7]. Nhiều nghiên cứu của các nước trong khu vực cho thấy A.crassicarpa sinh trưởng ngang bằng hoặc hơn cả A.auriculiformis và A.mangium (các nghiên cứu ở Thái Lan, Mianma, Trung Quốc, Lào…). Các nghiên cứu ở Mianma cho thấy A.crassicarpa sinh trưởng nhanh, cây 2 tuổi, tỷ lệ sống đạt 95-100%, H=7- 9,4m, D0= 7- 9,6cm. Ở Sara- Malaysia nó được trồng trên đất đá có tầng mặt mỏng và đất cát cho kết quả H= 15- 23m, D1.3= 10- 16cm sau 4 năm tuổi, tốt hơn cả A.auriculiformis và A.mangium [8]. A.crassicarpa được trồng 40.000ha ở Sumacha- Indonesia trên đất ẩm, có pH thấp và thỉnh thoảng bị ngập nước.A.crassicarpa trồng trên đất ẩm cho
  14. 13 sinh trưởng bình quân hàng năm thấp hơn A.mangium trên đất khô nhưng do tỷ trọng A.crassicarpa lớn hơn so với A.mangium nên sản lượng bột giấy vẫn có thể ngang bằng, do đó sản lượng bột giấy/ha vẫn chấp nhận được. Từ 40.000ha A.crassicarpa cung cấp nguyên liệu cho nhà máy bột giấy thu được trên 1 triệu USD [7]. Các nghiên cứu về biến dị di truyền cho các vườn giống Keo lá liềm cũng đã được tiến hành ở nhiều nước như Indonesia (Arif, N.,1997), Philipine (Arnold và Cuevas, 2003) và Australia (Harwood và cộng sự, 1993). Các tác giả ghi nhận rằng có sự sai khác rõ rệt giữa các xuất xứ và giữa các gia đình trong xuất xứ [8]. Cùng với A.mangium và A.mearnsii, A.crassicarpa là một trong ba loài cây cố định đạm tốt nhất thuộc Bộ Đậu Leguminosa và có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ và khôi phục đất thoái hóa do canh tác quá mức hoặc khai thác rừng cạn kiệt ở các nước nhiệt đới. Những loài này cung cấp gỗ nguyên liệu giấy, gỗ củi, tanin và gỗ lớn. Chúng cũng được trồng rộng rãi để chống xói mòn và phục hồi đất. A.crassicarpa được xác định là cây có khả năng hấp thụ CO2 tốt, chính phủ Australia đã đầu tư một dự án lớn để trồng các loài cây có khả năng hấp thụ khí CO2 tốt trên 9 nước khác nhau trong đó có Việt Nam. 1.4. Nghiên cứu về Keo lá liềm (Acacia crassicarpa) ở Việt Nam Từ đầu những năm 1970, nhất là sau năm 1975, việc nghiên cứu cải thiện giống được chuyển sang một giai đoạn mới bằng việc xây dựng khảo nghiệm các loài/ xuất xứ cho một số loài thông (Pinus sp.,), bạch đàn (Eucalyptus sp.,), keo (Acacia sp.,), phi lao (Casuarina equisetifolia và C.C.junghuniana) trên các lập địa khác nhau tại vùng trung tâm miền Bắc, một số điểm thuộc các trung tâm vùng của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và thuộc công ty giống phục vụ trồng rừng [12]
  15. 14 Đầu những năm 1980 bốn loài keo vùng thấp là Keo lá tràm, Keo tai tượng, Keo lá liềm và Keo nâu đã được nhập trồng thử tại Ba Vì (Hà Nội), Hóa Thượng (Thái Nguyên) và Trảng Bom (Đồng Nai). Đánh giá sơ bộ năm 1991 đã thấy trong 4 loài keo trồng thử năm 1982 và 1984 tại Hóa Thượng thì 3 loài keo có sinh trưởng nhanh là Keo tai tượng, Keo lá liềm, Keo lá tràm (Lê Đình Khả, Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1991) [4]. Trong những năm 1980 bên cạnh việc tiếp tục xây dựng các khảo nghiệm loài- xuất xứ cho các loài bạch đàn, một loạt khảo nghiệm cho các loài keo vùng đồi thấp đã được xây dựng ở nhiều nơi trong nước. Đó là các loài Keo lá tràm (A.auriculiformis), Keo tai tượng (A.mangium), Keo lá liềm (Acacia crassicarpa), Keo nâu (A.aulococarpa) và Keo quả xoắn (A. cincinnata). Khảo nghiệm tại Hoá Thượng, Thái Nguyên được thực hiện vào năm 1984 bao gồm 4 xuất xứ loài keo, song bộ xuất xứ này lại không giống như các xuất xứ đã có mặt trong khảo nghiệm tại Đá Chông. Các xuất xứ đó là: Keo lá tràm (A.auriculiformis)- 13854, Oenpelli area (NT); Keo tai tượng (A.mangium)- 13846, Mossman (Qld); Keo lá liềm (Acacia crassicarpa)- 13863, Shoteel L.A (Qld); Keo nâu (A.aulococarpa)- 13865, Buckley L.A (Qld). Khảo nghiệm này cho kết quả tương tự như khảo nghiệm ở Đá Chông [14]. Khảo nghiệm tại Đại Lải, Vĩnh Phúc năm 1986 với bộ xuất xứ gần giống ở Hoá Thượng, tuy nhiên kết quả lại hoàn toàn khác, chỉ có Keo lá tràm chứng tỏ được khả năng chịu đựng tốt nhất trên nền đất xấu và khô cằn, còn Keo lá liềm bị chặt ngay trong vài năm đầu vì sinh trưởng quá kém [14]. Vào năm 1988, trong một khảo nghiệm về Keo ( chủ yếu là các xuất xứ của Keo tai tượng), Keo lá liềm chỉ có 1 xuất xứ (13863, Shoteel L.A). Kết
  16. 15 quả thu được là xuất xứ của Keo lá liềm có sinh trưởng cao nhất trong số 6 xuất xứ nội trội của lần khảo nghiệm. Qua đó cho thấy trong những năm của thập niên 80 Keo lá liềm bước đầu đã được lồng ghép trong các khảo nghiệm cùng với các xuất xứ khác nhau của Keo lá tràm, Keo tai tượng… song vẫn chưa có nhiều sự quan tâm thích đáng để đánh giá một cách rộng rãi khả năng gây trồng của loài keo này. Khảo nghiệm xuất xứ các loài keo vùng thấp được xây dựng tương đối đồng bộ vào những năm 1990. Một đề mục khảo nghiệm xuất xứ một số loài keo vùng đồi thấp do TS.Nguyễn Hoàng Nghĩa chủ trì. Vật liệu nghiên cứu là 73 xuất xứ thuộc 5 loài keo (Acacia) và lô hạt đã có mặt từ năm 1982 cho tới năm 1992. Các khảo nghiệm được thiết lập tại 8 điểm thuộc 6 tỉnh trong cả nước, 5 loài keo được khảo nghiệm: Keo tai tượng (A.mangium) với 34 xuất xứ, Keo lá tràm (A.auriculiformis) với 19 xuất xứ, Keo lá liềm (Acacia crassicarpa) với 11 xuất xứ, Keo nâu (A. aulococarpa) với 6 xuất xứ và Keo bụi (A. cincinnata) 3 xuất xứ. Các khảo nghiệm được thiết lập tại Hà Tây, Bắc Thái, Vĩnh Phúc, Sơn La, Đông Hà, Đồng Nai, Long An. Khảo nghiệm xuất xứ đồng bộ ở Đá Chông được trồng năm 1990 trên đất pheralit phát triển trên sa thạch, độ cao khoảng 50m so với mặt nước biển. Một bộ hoàn chỉnh bao gồm 39 xuất xứ của 5 loài keo chính đã được Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng trồng khảo nghiệm tại Đá chông – Ba vì – Hà Nội. Trong đó A. mangiumcó 9 xuất xứ, A. auriculiformis có 13 xuất xứ, A. crassicarpa có 9 xuất xứ, A.aulacocarpa có 5 xuất xứ, A.cincinata có 3 xuất xứ. Kết quả khảo nghiệm cho thấy cũng giống như những khảo nghiệm trước đó, Keo lá liềm là 1 trong 3 loài có triển vọng nhất. Điều này chứng tỏ việc chọn gây trồng các loài keo này để gây trồng trên diện rộng là có cơ sở khoa học chắc chắn và đủ tin cậy [14].
  17. 16 Khảo nghiệm ở Đông Hà được xây dựng năm 1991 trên đất pheralit phát triển trên diệp thạch. Vì thiếu cây, chỉ có một số lần lặp với ô 49 cây, nên số liệu chỉ có tính chất tham khảo. Tham gia các khảo nghiệm này là các lô hạt của CSIRO được cấp qua dự án VIE 027 trong đó có 9 xuất xứ Keo lá liềm (A.crassicarpa), [13]. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là kết quả ở lần khảo nghiệm này các xuất xứ Keo lá liềm cho sinh trưởng tượng tự như khảo nghiệm ở Đá Chông Ba vì – Hà Nội và các khảo nghiệm ở nơi khác. Theo kết quả khảo nghiệm thì trong 5 loài keo được khảo nghiệm thì ba loài có sinh trưởng nhanh là Keo lá tràm, Keo tai tượng và Keo lá liềm.Trong đó thể tích sinh trưởng bình quân của các xuất xứ Keo lá liềm khảo nghiệm tại Đá Chông (9 tuổi) là cao nhất (221dm3/cây) còn tại Đông Hà đứng thứ 2 (85dm3/cây) chỉ sau Keo tai tượng: Khảo nghiệm xuất xứ đồng bộ cho 38 xuất xứ của 4 loài keo tại La Ngà (1991). Trong đó Keo lá liềm có 8 xuất xứ, cũng như nhiều khảo nghiệm khác kết quả thu được cho thấy các xuất xứ đầu bảng vẫn là Dimisisi, Gubam, Mata, Oriomo, Deri- Deri [11]. Khảo nghiệm so sánh một số xuất xứ Keo tai tượng (A.mangium), Keo lá tràm (A.auriculiformis), Keo lá liềm (A.crassicarpa), Keo nâu (A.aulacocarpa) và Keo quả xoắn (A.cincinata) cũng được trung tâm cây nguyên liệu giấy Phù Ninh xây dựng tại Mangyang ( Gia Lai) trên đất Bazan và đất đồi phân hoá từ đá granit năm 1992. Số liệu đo đếm cho thấy, Keo lá liềm, Keo tai tượng và Keo lá tràm là những loài có sinh trưởng nhanh nhất. Trong đó, Keo lá liềm chỉ được khảo nghiệm trên đất phân hoá từ đá granit và là loài có sinh trưởng nhanh nhất ( xuất xứ Chili- Beach (Qld)) [13]. Trung tâm nguyên liệu giấy Phù Ninh cũng đã thực hiện một số khảo nghiệm loài ở vùng trung tâm miền Bắc và kết quả đã được Huỳnh Đức Nhân và Nguyễn Quang Đức (1997) thông báo tỉ mỉ trong một số báo cáo khoa học
  18. 17 [13]. Trong khảo nghiệm keo 54 tháng tuổi ở Hàm Yên- Tuyên Quang, Gia Thanh- Phú Thọ và Tam Đảo – Vĩnh Phúc đều cho kết quả Keo lá liềm đạt sinh trưởng cao nhất trong 5 loài keo được khảo nghiệm, trong đó sinh trưởng ở Hàm Yên cao hơn so với 2 địa điểm còn lại với chiều cao 12,56m và đường kính 11,6cm. Khảo nghiệm cho loài Keo lá liềm tại Bầu Bàng (Đồng Nai) được tiến hành từ tháng 4 năm 1991. Số liệu đo được vào tháng 12 năm 1999 cho thấy sau 8,5 năm các xuất xứ có triển vọng nhất ở đây là Dimisisi (PNG), Deri- Deri (PNG), Morehead (PNG) và Bensbach (PNG). Những xuất xứ này có thể tích thân cây 387- 390 dm3/cây. Trong lúc các xuất xứ có sinh trưởng kém như Samlenberr (Indonesia) và Jardine (Qld) chỉ có thể tích thân cây tương ứng là 256dm3/ cây và 169dm3/cây. Còn nòi địa phương Đồng Nai của có thể tích thân cây 31dm3/cây. Khảo nghiệm này chứng tỏ Deri- Deri (PNG) và Dimisisi (PNG) là những xuất xứ có sinh trưởng tốt nhất của Keo lá liềm ở các nơi khảo nghiệm ở nước ta. Trong giai đoạn 2000-2002, trong khuôn khổ dự án do chương trình khí nhà kính của Australia tài trợ phối hợp với CSIRO đã xây dựng 2 vườn giống cây hạt Keo lá liềm tại Đông Hà và Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Trong năm 2002, trong khuôn khổ dự án giống do chính phủ Việt Nam đầu tư đã xây dựng 4ha vườn giống Keo lá liềm tại Phong Điền – Thừa Thiên Huế [9]. Keo lá liềm có sinh trưởng tốt hơn các loài keo khác ở vùng cát nội đồng ven biển miền trung Việt Nam, đây là những vùng có điều kiện đất đai nghèo dinh dưỡng, bị ngập nước theo mùa. Đã có hàng ngàn ha Keo lá liềm được trồng tại những vùng này, và diện tích sẽ tăng nhiều trong tương lai. Tuy nhiên, trong điều kiện đất đai nghèo dinh dưỡng sẽ rất khó có thể sản xuất được gỗ lớn phục vụ cho công nghiệp xẻ [9].
  19. 18 Các kết quả nghiên cứu đạt được đối với loài cây này vào thời điểm năm 2000 là: [13]  Keo lá liềm là một trong những loài có sinh trưởng nhanh nhất trong các loài keo được khảo nghiệm ở nước ta  Các xuất xứ của Papua New Guinea thường là những xuất xứ có sinh trưởng nhanh nhất. Trong đó Mata province (PNG), Gubam (PNG), Dimisisi (PNG) va Deri- Deri (PNG) là những xuất xứ có triển vọng ở nhiều vùng trong nước.  Một số xuất xứ sinh trưởng tốt ở một số vùng nhất định là Mata province (PNG) và Gubam Village (PNG) cho các tỉnh miền Bắc, Morehead (PNG) và Bensbach (PNG) cho các tỉnh vùng Đông Nam Bộ ( Lê Đình Khả và cs, 2001).  Từ kết quả khảo nghiệm thực tế của Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng, Bộ NN&PTNT đã có quyết định công nhận các xuất xứ Mata province (PNG), Dimisisi (PNG) và Deri- Deri (PNG) là những xuất xứ có triển vọng cho trồng rừng ở một số vùng trong nước. Khảo nghiệm tại Hàm Thuận Nam được xây dựng tháng 8/2001, đánh giá tháng 9/2005. Khảo nghiệm này gồm 56 gia đình của 11 xuất xứ trồng trên 2 ha theo thiết kế hàng cột, 5 cây/ô, 3 lặp. Qua khảo nghiệm cho thấy xuất xứ Chili Beach (Qld); xuất xứ Bimadebum (PNG) và 2 lô hạt của xuất xứ Bensbach (PNG) là nhóm có triển vọng theo ý nghĩa xuất xứ (sau 4 năm có thể tích thân cây 76,6- 89,6dm3/cây), đồng thời có độ thẳng thân cây khá nhất (2,8- 3,1) [19]. Một số nghiên cứu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cho một số loài cây trồng trên đất cát vùng Bắc Trung Bộ bao gồm: Phi lao, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Keo lá liềm, các loài keo chịu hạn, các loài bạch đàn, muồng đen đã cho thấy Phi lao có khả năng thích ứng rộng nhưng cũng chỉ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2